1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN,NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN, KINH TỂ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

60 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 358 KB
File đính kèm SACH HOI DAP.rar (47 KB)

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN,NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN, KINH TỂ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN   PHẦN I PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUÒN LỢI THUỶ SẢN Câu hỏi 1: Khai thác thủy sản là gì? Trả lời: Theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Luật Thủy sản năm 2003 thì khai thác thủy sản được hiểu như sau: Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Câu hỏi 2: Những hành vi nào bị cấm trong khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản? Trả lời: Theo quy định tại Điều 6 Luật Thủy sản năm 2003, những hành vi sau là những hành vi bị cấm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh. 2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng. 3. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thuỷ sản. 4. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép. 5. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác. 6. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác ra đấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng. 7. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường họp bất khả kháng. 8. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 9. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chê quản lý khu bảo tồn. Câu hỏi 3: Khai thác thủy sản phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 11, Luật Thủy sản năm 2003, khai thác thủy sản phải tuân thủ các những nguyên tắc sau: 1. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù họp với các loài thuỷ sản được phép khai thác. Câu hỏi 4: Khai thác thủy sản xa bờ được quy định như thế nào? Theo Điều 12, Luật Thủy sản năm 2003, khai thác thủy sản xa bờ được quy định như sau: 1. Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác thuỷ sản xa bờ. 2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt độne khai thác thuỷ sản xa bờ được áp dụng theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước. 3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải. 4. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ. Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu.Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Câu hỏi 5: Khai thác thủy sản ven bờ được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 13, Luật Thủy sản năm 2003, khai thác thủy sản ven bờ được quy định như sau: 1. Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nghề nông, nghề rừng, nghề dịch vụ. 2. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ khi chuyển đổi sang khai thác thuỷ sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thì được hướng đẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn, giao đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nước. 3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ phải có phương tiện cứu sinh, phương tiện theo dõi dự báo thời tiết; tuân theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và pháp luật về hàng hải. Câu hỏi 6: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có những quyền gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 20, Luật Thủy sản năm 2003, tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có các quyền sau: 1. Khai thác thuỷ sản theo nội dung s;hi trons Giấy phép khai thác thuỷ sản. 2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản. 3. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản. 4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 7: Tổ chức cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 21, Luật Thủy sản năm 2003, tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có các nghĩa vụ sau: 1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản. 2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. 3. Đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bàng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiềm soát của các lực lượng, cơ quan có thấm quyền theo quy định của pháp luật. 5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn. 6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác. 7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản. 8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 8: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có cần xin phép không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Luật Thủy sản năm 2003: Tổ chức, cá nhân muốn khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá. Câu hỏi 9: Điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản cùa tố chức cá nhân? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 592005NĐCP ngày 452005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, Điều 1, Nghị định số 142009NĐCP ngày 1322009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 592005NĐCP, tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây: 1. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc xác nhận đã đăng ký tàu cá; 2. Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá, đối với lại tàu cá; 3. Có Sổ danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 4. Thuyền trưởng, máy trưởng đối với các loại tàu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng; 5. Có ngành nghề khai thác và ngư cụ phù hợp. Mỗi Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mồi lần gia hạn không quá 12 tháng. Câu hỏi 10: Những trưòng hợp nào không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản? Trả lời: Theo khoản 2, Điều 5, Nghị định số 592005NĐCP ngày 452005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, tổ chức, cá nhân không được cấp Giấy Phép khai thác thủy sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Khai thác các loài thuỷ sản bị cấm; khai thác trong các vùng cấm, trong thời gian cấm khai thác bằng nghề bị cấm. 2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục các loài thuỷ sản mà Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn) đã công bổ trữ lượng nguồn lợi của các loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Câu hỏi 11: Thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản trong những trường họp nào? Trả lời: Theo Điều 18, Luật Thủy sản năm 2003, tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bị thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản trong trường họp sau đây: 1. Không còn đủ điều kiện về các điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản; 2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này về khai thác thuỷ sản hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản; 3. Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản; 4. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản. Câu hỏi 12: Đe đảm bảo an toàn tàu cá chủ tàu cá có trách nhiệm gì? Theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 662005NĐCP ngày 1952005 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm: 1. Đảm bảo tàu cá luôn ở trạng thái an toàn 2. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người và tàu cá theo tiêu chuân quy định. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình sử dụng các trang hiết bị an toàn trên biển. 3. Ký kết hợp đồng lao động với thuyền viên, neười làm việc theo quy định của pháp luật; thường xuyên nắm số lượng thuyền viên, người làm việc trên tàu cá, vùng biển hoạt động của tàu cá và báo cáo cơ quan qủn lý thuỷ sản địa phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho tàu cá đi làm nhiệm vụ phòng; chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp trên có thẩm quyền. 4. Đối với các tàu khai thác hải sản xa bờ, chủ tàu cá phải mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, phải thông báo cho cơ quan quản lý thuv sản nơi đăng kv tàu cá về tần số liên lạc của tàu. 5. Đôn đốc thuyền trưởng trước khi rời bến phải kiếm tra trạng thái an toàn của tàu, cùa trang thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và tàu cá, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra vào cảng, bến đậu và đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải. 6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá. Câu hỏi 13: Để đảm bảo an toàn tàu cá Thuyền trưỏng và người lái tàu cá có trách nhiệm gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 662005NĐCP ngày 1952005 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho neười và tàu cá hoạt động thủy sản, để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm, để đảm bảo an toàn tàu cá Thuyền trưởng và người lái tàu cá có trách nhiệm: 1. Trách nhiệm thường xuyên: a. Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên và người làm việc trên tàu cá thực hiện các quy định về an toàn khi làm việc trên tàu cá; phân công từng nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền viên, người làm việc trên tàu thực hiện các phương án đảm bảo an toàn; b. Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và tàu cá về trang thiết bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu cá và thuyền viên trước khi rời bến; c. Thông báo vùng hoạt động, số thuyền viên, người làm việc thực tế trên tàu cá và xuất trình giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; 2. Trách nhiệm trong trường họp có bão, lũ: a. Đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu và sẵn sàng điều động tàu ứng phó với bão, lũ và hỗ trợ các tàu cá khác khi có tai nạn xảy ra; b. Khi bão xa: thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết đồng thời kiểm tra các trang thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên Đài tiếng nói Việt Nam; liên lạc chặt chẽ với đài thông tin duyên hải và thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực, nhanh tróng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất; c. Khi bão gần: Thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết, nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất; thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực; d. Khi có tin bão khẩn cấp: Phải ra lệnh cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá mặc áo phao cá nhân, đưa trang thiết bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng ứng cứu và đưa tàu cá đến nơi an toàn gần nhất; điều động tàu cá và thuyền viên, người làm việc trên tàu cá của mình ứne cứu khi phát hiện có người và tàu cá khác bị nạn; Trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng có quyền quyết định sử dụne các biện pháp câp bách đế kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn. đ. Khi tàu đang trong vùng bão Thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện; sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho nsười và tàu cá. Kịp thời thông báo cho Đài thône tin duyên hải hoặc Đồn biên phòne và cả tàu cá gần nhất về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị tai nạn. e. Khi bão tan phải báo cáo kịp thời với chủ tàu, chính quyền địa phương, về tình trạng người và tàu cá của mình, đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an toàn tàu cá trước khi hoạt động trở lại. 3. Trách nhiệm trong các trường hợp khác: a. Khi phát hiện tàu cá khác bị tai nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứna cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất; b. Chấp hành nghiêm chỉnh các lệnh điều động tàu đi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền; c. Khi tàu bị tai nạn phải có các biện pháp ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất. Câu hỏi 14: Đề đảm bảo an toàn thuyền viên và người làm việc trên tàu cá có trách nhiệm gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định số 66 2005NĐCP ngày 1952005 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, đê đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm, đề đảm bảo an toàn thuyền viên và người làm việc trên tàu cá có trách nhiệm: 1. Đối với thuyền viên a) Chấp hành các qui định về an toàn cho người và tàu cá. tuân thủ mệnh lệnh của thuyền trưởng khi có bão và các qui định khác của thuyền trưởng. b) Khi phát hiện tai nạn xảy ra trên tàu cá của mình hoặc trên tàu cá khác phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng. c) Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về hợp đồng lao động. d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện đảm bảo an toàn. 2. Đối với người làm việc trên tàu cá. a) Chấp hành các qui định về an toàn cho người và tàu cá. b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trường và các qui định khác của pháp luật. c) Khi phát hiện tai nạn xẩy ra trên tàu cá của mình hoặc trên tàu cá khác, phải báo ngay cho thuyền trưởng. d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện đàm bảo an toàn. Câu hỏi 15: Trang bị an toàn của tàu cá gồm những trang thiết bị và dụng cụ gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 662005NĐCP ngày 1952005 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm, trang bị an toàn của tàu cá gồm những trang thiết bị và dụng cụ sau: 1. Tàu cá khi hoạt động phải thực hiện các quy định: a) Có đủ các trang thiết bị an toàn; b) Có đủ biên chế trên tàu với các chức danh; c) Có đủ các loại giấy tờ của tàu và người đi trên tàu; d) Chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc đã đăng ký; đ) Nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải. 2. Tàu cá thuộc diện đăng kiểm chì được hoạt động khi đã được đăng kiểm, đăng ký tàu cá, thuyền viên và được các cơ quan có thầm quyền cấp các loại giấy tờ theo quy định. 3. Đối với các tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì chủ tàu cá tự chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật của tàu cá. Câu hỏi 16: Tham quyền đăng ký tàu cá được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 3 và Điều 4, Quyết định số 102006QĐBTS ban hành quy chế về Đăng ký tàu cá và thuyền viên, thẩm quyền thực hiện đăng ký tàu cá được quy định như sau: 1. Tổng cục Thủy sản (Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản) thực hiện việc đăng ký tàu cá và thuyền viên đối với các tàu cá thuộc các tổ chức sau: + Các đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản và cùa các bộ, ngành khác; + Lực lượng vũ trang nhân dân làm kinh tế; + Các đơn vị thuê tàu trần, thuê mua tàu của nước ngoài; + Các liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài; + Tàu kiểm ngư; tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thuỷ sản; + Các tàu cá Việt Nam hoạt động ở neoài vùng biến Viêt Nam. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục quản lý về khai thác và thủy sản địa phương) tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu cá và thuyền viên trong phạm vi địa phương, trừ những tàu cá nêu trên. Câu hỏi 17: Điều kiện đăng ký tàu cá được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 5, Điều 11, Nghị định số 662005NĐCP ngày 1952005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, khoản 2, Điều 3 và khoản 1, Điều 5, Quyết định số 102006QĐBTS ban hành quy chế về Đăng ký tàu cá và thuyền viên, tổ chức, cá nhân được đăng ký tàu cá khi có các điều kiện sau: 1. Tàu cậ có nguồn gốc họp pháp; có văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán tàu cá của cơ quan quản lý thủy sản có thẩm quyền; 2. Đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. 3. Tàu cá được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá khi có đủ các điều kiện sau: a) Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thuỷ sản; b) Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật; c) Không còn mang số đăng ký tàu nào khác; d) Đã hoàn tất việc đăng kiểm; đ) Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 8 tuổi đối với tàu vỏ gồ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bang it liệu khác; e) Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép. Câu hỏi 18: Trình tự, thủ tục đăng ký tàu cá được quy định như thế nào? Theo Khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 5, Thông tư số 242011TTBNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57NQ CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ 1. Hồ sơ đăng ký tàu cá gồm: Giấy tờ phải nộp, mỗi thứ 01 bản: a) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục sổ 4 ban hành kèm theo Thông tư này); b) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu: Đối với tàu cá đóng mới: + Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính); + Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Thuỷ sản (nay là Sở NNPTNT) hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đối với tàu cá cải hoán: + Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chừa tàu (bản chính); + Giấy chửng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc); + Văn bản chấp thuận cải hoán tàu cá của Sở Thuỷ sản (nay là Sở NNPTNNT) hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ neuồn lợi thuỷ sản. Đối với tàu cá chuyển nhượne quyền sở hừu: + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính); + Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu (bản chính). Đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê mua tàu: + Văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần, hoặc thuê mua tàu vào Việt Nam do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính); + Hợp đồng thuê tàu trần, hoặc thuê mua tàu vào Việt Nam (bản chính); + Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký cũ của tàu do cơ quan Đăng ký cũ cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt do cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung dịch. a. Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính); c) Ảnh tàu cỡ 9 X 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu). 2. Về trình tự: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký tàu cá có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào số đăng ký tàu cá và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ cơ quan đăng ký tàu cá phải hướng dần chủ tàu bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ Câu hỏi 19: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng kiểm tàu cá? Trả lời: Theo Điều 8, 9, Quyết định số 962007QĐ BNN ngày 28112007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế đăng kiểm tàu cá và Điều 6 Thông tư số 242011TTBNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57NQ CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ thì thẩm quyền đăng kiểm tàu cá được quy định như sau: 1. Bộ Nông nghiệp thực hiện việc đăng kiểm đối với: a) Tàu cá của Việt Nam khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam; b) Tàu cá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam (kiểm tra lần đầu); c) Tàu kiểm ngư; d) Tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò, nguồn lợi thủy sản. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục quản lý về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy) thực hiện việc đăng kiểm đối với: a) Tàu cá của địa phương mình có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20m; b) Tàu cá thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh khác hết hạn đăng kiểm đến kiểm tra gia hạn; c) Tàu cá của các đơn vị thuộc trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Bộ, ngành khác; các đơn vị vũ trang nhân dân làm kinh tế; d) Tàu cá có chiều dài đường nước thiêt kê từ 20m trở nên nếu có đủ các điều kiện sau: Cơ quan đăng kiểm tàu cá của tỉnh phải có tối thiểu 01 kỹ sư vỏ tàu và kỹ sư máy tàu; có đủ các trang thiết bị kiểm tra an toàn kỳ thuật theo quy định của pháp luật; Địa phương nào chưa có đủ các điều kiện như trên, việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kết tư 20m trở lên tại địa phương đó sẽ được phân công cho Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh gần nhất có đủ điều kiện theo quy định thực hiện. Tàu cá được đóng mới, cải hoán, sửa chữa ở tỉnh nào thì được kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá tại đơn vị đăng kiểm có thẩm quyền tại tỉnh đó. Câu hỏi 20: Hồ sơ thiết kế tàu cá đưọc quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 13, Quyết định số 962007QĐ BNN ngày 28112007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế đăng kiểm tàu cá, hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định như sau: 1. Hồ sơ thiết kế tàu cá Hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002, TCVN 6718:2000. 2. Bắt buộc áp dụng các hồ sơ thiết kể tàu cá trong đóng mới tàu cá quy định như sau: a) Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên, các tàu cá hoạt động ở vùng biển hạn chế cấp I hoặc không hạn chế, khi đóng mới bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật được Cơ quan Đăne kiểm phê duyệt; b) Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa hoạt động tại vùng biển hạn chế cấp II, được miễn thiết kế kỹ thuật nếu đóng theo mẫu đã được cơ quan có thẩm quyền của địa phương thẩm định và được cơ quan Đăng kiểm tàu cá phê duyệt theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002, TCVN 6718:2000. Nếu tàu cá được đóng không có thay đôi theo mẫu đã được duyệt, thì sử dụng hồ sơ mẫu làm hồ sơ kỳ thuật tàu, Neu đóng sai khác với mẫu dược duyệt, yêu cầu phái có hồ sơ hoàn công; c) Các tàu cá khác thuộc diện bắt buộc phải dăng kiểm khổng nói ờ điểm a và điểm b nêu trên, cho phép được đóng theo mẫu truyền thống của địa phương, song chù tàu phải có bản thuyết minh về tính năng, bố trí chung trang thiết bị của tàu trình Cơ quan Đăng kiểm tàu cá trước khi xuất xưởng. Câu hỏi 21: Tổ chức, cá nhân Việt Nam đi khai thác ở ngoài vùng biến Việt Nam cần có những điều kiện gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 332010NĐCP ngày 3132010 của Chính phủ về quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn đi khai thác ở ngoài vùng biển Việt Nam cần đáp ứng điều kiện sau: 1. Có căn cứ là Hiệp định hợp tác khai thác thuỷ sản giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với quốc gia có biển hoặc có hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản giữa tổ chức, cá nhân ViệtNam với tô chức, cá nhân của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền cùa quốc gia có biển chấp thuận. 2. Đối với tàu cá: a) Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế. Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên; b) Đã được đăng ký, đăng kiểm. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng; 4) Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật; 5) Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định của pháp luật. 3. Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá: a) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp; b) Có thẻ bảo hiểm thuyền viên; c) Có hộ chiếu phổ thông; d) Có Sổ thuyền viên tàu cá; đ) Trên tàu hoặc cùng một nhóm tàu phải có ít nhất 1 người biết thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thô mà tàu đến khai thác  PHẦN II PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐÉN NUÔI TRÒNG THUỶ SẢN CHƯƠNG I NHỮNG VẨN ĐÈ CHUNG Câu hỏi 1: Để nuôi trồng thủy sản, tổ chức, cá nhân phải có điều kiện gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 24, Luật Thủy sản năm 2003 và Điều 12, Nghị định 592005NĐCP ngày 4 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản thì để nuôi trồng thủy sản, tổ chức, cá nhân phải có các điều kiện sau đây: Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nuôi trồng thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền cấp; Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỳ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và háo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 2: Những hành vi nào bị cấm trong nuôi trồng thũy sản? Trả lời: Điều 6, Luật Thủy sản năm 2003 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản, trong đó có quy định những hành vi bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, đó là: Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nuôi trồng giống thủy sản mới khi chưa được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho phép và các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng. Nuôi trồng thủy sản không heo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở hoạt động khai thác thủy sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các neành, nghề khác. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thủy sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản. Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên. Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giông thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh. Câu hỏi 3:Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có những quyền và nghĩa vụ gì? Trả lời: Điều 25, Điều 26, Luật Thuỷ sản năm 2003 quy định tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có những quyền và nghĩa vụ sau: Quyền 1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. 2. Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản họp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định của pháp luật. 3. Được cơ quan chuyên ngành thủy sản phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống thủy sản mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thủy sản, thông báo về tình hình môi trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản. Nghĩa vụ 1. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản. 2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đê nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật. 3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thống kê. 4. Giao lại đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Câu hỏi 4: Việc xử lý vi phạm hành chính về nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 15, Mục 3, Nghị định 312010NĐ CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, việc xử lý vi phạm hành chính về nuôi trồng thủy sản được quy định như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản có một trong các hành vi sau đây: a) Không đảm bảo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật; b) Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản có chứa chất thuộc danh mục hạn chế sử dụng mà không theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản đã quá hạn sử dụng; d) Không thực hiện quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phâm động vật thuỷ sản nuôi. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có chứa chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b) Nuôi trồng giống, các loài thuỷ sản đang trong giai đoạn khảo nghiệm mà không theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 dồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ cơ sở quy mô nhỏ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b) Nuôi trồng giống, các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi: Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản đã quá hạn sử dụng; Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có chứa chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nuôi trồng giống, các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn nuôi trồng thuỷ sản quá hạn sử dụng, bị cấm sử dụng hoặc không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi: sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản có chứa chất thuộc danh mục hạn chế sử dụng mà không theo quy định của Bộ Nông nahiệp và Phát triển nông thôn; Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có chứa chất bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản đã quá hạn sử dụng; b) Buộc tháo dờ cơ sở nuôi trồng thuỷ sản đối với hành vi xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch; buộc thực hiện việc các quy định của pháp luật về cấp phép xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản đối với hành vi xây dựng cơ sờ nuôi trồng thuỷ sản khi chưa được cơ quan có tham quyền cho phép. CHƯƠNG II GIAO, CHO THUÊ MẶT NƯỚC BIỂN ĐỂ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Câu hỏi 5: Đối tượng được giao, cho thuê mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biến để nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 10, Nghị định 272005NĐCP ngày 832005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản, đối tượng được giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản, gồm: a) Cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trông thủy sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản; b) Cá nhân sinh sống tại địa phương làm nghề khai thác thủy sản ven bờ chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Câu hỏi 6: Thấm quyền giao, cho thuê mặt nưóc biển để nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào? Thầm quyền giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản được quy định như sau: Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà neuồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận hoặc phải chuyển đối cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Thủy sản. (Khoản 2, Điều 28 Luật Thủy sản năm 2003). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trong các trường hợp sau đây (Khoản 3, Điều 28 Luật Thủy sản năm 2003). + Tổ chức, cá nhân thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt. Đối với tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trước khi Luật này có hiệu lực thì được chuyển sang thuê khi hết thời hạn được giao, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 Điêu 28 (Khoản 4, Điều 28 Luật Thủy sản năm 2003). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mặt nước biển cho cơ quan nghiên cứu khoa học về thủy sản theo quy hoạch, chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Khoản 5, Điều 28 Luật Thủy sản năm 2003). Câu hỏi 7: Hạn mức, thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được quy định như thế nào? Trả lời: Căn cứ Điều 12, Nghị định 272005NĐCP ngày 832005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản, hạn mức diện tích và thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được quy định như sau: Về hạn mức diện tích: + Diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thuỷ sản không quá một (01) ha. + Diện tích mặt nước biển cho thuê đế nuôi trồng thủy sản không quá ba mươi (30) ha trong vùng biển ba (3) hải lý trở vào bờ hoặc không quá một trăm (100) ha trong vùng biển cách bờ từ ba (3) hải lý trở ra. về thời hạn giao, cho thuê Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không quá hai mươi (20) năm, được tính từ ngày ghi trong quyết định giao, cho thuê mặt nước biển. Câu hỏi 8: Nhà nước thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản trong những trường hợp nào? Trả lời: Theo Điều 29, Luật Thủy sản năm 2003, nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản trong các trường hợp sau đây: + Sử dụng không đúng mục đích; + Quá 24 tháng liền mà không sử dụng để nuôi trồng thủy sản, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; + Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 và Điều 31 cùa Luật Thủy sản năm 2003; + Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trông thủy sản tự nguyện trả lại diện tích được giao, thuê; + Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng và an ninh. Câu hỏi 9: Quyền của tổ chức, cá nhân đuợc giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được quy định như thế nào? Trả lời: Ngoài các quyền được quy định tại Điều 25 của Luật thủy sản 2003, quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy còn được quy định tại Điều 30 Luật thuỷ sản năm 2003 như sau: 1. Cá nhân được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản được để thừa kế; được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng mặt nước biển để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; 2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản mà trả tiền thuê mặt nước biển hàng năm có các quyền sau đây: a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với mặt nước biển được thuê tại tô chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; b) Chuyển nhượne tài sản thuộc sở hữu của mình 2;ẳn liền với mặt nước biên được thuê; người nhận tài sản đó nếu có yêu cầu được Nhà nước tiếp tục cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản thì vẫn có các quyền quy định tại khoản này. 3. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã trả trước tiền thuê mặt nước biển ít nhất là 10 năm có các quyền sau đây : a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê và tài săn thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt b) Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; c) Chuyển nhượng quyền sử dụng mặt nước biển cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước d) Biển được thuê. Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, neười được thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển đã thuê để nuôi trồng thủy sản có các quyền quy định tài khoản này; e) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển đã thuê để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật; f) Cho thuê lại quyền sử dụng mặt nước biển trong thời hạn thuê mặt nước biển. Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện khi mặt nước biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê lại phải sử dụng mặt nước biển đó đúng mục đích. Câu hỏi 10: Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đươc giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được quy định như thê nào? Trả lời: Ngoài các quyền được quy định tại Điều 26 của Luật thủy sản 2003, quyền của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy còn được quy định tại Điều 31 Luật thuỷ sản sau đây: 1. Sử dụng đúng ranh giới khu vực nuôi trồng, tuân theo quy định của pháp luật về nuôi trồng thủy sản, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; 2. Không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng mặt nước biển xung quanh; thực hiện các quy định về an toàn cho người và tài sản. Câu hỏi 11: Vi phạm các quy định về giao, cho thuê mặt nước biển được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 16, 17 Mục 3, Nghị định 312010 NĐCP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, việc xử lý vi phạm các quy định về giao, cho thuê mặt nước biển được quv định như sau: Về giao mặt niróc biển để nuôi trồng thuỷ sản 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đông đôi với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thuỷ sản. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển đế nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép; b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi trường theo cam kết; c) Chuyển mục đích sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được giao mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện quy định của pháp luật đối với hành vi: Sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nvrớc biển được giao để nuôi trồng thuỷ sản; Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển đê nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ quan có thẳm quyền cho phép; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi trường theo cam kết; Chuyển mục đích sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được giao mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. b) Buộc di chuyển vị trí lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định ranh giới (nếu có) để trả lại diện tích mặt nước biển sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thuỷ sản. c) Buộc tháo dỡ lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định ranh giới (nếu có) đối với hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Về thuê mật nước biển để nuôi trồng thuỷ sản 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; b) Sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được thuê để nuôi trồng thuỷ sản. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép; b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi trường theo cam kết; c) Chuyển mục đích sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được thuê mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện quy định của pháp luật đối với hành vi: Thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng măt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép b) Buộc di chuyển lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định ranh giới (nếu có) để trả lại diện tích mặt nước biên sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được thuê để nuôi trồng thuỷ sản c) Buộc tháo dỡ lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định gianh giới (nếu có) đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng mặt nước biến để nuôi trồng thuỷ sản đã được thuê mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.   CHƯƠNG III GIỐNG THUỶ SẢN Câu hỏi 12: Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản? Trả lời: Điều 11, Nghị định 592005NĐCP ngày 452005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Khoản 10, Nghị định 142009NĐCP ngày 13 tháng 2 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 592005NĐCP ngày 04052005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ) giống thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; b) Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương; c) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỳ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giừ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giong thuỷ sản, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản; e) Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống; g) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản xuất giống thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn). h) Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng; i) Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật Riêng đối với sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống, tinh đực giống, trứng giống và ấu trùng động vật thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương; Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyên, lưu giừ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giong thuỷ sản, phải đảm bảo điêu kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định cùa phá luật; Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống; thực hiện quy trình kỹ thuật bẩt buộc đối với sản xuất giống thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). b) Có nhân viên kỹ thuật đã được cấp giấy chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giống thuỷ sản; c) Thực hiện quy chế quản lýkhai thác, sử I dụng tinh, phôi và môi trường bảo quản, pha chế tinh, phôi theo quy định của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). d) Đực giống, cái giống thuỷ sản phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch thú y e) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng dực giống, cái giống thuỷ sản, trứng giống, I âu trùng thuỷ sản theo quy định cùa Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Câu hỏi 13: Nhập khẩu giống thủy sản được Ị quy định như thế nào? Trả lời: Nội dung về nhập khẩu giống thủy sản được quy định tại Điều 34, Luật Thủy sản năm 2003 và Thông tư 602009TTBNNPTNT ngày 1692009 của Bọ trương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 122006NĐCP ngày 23012006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Điều 34, Luật Thủy sản quy định: 1. Giống thủy sản nhập khẩu phải qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 2. Giống thủy sản mới nhập khẩu lần đầu phải được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho phép bằng văn bản. 3. Giống thủy sản quá cảnh Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Giống thủy sản xuất khẩu phải thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyên ngành thủy sản, trừ trường hợp trao đổi giống, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, quà tặng và trường hợp đặc biệt khác do Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quy định. Khoản 2, Điều 12 Thông tư 602009TT BNNPTNT quy định về nhập khẩu giống thuỷ sản như sau: Đối với giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại các quyết định do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn hoặc các quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục với cơ quan Hải quan, không cần xin phép. Các loại giống thủy sản ngoài Danh mục trên, chỉ được nhập khẩu để khảo nghiệm và phải được Cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép. Sau khi có kết quả khảo nghiệm và được Cục Nuôi trồng thủy sản có văn bản xác nhận là giống thủy sản đã khảo nghiệm có chất lượng phù hợp với các qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thương nhân được phép nhập khẩu mặt hàn2 này trong thời gian chờ để bô sung vào Danh muc giống thủy sản được phép sản xuât, kinh doanh, không cần xin phép. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ bổ sung vào Danh mục giống thủy sản được được phép sản xuất, kinh doanh. Câu hỏi 14: Việc xử lý vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 14, Mục 3 Nghị định 312010NĐ CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản, việc xử lý vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản được quy định như sau: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Không bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản theo quy định của pháp luật; b) Sử dụng các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản đã quá hạn sử dụng. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản không có tên trong danh mục được p

