1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Misa

103 615 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

16 1.2.2 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 20 1.2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các chỉ số tài chính cơ bản....

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-VŨ THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MISA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Nguyễn Thị Minh Huệ

HÀ NỘI - 2015

Thang Long University Libraty

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các

số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Hiền

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.1.4 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 4

Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp 4

Thông tin trong phân tích tài chính doanh nghiệp 7

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 10

1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 16

1.2.1 Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp 16

1.2.2 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 20 1.2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các chỉ số tài chính cơ bản 21

1.2.4 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các chỉ số tài chính (phương pháp phân tích Dupont) 33

1.3 HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 34

1.3.1 Quan điểm về hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp 34

Thang Long University Libraty

Trang 5

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện phân tích tài chính doanh

nghiệp 35

1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 37

1.4.1 Nhân tố chủ quan 37

1.4.2 Nhân tố khách quan 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MISA 42

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MISA 42

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 42

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 42

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh 44

2.1.4 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty 46

2.2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MISA 48

2.2.1 Phương pháp phân tích tài chính 49

2.2.2 Tổ chức phân tích tài chính 49

2.2.3 Nguồn thông tin phục vụ phân tích tài chính 49

2.2.4 Nội dung phân tích tài chính 50

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MISA 68

2.3.1 Kết quả đạt được 68

2.3.2 Hạn chế 69

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 71

Trang 6

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MISA 76

3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 76

3.1.1 Một số đặc điểm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh Định hướng, mục tiêu cần đạt được trong phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 76

3.1.2 của Công ty 78

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ MISA 80

3.2.1 Hoàn thiện quy trình tổ chức phân tích tài chính 80

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ phân tích tài chính 82

3.2.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính 83

3.2.4 Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 85

3.2.5 Nâng cao nhận thức của Ban giám đốc 88

3.2.6 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện phân tích tài chính 90 3.3 KIẾN NGHỊ 92

KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thang Long University Libraty

Trang 7

Giải nghĩaBình quânDoanh thuGiá trị gia tăngThu nhập sau thuếTài sảnTài sản ngắn hạnTài sản dài hạnVốn chủ sở hữu

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Số hiệu

Sơ đồ 2.1

Số hiệuBảng 2.1

Tên bảng biểuPhân tích cơ cấu tài sản trong Bảng cân đối kế toánDiễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014Phân tích hoạt động kinh doanh

Kỳ thu tiền bình quân

Hệ số sinh lợi doanh thu

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số sinh lời tài sản (ROA)Một số chỉ tiêu sử dụng trong phương pháp phântích tài chính Dupont

Thang Long University Libraty

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và sự cạnh tranhngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã tạo ra những khó khăn vàthử thách cho doanh nghiệp Trong bối cảnh đó để có thể khẳng định đượcmình doanh nghiệp cần nắm vững được tình hình cũng như kết quả sản xuấtkinh doanh Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đếntình hình tài chính trong doanh nghiệp, vì nó quan hệ trực tiếp đến kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại

Việc phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quanchủ quản cấp trên thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sảnxuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cáchđầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thôngtin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhưnhững rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa

ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chấtlượng công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tài chính doanhnghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất tình hình tài sản, nguồn vốncũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuynhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đủ vì nó khônggiải thích cho người quan tâm biết rõ về hoạt động tài chính, những rủi ro,triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Các hệ số tài chính sẽgiúp bổ sung những khiếm khuyết này trong quá trình phân tích tài chính

Trang 10

doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính và các hệ số tài chính cơ bản là conđường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanhnghiệp mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân củanhững nhược điểm đó để có thể định hướng kinh doanh đúng đắn trong tươnglai.

Công ty CP sản xuất và dịch vụ Misa là một doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị công nghệ thông tin nên chịu sự cạnhtranh ngày một gay gắt từ đối thủ Bên cạnh đó nhu cầu đang có xu hướnggiảm do sức mua của người dân giảm nên càng cần chú trọng đến phân tíchtình hình tài chính để nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn,phù hợp và kịp thời Từ những đánh giá trên, tôi đã quyết định nghiên cứu đềtài “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụMisa”

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanhnghiệp

- Phân tích và đánh giá thực trạngphân tích tài chính tại Công ty CP sảnxuất và dịch vụ Misa trong thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích tàichính tại Công ty CP sản xuất và dịch vụ Misa trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phân tích tài chính của Công ty CPsản xuất và dịch vụ Misa

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động phân tích tàichính của Công ty CP sản xuất và dịch vụ Misa trong thời gian từ năm 2012đến năm 2014

2

Thang Long University Libraty

Trang 11

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp luận: sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ,phương pháp phân tích tương tác giữa các hệ số

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần nộidung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần sảnxuất và dịch vụ Misa

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Cổphần sản xuất và dịch vụ Misa

Trang 12

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng một tập hợp cáckhái niệm, phương pháp, công cụ cho phép xử lý các thông tin tài chính vàcác thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua vàhiện nay của doanh nghiệp, đánh giá mức độ rủi ro, chất lượng và hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tớinhững dự đoán đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra đượcnhững quyết định phù hợp với lợi ích của họ Như vậy, phân tích tài chính sẽthực hiện các chức năng đánh giá quá khứ, đánh giá hiện tại, dự đoán tươnglai và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực khoa học nên nó cóquy trình, chỉ tiêu và phương pháp phân tích riêng

Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tíchđối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưacác dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh.Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tíchnăng lực và vị thế tài chính của một công ty và để đánh giá năng lực tài chínhtrong tương lai

1.1.2 Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp

Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có vai trò vô cùngquan trọng, không chỉ là công cụ quản trị hữu ích trong doanh nghiệp mà còn

là cơ sở giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin khác ngoài doanh nghiệpđưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm

4

Thang Long University Libraty

Trang 13

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển phải luôn luôn củng cố tiềm lực tài chính và không ngừng nâng cao nănglực cạnh tranh của mình Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, xemxét các mối quan hệ chiến lược, phân tích tài chính giúp cho người sử dụngthông tin nắm bắt và kiểm soát được mọi hoạt động của doanh nghiệp, biết rõ

vị trí của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, phải có cái nhìn xác thực

về thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như tiềm năng phát triển củadoanh nghiệp, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến tình hình tài chính, từ đó mới tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đưa

ra các quyết định tài chính phù hợp nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp.Bởi vậy, phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau

Cụ thể:

x Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lý: Là người trực tiếpquản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanhnghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích Phân tíchhoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng nhữngmục tiêu sau: Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lýtrong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời,khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp ; -Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tếcủa doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận ; -Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính; Căn cứ để kiểm tra,kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp Phân tích hoạt động tàichính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền tảngcủa hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà cònlàm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp

Trang 14

x Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư lànhững người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, đượchưởng lợi và cũng chịu rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn

vị, doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tínhtoán về giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời đượcchia và thặng dư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng củalợi nhuận thu được của doanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tư thườngtiến hành đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp Câu hỏi chủ yếu phảilàm rõ là: Tiền lời bình quân cổ phiếu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Cácnhà đầu tư thường không hài lòng trước món lời được tính toán trên sổ sách

kế toán và cho rằng món lời này chênh lệch rất xa so với tiền lời thực tế Cácnhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên nghiệp trung gian (chuyên giaphân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, có những cuộctiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát triểncủa doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính Phân tíchhoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ướcđoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năngsinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

x Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư tín dụng: Các nhàđầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầuvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khi cho vay, họ phải biết chắc đượckhả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay Do đó,phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả nănghoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản chovay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau Đốivới những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệtquan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói khác đi là khả

6

Thang Long University Libraty

Trang 15

năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoảncho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàntrả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳthuộc vào khả năng sinh lời này.

x Phân tích hoạt động tài chính đối với những người hưởng lương trongdoanh nghiệp: Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động củadoanh nghiệp, có nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả Bên cạnh thunhập từ tiền lương, một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trongdoanh nghiệp Vì vậy, ngoài phần thu nhập từ tiền lương được trả họ còn cótiền lời được chia Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tình hình tàichính giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ theo công việc được phân công

Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: Phân tích hoạt động tài chính doanhnghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giámặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủquan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phùhợp với mục đích mà họ quan tâm

x Đối với các cơ quan chức năng: Thông qua số liệu trên báo cáo tàichính sẽ giúp họ xác định được các khoản nghĩa vụ của đơn vị đó phải thựchiện với Nhà nước

1.1.3 Thông tin trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọinguồn thông tin gồm thông tin nội bộ doanh nghiệp và thông tin bên ngoàidoanh nghiệp Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa rađược những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng Tuy nhiên, tùy theo yêu

Trang 16

cầu nghiên cứu và khả năng mà nhà phân tích phải lựa chọn thông tin cầnthiết cho công việc của mình.

1.1.3.1 Thông tin nội bộ doanh nghiệp

Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, cóthể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồnthông tin quan trọng nhất Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phongphú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tinđáng giá cho phân tích tài chính Các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cungcấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanhnghiệp Trong hệ thống thông tin kế toán, tài liệu quan trọng nhất được sửdụng đó là các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ)

x Bảng cân đối kế toán:

Là một loại báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọiđối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh, quan hệ quản lý với doanhnghiệp Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản (cố định vàlưu động) hiện có của doanh nghiệp đồng thời cũng phản ánh số vốn (vốn tự

có và nợ vay) hình thành các loại tài sản đó tại một thời điểm nhất định,thường là cuối quý hoặc cuối năm

x Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, có thể là một quýhoặc một năm Đây chính là điểm khác nhau giữa Báo cáo kết quả kinh doanh

và Bảng cân đối kế toán Nhìn vào Báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấyđược một cách tổng quát nhất toàn bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cảmột thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

8

Thang Long University Libraty

Trang 17

x Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Đây cũng là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của doanhnghiệp, phản ánh sự vận động của dòng tiền Tiền tăng hay giảm từ hoạt độngsản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường; tiền tăng

do tài sản giảm hay nguồn vốn tăng và ngược lại tiền giảm do tài sản tăng haynguồn vốn giảm Trên cơ sở báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà phân tích sẽ cânđối ngân quỹ nhằm đảm bảo cho mục đích chi trả hiện tại và tương lai

Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết vớinhau, mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong các báo cáo này hoặc trực tiếp, gián tiếplàm ảnh hưởng đến các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáotài chính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưuchuyển tiền tệ kết hợp với bảng cân đối kế toán kỳ trước để đọc và kiểm trabảng cân đối kỳ này Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệpcác nhà phân tích cần đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhậnbiết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp với mụctiêu phân tích của họ Có thể nói, thông tin kinh tế là những thông tin nền tảngnhất cho người nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp phân tích tài chính củadoanh nghiệp

Những thay đổi của nền kinh tế vĩ mô sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạtđộng của doanh nghiệp Do đó, những thông tin về nền kinh tế vĩ mô rất cầnđược đưa vào xem xét khi tiến hành phân tích tài chính để đảm bảo sự đánhgiá khách quan và chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đó là những thông tin chung về tinh hinh kinh tế chinh tri,̣ môi trường̀̀́pháp lý… Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: chính sách tài khóa,tiền tệ, tín dụng, ngân hàng… Sự suy thoái hoă ̣c tăng trưởng của nề n kinh tế

x Thông tin kinh tế vĩ mô

Trang 18

có tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ đế n cơ hô ̣i kinh doanh, đế n sự biế n đô ̣ng giá cả của cácyế u tố đầ u vào và thi ̣ trường tiêu thu ̣ sản phẩ m đầ u ra từ đó tác đô ̣ng đế n kế tquả kinh doanh của doanh nghiêp Môi trường kinh doanh và đầu tư với chínḥsách luật pháp liên quan đến việc sử dụng lao động, đất đai, môi trường.

x Thông tin ngành

Nô ̣i dung nghiên cứu trong pha ̣m vi ngành là viêc đă ̣t sự phát triể n củạdoanh nghiê ̣p trong mố i liên hê ̣ với các hoa ̣t đô ̣ng chung của ngành Đă ̣c điể mngành liên quan đế n tinh chấ t của các sản phẩ m, quy trình kỹ thuâ ̣t áp du ̣ng,́

cơ cấ u sản xuấ t, nhip đô ̣ phát triể n của các chu kỳ kinh tế , sự thay đổ i công̣nghê ̣, chiế n lươ ̣c ca ̣nh tranh, khuynh hướng tiêu dùng tương lai

Thông tin theo ngành kinh tế đă ̣c biêṭ là hê ̣ thố ng chỉ tiêu trung bìnhngành là cơ sở tham chiế u để người phân tích có thể đánh giá, kế t luâ ̣n chínhxác về tình hinh tài chinh doanh nghiêp.̣

̀́

x Thông tin thị trườngDoanh nghiệp với sức ép của thị trường cạnh tranh, những đòi hỏi vềchất lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả hàng hóa, chất lượng dịch vụ ngày

càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần có nhữngthông tin nắm bắt thị hiếu của khách hàng để thay đổi chính sách sản phẩm,

đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao

1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ vàbiện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệbên trong và bên ngoài, các luồng tiền dịch chuyển và biến đổi tài chính, cácchỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tài chính doanh nghiệp ởquá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanh nghiệp trong tương lai, giúp cácđối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn Về lýthuyết, có nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, mỗi

10

Thang Long University Libraty

Trang 19

phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng nhưng trên thực tế, người ta hay sửdụng phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp so sánh và phương phápphân tích Dupont.

So sánh số liệu của 5-10 năm là so sánh dài hạn để thấy được xu hướng biếnđộng của các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể

so sánh được của các chỉ tiêu tài chính Đó là sự thống nhất về không gian,thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán và theo mục đích phân tích

mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặckhông gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giátrị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bìnhquân

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ

xu hướng thay đổi về tình hình tài chính, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùitrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành

kế hoạch đã đặt ra của doanh nghiệp

- So sánh giữa số thực hiện của doanh nghiệp với số liệu trung bình củangành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh

Trang 20

nghiệp tốt hay xấu so với các doanh nghiệp khác và với mức trung bình củangành.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so vớitổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi và

xu hướng biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu qua cácniên độ kế toán liên tiếp

Phương pháp so sánh thường được sử dụng kết hợp với phương phápphân tích tỷ số thông qua việc so sánh và phân tích sự biến động của các tỷ sốtài chính qua các năm hoặc so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp vớicác tỷ số định mức Khi so sánh, cần chú ý rằng việc so sánh chỉ có ý nghĩanếu các chỉ tiêu đem so sánh có cùng nội dung, tính chất và có cùng đơn vịtính toán

1.1.4.2 Phương pháp phân tích tỷ số

Phân tích tỷ số là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biếntrong phân tích tài chính Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ

số của các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi của các

tỷ số chính là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phươngpháp tỷ số yêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét,đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ số củadoanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu

Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến bởi vì nguồn thôngtin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ

sở để hình thành những tỷ số tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ sốcủa doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc áp dụng côngnghệ thông tin cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toánhàng loạt các tỷ số

12

Thang Long University Libraty

Trang 21

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phânchia thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theocác mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: phản ánh khả năng hoàn trả cáckhoản nợ của doanh nghiệp

- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: phản ánh mức

độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanhnghiệp

- Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: đặc trưng cho việc sử dụng nguồnlực của doanh nghiệp;

- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: phản ánh hiệu quả hoạt động tổnghợp nhất của một doanh nghiệp

