Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội Pháp luật về thành lập tổ chức hoạt động của hội
Trang 1TRUONG DAI HOC CAN THƠ KHOA LUAT BO MON LUAT HANH CHINH 2a Ow LUAN VAN TOT NGHIEP CU NHAN LUAT NIEN KHOA: 2011-2014 DE TAI:
PHAP LUAT VE THANH LAP, TO CHUC VA HOAT DONG CUA HOI
Giảng viên hướng dẫn:
Trang 2LOI CAM ON
Đề hoàn thành đề tài nghiên cứu này, người viết xin gửi đến Cha Mẹ, người thân, bạn
bè và các Thầy Cô khoa Luật trường Đại học Cần Thơ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ,
động viên cả về mặt vật chất lẫn tính thần trong suốt thời gian người viết thực hiện đề tài này Đặc biệt, xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Lan Hương, Cô luôn
tận tình, tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo những kiến thức, những định hướng nghiên cứu quý
báu, góp ý hồn thiện và ln gần gũi giải đáp các vướng mắc từ cơ bản đến phức tạp giúp người viết hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và chúc tất cả mọi người sức khỏe — thành công — hạnh phúc!
Sinh viên thực hiện
Trang 4MỤC LỤC
Trang
98/9827 Ỏ 1
1 Lý do chọn để tài 6 c1 111111111111 1111111111111 1 111111 111 re grvkg 1
2 Pham Vi nghién CUU ccccssssccccsssssssecccecsssssneeeccesessseeeceeesssnsaeeeceesessneeeeeesesseneeeees 1
3 Mucc dich nghi€n Ctu cccccsscsccccccccsssscsssssnessseeecesceesssessesseaeeeeeesecseeseeseeseenanees 2
4 Phurong phap nghién CWU ccccccccssccccesssssneecesescsseeeeccesesnesaeecesesesnaseeeeesesenaeeees 2
5 BO CUC G6 tai cccccccccccccsssssessccsescscscssssececsavacacscssecscecsasavavasssscessavavasassasacsesacavacacacaeas 2
CHUONG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI Ở NƯỚC TA
1.1.Tổng quan về hội ở HƯỚC Ẳa - G- St Set 1 11k 1 1111181111101 1111111111111 re 3 In 4 6i on on e 3
1.1.2 Phân loại hộội - - QC C1110 ng n KK vớ 4
1.1.3 Tên, biểu tượng và tư cách pháp nhân của hội - c6 cc+c+cxsecxet 5
1.1.4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội 6-5 Set keEskersrerkd 5
1.1.5 Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hội 6 1.2 Vai trò của hộỘiI - CC Q11 ng ph 6
1.3 Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật nước ta về hội - - c5 7
1.3.1 Giai đoạn từ 1945 đến trước 1954 -ccc ct v2 0111111101111 re 7 1.3.2 Giai đoạn từ 1954 đến trước năm 2000 -.-©c++2+22x+c2vvszxvervrre 7
1.3.3 Giai đoạn từ 2000 đến nayy - - -sctchct S 1111111101871 11511 1111111 crk 9 CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VẺ THÀNH LẬP, TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
2.1 Điều kiện thành lập hội và hồ sơ xin phép thành lập hội -.- -5-
2.1.1 Điều kiện thành lập hội - - - (S6 1S E1 E11 11111111511 tkeg
2.1.2 Hồ sơ xin phép thành lập hội - 6 ++Sk+Et ESEEEk+€EeEkEEEEkrkererkee
2.2 Trình tự, thủ tục xin phép thành lập hội và cơ quan có thâm quyền cho phép
Trang 52.2.1 Trinh tự, thủ tục xin phép thành lập hội - c5 555cc c+<<<<<s+2 16
2.2.2 Cơ quan có thâm quyền cho phép thành lập hội - ¿5-55 19 2.3 Người đứng đầu hội, hội viên và chế độ, chính sách đối với người làm
v0it1r.1e1:10 00071788 19
2.3.1 Người đứng đầu hội . - tt TS E1 TH ng rgrrời 19
2.3.2 HỘI VIÊn -L LLc c ng ng ng g9 9 8 934 20
2.3.3 Chế độ, chính sách đối với người làm công tác hội . c-5s: 21 2.4 Cơ cầu tô chức và hoạt động của hội - SE St xe grycu 22 2.4.1.Cơ cầu tổ chức của hộii ¿- ¿Set St 1x 1x 1 E4 E1 HH g1 g1 11x ky, 22
"9Ä š v80 0ì 8 0010 e- 22 2.5 Quyên và nghĩa vụ của hội - «Set ST 1E 811118111 11111111 11x rrkd 25
2.5.1 Quyển của hộii - - c1 111111111111 1111511111101 11111111 1111k rkrrei 25
“2š [oi a2 vi 00 27
2.6 Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể hội - - 5c Set seEekekered 28 2.6.1 Trường hợp hội chia, tách; sáp nhập; hợp nhất - 5-55 28 2.6.2 Trường hợp hội giải thỂ - (6S St t1 E11 S311 11111111 30 2.7 Quản lý Nhà nước đối với hội - 5c tt St 8E 1111111118 8111 ckrrkd 31
2.7.1 Quản lý nhà nước đối với hội hoạt động thuộc lĩnh vực do Bộ,
cơ quan ngang Bộ quản lý trong phạm VI Cả HƯỚC - ccĂ <1 111 1£ <3 22 x*2 31
2.7.2 Quản lý Nhà nước đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh 32 2.8 Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với hội . - 6-5-5 Set srvEekekered 33
2.8.1 Khen thưởng hộii 5-5 St S*SEk E1 EE1EE111 1111 11111111111 11g06 33
2.8.2 xử lý vi phạm đối với hội s11 HH người 33
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THÀNH LẬP, TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI Ở NƯỚC TA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1 Thực trạng về hội ở Hước ta Set SE S111 15711151111 1111EE 1111 ckrrkd 34
3.2 Đề xuất các giải pháp khắc phục . c- - s St StStSEEEE ke nrgrkerrki 36
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đến nay, loài người đã và đang trãi qua năm hình thái kinh tế - xã hội là xã hội công xã nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa và xã
hội xã hội chủ nghĩa Nhìn chung, qua các hình thái xã hội, cho thấy con người ngày càng phát triển và tiến bộ, nhu cầu con người vì thế mà ngày càng cao ở nhiều lĩnh vực như: văn
hóa, giáo dục, y tế Đặc biệt là nhu cầu về giao tiếp và hội họp
Hội ra đời là để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong việc
muốn giao lưu, học hỏi, sinh hoạt, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau Hội trước hết là một tổ chức được tập hợp bởi nhiều hội viên, có người đứng đầu và tiễn hành hội hợp theo định kỳ Tuy hội là một loại tổ chức xã hội thành lập theo yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân
nhưng không vì thế mà pháp luật lại không điều chỉnh
Đất nước ta đã trãi qua một thời gian dài đấu tranh dựng nước và giữ nước nên có những thời gian các văn bản điều chỉnh hội còn sơ sài, thưa thớt, các quy định còn chung
chung và lỏng lẻo, chưa đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nhân dân Để đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân, Nhà nước đã kịp thời ban hành nhiều chính sách cũng như pháp luật
hơn để điều chỉnh các tô chức xã hội này Không khó để nhận ra, các tô chức xã hội thành
lập ngày càng nhiều và có xu hướng tăng lên theo thời gian Do đó, việc nghiên cứu đề tài “ Pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của hội” sẽ làm sáng rõ hơn các vấn đề cơ
bản về hội hay tổ chức xã hội, tìm hiểu trình tự, thủ tục thành lập hội tìm hiểu thực trạng
về hoạt động, quản lý của các tổ chức hội ở nước ta nói chung, và những nguyên nhân, từ đó
đưa ra một sô đê xuât về các vân đề còn hạn chê Đó là lý do người việt chon dé tai nay
2 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài xoay quanh những vẫn đề cơ bản về hội như: khái niệm hội, các tên gọi khác của hội, tìm hiểu hội có tính chất đặc thù, nguyên tắc thành lập, tổ chức và hoạt động của các hội quan chúng nói chung cũng như trình ty, thủ tục thành lập; chia,tách; sáp nhập; giải thể hội, quyền và nghĩa vụ của hội , các vẫn đề về hội viên, tìm hiểu thẩm quyền quản lý hội
Từ những nội dung đã nghiên cứu cùng với các tài liệu thu thập được, người viết tổng kết
những vấn đề về thực trạng và những bất cập trong các tổ chức hội có phạm vi hoạt động
trong tỉnh, thành phố nói chung ở Việt Nam, từ đó góp ý kiến giải pháp và hướng hoàn thiện đối với vấn đề về thành lập, tổ chức và hoạt động cũng như quản lý các tổ chức hội ở nước
Trang 83 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của
hội ” là nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật về các tổ chức hội nói chung ở nước ta, mà cụ thể là tìm hiểu nội dung quy định về trình tự, thủ tục thành lập hội; chia, tách; sáp
nhập; giải thể hội, các cơ quan có trách nhiệm quản lý hội , thực trạng về hoạt động của
các hội cũng như công tác quản lý hội của cơ quan Nhà nước có thâm quyên trong những năm gần đây cùng những nguyên nhân đưa đến những bắt cập trên Từ đó rút ra ưu điểm đã đạt được và cần phát huy cũng như những những thiếu sót, những điểm chưa hoàn thiện và hạn chế của những quy định của pháp luật về hội Bên cạnh tìm hiểu những quy định của
pháp luật về hội, còn phải nghiên cứu những thực trạng của các tô chức hội nói chung để thay được những tôn tại, những hạn chế chưa giải quyết được, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó
định hướng đưa ra những giải pháp giải quyết những vướng mắc Mục đích là nhằm hoàn thiện pháp luật về hội và nâng cao hiệu quả của việc thành lập và quản lý các tổ chức hội trong bồi cảnh toàn cầu hóa hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng
hợp các tài liệu, tham khảo các nguồn tài liệu từ sách báo, tạp chí, báo điện tử Thống kê
tổng hợp các số liệu và phân tích những quy định của pháp luật so sánh với các nguồn tài
liệu khác như giáo trình, các bài viết trên các trang thông tin điện tử Từ đó làm cơ sở cho
việc tìm ra những ưu, khuyết của các quy định, tạo điều kiện cho việc đóng góp những ý
kiến để hoàn thiện đề tài
5 Bồ cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung
có bố cục 3 chương:
Chương I1: Khái quát chung về hội ở nước ta
Chương 2: Quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của hội
Trang 9CHUONG 1
KHAI QUAT CHUNG VE HOI O NUOC TA
1.1 Tong quan về hội ở nước ta
1.I.1 Khải niệm hội
Hội (hay còn được gọi là câu lạc bộ, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn ) đã tồn tại và hoạt động từ rất lâu Thông thường thì hội tập hợp của tổ chức do cá nhân hoặc tô chức lập
nên vì mục đích chính đáng, tập hợp những hội viên cùng chung một sở thích, quan điểm
nảo đó Sau đó cùng nhau sinh hoạt, trau dồi, giúp đỡ, báo vệ quyền lợi các hội viên, hỗ trợ
lẫn nhau để cùng tiến bộ
Theo Từ điển Tiếng Việt, hội(hay câu lạc bộ) /ä nơi hội họp để giải trí như nói
chuyện, đọc sách, dánh cờ của một nhóm người như: câu lạc bộ văn hóa, hội nhiếp ảnh hoặc theo đuổi một mục đích nhất định và rõ rang’
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tại khoản l điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ- CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội đưa ra khái niệm như sau Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghệ,
cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, gúp phân vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tô chức và boạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có hiên quan
Như vậy, hội trước tiên phải là một tổ chức tự nguyện, các hội viên không bị ép buộc
tham gia mà hoàn toàn tự nguyện tham gia Tổ chức hội này có thê là tập hợp lại của những
hội viên củng nghành nghề (hội luật sư, hội sinh viên ), cùng sở thích (hội hoa viên cây cảnh ), cùng giới (hội phụ nữ ) Mục đích chung của hội là tập hợp, đoàn kết các hội
viên lại, thường xuyên tổ chức các hoạt động, trước tiên là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
hội viên và cộng đồng Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ, phát triển Có thể thấy, hội
là một tổ chức cần thiết của quần chúng nhân dân, thông qua các hoạt động của hội, ngoài
việc giúp đỡ các hội viên cùng tiễn bộ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp thì hội nếu hoạt động hiệu
quả, tích cực sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 1.1.2 Phân loại hội
Như trên đã nói, hội là một tổ chức tự nguyện của quần chúng nhân dân, có mục đích chính đáng và hoạt động ở nhiêu lĩnh vực khác nhau trong xã hội nên từ đó cũng có nhiêu
Trang 10
cách phân loại khác nhau Theo pháp luật Việt Nam, căn cứ theo phạm vi hoạt động của hội
(theo lãnh thổ) thì ta có bốn cách phân loại như sau :
Hội có phạm vì hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
Hội có phạm vì hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung la tinh);
Hội có phạm vì hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
Hội có phạm vì hoạt động trong xã, phường, thị trắn (sau đây gọi chung là xã)
Ngoài ra, nếu căn cứ vào nguồn kinh phí hoạt động thì ta có hội có tính chất đặc thù Đây là những hội đặc biệt được quy định tại chương VI của Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội Hội có tính chất
đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định và thực hiện các quy định chung tại chương VI
của nghị định Đặc điểm chung của những hội này là đã được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, điều kiện là hoạt động trước ngày Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực” (Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực từ ngày
1/7/2010) Vé phạm vi họat động của các tô chức hội có tính chất đặc thù thì có hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước, gồm 28 hội” và hội có tính chất đặc thù hoạt
động trong phạm vi địa phương (danh sách những hội này sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương xác định)
Như trên đã nói, hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện
các quy định chung theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 Đề tìm hiểu rõ hơn về
hội có tính chất đặc thù, Nhà nước đã ban hành Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng
11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù tại điều I có quy định về cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù Ngoài đặc điểm chung đã trình bày ở
trên thì cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù còn có :
- Đối với các hội là tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp:
phải được cơ quan có thâm quyền của Đảng công nhận là tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức
chính trị- xã hội- nghề nghiệp
? Khoản 3 điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/4/2010 quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội ở Điều 1 Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có
tính chất đặc thù
Trang 11- Đối với các hội là tổ chức xã hội - nghè nghiệp, tổ chức kinh tế: phải có vai trò
quan trọng trong việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và có khó
khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của hội
- Đối với các hội là tổ chức xã hội: phải có hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;
phải là hội của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện hoạt động
1.1.3 Tên, biểu tượng của hội và tư cách pháp nhân của hội
Theo khoản 2 điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và
quản lý hội ngày 21/4/2010 thì ngoài tên “Hội” thi hội còn có các tên gọi khác như sau: liên
hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tự cách pháp nhán và các tên gọi khác
theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, nghị định còn quy định ứên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được
phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài, tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhằm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc ` Như vậy, hội
có thể lẫy bất cứ tên gọi nào cũng được nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật Thông
thường thi tên của hội sẽ bao gom luôn cả nội dung hoạt động chính hoặc lĩnh vực hoạt động chính của hội (hội nhà văn, hội điện ảnh, hội vật lý ), đó có thể là mục đích hoạt động của hội (hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ), hoặc đặc điểm chung của các hội viên( hội phụ nữ, hội sinh viên )
Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu và tài khoản, có thể có biểu tượng riêng
Trụ sở của hội phải đặt ở Việt Nam”
1.1.4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội
Theo điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tô
chức, hoạt động và quản lý hội thì tổ chức và hoạt động của hội được thực hiện theo các
nguyên tắc sau đây :
Tự nguyện; tự quản,
Dán chủ, bình đẳng, cong khai, minh bach; Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;
Không vì mục đích lợi nhuận;
Tuân thú Hiển pháp, pháp luật và diéu lệ hội
” Điều 4 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Trang 12Như vậy, nguyên tắc tự nguyện và tự quản được chú ý đưa lên đầu, cho thấy hội hoạt động trên tinh thần tự nguyện không ép buộc bắt kỳ ai phải vào hội, chủ yếu là sự tự nguyện
của hội viên muốn tham Ø1a Và gan bó với hội vì mục đích đoàn kết, tương trợ lẫn nhau hoặc
cùng sinh hoạt giúp nhau tiến bộ tuyệt đối không vì mục đích lợi nhuận Hội không hoạt
động kín hay lén lút mà phải luôn công khai và minh bạch Bên cạnh đó, hội hoạt động chủ yếu dựa vào hội phí của hội viên hoặc nguồn kinh phí khác đối với các hội được hỗ trợ về kinh phí hoạt động và vì thế hội phải tự đảm bảo nguồn kinh phí duy trì hoạt động của hội Một đặc điểm nữa của hội đó chính là mỗi hội có những điều lệ riêng và bắt buộc các hội
viên khi tham gia phải tôn trọng và tuân theo các điều lệ đó Điều lệ của hội khi được xây
dựng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và phải được cơ quan có thâm quyền công
nhận thông qua
1.1.5 Trách nhiệm của cơ quan quan lý Nhà nước dối với hội
Theo Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội thì đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tính thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ quản lý chung về việc thành lập, chia, tách, sắp nhập, hợp nhất, giải
