Tài liệu ôn tập 17: tự luyện thi đại học số 06

6 748 7
Tài liệu ôn tập 17:  tự luyện thi đại học số 06

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn hóa tham khảo gồm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của đầy đủ các chương dành cho các bạn thí sinh hệ THPT ôn thi tốt nghiệp và ôn thi Đại học - cao đẳng

Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 06 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (Cho: H=1, C=12, N= 14, O=16, S= 32, F=19, Cl=35,5, Br=80, P=31; Li=7, Na=23, K=39, Rb=85, Cs=133, Mg= 24, Ca=40, Ba=137, Al=27, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, câu 1 - 40) Câu 1: Cho các chất sau: Na2SO4, K2S, NH4NO3, NH4HSO4, BaCl2, AlCl3, ZnO, Cu(OH)2, Na2O Số chất khi tan trong nước được dung dịch có môi trường trung tính là A. 3. B. 5. C. 2. D. 6. Câu 2: Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thuỷ tinh,… vì kim cương là chất cứng nhất (độ cứng là 10). Có được tính chất này là do kim cương có cấu trúc tinh thể A. ion. B. kim loại. C. nguyên tử. D. phân tử. Câu 3: Nung hỗn hợp Cu, Al, Zn, Fe trong dòng khí oxi dư, thu được hỗn hợp X. Thổi luồng H2 dư qua X, được chất rắn Y. Thành phần các chất trong Y là A. Al2O3, Cu, Zn, Fe. B. Al2O3, Cu, ZnO, Fe3O4. C. Al, Cu, Zn, Fe. D. Al2O3, Cu, ZnO, Fe. Câu 4: Phản ứng trực tiếp tạo ra polime nào dưới đây có bản chất là phản ứng cộng? A. Poli(vinylancol). B. Poli(etylen terephtalat). C. Tơ clorin. D. polistiren. Câu 5: Những chất nào sau đây vừa là mất màu dung dịch brom, vừa làm mất màu dung dịch thuốc tím (nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng): pentan, xiclopropan, butađien, toluen, ancol alylic, anđehit axetic. A. xiclopropan, butađien, toluen. B. butađien, ancol alylic, anđehit axetic. C. xiclopropan, butađien, ancol alylic. D. butađien, toluen, ancol alylic. Câu 6: Cho 500 ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 1,6M thu được dung dịch có pH = 13. Giá trị của V là A. 0,30. B. 0,71. C. 0,61. D. 0,70. Câu 7: Cho đồ chuyển hoá sau: X Y ZST  Các chất X, Y, Z, T, S phù hợp với đồ trên lần lượt là A. Ca3(PO4)2, H3PO4, Na2HPO4, Na3PO4, NaH2PO4 . B. H3PO4, Ca3(PO4)2, Na3PO4, NaH2PO4, Na2HPO4. C. Ca3(PO4)2, Na3PO4, Na2HPO4, NaH2PO4, H3PO4 . D. NaH2PO4, Na2HPO4, H3PO4, Ca3(PO4)2, Na3PO4. Câu 8: Hoà tan hết 4,44 gam hỗn hợp Fe và Al cần dùng 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và H2SO4 0,3M. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A. 15,39 gam B. 15,21 gam C. 13,08 gam D. 15,27 gam Câu 9: Đốt cháy 11 gam hỗn hợp CH4, C3H6 và C4H4 rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo thành 80 gam kết tủa trắng. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch X. So với dung dịch nước vôi trong ban đầu khối lượng dung dịch X tăng hay giảm bao nhiêu gam ? A. giảm 32,2 gam. B. tăng 11 gam. C. tăng 47,8 gam. D. giảm 44,8 gam. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 10: Từ AlCl3 có thể điều chế Al bằng cách: A. cho tác dụng với Ag. B. cạn rồi điện phân nóng chảy. C. điện phân dung dịch. D. dùng Na nóng chảy đẩy Al ra khỏi muối AlCl3 khan. Câu 11: Cho m gam hỗn hợp Na, Al vào nước dư, thu được 2 lít H2. Cũng m gam hỗn hợp trên tác dụng với NaOH dư, thu được 3,5 lít H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng Na trong m gam hỗn hợp là A. 29,87%. B. 46%. C. 23%. D. 42,2%. Câu 12: Sự hình thành nhũ đá trong các hang động đá vôi là do xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây? A. CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 B. Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2 C. Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O D. CaCO3 ot CaO + CO2 Câu 13: Số oxi hoá của Cu, Al, S, N trong các chất (ion) sau: Cu, Al3+, H2SO4, NO2– lần lượt là A. 0, +3, –6, +3. B. 0, 0, +6, –3. C. 0, +3, +6, +3. D. 0, +3, –6, –3. Câu 14: Điện phân 500 ml hỗn hợp gồm FeCl3 0,2 M và CuCl2 0,4M. Khi ở anot thoát ra 5,824 lít khí (đktc) thì ở catot thoát ra bao nhiêu gam kim loại ? A. 27,84 gam. B. 14,2 gam. C. 13,36 gam. D. 12,64 gam. Câu 15: Cho pirit sắt (FeS2) phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) được khí NO2 và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với BaCl2 cho kết tủa trắng. Số mol electron mà mỗi mol FeS2 đó nhường là A. 15. B. 16. C. 11. D. 9. Câu 16: Phân tử A2B có tổng số hạt là 102 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Trong bảng tuần hoàn, A đứng sau B và cách nhau 2 nguyên tố. Kiểu liên kết hóa học trong phân tử A2B là A. ion. B. cho nhận. C. cộng hóa trị phân cực. D. kim loại. Câu 17: Cho 18 gam hỗn hợp gồm ba amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với V ml dung dịch H2SO4 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,52 gam muối. Giá trị của V là A. 12 ml. B. 240 ml. C. 24 ml. D. 120ml. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2. B. Dung dịch saccarozơ có phản ứng tráng bạc còn dung dịch mantozơ thì không. C. Sản phẩm thuỷ phân của xenlulozơ và tinh bột đều là glucozơ. D. Glucozơ và mantozơ có thể làm mất màu dung dịch brom còn fructozơ thì không. Câu 19: Cho một số nguyên tử sau: X có số hiệu là 18, Y có số khối là 35 và số nơtron là 18, Z có số đơn vị điện tích hạt nhân 18, T có số khối là 40 và 22 hạt không mang điện, R có tổng số hạt mang điện là 18. Trong số những nguyên tử trên, những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học A. X, Y, Z. B. Y, Z, R. C. X, Z, T. D. Y, X, R. Câu 20: Cho các dung dịch sau đây HCl, NaBr, KOH, Mg(NO3)2, Na2CO3, NaCl, NH4Cl. Chỉ dùng thêm quì tím có thể nhận ra bao nhiêu dung dịch ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 21: Etanol và phenol cùng phản ứng được với cặp chất nào dưới đây ? A. Na, NaOH. B. Na và CH3COOH. C. Na và (CH3CO)2O. D. HCl và NaOH. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một este cần 0,9 mol oxi. Thủy phân cũng lượng este đó cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của este đó là A. C3H6O2. B. C4H8O2. C. C4H6O2. D. C5H10O2. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Câu 23: Một hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe và 6,96 gam Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần a mol HNO3 thấy sinh ra b mol khí NO duy nhất. Giá trị của a và b lần lượt là A. 0,65 và 0,33. B. 0,68 và 0,10. C. 0,65 và 0,33. D. 0,68 và 0,11. Câu 24: Mật ong để lâu ngày thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Hiện tượng đó được gọi là A. sự động tụ. B. sự kết tủa. C. sự ngưng tụ. D. sự kết tinh. Câu 25: Hỗn hợp X gồm metanol và 1 đồng đẳng của nó (A). Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). Mặt khác, oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO (to) rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 21,6 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của A là A. CH3CH2OH. B. CH3CH2CH2OH. C. (CH3)2CHOH. D. CH3CH(OH)CH2CH3. Câu 26: Xeton không no, mạch hở, hai chức, chứa một liên kết ba có công thức phân tử dạng A. CnH2n–2O2. B. CnH2n–4O2. C. CnH2n–6O2. D. CnH2n–8O2. Câu 27: Cho 10 gam một hỗn hợp các axit cacboxylic đơn chức là đồng phân của nhau phản ứng với 260 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 13,4 gam chất rắn. CTPT của các axit đó là A. C5H10O2. B. C5H8O2. C. C4H6O2. D. C4H8O2. Câu 28: Cặp chất nào sau đây tồn tại trong hỗn hợp ở nhiệt độ thường? A. Dung dịch H2S và HNO3. B. Dung dịch H2SO4 và Na2CO3. C. khí SO2 và O2. D. khí NH3 và H2S. Câu 29: Hiện tượng nào dưới đây không đúng? A. Cho Na2CO3 và dung dịch FeCl3, xuất hiện kết tủa đỏ và sủi bọt khí. B. Nhỏ dung dịch NH3 vào AgCl, thấy AgCl tan thành dung dịch trong suốt. C. Thổi từ từ CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 cho tới dư thấy xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan. D. Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch KCrO2, xuất hiện kết tủa trắng. Câu 30: Cho các hợp chất: C6H5NH2 (X), H2N–CH2–COOH (Y), CH3COONH4 (Z), H2N–CH2CH2–COOCH3 (T), CH3COOC2H5 (M). Dãy gồm các hợp chất vừa phản ứng với NaOH vừa phản ứng HCl là A. X, T, Z. B. Y, Z, T. C. Y, Z, T, M. D. X, Z, M. Câu 31: Năm hiđrocacbon A, B, D, E, F đều có công thức phân tử là C4H8. Cho từng chất vào dung dịch Br2 (trong CCl4 và không chiếu sáng) thấy A, B và D phản ứng rất nhanh, E phản ứng chậm hơn, còn F không phản ứng. B có đồng phân hình học. Khi cho tác dụng với H2 (xt Ni) thì A, B cho cùng một sản phẩm G. Tên gọi của năm hiđrocacbon A, B, C, D, E, F lần lượt là A. A (but-1-en), B (isobutilen), D (but-2-en), E (xiclobutan), F (metylxiclopropan). B. A (but-1-en), B (but-2-en), D (isobutilen), E (metylxiclopropan), F (xiclobutan). C. A (but-2-en), B (but-1-en), D (isobutilen), E (xiclobutan), F (metylxiclopropan). D. A (isobutilen), B (but-2-en), D (but-1-en), , E (metylxiclopropan), F (xiclobutan). Câu 32: Cho khí oxi đi qua hỗn hợp bột gồm 0,05 mol Al và 1,2 gam một kim loại M nung nóng, được chất rắn có khối lượng tăng so với hỗn hợp kim loại ban đầu là 0,8 gam. Hòa tan toàn bộ chất rắn trong HNO3 dư, thu được 336 ml khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đo ở đktc). Vậy kim loại M là A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Mg. Câu 33: Hoà tan 1,44 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,784 lít SO2 và dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,00 gam. B. 2,56 gam. C. 1,88 gam. D. 3,00 gam. Câu 34: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol ? A. Dầu vừng (mè). B. Dầu lạc. C. Dầu dừa. D. Dầu luyn. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - Câu 35: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong môi trường axit hoặc bazơ, anbumin bị đông tụ lại. B. Protein hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thành dung dịch màu tím. C. thủy phân các protein chỉ cho các -amino axit. D. Nhiều protein có thể tan trong nước thành dung dịch keo. Câu 36: Amino axit Z phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 và với HCl theo tỉ lệ 1 : 1. Khối lượng mol phân tử của Z là 147 gam. CTPT của Z là A. C5H9O4N. B. C6H10O2N2. C. C8H5ON2. D. C4H7O4N. Câu 37: Hòa tan m gam FeSO4.5H2O vào nước được 100 ml dung dịch X. Lấy 20 ml dung dịch X rồi thêm vào đó 10 ml dung dich H2SO4 loãng và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,02M thấy hết 10 ml. Giá trị của m là A. 6,050 gam. B. 0,152 gam. C. 1,815 gam. D. 1,210 gam. Câu 38: Để điều chế được 1 tấn cao su buna cần dùng bao nhiêu lít (đktc) butan ? Giả sử hiệu suất của quá trình điều chế là 95%. A. 414,8.103 lít. B. 436,6.103 lít. C. 394,1.103 lít. D. 421,1.103 lít. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 10,36 gam một hỗn hợp Y gồm ancol etylic, axit cacboxylic đơn chức Z và este của Z và ancol etylic thu được 10,528 lít khí cacbonic (đktc) và 7,92 gam H2O. Cũng cho 10,36 gam hỗn hợp Y phản ứng vừa hết với 900 ml dung dịch NaOH 0,1M sinh ra 4,6 gam ancol và x gam muối. Giá trị của x là A. 8,46 gam. B. 8,64 gam. C. 9,49 gam. D. 9,36 gam. Câu 40: Để phân biệt các dung dịch axit metacrylic, axit fomic, anđehit oxalic, metylaxetat có thể dùng các thuốc thử A. Na và Cu(OH)2. B. Na và Ag[(NH3)2]OH. C. Na2CO3 và dung dịch brom. D. CaCO3 và Ag[(NH3)2]OH. II. PHẦN RIÊNG (10 câu): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn Câu 41: Cho phản ứng sau: 2NO2 (k) N2O4 (k) ; H < 0 Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều từ phải sang trái (chiều nghịch) nếu A. tăng áp suất chung của hệ. B. giảm nhiệt độ. C. tăng nồng độ khí nitơ đioxit. D. tăng thể tích bình phản ứng. Câu 42: Cho các kim loại K, Zn, Ni, Cu, Ag, Au. Số kim loại phản ứng được với dung dịch FeCl3 và FeCl2 lần lượt là A. 4 và 3. B. 4 và 2. C. 3 và 2. D. 3 và 3. Câu 43: CO2 là chất không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để chữa cháy. Tuy nhiên CO2 không được dùng để chữa cháy cho các đám cháy nào dưới đây? A. Đám cháy xăng dầu. B. Đám cháy các kim loại mạnh như Mg, Al. C. Đám cháy khí ga. D. Đám cháy nhà cửa. Câu 44: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H8O2. X làm mất màu dung dịch nước brom. Cứ 1 mol X phản ứng hết với Na cho 0,5 mol H2. Oxi hóa X bằng CuO cho sản phẩm Y. Cho 8,6 gam Y tác dụng với dung dịch [Ag(NH3)2]OH dư được 21,6 gam Ag. Đun X với H2SO4 (đặc/170oC) cho 2 sản phẩm Z, T là đồng phân cấu tạo của nhau. CTCT của X là A. CH3CH2–CH(OH)–CHO. B. CH3–CH(OH)–CH2CHO. C. (CH3)2C(OH)CHO. D. CH2OH–CH(CH3)–CHO. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - Câu 45: Có bao nhiêu dẫn xuất clo có công thức phân tử C5H11Cl ? Biết khi cho mỗi chất tác dụng với KOH trong ancol đều được anken duy nhất. A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 46: Cho các chất: amoniac (X), đimetyl amin (Y), anilin (Z), m-nitroanilin (T). Thứ tự tăng dần tính bazơ là A. Z < T < Y < X. B. Z < T < Y < X. C. Y < X < T < Z. D. T < Z < X < Y. Câu 47: Nguyên tố Cu nằm ở ô thứ 29 của bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cu2+ là A. 1s22s22p63s23p63d9. B. 1s22s22p63s23p64s23d6. C. 1s22s22p63s23p63d64s2. D. 1s22s2 p63s23p63d94s2. Câu 48: Thuỷ phân 200 gam dung dịch saccarozơ trong dung dịch axit vô cơ loãng được dung dịch X chứa glucozơ và fructozơ, trung hoà X đến môi trường kiềm rồi đem thực hiện phản ứng tráng bạc thấy sinh ra 43,2 gam Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch saccarozơ ban đầu là A. 34,2%. B. 17,1%. C. 36,0%. D. 8,55%. Câu 49: Nhúng hai thanh Zn như nhau vào hai dung dịch Pb(NO3)2 và AgNO3 có cùng thể tích và nồng độ, sau một thời gian lấy hai thanh Zn ra, trong các dung dịch chỉ còn lại một muối duy nhất; rửa nhẹ, sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng thanh Zn thứ nhất tăng 3,55 gam thì khối lượng thanh Zn thứ 2 tăng A. 1,8875 gam. B. 5,400 gam. C. 3,775 gam. D. 3,704 gam. Câu 50: Đốt cháy a mol axit cacboxylic mạch hở (X) cho b mol CO2 và d mol nước, trong đó a = b – d. Cho a mol X phản ứng với CaCO3 cũng cho a mol khí cacbonic. Vậy X là A. axit đơn chức, không no có một nối đôi. B. axit đơn chức, không no có một nối ba. C. axit no, hai chức. D. axit hai chức, không no chứa 1 nối đôi. B. Theo chương trình nâng cao Câu 51: Cho phản ứng: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; 0298198H  kJ Khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ thì A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng không chuyển dịch. C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. phản ứng dừng lại. Câu 52: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ no mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2? A. 3. B. 2. C. 9. D. 5. Câu 53: Chất nào dưới đây có tính axit mạnh nhất ? A. Cl3C–COOH. B. (CH3)3C–COOH. C. CH3COOH. D. (C6H5)3C–OH. Câu 54: Cho các điện cực H2/2H+, Fe/Fe2+, Al/Al3+, Pb/Pb2+, Ni/Ni2+, Zn/Zn2+, Ag/Ag+ (nồng độ các dung dịch muối đều là 1M). Ghép từng cặp điện cực với nhau thì được bao nhiêu pin điện trong đó điện cực Fe là anot ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 55: Nhúng một tấm nhôm nặng 30 gam (đã được đánh sạch bề mặt) vào dung dịch hỗn hợp gồm CuCl2, CuSO4 và Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra, rửa nhẹ, sấy khô rồi đem cân được khối lượng là 31,38 gam. Khối lượng kim loại Cu đã bám vào tấm nhôm là A. 1,38 gam. B. 1,92 gam. C. 2,39 gam. D. 1,28 gam. Câu 56. Ribulozơ là một saccarit đơn giản có công thức phân tử C5H10O5, có mạch cacbon không phân nhánh và chỉ chứa hai loại nhóm chức. Ribulozơ có phản ứng tráng gương trong môi trường kiềm nhưng không làm mất màu dung dịch Br2. Ribulozơ hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh thẫm. Công thức cấu tạo của ribulozơ là A. CH2OH–(CHOH)3–CHO. B. CH2OH–(CHOH)2–CO–CH2OH. C. CH2OH–CHOH–CO–CHOH–CH2OH. D. CH2OH–(CHOH)2–CO–CHO. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - Câu 57: Hòa tan Cr2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Sục khí Cl2 vào dung dịch A thu được dung dịch B. Sau đó lại axit hóa dung dịch B được dung dịch C. Dung dịch C có màu A. tím. B. xanh lục. C. vàng chanh. D. vàng da cam. Câu 58: Loại thuốc nào sau đây gây nghiện cho con người A. Vitamin C, glucozơ. B. Thuốc cảm aspirin, pamin. C. Moocphin, seđuxen. D. Amoxilin, penixilin. Câu 59: Đun 1,2,3-triclobut-3-en với nước cho sản phẩm A, với dung dịch xút cho sản phẩm B. CTCT của A và B lần lượt là A. CH2=CCl–CH(OH)–CH2Cl, CH2=CCl–CHCl–CH2OH. B. CH2=CCl–CH(OH)–CH2OH, CH2=COH–CHOH–CH2OH. C. CH2=COH–CHCl–CH2Cl, CH2=COH–CHOH–CH2OH. D. CH2=CCl–CH(OH)–CH2Cl, CH2=CCl–CH(OH)–CH2OH. Câu 60. Trung hòa 0,01 mol một amino axit cần 20 ml dung dịch H2SO4 0,5M được 2,28 gam muối. Mặt khác, 2,60 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Vậy amino axit X là A. NH2C5H10COOH. B. NH2C4H8(COOH)2. C. (NH2)2C4H7COOH. D. C4H5(NH2)2COOH. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn . Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn:. gam. D. giảm 44,8 gam. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 06 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn:

Ngày đăng: 05/10/2012, 08:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan