Nhận thức được tầm quan trọng của các nhân tố để làm cho thị trườngchứng khoán phát triển ngày một mạnh, nhanh và an toàn, em đã chọn đề tài: "Tìm hiểu về hệ thống đăng ký, lưu ký, bù tr
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HỆ THỐNG , THANH TOÁN, LƯU KÝ VÀ ĐĂNG KÝ CHỨNG KHOÁN 2
I.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 2
I.2 Thị trường chứng khoán – khái niệm và đặc điểm 2
I.2.1 Khái niệm 2
I.2.2 Đặc điểm 2
I.2.3 Vai trò của thị trường chứng khoán 3
II Khái quát về hệ thống thanh toán, đăng ký, lưu ký và bù trừ chứng khoán 4
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG LƯU KÝ, ĐĂNG KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN 7
I Vai trò 7
II.Chức năng 8
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LƯU KÝ, ĐĂNG KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN 9
I Đăng ký chứng khoán 9
II.Lưu ký chứng khoán 10
II.1 Các nguyên tắc của hoạt động lưu ký chứng khoán 11
II.2 Các hình thức lưu ký chứng khoán 12
II.2.1.Lưu giữ cá nhân 12
II2.2 Lưu ký tổng hợp 13
II.3.Hoạt động lưu ký chứng khoán 14
II.3.1 Mở tài khoản lưu ký 15
II.3.2 Ký gửi chứng khoán 15
II.3.3.Lưu ký ghi sổ chứng khoán đặt mua trong đợt phát hành mới 16
III Hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán 17
CHƯƠNG IV : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN HỆ THỐNG LƯU KÝ, ĐĂNG KÝ VÀ THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN 18
I Yếu tố pháp lý 18
II Yếu tố kinh tế 19
III Yếu tố vật chất kỹ thuật con người 19
IV Yếu tố tâm lý 20
V Các đối tượng tham gia hệ thống 20
CHƯƠNG V : CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HỆ THỐNG 21
I Sở giao dịch chứng khóan 21
II Tổ chức lưu ký 21
III Tổ chức bù trừ 21
IV Tổ chức thanh toán giao dich chứng khoán 22
V Nhà đầu tư 22
VI Tổ chức phát hành 22
VII Tổ chức đằng ký 23
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hòa vào dòng chảy của sự phát triển của lịch sử loài người, thị trường tàichính cũng đã phảt triển và đáp ứng mọi nhu cầu của con người Sự phát triểncủa thị trường tài chính nói lên tình hình kinh tế của đất nước đó như thê nào và
nó có tác động to lớn đối với sự phát triển của toàn bộ các ngành trong nền kinh
tế Thị trường chứng khoán ra đời đã tạo điều kiện cho các ngành trong nền kinh
tế phát triển nhanh hơn.Qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Vì vậy việc pháttriển thị trường chứng khoán đã được sự quan tâm của chính phủ của rất nhiềucác nước Có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm phát triển thị trường chứngkhoán như hoàn thiên hệ thống pháp luật, hoàn thiện và nâng cấp hệ thông tin đểcác tin tức co thể đến với nhà đầu tư một cách nhanh và chính xác nhất, giảm rủi
ro co các hoạt động của thị trường chứng khoán…
Nhận thức được tầm quan trọng của các nhân tố để làm cho thị trườngchứng khoán phát triển ngày một mạnh, nhanh và an toàn, em đã chọn đề tài:
"Tìm hiểu về hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán"
Bài viết được chia làm các chương:
Chương I: Khái quát về thị trường chứng khoán, hệ thống thanh toán,đăng ký, lưu ký và bù trừ chứng khoán
ChươngII: Vai trò, chức năng của hệ thống lưu ký, đăng ký và thanh toán
Chương V: Các đối tượng tham gia hệ thống
Để hoàn thành được bài viết này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa PGS.TS Vương Trọng Nghĩa Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HỆ THỐNG , THANH TOÁN, LƯU KÝ VÀ ĐĂNG KÝ CHỨNG KHOÁN
I.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán(TTCK) được xem là đặc trưng cơ bản, là biểutượng của nền kinh tế hiện đại.Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triểncủa kinh tế qua sự phát triển của TTCK Là một bộ phận cấu thành của thịtrường tài chính, TTCK được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giaodịch mua bán, trao đổi các chứng khoán, các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữacác chủ thể tham gia Việc mua bán này được thực hiện theo những nguyên tắc
ấn định trước
Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm.Vàokhoảng thế kỉ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phươngTây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán
cà phê để thương lượng mua bán trao đổi hàng hóa Đặc điểm của hoạt động này
là các thương gia chỉ trao đổi băng lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán
mà không có sự xuất hiện của bất cứ một loại giấy tờ nào Đến cuối thế kỉ 15khu trợ riềng đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quy tácxác định cho các cuộc thương lượng.Những quy tắc này có tính chất bắt buộcđối với các thành viên tham gia
Qúa trình phát triển của thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều bướcthăng trầm, nhưng sau mỗi lần thăng trầm đó TTCK đã tiếp tục phát triển trởthành một chủ thể tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế
I.2 Thị trường chứng khoán – khái niệm và đặc điểm.
