1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch biển sầm sơn ứng phó với biến đổi khí hậu

114 612 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Với những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu“Phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu” để làm sáng tỏ hơn tác BĐKH đến du lịch biển Sầm Sơn và du lịch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN XUÂN HẢI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN XUÂN HẢI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 10

5 Câu hỏi nghiên cứu 11

6 Tổng quan nghiên cứu 11

7 Phương pháp nghiên cứu 15

8 Bố cục của luận văn 17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 18

1.1 Khái niệm và cơ sở lý luận về du lịch biển và BĐKH 18

1.1.1 Du lịch biển 18

1.1.2 Đặc điểm của loại hình du lịch biển 18

1.1.3 Điều kiện phát triển du lịch biển 19

1.1.4 Các loại hình du lịch biển 22

1.1.5 Biến đổi khí hậu (BĐKH) 23

1.1.6 Kịch bản Biến đổi khí hậu 23

1.1.7 Đánh giá tác động của BĐKH 24

1.1.8 Hiệu ứng nhà kính 24

1.1.9 Ứng phó với biến đổi khí hậu 24

1.1.10 Nươ ́ c biển dâng 25

1.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, những nguyên nhân, biểu biện 25

1.2.1 Tóm lược về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 25

Trang 4

1.2.2 Nguyên nhân của BĐKH 27

1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam 28

1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch 29

1.4 Một số mô hình định hướng phát triển du lịch biển ứng phó với BĐKH 33

Tiểu kết 1 40

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 41

2.1 Nguồn lực phát triển du lịch biển Sầm Sơn 41

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 41

2.1.2 Các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 44

2.1.3 Tài nguyên thuỷ sản cũng là một lợi thế lớn 54

2.1.4 Tài nguyên đất 54

2.1.5 Tài nguyên nước 54

2.1.6 Tài nguyên rừng 55

2.1.7 Đặc điểm dân số và nguồn lực 55

2.2 Hiện trạng phát triển du lịch biển Sầm Sơn 56

2.2.1 Về quy mô du lịch 59

2.2.2 Về doanh thu 59

2.2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 60

2.2.4 Về dịch vụ du lịch 62

2.2.5 Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch 65

2.3 Phân tích những Thuận lợi - Khó khăn - Cơ hội - Thách thức (SWOT) đối với phát triển du lịch biển Sầm Sơn 66

2.3.1 Thuận lợi - Cơ hội 66

2.3.2 Khó Khăn - Thách thức 67

2.4 Đánh giá tác động của BĐKH đến phát triển du lịch biển Sầm Sơn 69

2.4.1 Bão, áp thấp nhiệt đới tác động đến du lịch biển Sầm Sơn 73

2.4.2 Lũ, lụt tác động đến du lịch biển Sầm Sơn 75

2.4.3 Nhiệt độ tăng, hạn hán, thiếu nước tác động đến du lịch biển Sầm Sơn 77

Trang 5

2.4.4 Triều cường tác động đến du lịch biển Sầm Sơn 77

2.4.5 Cát di chuyển tác động đến du lịch biển Sầm Sơn 77

2.5 Thực trạng các biện pháp ứng phó 79

Tiểu kết 2 82

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 85

3.1 Giải pháp liên kết ứng phó với BĐKH tại Thị xã Sầm Sơn 85

3.2 Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách tại Thị xã Sầm Sơn 86

3.3 Giải pháp về nâng cao nhận thức ứng phó với BĐKH tại Thị xã Sầm Sơn 86

3.4 Giải pháp ứng phó với BĐKH cho từng khu vực tại Thị xã Sầm Sơn 87

3.5 Giải pháp ứng phó với BĐKH cho khách sạn tại Sầm Sơn 89

3.6 Giải pháp ứng phó khắc phục đến tính thời vụ du lịch biển Sầm Sơn 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 100

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

CBDRM Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng

CCFSC Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW

DRR Giảm thiểu rủi ro thiên tai

GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

IPCC Ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IACCC Liên Ủy ban về Biến đổi Khí hậu

IMHEN Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường

Trang 7

KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội

KTV&MT Khí tượng Thủy văn và Môi trường

LCDS Chiến lược Phát triển ít carbon

NCCC Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu

NDCC Hội đồng Điều phối Thảm họa Quốc gia

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NTP-NRC Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu

PVH-TT-TT-DL Phòng Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch

SVH-TT-DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

SPRCC Chương trìn hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

UNFCCC Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu VNGO&CC Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và Biến

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các loại thái độ cư xử với du khách 19 Bảng 1.2: Các kiểu bãi biển 21 Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của ViệtNam 28 Bảng 2.1: Danh sách đánh giá hiện trạng Di tích-Danh lam thắng cảnh thị xã Sầm Sơn 46 Bảng 2.2: Thống kê Lễ hội thị xã Sầm Sơn 51 Bảng 2.3: Hiện trạng cơ sở lưu trú của thị xã Sầm Sơn 59

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Phân loa ̣i các loa ̣i hình du li ̣ch biển 23

Sơ đồ 1.2: Cơ chế tác động của BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch 32

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là một trong những vấn đề thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn thế giới Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân của biến đổi khí hâ ̣u chính là các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển tác động lên hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi và tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường Vì vậy mỗi quốc gia trên thế giới cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp của con người.Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, diễn biến của khí hậu cũng có những nét tương đồng với tình hình chung trên thế giới BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế – xã hội, nhưng trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và các vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã và đang nỗ lực tăng cường năng lực, thể chế thông qua việc xây dựng và ban hành các Chiến lược, Chương trình hành động như Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như phê chuẩn một số hiệp ước quốc tế và hiệp định liên quan…

Khí hậu ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm và chi tiêu du lịch vì hầu hết các điểm du lịch được liên kết chặt chẽ với môi trường tự nhiên Một số loại hình du lịch cần những điều kiện khí hậu rất đặc biệt, ví dụ như

du lịch bãi biển, thể thao mùa đông hoặc du lịch y tế chăm sóc sức khỏe

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm

du lịch quốc gia Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, là một một địa danh du lịch biển nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa, vùng Bắc

Trang 11

Trung Bộ và cả nước, mỗi năm thu hút một lượng lớn khách du lịch, Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc), bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người Tuy nhiên việc khai thác phát triển du lịch biển Sầm Sơn chưa bền vững và đang đứng trước những thách thức lớn BĐKH Theo thống kê của ngành chức năng thị xã Sầm Sơn, từ năm 2005 đến nay tình trạng sạt lở đã lấn sâu vào đất liền từ 30-100m, nhưng mạnh nhất là 4 năm trở lại đây, hàng trăm ha đất bị nhiễm mặn; hơn 1,5ha rừng phi lao ven biển, 20ha đất rừng phòng hộ bị nước biển xâm thực, tàn phá Bờ biển sạt lở đã gây thiệt hại cho rừng phi lao phòng hộ ven biển và thu hẹp địa giới chính của thị xã Sầm Sơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử văn hóa, tính mùa

vụ và toàn bộ các hoạt động du lịch của thị xã Sầm Sơn Theo ước tính, mỗi năm thị

xã Sầm Sơn thiệt hại nhiều tỷ đồng vì biển xâm thực, trong đó thiệt hại được thể hiện rõ nét ở khu du lịch Vạn Chài resort Nếu không có các giải pháp ứng phó kịp thời, gần 3 km bờ biển còn lại của Sầm Sơn sẽ bị nước biển xâm thực sâu vào đất liền Do vậy, việc chủ động phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết

Với những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu“Phát triển du lịch

biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu” để làm sáng tỏ hơn tác BĐKH đến du

lịch biển Sầm Sơn và du lịch biển Sầm Sơn tác động đến BĐKH, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH Tuy nhiên, biến đổi khí hậu là một vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, vì thế thâ ̣t khó có thể đề cập đầy đủ trong nghiên cứu này Tác giả hy vọng rằng luận văn này sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao hiểu biết và nhận thức cũng như về một số giải pháp phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH

Trang 12

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là hoạt động phát triển du lịch tại biển Sầm Sơn đang diễn ra, các tác động của du lịch đến biến đổi khi hậu và tác động của biến đổi của biến đổi khí hậu đến du lịch biến Sầm Sơn, các giải pháp phát triển du lịch biển Sầm Sơn trước tác động của BĐKH , luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương diện sau : giá trị tài nguyên du lịch biển , khí hậu, hạ tầng,

cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch, tính mùa vụ, khả năng và năng lực ứng phó

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Do nghiên cứu một trường hợp Sầm Sơn nên kết quả

nghiên cứu chỉ nhằm áp dụng cho du lịch biển ở Sầm Sơn

- Về mặt không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Thị xã Sầm

Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Về mặt thời gian: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự phân tích, tổng

hợp các số liệu, tài liệu được giới hạn từ năm 2005 đến năm 2015

Cuộc khảo sát tại điểm được tiến hành 2 đợt vào tháng 6/2015 và tháng 9/2015

4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 13

Đề tài tiến hành đánh giá tổng quát tiềm năng và thực trạng phát triển du

lịch biển Sầm Sơn trước tác động của biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất các giải pháp

phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH

4.2 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Sầm Sơn

- Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch biển Sầm Sơn

- Xác định được các tác động tiêu cực và tích cực của BĐKH đến hoạt động du lịch (gồm: cơ sở hạ tầng, hoạt động lưu trú, hoạt động vui chơi, giải trí, các sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch…)

- Xác định được các tác động của hoạt động du lịch tới biến đổi khí hậu

- Xây dựng các giải pháp phù hợp phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH

5 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn có 4 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra

(1) Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Sầm Sơn là gì?

(3) Du lịch biển Sầm Sơn tác động đến BĐKH như thế nào?

(4) Giải pháp phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với tác động BĐKH?

6 Tổng quan nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu trên thế giới

Biến đổi khí hậu ngày càng trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển toàn cầu Do vậy, các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến tăng trưởng và phát triển đang là chủ đề được quan tâm trên thế giới với nhận thức ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu rằng BĐKH là có thật, do con người gây ra và gây ảnh hưởng lớn trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường Với mục đích hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) được ra đời do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá

"các thông tin khoa học, kỹ thuật và KT-XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của

Trang 14

BĐKH do con người gây ra” Kể từ đó đến nay nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia

và các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại quốc gia được dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH

IPCC ra đời đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trước thảm họa BĐKH toàn cầu Là một tổ chức tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ tất

cả các quốc gia, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả như: nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng tăng, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dương , từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trường, các đối tượng KT-XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lược ứng phó toàn cầu Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP-20 diễn ra từ ngày 1-12/12 tại thủ đô Lima, Peru) và mới đây là một Thỏa thuận lịch sử tại COP21 ở Paris (Pháp) vì lần đầu tiên tất cả 196 bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã đi đến một Thỏa thuận buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát thải khí carbon Bản Thoả thuận một phần mang tính ràng buộc pháp lý, một phần mang tính tự nguyện Mục tiêu quan trọng nhất của Thỏa thuận này là giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế

kỷ này dưới 2 độ C, rồi tiếp đó cùng thúc đẩy nỗ lực để xuống còn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp Sau 20 năm chờ đợi đầy căng thẳng, đặc biệt trong năm cuối cùng này kể từ Hội nghị COP20 ở Lima (Peru) vào cuối năm 2014, trải qua nhiều cuộc hội thảo; từ Geneve sang Bonn rồi đến Paris, nay đã kết thúc thành công với những nội dung căn bản đáp ứng sự chờ đợi của các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu đe dọa cả loài người Bản Thỏa thuận cũng quy định rằng, để giúp các nước đang phát triển chuyển từ việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang các nguồn năng lượng xanh hơn và ứng phó với Biến đổi khí hậu, các nước phát triển sẽ cung cấp 100 tỷ USD/năm

Trang 15

Một số nghiên cứu kinh tế về tác động của BĐKH của Samuel Franhauser và Richard S.J.Tol (2004) [45, tr.34], Stern (2006) [46, tr.57], và Mendelsohn (2009) [43, tr.60] chỉ ra rằng: (i) các lĩnh vực dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH

là nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên biển, tài nguyên nước; (ii) một số quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, sẽ bị tổn thương nhiều hơn trước tác động của BĐKH do tỷ trọng của hai ngành nông nghiệp và lâm nghiệp – hai ngành

dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH - ở các nước đang phát triển là khá cao trong cơ cấu kinh tế; và (iii) BĐKH sẽ làm giảm phúc lợi xã hội, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của con người Mặc dù vẫn còn những điểm khác biệt về các kết quả ước tính và dự báo thiệt hại do BĐKH gây ra, các nghiên cứu đều cho rằng BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm chậm lại tiến trình đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ ở các nước chịu tác động của BĐKH, đặc biệt là ở các nước đang phát triển chịu những tác động nặng nề nhất của BĐKH Do đó, các chính sách ứng phó với BĐKH của các nước trên thế giới đều tập trung vào việc chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải ít các bon cũng như đảm bảo một xã hội thích ứng hiệu quả trước những tác động của BĐKH

Nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức

Du lịch Thế giới (WTO) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) [44, tr.12] đã chỉ

ra rằng khí hậu thay đổi này sẽ có nhiều tác động đến ngành du lịch cụ thể là:

- Tác động trực tiếp bởi vì khí hậu là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm phù hợp và thích hợp của hoạt động du lịch khác nhau Những thay đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng khí hậu cực đoan, ví dụ, có thể dẫn đến “thiệt hại cơ

sở hạ tầng, yêu cầu chuẩn bị bổ sung, chi phí hoạt động cao hơn”

- Một số thay đổi trong môi trường do những thay đổi trong khí hậu (như nước, mất đa dạng sinh học, giảm thẩm mỹ cảnh quan, sản xuất nông nghiệp bị thay đổi, gia tăng mối nguy hiểm, xói mòn ven biển và ngập lụt, thiệt hại cho cơ sở hạ tầng…) nhiều sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch

Trang 16

- Chính sách giảm nhẹ của các nước, ví dụ giảm phát thải khí nhà kính, có thể làm giảm dòng du lịch hoặc thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu du lịch và lựa chọn điểm đến Du lịch Đông Nam Á trong đó khuyến khích du lịch vòng quanh các đảo của

nó có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách này

- Biến đổi khí hậu được cho là gây ra rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai và sự ổn định chính trị của một số quốc gia Như việc cắt giảm GDP toàn cầu do biến đổi khí hậu sẽ làm giảm sự tiêu dùng du lịch và có những tác động tiêu cực cho sự tăng trưởng trong tương lai của ngành du lịch

6.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam việc nghiên cứu biết đổi khí hậu liên quan đến ngành du lịch là một chủ đề mang tính thời sự, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu trước đầy về chủ đề này, và chỉ có một số công trình nghiên cứu khoa học về BĐKH và ảnh hưởng của chúng đến du lịch như:

Nghiên cứu bước đầu về “Những hậu quả của biến đổi khí hậu với phát triển

du lịch ở việt nam” do PGS.TS Phạm Trung Lương thực hiện trong khuôn khổ diễn

đàn Phát triển Mê Kông với chủ đề “Biến đổi khí hậu: Hậu quả và thách thức với các quốc gia” do Ngân Hàng Châu Á (ADB) phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức tháng 5/2007 Đây được xem như những gợi ý quan trọng đối với nghiên cứu

về tác động của BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ đối với những tác động này trong hoạt động phát triển du lịch ở Việt Nam

Đế tài khoa học cấp bộ 2009-2010 “Các giải pháp thích ứng và ứng phó, góp

phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam”

do PSG TS Pham Trung Lương làm chủ biên, công trình này chuyên về cho hoạt động du lịch là công trình có ý nghĩa lớn ngành du lịch và tính cấp thiết đối với du lịch Việt Nam hiện nay

Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu có giá trị cho định hướng

và đưa ra đề xuất các giải pháp ứng phó với tác động của niến đổi khí hậu trong hoạt động du lịch ở Việt Nam Tuy nhiên những nghiên cứu trên còn hạn chế ở những lĩnh vực chuyên ngành, chưa có những đánh giá cụ thể về tác động đối với

Trang 17

hoạt động phát triển du lịch biển; chưa đề cập chi tiết các giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch biển tại khu vực du lịch trọng điểm về du lịch biển của Việt Nam

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nghiên cứu tài liệu

Tài liệu sẵn có về lý luận và thực tiễn tác động biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển từ nhiều nguồn như sách, báo, tài liệu từ các tổ chức bộ ngành, mạng internet…, vận dụng các phương pháp xử lý tài liệu thống kê, tổng hợp, phân tích… Danh sách các dữ liệu được sử dụng trong luận văn (Phụ lục 2)

7.2 Khảo sát thực địa

Tại khu vực trọng điểm du lịch của thị Xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để thu thập thông tin qua phương pháp quan sát, các cuộc tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp nhằm xác định sơ bộ mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu cực đoan (hạn hán, bão, ngập lụt, xâm thực, mất đất vĩnh viễn, nghiêm trọng nhất là nguy cơ xói lở

bờ biển, mất mát tại khu vực bãi biển…v) cũng như những biến đổi quy luật thời tiết do BĐKH đối với tài nguyên du lich biển, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch, v.v quan trong cho việc định hướng giải pháp ứng phó trong hoạt động phát triển du lịch biển

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu (Không cấu trúc)

Hiện nay, trong các dự án nghiên cứu nói chung, nhất là các dự án có quy mô lớn, phương pháp phỏng vấn sâu được coi là một phương pháp quan trọng và hiệu quả được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội Bản thân du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và vấn đề biến đổi khí hậu cũng khá phức tạp trong việc tiếp cận vấn đề thực tiễn, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia về nhiều lĩnh vực liên quan cụ thể là các đối tượng đó là quản lý, các nhà nghiên cứu (tiếp cận đa ngành/lĩnh vực, khu vực, các cấp và các tổ chức xã hội, đặc biệt là phát huy tính chủ động của các ngành liên quan đến hoạt động du lịch ở địa phương)

Trang 18

Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu và kinh nghiệm bản địa của cộng đồng địa phương từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được Khi sử dụng phương pháp này tác giả đã lưu ý một số chủ

đề cần phỏng vấn liên quan đến du lịch và biến đổi khí hậu để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn Thông qua phương pháp này, tác giả có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn làm cho cuộc nói chuyện, cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu Tuy nhiên phương pháp này có một số khó khăn là: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc

PV là một cuộc trò chuyện có thể lặp lại hoặc không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu

Trước khi trao đổi, phỏng vấn, tác giả đã chuẩn bị sẵn một biểu phỏng vấn

mở (Phụ lục 2) liệt kê các câu hỏi để giúp cho tác giả có định hướng để tập trung trao đổi

Phương pháp này được tác giả tận dụng kết hợp thực hiện 31 phỏng vấn các đối tượng cả nam và nữ, thuộc phòng Văn hóa Thông tin, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, chi hội du lịch, người dân, doanh nghiệp du lịch, hinh thức phỏng vấn độc lập đảm bảo tính đại diện Tuy vậy, trong bối cảnh tài chính và thời gian, khoảng cách địa bản nghiên cứu xa là trở ngại lớn cho việc tiếp cận, nên việc lựa chọn mẫu phỏng vấn ngẫu nhiên (50% nam – 50% nữ) tại thị xã Sầm Sơn

và tiến hành phỏng vấn liên tục cho đến khi lượng thông tin bão hòa (được hiểu là cho đến khi kết quả phỏng vấn sau giống như kết quả trước) sẽ là phương pháp được lựa chọn Phương pháp này vẫn đảm bảo được tính chính xác cao do kết hợp với phương pháp quan sát thực địa

Người lựa chọn để phỏng vấn đảm bảo các điều kiện sau: làm việc trong ngành du lịch, ngành môi trường và sinh sống tại vị trí các phường, xã bị ảnh

Trang 19

hưởng trực tiếp bởi BĐKH: xã Quảng Cư, phường Quảng Tiến, xã Quảng Châu, phường Bắc Sơn, phường Trường Sơn, phường Trung Sơn, xã Quảng Vinh và các cơ quan đơn vị khác…

7.4 Phương pháp thảo luận nhóm nhỏ

Thảo luận nhằm mục đích để có thêm sự hiểu biết tổng thể về tình hình chung của vùng phát triển du lịch bị tác động và các tác động của du lịch đến biến đổi khí hậu

Thảo luận với chi Hội phụ nữ, chi Hội nông dân, chi Hội Chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sầm Sơn về thực trạng phát triển du lịch trước những diễn biến của BĐKH và xác định các giải pháp ưu tiên

và lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH

7.5 Sử dụng công cụ phân tích SWOT

SWOT là một công cụ nhằm phân tích và đánh giá về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống , để thể hiện các ưu thế , nhược điểm và khảo sát các cơ hội cũng như thách thức của việc phát triền du lịch ứng phó với BĐKH trong việc thực hiện mục tiêu hay kế hoạch công việc và được áp dụng trong quá trình

ra quyết định, xây dựng chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch hành động cho một mục tiêu phát triển của ngành du lịch

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển ứng phó với BĐKH Chương 2 Hiện trạng phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH

Chương 3 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH

Trang 20

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1 Khái niệm và cơ sở lý luận về du lịch biển và BĐKH

1.1.1 Du lịch biển

Theo Viê ̣n nghiên cứu và phát triển du li ̣ch Viê ̣t Nam (năm 2010), du lịch

biển là “loại hình du li ̣ch được phát triển dựa trên cơ sở khai thá c tài nguyên biển,

gắn liền với loại tài nguyên này là các hoạt động như : tắm biển, tắm nắng, tắm khí trời, hít thở khí trời , thể thao nước nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi , chữa bê ̣nh, vui chơi , giải trí của du khách tại vùng biển Nói cách khác , du li ̣ch biển là loại hình du lịch ở vùng đất ven biển, trên bãi biển, trên mặt nước và vùng đất mặt nước biển.”

Theo Trần Đức Thanh , du li ̣ch biển là loa ̣i hình du li ̣ch với “mục đích chủ

yếu của du khách là về với thiên nhiên , tham gia các hoạt động như tắm biển , thể thao biển ” [25, tr.79]

Theo Pha ̣m Trung Lương , “du li ̣ch biển là hoạt động du li ̣ch được tổ chức ,

phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du li ̣ch biển.” [22, tr.8]

Như vâ ̣y, có thể hiểu : du li ̣ch biển là hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch của du khách được tiến hành ở vùng bờ biển nhằm mu ̣c đích nghỉ ngơi, thư giãn hoă ̣c để tìm hiểu , khám phá và thụ hưởng những sản vật từ biển

1.1.2 Đặc điểm của loại hình du lịch biển

Thời kỳ đầu, sự bùng nổ của hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch là do những dòng khách n ghỉ biển tạo nên Cho đến nay, “du lịch nghỉ biển vẫn là dòng khách chính trên thế giới” [26, tr.5] Đây là lý do chúng ta có khái niệm du lịch 3S: biển (sea), cát (sand), ánh

nắng (sun)

Du li ̣ch biển được tổ chức chủ yếu ở “vùng bờ biển” Đây là vùng đi ̣a lý với

hê ̣ sinh thái tự n hiên rất nha ̣y cảm , dễ biến đổi bởi các tác đô ̣ng của viê ̣c phát triển kinh tế, xã hội và thiên tai nên loại hình này chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố khí hậu

Trang 21

Thời gian thuâ ̣n lợi cho loa ̣i hình này là mùa nóng , khi “nhiê ̣t đô ̣ nước biển

và không khí trên 20°C” [26, tr.79], cũng là thời gian rảnh của nhiều cá nhân , gia

đình, cơ quan, tổ chức Các hoạt động chủ yếu là: tắm biển, tắm nắng, lướt ván, đi

mô tô nước, lặn biển ngắm san hô, dù lượn, bóng chuyền bãi biển, bóng đá mini bãi biển, team building, kéo co bãi biển, thả diều, câu cá đêm…

Du lịch biển mang tính thời vu ̣ rõ nét Ở nước ta, thời vu ̣ du li ̣ch biển thường ngắn, chênh lê ̣ch cường đô ̣ giữa mùa du li ̣ch chính so với thời kỳ trướ c và sau vu ̣ khá rõ ràng

1.1.3 Điều kiện phát triển du lịch biển

- Điều kiện an ninh chính trị va ̀ an toàn xã hội

Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng chỉ có thể phát triển trong bầu không khí hòa bình, ổn định Chiến tranh, xung đột, dịch bệnh, thiên tai sẽ đe dọa rất lớn đến hoa ̣t đô ̣ng du lịch biển

- Điều kiện kinh tế

Yếu tố này thể hiện ở hai khía cạnh Thứ nhất, nền kinh tế chung phát triển

là tiền đề cho sự chi trả của khách, biến nhu cầu thành cầu du lịch Thứ hai, bởi du lịch lệ thuộc vào thành quả, sản phẩm của các ngành kinh tế khác, nên khi các ngành khác phát triển, du lịch sẽ phát triển theo

- Chính sách phát triển du lịch

Đây là yếu tố vô cùng quan tro ̣ng , bởi dù khu vực này có tài nguyên du li ̣ch biển phong phú , mứ c sống của người dân không thấp nhưng chính quyền đi ̣a phương không yểm trơ ̣ cho các hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch thì hoa ̣t đô ̣ng này cũng không thể phát triển được Đặc biệt chính sách phát triển du lịch phù hợp có vai trò lớn trong viê ̣c thay đổi thái đô ̣ của cư dân đi ̣a phương với du khách từ thụ đô ̣ng sang chủ

đô ̣ng, từ tiêu cực sang tích cực

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các loại thái độ cư xử với du khách

Trang 22

Tiêu cực Chống đối kịch liệt du lịch

và tỏ thái độ thù địch với du

khách

Lặng lẽ chống đối

Nguồn: Doxey [26, tr.155] 1.1.3.2 Khả năng cung ứng du lịch

- Điều kiê ̣n tự nhiên và các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến du lịch biển:

Vị trí địa lý : khoảng cách từ nơi cấp khách đến điểm du lịch biển có ý nghĩa

rất quan tro ̣ng Bãi biển ở xa điểm gửi khách có ba điểm bất lợi : du khách phải chi thêm tiền cho viê ̣c đi la ̣i vì khoảng cách xa ; du khách phải rút ngắn thời gian lưu la ̣i

ở điểm du lịch vì mất nhiều thời gian di chuyển ; du khách bi ̣ hao tổn sức khỏe cho viê ̣c di chuyển Ngược la ̣i, khoảng cách ngắn sẽ là điều kiện thuận lợi để du khách đến đông hơn và lưu trú lại lâu hơn

Khí hậu: nhìn chung, những nơi có khí hâ ̣u ôn hòa thường được du khách ưa

thích Với loa ̣i hình du li ̣ch biển , khí hậu nóng , đô ̣ ẩm vừa phải , không mưa, nhiê ̣t

đô ̣ nước biển từ 20oC đến 25oC đươ ̣c coi là thích hợp nhất

Thế giới đô ̣ng thực vâ ̣t : thảm thực vật xanh tươi , đa da ̣ng là mô ̣t trong

những yếu tố ta ̣o nên sức hấp dẫn cho du li ̣ch biển Đồng thời, các loại hải sản cũng cung cấp mô ̣t nguồn thực phẩm bổ dưỡng du khách và là đối tượng để phát triển loại hình câu cá, lă ̣n biển, nghiên cứu sinh vâ ̣t biển…

Sóng biển: những vùng bờ có sóng lừng (sóng đại dương) biên độ cao

thường rất phù hợp với loại hình lướt sóng, lướt ván và các trò thể thao biển khác Tuy nhiên, chế độ sóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết Các bãi biển có sóng lớn thường hay bị phá hủy, xói mòn

Thủy triều: đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến du lịch

biển Các chu kỳ nhật triều, bán nhật triều đều hay không đều và biên độ triều là những tham số đáng chú ý Biên độ triều là hiệu số cao của mức triều lên (cao nhất vào kỳ triều cường) và mức triều rút (thấp nhất vào kỳ triều kiệt) Ở những khu vực

có biên độ triều lớn thường có bãi biển rộng, thời gian phơi nắng dài tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch biển phát triển

Trang 23

Dòng biển: dòng biển có thể được tạo ra do sóng hoặc do thủy triều Nó có

tác dụng vận chuyển vật liệu xói mòn và rác thải Tuy nhiên, các dòng chảy sát đáy sinh ra

do sóng rút sau khi vỗ bờ nhiều khi có tốc độ mạnh, rất nguy hiểm cho du khách

Bãi biển: để một bãi biển trở thành bãi biển du lịch cần thỏa mãn đủ bốn tiêu

chuẩn: sun, sea, sand, sight Tức là có đủ các yếu tố : ánh sáng mặt trời rực rỡ, nước biển trong xanh , bãi cát mịn trải dãi và cảnh quan thiên nhiên thơ mộng Tùy theo

đă ̣c điểm đi ̣a lý có thể chia thành các kiểu bãi biển khác nhau như sau

Bảng 1.2: Các kiểu bãi biển

Kiểu bãi biển Tính chất đặc trưng

A Bãi biển cứng Nằm ở chân các vách sóng vỗ hoă ̣c các bờ dốc

B Bãi biển cuội tảng Bãi gồm cuội tảng kích thước lớn

3 Lồi về phía biển

Phân bổ do ̣c các đường có cồn cát , không có rừng ngâ ̣p mă ̣n Hình thái đa dạng tùy thuộc vào hình dạng các mũi nhô

D Bãi biển cát cao Dọc theo bờ biển có cồn cát chắn , thườ ng da ̣ng

tuyến phía sau cồn cát có thể có vu ̣ng

E Bãi biển san hô Hình thành ám tiêu san hô và từ cát san hô

F Bãi biển cửa sông Phân bố ở vùng cửa sông

G Bãi biển nhân tạo Do con người ta ̣o ra hoă ̣c xuất hiê ̣n trong các công

trình như kè, mỏ hàn…

Nguồn: Nguyễn Đình Hòe [13, tr.114]

- Bên cạnh lợi ích, biển cũng có những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với du

điều hoà và tự làm mát để bù lại lượng nước do mồ hồi thoát ra), cháy nắng (những

tia cực tím trong ánh sáng mặt trời tiếp xúc với da sẽ giết chết những tế bào sống, về

lâu dài có thể gây đột biến gen trong các tế bào da và dẫn đến ung thư da), sứa (nọc

Trang 24

độc từ xúc tu của sứa có thể gây đau, ngứa, mẩn đỏ, thậm chí có thể gây chết người),

vi khuẩn MRSA (đây là loại siêu vi khuẩn thường ẩn nấp trên các bãi biển, chúng

gây nhiễm khuẩn da ở mức độ nghiêm trọng và khi đi vào cơ thể, chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng xương, phổi và các cơ quan khác gây đe dọa tính mạng người bị

nhiễm Do đó, du khách nên tắm trước và sau khi tắm biển), và E.coli (đây là loại vi

khuẩn sống trong ruột ở những động vật có vú, trong đó có cả con người E.coli gây mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy có máu, đau bụng dữ dội và sốt Vì vậy, các tổ chức y

tế khuyến cáo du khách khi tắm biển không nên nuốt nước biển)

- Điều kiện kinh tế xã hội

Bản sắc văn hóa địa phương: khách du lịch biển không chỉ có nhu cầu tắm

biển, nghỉ ngơi mà còn có nhu cầu tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng Bởi vậy, các yếu tố văn hóa (di tích, lễ hội, ẩm thực, phong tục tập quán…) càng khác lạ, riêng biệt, càng có sức hấp dẫn du khách

Các sự kiện đặc biệt như: hội nghị, hội đàm, các cuộc thi, các lễ kỷ niệm,

các festival, carnaval… là những “thỏi nam châm” hút khách hiệu quả Ví như: cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, lễ hội đường phố carnival Hạ Long, festival du thuyền quốc tế Nha Trang, cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008 tại Nha Trang…

Sự sẵn sàng đón tiếp du khách: thể hiện ở ba nhóm điều kiện chính: điều

kiện về tổ chức, quản lý du lịch; điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch; điều kiện về kinh tế

Được người dân ủng hộ và tích cực tham gia vào hoạt động du lịch biển thì hoạt động này sẽ diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều

1.1.4 Các loại hình du li ̣ch biển

Tổ chức du li ̣ch thế giới (UNWTO) đã chia các loa ̣i hình du li ̣ch chính theo mục đích cơ bản của thị trường khách như sau : nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát, thăm thân, thương ma ̣i, công vu ̣, chữa bê ̣nh, tín ngưỡng và các mu ̣c đích khác Tất cả những mu ̣c đích này đều là đi du li ̣ch vì ý thích (nghỉ dưỡng , giải trí, nghỉ mát), hoă ̣c là đi du li ̣ch vì nghĩa vu ̣ (thương ma ̣i, công vu ̣, chữa bê ̣nh)

Trang 25

Cũng tương tự như vậy có thể chi a du li ̣ch biển thành hai nhóm chính là đi

du li ̣ch vì ý thích và đi du li ̣ch vì nghĩa vu ̣ Đi du lịch vì ý thích chung (là thị trường khách chủ yếu) có: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển và du lịch bằng tàu biển Đi

du lịch vì ý thích đặc biệt có: tham gia các hoạt động thể thao biển, mạo hiểm biển, sinh thái biển, du lịch cộng đồng ven biển, lễ hội biển và tìm hiểu văn hóa vùng

biển Đi du lịch vì nghĩa vụ có: du lịch biển kết hợp chữa bệnh, công vụ và hội nghị

Nguồn: Phạm Trung Lương [22, tr.12]

Sơ đồ 1.1: Phân loa ̣i các loa ̣i hình du li ̣ch biển

1.1.5 Biến đổi khí hậu (BĐKH)

Theo báo cáo lần thứ Tư (AR4) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí

hậu 2007 (IPCC) “BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể

được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của

nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển”

1.1.6 Kịch bản Biến đổi khí hậu

Du lịch biển Theo ý thích

Du lịch cộng đồng Lễ hô ̣i biển Văn hóa vùng biển

Chữa bê ̣nh Công vu ̣

Hô ̣i nghi ̣

Trang 26

Theo báo cáo lần thứ Tư (AR4) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí

hậu 2007 (IPCC) “Kịch bản BĐKH là bức tranh toàn cảnh của khí hậu trong tương

lai dựa trên một tập hợp các mối quan hệ khí hậu, được xây dựng để sử dụng trong nghiên cứu những hậu quả của BĐKH do con người gây ra và thường được dùng như là đầu vào cho các quy mô đánh giá tác động”

1.1.7 Đánh giá tác động của BĐKH

Đánh giá tác động do BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của BĐKH lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương Ngoài các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi Đánh giá tác động của BĐKH

là cơ sở để đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH (Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, 2011) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu thường được thực hiện cho hai bối cảnh hiện tại và tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội Kết quả đánh giá tác động cần được cập nhật thường xuyên khi có thay đổi về kịch bản BĐKH hoặc khi có điều chỉnh định hướng phát triển của ngành/địa phương Thông thường, đánh giá tổng thể cho toàn địa bàn trước, trên cơ sở kết quả nhận được sẽ tiến hành các đánh giá chuyên sâu và cần có sự tham gia của các bên liên quan, nhất là cộng đồng địa phương Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH Vì các giải pháp thích ứng làm giảm nhẹ tác động của BĐKH, đánh giá các giải pháp thích ứng trở thành một bước công việc của đánh giá tác động do BĐKH Tác động của BĐKH vì vậy có thể phân ra làm hai loại: các tác động khi không có các giải pháp thích ứng và tác động khi có các giải pháp thích ứng

1.1.8 Hiệu ứng nhà kính

Hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây và các khí như hơi nước, cácbon điôxit, nitơ ôxit, mêtan và chlorofluorocarbon, làm giảm lượng nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30oC so với khi không có các chất khí đó

1.1.9 Ứng phó với biến đổi khí hậu

Trang 27

Theo báo cáo lần thứ Tư (AR4) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí

hậu 2007 (IPCC), một số khái niệm về ứng phó với BĐKH được đưa ra như sau:

Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm

nhẹ BĐKH Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH

Thích ứng (Adaptation) với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự

nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại

Giảm nhẹ (Mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc

cường độ phát thải KNK

Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự

tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động

Biện pháp thích ứng/thích nghi với BĐKH (Adaptation measures) là những

hành động cụ thể thực hiện tại một địa điểm cụ thể ở một thời điểm cụ thể để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đang xảy ra hoặc có thể xảy ra Ví dụ như cải thiện các tiêu chuẩn xây dựng của nhà chống bão để giảm thiểu sự tàn phá của bão trong những khu vực dự báo bão sẽ tăng về cường độ