thể, phê duyệt điều lệ
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quản lý chung về thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất,
giải thể, đỗi tên, phê đuyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh Ngoài ra căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch
UBND cấp huyện cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và phê duyệt
điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã
1.2 Vai trò của hội
Như trên đã nói, hội là tổ chức tự nguyện, tập hợp những hội viên là công dân hoặc tô
chức cùng ngành nghẻ, cùng sở thích, hoặc cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả góp phan vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cho thấy lập hội là một nhu cầu tất yếu của quần chúng nhân
đân
Các hội viên khi tham gia hội, ngoài việc được giao lưu học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ
nhau cùng tiễn bộ, còn là nơi để các hội viên đoàn kết gắn bó, tạo môi trường sinh hoạt hội
họp, giúp đỡ và bảo vệ lợi ích lẫn nhau khi cần thiết So với các văn bản trước đây thì các
văn bản pháp luật được ban hành sau này đã mở rộng ra thêm các quyền và nghĩa vụ của các
tổ chức hội, điều này tạo điều kiện cho các tổ chức hội không còn quanh quan hoạt động
Trang 13triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung Đặc biệt là các vấn
đề quan trọng về phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thê
dục thể thao , các hội đang được tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nghành, lĩnh vực và của địa phương Do đó, nếu các
tổ chức hội biết tận dụng lợi thế hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả sẽ thu được những
thành tích đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương nói riêng và của cả nước nói chung
Ngoài ra, hội còn là nơi giúp Nhà nước tuyên truyền pháp luật, giáo dục ý thức pháp
luật cho nhân dân thông qua việc hội tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho hội viên của
mình
1.3 Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật nước ta về hội
1.3.1 Giai đoạn từ 1945 đến trước 1954
Có thể nói, các quy định của pháp luật Việt Nam về hội nằm rải rác ở nhiều văn bản
khác nhau ở nhiều thời kỳ lịch sử Bắt đầu từ những năm 1945, 1946 khi cuộc Cách mạng
Tháng Tám thành công đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra
nền dân chủ cộng hòa Trong giai đoạn này, nhiệm vụ cơ bản của dân tộc ta là bảo toàn lãnh thé, tiếp tục đâu tranh tiễn đến giành độc lập hoàn toàn Điều này được phi nhận trong bản
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 (thông qua ngày
9/11/1946) ghi nhận các vẫn đề cơ bản về chính thể, quyền và nghĩa vụ của công dân, về
Nhà nước, chính phủ, cơ quan tư pháp Bên cạnh đó, ta có thể tìm thấy những quy định cơ
bản đầu tiên vẻ vấn đề hội, cụ thể tại điều 10 trong Hiến pháp 1946 ghi nhận Công dân Việt
Nam có quyên tự do tổ chức và hội họp Tuy là quy định còn chung chung và cơ bản nhưng đã góp phần không nhỏ làm nền tảng cho việc xây dựng nên các văn bản chỉ tiết, cụ thể hơn
sau này Như vậy, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên này, Nhà nước ta đã chú trọng đến vấn đề về hội họp trong nhân dân
1.3.2 Giai đoạn từ 1954 đến trước năm 2000
Bước sang những năm 1954 kế từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng nhưng miền Nam còn bị để quốc và phong kiến thống trị, nước nhà tạm thời bị chia
cắt làm hai miền Cách mạng Việt Nam lúc này chuyên sang một giai đoạn mới, đó là ra sức
củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh giải phóng
hoàn toàn miền Nam để mang hòa bình thống nhất nước nhà Trong giai đọan mới này,
Quốc hội lúc bấy giờ đã sửa đổi Hiến pháp 1946 cho phủ hợp với tình hình chung Và trong
bản Hiến pháp 1959 mới này, Nhà nước đã quy định rõ hơn về quyền lập hội của công dân đó là Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyên tự do ngôn luận, báo chí, hội
Trang 14các quyên đó (điều 25) Đây cũng là một bước tiễn trong quy định về hội tại Việt Nam lúc bây giờ Có thể nói, quyên lập hội là quyền của công dân và được Nhà nước đảm bảo
Đáng kể hơn, song song với quy định trên trong Hiến pháp thì Nhà nước cũng đã cho
xây dựng và ban hành Sắc lệnh 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định quyền lập hội của
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quy định và hướng dẫn cụ thể hơn về quyên lập
hội, đến nay vẫn còn giá trị Có thể nói, đây là văn bản đầu tiên quy định khá chỉ tiết về hội cũng như quyên lập hội của nhân dân, với nhiều quy định đáng chú ý như: Chủ thể có quyền lập hội, quy định về hội thành lập hợp pháp, các chế tài vi phạm Sau đó, Nhà nước tiếp
tục thông qua và ban hành Nghị định 258-TTg ngày 14/6/1957 quy định chỉ tiết thi hành luật
số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 về quyền lập hội Văn bản này cũng quy định khá chỉ tiết
các vẫn đề như: thê thức xin phép lập hội, quy định về tên của hội, về phạm vi hoạt động của
hội, trụ sở của hội, quy định về đơn xin phép lập hội, các quy định về thủ tục, về quá trình
hoạt động, thể thức giải tản hội, các nội dung chính của đơn xin phép thành lập hội, điều lệ
hội Có thê nói, đây là giai đoạn ghi nhận việc ban hành nhiều văn bản quy định khá chỉ
tiết về hội hơn cả kể từ sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945
Ngày 30/4/1975, miễn Nam được giải phóng hoàn toàn, Bắc Nam sum họp một nhà,
đất nước thống nhất, mở ra một thời kỳ mới cho Việt Nam và cả thế giới Do nước ta vừa
thoát khỏi chiến tranh nên đang ra sức phẫn đấu xây dựng đất nước Thời kỳ những năm 80, 90 nói chung không có nhiều văn bản quy định điều chỉnh thêm vấn đề về hội Hiến pháp
1980 va 1992 (sửa đổi, bố sung năm 2001) tiếp tục quy định công dân có quyền hội họp và tự do lập hội phủ hợp với lợi ích của Chủ nghĩa xã hội và của nhần dân” và công dân có quyền hội họp, lập hội theo quy định của pháp luật” Nhìn chung, trong khoảng thời gian
này, các văn bản về hội có phần hạn chế do tình hình của xã hội bấy giờ
1.3.3 Giai đoạn từ 2000 đến nay
Những năm 2000 trở lại đầy, khi mà nước ta ra sức công nghiệp hóa hiện đại hóa, đất
nước ta tham gia nhiều tổ chức thế giới, giao lưu hợp tác với nước ngoài mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì lúc này các văn bản về hội bắt đầu được ban hành khá liên tục và thường xuyên
hơn để phủ hợp với tình hình chung lúc bấy giờ Có thể kế đến là Nghị định số 88/2003/NĐ- CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội Đặc biệt,
đây là văn bản pháp lý đầu tiên đưa ra khái niệm hội, các tên gọi khác cũng như các quy
định về phạm vi hoạt động theo lãnh thổ, tư cách pháp nhân, biểu tượng của hội, quy định về quản lý Nhà nước đối với hội, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn, cho phép thành lập và quản lý hoạt động của hội Ngoài ra, văn bản này còn quy định
7 Điều 67 Hiến Pháp 1980
Trang 15khá chỉ tiết về điều kiện, thủ tục thành lập hội, về hồ sơ, thủ tục xin phép thành lập hội, các
quy định cho hội viên tham gia như điều kiện trở thành hội viên, quyền và nghĩa vụ của hội
viên khi tham gia vào hội Tiếp theo đó là Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15 thang 01
năm 2004 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-
CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định vẻ tổ chức, hoạt động và quản lý hội,
văn bản quy định về số lượng thành viên tham gia ban vận động thành lập hội, hồ sơ, số
lượng người đăng ký tham gia, đặt văn phòng
Gần đây nhất là Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tố chức, hoạt động và quản lý hội Đây là nghị định thay thế cho Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động
và quản lý hội ở trên đã hết hiệu lực pháp luật Nhìn chung, ở văn bản này, ngoài việc kế
thừa những nội dung trước đó thì Nghị định 45/2010 ngày 21/4/2010 của Chính phủ còn bỗ sung thêm các quy định khác cụ thể hơn như: các quy định vẻ tên, biểu tượng của hội, quy
định thêm về điều kiện và thủ tục thành lập hội, hồ sơ xin phép thành lập hội, hội viên của hội, cơ câu tổ chức của hội Về điều kiện thành lập hội, ngoài các điều kiện về mục đích hoạt động, điều lệ, trụ sở như quy định cũ thi NĐÐ45/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn điều kiện về số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội Theo đó, hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất 100 công dân, tổ chức
nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện có đơn đăng ký tham gia thành lập hội, hội hoạt động trong phạm vi tỉnh thì số lượng quy định là 50, còn phạm vi xã là 10 Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải lập ban vận động thành lập hội Một điểm mới khác của Nghị định là đã quy định cụ thê số lượng thành viên trong ban vận động thành lập hội, quy định cụ
thé co quan có thâm quyền cho phép thành lập và quản lý hội, thời hạn xem xét, công nhận
ban vận động thành lập hội Đáng chú ý, Nghị định mới này đã có một chương quy định áp
dụng đối với các hội có tính chất đặc thù Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng hính ohủ
quy định, các hội này có quyền tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế,
chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội, tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực
hoạt động của hội Tại điều 19 Nghị định nêu rõ cơ cấu tổ chức của hội Và tại điều 23 quy
Trang 16Tiếp đó Nhà nước ban hành Thông tư 11/2010 của Bộ Nội vụ ngày 26/11/2010 quy định chi tiết ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày
13/4/2012 của Chính phủ sửa đôi, bố sung một số điều của Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày
21 thang 4 nam 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội Đặc biệt,
Thông tư 03/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 16/4/2013 ngoài việc quy định chỉ tiết thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 và Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày
13/4/2012 thì còn bố sung các mẫu đơn cần thiết cho các hội như: đơn đăng ký tham gia hội (cho công dân, tổ chức), đơn đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội, đơn đề nghị
thành lập hội, công văn báo cáo đại hội, điều lệ hội, báo cáo hoạt động của hội Điều này tạo một bước thuận lợi tích cực cho cá nhân hay tổ chức muốn thành lập hội hoặc quản lý hội sẽ dễ dàng hơn
Ngoài ra, còn có các văn bản khác cũng điều chỉnh về hội như: Quyết định
71/2011/QĐ-TTg ngày 20/12/2011của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ
ngân sách Nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù; Thông tư 01/2011/TT-BTC ngày
06 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài Chính quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà
nước cho hội có hoạt động gan với nhiệm vụ của Nhà nước giao, việc quản lý, sử dụng tải sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức
nước ngoài cho hội; Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 về việc quy định hội có tính chất đặc thủ, chỉ thị Số: 1/CT ngày 05/1/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc
quản lý tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, Luật tổ chức chính phủ, các văn bản
của Ủy ban nhân dân địa phương quy định về quản lý hội tại địa bàn
Đáng chú ý là gần đây Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm
1992 Hiến pháp năm 2013, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 vẫn khẳng định quyền lập hội của công dân Cụ thể là điều 25 Hiến pháp năm 2013 qui địnhCông dân có quyên tự
do ngôn luận, tu do bao chi, tiép cận thông tín, hội họp, lập hội, biếu tình Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định
Trang 17CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VÉ THÀNH LẬP, TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
2.1 Điều kiện thành lập hội và hồ sơ xin phép thành lập hội 2.1.1 Điều kiện thành lập hội
2.1.1.1 Điễu kiện cần
Theo điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội hướng dẫn để thành lập hội gồm các điều kiện sau:
-Hội sắp lập phải có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên
gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa
bàn lãnh thổ
- Hội sắp thành lập phải có điều lệ và trụ sở dự kiến làm nơi hoạt động
- Ngoài ra, hội phải có số lượng công dân, tô chức Việt Nam đăng kỷ tham gia thành lập hội
như sau:
+Hôi có phạm vì hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh phdi co it nhất một trăm cong dan,
to chic 6 nhiéu tinh co di diéu kién, tu nguyén, co đơn đăng ký tham gia thành lập hội; +H6i có phạm vì hoạt động trong tỉnh phdi co it nhat nam muoi céng dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điêu kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+Hội có phạm vi hoạt động trong huyện phải có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điêu kiện, tự nguyện, có đơn đăng kỷ tham gia thành lập hội;
+Hôi có phạm vì hoạt động trong xã phải có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã
có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+Hiệp hội của các tô chức kinh tế có hội viên là đại diện các tô chức kinh tẾ có tư
cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vì hoạt động cả nước có fÍ nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vì hoạt động trong tỉnh có f† nhất năm đại diện
pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghệ hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điểu kiện, tự nguyện, có đơn đăng kỷ tham gia thành lập hiệp hội
Đối với hội nghệ nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tô chức tự
Trang 18Có thê thấy, những điều kiện thành lập hội quy định tại điều 5 khá chặt chẽ, đầy đủ và
rõ ràng Mục đích lập hội được đưa lên đầu tiên, điều này rất quan trọng, bởi muốn lập hội phải có mục đích rõ ràng, lành mạnh Lập hội trước tiên phải có mục đích không trái với
pháp luật Điều này là đương nhiên trong một xã hội làm việc theo pháp luật như ở nước ta
Ngoài ra, lập hội còn phải chú ý về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính để không gây trùng lặp, tránh việc không phân biệt được hội này với hội kia Như vậy, nếu hội sắp thành lập
không bị trùng tên gọi với hội đã lập trước đó nhưng có lĩnh vực hoạt động chính giống nhau
thì vẫn được chấp nhận Và ngược lại, nếu hội sắp thành lập trùng tên gọi nhưng khác lĩnh
vực hoạt động chính thì vẫn được thông qua Tuy nhiên, nên tránh điều này bởi nếu bị trùng lặp về tên gọi giữa các hội sẽ rất dễ gây hiểu lầm dủ lĩnh vực hoạt động chính có khác nhau
đi chăng nữa
Ngoài mục đích hoạt động, hội lập ra cần phải có điều lệ, là những quy định chung
của hội Điều này cũng thật sự cần thiết để có thể quản lý hội viên và tiễn hành những hoạt động phù hợp với mục đích lập hội Hội lập ra cũng cần phải có trụ sở cụ thê, cô định, là nơi để hội hoạt động, họp mặt gặp gỡ các hội viên của hội Ngoài ra, số lượng hội viên tối thiểu
để thành lập hội được quy định cụ thể theo phạm vi hoạt động của hội Theo đó, hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh
có đủ điều kiện, tự nguyện có đơn đăng ký tham gia thành lập hội Hội hoạt động trong
phạm vi tỉnh thì số lượng quy định là 50, còn phạm vi xã là 10 Như vậy, ở đây không quy
định số hội viên tối đa là bao nhiêu nên chỉ cần đáp ứng đủ số hội viên tối thiểu thì hội muốn kết nạp bao nhiêu hội viên cũng được Cần chú ý là các hội viên có đủ điều kiện, tự nguyện,
có đơn đăng ký tham gia thành lập hội theo điều lệ hội quy định
2.1.1.2 Điều kiện đủ
Muốn thành lập hội, ngoài việc đáp ứng các điều kiện thành lập hội ở trên thì những người sáng lập còn phải thành lập ban vận động thành lập hội Ban vận động thành lập hội
này phải được cơ quan quản lý Nhà nước về nghành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt
động công nhận” Ví dụ: Nếu hội sắp lập có lĩnh vực hoạt động chính là thé duc thé thao thi sẽ do Sở Văn hóa, thể thao va Du lich công nhận ban vận động thành lập hội
Ban vận động thành lập hội
Người đứng đầu ban vận động thành lập hội theo quy định là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín
trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động'” Ở đây chỉ quy định là người đứng đầu ban vận động
thành lập hội là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam Như vậy, nếu người đứng
Trang 19
đầu ban vận động thành lập hội ở cấp tỉnh có hộ khẩu ở tỉnh khác, hoặc người đứng đầu ban
vận động thành lập hội ở cấp huyện có hộ khẩu ở huyện khác trong tỉnh thì vẫn được cho
phép, do các văn bản không quy định người đứng đầu Ban vận động vận động thành lập hội có vi phạm hoạt động tại địa phương phải có hộ khẩu tại địa ở phương Và những người có
hộ khẩu ở tỉnh khác, có được kết nạp là hội viên của hội hay không do điều lệ hội quy
định",
Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
+ Hội có phạm vị hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên; + Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vị hoạt động cả nước có ít nhất năm thành
viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tô chức kinh tế trong tỉnh '?
® Hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội
Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:
+ Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trủ bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
+Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập
hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn `
Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu (Trưởng ban) Ban Vận động thành lập bội thuộc diện quản lÿ của cơ quan có thẩm quyên thì phải được sự đông ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyên theo quy định về phân cấp quản lÿ cán bộ
Trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động có thể lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trước khi xem xét, quyết định công
nhận Ban Vận động thành lập hội
Việc giải thể Ban vận động thành lập hội
Ban vận động thành lập hội giải thể trong các trường hợp sau:
!! Công văn 243/BNV/TCPCP ngày 25 tháng 1 năm 2011 về việc hướng dẫn một số vướng mắc về tô chức hoạt động và uản lý hội
i khoản 3 điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội
3 khoản 4 điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Trang 20+Tự giải thể theo quy định khi Đại hội bầu ra Ban lãnh đạo của hội theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP;
+ Quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP”
2.1.2 Hỗ sơ xin phép thành lập hội
Theo điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội, thì hồ sơ xin phép thành lập hội gồm có:
- Đơn xin phép thành lập hội” ( gồm các nội dung chính về sự cần thiết và cơ sở thành lập
hội, tên gọi của hội, tôn chỉ, mục đích của hội, phạm vị hoạt động, lĩnh vực hoạt động )
- Dự thảo điều lệ của hội ”
- Dự kiến phương hướng hoạt động của hội
- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thâm quyền công nhận
- Lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội
- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có)
Trong đó, theo điều 8 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về
tổ chức, hoạt động và quản lý hội , dự thảo điều lệ hội gồm các nội dung chính như sau:
- Tên gọi của hội( tên tiéng Việt, tên tiềng nước ngoài và tên việt tất nêu có, biêu tượng )
- Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội( hội hoạt động trong cả nước,
liên tỉnh, trong tỉnh, trong huyện hay trong xã ) - Nhiệm vụ và quyền hạn của hội
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội
- Thể thức vào hội, ra hội, thầm quyền kết nạp, khai trừ hội viên
- Tiêu chuẩn hội viên
- Quyén, nghĩa vụ của hội viên
- Cơ câu, tô chức, thê thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyên hạn của ban lãnh đạo, ban
kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết
1” Điều 1 Thông tư 03/2013/TT-BNV
1 Xem mẫu đơn này tại Phụ lục 02 mầu 4
Trang 21- Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội
- Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính
- Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội
- Thể thức sửa đổi, bố sung điều lệ
- Hiệu lực thi hành!”
Có thể thấy, quy định này liệt kê khá đầy đủ và chi tiết những vẫn đề cơ bản nhất về
tổ chức, hoạt động và quản lý hội tử tên gọi, mục đích hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, hội
viên, thê thứ bầu và miễn nhiệm ban lãnh đạo, nguyên tắc biểu quyết Nhìn vào điều lệ hội,
ta có thể năm bao quát các thông tin cơ bản của hội đó, cho nên, các hội cần xây dựng điều lệ hội một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng để làm cơ sở cho việc kết nạp hội viên và giới thiệu các hoạt động của hội với mọi người
2.2 Trình tự, thủ tục thành lập hội và cơ quan có thâm quyền thành lập hội 2.2.1 Trình tự, thủ tục thành lập hội
2.2.1.1 Cơ quan có thẩm quyên công nhận Ban vận động thành lập hội
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ xin công nhận ban vận động thành lập hội ở trên thi tùy theo phạm vi hoạt động của hội mà hồ sơ được ĐỬI đến một trong các cơ quan sau dé được công nhận ban vận động thành lập hội:
+Đối với ban vận động thành lập hội có phạm vị hoạt động cả nước hoặc liên tinh thi
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động
quyết định công nhận
+Đúi với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh thì Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận
+Đối với ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã thì Ủy
ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đỗi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt
động trong xã;
Trang 22
2.2.1.2 Thời gian giải quyết
Kê từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, trong thời hạn ba mươi ngày, cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại nói trên có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bán trả lời và nêu rõ lý do”?
2.2.1.3 Các việc cần làm sau khi Ban vận động thành lập hội được công nhận
Kế đó, sau khi nhận được quyết định công nhận ban vận động thành lập hội thì ban
vận động thành lập hội phải tiễn hành các việc sau:
+ Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia vào hội
+ Hoàn chỉnh hỗ sơ xin phép thành lập hội”” Sau đó, Ban vận động thành lập hội gửi một bộ hồ sơ đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Sở
Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường
hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
thành lập hội có phạm vị hoạt động trong xã)”,
Trong thời gian 30 ngày làm việc, sau khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội đầy đủ,
hợp pháp thì cơ quan Nhà nước có thâm quyền sẽ xem xét và cho phép thành lập; chia, tách;
sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đối tên và phê duyệt điều lệ hội Trường hợp không đồng ý phải
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”
2.2.1.4 Các việc cần làm sau khi hội được công nhận thành lập
Kê từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, trong thời hạn chín mươi
ngày, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội Nếu quá thời hạn trên không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn mudi lam ngày kế từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội theo quy
định ở trên, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho
phép thành lập hội đề nghị gia hạn Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày, nếu quá thời
gian được gia hạn mà không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội sẽ hết hiệu lực”
Đại hội thành lập hội được quy định tại điều 11 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21
tháng 4 năm 2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, gồm các nội dung chủ yeu Sau : !® Khoản 5 điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ? Xem lại mục 2.1.2 " ?! Khoản 6 điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
? Khoản 2 điều 1 Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định vệ tô chức, hoạt động và quản lý hội
Trang 23+ Công bố quyết định cho phép thành lập hội
+ Thảo luận và biểu quyết điểu lệ
+ Bau ban lãnh đạo và ban kiểm tra
+ Thông qua chương trình hoạt động của hội + Thông qua nghị quyết đại hội
Do các văn bản pháp luật không quy định việc công nhận Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra nên các chức danh lãnh đạo hội, Ban lãnh đạo, Ban kiêm tra hội sẽ được bầu theo quy định của điều lệ hội và không trải với pháp luật thi đã đủ điều kiện để hoạt động và không
cần phải công nhận” (khác với quy định ở trên là Ban vận động thành lập hội phải được
công nhận)
Sau đó, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo hội gửi tài liệu
đại hội đền cơ quan nhà nước đã quyêt định cho phép thành lập hội, gôm:
+ Điều lệ hội và biên bản thông qua điều lệ hội;
+ Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (kèm theo danh sách) và lý lịch người đứng đâu hội;
+ Chương trình hoạt động của hội;
+ Nghị quyết đại hội”
Kể từ ngày đại hội kết thúc, trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, ban lãnh đạo hội gửi một bộ hỗ sơ báo cáo kêt quả đại hội theo quy định tại Điêu 12 Nghị định sô
45/2010/NĐ-CP” và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ hội đến cơ quan nhà nước có thâm
quyên quy định tại Điêu 14 Nghị định sô 45/2010/NĐ-CP
Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp
theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số
45/2010/NĐ-CP quyêt định phê duyệt điêu lệ
Trang 24Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thắm quyền quyết định phê duyệt”
2.2.2 Cơ quan có thẩm quyên cho phép thành lập hội
Theo diéu 14 ND 45/2010 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội thì cơ quan có thâm quyền cho phép cho
phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đỗi tên và phê duyệt điều lệ là Bộ
trưởng Bộ Nội vụ (đối với hội có phạm vị hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp
luật, pháp lệnh có quy định khác) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với hội có
phạm vị hoạt động trong tỉnh)
Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế ở địa phương,
ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập;
hợp nhất; giải thể; đối tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã 2.3 Người đứng đầu hội, hội viên và chế độ, chính sách đối với người làm công tác hội
2.3.1 Người đứng đầu hội
Quy định về người đứng đầu hội gồm có độ tuỗi, tiêu chuẩn, quy trình giới thiệu, lựa chọn để bầu người đứng đầu hội do điều lệ hội hoặc ban lãnh đạo hội quy định phù hợp quy
định của pháp luật và quy định của cơ quan có thâm quyên
Nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp,
nếu nhân sự thuộc diện quản lý của cơ quan có thâm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thâm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ *
2.3.2 Hội viên
Đối với hội thì hội viên là một thành phần vô cùng quan trọng , không thể thiếu, đóng
vai trò chính trong sự thành công cũng như hoạt động của hội Theo điều 15 Nghị định
45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội
thì Hội viên của hội gôm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự
? Khoản 3 điều 1 Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bỗ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
?3 Điều 8 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP
ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4
Trang 25Dieu kiện trở thành hội viên
- Hội viên chính thức: Nếu công dân, tổ chức Việt Nam tán thành điều lệ hội, tự nguyện gia nhập hội, có đủ tiêu chuẩn hội viên theo quy định của điều lệ hội thì có thể trở thành hội viên chính thức của hội Thẫm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do điều lệ hội quy định ?
- Hội viên liên kết và hội viên danh dự: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đâu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tổ nước ngoài)
hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành điểu lệ hiệp
hội, thì được hiệp bội của các tô chức kinh tế xem xét, công nhận là hội viên liên kết Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên
chính thức của hội, tán thành điều lệ hội, tự nguyện xin vào hội, được hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự
Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyên và nghĩa vụ như hội viên chính thức
của hội, trừ quyền biêu quyết các vấn để của hội và không được báu cứ, ứng cử vào ban
lãnh đạo, ban kiểm tra hội
Thủ tục kết nạp, quyển, nghĩa vụ của hội viên liên kết, hội viên danh dự do điều lệ hội quy định”
$* Quyên và nghĩa vụ của hội viên: Quyền và nghĩa vụ của hội viên do điều lệ hội quy
định”
2.3.3 Chế độ, chính sách đối với người làm công tác hội s* Đối với hội có tính chất đặc thù
Những người công tác hội này sẽ được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được
giao, hang năm có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thấm quyền quản lý biên chế việc sử
dụng biên chế theo quy định Các hội có tính chất đặc thù không phân bổ số biên chế được
giao của hội cho các pháp nhân thuộc hội và các hội thành viên
Trong trường hợp có sự điều chỉnh về thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cơ
quan có thâm quyền, các hội có tính chất đặc thủ lập hồ sơ điều chỉnh biên chế gửi cơ quan nhà nước có thâm quyền quản lý biên chế xem xét, quyết định Hồ sơ điều chỉnh biên chế
gồm: Văn bản đề nghị, đề án điều chỉnh biên chế, xác định vị trí việc làm phù hợp với mô hình tổ chức, quy mô hoạt động, các tài liệu liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh biên chế
của hội
? Điều 16 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
”° Điều 17 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội
Trang 26Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thầm quyền của Đảng, Nhà
nước luân chuyền, điều động, phân công làm việc tại các hội theo chỉ tiêu biên chế được
giao; chế độ, chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên
chức
Đối với những người được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thâm
quyền giao, chế độ, chính sách áp dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức,
viên chức
Đối với những người đã nghỉ hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật được bầu giữ
các chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù trong chỉ tiêu biên chế
được cấp có thâm quyền giao, thì ngoài lương hưu, được hưởng thủ lao từ ngân sách nhà
nước theo quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo
chuyên trách tại các hội”
s* Đối với các hội còn lại
Chế độ, chính sách đối với những người công tác tại hội không thuộc các trường hợp
quy định ở trên thì thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người công tác tại hội, bảo đảm
tương quan trong nội bộ hội và theo quy định của Bộ luật Lao động, quy định phấp luật có
liên quan”
2.4 Cơ cầu tô chức và hoạt động của hội 2.4.1 Cơ cấu tô chức của hội
Theo điều 19 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô
chức, hoạt động và quản lý hội thì cơ cầu tô chức của hội gồm có: Đại hội, Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra và Các tô chức khác do điều lệ hội quy định
2.4.2 Hoạt động của hội
Theo điều 20 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 Quy định về tô
chức, hoạt động và quản lý hội thì hội có các hoạt động chính như sau:
Tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của hội Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức đưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu chỉ được tô chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt
” Khoản 1 điều 7 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đôi, bỗ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
® Khoản 2 điều 7 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị định
45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP
Trang 27Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định nhưng không quá năm năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước”
Trong thời gian mười hai tháng kể từ ngày hết nhiệm kỳ đại hội, nếu hội không tiến
hành đại hội, thì cơ quan nhà nước có thầm quyền có văn bản yêu cầu hội tổ chức đại hội
Trong thời gian sáu tháng kế từ khi nhận được văn bản yêu cầu tô chức đại hội mà lãnh đạo hội không tô chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thâm quyền xem xét, quyết định xử lý
Nếu hết thời hạn sáu tháng kề từ ngày hội nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội
của cơ quan nhà nước có thâm quyền theo quy định mà hội không tô chức đại hội thì cơ
quan nhà nước có thâm quyền căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xem xét, quyết định
áp dụng các biện pháp như sau:
+ Tổ chức họp ban lãnh đạo hội để đình chỉ việc điều hành hội của người đứng đầu
hội và cử thành viên trong ban lãnh đạo hội tạm thời điều hành hoạt động hội thực hiện công
việc chuẩn bị tổ chức đại hội cho đến khi hội tổ chức đại hội bầu được ban lãnh đạo mới; + Tổ chức họp ban lãnh đạo hội cử ra ban trù bị chuẩn bị tổ chức đại hội
Trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày hội đã bị áp dụng các biện pháp quy định ở trên,
hội phải thực hiện công việc chuẩn bị tô chức đại hội và báo cáo cơ quan nhà nước có thâm quyền theo quy định, trường hợp hội không thực hiện thì hội bị xem xét giải thể theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP: “Hoạt động của hội vi phạm pháp
luật nghiêm trọng”” °
Trách nhiệm báo cáo về việc tô chức đại hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động:
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, trong huyện, trong xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Sở Nội vụ nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) và Sở quản lý
ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động;
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đối tên và phê duyệt điều lệ hội
* Khoản 3 điều 20 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội *” Điều 3 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP
Trang 28đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã thì hội có phạm vị hoạt động trong xã báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp huyện”
Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ: gồm các nội đung:
+ Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
+ Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ
tới của hội Báo cáo kiêm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;
+ Dự thảo điều lệ sửa đổi, bỗ sung (nếu có);
+ Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ câu, sỐ lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội Đối với nhân sự dự kiến là
người đứng đầu hội thực hiện theo quy định như sau nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội
phải có sơ yếu lÿ lịch, phiếu ]ý lịch tư pháp, nêu nhân sự thuộc diện cơ quan quản lý của cơ quan có thẩm quyên thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyên theo
quy định về phân cấp quản lý cắn bộ”
+ Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính
thức tham dự đại hội, dự kiến chương trinh đại hội;
+ Báo cáo sô lượng hội viên, trong đó nêu rõ sô hội viên chính thức của hội;
+ Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và
quy định của pháp luật (nếu có)”
Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội bất thường: gồm các nội dung theo khoản 3,4,5,6 điều
2 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 thang 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị
định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP:
+ Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
* Khoản 1 điều 2 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị định
45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP
ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
'” Khoản 2 điều 8 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tô chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đôi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
Khoản 2 điều 2 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 5 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành Nghị định
45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP
Trang 29+ Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;
+ Dự kiến thời gian, địa điểm tô chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính
thức tham dự đại hội, dự kiên chương trình đại hội
Kể từ ngày nhận hồ sơ báo cáo day đủ, hợp pháp, trong thời hạn mười lăm ngày, cơ quan
nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có ý kiến bằng
văn bản vệ việc tô chức đại hội Trường hợp cân lây ý kiên cơ quan có liên quan đên ngành,
lính vực chính mà hội hoạt động thì chậm nhật không quá hai mươi lăm ngày phải có ý kiên bằng văn bản về việc tổ chức đại hội
Hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
Trường hợp hội tổ chức đại hội mà không báo cáo theo quy định ở trên, cơ quan nhà nước có
thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP không phê duyệt điều lệ hội
đã được đại hội thông qua
Nội dung chủ yếu quyết định tại đại hội: Gồm các nội dung chính quy định tại điều 21 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và
quản lý hội như sau
+ Phương hướng hoạt động của hội
+ Bắầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội
+ Đổi tên hội, sửa đổi, bồ sung điểu lệ (nếu có)
+ Gia nháp liên hiệp các hội củng lĩnh vực hoạt động
+ Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội
+ Tải chính của hội
+Các vẫn dé khác theo quy định của điểu lệ hội Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội:
Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín Việc quy định hình
thức biểu quyết do đại hội quyết định Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội
phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành”
2.5 Quyền và nghĩa vụ của hội
2.5.1 Quyền của hội
Trang 30Tại điều 23 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ
chức, hoạt động và quản lý hội quy định khá cụ thể và rõ ràng các quyền của hội như sau:
- Hội phải tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt và tuyên truyền mục đích
của hội
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của hội
- Bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội
- Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hoà giải tranh chấp
trong nội bộ hội
- Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo
quy định của pháp luật
-Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư van, phản biện và giám định xã hội
theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt
động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật
- Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động
của hội theo quy định của pháp luật Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thâm quyền đối với
các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động Được tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp
chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội
- Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh
doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với
nhiệm vụ của nhà nước gI1ao
- Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tô chức
quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho
phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận
Trang 31So với văn bản trước đây thì tại điều 23 Nghị định 45/2010/NĐ-CP đã bố sung thêm
một số quyền của hội, đó là: quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và giám
định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vẫn để thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghẻ theo quy định của pháp luật; được tổ chức đảo tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật
và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Ngoài ra, quyền thành lập pháp nhân thuộc hội cũng đã được quy định rõ tại Điều này Quy định bố sung này sẽ góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức hội không chỉ hoạt động trong nội bộ hội nữa mà được mở rộng hoạt động, tham gia vào các việc nghiên cứu, phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa của đất nước
2.5.2 Nghĩa vụ của hội
Bên cạnh các quyền như trên thì hội cũng có các quy định về nghĩa vụ được quy định
tại điều 24 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội như sau:
- Chap hanh cac quy dinh cua phap luat co lién quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều
lệ hội Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật
tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tô chức
- Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực đó
- Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo
cáo cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP
Và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động
- Việc lập văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Ủy ban nhan dan cap
tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nha nước có thâm quyền
- Khi thay đỗi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bỗ sung
điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thâm quyền theo quy định
- Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ
quan nhà nước có thâm quyền
- Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có
thâm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà
Trang 32- Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thâm quyền trong việc tuân thủ pháp luật
- Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chỉ hội, văn phòng đại diện và các đơn vị
trực thuộc hội, số sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội và văn phòng đại diện, biên bản
các cuộc họp ban lãnh đạo hội
- Kinh phí thu được theo quy định phải dành cho hoạt động của hội theo quy định của điều lệ
hội, không được chia cho hội viên
- Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và
cơ quan nhà nước có thâm quyền về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài
- Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội
Các nghĩa vụ của hội về cơ bản vẫn như quy định trong văn bản trước đây là Nghị
định 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý
Hội Ngoài ra, có bỗ sung thêm một nghĩa vụ là xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong
hoạt động của hội
2.6 Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể hội
2.6.1 Trường hợp hội chia, tách, sắp nhập, hợp nhất
Tuỳ theo yêu cầu và khả năng hoạt động của hội, ban lãnh đạo hội đề nghị cơ quan
nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và đổi tên hội Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thé và đối tên hội được thực hiện theo quy định của pháp luật”
Thủ tục chia, tách,sáp nhập, hợp nhất hội:
+ Hội gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện một bộ hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và cơ quan quan ly nhà nước về lĩnh vực hội hoạt động;
+ Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kế từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp cơ
quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội
+Các hội chia, sáp nhập, hợp nhất (trừ trường hợp tách hội) chấm dứt tồn tại và hoạt
động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị
Trang 33
định số 45/2010/NĐ-CP cho phép chia, sáp nhập, hợp nhất hội Các quyền và nghĩa vụ của
hội chia, sáp nhập, hợp nhất được chuyên giao cho các hội mới Đối với trường hợp tách hội,
thì hội tách và hội thành lập mới do tách hội phải cùng nhau chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của hội trước khi tách”
Hồ sơ chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội, gồm:
+ Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính);
+ Đề án chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội, trong đề án phải có phương án giải quyết
tài sản, tài chính, lao động, phân định chức năng, quyên hạn, lĩnh vực hoạt động và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện (bản chính);
+ Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (bản chính);
+ Dự thảo diéu lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập, hợp nhất hội,
+ Danh sách ban lãnh dao lam thời của hội thành lập mới do chủa, tách; sáp nhập; hợp nhất hội Ban lãnh đạo lâm thời do đại hội bau, sé lượng thành viên do đại hội quyết định, ban lãnh đạo lâm thời tự giải thể sau khi đại hội bẫu ban lãnh đạo của hội;
+ Sơ yếu lÿ lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời (bản chính);
+ Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách, sáp
nhập; hợp nhất hội (bản chính)
Việc thu hồi con dẫu đối với các hội chia, sáp nhập, hợp nhất chấm dứt tồn tại, hoạt động
sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu
và các quy định của pháp luật có liên quan
Tô chức đại hội và phê duyệt điều lệ hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội
+Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà
nước có thâm quyên quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, các hội mới được hình thành phải tổ chức đại hội để thông qua các nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
Trang 34
+ Các hội mới được hình thành do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất lập một bộ hồ sơ
theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP để xem xét, phê duyệt điều lệ
hoi”
2.6.2 Trường hợp hội giải thể
Có hai trường hợp hội giải thể Đó là hội tự giải thể và hội bị giải thê 2.6.2.1 Hội tự giải thể
Hội tự giải thể là việc các thành viên của hội hoặc theo qui định không còn muốn hoạt động nữa hoặc tự quyết định việc chấm dứt hoạt động của hội Việc chấm đứt hoạt động là
sự tự nguyện của hội viên, không phải do vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến bị cơ quan
nhà nước có thâm quyền quyết dinh cham đứt hoạt động của hội
Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:
- _ Hết thời hạn hoạt động
- _ Theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức
- _ Mục đích đã hoàn thành”
Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể: Khi hội giải thể, ban lãnh đạo
hội phải tiến hành các việc sau:
+ Lập hé so tu giải thé, gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể hội (bản chính);
b) Nghị quyết giải thể hội (bản chính); c) Bản kê tài sản, tài chính (bản chính);
d) Dy kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ (bản chính)
+ Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan
theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi
hoạt động cả nước và liên tỉnh, năm số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi
hoạt động trong tỉnh
+ Giải quyết tài sản, tài chính theo quy định
* Điều 25a Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Trang 35+ Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày hội tự giải thể, hội thực hiện các quy
định như đã hướng dẫn ở trên và gửi một bộ hồ sơ quy định đến cơ quan nhà nước có thâm
quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về
lĩnh vực chính hội hoạt động”
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định số
45/2010/NĐ-CP quyết định giải thể hội sau mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn
thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà
không có đơn khiếu nại.Hội chấm đứt hoạt động kể từ ngày quyết định của cơ quan nhà
nước có thâm quyền giải thể hội có hiệu lực”
2.6.2.2 Hội bị giải thể
Hội bị giải thể là việc các thành viên của hội bắt buộc phải chấm đứt hoạt động của
hội do vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến bị cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết
định chấm dứt hoạt động của hội
Hội giải thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP quyết định giải thể Hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thầm quyên trong các trường hợp sau:
-_ Hội không hoạt động liên tục mười hai tháng;
- Khi có nghị quyết của đại hội về việc hội tự giải thể mà ban lãnh đạo hội
không chấp hành;
-_ Hoạt động của hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng”
Khi hội bị giải thể, cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP sẽ:
+ Ra quyết định giải thể hội;
+ Thông báo quyết định giải thể hội trên ba số liên tiếp ở bảo Trung ương đổi với hội
có phạm vì hoạt động cả nước và liên tỉnh; ba số liên tiếp ở báo địa phương đổi với hội có phạm vỉ hoạt động trong tỉnh ””
* Khoản 5 điều 1 Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Trang 36Nếu hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được
hoạt động °
2.7 Quản lý Nhà nước đối với hội
2.7.1 Quản lý nhà nước dối với hội hoạt động thuộc lĩnh vực do Bộ, cơ quan
ngang Bộ quản lý trong phụm vì cả Hước
Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hội hoạt động thuộc lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý trong phạm vi cả nước, có các nhiệm vụ sau:
- Tham gia bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thâm quyền tại Điều 14 của Nghị định số
45/2010/NĐ-CP về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đôi tên
và phê duyệt điều lệ hội; quyết định công nhận ban vận động thành lập hội theo tham quyén
- Ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia chương trình dự án, đề tài nghiên cứu, tư vẫn,
phản biện và giảm định xã hội, cung cấp dịch vụ công, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề các
hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp
luật; hướng dẫn, tạo điều kiện để hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ; tổ chức lấy ý kiến của hội để
hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
- Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thê việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gan với nhiệm vụ của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản
lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý của mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thâm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiến nghị việc giải thể hội”
2.7.2 Quản lý Nhà nước đối với hội hoạt động trong phạm vi tinh
Gồm nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh:
- Thực hiện thâm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 45/2010/NĐ-
CP và quản lý nhà nước về tô chức, hoạt động của hội - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội
Trang 37
- Xem xét hỗ trợ đối với các hội có phạm vi hoạt động tại địa phương
- Xem xét và cho phép hội có phạm vị hoạt động tại địa phương nhận tài trợ của các tô chức,
cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý hội
- Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở
địa phương”,
2.8 Khen thưởng và xứ lý vi phạm đối với hội
2.6.1 Khen thưởng hội
Theo điều 39 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ
chức, hoạt động và quản lý hội quy định về việc hội được khen thưởng như sau:
Hội hoạt động có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước
Hội viên có nhiều thành tích thì được khen thưởng theo quy định của hội và của Nhà nƯỚc
2.8.2 Xử lý vi phạm đối với hội
Nếu ở trên , hội hoạt động đúng mục đích, có hiệu quả và có đóng góp thì sẽ được
khen thưởng, còn nếu hội vi phạm các nội dung tại điều 40 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đưới đây thì sẽ bị
xử phạt:
- Người nào vi phạm quyên lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì
tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử Ìÿ kỷ luật, xử phạt vỉ phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt bại về vật chất thì phải bôi thường theo quy định của pháp luật
- Người nào lợi dụng chức vụ, quyên hạn cho phép thành lập bội trái với quy định của Nghị
định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Ban lãnh đạo hội, người đại diện hội cô tình kéo dài thời hạn đại hội nhiệm kỳ do điễu lệ
hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của hội thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Trang 38
Có thể thấy, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc lập hội của người dân Từ việc ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn từ những thủ tục đơn giản nhất đến việc quy định chỉ tiết
Trang 39CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THÀNH LẬP, TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
Ở NƯỚC TA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1 Thực trạng chung về hội ở nước ta
3.1.1 Tình hình tổ chức và hoạt động hội
Văn bản pháp luật đầu tiên về hội đã ghi nhận “Quyền lập hội của nhân dân được tôn ”5! Cho thấy lập hội và hội họp đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
và ngày càng phát triển của quần chúng nhân dân Những năm gần đây, bên cạnh Mặt trận trọng và bảo đảm
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hdi( bao gồm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) thì các tổ chức hội ra đời ngày càng nhiều, phát triển
nhanh ở cả Trung ương và địa phương với những hoạt động hết sức đa đạng và phong phú ở
hầu hết các lĩnh vực của xã hội như: y tẾ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,
xã hội, thể duc thé thao,
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quản lý của Nhà nước, hầu hết các hội được
thành lập và hoạt động đúng pháp luật, theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân tương ái, góp phân tích cực vào sự nghiệp ỗn định và phát triển của đất nước
Tại Bắc Giang, tính đến hết tháng 8 năm 2012, trên địa bàn tỉnh hiện có 1546 tổ chức hội quần chúng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập ”Ê Các tổ chức hội quần chúng nói trên chủ yếu là hội xã hội - nghề nghiệp và hội nghề nghiệp Ngoài ra, còn có một số tổ chức hội khác như: hội đồng ngũ, hội đồng học, hội đồng niên Hầu
hết các tổ chức hội này do cấp có thấm quyền cho phép thành lập theo quy định của pháp
luật đã hoạt động tuân thủ theo điều lệ hội và chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 3 năm 2013, toàn thành phố có hơn 1200 hội đang hoạt động” Hầu hết các tổ chức hội này hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích
của điều lệ đã được cơ quan có thâm quyền của Nhà nước phê duyệt Hoạt động chính của các tô chức hội nay tap trung trên các lĩnh vực: văn hóa, giáo duc, y tế, thể dục thể thao, từ
thiện, nghiên cứu khoa học và đã đạt nhiều kết quả khả quan Một vài hội tiêu biểu hoạt
5! Điều 1 Sắc lệnh 102/SL-004 ngày 20/5/1957 quy định quyền lập hội của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
°° Bacgiang.gov.vn,, Tang cudng quản lý hoạt động của các tổ chức Hội trên địa bàn tỉnh, http://tanyen.bacgiang.gov.vn/news/59/2995 [Truy cap ngày 11/9/2014]
Trang 40động trong thành phố như: Hội nhà văn thành phó, Hội điện ảnh thành phó, Hội sở hữu trí tuệ thành phó, Hội dược học thành phó
3.1.2 Tôn tại của hoạt động hội
Song song với những kết quả đạt được thì cũng tồn tại những vướng mắc trong các
vẫn đề về hội và quản lý hội Thời gian gần đây, một số tổ chức Hội tổ chức và hoạt động
không theo đúng quy định của Nhà nước :
Thứ nhất, khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc gặp mặt kỷ niệm ngày truyền thống,
không có văn bản gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội hoặc qua
cơ quan quản lý lĩnh vực chuyên môn gầy khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan có thâm quyền”” Một số hội tổ chức và thành lập không đúng theo quy định của Nhà nước,
chưa có giấy phép thành lập hội đã hoạt động; tự quyết định thành lập hội thành viên trong
hội, hội ở địa phương; tự đổi tên hội; tự thay đổi phạm vi hoạt động Một số hội hoạt động
không đúng tôn chỉ mục đích, hoạt động không theo đúng Điều lệ hội” Một số hội còn gặp
vướng mặc về thủ tục làm con dấu, đăng ký mẫu con dấu Một số con dầu khắc không đúng tên theo quyết định cho phép thành lập của cơ quan có thẩm quyền
Thứ hai, việc hoạt động của hội kém hiệu quả Một số Ban chấp hành của các tổ chức
hội hoạt động kém hiệu quả, không đảm bảo nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc quản lý tài
chính, dẫn đến khiếu kiện, mất đoàn kết nội bộ”” Có những tổ chức hội không phát triển
được hội viên, không thu được hội phí, chỉ tập trung vào Ban chấp hành Một số hội hoạt
động còn hình thức kém hiệu quả, chưa phản ánh được nguyện vọng và lợi ích của tập thể
hội viên Có những tổ chức hội thành lập nhưng không hoạt động Một số hội còn nặng về
xin biên chế, trụ sở, trợ cấp của ngần sách nhà nước để hoạt động; không đi vào tô chức,
tuyên truyền giáo dục hội viên mà còn nặng về phát huy thanh thế, hành chính hóa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm, nhược điểm trên nhưng chủ yếu
là ở các nguyên nhân sau:
Nhà Nước chậm ban hành và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tô
chức, hoạt động và quản lý hội cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Ngồi ra,
cịn do cơng tác quản lý vê mặt nhà nước còn bị buông lỏng
“Bacgiang.gov.vn,, Tang cường quản ly hoạt động của các tỔ chức Hội trên địa bàn tỉnh, http://tanyen.bacgiang.gov.vn/news/59/2995 [Truy cap ngày 11/9/2014]
°° Chỉ thị 26/2011/CT-UBND ngay 03 thang 8 nam 2011 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tô chức
hội, quỹ trên địa bàn thành phố Hỗ Chí Minh
*“ Quyết định 54/2011/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2011 về phân công quản lý Nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn Thành phó Hồ Chí Minh
"7 Chỉ thị 26/2011/CT-UBND ngày 03 tháng 8 năm 201 1 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức