CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN ĐÀO TẠO PHAY BÀO MẶT PHẲNG NGANG, SONG SONG, VUÔNG GÓC, NGHIÊNG (LT: 12 giờ; TH: 91 giờ; KT: 2 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔĐUN Vị trí: Là môđun tiên quyết về phay bào để có thể học tiếp các môđun sau. Học sinh đã học xong các môđun MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH13. Tính chất: Là môđun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔĐUN Trình bày được các các thông số hình học của dao bào mặt phẳng. Trình bày được các các thông số hình học của dao phay mặt phẳng. Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay mặt phẳng. Mài được dao bào mặt phẳng đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy bào, phay. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng. Vận hành thành thạo máy phay, bào để gia công mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 810, độ nhám cấp 45, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 2 3 4 5 6 Vận hành và bảo dưỡng máy phay, bào vạn năng Dao bào phẳng – mài dao bào. Các loại dao phay mặt phẳng Phay bào mặt phẳng ngang Phay, bào mặt phẳng song song, vuông góc Phay bào mặt phẳng nghiêng 12 7 3 22 40 22 3 2 2 2 3 1 9 5 0 20 38 20 0 0 1 0 0 1 Cộng 105 12 91 2 Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.
Trang 1MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ 1
CHƯƠNG TRÌNH MÔ- UN ÀO T O PHAY BÀO M T PH NG NGANG, SONG SONG,Đ Đ Ạ Ặ Ẳ VUÔNG GÓC, NGHIÊNG 2
Bài 1: V N HÀNH VÀ B O DẬ Ả ƯỠNG MÁY PHAY - BÀO V N N NGẠ Ă 4
1 V n hành máy phay v n n ngậ ạ ă 4
2 Các ph tùng kèm theo, công d ng c a các ph tùng.ụ ụ ủ ụ 14
3 B o qu n máy phayả ả 16
2 V n hành máy bàoậ 16
Bài 2: DAO BÀO PH NG – MÀI DAO BÀOẲ 22
1 C u t o c a dao bàoấ ạ ủ .22
2 Các hi n t ng x y ra trong quá trình c tệ ượ ả ắ 23
Bài 3: CÁC LO I DAO PHAY M T PH NGẠ Ặ Ẳ 28
1 Phân lo i dao phayạ 28
2 C u t o c a các lo i dao phay m t ph ngấ ạ ủ ạ ặ ẳ 29
Bài 4: GIA CÔNG M T PH NG NGANGẶ Ẳ 36
1.Yêu c u k thu t khi phay bào m t ph ng ngangầ ỹ ậ ặ ẳ 36
2 Ph ng pháp gia côngươ 37
3 Ph ng pháp ki m tra m t ph ngươ ể ặ ẳ 43
4 Các d ng sai h ng, nguyên nhân và bi n pháp kh c ph cạ ỏ ệ ắ ụ 43
Bài 5: GIA CÔNG M T PH NG SONG SONG - VUÔNG GÓCẶ Ẳ 45
1 Yêu c u k thu t khi phay bào m t ph ng song song, vuông gócầ ỹ ậ ặ ẳ 45
2 Ph ng pháp gia côngươ 45
Bài 6: GIA CÔNG M T PH NG NGHIÊNGẶ Ẳ 53
1 Yêu c u k thu t khi gia công m t ph ng nghiêngầ ỹ ậ ặ ẳ 53
2 Các ph ng pháp phay m t ph ng nghiêngươ ặ ẳ 53
3 Bào m t ph ng nghiêngặ ẳ 56
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 59
59
Trang 2CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO PHAY BÀO MẶT PHẲNG NGANG, SONG
SONG, VUÔNG GÓC, NGHIÊNG(LT: 12 giờ; TH: 91 giờ; KT: 2 giờ)
II MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
- Trình bày được các các thông số hình học của dao bào mặt phẳng
- Trình bày được các các thông số hình học của dao phay mặt phẳng
- Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay mặt phẳng
- Mài được dao bào mặt phẳng đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy
- Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy bào, phay
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc,
nghiêng
- Vận hành thành thạo máy phay, bào để gia công mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ
thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập
III NỘI DUNG MÔ - ĐUN
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra*
Trang 3Dao bào phẳng – mài dao bào.
