Tỡnh huống cần giải quyết là: Một đoàn khỏch từ Thành phố Hà Nội về xó Nhõn Đạo để thắp hương tưởng nhớ vị anh hựng dõn tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cũng là để tham quan di tớ
Trang 1Bộ giáo dục & đào tạo
Sở giáo dục và đào tạo hà nam
Bài dự thi
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn
Trờng THCS Nhân Đạo
Địa chỉ: Xã Nhân Đạo – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà huyện Lý Nhân – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà tỉnh Hà Nam
Email: c2ndao@hanam.edu.vn
1 Họ và tên: Trần Anh Thành
Ngày sinh: 12/03/1999 Lớp 9B
2 Họ và tên: Trần Trung Hiếu
Ngày sinh: 09/03/1999 Lớp 9B
Ngày 31 tháng 12 năm 2013
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIấN MễN GIẢI QUYẾT CÁC
TèNH HUỐNG THỰC TIỄN
Bài: THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN
(Đền Trần Thương xó Nhõn Đạo- huyện Lý Nhõn- tỉnh Hà Nam)
1 Tỡnh huống cần giải quyết là:
Một đoàn khỏch từ Thành phố Hà Nội về xó Nhõn Đạo để thắp hương tưởng nhớ vị anh hựng dõn tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cũng là để tham quan di tớch lịch sử cấp quốc gia Đền Trần Thương Những người khỏch
ấy muốn được nghe giới thiệu về di tớch lịch sử đền Trần Em được cử làm
Trang 2người giới thiệu cho đoàn du khách ấy Và nhiệm vụ em sẽ viết thành một bài
giới thiệu về di tích lịch sử đền Trần Thương
2 Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Nguồn gốc; vị trí địa lí
+ Lịch sử hình thành
+ Kiến trúc của đền
+ Tâm thức về ngày “Giỗ cha”
+ Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội phát lương
3 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành di tích lịch sử đền Trần Thương;
- Đặc điểm địa lý, địa hình di tích;
- Giá trị văn hóa - lịch sử- tâm linh đền Trần Thương
4 Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử: nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí: vị trí địa lí, địa hình;
- Giáo dục công dân: bài học về lòng yêu nước
5 Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính Tìm hiểu Trao đổi Viết thành bài
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương
* Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google
THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN THƯƠNG
Tôi được sinh ra và lớn lên ở Trần Thương- xã Nhân Đạo- huyện lý
Nhân-tỉnh Hà Nam- mảnh đất hiền hòa, thiêng liêng Nơi đây gắn liền với di tích lịch sử đền Trần Thương- di tích lịch sử cấp quốc gia Đền là di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam và cả nước, hội tụ nhiều giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật, tâm linh, lâu nay được nhiều người biết tiếng.
Đền Trần Thương ở thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam Từ Thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 62 về thị trấn Vĩnh Trụ 14km, tiếp tục đi thẳng 2km về phía Cầu Không, đến cống làng Tróc rẽ trái tới đền Trần Thương
Trang 3Đền Trần Thương
Đền Trần Thương như tên gọi đã ghi rõ (Trần Thương: kho của nhà Trần) được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu làng, trên nền cũ kho lương thực đời Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược lần thứ hai Đền được xây dựng trên thế đất "hình nhân bái tướng” Bằng nhãn quan của nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc, Trần Quốc Tuấn chọn nơi cất giữ lương thảo, khí giới với thế đất “Hình nhân bái tướng” và thuận tiện cho việc chi viện từ tổng kho Thăng Long (do Bà Nguyễn Thị Duyên ở làng Giảng Võ xưa coi giữ, nay là Quận Ba Đình, được nhân dân tôn vinh Bà Chúa Kho) Kho lương này có thể tiếp ứng quân lương xuôi sông Hồng về hay từ biển qua cửa Tuần Vường vào, chuẩn bị cho cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) Cũng từ
vị trí này, có thể chi viện cho quân ta ở Nam Thanh (Hải Dương), Tiên Lãng (Hải Phòng), Châu Hoan, Châu Ái (Nghệ An - Thanh Hóa) Địa thế này rất thuận tiện cho việc vận chuyển lương thảo của triều đình đến hoặc quân lương, khí giới của giặc tiếp viện đường biển quân ta cướp được đưa về Địa thế vùng chiêm trũng thì hiểm yếu và khó với giặc, nhưng quân binh nhà Trần giỏi sông nước nên hợp ý quân Vùng đất này có 6 con mương nhỏ gọi là “Lục đầu khê” như 6 con rồng chầu về Đi theo các mương này ra Long Xuyên, xuôi Xuân Khê, ra sông Châu, xuống Tuần Vường ra biển Hoặc từ đây ra sông Hồng chỉ gần 2 km, rồi qua phố Hiến (Hưng Yên), hay về Thăng Long Chính vì thế đất quý nên Trần Hưng Đạo chọn làm kho và đặt tên là Trần Thương (nghĩa Hán, chữ thương là kho) Ông còn đặt tên các địa danh: “Đội Xuyên” (quân canh giữ thường xuyên), “Khu Mật” (khu tối mật), “Khu Hoàng” (khu của các vị hoàng tộc, vương tộc, quan tướng ở) Hiện nay, ở nơi đây vẫn còn giữ được tên cũ như Trần Thương, Khu Hoàng, Đội Xuyên Chính vì tích hội đủ các yếu tố “Thiên -Địa - Nhân” ở đây nên nhân dân đã dựng đền thờ ông để tưởng nhớ công lao vị tướng tài ba được người đời tôn vinh lên bậc Thánh
Đền được dựng vào thời hậu Lê, sang thời Nguyễn thì làm lại Năm 1893, niên hiệu vua Thành Thái thứ năm thì trùng tu lần đầu Với những nét đặc sắc và độc đáo về kiến trúc, sắp xếp địa cơ theo phong thủy như: Phía trước cổng có hồ nước gọi là “Huyền vũ” án cửa; cổng Tam quan chính Nam (theo kinh dịch là Ly) gọi là “Ngọ Môn Quan”
Trang 4Tam quan ngoại đền Trần Thương
Qua tam quan là con đường chính lát gạch đỏ rộng rãi đi vào sân đền Ngay phía trước gian tiền tế là cổ lâu kê lư hương làm bằng đá quý với những hoa văn, họa tiết được trạm trổ hết sức tinh tế
Tiếp theo là công trình chính Ngôi đền được thiết kế theo kiểu chữ quốc: Tòa tiền đường 5 gian, tiếp đến là hai dãy nhà khách chạy dọc, giữa là cái giếng
mà nhân dân gọi là hồ khẩu, tiếp đến là tòa đệ nhị 5 gian, sau cùng là hậu cung 3 gian nơi thờ tượng của ngài, hai bên có tả vu và hữu vu nối đệ tam và đệ nhị trong tổng kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc đậm nét kiến trúc thời Lý - Trần, kết tụ văn hóa Lê - Nguyễn ở đây
Trang 5Tòa tiền đường
Phía trước gian giữa của tòa tiền đường có dựng một tòa cổ lâu 2 tầng, giữa mái trên và mái dưới là bức đại tự "Phong vân trường hộ", ở giữa đặt một đỉnh hương bằng đá có đôi nghê chầu Tòa tiền đường được kiến trúc theo lối chồng rường, hai đầu xây bít đốc dật cấp, mái lợp ngói nam, mắt trước là dãy cửa bức bàn Phía trên gian giữa có treo bức đại tự "Văn đức võ công" Nối với hai gian đầu hồi của tòa tiền đường là hai dãy nhà khách chạy dọc nhìn ra hồ khẩu, mỗi dãy 3 gian tạo thành hành lang nội từ tòa tiền đường vào tòa đệ nhị
Hồ khẩu
Tòa đệ nhị 5 gian xây bằng gạch cao hơn tòa tiền đường và nhà khách, lợp ngói ống cung đình đời Nguyễn, bờ nóc hai đầu hồi đắp hai con rồng lớn, phần giữa mái trên và mái dưới là các ô có đắp chữ Hán Phần hậu cung 3 gian được nối từ tường của tòa đệ nhị xuôi về sau, lợp ngói ống, bộ cửa bức bàn gồm 3 cửa được sơn son thiếp vàng lộng lẫy
Đền Trần Thương thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và song thân của người Là một vị anh hùng dân tộc đã hiển thánh Trong tâm đức người dân, ông
là Đức Thánh Cha Trần Hưng Đạo được thờ ở nhiều nơi ở Hà Nam mà Trần Thương là ngôi đền quy mô, bề thế nhất, có thể so sánh vị trí của nó với những nơi thờ tự Ngài lớn nhất trong cả nước Dân gian có câu: "sinh Kiếp Bạc, thác
Trang 6Trần Thương, quê hương Bảo Lộc" chính là để nói đến địa danh Trần Thương này, bởi cách Trần Thương 3km về phía đông theo đường chim bay là khu Tam Đường – nơi đặt khu lăng mộ nhà Trần, về phía nam khoảng 20km là Thiên Trường (quê hương nhà Trần)
Tượng thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
Sơ đồ liên kết đền Trần Thương với các di tích, thắng cảnh trong không
gian du lịch nội và ngoại tỉnh
Sau đền là phủ thờ Mẫu, tiếp đến có gò đất cao tạo sơn trạch vững chắc ở chính Bắc (Khảm - Thủy) mang ý nghĩa thủy sinh mộc (trước có cây đa trên trăm tuổi đã đổ, nay đã trồng cây khác) Cây đa (mộc) còn là biểu tượng sự trường thọ, đặc trưng cho hướng Đông (Mão - Chấn), đứng cạnh chữ “Tiết” thành chữ “Trần” Phía trước đền cả bên tả bên hữu có 2 giếng nước tượng trưng đôi vú, có hai giếng nhỏ cạnh phủ Mẫu là 2 tai Như vậy, hồ nước trước cổng với bốn giếng ngoài đền và hồ khẩu bên trong cộng lại là lục thủy đều nạp âm trong tổng diện tích khu đền gần 19 ha Điểm nổi trội là tư duy quân sự, kết hợp với tư duy của triết thuyết Khổng giáo về kinh dịch mà Trần Hưng Đạo chọn thế
Trang 7đất hình “Nhân bái tướng”, thế nước là “Lục vận” như: Lục hồ (ở đền); Lục đầu khê (6 sông nhỏ bên ngoài); Lục đầu giang (ở Kiếp Bạc) Như theo Hậu Thiên Bát quái thì Khảm (thủy) mang số 1; Kiền (Trời) mang số 6 là biểu tượng như vậy
Đền được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1989 Năm 2009 được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp nguồn tôn tạo, trùng tu lại ngôi đền và được Trung ương cấp ngân sách quy hoạch mở rộng, cho phép mở Đại lễ kỷ niệm 710 năm ngày mất của Trần Hưng Đạo vào năm 2010 Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng với UBND huyện, Hội Đồng hương Hà Nam ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhân dân và khách thập phương xa gần tâm đức cúng tiến, đền đã được trùng tu