I.2.1 Khái niệm.
Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK, có quan điểm chorằng TTCK và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một kháiniệm: thị trường tư bản Hay quan điểm của đa số các nhà kinh tế cho rằng:TTCK được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một Tuynhiên quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCKhiện nay, được trình bày trong giáo trình “ thị trường chứng khoán “ trường Đạihọc kinh tế quốc dân là :
“ Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, traođổi các loại chứng khoán “
I.2.2 Đặc điểm.
TTCK là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, do vậy nó cũng
Trang 4
Thứ nhất: TTCK là thị trường của các công cụ trực tiếp,trong đó người đi
vay và người cho vay trực tiếp gặp nhau trên thị trường phát hành
Thứ hai: Trong TTCK giá cả được hình thành trên cơ sở cạnh tranh tự
do, dựa trên quan hệ cung cầu và là sự phản ánh ngay lập tức thông tin liên quanđến chứng khoán
Thứ ba: TTCK là thị trường liên tục Sau khi chứng khoán được phát
hành trên thị trường sơ cấp nhằm mục đích tăng vốn cho nhà phát hành, nó cóthể được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp, đảm bảo cho nhà đầu tư cóthể kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản bất kỳ lúc nào
I.2.3 Vai trò của thị trường chứng khoán
Thực tế phát triển kinh tế của các nước đã khẳng định vai trò quan trọngcủa TTCK trong sự phát triển kinh tế:
- Tạo ra các công cụ có tính thanh khỏan cao, có thể tích tụ tập trung vàphân phối vốn, chuyể thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tê
- Thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằnghơn
- Thị trường chứng khoán tạo điều kiện tách biệt gữa quản lý doanhnghiệp
- Việc mở cửa TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trườngquốc tế
- Thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho chính phủ huy động nguồn tàichính mà không tạo ra áp lực về lạm phát
-Thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kìkinh doanh trong tương lai…
Với một số nét trên ta có thể thấy được một cách tổng quan về thị trườngchứng khoán cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của một nước
Vì vậy việc tạo cho thị trường một cơ chế để cho thị trường hoạt động hiệu quả
là một điều hết sức cần thiết
Thị trường chứng khoán là một thị trường chứa đựng rất nhiều rủi ro nhưrủi ro về thanh khoản, rủi ro về tính thật giả của chứng khoán, rủi ro thời gian,rủi ro về lợi tức kì vọng của chứng khoán….Do vậy việc có những biện pháp đểhạn chế rủi ro là rất quan trọng.Cùng với sự phát triển của thị trường chứngkhoán, vấn đề thanh toán, đăng ký chứng khoán cũng được phát triển theo Việcphát triển lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán đã ngày càng gópphần vào việc hạn chể rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán
Trang 5II Khái quát về hệ thống thanh toán, đăng ký, lưu ký và bù trừ chứng khoán
Nói đến đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toáncác giao dịch chứng khoán là nói đến dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán trêncác thị trường chứng khoán (TTCK) bao gồm cả các thị trường chính thức và thịtrường phi tập trung Người đầu tư có thể đặt câu hỏi tại sao lại phải cần đến
dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán trong khi họ có thể tự
bảo quản lấy tài sản của mình, tìm gặp nhau để thực hiện giao dịch mua bán
chứng khoán, sau đó tự thanh toán chứng khoán và tiền với nhau?