- Nhóm tỷ số về giá trị thị trường: đây là nhóm chỉ số tính cụ thể cho cổphiếu của doanh nghiệp, cũng là nhóm chỉ số được các nhà đầu tư đặc biệtquan tâm

Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ từng bộ phậncủa hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau Trong quá trìnhphân tích, tùy theo mục đích phân tích mà nhà phân tích chú trọng vào cácnhóm tỷ số, các tỷ số khác nhau

Phương pháp phân tích tỷ số giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sựbiến động và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính Tuy nhiên,

phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: việc phân tích đòihỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu chuẩn để làm cơ sở tham chiếu, quy mô dữliệu cho phân tích lớn Hạn chế lớn nhất của phương pháp này đó là mỗi tỷ sốchỉ là một chỉ tiêu độc lập, phản ánh một khía cạnh về tình hình tài chính củadoanh nghiệp tại một thời điểm mà không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến

sự thay đổi của các hiện tượng tài chính Do đó, nếu đứng độc lập thì các tỷ số

Trang 22

tài chính không có ý nghĩa cho việc phân tích Để khắc phục hạn chế này của

phương pháp phân tích tỷ số, người ta sử dụng phương pháp phân tích

Dupont

1.1.4.3 Phương pháp phân tích Dupont

Đây là một phương pháp phân tích tài chính mới và được áp dụng rấthiệu quả trong phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay Thực chất phương

pháp phân tích tài chính Dupont cũng phải dựa trên cơ sở các tỷ lệ được tính

toán theo phương pháp tỷ lệ Theo phương pháp này, một chỉ tiêu tổng hợp sẽ

được tách thành nhiều tỷ số có quan hệ với nhau để xem xét tác động của các

tỷ số đó tới chỉ tiêu tổng hợp Phương pháp này giúp nhà phân tích đánh giá

tác động vòng quay toàn bộ vốn, doanh lợi tiêu thụ đến doanh lợi vốn chủ sở

hữu Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình Dupont

Tổng tài sản BQ

11- Rd

=

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Tổng tài sản BQ

=

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Tổng tài sản BQNếu doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của mình thì ta có

Với Rd=(Nợ/ Tổng tài sản) là hệ số nợ và phương trình này gọi làphương trình Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn chủ sởhữu vào doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ Kết quả này

14

Thang Long University Libraty

Trang 23

cho thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu: Nếudoanh nghiệp có lợi nhuận cao trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càngcao và ngược lại nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì càng sử dụng nợ càng làmtăng lỗ.

Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp cho nhà phântích, phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp Nếu doanhlợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trongcùng một ngành thì dựa vào hệ thống chỉ tiêu theo phương pháp phân tíchdupont nhà phân tích có thể tìm ra nguyên nhân Ngoài việc có thể được sửdụng để so sánh các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó cóthể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong cùngmột thời kỳ và từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thế sẽ gặpphải

Nhà phân tích biết sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tỷ số vàphương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tàichính doanh nghiệp

Tóm lại, có thể thấy rằng, trong kỹ thuật phân tích tài chính, thông quacác tỷ số tài chính cho thấy tình hình tài chính của một doanh nghiệp, cũngnhư điểm mạnh và điểm yếu về mặt tài chính doanh nghiệp cần phải hoànthiện thì phương pháp Dupont lại cho thấy các nguyên nhân của tình trạng tàichính đó Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm, do vậy, khi tiến hànhphân tích tài chính, doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn phương pháp nào haykết hợp nhiều phương pháp để đưa ra một kết quả phân tích chính xác nhất

Trang 24

1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp

1.2.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn

x Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốnPhân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ngoài việc so sánh số cuối kỳ và

số đầu kỳ về số tuyệt đối và tỷ trọng, còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng từng

loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của

A Nợ phải trả

B Vốn chủ sở hữuTổng cộng nguồn vốn

Số tiền %

x Phân tích diễn biến nguốn vốn và sử dụng vốnPhân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét sự thay đổicủa các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một

thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Trong quá trình phân tích này những người phân tích tài chính cần phảixây dựng bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng này giúp cho việc xác

16

Thang Long University Libraty

Trang 25

định rõ nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn So sánh sựthay đổi các khoản mục trong một thời kỳ giữa hai thời điểm trong từng chỉtiêu của bảng cân đối kế toán Sự so sánh này sẽ cho thấy hai chỉ tiêu sử dụngvốn và nguồn vốn với nguyên tắc:

Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn.Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.Tổng số tăng của cột sử dụng vốn và nguồn vốn luôn bằng nhau thểhiện sự biến động về vốn của chu kỳ kinh doanh đó

Bảng 1.2: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốnChỉ tiêu

1.2.1.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh

Mục đích của việc phân tích này cho thấy tình hình tài chính có sự lànhmạnh và ổn định hay không? Tài sản cố định có được đảm bảo bằng nguồn

Trang 26

vốn dài hạn không? Nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có bị mất cân đối

không?…

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có: tài sản lưuđộng và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn Để hình thành hailoại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốnngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trongkhoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

nợ ngắn hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác

Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài chohoạt động kinh doanh gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung,dài hạn… nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cốđịnh, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được hình thànhtài sản lưu động Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định haygiữa tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn gọi là vốn lưu động thườngxuyên Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc mức độ của vốn lưuđộng thường xuyên (vốn lưu động ròng)

Ta có công thức :Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản cố định

Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nguồn vốn ngắn hạn

Vốn lưu động ròng còn được gọi là vốn kinh doanh, là phần tài sản lưuđộng vượt quá các khoản nợ ngắn hạn, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giánăng lực thanh toán của doanh nghiệp Tình hình vốn lưu động không chỉquan trọng đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn là một chỉ tiêu được dùngrộng rãi để ước lượng những rủi ro tài chính của doanh nghiệp Trong trườnghợp các nhân tố khác như nhau, doanh nghiệp có vốn lưu động ròng càng caocàng tốt vì càng có thể thực hiện được nhiệm vụ tài chính trong kỳ Vì vốn

18

Thang Long University Libraty

Trang 27

lưu động ròng là một chỉ tiêu quan trọng ước lượng các rủi ro tài chính, chonên tình hình vốn kinh doanh còn ảnh hưởng tới năng lực vay nợ để tạo vốn.Lượng vốn lưu động ròng cao hay thấp được quyết định bởi mức độ tiền mặtvào ra của doanh nghiệp Có nghĩa, nếu lượng tiền mặt vào ra của doanhnghiệp không có tính chính xác thì doanh nghiệp đó cần phải duy trì nhiềuvốn lưu động ròng để chuẩn bị trả nợ đáo hạn trong kỳ Do đó, cho thấy tínhkhó dự đoán của lượng tiền mặt và tính không điều hoà của lượng tiền vào ralàm cho doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn lưu động ròng cần thiết.

Trong thực tế, người ta thường hay so sánh lượng vốn lưu động với cáctrị số của năm trước để xác định lượng vốn có hợp lý hay không Vì quy môcủa doanh nghiệp là khác nhau nên so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau

là không có ý nghĩa

Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụthuộc vào Vốn lưu động ròng Do vậy mà nhiều doanh nghiệp thể hiện sựphát triển ở sự tăng trưởng Vốn lưu động ròng

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số luân chuyển tài sản lưu động

-tỷ số thanh toán hiện hành – không phản ánh chính xác khả năng thanh toán,

do nếu hàng tồn kho là những loại hàng hoá khó bán thì doanh nghiệp rất khóbiến chúng thành tiền Do vậy, khi phân tích, chúng ta cần phải quan tâm đến

tỷ số thanh toán nhanh

Ngoài ra nhằm mục đích nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạtđông kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thườngxuyên (là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần tài sảnlưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu) để phân tích:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu– Nợ ngắn hạn

Trang 28

Nếu nhu cầu của vốn lưu động >0 tức là tồn kho và các khoản phải thulớn hơn nợ ngắn hạn Việc sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn cácnguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệpphải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch Giải pháp trongtrường hợp này là: doanh nghiệp phải nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho

và giảm các khoản phải thu ở khách hàng

Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên <0 thì các nguồn vốn ngắnhạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh

nghiệp Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn dể tài trợ cho chu kỳkinh doanh

1.2.2 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽnhững đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động đểđưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếunhư trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động(sự dịch chuyển của các dòng tiền) được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và

sử dụng vốn qua Báo cáo kết quả kinh doanh Thông qua các báo cáo tàichính này, các nhà phân tích có thể đánh giá những thay đổi về vốn lưu độngròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó có thể đánh giá những thay đổi về ngânquỹ của doanh nghiệp Như vậy, giữa các báo cáo tài chính có mối liên hệ rấtchặt chẽ: Những thay đổi trên Bảng cân đối kế toán được lập từ đầu kỳ vàcuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ Báo cáo Kết quả kinh doanhđược thể hiện trên Bảng tài trợ và liên quan mật thiết đến ngân quỹ của doanhnghiệp

Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định,người ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá chi

20

Thang Long University Libraty

Trang 29

tiết hơn tình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu củadoanh nghiệp Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều tỷ lệ rất có ýnghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn…, của doanh nghiệp.

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp – Chi phí bán hàng, quản lý(không kể khấu hao và lãi vay)

Thu nhập trước thuế và lãi = Thu nhập trước khấu hao và lãi – Khấu haoThu nhập trước thuế = Thu nhập trước thuế và lãi – Lãi vay

Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên cơ sở đó, nhà phân tích có thể xác định mức tăng tuyệt đối và mứctăng tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để nhận biết tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Đồng thời nhà phân tích cần so sánh cùng với các chỉtiêu cùng loại của doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanhnghiệp

1.2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc sử

dụng các chỉ số tài chính cơ bản

1.2.3.1 Các tỷ lệ về khả năng thanh toán

Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ đáo hạncủa các loại tiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánhtình hình tài chính và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá mộtmặt quan trọng về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánhgiá và phân tích về mặt này có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của doanhnghiệp

Năng lực tài chính thấp không những chứng tỏ doanh nghiệp bị căngthẳng về tiền vốn, không có đủ tiền để chi tiêu trong việc kinh doanh hàngngày, mà còn chứng tỏ sự quay vòng của đồng vốn không nhanh nhạy, khó cóthể thanh toán được các khoản nợ đến hạn, thậm chí doanh nghiệp có thể

Trang 30

đứng trước nguy cơ bị phá sản Vì trong quá trình kinh doanh, chỉ cần mứcthu lợi của tiền đầu tư lớn hơn lãi suất vốn vay sẽ có lợi cho cổ đông nhưngvay nợ quá nhiều sẽ làm tăng rủi ro của doanh nghiệp Vay vốn để kinh doanh

có thể làm tăng lợi nhuận của cổ phiếu từ đó làm tăng giá trị cổ phần củadoanh nghiệp, nhưng rủi ro tăng lên thì trên mức độ nào đó cũng làm giảm giátrị cổ phần

Năng lực thanh toán của doanh nghiệp gồm: thanh toán nợ ngắn hạn vàthanh toán nợ dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn chủ yếu là cùng tiền lãitrong quá trình kinh doanh để thanh toán Nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vàonăng lực lưu động và tài sản lưu động của doanh nghiệp làm đảm bảo Việcđánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp phải bao gồm cả hai mặt:đánh giá năng lực thanh toán nợ ngắn hạn và năng lực thanh toán nợ dài hạn

Năng lực thanh toán nợ ngắn hạn là năng lực chi trả các khoản nợ ngắnhạn Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức làcác khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm Loại nợ này phải thanh toánbằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác Các khoản nợ này có rủi ro caođối với tài chính của doanh nghiệp Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làmcho doanh nghiệp phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ Trong Bảng cân đối tài sản,các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động có quan hệ đối ứng, phải dùng tàisản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn

x Khả năng thanh toán hiện hànhCông thức tính:

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Các khoản nợ ngắn hạn

Trong đó, tài sản lưu động bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho) Còn nợ ngắn hạn baogồm: các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụngkhác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác Cả

22

Thang Long University Libraty

Trang 31

tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời gian nhất định - thường là mộtnăm.

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toánngắn hạn của doanh nghiệp, cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trongmột giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó

Tỷ số này có được chấp thuận hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh vớigiá trị trung bình của ngành và so sánh với các tỷ số của năm trước

Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ của doanhnghiệp giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềmtàng Ngược lại, khi giá trị của tỷ số này cao hơn, có nghĩa là khả năng thanhtoán nợ của doanh nghiệp tăng, là dấu hiệu đáng mừng Tuy nhiên, khi giá trịcủa tỷ số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tàisản lưu động Điều này có thể do sự quản trị tài sản lưu động còn chưa hiệuquả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc do quá nhìều nợ phải đòi v.v…làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nói chung, tỷ số luân chuyển tài sảnlưu động hay tỷ số thanh toán hiện hành trong khoảng 1 – 2 là vừa, nhưngtrong thực tế khi phân tích tỷ số này cần kết hợp với đặc điểm ngành nghềkhác nhau và các yếu tố khác như: cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp,năng lực biến động thực tế của tài sản lưu động Có ngành có tỷ số này cao,nhưng cũng có ngành nghề có tỷ số này thấp, không thể nói chung chungđược và cũng không thể dựa vào kinh nghiệm được…

x Tỷ số thanh toán nhanh

Công thức tính:

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / cáckhoản nợ ngắn hạn

Trang 32

Trong đó, tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho còn được gọi là tài sảnvòng quay nhanh Do hàng tồn kho (Dự trữ) là các tài sản có tính thanh khoảnthấp nhất trong tổng tài sản lưu động, mất nhiều thời gian và dễ bị lỗ nhất khibán nên không được tính vào tỷ số thanh toán nhanh.

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắnhạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho ) Do đó, có thể thấy

tỷ số thanh toán nhanh phản ánh chính xác hơn, chân thực hơn về khả năngthanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn năm trước có nghĩa là những thay đổi

về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanhnghiệp yếu đi và ngược lại Tuy nhiên, tỷ số này cũng cần tuỳ theo sự cầnthiết của ngành: các ngành nghề khác nhau thì yêu cầu đối với tỷ số thanhtoán nhanh cũng khác nhau Ví dụ, các ngành dịch vụ thì cần tiêu thụ nhiềutiền mặt, các khoản cần thu lại tương đối ít, do đó cho phép duy trì tỷ số nàythấp hơn 1 Ngoài ra, vì các khoản nợ của doanh nghiệp không thể tập trungthanh toán vào cùng một thời kỳ, nên tỷ suất thanh toán nhanh nhỏ hơn 1không có nghĩa là không an toàn mà chỉ cần lượng tài sản lưu động nhanh lớnhơn những khoản nợ cần phải trả ngay trong kỳ gần nhất là có thể chứng tỏrằng tính an toàn được đảm bảo

1.2.3.2 Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn

Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính củadoanh nghiệp Các nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả huy động vốn nhằmđảm bảo đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối đa Điều này không những quantrọng đối với doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhàđầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay… Nếu khả năng tự chủ tài chínhcủa doanh nghiệp lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, do

24

Thang Long University Libraty

Trang 33

đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về nhiều mặt trong kinh doanh và tăngnguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các tỷ số về đòn bẩy được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ

sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp.Đòn cân nợ tăng làm gia tăng tiềm năng tạo ra lợi nhuận và đồng thời cũnglàm tăng rủi ro cho các chủ sở hữu Vì tăng vốn bằng cách vay nợ làm tăngkhả năng vỡ nợ của doanh nghiệp nên nguy cơ không thu hồi được nợ của cácchủ nợ tăng, và nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuậndành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể

Nhóm các tỷ số về đòn bẩy gồm có: Tỷ số nợ; Tỷ số về khả năng thanhtoán lãi vay; Tỷ số về khả năng thanh toán các chi phí cố định

vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì doanhnghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Để có nhận địnhđúng về tỷ số này cần phải kết hợp với các tỷ số khác nữa

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí trả lãi

Trong đó, EBIT là Thu nhập trước thuế và trả lãi, phản ánh số tiền màdoanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay Chi phí trả lãi vay bao gồm: tiềnlãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài

Trang 34

hạn, tiền lãi của các hình thức vay mượn khác Đây là một khoản tương đối

ổn định và có thể tính trước được

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trướcthuế của doanh nghiệp, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảmbảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào Việc không trả được các khoản nợnày sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản

1.2.3.3 Các tỷ lệ về khả năng hoạt động

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là năng lực tuần hoàn của vốndoanh nghiệp, là một mặt quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanhnghiệp Vì vốn của doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản:tài sản lưu động và tài sản cố định, nên cần phải đo lường hiệu quả sử dụngtổng tài sản, và từng bộ phận cấu thành tổng tài sản Nói chung, sự tuần hoànvốn của doanh nghiệp là sự vận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn sản xuất,vốn hàng hoá – dịch vụ Trong đó, sự vận động của hàng hoá – dịch vụ có ýnghĩa quan trọng vì hàng hoá, dịch vụ có được tiêu dùng thì mới thực hiệnđược giá trị, thu hồi được vốn và hoàn thành vòng tuần hoàn của vốn Do vậy,nhà quản lý có thể thông qua mối quan hệ và sự biến động của tình hình tiêuthụ sản phẩm, dịch vụ và chiếm dụng vốn của doanh nghiệp để phân tích tìnhhình vận động của vốn Tình hình vận động vốn của doanh nghiệp tốt, chứng

tỏ trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cao, hiệu suất sử dụng tiềnvốn cao Ngược lại, sẽ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp làthấp

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá năng lực kinh doanh,bao gồm các tỷ số: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Vòng quay dự trữ ); Kỳthu tiền bình quân; Hiệu quả sử dụng tài sản cố định; Hiệu quả sử dụng toàn

bộ tài sản

26

Thang Long University Libraty

Trang 35

Tỷ số vòng quay hàng tồn = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho bìnhquân.

Trong đó, doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụtrong kỳ không phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiếtkhấu, giảm giá hay hàng hoá bị trả lại Còn hàng hoá tồn kho bao gồm cácloại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, vật liệu phụ còn tồntrong kho Độ lớn của quy mô tồn kho tuỳ thuộc vào sợ kết hợp của nhiều yếu

tố như: ngành kinh doanh, thời điểm phân tích, mùa vụ,… Trong quá trìnhtính toán chúng ta cần phải lưu ý: mặc dù doanh thu được tạo ra trong suốtnăm, nhưng giá trị hàng tồn kho trong Bảng cân đối là mức tồn kho tại mộtthời điểm cụ thể, do vậy khi tính chúng ta phải lấy giá trị tồn kho trung bìnhnăm

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn khocủa các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu, là chỉ tiêu phản ánh nănglực tiêu thụ hàng hoá và tốc độ vòng quay hàng tồn trữ, đồng thời để ướclượng hiệu suất quản lý hàng tồn trữ của doanh nghiệp và là căn cứ để ngườiquản lý tài chính biết được doanh nghiệp bỏ vốn vào lượng trữ hàng quánhiều hay không Do đó, nhìn chung hàng tồn kho lưu thông càng nhanh càngtốt Nếu mức quay vòng hàng tồn kho quá thấp, chứng tỏ lượng hàng tồn quámức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không tốt sẽ là một biểu hiện xấutrong kinh doanh Vì hàng tồn trữ còn trực tiếp liên quan đến năng lực thu lợicủa doanh nghiệp Cho nên trong trường hợp lợi nhuận lớn hơn không, số lầnquay vòng hàng tồn kho nhiều chứng tỏ hàng lớn trữ chỉ chiếm dụng số vốnnhỏ, thời gian trữ hàng ngắn, hàng tiêu thụ nhanh, thu lợi sẽ càng nhiều

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân / Doanh thu bình quânmột ngày

Trang 36

Trong đó, các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền

có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền,các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán Cáckhoản phải thu bình quân bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và cuối kỳ

Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu / 360Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánhgiá khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Vì rằng nếu các khoản phảithu của doanh nghiệp không được thu hồi đủ số, đúng hạn thì không nhữnggây tổn thất đọng nợ cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinhdoanh Số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bịđọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc

độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao Tính lưu động của tài sản mạnh,năng lực thanh toán ngắn hạn rất tốt, về một mức độ nào đó có thể khoả lấpnhững ảnh hưởng bất lợi của tỷ suất lưu động thấp Đồng thời, việc nâng caomức quay vòng của các khoản phải thu còn có thể làm giảm bớt kinh phí thu

nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư tài sản lưuđộng của doanh nghiệp tăng lên tương đối Ngược lại, nếu tỷ số này cao thìdoanh nghiệp cần phải tiền hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ranguyên nhân tồn đọng nợ Trong nhiều trường hợp, có thể do kết quả thựchiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làmcho lượng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thôngqua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có Kỳ thu tiền bình quân cao

Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá

là rất tốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trongviệc quản trị các khoản phải thu Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản

28

Thang Long University Libraty

Trang 37

phải thu để sớm phát hiện những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịpthời.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố địnhbình quân

Trong đó, giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cốđịnh tính theo giá trị ghi sổ kế toán, tức nguyên giá của tài sản cố định khấutrừ phần hao mòn tài sản cố định dồn đến thời điểm tính

Tỷ số này còn được gọi là mức quay vòng của tài sản cố định, phản ánhtình hình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất

sử dụng tài sản cố định Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tàisản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm Tỷ số nàycao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thuthuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định củadoanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao Ngược lại,nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp,kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệpkhông mạnh Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sảncác loại

Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân

Trong đó, tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanhnghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán

và dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán

Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệuquả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện mộtđồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Trang 38

Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đềutương đối ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bìnhquân của mức tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ Nếu tổng mức tài sản có sự thayđổi biến động lớn thì phải tính theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mứcquay vòng của tổng tài sản thì các trị số phân tử và mẫu số trong công thứcphải lấy trong cùng một thời kỳ.

Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụngtổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt Giátrị của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi íchcàng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán vànăng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao Nếu ngược lại thì chứng tỏ cáctài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng có hiệu quả

1.2.3.4 Các tỷ lệ về khả năng sinh lời

Các tỷ số trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt Để phảnánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý,chúng ta cần phải tính toán các tỷ số lợi nhuận Thông qua các tỷ số lợi

nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thu lợi của doanh nghiệp, là khảnăng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp Vì lợi nhuận là kết quả cuối cùngtrong kinh doanh của doanh nghiệp, thu được lợi nhuận là mục tiêu chủ yếucủa sự tồn tại của doanh nghiệp là một mặt quan trọng trong đánh giá thànhtích tài chính của doanh nghiệp Các đối tượng liên quan: nhà đầu tư, chủ sởhữu, nhà quản lý… đều quan tâm đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp

Năng lực thu lợi của doanh nghiệp rất quan trọng đối với những ngườicho vay, vì lợi nhuận thuần của doanh nghiệp là một trong những nguồn tiềnchủ yếu để thanh toán nợ Không thể tưởng tượng nổi khi một doanh nghiệpthua lỗ liên miên có thể có khả năng thanh toán mạnh

30

Thang Long University Libraty

Trang 39

Năng lực thu lợi cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tưmua cổ phần Vì các cổ đông thu lợi đầu tư là thông qua cổ tức, mà toàn bộ cổtức lại từ lợi nhuận tịnh của doanh nghiệp mà có Hơn nữa đối với công ty cótham gia thị trường chứng khoán thì có sự tăng trưởng của lợi nhuận làm chocác cổ đông có thêm lợi về giá cổ phiều trên thị trường.

Năng lực thu lợi của doanh nghiệp cũng quan trọng đối với các nhàquản lý vì tổng lợi nhuận và lợi nhuận thuần là những chỉ tiêu để đánh giáthành tích kinh doanh của những người quản lý

phẩm Nếu tỷ số này giảm thì doanh nghiệp cần phân tích và tìm biện phápgiảm các khoản chi phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, từ đó tăng khả năng thulợi của doanh nghiệp

Tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản= (Lợi nhuận thuần / Tổng tàisản bình quân) x 100

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vàodoanh nghiệp Hay nói cách khác là tỷ số này phản ánh năng lực thu lợi củadoanh nghiệp khi sử dụng toàn bộ các nguồn kinh tế của mình

Cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh là phải cótài sản nhất định, đồng thời các hình thái của tài sản cũng phải được bố trí hợp

lý để các tài sản cố thể được sử dụng một cách có hiệu quả Trong một thời kỳnhất định, nếu doanh nghiệp chiếm hữu và hao phí ít tài sản, mà lợi nhuận thuđược càng nhiều thì năng lực thu lợi của tài sản là ước lượng việc vận dụng có

Trang 40

hiệu quả các tài sản và là một phương thức phản ánh hiệu quả đầu tư về tổngthể, đồng thời quan trọng đối với những người quản lý và những người đầu

tư Những người quản lý doanh nghiệp thường quan tâm tới năng lực thu lợicủa tài sản có cao hơn mức lợi nhuận bình quân của tài sản xã hội và cao hơnmức lợi nhuận tài sản trong ngành hay không Và trong một thời kỳ nhất định,

do đặc điểm kinh doanh và các nhân tố hạn chế khác nhau, năng lực thu lợicủa các ngành nghề khác nhau cũng sẽ khác nhau: có ngành thu lợi cao và cóngành thu lợi thấp

Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)Công thức tính:

ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được cácnhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhấttrong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

Doanh lợi tài sản (ROA)

và lãi vay hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản

32

Thang Long University Libraty

Ngày đăng: 12/07/2016, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w