Các loại dao phay mặt phẳng
Phay bào mặt phẳng ngang
Phay, bào mặt phẳng song song, vuông góc
Phay bào mặt phẳng nghiêng
1273224022
322231
950203820
001001
- Thép tròn, gang khối V, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịch làm nguội
- Giấy viết, sổ ghi chép, bút viết và bút chì
Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy bào ngang, máy phay
- Các loại êtô, một số đồ gá thông dụng khác
- Thước cặp 1/20, 1/50, êke, thước thẳng, bàn máp, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu
- Các loại dao bào, dao phay ngón
- Dụng cụ cầm tay và các trang bị bảo hộ lao động
- Dựa vào các bài kiểm tra lý thuyết nghề trong mô-đun A: 40%
- Dựa vào các bài thực hành do sinh viên thực hiện B: 60%
Phương pháp đánh giá một bài thực hành trong mô-đun theo các tiêu chí:
* Điểm kỹ thuật (theo yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ): 6 điểm
* Điểm thao tác (đúng qui trình, qui phạm): 1 điểm
* Điểm tổ chức sắp xếp nơi làm việc: 1 điểm
* Điểm an toàn (tuyết đối cho người và máy): 1 điểm
* Điểm thời gian (đạt và vượt thời gian qui định) 1 điểm
2 Nội dung đánh giá :
- Kiến thức: Trình bày được các các thông số hình học của dao bào mặt phẳng Trình bày
được các các thông số hình học của dao phay mặt phẳng Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi
cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay mặt phẳng Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy bào, phay Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
- Kỹ năng: Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay mặt phẳng Mài được dao bào mặt phẳng đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ,
đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy Vận hành thành thạo máy phay, bào để gia công mặt phẳng ngang, song song, vuông góc,
nghiêng đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ
thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy
Trang 4- Thái độ: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1 Phạm vi áp dụng chương trình:
Mô-đun thực tập phay bào cơ bản được sử dụng để giảng dạy cho trình độ đào tạo Cao đẳng
nghề Cắt gọt kim loại
2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Phần lý thuyết phải được tổ chức giảng dạy tại phòng học lý thuyết của xưởng với đầy đủ các thiết bị nghe nhìn hỗ trợ giảng dạy
- Phần thực hành phải được giảng dạy tại xưởng chế tạo cơ khí và giáo viên phải thị phạm cho sinh viên trước
- Giáo viên hướng dẫn phải kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình sinh viên thực tập tại xưởng
- Có thể tổ chức phân nhóm thực tập để tiện cho công tác quản lý và đánh giá
3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Trọng tâm của mô đun phay bào cơ bản là các bài: 3, 4
4 Tài liệu cần tham khảo:
[1] Phạm Quang Lê Kỹ thuật phay NXB Công nhân kỹ thuật – 1980
[2] A.Barơbasốp Kỹ thuật phay NXB Mir – 1995
[3] B.Côpưlốp Bào và xọc NXB Công nhân kỹ thuật – 1979
[4] Nguyễn văn Tính Kỹ thuật mài NXB Công nhân kỹ thuật – 1978
Bài 1: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHAY - BÀO VẠN NĂNG
Mục tiêu
- Trình bày được tính năng, cấu tạo của máy phay, bào; các bộ phận máy và các phụ tùng
kèm theo máy
- Trình bày được quy trình thao tác vận hành máy phay, bào
- Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy phay, bàoVận hành thành thạo máy phay, bào
đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong
học tập
Nội dung
Máy phay chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngành công nghệ chế tạo máy, bởi nó có