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trang 2

Câu hỏi 2: Những hành vi nào bị cấm trong khai thác thủy sản và bảo

vệ nguồn lợi thủy sản?

2 Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn,trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khaithác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác đểnuôi trồng

3 Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môitrường sống của các loài thuỷ sản

4 Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm;khai thác quá sản lượng cho phép

5 Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm đểkhai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phươngpháp có tính huỷ diệt khác

6 Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhânkhác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khácđang khai thác hoặc nơi tàu cá khác ra đấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợpbất khả kháng

7 Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường họp bất khả kháng

8 Vi phạm các quy định về an toàn giao thông an toàn của các công trìnhtheo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thuỷ nội địa vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 3

9 Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồnbiển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chê quản lýkhu bảo tồn.

Câu hỏi 3: Khai thác thủy sản phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11, Luật Thủy sản năm 2003, khai thác thủy sảnphải tuân thủ các những nguyên tắc sau:

1. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tựnhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theoquy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại vàkích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phảituân theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liênquan

2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phùhọp với các loài thuỷ sản được phép khai thác

Câu hỏi 4: Khai thác thủy sản xa bờ được quy định như thế nào?

Theo Điều 12, Luật Thủy sản năm 2003, khai thác thủy sản xa bờ được quy định như sau:

1. Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệthống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần,

tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân pháttriển khai thác thuỷ sản xa bờ

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt độne khai thác thuỷ sản xa bờ được ápdụng theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và được hưởng các chính sách

ưu đãi khác của Nhà nước

3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảmthông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của

pháp luật về hàng hải.

4. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làmviệc trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ Nhà nước có chính sách khuyến khíchđối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu.Điều kiện bảo hiểm, mức phíbảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thuyền viên được thực hiện theo

quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Câu hỏi 5: Khai thác thủy sản ven bờ được quy định như thế nào? Trả lời:

Theo Điều 13, Luật Thủy sản năm 2003, khai thác thủy sản ven bờ đượcquy định như sau:

Trang 4

1. Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề

nghiệp trong hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề

nghiệp giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nghề nông, nghề

rừng, nghề dịch vụ

2. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ khi chuyển đổi sang khai thác

thuỷ sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thì được hướng đẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn,

giao đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nước

3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ phải có phương tiện cứu sinh,

phương tiện theo dõi dự báo thời tiết; tuân theo các quy định của pháp luật về

giao thông đường thuỷ nội địa và pháp luật về hàng hải

Câu hỏi 6: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có những quyền gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 20, Luật Thủy sản năm 2003, tổ chức, cá nhân khai

thác thủy sản có các quyền sau:

1. Khai thác thuỷ sản theo nội dung s;hi trons Giấy phép khai thác thuỷ sản

2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời

tiết; được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị

trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản

3. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động

và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản

4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật

Câu hỏi 7: Tổ chức cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 21, Luật Thủy sản năm 2003, tổ chức, cá nhân khai

thác thủy sản có các nghĩa vụ sau:

1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản

2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

3. Đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bàng dấu hiệu dễ

nhận biết theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiềm soát của các lực lượng, cơ quan có thấm quyền

theo quy định của pháp luật

5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn

6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh

trên địa bàn khai thác

7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản

8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Trang 5

Câu hỏi 8: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có cần xin phép

không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Luật Thủy sản năm 2003:

Tổ chức, cá nhân muốn khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác

thuỷ sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp cá nhân khai

thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá

Câu hỏi 9: Điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản cùa tố

chức cá nhân?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày

4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản,

Điều 1, Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 của Chính phủ

sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2005/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ

sản được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:

1 Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc xác nhận đã đăng ký tàu cá;

2 Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá, đối với lại tàu cá;

3 Có Sổ danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

4 Thuyền trưởng, máy trưởng đối với các loại tàu theo quy định của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng;

Theo khoản 2, Điều 5, Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của

Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, tổ chức, cá

nhân không được cấp Giấy Phép khai thác thủy sản nếu thuộc một trong các

trường hợp sau đây:

1. Khai thác các loài thuỷ sản bị cấm; khai thác trong các vùng cấm, trong

thời gian cấm khai thác bằng nghề bị cấm

2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục các loài thuỷ sản mà Bộ

Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn) đã công bổ trữ lượng

nguồn lợi của các loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị

tuyệt chủng

Trang 6

Câu hỏi 11: Thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản trong những trường

họp nào?

Trả lời:

Theo Điều 18, Luật Thủy sản năm 2003, tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ

sản bị thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản trong trường họp sau đây:

1. Không còn đủ điều kiện về các điều kiện để được cấp Giấy phép khai

thác thủy sản;

2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này về khai thác thuỷ sản

hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời

hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản;

3. Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản;

4. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy phép

khai thác thuỷ sản

Câu hỏi 12: Đe đảm bảo an toàn tàu cá chủ tàu cá có trách nhiệm gì?

Theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005

của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy

sản để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm:

1. Đảm bảo tàu cá luôn ở trạng thái an toàn

2. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo

vệ cá nhân cho người và tàu cá theo tiêu chuân quy định Xây dựng và ban hành

nội quy, quy trình sử dụng các trang hiết bị an toàn trên biển

3. Ký kết hợp đồng lao động với thuyền viên, neười làm việc theo quy định

của pháp luật; thường xuyên nắm số lượng thuyền viên, người làm việc trên tàu

cá, vùng biển hoạt động của tàu cá và báo cáo cơ quan qủn lý thuỷ sản địa

phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho tàu cá đi làm nhiệm vụ phòng;

chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp trên có thẩm

quyền

4. Đối với các tàu khai thác hải sản xa bờ, chủ tàu cá phải mua bảo hiểm tai

nạn thuyền viên, phải thông báo cho cơ quan quản lý thuv sản nơi đăng kv tàu

cá về tần số liên lạc của tàu

5. Đôn đốc thuyền trưởng trước khi rời bến phải kiếm tra trạng thái an toàn

của tàu, cùa trang thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và tàu cá, thực hiện

nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra vào cảng, bến đậu và đảm bảo an toàn giao

thông đường thuỷ nội địa, an toàn hàng hải

6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn cho

thuyền viên và người làm việc trên tàu cá

Trang 7

Câu hỏi 13: Để đảm bảo an toàn tàu cá Thuyền trưỏng và người lái tàu

cá có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005

của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho neười và tàu cá hoạt động thủy

sản, để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm, để

đảm bảo an toàn tàu cá Thuyền trưởng và người lái tàu cá có trách nhiệm:

1. Trách nhiệm thường xuyên:

a Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên và người làm việc trên tàu cá

thực hiện các quy định về an toàn khi làm việc trên tàu cá; phân công từng

nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền viên, người làm việc trên

tàu thực hiện các phương án đảm bảo an toàn;

b Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và tàu cá về trang

thiết bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu cá và thuyền viên trước khi

rời bến;

c Thông báo vùng hoạt động, số thuyền viên, người làm việc thực tế trên

tàu cá và xuất trình giấy tờ với các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

2 Trách nhiệm trong trường họp có bão, lũ:

a Đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu và sẵn sàng điều động tàu

ứng phó với bão, lũ và hỗ trợ các tàu cá khác khi có tai nạn xảy ra;

b Khi bão xa: thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá biết

đồng thời kiểm tra các trang thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến

thời tiết trên Đài tiếng nói Việt Nam; liên lạc chặt chẽ với đài thông tin duyên

hải và thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực, nhanh

tróng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất;

c Khi bão gần: Thông báo cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá

biết, nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần

nhất; thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực;

d Khi có tin bão khẩn cấp: Phải ra lệnh cho thuyền viên, người làm việc

trên tàu cá mặc áo phao cá nhân, đưa trang thiết bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng

ứng cứu và đưa tàu cá đến nơi an toàn gần nhất; điều động tàu cá và thuyền

viên, người làm việc trên tàu cá của mình ứne cứu khi phát hiện có người và tàu

cá khác bị nạn;

Trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng có quyền quyết định sử

dụne các biện pháp câp bách đế kịp đưa tàu cá đến nơi an toàn

đ Khi tàu đang trong vùng bão Thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển và

chỉ huy phương tiện; sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho nsười và

Trang 8

tàu cá Kịp thời thông báo cho Đài thône tin duyên hải hoặc Đồn biên phòne và

cả tàu cá gần nhất về vị trí tàu cá của mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp

cứu khi phương tiện bị tai nạn

e Khi bão tan phải báo cáo kịp thời với chủ tàu, chính quyền địa phương,

về tình trạng người và tàu cá của mình, đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an

toàn tàu cá trước khi hoạt động trở lại

3 Trách nhiệm trong các trường hợp khác:

a Khi phát hiện tàu cá khác bị tai nạn phải đưa tàu đến hỗ trợ ứna cứu kịp

thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất;

b Chấp hành nghiêm chỉnh các lệnh điều động tàu đi làm nhiệm vụ tìm

kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền;

c Khi tàu bị tai nạn phải có các biện pháp ứng phó kịp thời, đồng thời

thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất

Câu hỏi 14: Đề đảm bảo an toàn thuyền viên và người làm việc trên

tàu cá có trách nhiệm gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định số 66/ 2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005

của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy

sản, đê đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm, đề

đảm bảo an toàn thuyền viên và người làm việc trên tàu cá có trách nhiệm:

1. Đối với thuyền viên

a) Chấp hành các qui định về an toàn cho người và tàu cá tuân thủ mệnh

lệnh của thuyền trưởng khi có bão và các qui định khác của thuyền trưởng

b) Khi phát hiện tai nạn xảy ra trên tàu cá của mình hoặc trên tàu cá khác

phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng

c) Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về hợp đồng lao

động

d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện

đảm bảo an toàn

2. Đối với người làm việc trên tàu cá

a) Chấp hành các qui định về an toàn cho người và tàu cá

b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trường và các qui định khác của pháp

luật

c) Khi phát hiện tai nạn xẩy ra trên tàu cá của mình hoặc trên tàu cá khác,

phải báo ngay cho thuyền trưởng

d) Có quyền từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu cá đó không đủ điều kiện

đàm bảo an toàn

Trang 9

Câu hỏi 15: Trang bị an toàn của tàu cá gồm những trang thiết bị và

dụng cụ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005

của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy

sản, để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá thì chủ tàu cá có trách nhiệm, trang

bị an toàn của tàu cá gồm những trang thiết bị và dụng cụ sau:

1. Tàu cá khi hoạt động phải thực hiện các quy định:

a) Có đủ các trang thiết bị an toàn;

b) Có đủ biên chế trên tàu với các chức danh;

c) Có đủ các loại giấy tờ của tàu và người đi trên tàu;

d) Chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc đã đăng

ký;

đ) Nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn giao thông đường thuỷ nội

địa, an toàn hàng hải

2. Tàu cá thuộc diện đăng kiểm chì được hoạt động khi đã được đăng kiểm,

đăng ký tàu cá, thuyền viên và được các cơ quan có thầm quyền cấp các loại

giấy tờ theo quy định

3. Đối với các tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì chủ tàu

cá tự chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật của tàu cá

Câu hỏi 16: Tham quyền đăng ký tàu cá được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 và Điều 4, Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ban

hành quy chế về Đăng ký tàu cá và thuyền viên, thẩm quyền thực hiện đăng ký

tàu cá được quy định như sau:

1 Tổng cục Thủy sản (Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản) thực

hiện việc đăng ký tàu cá và thuyền viên đối với các tàu cá thuộc các tổ chức sau:

+ Các đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản và cùa các bộ, ngành khác;

+ Lực lượng vũ trang nhân dân làm kinh tế;

+ Các đơn vị thuê tàu trần, thuê - mua tàu của nước ngoài;

+ Các liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài;

+ Tàu kiểm ngư; tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thuỷ sản;

+ Các tàu cá Việt Nam hoạt động ở neoài vùng biến Viêt Nam

3.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục quản lý về khai thác và

thủy sản địa phương) tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu cá và thuyền viên trong

phạm vi địa phương, trừ những tàu cá nêu trên

Trang 10

Câu hỏi 17: Điều kiện đăng ký tàu cá được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5, Điều 11, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày

19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động

thủy sản, khoản 2, Điều 3 và khoản

1, Điều 5, Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ban hành quy chế về Đăng ký tàu cá

và thuyền viên, tổ chức, cá nhân được đăng ký tàu cá khi có các điều kiện sau:

1. Tàu cậ có nguồn gốc họp pháp; có văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán

tàu cá của cơ quan quản lý thủy sản có thẩm quyền;

2. Đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật

3. Tàu cá được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá khi có đủ các điều kiện sau:

a) Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thuỷ sản;

b) Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái

pháp luật;

c) Không còn mang số đăng ký tàu nào khác;

d) Đã hoàn tất việc đăng kiểm;

đ) Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 8 tuổi đối với tàu vỏ gồ và

15 tuổi đối với tàu vỏ bang it liệu khác;

e) Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại

Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép

Câu hỏi 18: Trình tự, thủ tục đăng ký tàu cá được quy định như thế

nào?

Theo Khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 5, Thông tư số

24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành

chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ - CP ngày 15 tháng 12

năm 2010 của Chính phủ

1. Hồ sơ đăng ký tàu cá gồm:

Giấy tờ phải nộp, mỗi thứ 01 bản:

a)Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục sổ 4 ban hành kèm

theo Thông tư này);

b)Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

- Đối với tàu cá đóng mới:

+ Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính);

+ Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Thuỷ sản (nay là Sở NN&PTNT)

hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Trang 11

- Đối với tàu cá cải hoán:

+ Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chừa tàu (bản chính);

+ Giấy chửng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc);

+ Văn bản chấp thuận cải hoán tàu cá của Sở Thuỷ sản (nay là Sở

NN&PTNNT) hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ neuồn lợi thuỷ sản

-Đối với tàu cá chuyển nhượne quyền sở hừu:

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của

Nhà nước (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký

gốc của tàu (bản chính)

-Đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu:

+ Văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam

do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính);

+ Hợp đồng thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam (bản chính);

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký cũ của tàu do cơ quan Đăng ký cũ

cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt do cơ quan có thẩm quyền

xác nhận nội dung dịch

a Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính);

c)Ảnh tàu cỡ 9 X 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu)

2. Về trình tự:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định,

cơ quan đăng ký tàu cá có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào số đăng ký tàu

cá và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá Trường hợp không đủ điều kiện

đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ cơ quan đăng ký tàu cá phải hướng dần

chủ tàu bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong thời

hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ

Câu hỏi 19: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng kiểm tàu cá?

Trả lời:

Theo Điều 8, 9, Quyết định số 96/2007/QĐ- BNN ngày 28/11/2007 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế đăng

kiểm tàu cá và Điều 6 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4

năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ

sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo

Nghị quyết số 57/NQ - CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ thì thẩm

quyền đăng kiểm tàu cá được quy định như sau:

1. Bộ Nông nghiệp thực hiện việc đăng kiểm đối với: !

a) Tàu cá của Việt Nam khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam;

Trang 12

b) Tàu cá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam (kiểm tra lần đầu);

c) Tàu kiểm ngư;

d) Tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò, nguồn lợi thủy sản

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục quản lý về khai thác

và bảo vệ nguồn lợi thủy) thực hiện việc đăng kiểm đối với:

a) Tàu cá của địa phương mình có chiều dài đường nước thiết kế dưới

20m;

b) Tàu cá thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh khác hết hạn đăng kiểm đến

kiểm tra gia hạn;

c) Tàu cá của các đơn vị thuộc trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn và của

Bộ, ngành khác; các đơn vị vũ trang nhân dân làm kinh tế;

d)Tàu cá có chiều dài đường nước thiêt kê từ 20m trở nên nếu có đủ các

điều kiện sau:

- Cơ quan đăng kiểm tàu cá của tỉnh phải có tối thiểu 01 kỹ sư vỏ tàu và

kỹ sư máy tàu; có đủ các trang thiết bị kiểm tra an toàn kỳ thuật theo quy định

của pháp luật;

- Địa phương nào chưa có đủ các điều kiện như trên, việc đăng kiểm tàu

cá có chiều dài đường nước thiết kết tư 20m trở lên tại địa phương đó sẽ được

phân công cho Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh gần nhất có đủ điều kiện theo

quy định thực hiện

- Tàu cá được đóng mới, cải hoán, sửa chữa ở tỉnh nào thì được kiểm tra

cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá tại đơn vị đăng kiểm có thẩm

quyền tại tỉnh đó

Câu hỏi 20: Hồ sơ thiết kế tàu cá đưọc quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 13, Quyết định số 96/2007/QĐ- BNN ngày 28/11/2007 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế đăng

kiểm tàu cá, hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định như sau:

1. Hồ sơ thiết kế tàu cá

Hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

7111:2002, TCVN 6718:2000

2. Bắt buộc áp dụng các hồ sơ thiết kể tàu cá trong đóng mới tàu cá quy

định như sau:

a) Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên,

các tàu cá hoạt động ở vùng biển hạn chế cấp I hoặc không hạn chế, khi đóng

mới bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật được Cơ quan Đăne kiểm phê duyệt;

Trang 13

b)Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới

250 sức ngựa hoạt động tại vùng biển hạn chế cấp II, được miễn thiết kế kỹ

thuật nếu đóng theo mẫu đã được cơ quan có thẩm quyền của địa phương thẩm

định và được cơ quan Đăng kiểm tàu cá phê duyệt theo quy định tại Tiêu chuẩn

Việt Nam TCVN 7111:2002, TCVN 6718:2000 Nếu tàu cá được đóng không

có thay đôi theo mẫu đã được duyệt,

thì sử dụng hồ sơ mẫu làm hồ sơ kỳ thuật tàu, Neu đóng sai khác với mẫu

dược duyệt, yêu cầu phái có hồ sơ hoàn công;

c) Các tàu cá khác thuộc diện bắt buộc phải dăng kiểm khổng nói ờ điểm a

và điểm b nêu trên, cho phép được đóng theo mẫu truyền thống của địa phương,

song chù tàu phải có bản thuyết minh về tính năng, bố trí chung trang thiết bị

của tàu trình Cơ quan Đăng kiểm tàu cá trước khi xuất xưởng

Câu hỏi 21: Tổ chức, cá nhân Việt Nam đi khai thác ở ngoài vùng biến

Việt Nam cần có những điều kiện gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010

của Chính phủ về quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các

vùng biển, tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn đi khai thác ở ngoài vùng biển Việt

Nam cần đáp ứng điều kiện sau:

1. Có căn cứ là Hiệp định hợp tác khai thác thuỷ sản giữa Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam với quốc gia có biển hoặc có hợp đồng hợp tác khai thác

thuỷ sản giữa tổ chức, cá nhân ViệtNam với tô chức, cá nhân của quốc gia, vùng

lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền cùa quốc gia có biển chấp thuận

2. Đối với tàu cá:

a) Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không

hạn chế Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông

Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên;

b) Đã được đăng ký, đăng kiểm Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng;

4) Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc

tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật;

5) Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định của pháp luật

3. Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá:

a) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng do

cơ quan có thẩm quyền cấp;

b)Có thẻ bảo hiểm thuyền viên;

c) Có hộ chiếu phổ thông;

Trang 14

d)Có Sổ thuyền viên tàu cá;

đ) Trên tàu hoặc cùng một nhóm tàu phải có ít nhất 1 người biết thông thạo

tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thô mà tàu đến

khai thác

Trang 15

PHẦN II PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐÉN NUÔI TRÒNG THUỶ SẢN

CHƯƠNG I NHỮNG VẨN ĐÈ CHUNG Câu hỏi 1: Để nuôi trồng thủy sản, tổ chức, cá nhân phải có điều kiện

gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 24, Luật Thủy sản năm 2003 và Điều 12, Nghị định

59/2005/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh

một số ngành nghề thủy sản thì để nuôi trồng thủy sản, tổ chức, cá nhân phải có

các điều kiện sau đây:

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nuôi trồng thủy sản do cơ quan

quản lý nhà nước có thâm quyền cấp;

- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa

phương

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỳ thuật về

nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và háo

vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá

chất theo quy định của pháp luật

Câu hỏi 2: Những hành vi nào bị cấm trong nuôi trồng thũy sản?

Trả lời:

Điều 6, Luật Thủy sản năm 2003 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt

động thủy sản, trong đó có quy định những hành vi bị cấm trong nuôi trồng thủy

sản, đó là:

- Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản

- Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã

được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nuôi trồng giống thủy sản mới khi chưa được Bộ Thủy sản (nay là Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho phép và các loài thủy sản thuộc danh

mục cấm nuôi trồng

- Nuôi trồng thủy sản không heo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở

hoạt động khai thác thủy sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các neành, nghề

khác

- Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi

trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thủy

sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thủy sản

Trang 16

- Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các

vùng nước tự nhiên

- Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giông thủy sản, cơ sở nuôi trồng

thủy sản, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa

đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh

Câu hỏi 3:Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có những quyền và

nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Điều 25, Điều 26, Luật Thuỷ sản năm 2003 quy định tổ chức, cá nhân nuôi

trồng thủy sản có những quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền

1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

2. Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất

để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản họp pháp của

mình; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng,

quốc phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định

của pháp luật

3. Được cơ quan chuyên ngành thủy sản phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển

giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống thủy sản mới,

kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thủy sản, thông báo về tình hình môi

trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản

Nghĩa vụ

1.Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước biển được

giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung

cho nuôi trồng thủy sản

2.Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đê nuôi trồng thủy sản, mặt

nước biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật

3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về

thống kê

4. Giao lại đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật

5. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Câu hỏi 4: Việc xử lý vi phạm hành chính về nuôi trồng thủy sản được

quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 15, Mục 3, Nghị định 31/2010/NĐ- CP ngày 29 tháng 3 năm

Trang 17

2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

thuỷ sản, việc xử lý vi phạm hành chính về nuôi trồng thủy sản được quy định

như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở nuôi trồng

thuỷ sản có một trong các hành vi sau đây:

a) Không đảm bảo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp

luật;

b) Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản có chứa chất thuộc danh mục hạn

chế sử dụng mà không theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn;

c) Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản đã quá hạn sử dụng;

d) Không thực hiện quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về

kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phâm động vật thuỷ

sản nuôi

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi sau đây:

a) Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản không có trong danh mục được

phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có chứa chất bị cấm sử dụng theo quy định của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Nuôi trồng giống, các loài thuỷ sản đang trong giai đoạn khảo nghiệm mà

không theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 dồng đối với một trong các

hành vi sau đây:

a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch hoặc

chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ cơ sở quy mô nhỏ theo quy

định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b)Nuôi trồng giống, các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc

không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

4.Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi:

- Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản đã quá hạn sử dụng;

- Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản không có trong danh mục được

phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có chứa chất bị cấm sử dụng theo quy định

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Nuôi trồng giống, các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc

không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do

Trang 18

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

5.Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn nuôi trồng thuỷ sản quá hạn sử dụng, bị

cấm sử dụng hoặc không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam

đối với hành vi: sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản có chứa chất thuộc danh

mục hạn chế sử dụng mà không theo quy định của Bộ Nông nahiệp và Phát triển

nông thôn; Sử dụng các loại thức ăn nuôi thuỷ sản không có trong danh mục

được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có chứa chất bị cấm sử dụng theo quy

định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sử dụng các loại thức ăn nuôi

thuỷ sản đã quá hạn sử dụng;

b) Buộc tháo dờ cơ sở nuôi trồng thuỷ sản đối với hành vi xây dựng cơ sở

nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch; buộc thực hiện việc các quy định của

pháp luật về cấp phép xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản đối với hành vi xây

dựng cơ sờ nuôi trồng thuỷ sản khi chưa được cơ quan có tham quyền cho phép

CHƯƠNG II GIAO, CHO THUÊ MẶT NƯỚC BIỂN ĐỂ NUÔI

TRỒNG THUỶ SẢN Câu hỏi 5: Đối tượng được giao, cho thuê mặt nước biển không thu

tiền sử dụng mặt nước biến để nuôi trồng thủy sản được quy định như thế

nào?

Trả lời:

Theo Điều 10, Nghị định 27/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản, đối

tượng được giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển để nuôi

trồng thủy sản, gồm:

a) Cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trông thủy sản mà nguồn

sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản;

b) Cá nhân sinh sống tại địa phương làm nghề khai thác thủy sản ven bờ

chuyển sang nuôi trồng thủy sản

Câu hỏi 6: Thấm quyền giao, cho thuê mặt nưóc biển để nuôi trồng

thủy sản được quy định như thế nào?

Thầm quyền giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản được

quy định như sau:

- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao mặt nước

biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân sinh sống tại địa phương

trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà neuồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi

trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận hoặc

phải chuyển đối cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật

Trang 19

Thủy sản (Khoản 2, Điều 28 Luật Thủy sản năm 2003).

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

trong các trường hợp sau đây (Khoản 3, Điều 28 Luật Thủy sản năm 2003)

+ Tổ chức, cá nhân thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo dự án

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt

- Đối với tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao mặt nước biển để nuôi trồng

thủy sản trước khi Luật này có hiệu lực thì được chuyển sang thuê khi hết thời

hạn được giao, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 Điêu 28 (Khoản 4, Điều 28

Luật Thủy sản năm 2003)

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mặt nước biển cho cơ quan nghiên cứu

khoa học về thủy sản theo quy hoạch, chương trình được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt (Khoản 5, Điều 28 Luật Thủy sản năm 2003)

Câu hỏi 7: Hạn mức, thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi

trồng thuỷ sản được quy định như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 12, Nghị định 27/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản, hạn mức

diện tích và thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được

quy định như sau:

- Về hạn mức diện tích:

+ Diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thuỷ sản không quá

một (01) ha

+ Diện tích mặt nước biển cho thuê đế nuôi trồng thủy sản không quá ba

mươi (30) ha trong vùng biển ba (3) hải lý trở vào bờ hoặc không quá một trăm

(100) ha trong vùng biển cách bờ từ ba (3) hải lý trở ra

-về thời hạn giao, cho thuê Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi

trồng thủy sản không quá hai mươi (20) năm, được tính từ ngày ghi trong quyết

định giao, cho thuê mặt nước biển

Câu hỏi 8: Nhà nước thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi

trồng thủy sản trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Theo Điều 29, Luật Thủy sản năm 2003, nhà nước thực hiện việc thu hồi

toàn bộ hoặc một phần mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản

trong các trường hợp sau đây:

+ Sử dụng không đúng mục đích;

Trang 20

+ Quá 24 tháng liền mà không sử dụng để nuôi trồng thủy sản, trừ trường

hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

+ Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không thực hiện

đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 và Điều 31 cùa Luật Thủy sản năm

2003;

+ Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trông thủy sản tự nguyện trả lại

diện tích được giao, thuê;

+ Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng và an

ninh

Câu hỏi 9: Quyền của tổ chức, cá nhân đuợc giao, cho thuê mặt nước

biển để nuôi trồng thuỷ sản được quy định như thế nào?

Trả lời:

Ngoài các quyền được quy định tại Điều 25 của Luật thủy sản 2003, quyền

của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy còn

được quy định tại Điều 30 Luật thuỷ sản năm 2003 như sau:

1 Cá nhân được giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản được để thừa

kế; được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng mặt

nước biển để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

2 Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng

thủy sản mà trả tiền thuê mặt nước biển hàng năm có các quyền sau đây:

a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với mặt nước biển được

thuê tại tô chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy

định của pháp luật;

b) Chuyển nhượne tài sản thuộc sở hữu của mình 2;ẳn liền với mặt nước

biên được thuê; người nhận tài sản đó nếu có yêu cầu được Nhà nước tiếp tục

cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản thì vẫn có các quyền quy định tại

khoản này

3 Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng

thủy sản đã trả trước tiền thuê mặt nước biển ít nhất là 10 năm có các quyền sau

đây :

a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê và tài săn thuộc

sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê tại tổ

chức tín dụng Việt

b) Nam để vay

vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

c) Chuyển nhượng quyền sử dụng mặt nước biển cùng với tài sản thuộc sở

hữu của mình gắn liền với mặt nước

Trang 21

d) Biển được thuê Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển

được thuê trong thời hạn thuê theo quy định của pháp luật Người nhận chuyển

nhượng, neười được thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển đã thuê để nuôi trồng

thủy sản có các quyền quy định tài khoản này;

e) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê cùng với tài

sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển đã thuê để hợp tác sản

xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước

ngoài theo quy định của pháp luật;

f)Cho thuê lại quyền sử dụng mặt nước biển trong thời hạn thuê mặt nước

biển Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện khi mặt nước biển đó đã được đầu tư

theo dự án và người thuê lại phải sử dụng mặt nước biển đó đúng mục đích

Câu hỏi 10: Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đươc giao, cho thuê mặt

nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được quy định như thê nào?

Trả lời:

Ngoài các quyền được quy định tại Điều 26 của Luật thủy sản 2003, quyền

của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy còn

được quy định tại Điều 31 Luật thuỷ sản sau đây:

1.Sử dụng đúng ranh giới khu vực nuôi trồng, tuân theo quy định của pháp

luật về nuôi trồng thủy sản, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định

khác của pháp luật có liên quan;

2.Không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng mặt nước biển

xung quanh; thực hiện các quy định về an toàn cho người và tài sản

Câu hỏi 11: Vi phạm các quy định về giao, cho thuê mặt nước biển

được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 16, 17 Mục 3, Nghị định 31/2010/ NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm

2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

thuỷ sản, việc xử lý vi phạm các quy định về giao, cho thuê mặt nước biển được

quv định như sau:

Về giao mặt niróc biển để nuôi trồng thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đông đôi với hành vi sử dụng

vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thuỷ sản

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi sau đây:

a) Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng

nhận quyền sử dụng mặt nước biển đế nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ

quan có thẩm quyền cho phép;

Trang 22

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi

trường theo cam kết;

c) Chuyển mục đích sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được

giao mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện quy định của pháp luật đối với hành vi:

- Sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nvrớc biển được giao để nuôi

trồng thuỷ sản;

- Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng

nhận quyền sử dụng mặt nước biển đê nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ

quan có thẳm quyền cho phép;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi trường

theo cam kết;

- Chuyển mục đích sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được

giao mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép

b) Buộc di chuyển vị trí lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định

ranh giới (nếu có) để trả lại diện tích mặt nước biển sử dụng vượt quá hạn mức

đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được giao để

nuôi trồng thuỷ sản

c)Buộc tháo dỡ lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định ranh giới

(nếu có) đối với hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà

không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản

hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Về thuê mật nước biển để nuôi trồng thuỷ sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các

a) Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng

nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ

quan có thẩm quyền cho phép;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi

trường theo cam kết;

Trang 23

c) Chuyển mục đích sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được

thuê mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện quy định của pháp luật đối với hành vi:

- Thực hiện không đầy đủ kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của

pháp luật

- Sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà không có Giấy chứng

nhận quyền sử dụng măt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hoặc không được cơ

quan có thẩm quyền cho phép

b) Buộc di chuyển lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định ranh

giới (nếu có) để trả lại diện tích mặt nước biên sử dụng vượt quá hạn mức đối

với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được thuê để

nuôi trồng thuỷ sản

c) Buộc tháo dỡ lồng bè nuôi thuỷ sản, các phương tiện phân định gianh giới

(nếu có) đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng mặt nước biến để nuôi trồng

thuỷ sản đã được thuê mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền

Trang 25

CHƯƠNG III

GIỐNG THUỶ SẢN Câu hỏi 12: Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản?