và xây dựng trong tổng diện tích là 25 ha để kịp cho Đại lễ
Lễ tưởng niệm 710 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
Lại nói về ngày mất của Đức Thánh Trần Dân gian có câu: “Tháng tám giỗ
Cha” là nói về ngày giỗ của ngài Ngày “Giỗ Cha” là khi Trần Quốc Tuấn qua đời, ngày 20/8 năm Canh Tý (tức năm Hưng Long thứ tám, ngày 5 tháng 9 năm 1300) Ông mất tại tư dinh ở Phủ Đệ Vạn Kiếp, nay là đền thờ Kiếp Bạc thuộc
xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Kiếp Bạc cùng với Bảo Lộc (Nam Định - quê hương ông) và Trần Thương là 3 nơi chính tổ chức lễ hội hàng năm đáp ứng tâm nguyện của nhân dân về chiêm bái và “Giỗ Cha” Cũng rất nhiều nơi lập đền thờ ông, song nhân dân về Trần Thương vừa “Giỗ Cha” vừa bái yết xin “Lương”, xin lộc như ở đền Bà Chúa Kho vậy Có câu: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc” Chữ thác ở đây là gửi, là phó thác Ngay từ lúc sinh thời, Trần Hưng Đạo đã gửi gắm sinh phần ở Trần Thương, chính vì vậy mà nhiều người cho rằng “thác Trần Thương” có nghĩa là ông để phần mộ ở đây Ngay cả một số nhà ngoại cảm hiện nay cũng cho là như vậy Theo truyền thuyết, Kiếp Bạc là nơi sau kháng chiến chống quân Nguyên -Mông kết thúc thắng lợi (1288), ông xa giá hai Vua về Thăng Long (Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông) rồi trở về tư dinh tại Phủ Đệ, bên thung lũng Kiếp Bạc cạnh Lục Đầu Giang Đến khi lâm bệnh nặng, ông dặn con cháu: “Ta chết phải hỏa táng, cho xương vào những ống tròn chôn ở vườn An Lạc rồi trồng cây như
cũ để người đời sau không biết đâu mà tìm” Lời di chúc này liệu có gắn với
Trang 8“Viên Lăng” (tức là vườn mộ của ông) mà dân gian thường gọi ở một quả đồi nhỏ cách Kiếp Bạc 100m về phía Nam Cho đến nay, các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được mộ phần của Trần Hưng Đạo ở đâu Theo truyền thuyết, đám tang của ông có trên 70 chiếc quan tài từ tư dinh cùng một lúc xuất phát và đưa tang rải đi khắp nơi, có vợ con ông chia ra đi cùng
Niềm tin tín ngưỡng từ nhân dân cho thấy dù Trần Hưng Đạo nằm ở đâu đi chăng nữa nhưng những ảnh hưởng của ông đối với nhân dân thực sự thiêng liêng và sâu sắc Có lẽ vì thế hàng gần nghìn năm nay dẫu tồn tại những câu chuyện về sự có hay không thân xác của ngài ở cả ba địa danh: Kiếp Bạc, Trần Thương, Bảo Lộc thì người dân nước Việt vẫn lập hàng nghìn ngôi đền, ngôi điện lớn nhỏ từ trong nam ra ngoài Bắc để cung kính, thờ vọng ngài Chỉ với niềm tin vào sức mạnh tinh thần thôi cũng đủ để nhân dân Việt Nam tôn ngài là thánh, biểu tượng thiêng liêng về bậc Đại Nhân, Đại Trí, Đại Dũng của trăm họ Hàng năm vào ngày 20/8 âm lịch, nhân dân và khách thập phương xa gần về chiêm bái và tưởng niệm Đức Thánh Trần trong ý niệm thiêng liêng là “Tháng tám giỗ Cha” đã từ lâu
Ở Trần Thương, vào tháng tám âm lịch hàng năm, nhân dân tấp nập chuẩn bị cho ngày lễ chính Từ ngày mồng một đầu tháng, nhân dân đã đến cúng bái lấy phúc Đến mồng 10 là rước nước từ sông Hồng về Các cụ kể lại là vừa “rước nước” vừa “nhập lương” Trong Lễ hội ở nhiều nơi có tục rước nước để thực hiện nghi thức gọi là “Mộc Dục” (tẩy uế, hoặc rửa vật linh, tắm tượng) Nhưng ở đền Trần Thương, rước nước về tức là giữ vận nước may mắn cho đời sau Không những thế, tục rước nước còn thể hiện là “nghinh lộc”, đón tinh khí của trời đất đem đến cho mùa màng