những ưu điểm vượt trội so với các loại máy cắt gọt kim loại khác
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ngành cơ khí nói chung và nghànhcắt gọt kim loại nói riêng đóng một vai trò to lớn Vì vậy để thực hiện tốt các công việc trên
máy bào thông dụng học sinh cần có các kiến thức cơ bản về thao tác máy, nắm bắt các đặc
tính kỹ thuật của máy nhằm phát huy tốt nhất các kỹ năng thực các công việc trên máy bào
ngang
1 Vận hành máy phay vạn năng
1.1 Khái niệm cơ bản về gia công phay
Trang 5Các loại hình gia công trên máy phay
Phay là một quá trình cắt gọt kim loại, hớt đi một phần phôi trên bề mặt gia công để có chi tiếtđạt hình dạng, kích thước và độ bóng bề mặt trong đó chuyển động chính là chuyển động
quay tròn của trục chính mang dao, chuyển động phụ là chuyển động tịnh tiến của bàn máy
mang phôi
1.2 Các chuyển động chính trong quá trình phay
Chuyển động chính: Là chuyển động quay tròn của trục chính mang dao,
Chuyển động chạy dao: Là chuyển động tịnh tiến của bàn máy mang phôi được thực hiện theocác hướng
- Chuyển động dọc
- Chuyển động ngang
- Chuyển động lên xuống
Các chuyển động cắt khi phay
Các yếu tố của chế độ cắt và lớp kim loại bị cắt khi phay
a Tốc độ cắt V
Trang 6Là quảng đường mà một điểm trên lưỡi cắt chính ở cách trục quay xa nhất đi được trong một
1000
.D.n
phút mét
Vc= = π
b Lượng chạy dao răng S z (mm/răng)
Là lượng dịch chuyển của bàn máy với chi tiết hoặc dao khi dao quay được một răng
c Lượng chạy dao vòng S v (mm/vòng)
Là lượng dịch chuyển của bàn máy với chi tiết hoặc dao khi quay được một răng Sv = Sz Z
d Lượng chạy dao phút S p (mm/phút)
Là lượng dịch chuyển tương đối của bàn máy của chi tiết hoặc dao phay trong một phút Sp = Sv.n = Sz.Z.n Trên hình chúng ta thấy mỗi răng hớt đi một lượng phoi như nhau Mỗi phoi do một răng cắt ra và được xác định bằng hai cung tiết xúc của hai răng khác nhau
đ Chiều sâu phay
Là kích thước lớp kim loại được cắt đi theo phương vuông góc với trục của dao phay, ứng vớigóc tiếp xúc
Khi phay bằng dao hình trụ răng thẳng và xoắn, dao phay đĩa, dao phay định hình, dao phay
góc thì chiều sâu phay trùng với chiều sâu cắt t0
Khi phay rãnh bằng dao phay ngón, thì chiều sâu phay bằng đường kính dao, khi phay bề mặt vuông góc thì chiều sâu phay bằng chiều sâu cắt t0 Trong đó t0 là chiều sâu cắt được xác định bằng lớp kim loại được cắt đi ứng với một lần chuyển dao, đo theo phương vuông góc với với
bề mặt gia công (mm)
Khi phay không đối xứng bằng dao phay mặt đầu, thì chiều sâu phay t được đo ứng với góc
tiếp xúc của dao, còn trong trường hợp đối xứng thì chiều sâu phay bằng chiều rộng chi tiết
e Chiều rộng phay B
Là kích thước lớp kim loại được cắt đo theo phương chiều trục của dao phay Khi cắt bằng
dao hình trụ thì chiều rộng phay bằng chiều rộng chi tiết, khi phay rãnh bằng dao phay đĩa thì chiều rộng phay bằng chiều dày dao phay (hay chiều rộng rãnh); khi phay rãnh bằng dao phayngón thì chiều rộng bằng chiều sâu rãnh; khi phay mặt phẳng bằng dao phay đầu thì chiều
rộng phay bằng chiều sâu cắt to
f Chiều dày cắt khi phay
Là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phay, là khoảng cách giữa 2 vị trí kế tiếp của quỹ đạo chuyển động của một điểm trên lưỡi cắt ứng với lượng chạy dao răng Sz
Trang 7Ở trên ta xem gần đúng quỹ đạo chuyển động tương đối của lưỡi cắt là đường tròn do đó
chiều dài cắt a được đo theo phương hướng kính của dao
Trong quá trình phay chiều dài cắt a biến đổi từ trị số amin ÷ amax hoặc từ amax ÷ amin tùy theo
phương pháp phay