1.1.10 Nươ ́ c biển dâng

Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đa ̣i dương trên toàn cầu , trong đó không bao gồm triều , nước dâng do bão , Nước biển dâng ta ̣i mô ̣t vi ̣ trí nào đó có thể cao hơn hoă ̣c thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiê ̣t đô ̣ của đại dương và các yếu tố khác

1.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, những nguyên nhân, biểu biện

1.2.1 Tóm lược về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Trang 28

Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải chịu ảnh hưởng của các kiểu thời tiết khắc nghiệt

và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng biểu hiện rõ nét ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn, các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại có xu hướng kéo dài

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2008) [24, tr.174], Việt Nam là một trong 5 nước (Ai Cập, Bahamas, Suriname, Banglades, Việt Nam) chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất Nếu mực nước biển dâng 1m

sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường 2012 [1, tr.1], khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau:

- Về nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt

độ trung bình tăng từ 2 đến 3°C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ

Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi

khác Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3,0°C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến 3,2°C Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35°C tăng từ

15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước

- Về lượng mưa: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình,

lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3% Xu thế chung là lượng mưa

Trang 29

mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm

so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay

- Mực nước biển dâng: Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung

bình, nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng

từ 62 đến 82cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 đến 64cm; trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm Theo kịch bản phát thải cao (A1FI), vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 66 đến 85cm; trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 78 đến 95cm

Nếu nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc

lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng

1.2.2 Nguyên nhân của BĐKH

Các nhà khoa học nhận định, nguyên nhân của BĐKH chủ yếu là do những hoạt động phát triển KT-XH với tốc độ ngày một nhanh trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông-lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFCs và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người trong tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) [16, tr.115], Sản xuất điện năng: 25,9%; Công nghiệp: 19,4%; Lâm nghiệp: 17,4%; Nông nghiệp: 13,5%; Giao thông vận tải:

Trang 30

13,1%; Thương mại và tiêu dùng: 7,9%; Rác thải: 2,8% Kết luận này được đưa ra sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm giữa các nhà khoa học bởi mặc dù BĐKH

tự nhiên là một quá trình tự vận động của Trái đất, tuy nhiên BĐKH ngày nay lại là

sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu hiện tại với các nguyên nhân do con người gây

ra

1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường 2012 [1, tr.7], xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng ở Việt Nam Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình

năm tăng khoảng 0,5°C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở

phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ

- Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 0,6°C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3°C/50 năm (Bảng 1.3)

Bảng 1.3: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua

ở các vùng khí hậu của Việt Nam

Năm Thời

kỳ XI-

IV

Thời kỳ V-X

Trang 31

Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9

Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), [36, tr.81]

Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong khoảng từ -3°C đến 3°C Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong khoảng -5°C đến 5°C Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế chung của biến đổi khí hậu toàn cầu

- Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong những năm gần đây Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa

sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam (Bảng 1.3)

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất

- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển

- Các dạng thiên tai như bão lũ, hạn hán, nắng nóng, rét hại… có xu hướng gia tăng, bất thường và khốc liệt hơn

1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch

Trang 32

Theo đề tài Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam của Viện Khoa học Khí

tượng Thủy văn và Môi trường (2010) [34, tr.205], đưa ra những đánh giá về một số

tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch cả về mặt tích cực và tiêu cực như sau:

+ Một số bãi biển sâu hơn và sóng biển cao hơn

+ Nhiều chuyến du lịch biển có thể gặp nhiều rủi ro hơn

+ Gia tăng cả bức xạ tử ngoại lẫn bức xạ nhìn thấy

+ Đơn vị tổ chức du lịch và người du lịch có thể gặp nhiều trở ngại hơn; + Chi phí cho các cuộc du lịch sinh thái chắc chắn tăng lên

+ Thu hẹp vùng có nhiệt độ lý tưởng, có sinh cảnh hấp dẫn, thích hợp cho du lịch

+ Nhiều vùng du lịch trở nên thiếu hấp dẫn du khách

+ Gia tăng rủi ro trong suốt hành trình

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến cả ba yếu tố bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên, do

đó BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động du lịch và có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như giao thông, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng,

Trang 33

Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất

đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các sân gôn ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ, làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng

BĐKH tác động trực tiếp lên cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tuy không lớn nhưng thể hiện các tác động ban đầu Đó là một số đoạn giao thông đến các khu du lịch và điểm du lịch, đặc biệt là vùng ven biển sẽ nhanh chóng xuống cấp do quá trình ngập úng; các cơ sở lưu trú, các công trình ở các khu du lịch và điểm du lịch, nhất là vùng ven biển sẽ phải đối mặt với các yếu tố thời tiết bất thường như gió to, giông, bão, sạt lở thường xuyên hơn; việc di chuyển trên các phương tiện thủy như tàu, phà và nhất là ở các vùng ven biển, phải tăng chi phí cho việc đầu tư nhằm đảm bảo an toàn cho du khách khi gặp sóng to, gió lớn BĐKH cũng tác động đến nguồn nước ngọt và gây ra tình trạng thiếu nước ngọt, vì vậy cần phải đầu tư nhiều công trình cung cấp nước sạch, do đó chi phí cơ sở lưu trú sẽ phải tăng lên, ảnh hưởng đến giá tour; tuổi thọ của các công trình di tích văn hóa

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2012) [33, tr.45], khi nhiệt độ trung bình của khí quyển và các đại dương tăng lên làm cho băng tan và mực nước biển dâng cao làm thu hẹp không gian và vẻ hấp dẫn vốn có cuả các bãi biển, vùng biển trước đây từng thu hút lượng khách du lịch biển đến nghỉ dưỡng Sự thay đổi

về mực nước, hướng gió, độ ngập nước và độ nhiễm mặn của vùng biển cũng làm thay đổi tích chất và sức hấp dẫn của điểm đến du lịch ở vùng ven biển, hải đảo, một số đảo nhỏ có nguy cơ bị biến mất, nhiều công trình du lịch ven biển sẽ bị tác động mạnh, các cơn bão, lốc xoáy gần bờ thường xuyên hơn Những tác động trực tiếp đó làm ảnh hưởng tới các luồng khách du lịch cũng như chất lượng nghỉ dưỡng của các khu du lịch biển

Trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động phát triển du lịch biển nói riêng, khí hậu vừa được coi là tài nguyên du lịch và cũng được xem là điều kiện

Trang 34

phát triển du lịch BĐKH và NBD có những tác động trực tiếp về lâu dài hoặc tức thời thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, v.v đến sự suy giảm, thậm chí trong nhiều trường hợp làm mất đi tài nguyên du lịch; sự xuống cấp, hư hại hoặc mất đi hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ảnh hưởng đến việc thực hiện các tours (chương trình du lịch) với việc phải chuyển đổi chương trình hoặc huỷ các chương trình đã ký với khách hàng Ngoài ra tình trạng an toàn của du khách cũng sẽ bị đe doạ trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan

do BĐKH với quy mô và cường độ lớn, kéo dài Các tác động của BĐKH đến hoạt động du lịch như đã phân tích có thể được thể hiện trên Sơ đồ 1.2

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, [33, tr.19]