Câu trả lời ở đây là hình thức giao dịch chứng khoán đã quyết định đếnvấn đề này Việc giao dịch và thanh toán như trên chỉ thực hiện được đối với cácgiao dịch tự phát, chủ yếu là trực tiếp giữa một bên mua với một bên bán, tính
an toàn trong giao dịch thấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ không thực hiện nghĩa vụgiao dịch của hoặc bên mua, hoặc bên bán, đặc biệt là khi giá cả thị trường cónhiều biến động Trong khi đó, giao dịch chứng khoán tại các sở giao dịchchứng khoán (thị trường tập trung), thị trường giao dịch điện tử (thị trường phitập trung), thị trường các công cụ phái sinh… đều là hình thức giao dịch có tổchức giữa nhiều bên mua bán với nhau Để luôn đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợpđồng cũng như sự an toàn cho tất cả các bên tham gia mua bán, giảm thiểu chiphí giao dịch, hình thức giao dịch có tổ chức, đòi hỏi việc thanh toán tiền vàchuyển giao chứng khoán cũng phải được thực hiện một cách có tổ chức Khigiao dịch chứng khoán đã được xác nhận thực hiện, việc chuyển giao chứngkhoán và thanh toán tiền sẽ được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản trêncác tài khoản chứng khoán và tiền thông qua các bút toán ghi sổ, thay vì chuyểngiao vật chất trực tiếp như trong hình thức giao dịch tự phát Để làm được điềunày, chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao dịch trên TTCK cần phải được lưugiữ tập trung và bất động hóa tại một nơi Chính đòi hỏi này đã dẫn đến sự rađời của loại hình dịch vụ là đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toáncác giao dịch chứng khoán để hỗ trợ cho việc thực hiện và hoàn tất các giao dịchchứng khoán trên các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức Sự xuất hiệncủa các loại hình dịch vụ này cũng đã kéo theo sự ra đời của các tổ chức cungứng các dịch vụ đó và hệ thống văn bản pháp quy để quản lý các tổ chức cungứng dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịchchứng khoán
Các tổ chức cung ứng dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán, bù trừ vàthanh toán các giao dịch chứng khoán thường là các ngân hàng lưu ký (ngânhàng thương mại được phép hoạt động lưu ký chứng khoán), các công ty chứng
Trang 6trường giao dịch có tổ chức cần một nơi để lưu giữ và quản lý tập trung cácchứng khoán, đồng thời sự hình thành nhiều tổ chức lưu ký cũng đòi hỏi phải cómột tổ chức đóng vai trò là tổ chức lưu ký trung tâm, làm trung gian kết nối các
tổ chức lưu ký này với nhau, tạo cơ sở cho việc thực hiện thanh toán bằng hình
thức ghi sổ Những đòi hỏi đó đã dẫn đến sự hình thành của TTLKCK, các tổ
chức lưu ký còn lại trở thành thành viên của trung tâm lưu ký, hay còn gọi là cácthành viên lưu ký Đối với các ngân hàng thanh toán cũng vậy, cần phải có mộtngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thanh toán trung tâm, thực hiện thanh toántiền cho tất cả các giao dịch chứng khoán, thường là Ngân hàng Trung ương(NHTW) hay Ngân hàng chỉ định thanh toán
Hệ thống cở sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin của trung tâm lưu
ký, của các thành viên lưu ký và của các ngân hàng thanh toán, NHTW cùng với
hệ thống pháp lý về lưu ký được gọi chung là hệ thống đăng ký, lưu ký chứngkhoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán, hay còn gọi tắt là hệthống lưu ký chứng khoán Hệ thống lưu ký chứng khoán đảm bảo việc đăng ký,lưu ký chứng khoán được hoàn tất trước khi chứng khoán được đưa vào giaodịch và sau khi giao dịch kết thúc các bên tham gia giao dịch sẽ lần lượt nhậnđược tiền và chứng khoán thông qua việc bù trừ và thanh toán chứng khoán vàtiền do hệ thống thực hiện Như vậy, cùng với sự hình thành của TTCK có tổchức, hệ thống lưu ký chứng khoán đã trở thành một thành tố không thể thiếu,cấu thành nên hạ tầng của TTCK
Hệ thống lưu ký và thanh toán bao gồm hai bộ phận cấu thành là: Hệthống lưu ký chứng khoán và hệ thống bù trừ, thanh toán các giao dịch chứngkhoán
Trong lịch sử phát triển của TTCK, từ xa xưa các giao dịch chứng khoán
đã diễn ra rất thô sơ, đơn giản, thủ công việc mua bán chủ yếu được diễn ra dướihình thức trực tiếp giữa người mua và người bán sau khi đã thỏa thuận với nhau
về giá cả, số lượng, chủng loại, phương thức giao tiền và chứng khoán… Qúatrình này được diễn trong điều kiện quy mô thị trường còn nhỏ số lượng nhà đầu
tư ít, số lượng hàng hóa chưa phong phú Tuy nhiên thị trường không chỉ dứnglại ở con số vài chục vài trăm nhà đầu tư, vài loại chứng khoán mà thị trườngngày một phát triển và trở thành một thể chế tài chính bậc cao được tổ chức hếtsức chặt chẽ Do sự gia tăng ngày càng lớn khối lượng giao dịch cũng như sự giatăng ngày càng nhiều các nhà đầu tư ở các khu vực địa lý khác nhau đã dẫn tớiviệc thanh toán thủ cổng không còn phù hợp, lúc này hệ thống mới trong thịtrường chứng khoán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, chính xácgiữa các nhà đầu tư - đó là hệ thống bù trừ chứng khóan Ngày nay, hệ thống bùtrừ thanh toán chứng khoán là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trườngchứng khóan Ngày nay, các thị trường chứng khoán đều xây dựng cho mình
Trang 7một hệ thống bù trừ thanh toán chứng khoán cho mình nhằm đảm bảo cho việcthanh toán được diễn ra nhanh chóng, chính xác và giúp thị trường chứng khoánphát triển.
Việc bù trừ và ra các lệnh cân đối số dư đã giảm đáng kể khối lượngthanh toán thực sự Những khi số lượng tăng, số nhà môi giới tăng thì việc chỉthanh toán số dư của các nhà môi giới và khách hàng của mình cũng khiến họquan tâm Khi thanh toán chứng khoán vật chất, nhà môi giới phải chịu chi phíthanh toán cao, mất nhiều thời gian, lãng phí nguồn nhân lực, chậm trễ tiến trìnhthanh tóan, rủi ro cao, sự chồng chéo giữa thanh toán, giao dịch các đợt liên tục,gây khó khăn cho cả bên khách hàng và bên được khách khàng ủy quyền Đốivới khách hàng, đặc biệt là khách hàng giữ ít chứng khoán, đa dạng về chủngloại thì việc giã riêng chứng khoán ở nhà hay ở công ty là không an toàn, việcxây dựng kho két cho riêng mình đòi hỏi chi phí lớn Hơn nữa việc mang chứngkhoán trước và sau giao dịch cũng gây không it rủi ro đối với người sở hữu Đểgiải quyết được vấn đề trên, các nước có TTCK đều cho ra đời một trung tâmlưu ký quản lý tập trung các loại chứng khoán này.Việc ra đời trung tâm nay đãtạo điều kiện rất nhiều cho sự phát triển của thị trường chứng khóan
Hệ thống bù trừ thanh tóan chứng khoán và hệ thống lưu ký chứng khoán
ra đời đã đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, gópphần vào sự phát trỉển của thị trường chứng khoán
Trang 8CHƯƠNG II: VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG LƯU KÝ, ĐĂNG KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN.
