1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về Chữ quốc ngữ

3 789 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 87,93 KB

Nội dung

Chữ Nôm dùng những chữ Hán ghép lại để ghi tiếng Việt vì vậy chữ Nôm có rất nhiều nét.. Cách gọi này không chính xác, vì như đã nói, chữ nôm cũng là thứ chữ để ghi tiếng nói nước ta, có

Trang 1

Chữ quốc ngữ

Trước khi chữ Quốc Ngữ ra đời, chúng ta đã dùng chữ Hán, chữ Nôm Chữ Hán là chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt, khác hẳn giọng của những người Tàu mặc dù nước Việt đã trải qua hàng ngàn năm đô hộ Vì truyền thống dân tộc không thể để bị đồng hóa, chữ Nôm ra đời Chữ Nôm dùng những chữ Hán ghép lại để ghi tiếng Việt vì vậy chữ Nôm có rất nhiều nét Chữ Quốc Ngữ mà ngày nay chúng ta dùng là loại chữ dùng những mẫu tự La Tinh ghép thành Trong tất cả những nước Á Châu, chỉ có Việt Nam và Phi Luật Tân là hai nước dùng mẫu tự La Tinh trong chữ viết

Tên gọi hệ thống chữ viết tiếng Việt hiện nay là do các nhà truyền giáo phương tây đặt ra từ thế kỉ XVII "Chữ quốc ngữ" nghĩa đen là "chữ viết của tiếng nói nước ta" Cách gọi này không chính xác, vì như đã nói, chữ nôm cũng là thứ chữ để ghi tiếng nói nước ta,

có đâu chỉ riêng hệ thống chữ viết Latin? Chẳng qua đó chỉ là thủ thuật vận động quần chúng của các vị thừa sai nhằm triệt hạ uy tín cũng như địa vị của chữ hán, chữ nôm lúc bấy giờ (thế kỉ XVII)

Chữ Quốc Ngữ được chế tác từ năm nào, đến nay vẫn chưa rõ Chỉ biết rằng, năm

1593 đã có một giáo sĩ Portugal là Diego Aduarte đến đất Quảng nam và ở đây ba năm Năm 1615, một giáo sĩ người Ý là Busomi đến cửa Hàn (Quảng nam) giảng đạo mãi đến năm 1639 Rất nhiều tài liệu viết tay hiện còn lưu trữ trong các thư viện giáo hội Thiên Chúa

ở Portugal, Pháp, vàVatican Những mảng tài liệu tìm được cho đến nay đã bước đầu cho thấy là Chữ Quốc Ngữ đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ XVII, qua một vài tiếng Việt xuất hiện rải rác trong các bản tường trình hàng năm của của Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản do một linh mục Portugal tên là João Rioz soạn vào khoảng năm 1621 Tiếng Việt được ghi trong những văn kiện tiếng Bồ này đều không có dấu giọng và cách ghi âm chỉ tương đối: Cacham (Cả chăm),Ungue (Ông nghè), Ontrũ (Ông trùm)…

Cũng khoảng thời gian này, một vị thừa sai trẻ tuổi người Portugal là Francsisco de Pina đến giảng đạo ở Hội An năm 1623 Tại đây, vị giáo sĩ này đã học tiếng Việt, và chẳng bao lâu là có thể giảng đạo bằng tiếng Việt Vị thừa sai dòng Tên này đã mở đầu cho thời kì kiện toàn lối viết tiếng Việt bằng chữ cái Latin

Vào đầu năm 1625 thì giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến Hội An giảng đạo Vị thừa sai dòng Tên người Pháp này cùng vị giáo sĩ Ý khác là Christoforo Borri đến đất Việt năm

1618 trước đó đều là những học giả, nhất là A de Rhodes, chăm chỉ học tiếng Việt trong vòng mấy tháng là đã “giảng đạo cho người trong xứ bằng tiếng của họ được” Đấy là những yếu tố con người và hoàn cảnh cần cho sự ra đời một hệ thống chữ viết tiện lợi cho việc soạn sách truyền đạo

Ròng rã hơn 30 năm liền, chữ Quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, qua những công phu của những nhà truyền giáo Portugal như cố Pina Đến khi A de Rhodes xuất bản cuốn

từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) thì chữ quốc ngữ

Trang 2

đã có dạng hoàn chỉnh, nhờ nó tập đại thành những thành công trước của những giáo sĩ thuộc nhiều giáo đoàn, nhiều gốc gác khác nhau: có người Ý, có người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, có người Pháp Mỗi người sẽ dựa theo bản sắc tiếng nói của họ mà ghi âm tiếng Việt Những ưu điểm và khuyết điểm của chữ quốc ngữ là tuỳ ở điểm này Đây là điều cần xét đến mỗi khi chúng ta muốn có ý kiến, hoặc là phê bình một kiểu ghi âm nào mà ta cho là

“khác thường” Chữ viết là những bình đựng tiếng nói, vậy thì giá trị của những cái bình là

ở chỗ nó có chuyên trở được tiếng nói một cách rõ ràng chính xác hay không

Hình 1: Một trang từ điển Việt-Bồ-La của A de Rhodes (1651)

Một quyển lịch sử Việt nam do thầy giảng Bento Thiện soạn bằng chữ quốc ngữ năm 1659 đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bực của hệ thống chữ viết Latin trong việc ghi

âm tiếng Việt Chữ viết đã triệt để theo qui tắc ghi âm, nghĩa là nói sao viết vậy, mỗi kí hiệu chỉ một âm thanh Cách viết chữ quốc ngữ của Bento Thiện cũng theo phương pháp trong

từ điển A.de Rhodes, nghĩa là theo phương pháp ghi âm của Portugal khi viết "ng" thành / ũ/; phiên âm kiểu Ý khi viết "gi", "qu"; phiên âm kiểu Pháp khi viết "k" trước nguyên âm

"e,ê,i", và "c" trước các nguyên âm khác… Đó là một ưu điểm nếu nhìn về vẻ đa diện của chữ quốc ngữ về mặt cấu tạo

Ngày nay, đọc lại sách của A.de Rhodes để đối chiếu với những sách ra đời sau này,sẽ nhận thấy những thay đổi về cách viết của chữ quốc ngữ Một thí dụ: từ điển A de Rhodes (1651) có hai từ ghi như sau: blời (trời), tloũ (trông); đến từ điển Dictionarium

Trang 3

Anamitico Latinum do Pigneau de Béhaine soạn (1773) đã không thấy những âm đôi

"bl" và "tl" nữa, cũng không còn phụ âm cuối "ũ" Hai từ này đã viết như chúng ta ngày nay, nghĩa là trời và trông Các từ điển về sau này, tính từ Dictionarium Anamitico Latinum của Taberd (Serampore, 1838) đã kiện toàn thêm những hình thức viết cho chữ quốc ngữ Mặc

dù chữ quốc ngữ đã dần dần ổn định về cách viết, vẫn có những thay đổi nhỏ nhặt, có khi ý thức, có khi vô tình Chữ quốc ngữ đã không bao giờ “nhất thành bất biến” cả

Hình 2: một trang tự vị Dictionarium Abamitico Latinum của Pigneau de Béhaine (1773)

Ngày đăng: 17/07/2016, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w