Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị,về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục,thể thao đến năm 2020, xác định quan đi
Trang 1NGUYỄN VĂN LONG
NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY
CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
ĐÀ NẴNG, NĂM 2016
Trang 2NGUYỄN VĂN LONG
NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY
TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16.
Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62.14.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1 GS.TS Lê Văn Lẫm
2 TS Lê Hồng Sơn
ĐÀ NẴNG, NĂM 2016
Trang 3cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả đượctrình bày trong luận án là trung thực và chưađược tác giả nào công bố trong bất kỳ côngtrình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Long
Trang 41.2 Cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly
trung bình.
18
1.2.2 Các quan điểm về huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam
vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa
tuổi 15-16:
19
1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tố chất sức bền
của vận động viên chạy cự ly trung bình lứa tuổi thiếu
1.2.5 Một số phương pháp tập luyện hiện đại về chạy cự ly
trung bình trên Thế giới:
28
1.2.6 Đặc điểm tâm, sinh lý của nam vận động viên Điền kinh
trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16: 31
1.3 Bài tập thể lực và sự phân loại bài tập trong huấn
luyện thể thao.
45
1.3.2 Phân loại bài tập thể lực trong huấn luyện thể thao: 45
1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến sức bền
chuyên môn trong huấn luyện thể thao.
49
Trang 52.2 Phương pháp nghiên cứu 54
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 54
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn toạ đàm: 55
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm: 56
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm: 56
2.2.5 Phương pháp kiểm tra Y sinh: 66
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 67
2.2.7 Phương pháp toán học thống kê: 68
CHƯƠNG III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
73
3.1 Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam
vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa
tuổi 15-16.
73
3.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiển về việc lựa chọn test đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ
chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
73
3.1.2 Kết quả lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho
nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình
lứa tuổi 15 – 16:
76
3.1.3 Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ
lứa tuổi 15 – 16:
77
3.1.4 Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ lứa tuổi 15-16:
80
3.1.5 Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam vận
động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
87
3.1.7 Bàn luận về thực trạng sức bền chuyên môn cho nam
vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi
15-16:
90
3.2 Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy
cự ly trung bình lứa tuổi 15- 16 ở Trung tâm huấn luyện
95
Trang 63.2.2 Cơ sở khoa học lựa chọn các bài tập: 973.2.3 Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa
tuổi 15- 16:
109
3.2.5 Bàn luận về kết quả lựa chọn bài tập phát sức bền
chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự
ly trung bình lứa tuổi 15- 16:
114
3.3 Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập đã lựa
chọn nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam
vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa
119
3.3.2 Xây dựng chu kỳ huấn luyện và tiến trình thực nghiệm: 120
3.3.4 Bàn luận về ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập
phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên
Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 71.2 Chỉ tiêu phát triển trưởng thành tự nhiên dung tích tim
thời kỳ thiếu niên
22
1.3 Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh trẻ
và Bơi lội ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
35
1.4 Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh ở
Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
36
1.5 Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng ở cự ly trung
bình và dài của môn Điền kinh
43
1.6 Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động của
cơ bắp khi nỗ lực tối đa trong các nội dung chạy củamôn Điền kinh
44
3.1 Kết quả 02 lần phỏng vấn về những yếu tố cần thiết để
kiểm tra đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻlứa tuổi 15 - 16
Sau 75
3.2 Kết quả 02 lần phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá
SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trungbình lứa tuổi 15-16
Sau 76
3.3 Hệ số tương quan giữa 2 lần kiểm tra của các tests
đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15
77
3.4 Hệ số tương quan giữa 2 lần kiểm tra của các tests
đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 16
78
3.5 Hệ số tương quan giữa thành tích các test SBCM với
thành tích thi đấu 1500m của nam VĐV Điền kinh trẻlứa tuổi 15
79
3.6 Hệ số tương quan giữa thành tích các test SBCM với
thành tích thi đấu 1500m của nam VĐV Điền kinh trẻlứa tuổi 16
79
3.7 Kiểm tra so sánh thành tích giữa hai nhóm tuổi 15 và
16 của nam VĐV Điền kinh trẻ
81
3.8 Kết quả kiểm tra SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ
lứa tuổi 15 -16
82
3.9 Phân loại SBCM theo từng test cho nam VĐV Điền
kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
Sau 83
Trang 83.13 Thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy
cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở các tỉnh Miền trung
87
3.14 Thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly
trung bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia ĐàNẵng
88
3.15 Phân bổ KLHL năm về sức bền của nam VĐV Điền kinh
trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTTQuốc gia Đà Nẵng
96
3.16 Mối quan hệ giữa các test sư phạm với các test y-sinh đánh
giá SBCM của nam VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi15-16
98
3.17 Kết quả phỏng vấn về mối quan hệ giữa SBCM với
các tố chất thể lực khác
99
3.18 Kết quả phỏng vấn vai trò của các tố chất thể lực đối
với SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự lytrung bình lứa tuổi 15-16
100
3.19 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá SBC
cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứatuổi 15-16
101
3.20 Mối tương quan giữa test SBCM với test SBC của
nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi15-16
102
3.21 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh
của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi15-16
104
3.22 Mối tương quan giữa test SBCM với test sức mạnh của
nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16
15-105
3.23 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức nhanh
của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi15-16
107
3.24 Mối tương quan giữa test SBCM với test sức nhanh
của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
108
Trang 9triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự lytrung bình lứa tuổi 15-16
110
3.27 Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ ưu tiên của các bài
tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy
cự ly trung bình ở lứa tuổi 15-16 tại Trung tâm HLTTQuốc gia Đà Nẵng
Sau111
3.28 Nội dung các giai đoạn huấn luyện trong thời gian thực
nghiệm cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trungbình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia ĐàNẵng
120
3.29 Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM tuần
(Chu kỳ I)
Sau1203.30 Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM tuần
(Chu kỳ II)
Sau1203.31 Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM
tuần (Chu kỳ III)
Sau1203.32 Kết quả kiểm tra SBCM của NTN và NĐC trước thực
3.35 Nhịp độ tăng trưởng về kết qủa kiểm tra các test đánh
giá SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự lytrung bình lứa tuổi 15-16 ở NTN qua các giai đoạnkiểm tra
Sau123
3.36 Đánh giá SBCM của NTN thông qua phân loại 1243.37 So sánh thành tích của NĐC sau 18 tháng thực
nghiệm
125
3.38 Nhịp độ tăng trưởng về kết qủa kiểm tra các test
đánh giá SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự
ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở NĐC qua các giai đoạnkiểm tra
Sau125
3.39 Đánh giá SBCM của NĐC thông qua phân loại 1263.40 Kết quả kiểm tra SBCM của 2 nhóm sau 18 tháng 128