vụ của hệ thống là sau mỗi giao dịch, xác định được bên giao chứng khoán vàbên nhận chứng khoán, bên trả tiền và bên nhân tiền, khối lượng chứng khoángiao dịch và tổng số tiền thang toán
- Giúp cho việc quản lý hiệu quả thị trường chứng khoán.Nhờ nắm đượccác thông tin về người sở hữu chứng khoán thông qua việc đăng ký chứngkhoán, các nhà quản lý biết được tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của những người sởhữu chứng khoán, kịp thời đưa ra các quyết định xử lý khi tỷ lệ sở hữu của một
số đối tượng vượt quá mức pháp luật chứng khoán hiện hành.Qua hệ thống này,các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư biết được những thông tin về cácchứng khoán bị mất cắp hay không còn giá trị lưu hành, từ đó góp phần vào sự
ổn định của thị trường
- Giảm chi phí cho các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Khi
hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán và bù trừ chứng khoán phát triển đến mộtmức độ nhất định thì việc quản lý chứng khóan sẽ được thực hiện qua hệ thống
tự động Điều đó giảm được thời gian chi phí, tránh được nhầm lẫn trong khâunhận, kỉm đếm chứng khoán khi thanh toán không qua hệ thống Hệ thống thựchiện việc lưu ký tập chung hoặc thực hiện phi vẩt chất hóa chứng khoán nên tiếtkiệm được các chi phí trong in ấn chứng chỉ chứng khoán, bảo quản chứng chỉ
- Góp phần làm giảm rủi ro cho hoạt động thị trường.Thời gian thanh toáncàng dài thì rủi ro xảy ra cho các đối tượng tham gia thị trường chứng khoáncàng lớn.Hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán giúp cho thời gian thanhtoán được rút ngắn và do đó làm giảm rủi ro cho hoạt động đầu tư Với hệ thốngthanh toán và lưu ký chứng khoán, các bút toán được ghi sổ, giảm bớt sự chuyểngiao chứng khoán vật chất, làm giảm rủi ro do bị mất cắp…
Trang 9- Đảm bảo thực hiện thanh toán nhanh góp phần giúp cho các đối tượngtrên thị trường tăng nhanh vòng quay của vốn.Từ đó giúp cho các nhà đầu tưnắm được thời cơ kinh doanh, đồng vốn được quay vòng nhanh hơn.Tạo gia sựthuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư.
II.Chức năng
Hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán và bù trừ chứng khoán có các chứcnăng sau:
- Quản lý các chứng khoán lưu kí của khách hàng
- Ghi nhận quyền sở hữu và các thông tin vể tình hình thay đổi của cácchứng khoán lưu ký cho khách hàng
- Cung cấp thông tin về các chứng khoán giả mạo mất cắp
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền và chuyển giao chứng khoánsau khi giao dich được thực hiện
- Xử lý các thông tin về việc thực hiện quyền của người sở hửu chứngkhoán đối với các tổ chức phát hành
- Phân phối lãi trả vốn gốc và cổ tức cho người sỡ hữu chứng khoán
- Giúp quản lý tỷ lệ nắm giữ cua người sỡ hữu chứng khoán…
Trang 10CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LƯU KÝ, ĐĂNG KÝ VÀ
THANH TOÁN BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN
Để hiểu thêm về các dịch vụ do hệ thống đăng ký chứng khoán, lưu kýchứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán thực hiện, phầndưới đây sẽ đề cập đến từng dịch vụ cụ thể:
I Đăng ký chứng khoán
Phần trên đã đề cập, để chứng khoán niêm yết hay đăng ký giao dịch đượcgiao dịch trên TTCK, chúng cần phải được lưu ký tập trung tại một nơi, nơi đóchính là TTLKCK Tuy nhiên, trước khi chứng khoán được đưa vào lưu ký tậptrung tại TTLKCK, chúng cần phải được đăng ký đầy đủ thông tin để TTLKCK
có thể nhận lưu ký Các thông tin đăng ký bao gồm:
- Đăng ký thông tin về chứng khoán chẳng hạn như tên chứng khoán, loạichứng khoán, mẫu mã chứng khoán, số lượng đang lưu hành
- Đăng ký thông tin về người sở hữu chứng khoán chẳng hạn như tên, địachỉ, điện thoại liên lạc của người sở hữu, số lượng sở hữu
- Việc thực hiện đăng ký thông tin thường do tổ chức phát hành tiến hànhhoặc do một tổ chức được tổ chức phát hành ủy quyền tiến hành Như vậy, đốivới các chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch, TTLKCK trở thành nơiduy nhất thực hiện dịch vụ làm đại lý chuyển nhượng, cụ thể là:
- Thực hiện quản lý sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán cho các tổchức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, ghi nhận quyền sở hữu và thông tinthay đổi quyền sở hữu của người sở hữu chứng khoán
- Thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký cho người sởhữu chứng khoán bao gồm các quyền như quyền tham dự đại hội cổ đông, quyềnnhận cổ tức, quyền bỏ phiếu, quyền nhận trái tức và vốn gốc, quyền mua, quyềnchuyển đổi, tách hoặc gộp cổ phiếu
Việc đăng ký chứng khoán bao gồm các hoạt động:
- Đăng ký chưng khoán mới phát hành
- Quản lý sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán
Trang 11- Quản lý sổ đăng ký chứng khoán mới chuyển nhượng, sổ đăng kí chứngkhoán cầm cố.
- Lập danh sách người sở hữu chứng khoán để chuẩn bị đại hội đồng cổđông hàng năm
- Thực hiện các công việc liên quan đến cổ tức
- Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán cổ tức
- Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán cổ tức
- Thực hiện các nghiệp vụ đăng ký chứng khoán liên quan đến tăng vốncủa công ty phát hành
- Gíam sát tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài
- Các công việc khác theo quy định của ủy ban
II.Lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán củakhách hàng cả chứng khoán vật chất và chứng khoán ghi sổ Đồng thời đối vớicác chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất vàbảo quản an toàn chứng chỉ chứng khoán tại kho chứng chỉ chứng khoán Đểtheo dõi và quản lý luồng ra vào chứng khoán của khách hàng ký gửi tạiTTLKCK (ký gửi thông qua các tổ chức lưu ký thành viên), TTLKCK phải thựchiện mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho các tổ chức lưu ký thành viên và chokhách hàng, tương tự như việc ngân hàng thương mại (NHTM) mở tài khoảnvãng lai để quản lý luồng tiền cho khách hàng của mình
Chính vì vậy, lưu ký chứng khoán còn bao gồm cả việc thực hiện các dịch
vụ liên quan đến mở tài khoản, nhận gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán lưu ký.Ngoài ra, TTLKCK cũng như các tổ chức lưu ký còn cung ứng bất cứ dịch vụnào khác được pháp luật cho phép liên quan đến tài khoản lưu ký chứng khoán,chẳng hạn như dịch vụ làm trung gian trong các giao dịch bảo đảm như cầm cố,giải tỏa cầm cố chứng khoán
Cầm cố chứng khoán là việc các NHTM, tổ chức tín dụng cho người đầu
tư vay tiền để đầu tư chứng khoán với thế chấp là chứng khoán do người đầu tư
sở hữu Vì vậy, đây thực chất là một dạng quan hệ hợp đồng giữa bên cầm cố(người đầu tư) và bên nhận cầm cố (ngân hàng), mà trong quan hệ này các tổchức lưu ký chỉ đóng vai trò là trung gian, trên cơ sở bản hợp đồng cầm cố đóthực hiện chuyển khoản số chứng khoán cầm cố từ tài khoản chứng khoán giaodịch vào tài khoản chứng khoán cầm cố để đảm bảo việc duy trì tài sản thế chấpcho bên nhận cầm cố Khi hợp đồng cầm cố hết hiệu lực hoặc theo yêu cầu củabên nhận cầm cố, tổ chức lưu ký sẽ thực hiện giải tỏa số chứng khoán cầm cố,trả lại cho người đầu tư (bên cầm cố)
Trang 12II.1 Các nguyên tắc của hoạt động lưu ký chứng khoán
-Mỗi khách hàng chỉ được mở một tài khỏan lưu ký tại một thành viên lưu
ký, khách hàng sẽ đặt lệnh, giao dich thông qua chính thành viên lưu ký
- Khách hàng là cá nhân tổ chức trong nước chỉ được mở tài khoản lưu kýtại thành viên lưu ký trong nước
- Khách hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài phải mở tài khoản lưu ký taithành viên lưu ký nước ngoài
- Các thành viên phải mở tài khoản lưu ký chứng khóan cho khách hàngtách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của chính các thành viên
- Các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán phải được lưu
kí tập trung tại sở giao dịch chứng khoán
- Sở giao dịch chứng khóan mở và quản lý tài khoản lưu ký cho các thànhviên để hạch toán và quản lý các chứng khóan ký gửi cho thành viên.Phầnchứng khóan thuộc sở hữu khách hàng của thành viên sẽ được hạch toán vào tàikhỏan giao dịch chứng khóan của khách hàng do sở giao dịch chứng khóan mởđứng tên thành viên
- Khi lưu ký chứng khóan tập trung tại sở giao dịch chứng khoán, thànhviên lưu ký phaỉ nộp cho sở giao dịch đầy đủ các chứng từ theo quy định
- Chứng khoán được lưu ký phải hợp lệ, không bị hư hỏng và khôngthuộc loại cấm trao đổi
- Thành viên lưu ký chứng khoán giao dịch chứng khoán phải đảm bảođầy đủ chứng khóan trên tài khoản thanh tóan bù trừ chứng khoán, phù hợp vớicác chứng từ thanh toán chứng khoán
Trang 13II.2 Các hình thức lưu ký chứng khoán.
II.2.1.Lưu giữ cá nhân
Là hình thức khách hàng muốn lưu giữ chứng khoán để sau đó có thể rútchính những chứng khoán đã gửi hoạc chính những chứng khoán mà khách hàng
đã mua
Thành viên lưu ký cũng được phép đưa chứng khoán của khách hàng lưu
ký các nhân tại trung tâm lưu ký mà không cần có văn bản gửi khách hàng
Với hình thức lưu giữ này trung tâm lưu ký sẽ lưu giữ những chứng khóannày tách biệt với các chứng khoán của khách hàng khác.Trung tâm lưu ký khôngthực hiện việc chuyển giao ghi sổ, không thực hiện các quyền phát sinh thay chochũ sỡ hữu đối với những chứng khoán này vì chúng không được lưu ký dướitên của trung tâm lưu ký
Khi trung tâm lưu kí mua hộ chứng khoán cho khách hàng và đưa vào lưu
ký cá nhân theo hợp đồng lưu ký với khách hàng thì sau một thời gian thànhviên lưu kí phải gửi cho khách hàng danh mục chứng khoán đã mua và đã đưavào lưu ký, trong đó phải ghi rõ chủng loại, mã số, giá trị tính theo mệnh giá, vàcác đặc tính khác của chứng khoán được mua Bản thông báo kí hiệu mã sốchứng khóan được coi là bằng chứng về việc quyền sở hữu chứng khoán đãđược chao cho người mua Và nếu khách hàng có yêu cầu rut chứng khoán thì sẽrút chính những chứng khóan được mua trước đó Khách hàng muốn rút chứngkhoán này thì phải tới nơi mà khách hàng đã ký gửi Nêu rút ở nơi khác, kháchhàng phải thông baó trước về số lượng chủng loại, thời gian, địa điểm rút chứngkhoán Ở những nước chứng khóan được phi vật chất, khách hàng vẫn có thểutrút chứng khóan.Khi nhận được yêu cầu rút chứng khoán,kiểm tra đủ số chứngkhoán trên tài khoản thành viên, trung tâm lưu ký sẽ ghi giảm số chứng khóancần rút và thông báo cho bộ phận đăng ký để bộ phân này phát hành chứngkhoán theo tên người năm giữ và số lượng chứng khoán họ cần rút
Sử dụng hình thức này phải sử dụng nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏichi phí nhân sự cao và chi phí kho két lớn, nên chi phí lưu ký rất cao.Ngày nayhình thức này ít được sử dụng mà chủ yếu phục vụ cho yêu cầu đặc biệt củakhách hàng