Trả lời:

Điều 11, Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điềukiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Khoản 10, Nghị định14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanhmột số ngành nghề thủy sản quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh(bao gồm cả dịch vụ lưu giữ) giống thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

b)Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theoquy hoạch của địa phương;

c) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỳ thuật, hệ thống cấp vàthoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giừ của cơ sởphải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giongthuỷ sản, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy địnhcủa pháp luật;

d)Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹthuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản;

e) Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống;

g) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản xuất giống thuỷ sảntheo quy định của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triên nôngthôn)

h) Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;

i) Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố; thực hiện ghinhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật

Riêng đối với sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống, tinh đực giống,trứng giống và ấu trùng động vật thủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinhdoanh giống thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương; Cơ sở vật chất kỹthuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lýnước thải, phương tiện vận chuyên, lưu giừ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sảnxuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giong thuỷ sản, phải đảm bảo điêukiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định cùa phá luật; Có hồ sơ theo

Trang 26

dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống; thực hiện quy trình kỹ thuật bẩt buộcđối với sản xuất giống thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản (nay là BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn).

b) Có nhân viên kỹ thuật đã được cấp giấy chứng chỉ đào tạo về kỹ thuậtthụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ nhân giốngthuỷ sản;

c) Thực hiện quy chế quản lý-khai thác, sử I dụng tinh, phôi và môi trườngbảo quản, pha chế tinh, phôi theo quy định của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn)

d) Đực giống, cái giống thuỷ sản phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểmdịch thú y

e) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng dực giống, cái giống thuỷsản, trứng giống, I âu trùng thuỷ sản theo quy định cùa Bộ Thuỷ sản (nay là BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Câu hỏi 13: Nhập khẩu giống thủy sản được Ị quy định như thế nào? Trả lời:

Nội dung về nhập khẩu giống thủy sản được quy định tại Điều 34, LuậtThủy sản năm 2003 và Thông tư 60/2009/TT-BNNPTNT ngày 16/9/2009 của

Bọ trương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thihành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý,mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nôngnghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Điều 34, Luật Thủy sản quy định:

1. Giống thủy sản nhập khẩu phải qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật

về thú y và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật

2. Giống thủy sản mới nhập khẩu lần đầu phải được Bộ Thủy sản (nay là BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho phép bằng văn bản

3. Giống thủy sản quá cảnh Việt Nam phải thực hiện theo quy định của phápluật về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan

4. Giống thủy sản xuất khẩu phải thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩuchuyên ngành thủy sản, trừ trường hợp trao đổi giống, hợp tác nghiên cứu !khoa học kỹ thuật, quà tặng và trường hợp đặc biệt khác do Bộ Thủy sản (nay là

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quy định

Khoản 2, Điều 12 Thông tư 60/2009/TT- BNNPTNT quy định về nhậpkhẩu giống thuỷ sản như sau:

Trang 27

- Đối với giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thủy sản được phépsản xuất, kinh doanh tại các quyết định do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triênnông thôn hoặc các quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phảilàm thủ tục với cơ quan Hải quan, không cần xin phép.

- Các loại giống thủy sản ngoài Danh mục trên, chỉ được nhập khẩu đểkhảo nghiệm và phải được Cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn cấp giấy phép

Sau khi có kết quả khảo nghiệm và được Cục Nuôi trồng thủy sản có vănbản xác nhận là giống thủy sản đã khảo nghiệm có chất lượng phù hợp với cácqui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thương nhân được phépnhập khẩu mặt hàn2 này trong thời gian chờ để bô sung vào Danh muc giốngthủy sản được phép sản xuât, kinh doanh, không cần xin phép

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

sẽ bổ sung vào Danh mục giống thủy sản được được phép sản xuất, kinh doanh

Câu hỏi 14: Việc xử lý vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 14, Mục 3 Nghị định 31/2010/NĐ- CP ngày 29 tháng 3 năm

2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthuỷ sản, việc xử lý vi phạm các quy định trong lĩnh vực giống thủy sản đượcquy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất,kinh doanh giống vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a)Không bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản theo quyđịnh của pháp luật;

b)Sử dụng các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản

đã quá hạn sử dụng

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụngcác loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản không có têntrong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụngtrong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản các loại thức ăn có hoá chất, khángsinh bị cấm sử dụng, cấm lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ Nôngnghiệp và Phát triên nông thôn hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản không theo quy hoạch hoặc

Trang 28

không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sảnxuất, kinh doanh, vận chuyên giống thuỷ sản hoặc thả ra môi trường tự nhiêncác loài thuỷ sản không có tên trong danh mục giống thuỷ sản được phép sảnxuất, kinh doanh

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu thuỷ sản đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển giốngthuỷ sản hoặc thả ra môi trường tự nhiên các loài thuỷ sản không có tên trongdanh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu huỷ các loại thức ăn dùng trong sản xuất, kinh doanh giốngthuỷ sản quá hạn sử dụng hoặc thuộc danh mục cấm đối với hành vi sử dụna,các loại thức ăn dùng trong sản xuât, kinh doanh giống thuỷ sản đã quá hạn sửdụng và hành vi sử dụng trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản các loại thức

ăn có hoá chất, kháng sinh bị câm sử dụng, cấm lưu hành tại Việt Nam theo quyđịnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc không rõ nguồn gốc xuấtxứ

b) Buộc cơ sở sản xuất phải thực hiện quy định của pháp luật về khảonghiệm giống mới; buộc thả giống thuỷ sản quý hiếm cần bảo tồn trở lại môitrường sống của chúng, buộc tiêu huỷ sinh vật lạ gây hại đối với hành vi sảnxuất, kinh doanh, vận chuyển giống thuỷ sản hoặc thả ra môi trường tự nhiêncác loài thuỷ sản không có tên trong danh mục giống thuỷ sản được phép sảnxuất, kinh doanh

c) Buộc tháo dỡ cơ sở sán xuất giống đối với hành vi xây dựng cơ sở sảnxuất giông thuỷ sản không theo quy hoạch; buộc thực hiện việc các quy địnhcủa pháp luật về cấp phép xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sàn đối với hành

vi xây dựng cơ sả sản xuất giống khi chưa được cơ quan có thâm quyền chophép

Trang 29

CHƯƠNG IVTHỨC ĂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Câu hỏi 15: Để sản xuất thúc ăn thủy sản, tổ chức, cá nhân phải có những điều kiện gì?

Trả lời:

Điều 13, Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điềukiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Khoản 11, Nghị định14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanhmột số ngành nghề thủy sản quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn thủysản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1.Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn nuôi thuỷsản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

2. Nhà xưởng , kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải đápứng yêu cầu về vệ sinh thú ỹ thủy sản, bảo vệ môi trường theo quy định củapháp luật

3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành chếbiến thực phẩm, hoá thực phẩm hoặc nuôi trồng thuỷ sản

4. Sử dụng các loại thuốc thú y, chế phâm sinh học, vi sinh vật, hoá chấttheo quy định của pháp luật

5. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố; thực hiện ghinhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật

Câu hỏi 16: Để kinh doanh thức ăn thủy sản, tổ chức, cá nhân phải có những điều kiện gì?

Trả lời:

Điều 14, Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điềukiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Khoản 12, Nghị định14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanhmột số ngành nghề thủy sản quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ănthủy sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

1.Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

2.Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng

3.Nơi bảo quản, nơi bày bán đáp ứng các yêu cầu đảm bảo chất lượng và vệsinh thú y theo quy định của pháp luật

Trang 30

4.Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có chứng chỉ đã được tập huấn vềthức ăn chăn nuôi thuỷ sản hoặc có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngànhnuôi trồng thuỷ sản.

5.Chỉ được kinh doanh các loại thức ăn nuôi thủy sản thuộc danh mục đượcphép lưu hành tại Việt Nam, đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảmtiêu chuân vệ sinh thú y thủy sản; thực hiện ghi nhãn hàng hoá theo quy địnhcủa pháp luật

Câu hỏi 17: Thế nào là thức ăn chăn nuôi mới? Loại thức ăn nào dùng trong nuôi trồng thủy sản phải khảo nghiệm?

Trả lời:

Thức ăn Chăn nuôi mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu hoặc đượcphát hiện và sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất chưa qua khảo nghiệm ởViệt Nam (Khoản 7, Điều 3, Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 củaChính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi)

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 12, Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi thì thức ăn dùng trongnuôi trồng thủy sản phải khảo nghiệm là các loại thức ăn mới Thức ăn mớikhông phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình nghiên cứu được BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật

Câu hỏi 18: Vi phạm các quy định về sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 23, Mục 5 Nghị định 31/2010/NĐ- CP ngày 29 tháng 3 năm

2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthuỷ sản, việc xử lý vi phạm các quy định về sản xuất thức ăn nuôi thủy sảnđược quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

a) Cơ sở có hành vi sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản mà không có nhân viên

kỹ thuật chuyên ngành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn;

b) Không đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất thức

ăn nuôi thuỷ sản

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi sau đây:

a) Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản bị cấm sử dụng, không có trong danh mụcđược phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát

Ngày đăng: 09/07/2016, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w