Trang 10nghiệm 18 tháng
Biểu
đồ
3.2 Thực trạng SBCM của 40 nam VĐV Điền kinh trẻ ở
các tỉnh Miền Trung
88
3.3 Thực trạng SBCM của 15 nam VĐV Điền kinh trẻ ở
Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
trong quá trình thực nghiệm 18 tháng
Sau1273.8 Phân loại SBCM của NĐC sau 18 tháng thực nghiệm 1273.9 Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC ở chu kỳ 3 Sau
1303.10 Kết quả phân loại SBCM của 2 nhóm sau 18 tháng
Trang 11GS Giáo sư
Trang 12Aerobic Ưa khí (có oxy)
Anaerobic Yếm khí (không có oxy)
ATP-CP Ademosine Triphotphat-Creatin photphat
AT theo VO2 Lượng oxy hấp thụ ở thời điểm giữa ưa và yếm khí
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóahiện đại hóa từ nay đến năm 2020, năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6thông qua Đây là bản Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung của bản Hiến phápnăm 1992, với mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xãhội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triểntoàn diện trên tất cả các lĩnh vực nói chung, trong đó có thể dục thể thao nóiriêng
Để thực hiện được mục tiêu, ý tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta quan tâm
và xác định yếu tố con người luôn là mục tiêu và động lực trong sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng
12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, v/v phê duyệt “Chiến lược phát triển
thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”, với quan điểm phát triển thể dục,
thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội củađất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực,tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanhthiếu niên Chiến lược nhấn mạnh cần phải phát triển đồng bộ TDTT trongtrường học, TDTT trong lực lượng vũ trang, TDTT quần chúng, trong đó chútrọng phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp Chỉ tiêu đề ra
là giữ vững vị trí trong tốp 3 của thể thao khu vực Đông Nam Á (SEAGames), phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 45 VĐV vượt qua các cuộc thivòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 32 Chiếnlược cũng đưa ra 10 môn thể thao trọng điểm loại I trong đó có Điền kinh.Mặc dù trong thời gian qua môn Điền kinh đã có vị trí nhất định ở khu vựcĐông Nam Á (thứ hạng luôn nằm trong tốp 3 SEA Games), tuy nhiên so vớicác nước trong khu vực Châu Á và thế giới thì còn rất khiêm tốn
Trang 14Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị,về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục,thể thao đến năm 2020, xác định quan điểm: Phát triển thể dục, thể thao là mộtyêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực vàchất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; Giáo dục ýchí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phầncủng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốctế; Đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổchức xã hội và của mỗi người dân; Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thườngxuyên lãnh đạo công tác TDTT, bảo đảm cho sự nghiệp TDTT ngày càng pháttriển; Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đấtnước; Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất TDTT và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao; Phát huy các nguồn lựccủa xã hội để phát triển TDTT, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xãhội trong quản lý, điều hành các hoạt động TDTT; Mục tiêu đặt ra tiếp tục hoànthiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộTDTT; Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệlàm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT, đến năm
2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Cáctrường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất TDTTphục vụ việc tập luyện của nhân dân, trình độ một số môn thể thao trọng điểmđược nâng cao ngang tầm Châu Á và Thế giới; Đầu tư, nâng cấp các Trung tâmHLTT của Quốc gia, các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu HLTT hiệnđại; Củng cố và phát triển các trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thànhphố với quy mô phù hợp, có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển mạng lưới hoạt độngthể thao thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học và phát hiện, bồidưỡng các năng khiếu và tài năng thể thao; Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao
Trang 15thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn
và từng địa phương; Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực
xã hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm, tích cựcchuẩn bị lực lượng VĐV và các điều kiện cơ sở vật, chất kỹ thuật cần thiết, đểsẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á, Thế giới
Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng được thành lập tháng 03 năm 1994,đến nay đã trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển Những ngày đầu mớithành lập Trung tâm chỉ có hai đội tuyển trẻ là Điền kinh và Bơi lội, nhưng đếnnay đã có 04 đội tuyển Quốc gia và 13 đội tuyển trẻ Quốc gia khác nhau nhưĐiền kinh, Bơi, Lặn, Bóng chuyền bãi biển, Bóng chuyền, Boxing, Taekwondo,Wushu, Pencak-silat’, Cầu lông, Bắn súng, Bắn cung Trong đó môn Điền kinh(mà chủ yếu nội dung chạy cự ly trung bình) là môn thể thao chủ lực ở Trungtâm và cũng là cái nôi đào tạo VĐV chạy cự ly trung bình tốt nhất trong cả nước
Ở những nội dung này, VĐV Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng đã đem vềcho thể thao Việt Nam những tấm huy chương qúi giá trong các giải thi đấu SEAGames, Châu Á mà trước đây Việt Nam chưa giành được Góp phần vàonhững tấm huy chương quý giá đó là những gương mặt như: Lê Văn Dương,Nguyễn Đình Cương, Đỗ Thị Bông, Trương Thanh Hằng, Dương Văn Thái, ĐỗThị Thảo…
Ngày nay trình độ thi đấu thể thao phát triển cao thì những yêu cầu đặt racho HLV ngày càng cao Muốn có thành tích thi đấu tốt trong chạy cự lytrung bình, người HLV phải sử dụng đa dạng các loại bài tập và chiến thuậtthi đấu khác nhau, trong đó SBCM là yếu tố quan trọng và quyết định thànhtích Nếu VĐV chạy cự ly trung bình không có SBCM tốt thì khả năng chốnglại mệt mỏi trong trạng thái cực điểm sẽ yếu đi và không thực hiện được bàitập mà HLV đề ra, dẫn đến thành tích thi đấu bị giảm sút Chính vì lẽ đó, việc
Trang 16nâng cao SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình là rất cầnthiết, không thể thiếu.
Để có thành tích tốt trong huấn luyện các môn thể thao nói chung, và nộidung chạy cự ly trung bình cho nam VĐV Điền kinh trẻ nói riêng, người HLVphải sử dụng đa dạng các phương pháp, các loại bài tập và chiến thuật khác nhaumới hy vọng giành chiến thắng và trở thành VĐV đỉnh cao trong tương lai Hiệnnay, đã có một số công trình nghiên cứu đến lĩnh vực SBCM như tác giả NguyễnDanh Hoàng Việt nghiên cứu SBCM trong môn Bóng bàn [98]; Phan Thanh Hàinghiên cứu SBCM trong môn Bơi lội [29]; Trần Duy Hòa nghiên cứu SBCMtrong môn Bóng đá [34] Song ở môn Điền kinh mà đặc biệt là nội dung chạy cự
ly trung bình nam lứa tuổi 15-16 thì chưa có tác giả nào nghiên cứu Xuất phát từ
vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16”
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lựa chọn các bài tập phát triểnSBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16nhằm ứng dụng trong quá trình huấn luyện để nâng cao thành tích cho đốitượng này và tiếp cận với trình độ VĐV ở tuyến cao hơn
Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiêncứu và thực hiện các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy
cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
Mục tiêu 2: Lựa chọn các bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền
kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15- 16
Trang 17Mục tiêu 3: Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập phát triển SBCM
cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
Giả thuyết khoa học của luận án
Kết quả huấn luyện chỉ có thể đạt được khi và chỉ khi quá trình huấnluyện tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy, huấn luyện, vận dụnghợp lý các phương pháp và các phương tiện phù hợp Bởi vậy, nếu xác địnhđược các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với khách thể sẽ là cơ
sở quan trọng và tiền đề để phát triển sức bền chuyên môn có hiệu quả chonam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
Trang 18CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát các đặc điểm huấn luyện sức bền trong môn Điền kinh.
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm sức bền:
1.1.1.1 Khái niệm sức bền
Sức bền là năng lực thực hiện lâu dài một hoạt động với cường độ chotrước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà
cơ thể có thể chịu đựng được.[49], [74], [105]
Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của mệtmỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệtmỏi trong một hoạt động nào đó Như vậy, khái niệm sức bền luôn liên quanđến khái niệm mệt mỏi Tuỳ theo các đặc điểm của các hình thức hoạt động
mà có các dạng mệt mỏi khác nhau: mệt mỏi trí óc, mệt mỏi cảm giác, mệtmỏi cảm xúc và mệt mỏi thể lực…Sự mệt mỏi về thể lực được tạo ra bởi hoạtđộng của cơ bắp có ý nghĩa trong quá trình huấn luyện thể thao Tố chất sứcbền ở đây chủ yếu nói lên khả năng khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể trongquá trình hoạt động thể thao.[40], [74]
1.1.1.2 Phân loại sức bền
Trong các hoạt động TDTT, sự biểu hiện của mệt mỏi cũng đa dạng, baogồm các loại mệt mỏi khác nhau như trình bày ở mục 1.1.1.1, song mệt mỏi thểlực do hoạt động cơ bắp gây nên vẫn là chính
Xét dưới góc độ tâm - sinh lý, sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian vậnđộng nên chia sức bền làm ba loại sau: [28, tr.273]; [76, tr.327]
Sức bền trong thời gian dài (trên 11ph)
Sức bền trong thời gian trung bình (từ 2ph - 11ph)
Sức bền trong thời gian ngắn (từ 45gy đến 2ph)
Trang 19Cũng dựa vào thời gian K.LEGO-G.OENSLEGEN (1979) phân sức bềntrong các môn thể thao có chu kỳ làm 3 loại sau: [23, tr.71], [70], [81]
Sức bền thời gian dài (từ 8ph trở lên)
Sức bền thời gian trung bình (từ 2 – 8ph)
Sức bền thời gian ngắn (từ 45gy đến 2ph)
Còn xét dưới góc độ trạng thái năng lực làm việc của hệ thống cung cấpnăng lượng thì sức bền chia làm hai loại sau: [58, tr.149]
Sức bền ưa khí (aerobic)
Sức bềm yếm khí (anaerobic)
Còn xem xét dưới góc độ sư phạm thì sức bền được chia thành hai loạisau: [58, tr.150]
Sức bền chung
Sức bền chuyên môn
Trong bất kỳ một môn thể thao nào, sức bền vẫn là một năng lực đa nhân
tố Do đó, SBC của VĐV là tương đối so với SBCM mà thôi, nó là sự tổnghợp đặc trưng các loại cơ năng của cơ thể VĐV Đặc trưng các cơ năng ở đâykhông có ý chỉ đối với một bộ phận đặc biệt cần có của hoạt động chuyênmôn nào đó, nhìn chung nó có đặc điểm như sau:
Thời gian duy trì hoạt động dài
Hoạt động liên tục
Cường độ không lớn lắm
Các nhóm cơ đều tham gia hoạt động
Hệ thống tim mạch có sự đảm bảo tương đối tốt
Trong thực tiễn không thể đem SBC đánh đồng như nhau với sức bền ưakhí một cách đơn giản Người ta chỉ coi SBC như cơ sở của SBCM, cònSBCM là chỉ năng lực chức năng cơ thể được vận dụng tới mức tối đa chothành tích chuyên môn sâu trong điều kiện tập luyện hay thi đấu riêng biệt của
Trang 20từng môn thể thao Hay nói cách khác, SBCM là sức bền đối với từng môn
thể thao cụ thể.[58, tr.150], [63]
1.1.1.3 Đặc điểm sức bền
Đặc điểm sức bền chung:
SBC là năng lực của cơ thể nhằm chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động
với cường độ trung bình diễn ra trong thời gian dài Năng lực vận động này phụ
thuộc chủ yếu vào khả năng hấp thụ oxy tối đa và khả năng cung cấp oxy của hệ
tuần hoàn, hô hấp Trong các môn thể thao chạy cự ly trung bình hay bơi cự ly dài,
SBC là nền tảng đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng
lực, nhịp độ và sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu, tương
ứng với khả năng huấn luyện của mình SBC còn đảm bảo chất lượng động tác cao
và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật trong thi đấu hoặc vượt qua một
khối LVĐ lớn trong tập luyện Do đó, SBC không những là một nhân tố xác định và
ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định thích hợp trong
tập luyện và khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV Phát triển SBC tốt còn là một điều
kiện quan trọng để hồi phục nhanh mệt mỏi Trình độ sức bền được xác định trước
hết bởi chức năng hệ tuần hoàn, của sự trao đổi chất, của hệ thần kinh và sự phối hợp
hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể [28, tr.271]
Các năng lực sức bền riêng lẻ có những đặc điểm sau đây:
Sơ đồ 1.1: Sức bền và ảnh hưởng của sức bền đối với sức bền nhanh và sức bền mạnh [28]
Trang 21Sức bền trong thời gian dài là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly
mà VĐV cần và nó được chia làm các mốc thời gian tương ứng sau:
Thời gian thi đấu từ 11 đến 30ph (chạy cự ly từ 5000m - 10000m)
Thời gian thi đấu từ 30 đến 90ph (chạy cự ly bán marathon)
Thời gian thi đấu trên 90ph (chạy cự ly marathon)
Sức bền trong thời gian trung bình là sức bền cần thiết để vượt qua một
cự ly mà VĐV cần khoảng thời gian từ 2 đến 11ph Với thời gian này đòi hỏiVĐV huy động đầy đủ cả khả năng ưa khí lẫn yếm khí Đa số các môn thểthao hoạt động trong khoảng thời gian trung bình được quyết định chủ yếubởi mức độ phát triển của sức mạnh-bền và sức nhanh-bền
Sức bền trong thời gian ngắn là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly
mà VĐV cần khoảng thời gian từ 45gy đến 2ph Ở đây đòi hỏi một tỷ lệ phầntrăm cao về quá trình trao đổi yếm khí Trình độ sức bền trong thời gian ngắncũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ phát triển của sức mạnh-bền
và sức nhanh-bền Vì sức bền luôn có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lựcsức nhanh và sức mạnh như ở sơ đồ 1.1
Sức nhanh - bền là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động với tốc độgần tối đa, chủ yếu dựa vào sự tạo thành năng lượng yếm khí
Sức mạnh - bền là khả năng chịu đựng LVĐ đặc biệt lớn trong quá trìnhhoạt động nhằm khắc phục những lực cản lớn khi vận động [28, tr.275]
Đối với môn thể thao cự ly trung bình thì cường độ thi đấu lại khác biệtvới một số môn thể thao khác có cường độ dưới cực đại (như bơi cự ly 200m -400m hay bơi thuyền 1000m) Một đặc điểm quan trọng là: Khi thi đấu tỷ trọngcủa quá trình yếm khí của nó chủ yếu là quá trình phân giải đường có thể vượtqua hoặc gần với quá trình ưa khí Lúc này nợ oxy đạt đến mức cực hạn (20líttrở lên), nồng độ axit lactic đạt đến trên 200ml/% Mối quan hệ giữa sức bềncủa môn thể thao này và năng lực sức mạnh, tốc độ của VĐV rất khăng khít
Trang 22Nhưng chỉ tiêu tuyệt đối của sức mạnh, tốc độ cũng không thể bảo đảm choviệc nâng cao SBCM và cho thành tích của VĐV ở môn thể thao này Do vậy,chỉ có nhắm thẳng vào đặc điểm sinh lý của sức bền loại này để huấn luyện sứcbền mang tính chuyên sâu mới có thể đạt được hiệu quả cao [58, tr.153-154].Đặc điểm sức bền chuyên môn của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự
ly trung bình (800m, 1500m):
Huấn luyện SBCM phục vụ trực tiếp cho việc hình thành và thể hiệnthành tích thể thao Điều này cần phải nói tới các yêu cầu trong tập luyện vàthi đấu Những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp của chúng hướngvào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân và các kỹ thuậtthể thao tương xứng với thi đấu, các kỹ năng, kỹ xảo chiến thuật cũng như các
tố chất thể lực và các cách điều khiển thích nghi với tính chất sinh vật họctương ứng Do đó, đặc trưng của huấn luyện SBCM là tất cả các chỉ số LVĐgần giống với các điều kiện thi đấu riêng biệt của từng môn thể thao và ít nhấtcũng phù hợp với các điều kiện thi đấu này ở một vài nhân tố bên ngoài Cácchỉ số của LVĐ trước hết là tốc độ, tần số và số lượng, thời gian vận động và
cả các nhân tố bên ngoài như sự lên, xuống dốc hoặc bằng phẳng của cự ly
Để xác định SBCM của các VĐV người ta dùng các tiêu chí sau:[58, tr.157].Chỉ tiêu “tốc độ dự trữ” là sự chênh lệch thời gian giữa thành tích tốtnhất của các đoạn ngắn với thời gian bình quân của các đoạn ngắn đó khi thựchiện cả cự ly thi đấu
Ví dụ: VĐV chạy cự ly 800m với thành tích là 2ph10gy, thì thời gianbình quân chạy mỗi đoạn 100m sẽ là 2ph10gy chia cho 8 = 16gy25 NếuVĐV đó chạy 100m có thành tích là 12gy50 thì “tốc độ dự trữ” là 16gy25 -12gy50 = 3gy75 VĐV nào có tốc độ dự trữ càng ít thì chứng tỏ sức bền càngtốt, nghĩa là phát huy được tốc độ
Trang 23Chỉ tiêu “chỉ số sức bền” Người ta xác định bằng cách lấy thành tích của
cự ly chính trừ đi thành tích của cự ly chạy riêng từng cự ly nhỏ hơn
Ví dụ: VĐV chạy cự ly 800m với thành tích là 2ph10gy, Thành tích tốtnhất của 100m là 12gy50, thì chỉ số sức bền là 2ph10gy - (12gy50 x 8)
=2ph10gy - 1ph40gy = 30gy Cũng giống như tốc độ dự trữ, chỉ số này càngnhỏ thì SBCM càng tốt
Trong hai loại chỉ tiêu nói trên, chỉ số sức bền thích hợp với việc đánhgiá SBCM của cá nhân VĐV Nó không dùng để so sánh giữa hai VĐV vì nóthuộc chỉ tiêu tương đối Bởi vì có thể hình thành giữa hai người không giốngnhau, tốc độ cá nhân cũng khác nhau nhưng có thể chỉ tiêu “tốc độ dự trữ” lạigiống nhau [58, tr.158]
Trong quá trình thi đấu duy trì hoặc nâng cao mức độ tích cực vận độnghợp lý, điều đó phụ thuộc vào:
Trình độ duy trì tốc độ khi tăng LVĐ thi đấu hoặc hoàn thành một lượng
đã dự định Ví dụ: Trong quá trình chạy tính thời gian duy trì tốc độ rất tốt, cự lyhoàn thành cũng rất dài
Chỉ tiêu tăng cường dùng sức trong điều kiện khối lượng chuẩn trong thiđấu
Tính ổn định của kỹ thuật động tác trong thi đấu, loại chỉ tiêu này có tầmquan trọng đặc biệt đối với các môn thể thao có kỹ thuật phức tạp Ví dụ: Duytrì kỹ thuật ổn định từ đầu đến cuối cự ly thi đấu
Có thể dùng chỉ tiêu hoàn thành tổng LVĐ các bài tập chuyên môn đểlàm chỉ tiêu đánh giá SBCM Ví dụ: Tổng cự ly huấn luyện môn chạy, bơilội
Chỉ có SBCM biểu hiện ra lúc thi đấu hoặc trong điều kiện gần như thi đấumới thật sự có giá trị đánh giá Trong quá trình huấn luyện bình thường có thể sửdụng thử nghiệm về chuyên môn một cách hợp lý để tiến hành kiểm tra SBCM,
Trang 24nhưng thử nghiệm cũng cần phải đảm bảo tiếp cận điều kiện thi đấu của mônchuyên sâu Ví dụ chạy ở cự ly 800m, 1500m người ta phải dùng tốc độ chạy200m, 400m hoặc 600m, 1200m để làm chỉ tiêu đo lường [58, tr.160].
Huấn luyện SBCM cần phải có sự tính toán trên hai phương diện huấnluyện và thi đấu Nếu muốn VĐV chịu đựng sự huấn luyện với cường độ vàkhối lượng chuyên môn lớn hơn khi thi đấu, phải tăng đồng thời một cách cóquy luật tổng khối lượng huấn luyện kỹ thuật, thể lực và nội dung huấn luyệncác phần khác từ giai đoạn huấn luyện này đến giai đoạn huấn luyện khác.Chỉ có thông qua việc huấn luyện SBCM, xây dựng được SBCM dự trữmới có thể phát huy được SBCM mà trong thi đấu đòi hỏi Do đó nhiệm vụ củahuấn luyện SBCM phải là:
Lợi dụng đầy đủ sự gia tăng khối LVĐ chuyên môn để phát triển SBCM,xây dựng dự trữ SBCM cần thiết
Xây dựng năng lực thi đấu ổn định
Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau và làm tiền đềcho nhau không thể tách rời nhau trong công tác huấn luyện [1], [58]
Trong quá trình huấn luyện cần có những bài tập thử nghiệm về chuyênmôn một cách hợp lý để tiến hành kiểm tra SBCM và những bài thử nghiệmcần tiếp cận với điều kiện thi đấu chuyên sâu Ví dụ: Xác định sức bền củaVĐVchạy cự ly 800m thì dùng cự ly tốc độ 100m để xác định; còn chạy cự ly1500m thì dùng cự ly tốc độ 150m để xác định
SBCM chạy cự ly trung bìnhlà sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly màVĐV cần khoảng thời gian từ 2ph đến 11ph Thành tích sức bền này đòi hỏi có
sự hoạt động đầy đủ của khả năng ưa khí lẫn khả năng yếm khí Trong đa sốcác môn, trình độ sức bền trong khoảng thời gian này được quyết định chủ yếubởi mức độ phát triển của sức mạnh - bền và sức nhanh - bền Vì cái chính là
Trang 25VĐV phải khắc phục các lực cản vận động tương đối cao luôn luôn lặp lạitrong toàn bộ cự ly [3], [18], [27], [28], [63],
Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy SBCM của VĐV chỉ có thể xemxét trong thi đấu hoặc trong điền kiện tập luyện gần như thi đấu và chỉ có nhưvậy mới đánh giá được SBCM một cách chính xác Ví dụ: Xác định chỉ số sứcbền cho VĐV chạy 10000m thì người ta không dùng tốc độ chạy các đoạn100m để đánh giá mà phải dùng tốc độ chạy trên các đoạn là 1000m để đánhgiá, thì lúc ấy mới có ý nghĩa.[58, tr.159]
1.1.2 Các quan điểm về huấn luyện sức bền:
1.1.2.1 Các quan điểm về huấn luyện sức bền chung
Trong HLTT nhân tố cơ bản và quan trọng nhất đó chính là huấn luyện
tố chất thể lực cho VĐV, trong đó có huấn luyện tố chất sức bền Có rất nhiềuquan điểm khác nhau về khái niệm sức bền trong HLTT
Theo Harre Dietrich 1996, sức bền được hiểu là khả năng chống lại sựmệt mỏi của VĐV, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốtnhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thờigian vận động kéo dài Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giảiquyết hoàn hảo các hành vi kỹ- chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu và vượt quamột khối lượng vận động lớn trong tập luyện Do đó sức bền không chỉ là mộtthành tố xác định mà có ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu của VĐV.[1],[28], [38]
Theo Diên Phong (Trung Quốc) cho rằng: Sức bền là chỉ năng lực của cơthể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động, còn mệt mỏi là sựgiảm sút tạm thời năng lực làm việc của cơ thể do làm việc tạo ra Dựa vào sựkhác nhau của các đặc trưng hoạt động Ông phân ra 3 loại mệt mỏi: Mệt mỏivề trí lực (cảm giác), mệt mỏi về thể xác (thể lực) và mệt mỏi về tinh thần (tìnhcảm) Mệt mỏi về thể xác được tạo ra bởi sự hoạt động của cơ bắp có ý nghĩa
Trang 26quan trọng trong quá trình HLTT Tố chất sức bền ở đây chủ yếu nói lên khảnăng khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể trong quá trình hoạt động thể thao.[58]Theo quan điểm của Daxưorơxki B.M, sức bền là khả năng hoàn thànhmột công việc nào đó trong một thời gian dài mà hiệu suất làm việc không bịgiảm sút Hay nói cách khác sức bền như một khả năng chống lại sự mệt mỏi,khả năng chống lại mệt mỏi của từng VĐV là khác nhau do trình độ sức bềnkhác nhau.[9], [11], [22], [31]
Theo quan điểm sư phạm sức bền là năng lực thực hiện một hoạt độngvới cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thờigian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được, và tác giả cũng khẳng địnhrằng sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi Sức bền có tính đadạng, trong mỗi dạng vận động khác nhau thì tính chất và cơ chế của sự mệtmỏi cũng khác nhau.[37], [68], [73], [74], [76]
Theo quan điểm sinh lý học của tác giả Lưu Quang Hiệp và Nguyễn ThịUyên, sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó Hay nóicách khác sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiệnlâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định Trong sinh lý sức bền thườngđặc trưng bởi khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục trong2-3ph trở lên, với sự tham gia của một khối lượng lớn cơ bắp trong cơ thể củaVĐV, nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu bằng conđường ưa khí Như vậy, sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dàihoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc bằng con đường ưa khí [25],[32]Theo quan điểm tâm lý học, sức bền là một mặt ý thức của VĐV phảnánh tổng hợp độ lớn và thời gian của mọi sự nổ lực cơ bắp và ý chí của VĐVđược phát triển trong điều kiện thực hiện các hành động vận động kéo dài.Như vậy dưới góc độ tâm lý sức bền là khả năng của hệ thống tâm thế củaVĐV chịu đựng được lượng vận động cao trong tập luyện và thi đấu.[94],[95]
Trang 27Theo quan điểm sinh hóa, sức bền thể hiện dưới dạng kéo dài thời gian hoạtđộng ở một cường độ nhất định đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên củamệt mỏi, cũng như giảm khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi và cuối cùngdẫn đến sự ngừng vận động.[52],[101]
Từ những quan điểm nêu trên chung quy lại để phát triển được sức bềntrong tập luyện và thi đấu thể thao cần phải khắc phục được mệt mỏi Đặc biệttrong môn Điền kinh mà cụ thể là nội dung chạy cự ly trung bình thì cần phải
ưu tiên phát triển sức bền ưa khí cho VĐV Kinh nghiệm có thể ví sức bền ưakhí như dung tích xi lanh của động cơ, dung tích càng lớn thì khả năng tăngvọt, tăng tốc càng cao Điều này cần phân tích và giải thích cho VĐV hiểuđược sự cần thiết và lợi ích có được từ sức bền ưa khí, tất nhiên không thể quênphát triển sức bền yếm khí sinh lactic và yếm khí phi lactic theo tỷ lệ phù hợp,mới giúp cho VĐV thi đấu đạt kết quả cao trong mỗi giải đấu
1.1.2.2 Các quan điểm về huấn luyện sức bền chuyên môn
HLTT là chuẩn bị cho VĐV giành được thành tích thể thao cao nhấttrong thi đấu Do đó các nhiệm vụ chính của HLTT trước hết phải bắt nguồn
từ các yêu cầu cụ thể trong thi đấu thể thao, ngoài ra còn xuất phát từ bản thâncác yêu cầu của lượng vận động trong huấn luyện
Các yếu tố xác định thành tích thể thao của VĐV được sắp xếp thành 5nhóm sau:
Các phẩm chất cá nhân của VĐV
Các tố chất thể lực
Khả năng kỹ thuật, kỹ năng-kỹ xão và phối hợp vận động
Khả năng chiến thuật trí tuệ
Sự hiểu biết của VĐV trong lĩnh vực khoa học TDTT
Trang 28Để đạt được thành tích thể thao cao người ta phải sử dụng các phươngtiện tập luyện khác nhau gồm: Các bài tập thể chất, các điều kiện tự nhiên, cácyếu tố vệ sinh.
Trong các yếu tố trên thì bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơbản để HLTT, là phương tiện chính, quan trọng nâng cao thành tích thể thao.Các bài tập thể chất phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấnluyện và khi sử dụng phải phù hợp với từng đối tượng lứa tuổi và điều kiện cụthể thì mới đạt thành tích cao nhất
Philin V.P cho rằng các tố chất thể lực phát triển có tính giai đoạn vàkhông đồng đều, tùy thuộc vào từng thời kỳ của lứa tuổi Vì vậy, người HLVkhông những nắm vững những quy luật phát triển tự nhiên của VĐV mà cònphải hiểu sâu sắc hơn những đặc điểm phát triển theo từng lứa tuổi, giới tínhcủa cá nhân VĐV [59]
Harre Dietrich, Novicop A.D và Matveep L.P, Philin V.P [28], [53],[56], [59], [83] thì cho rằng: Dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào tạoVĐV, công tác huấn luyện SBC được coi là then chốt, bởi TLC cùng vớiSBCM được coi là nền tảng của việc đạt thành tích cao trong huấn luyện thểthao Song một điều cần ghi nhận ở một số công trình nghiên cứu của OzilinN.G thì cho rằng: Việc huấn luyện các tố chất thể lực phải là một quá trìnhliên tục, nhiều năm trong quá trình đào tạo VĐV Tùy thuộc vào từng giaiđoạn huấn luyện mà tỷ lệ giữa huấn luyện SBC và SBCM phải được xác địnhsao cho phù hợp [46], [54], [57]
Trong hoạt động thể lực, thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng và mangtính trọng tâm, nó thể hiện qua 3 phương diện sau:
Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc sợ cơ, số lượng sợi cơ và thiếtdiện sợi cơ)
Sự trao đổi chất (tức quá trình sản sinh năng lượng)
Trang 29Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ)
Theo tác giả Ozolin N.G và Philin V.P, [57], [59], ba phương diện nêutrên luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động của tố chất thể lực, đặcbiệt có mối quan hệ chặt chẽ với 3 tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức bền.Trong đó độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu tới khả năng co cơ, độ lớn củasức nhanh quan hệ chủ yếu tới khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và độ lớnsức bền quan hệ chủ yếu tới hoạt động trao đổi chất
Hiện nay có nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực cho các VĐV trẻ,song chúng tôi cho rằng hệ thống quan điểm của Ozolin N.G, trong công trình
“Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại” là đầy đủ hơn cả [57] Tác giả chorằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng tới củng cố các hệthống cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời
là việc phát triển các tố chất vận động như (sức nhanh, sức mạnh, sức bền vàkhả năng mềm dẽo, khéo léo) Trên đây là một số quan điểm của các tác giảnước ngoài về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao
Còn qua nghiên cứu một số tài liệu và công trình nghiên cứu của các nhàkhoa học đầu ngành trong lĩnh vực lý luận và phương pháp HLTT trong nướcnhư: Lê Bữu, Dương Nghiệp Chí, Lê Văn Lẫm, Nguyễn Toán, Phạm DanhTốn… có thể thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lựccho VĐV là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệthống cơ quan trong cơ thể trước lượng vận động thể lực (bài tập thể chất) vànhư vậy đồng thời đã tác động đến quá trình phát triển của các tố chất vận động.Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các
tố chất vận động [6], [72], [74], [75], [76], [77]
Theo quan điểm y sinh học của các tác giả như: Nguyễn Ngọc Cừ, LưuQuang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh, Phan Hồng Minh, Nguyễn Kim Minh [17],[30],[47][51],[64] thì huấn luyện SBC và SBCM trong huấn luyện thể thao là
Trang 30nói tới những biến đổi thích nghi và dự báo về mặt sinh học (cấu trúc chứcnăng) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ởnăng lực hoạt động cao hay thấp.
Theo quan điểm tâm lý học của một số chuyên gia trong nước như:Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem [90], [94], [95],[96],[102], [103], quá trìnhchuẩn bị SBC và SBCM cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khănliên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật là sự phù hợp những yếu
tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV
Như vậy, từ những quan điểm trong và ngoài nước nêu trên, việc chuẩnbị SBC và SBCM cho VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động(bài tập thể chất) đến VĐV nhằm hình thành và phát triển lên một mức độmới của khả năng vận động biểu hiện ở sự hoàn thiện các năng lực thể chất,đồng thời còn nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tươngứng với năng lực vận động của VĐV nâng cao các yếu tố tâm lý trước hoạtđộng đặc trưng của mỗi môn thể thao khác nhau
1.2 Cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình.
1.2.1 Đặc điểm chạy cự ly trung bình:
Chạy trung bình có cự ly từ 500m cho đến 2000m trong đó cự ly thi đấuchính thức là 800m và 1500m Chạy cự ly trung bình thuộc vùng công suấtdưới cực đại, quá trình thi đấu lượng oxy vượt ngưỡng có thể đạt đến 20 -25lít, lượng axit lactic trong máu có thể đạt đến 270 - 200mg%, khả năng hấpthu oxy tối đa (VO2max) đạt đến 75 - 90ml/kg/ph Do vậy, các VĐV chạy cự
ly trung bình cần có chức năng tuần hoàn và hô hấp tốt Muốn vậy, để pháttriển SBCM cho nam VĐV Điền kinh lứa tuổi 15-16 thì trước hết phải pháttriển cho các em có một nền tảng thể thực chung tốt.[12]
Trang 31SBCM trong chạy cự ly trung bình là sức bền chỉ năng lực chức năngcủa cơ thể thực hiện một hoạt động trong thời gian trung bình từ 2 đến 6ph(sức bền ưa khí, yếm khí, hay bài tập hỗn hợp) nên nó có mối quan hệ khăngkhít với sức mạnh và sức nhanh.
1.2.2 Các quan điểm về huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
Theo quan điểm của TS Gumter Lange, giảng viên cao cấp của Liênđoàn Điền kinh quốc tế [55], [111], chạy cự ly trung bình (800m, 1500m) làmôn thể thao thuộc vùng công suất vận động dưới cực đại, mệt mỏi chủ yếuliên quan đến hệ thống vận chuyển oxy và sự tích lũy các sản phẩm trong quátrình trao đổi chất từ nguồn năng lượng chính là glycogen, đặc biệt là axitlactic trong máu tăng rất cao (VĐV trẻ thường là 15mmol/lít) Sau khi kếtthúc cự ly, VĐV đỉnh cao hàm lượng axit lactic trong máu cao hơn so vớiVĐV trẻ, độ pH trong các tế bào cơ, trong máu giảm mạnh, nợ oxy cao, từ đócho thấy chạy cự ly trung bình có đặc điểm là hoạt động đặc trưng có sự thamgia của 3 hệ thống năng lượng sau: Aerobic glycogen (đường ưa khí);Anacrobic glycogen (đường yếm khí có sản sinh axit lactic); ATP/CP (yếmkhí phi lactic) Tỷ lệ của 3 hệ thống trên là:
Đối với cự ly 800m đường ưa khí chiếm 60%, yếm khí sinh lactic 30%,yếm khí phi lactic 10%
Đối với cự ly 1500m đường ưa khí chiếm 72%, yếm khí sinh lactic 20%,yếm khí phi lactic 8%
Như vậy, qua đây cho ta thấy huấn luyện chạy cự ly trung bình cần phải
ưu tiên phát triển sức bền ưa khí cho VĐV
Theo quan điểm của Trịnh Hùng Thanh và Trần Văn Đạo [65] để đạtđược thành tích cao trong chạy cự ly trung bình và dài thì phải tuân thủ đầy
đủ các nguyên tắc trong huấn luyện đó là: Nguyên tắc tính thống nhất giữahuấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn, nguyên tắc tính liên tục trong
Trang 32quá trình huấn luyện khi luân phiên giữa LVĐ và quãng nghỉ, nguyên tắc tăngdần số lượng buổi tập và cự ly chạy, nguyên tắc tăng cường độ và tốc độ chạytrung bình, nguyên tắc thay đổi làn sóng của LVĐ tập luyện và nguyên tắctính chu kỳ trong quá trình huấn luyện.
Theo quan điểm của Diên Phong (Trung quốc) [58], chạy cự ly trungbình thì cường độ đạt dưới cực đại Do vậy, khi tập luyện và thi đấu, tỷ trọngcủa quá trình yếm khí chủ yếu là quá trình phân giải đường có thể vượt quahoặc gần với quá trình ưa khí Nợ oxy rất lớn, nồng độ axit lactic đạt đến200ml/% Mối quan hệ giữa SBCM với sức mạnh, sức nhanh của VĐV rấtkhăng khít Nhưng chỉ tiêu tuyệt đối của sức mạnh, sức nhanh cũng không thểbảo đảm cho việc nâng cao SBCM và cho thành tích của VĐV, mà phải nhắmthẳng vào đặc điểm sinh lý của sức bền để huấn luyện sức bền mang tínhchuyên sâu mới có thể đạt được hiệu quả
1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tố chất sức bền của vận động viên chạy cự ly trung bình lứa tuổi thiếu niên:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức bền như yếu tố sinh lý, tâm lý…Yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến sự phát triển sức bền của thiếu niên thể hiệnchủ yếu ở các mặt sau:
1.2.3.1 Lượng hấp thụ oxy tối đa (VO2max)
Ở các môn thể thao sức bền mang tính chu kỳ, thành tích thể thao phần lớnđược quyết định bởi mức độ lớn nhỏ của lượng hấp thụ oxy tối đa, do đó
VO2max là chỉ tiêu khách quan quan trọng để đánh giá tố chất sức bền Chỉ tiêuOxy-mạch (Mạch của VO2max) cũng đánh giá tính kinh tế đối với sự hoạt độngcủa cơ quan hô hấp và tim trong hoạt động sức bền [58 tr.381-389] Nhưnglượng hấp thụ oxy tối đa chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố di truyền Căn cứ vàokết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài về lĩnh vực này thì tỷ lệchịu ảnh hưởng do di truyền của hấp thụ oxy tối đa chiếm trên 80%
Trang 33VO2max
Oxy-mạch =
Nhịp tim khi VO2max
Bảng 1.1 Động thái tuổi của Oxy-mạch và VO 2 max của VĐV thiếu niên.
từ 1,610ml/ph lúc 11 tuổi đến 2,710ml/ph lúc 16 tuổi Nhìn từ số liệu ở bảng1.1 cho thấy oxy–mạch phản ánh tính kinh tế đối với hoạt động của cơ quan hôhấp và tim cũng dần dần được nâng cao lên
Như chúng ta biết trong các môn thể thao mang tính chu kỳ, tố chất sứcbền được quyết định bởi sự tăng giảm lượng hấp thụ oxy tối đa, nhưng lượnghấp thu oxy tối đa cũng không tăng theo trình độ tập luyện mà tăng theo nănglực làm việc của cơ thể Năng lực làm việc của cơ thể không chỉ quyết địnhbởi việc tăng cường năng lực của quá trình trao đổi khí, mà còn do nhiều yếu
tố tổng hợp khác quyết định, trong đó có năng lực cung cấp năng lượng choquá trình trao đổi yếm khí, như năng lực sử dụng oxy, thời gian duy trì tốc độcung cấp chậm, nhanh và cung cấp có đầy đủ oxy hay không khi cơ bắp hoạtđộng Ba yếu tố này quyết định quá trình tiết kiệm năng lượng các loại cơnăng và chúng có ảnh hưởng rất lớn đối với sức bền [58, tr.382]
Trang 341.2.3.2 Lưu lượng phút của tuần hoàn tim.
Lưu lượng phút của tuần hoàn tim là lượng máu đi qua tim trong mộtđơn vị thời gian, đó là hiệu suất về mặt động lực học của tuần hoàn tim Yếu
tố này là yếu tố quan trọng nhất nhằm thúc đẩy năng lực làm việc của cơ thể
và của quá trình trao đổi ưa khí
Lưu lượng phút của tim được quyết định bởi sự thay đổi trong điều kiệnyên tĩnh của thần kinh phó giao cảm, của quá trình dày lên của cơ tim, độ lớnnhỏ của dung tích buồng tim Còn độ lớn nhỏ của tim và từng phần của timđược quyết bởi lứa tuổi và trình độ tập luyện
Bảng 1.2 Chỉ tiêu phát triển trưởng thành tự nhiên dung tích tim thời kỳ
1.2.3.3 Năng lực mở rộng buồng phổi
Trong trạng thái bình thường năng lực mở rộng buồng phổi được quyếtđịnh bởi hiệu suất sử dụng oxy và từ đó nó quyết định bởi năng lực quá trìnhtrao đổi khí và năng lực làm việc của cơ thể
Trang 35Khả năng mở rộng buồng phổi chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyềntương đối lớn Nó có mối quan hệ rất mật thiết với lượng hấp thụ oxy tối đa.Trong các chỉ tiêu đánh giá hệ thống hô hấp có một số chỉ tiêu có thểphản ánh trình độ tập luyện sức bền Đương nhiên sự phát triển của những chỉtiêu này cũng phản ánh sự phát triển của sức bền Ví dụ: dung tích sống,lượng thông khí phổi tối đa, lượng dự trữ hô hấp, dung lượng khí hít vào…Đồng thời với sự hoàn thiện của quá trình phát triển trưởng thành của cơ thể,năng lực dự trữ hô hấp phổi ở thiếu niên trên thực tế đã đạt được trình độ củangười lớn khỏe mạnh, đây là cơ sở của việc có thể tiến hành huấn luyện sứcbền ở thời kỳ tuổi thiếu niên.[58, tr.386]
1.2.3.4 Đặc trưng động lực học của tuần hoàn máu đại não
Đặc trưng là khi các em thiếu niên tập luyện chịu đựng LVĐ có sự khácbiệt so với người lớn ở phản ứng phân phối lại máu, không phải tăng trưởng ởphần máu phía trong não mà tăng ở phần bên ngoài của não
Rõ ràng các em ở tuổi thiếu niên khi tập luyện với cường độ khác nhau,thì tuần hoàn máu ở não có sự biến đổi không lớn Sự điều tiết máu ở não khitập luyện tăng lên cũng không đáng kể, khiến cho năng lực làm việc của cơthể các em bị hạn chế Khi tiến hành huấn luyện sức bền với LVĐ tương đốilớn, những thiếu niên lớn tuổi luôn biểu hiện sự đau đầu, nguyên nhân chính
là do thiếu máu ở đại não [58, tr.387]
1.2.3.5 Tính trạng chức năng của thành phần máu
Thời kỳ dưới tuổi thiếu niên phạm vi dao động của lượng hồng cầutương đối lớn khoảng 4,8 x 106 đến 5,5 x 106 Hàm lượng của Hemoglobin cóthể từ 128g/l tăng lên 136g/l, dung lượng oxy trong máu từ 0,17 – 0,179l/l,lượng oxy trong máu động mạch cũng từ 0,17l/l lên đến 0,174l/l Đến thời kỳtrưởng thành Hemoglobin có thể tăng từ 136g/l lên 146g/l
Trang 36Ở thời kỳ tuổi thiếu niên năng lực hấp thụ oxy thấp hơn so với ngườitrưởng thành Lứa tuổi từ 11-15 tuổi dung lượng oxy trong máu tăng từ0,179l/l lên đến 0,192l/l, lượng oxy trong máu động mạch từ 0,1740 đến0,188l/l Điều này nói lên khả năng hấp thu oxy của máu ở thiếu niên có nânglên nhưng cũng chưa đạt đến mức người trưởng thành.
Quá trình trao đổi chất trong các tổ chức chức năng của thiếu niên mạnh
mẽ hơn so với người lớn, sự điều tiết thể dịch của thần kinh đối với quá trìnhtrao đổi chất rất khó khăn, do đó thời gian của sự mất cân bằng tính axit vàbazơ trong máu sau khi cơ thể gánh chịu LVĐ sẽ kéo dài hơn, ít nhất cũnghơn một ngày Đây chính là đặc điểm không dễ hồi phục sau khi tập luyện sứcbền ở thời kỳ thiếu niên.[58, tr.387]
1.2.3.6 Thành phần tổ chức cơ bắp
Hoạt tính của các men oxy hóa, số lượng ty lạp thể, hàm lượngMioglobin có liên quan đến mức độ lợi dung oxy trong khi cơ thể hoạt độngcăng thẳng (co cơ) Mối quan hệ giữa sức bền và tỷ lệ khác nhau của cơ màusẫm và cơ màu sáng là rất mật thiết [58, tr.388]
1.2.4 Các phương pháp huấn luyện sức bền trong chạy cự ly trung bình:
Có thể giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện sức bền bằng nhiều phươngpháp khác nhau Những nhiệm vụ này phải đảm bảo phát triển cả các năng lựcSBC lẫn SBCM Huấn luyện sức bền có thể được tiến hành theo các phươngpháp kéo dài (phương pháp liên tục); theo phương pháp giãn cách (phươngpháp giãn cách lặp lại); theo phương pháp thi đấu (phương pháp thi đấu, kiểmtra) Bởi vậy, người ta có thể chia các phương pháp huấn luyện phát triển sứcbền ra làm 4 nhóm, như được trình bày ở sơ đồ 1.2: [28, tr.289 - 296]
Các phương pháp giãn cách
Các phương pháp lặp lại
Các phương pháp
Kéo dài
Các phương pháp Thi đấu, kiển tra
Các phương pháp giãn cách thời gian ngắn
Trang 37Sơ đồ 1.2: Các phương pháp huấn luyện [28]
1.2.4.1 Phương pháp kéo dài
Các phương pháp kéo dài bao gồm phương pháp liên tục, phương phápthay đổi và phương pháp Farlekt Các phương pháp này dùng trong tất cả cácmôn thể thao cần sức bền Các phương pháp này có ảnh hưởng đối với việcnâng cao khả năng ưa khí, góp phần tăng cường trước hết khả năng chịu đựngLVĐ chung và cải thiện các chức năng hồi phục sau các LVĐ căng thẳng.Trong các môn thể thao khác nhau các phương pháp kéo dài là các phươngpháp tập luyện chính, đặc biệt là trong thời kỳ chuẩn bị, còn trong các thời kỳhuấn luyện khác chúng chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định Tuynhiên, các phương pháp kéo dài này đóng vai trò quan trọng ở mọi nơi LVĐtrong các phương pháp kéo dài là một LVĐ dài và không bị gián đoạn bởi các
Các dạng khác nhau Phần
cự ly
Cường độ
Thời gian nghỉ
Cách nghỉ
Dài
như
nhau
Bằng nhau
Như nhau
Tiêu cực
Dài
như
nhau
Bằng nhau
Như nhau
Tiêu cực
Dài
như
nhau
Bằng nhau
Như nhau
Tiêu cực
Khác
nhau Bằngnhau nhauNhư Tiêucực
Huấn luyện giãn cách theo đợt:
Tất cả các PP thích hợp với sự
góp lại của các đợt
Các dạng khác nhau Nhiệm
vụ
Tốc độ
Độ dài quãng nghỉ
Hoàn thiện giai đoạn giữa quãng và về đích
Tốc độ thi đấu hiện tại hoặc theo kế hoạch Nghỉ ngơi gần đủ hoặc gần đầy đủ
Các dạng khác nhau
Cự ly Tốc độ Ngắn hơn
trong thi đấu
Nhanh hơn tốc
độ thi đấu
Cự ly thi đấu với các nhiệm
vụ chiến thuật
Tốc độ thi đấu hoặc chậm hơn Dài hơn
trong thi đấu
Chậm hơn tốc
độ thi đấu Các test: Chạy vượt qua cự ly thi đấu hoặc các phần của cự ly thi đấu với tốc độ thi đấu
Trang 38đợt nghỉ Tốc độ của các phương pháp kéo dài có thể đồng đều hoặc tăng lên
và giảm xuống Thời gian vận dụng phụ thuộc vào khả năng chịu đựng LVĐcủa cá nhân, các đặc điểm của từng môn thể thao và nhiệm vụ trực tiếp cầngiải quyết Đối với các VĐV trẻ, khi huấn luyện SBC thời gian cũng khôngđược ngắn hơn 30ph Khi huấn luyện VĐV trẻ có trình độ cao và các VĐVcao cấp thời gian vận động trung bình khoảng 50 – 120ph Song thời gian nàycòn đạt cao hơn nữa khi chuẩn bị cho các cự ly thi đấu Việc cải thiện khảnăng hấp thụ oxy đạt được bằng hai cách: Một là LVĐ kéo dài, liên tục trongcác điều kiện ưa khí, hai là một lượng kéo dài với cường độ thay đổi Trongtrường hợp thứ hai tốc độ được nâng cao từng lúc làm cho cơ thể khi vậnđộng kéo dài luôn luôn tạo được thời cơ đòi hỏi sự trao đổi chất (yếm khí)nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng, qua đó xuất hiện một kích thích mạnh cảithiện khả năng hấp thu oxy Có các phương pháp kéo dài đặc trưng sau:
Phương pháp liên tục: Phương pháp này có đặc trưng là tốc độ như nhauđược duy trì trong một thời gian dài Tốc độ này được xác định rất tốt bằngtần số nhịp tim và phải đạt tới giá trị từ 150 - 170lần/ph và tùy theo môn thểthao và trình độ tập luyện
Phương pháp thay đổi: Là phương pháp trong đó quá trình LVĐ kéo dàitrong một thời gian, tốc độ được thay đổi theo kế hoạch và được tăng lên trêncác đoạn cự ly nhất định tới mức xuất hiện sự tập trung từ ít đến vừa axitlactictrong thời gian ngắn Song sự tập trung này phải được đền bù trở lại trên đoạn
cự ly tiếp theo
Phương pháp Farlekt: Phương pháp này như là một trò chơi với tốc độ
Sự thay đổi tốc độ trong phương pháp này không được đặt ra trước một cáchnghiêm ngặt mà VĐV chạy với tốc độ tuỳ theo nhu cầu cá nhân [28, tr.293]1.2.4.2 Phương pháp giãn cách (quãng cách)
Trang 39Các phương pháp giãn cách là các PPHL được tiến hành theo nguyên tắckết hợp với huấn luyện và nghỉ ngơi.
Nguyên tắc này đòi hỏi một sự thay đổi có kế hoạch giữa các giai đoạnvận động và nghỉ ngơi Tuy vậy, các đợt nghỉ không phục vụ cho sự hồi phụctrở lại một cách hoàn toàn mà phải đưa một LVĐ mới vào khi tần số mạch đạttới 120- 130lần/ph, nghĩa là trong gian đoạn cơ thể hồi phục chưa hoàn toàn.Các dạng khác nhau của phương pháp giãn cách (Thời gian vận động, cường
độ vận động, thời gian giãn cách) có thể được phối hợp một cách rất khácnhau và được phân chia theo thời gian vận động sau:
Phương pháp giãn cách thời giai ngắn: Thời gian của từng lần vận độngkhoảng từ 15gy đến 2ph
Phương pháp giãn cách thời gian trung bình: Thời gian của từng lần vậnđộng khoảng từ 2 đến 8ph
Phương pháp giãn cách thời gian dài: Thời gian của từng lần vận độngkhoảng từ 8 đến 15ph
Phương pháp giãn cách thời gian dài phục vụ chủ yếu cho huấn luyệnSBC Các phương pháp giãn cách với thời gian vận động ngắn hơn phục vụcho huấn luyện sức bền – nhanh (sức bền tốc độ), hoặc phục vụ cho việc chuẩnbị các yêu cầu về SBCM Việc phân loại theo các hình thái khác nhau về tốc độxuất phát từ việc tốc độ có thể thay đổi khác nhau mà không phụ thuộc vào thờigian vận động Về cơ bản người ta phân biệt phương pháp giãn cách kéo dài vàphương pháp giãn cách tập trung Phương pháp giãn cách kéo dài được đặctrưng bởi tốc độ từ nhỏ đến trung bình và được áp dụng trong các thời gian vậnđộng dài để huấn luyện SBC Phương pháp giãn cách tập trung, được đặc trưngbởi tốc độ cao và có thể áp dụng để nhằm chuẩn bị cho các yêu cầu về tốc độđặc trưng cho thi đấu trong huấn luyện SBCM
1.2.4.3 Phương pháp lặp lại
Trang 40Phương pháp lặp lại được đặc trưng bởi sự lặp lại nhiều lần các LVĐ vớicác yêu cầu của từng phần thi đấu chuyên môn trong buổi tập.
1.2.4.4 Phương pháp kiểm tra và thi đấu
Các phương pháp kiểm tra, thi đấu có tác dụng phát triển riêng các năng lựcSBCM Điều này VĐV có thể hướng vào cự ly thi đấu Huấn luyện chuyên mônphải phụ thuộc vào cự ly thi đấu Việc sắp xếp LVĐ phải được tiến hành sao cho
có tác dụng tâm - sinh lý, cũng như tần số động tác và kỹ thuật phải phù hợp mộtcách tối ưu với các điều kiện thi đấu Ngoài ra còn phải huấn luyện các năng lựcthể lực, chiến thuật [28, tr.296]
1.2.5 Một số phương pháp tập luyện hiện đại về chạy cự ly trung bình trên thế giới:
Theo tác giả Trịnh Hùng Thanh và Trần Văn Đạo (1997), ngày nay đa số
VĐV chạy trên thế giới đều tập luyện trên cơ sở của những hệ thống tổng hợp,trong đó có tất cả những biện pháp và phương pháp tập luyện cơ bản nêu trên.Song điểm khác nhau có tính nguyên tắc là sự sáng tạo trong việc áp dụng cácbiện pháp và phương pháp tập luyện Về những vấn đề này cũng có sự khác nhauthể hiện rõ hơn trong công tác huấn luyện VĐV chạy cự ly trung bình [65,tr.120-124]
Mỗi HLV cần phải hiểu rõ những tố chất gì của cơ thể nói chung và của cơbắp nói riêng, cần phát triển đối với VĐV chạy, sức bền hay sức bền tốc độ, tốc
độ hay sức mạnh Để phát triển được một trong những tố chất kể trên, có nhữngphương pháp tập luyện khác nhau, nhưng có giá trị gần như nhau, hoặc ít ra cũng
có cùng phương hướng giống nhau mà VĐV cần sử dụng một cách đặc biệt
Để phát triển sức bền cơ thể nói chung, có thể dùng hai phương pháp tậpluyện là: Chạy dài liên tục và chạy giãn cách Người ta nhận thấy chạy liên tụckhi trao đổi chất thăng bằng sẽ làm cho kỹ năng tiết kiệm năng lượng được pháttriển Để có thể thích nghi với vận động lâu dài, đòi hỏi mất nhiều thời gian,