Trang 9Lễ rước nước
Còn có các nghi lễ cầu đảo, cúng tế đầu năm vào ngày tết Nguyên Đán, các
vụ chiêm - mùa thì cầu cho bội thu với tâm ý là nơi kho lương của Đức Thánh Trần Ngày mười rằm hương đăng hoa quả, ngày 18 là ngày cúng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con thứ 3 của ông) Ngày 20 là tổ chức dâng hương giỗ chính, tiến hành phần “Lễ” gọi là phần thiêng, trong không khí thiêng hóa làm lòng người cùng cộng cảm và cộng mệnh Hương trầm ngát tỏa, tất cả như thấy Hưng Đạo Đại Vương trên cao xanh, đang trầm tư vạch kế sách giữ nước với những áng thiên cổ hùng văn bất hủ như: “Vạn Kiếp Bí Tông Truyền thư”,
“Binh Gia Diệu Lý Yếu lược” và “Hịch Tướng sỹ”
Tại đền Trần Thương - xã Nhân Đạo - huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam ngày rằm tháng riêng hàng năm đã trở thành ngày hội truyền thống tổ chức lễ phát lương Đức Thánh Trần Tương truyền, xưa kia nơi đây (vùng Lý Nhân- Hà Nam ngày nay) chỉ là một bãi sậy um tùm, rải rác một ít gò cao xen kẽ dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi: có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây 6 kho lương thực với đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285) Địa điểm đền Trần Thương hiện nay là kho lương chính
Sau khi chiến thắng trở về Ngài mới cắm sinh phần, lấy dân ở đây làm dân
“tạo lệ” (từ chỉ tầng lớp dân đinh và loại ruộng đất được triều đình phong kiến cho phép miễn các khoản tô thuế, lao dịch để chuyên lo phục dịch các đền miếu được triều đình xếp vào loại "quốc lễ" do nhà nước thờ cúng) và từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật….những tên cổ gắn với việc đồn trú của quân đội nhà Trần
Mô phỏng cảnh đoàn quân ăn mừng chiến thắng giặc Nguyên - Mông
Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gốm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có
Trang 10phong cách trang trí của nghệ thuật gồm thời Trần, nhiều vỏ chóe hoa than… đã củng cố thêm giả thuyết này
Kể từ đó người dân nơi đây cứ vào dịp đầu năm đều làm lễ phát lương để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng năm xưa và giáo dục cho con cái sau này biết tiết kiệm, xây dựng những kho lương để đề phòng khi bất trắc và cũng là lấy cái may mắn đầu xuân Vào những ngày diễn ra lễ hội, người dân nơi đây và rất nhiều du khách phương xa đến đây làm lễ “xin lương”
Kho lương Đức Thánh Trần
Nghi trình lễ phát lương có ba phần: Lễ rước lương thảo từ kho lương vào trong đền làm lễ do bảy cô gái thanh tân mặc áo dài màu đỏ, đội khăn đỏ, đội bảy mâm đựng những túi lương nhỏ, chín chàng trai tân mặc quần áo màu đỏ, đầu đội nón lá cũng màu đỏ, thắt lưng khăn vàng, ống chân quấn xà cạp viền xanh, chân đi giày vải màu vàng có trách nhiệm khiêng kiệu, trên kiệu đặt ba túi lương lớn (bên trong chứa những túi lương nhỏ) Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, dàn trống, chiêng, cờ ngũ sắc, bảy mâm lương thảo, đội tế nam, đội tế nữ của xã, đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, tỉnh huyện, nhân dân và du khách thập phương Phần thứ hai là lễ châm đuốc và dâng hương của các đại biểu Phần thứ
ba, bảy cô gái, chín chàng trai rước lương thảo vào hậu cung làm mật lễ