Sơ đồ 1.2: Tác động của BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch

Bên cạnh những ảnh hưởng bởi tác động trực tiếp của BĐKH, Theo Đề tài Nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ "Các giải pháp thích ứng và ứng phó, góp

Biến đổi KH

Phát triển du lịch

Tác động đến tài nguyên du lịch

Trang 35

phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam"

do PSG TS Pham Trung Lương làm chủ biên cũng cho rằng hoạt động du lịch còn chịu những ảnh hưởng gián tiếp đến việc phát triển du lịch biển bao gồm:

- Dưới tác động của BĐKH và NBD, các điều kiện sinh thái và môi trường

tự nhiên cũng có những thay đổi tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển Sự bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thế giới trong thời gian gần đây ở nhiều khu vực và quốc gia không phân biệt trình độ phát triển là những minh chứng cho ảnh hưởng này của BĐKH Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của các dòng khách du lịch trên phạm vi toàn cầu cũng như trong khu vực Dịch SARS năm 2003

đã làm sụt giảm dòng khách du lịch đến khu vực, trong đó có Việt Nam là một minh chứng cụ thể cho ảnh hưởng gián tiếp của BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch nói chung và ở Việt Nam nói riêng

- Ảnh hưởng của BĐKH và NBD đến sự phát triển của một số ngành liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch như giao thông vận tải, năng lượng, cung cấp nước sinh hoạt, v.v làm gia tăng chi phí do việc phải áp dụng các công nghệ mới hoặc thay đổi phương thức cung cấp Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí đầu vào của hoạt động kinh doanh du lịch và qua đó cũng ảnh hưởng đếnệư phát triển du lịch nói chung

- BĐKH và NBD có những ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh

tế - xã hội làm phát sinh những chi phí nhằm hạn chế ảnh hưởng Đứng ở góc độ tổng thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân ở mọi quốc gia và như vậy sẽ ảnh hưởng đến “cầu” về du lịch trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam Kết quả của hiệu ứng này sẽ là tác động đến sự phát triển của du lịch

Việc phân tích tác động của BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch đã đề cập trên đây sẽ là một trong những cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng của du lịch đối với ảnh hưởng của BĐKH

1.4 Một số mô hình định hướng phát triển du lịch biển ứng phó với BĐKH

Trang 36

Những ví dụ, mô hình điển hình về cách tiếp cận phát triển du lịch ứng phó với BĐKH trên thế giới và Việt Nam làm thao khảo cho việc phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với BĐKH

a Phát triển du lịc thích ứng với BĐKH tại Khu du lịch biển Fiji

- Những tác động BĐKH: hiện tượng gió lốc xoáy, bão dâng dẫn đến thiệt hại

về cấu trúc và xói mòn bờ biển

- Những biệt pháp thích ứng kỹ thuật và chính sách mang lại hiệu quả: Để

ngăn chặn thiệt hại từ bão và nước biển dâng cao, khu du lịch Fiji đã xây dựng các

cơ sở hạ tầng cao hơn so với mặt nước biển ít nhất 2,6m (các tiêu chuẩn này có thể

sẽ cần xem xét thay đổi trong tương lai cho phù hợp hơn với tình hình) Các thông

số kỹ thuật và cấu trúc hạ tầng kỹ thuật cần phải chống chịu được với tốc độ gió 60

km mỗi giờ Bên cạnh đó, luật xây dựng cũng được xem xét lại và những hình thức kinh doanh cá thể (ít nhất là những khu nghỉ mát lớn hơn) đã có kế hoạch sơ tán, bảo hiểm và các thủ tục trước khi bắt đầu mùa lốc xoáy, chẳng hạn như đào tạo nhân viên, bảo quản thực phẩm, nước sạch, hỗ trợ bộ dụng cụ sơ cấp cứu, cắt tỉa cây

và thành lập đường dây nóng trực tiếp đến các dịch vụ khí tượng để nhận cảnh báo sớm

- Tổ chức thực hiện các công cụ, kỹ thuật, chính sách hay các biện pháp thích ứng: Các cơ quan chính quyền từ cấp trung ương đến địa phương ( Ban kế hoạch

quốc gia và thành phố, Bộ Y tế, cơ quan dịch vụ khí tượng thủy văn của Fiji và các doanh nghiệp du lịch )

b Phát triển du lịc thích ứng với BĐKH ở Tobago, vùng Caribbean, Nam Thái Bình Dương

- Những tác động BĐKH: Thiếu nước cho các nhà cung cấp dịch vụ ăn nghỉ và

nhà điều hành tour du lịch do hạn hán ngày càng gia tăng

- Những biệt pháp thích ứng kỹ thuật và chính sách mang lại hiệu quả: Các

biện pháp thích ứng tại các khu nghỉ mát chẳng hạn như:

Trang 37

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng (ví dụ, thu gom nước mưa, tăng bồn dung lượng lưu trữ nước, chuyển đổi nhà vệ sinh để cung cấp nước mặn, và thêm động cơ diesel công suất khử muối)

+ Bảo tồn nước (bao gồm cả ứng dụng các thiết bị tiết kiệm nước và của khách

và giáo dục nhân viên, thực hành cảnh quan sửa đổi và hạn chế sử dụng hồ bơi) + Kế hoạch phát triển bền vững (ví dụ, xem xét dự báo thời tiết dài hạn), quản

lý nguồn nước, Theo dõi sức khỏe, và bảo vệ môi trường (chất lượng nước), tái chế (sử dụng nước sau xử lý để tưới)

- Tổ chức thực hiện các công cụ, kỹ thuật, chính sách hay các biện pháp thích ứng: Được thực hiện bởi cá các nhà cung cấp dịch vụ ăn nghỉ và nhà điều hành tour

du lịch

c Biện pháp tiếp cận ứng phó với BĐKH trong du lịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Theo Tài liệu ASEAN, Biến đổi khí hậu của Vụ Khách sạn (2014) Phát triển

Du lịch trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện nay đã có các biện pháp tích hợp và lồng ghép giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua một số biện pháp xây dựng các sáng kiến phát triển du lịch và biến đổi khí hậu như sau:

1) Dựa trên bằng chứng để lập kế hoạch du lịch thông minh thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ

- Phát triển bộ dữ liệu cơ sở về lượng khí thải

- Kiểm tra đánh giá tổn thương hệ sinh thái dựa trên các mối nguy hiểm và bối cảnh

cụ thể, mức độ tiếp xúc, nhạy cảm, đối phó và khả năng thích ứng với những rủi ro liên quan đến khí hậu hiện tại và tương lai

2) Tích hợp hoặc lồng ghép biến đổi khí hậu trong cách tiếp cận đối với chỉ số cạnh tranh hiện có hoặc tiêu chuẩn áp dụng trong du lịch ASEAN

3) Chuẩn bị các kế hoạch ứng phó cho từng loại thiên tai cụ thể

4) Giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng du lịch, lữ hành, hoạt động, dịch vụ đối với thiên tai bằng cách tăng cường khả năng thích ứng của mình

Trang 38

5) Hành lang du lịch carbon thấp trong Giao thông vận tải và lưu trú

- Giảm thiểu thiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch tại các khu du lịch, sử dụng phương tiện vận chuyển it nhiên liệu

- Tăng độ che phủ rừng dọc theo tuyến đường thương mại và vận tải (tức là Hành lang Bắc-Nam của Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam); Hành lang Đông-Tây (tức là Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam và Hành lang phía Nam của Campuchia, Thái Lan và Việt Nam)

d Phát triển du lịc thích ứng với BĐKH ở Borocay, Philipines

Đây là một dự án của Bộ Du lịch Philipines phối hợp với Tổ chức Greenpeace Đông Nam Á Dự án này nhằm mục đích khuyến khích khách du lịch thực hiện những hành vi thân thiện môi trường trong các hòn đảo với ba hành động đơn giản: tiết kiệm năng lượng, giảm chất thải và đi bộ nhiều hơn Các dự án nói trên dựa trên một bản tuyên ngôn có chữ ký của các bên liên quan trong ngành du lịch Boracy trong đó họ đồng ý giúp với việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo mà cả hai việc này góp phần thích ứng biến đổi khí hậu

e Phát triển du lịc thích ứng với BĐKH ở Bến Tre

- Những tác động BĐKH: Theo báo cáo BĐKH đã tác động đến nguồn khách

du lịch; thị trường khách quốc tế, đặc biệt là tác động đến việc khai thác tài nguyên

du lịch, tác động đến các quần thể đa dạng sinh học. Ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe liên quan đến vấn đề lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng, nơi cư trú, ô nhiễm

- Những biệt pháp ứng phó kỹ thuật và chính sách mang lại hiệu quả: Bến

Tre xác định phát triển du lịch chủ yếu dựa vào sản phẩm du lịch sinh thái vườn và

du lịch văn hóa Bến Tre xác định phát triển du lịch chủ yếu dựa vào sản phẩm du lịch sinh thái vườn và du lịch văn hóa Để xác định được mục tiêu phát triển các loại hình du lịch phù hợp với sự thay đổi khí hậu, Bến Tre đã đánh gía một số ảnh hưởng ngày càng thể hiện rõ như: việc xây dựng kế hoạch tour cho du khách đã gặp khó khăn hơn khi mưa nhiều; nhiều điểm du lịch sinh thái khai thác vườn cây ăn trái đang vào mùa để phục vụ, thu hút du khách là một lợi thế cạnh tranh của loại hình

Trang 39

du lịch sinh thái vườn này, tuy nhiên trong tương lai, BĐKH có thể sẽ ảnh hưởng đến thời vụ ra hoa kết trái của các giống cây trồng hiện nay

Trên cơ sở đó, Bến Tre xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Qua đó, nhằm định hướng các chương trình, dự án phát triển du lịch của tỉnh theo hướng thích ứng với xu thế BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ các thiệt hại, rủi ro cho hoạt động du lịch do thiên tai gây ra, các biện pháp này có thể được chọn lọc để

áp dụng cho Sầm Sơn

• Các biện pháp nâng cao nhận thức về vấn đề BĐKH với các doanh nghiệp tư nhân, công chúng, các trường học cũng như tại các hội nghị, hội thảo

• Phát triển rừng phòng hộ ven biển với mục tiêu lấn biển thêm rừng, chống biến đổi khi hậu

• Các doanh nghiệp du lịch địa phương có các chính sách BĐKH/môi trường bền vững của công ty đã được thiết lập và có nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện

• Khách du lịch cũng như các công ty du lịch có nhận thức được mục tiêu

và hành động của công ty về BĐKH/tính bền vững thông qua việc hướng dẫn du khách

• Các hàng hóa tại địa phương được khuyến khích sử dụng một cách tối đa

• Khách du lịch và nhân viên của công ty được khuyến khích tiết kiệm năng lượng và nước, giảm ô nhiễm và chất thải

• Các công ty du lịch và các khách sạn được khuyến khích xây dựng Kế hoạch tiếp tục kinh doanh có lồng ghép các kế hoạch đối phó với bất kỳ thảm họa thiên nhiên hoặc tình huống khẩn cấp nào do BĐKH hoặc các yếu tố khác gây ra

f Phát triển du lịc thích ứng với BĐKH ở Thành phố Đà Nẵng

- Những tác động BĐKH: Trong điều kiện bình thường, khí hậu ở Đà Nẵng

được xem là một loại tài nguyên đối với sự phát triển du lịch, nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan Đặc biệt trong bối

Trang 40

cảnh BĐKH và NBD, du lịch ở Đà Nẵng sẽ gặp phải nhiều thách thức, cần có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo mới có thể đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững Trung bình hàng năm, có từ 1 đến 2 cơn bão, có trên 8 đợt mưa to đến rất to, tổng lượng mưa trung bình mỗi đợt là 150mm Gần đây cường độ mưa có dấu hiệu tăng lên rõ rệt, mưa to kéo dài trên diện rộng thường gây ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở núi, xói lở bờ sông, bờ biển Tình trạng khô hạn kéo theo tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước cấp, tác động trực tiếp đến các hoạt động du lịch và du khách khi đến thành phố trong mùa khô hạn… Từ những thực trạng trên,

- Những biệt pháp ứng phó kỹ thuật và chính sách mang lại hiệu quả: Thành phố

Đà Nẵng đã ưu tiên thực hiện các giải ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch như sau:

• Tăng cường Đầu tư, phát triển hạ tầng và CSVCK T du lịch

• Chính sách khuyến khích phát triển du lịch sinh thái

• Nâng cao nhận thức về vấn đề BĐKH

• Kế hoạch quản lý, ứng phó với các vấn đề BĐKH đối với du lịch

• Đà Nẵng thành lập Ban chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà NẵngBan nhằm chỉ đạo có chức năng tư vấn, giúp UBND thành phố trong việc nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc giải quyết những công tác quan trọng, mang tính liên ngành, lĩnh vực trong thực hiện các Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Bộ ngành trung ương và của thành phố về ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án trong Chương trình hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu

• Sáng kiến của chính quyền địa phương sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá tác động của BĐKH đối với các hoạt động du lịch ở địa phương đang được xây dựng cùng với một kế hoạch hành động là đẩy mạnh giảm thiểu BĐKH vào năm 2020

g Mô hình du li ̣ch sinh thái cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu ở Giao Thủy- Nam Định

Ngày đăng: 22/07/2016, 10:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) (2003), Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)
Năm: 2003
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008a), Khái quát biến đổi khí hậu ở Việt Nam, NXB Bản đồ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Bản đồ
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008b), Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, NXB Bản đồ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Nhà XB: NXB Bản đồ
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Xây dựng khả năng phục hồi: Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng khả năng phục hồi: Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2010
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012a), Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
9. Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu 02.12.2008), Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hâu, Số 158/2008/QĐ ‑ TTg, của Thủ tướng Chính phủ, 31 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu" 02.12.2008), "Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hâu, Số 158/2008/QĐ"‑"TTg
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2009
10. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2014, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2014
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2014
11. Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Tác giả: Nguyễn Thu Hạnh
Năm: 2011
12. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2009), Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu
Tác giả: Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ
Nhà XB: Nxb. Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2009
13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
14. IPCC (1992), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
Tác giả: IPCC
Năm: 1992
15. IPCC (1996), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
Tác giả: IPCC
Năm: 1996
16. IPCC (1997), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
Tác giả: IPCC
Năm: 1997
17. IPCC (2001), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
Tác giả: IPCC
Năm: 2001
18. IPCC (2010), Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
Tác giả: IPCC
Năm: 2010
19. IPCC (2012a), Quản lý các sự kiện khí hậu cực đoan và thảm họa ở châu Á, IPCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý các sự kiện khí hậu cực đoan và thảm họa ở châu Á
20. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
21. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
22. Phạm Trung Lương, (2003) Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun
23. Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w