1.3 Phay thuận và phay nghịch
Khi phay bằng các dao phay hình trụ, dao phay đĩa, người ta phân biệt hai loại
a Phay nghịch
Là phay ngược chiều chuyển động chạy dao và phay thuận (cùng chiều chuyển động của dao)
b Phay thuận
Là quá trình phay khi chuyển động của dao phay và của chi tiết ngược nhau
Cắt phôi khi phay thuậnKhi phay nghịch, chiều dài thay đổi từ 0 tại điểm A (điểm vào của răng) đến cực đại tại điểm
B (điểm ra của răng) Khi phay thuận, chiều dài cắt thay đổi từ cực đại của điểm B (điểm vào của răng) đến 0 ở điểm A (điểm ra của răng) Vì vậy khi phay nghịch, quá trình cắt xảy ra êm hơn, vì chiều dài cắt tăng dần, do đó tải trọng của máy cũng tăng dần Khi phay thuận xẩy ra hiện tượng va đập lúc răng bắt đầu tiếp xúc với chi tiết, vì lúc này chiều dài cắt là lớn nhất
Như vậy, phay thuận chỉ có thể tiến hành trên các máy có độ cứng vững tốt, và chủ yếu ở các máy không có khe hở tiếp giữa trục Vít me - Đai ốc dẫn Nhưng phay thuận cho ta độ chính
xác cao hơn phay nghịch
1.4 Ưu nhược điểm khi phay thuận
a Ưu điểm
Chiều dày cắt từ lớn đến nhỏ, do đó ở thời điểm lưỡi cắt tiếp xúc với chi tiết gia công không
xẩy ra sự trượt, cho nên dao đỡ mòn và có thể tuổi thọ của dao tăng lên
Thành phần lực Pv tác dụng chi tiết xuống, làm tăng khả năng kẹp chặt chi tiết, do đó giảm độ rung khi cắt
Có thành phần Pn cùng chiều với bước tiến, cho nên bớt tiêu hao công suất cho truyền chuyểnđộng tiến Phay thuận sẽ rất phù hợp với các quá trình phay tinh
b Nhược điểm
Khi răng của dao chạm vào chi tiết, vì chiều dày cắt a = amax, nên xẩy ra sự va đập đột ngột,
răng dao dễ bị mẻ và đồng thời làm tăng sự rung động
Trong quá trình cắt thuận Pn cùng chiều với bước tiến S nên dễ làm ly khai đai ốc, vít me Để khắc phục trường hợp này, người ta hai đai ốc chính và phụ hoặc thay truyền lực bằng hệ
Trang 8Lực khi phay thuận và nghịchLực Pv có xu hướng nâng bàn máy lên, do đó sẽ gây rung động Vì vậy cơ cấu kẹp chặt
Chi tiết phải kắc phục nhược điểm này, nên cơ cấu kẹp sẽ lớn lên
Do lực Pn ngăn cản lực tiến S nên phải tốn thêm năng lượng cho cơ cấu này
Tóm lại: Trong quá trình phay, người ta sử dụng các phương pháp phay thuận, nghịch khi nàocho hợp lý, sau khi chúng ta đã tiến hành phân tích lực cắt một cách cụ thể ở phần trên
1.6 Sử dụng máy phay
a Cấu tạo
02-Gối đỡ trục dao 17-Đế máy (chứa nước làm nguội)
03-Trục gá dao phay 18 - Đai ốc bàn giá đỡ
04-Ống dẫn nước, 19-Tay gạt thay đổi tốc độ trục chính
05-Bàn trượt dọc 20-Tay gạt thay đổi tốc độ trục chính
06-Cử giới hạn hành trình 21-Bảng tốc độ trục chính
07-Tay gạt tự động bàn trượt dọc 22-Kệ chứa dụng cụ
08-Bàn trượt ngang 23-Tay quay bàn trượt dọc
09-Vòng điều chỉnh bước tiến bàn
10-Tay gạt tự động bàn trượt ngang, 25-Ổ cắm điện.
11-Tay quay bàn trượt đứng 26-Công tắc động cơ bơm nước
12-Tay quay bàn trượt ngang 27-Công tắc động cơ trục chính
13-Nút nhân khởi động máy 28-Công tắc bàn máy
14-Tay gạt tự động bàn trượt đứng 29-Ống dẫn nước về
I5-Tay gạt chạy tự động nhanh 30 -Bệ công xôn(bàn trượt đứng)
Trang 9b Phân loại
Theo cách bố trí của trục chính người ta chia máy phay côngxôn ra hai loại: Máy phay nằm
ngang và máy phay đứng
• Máy phay nằm ngang:
Là kết cấu của máy phay nằm vạn năng đặc trưng cho cho máy phay loại này có trục chính
nằm ngang có 3 chuyển động phụ của bàn máy là vuông góc với nhau: chuyển động dọc,
chuyển động ngang và chuyển động thẳng đứng Bàn máy ngang có thể quay xung quanh trụcthẳng đứng một góc 450 về hai phía Những bộ phận chính gồm có:
1 Thân máy; 2 Bảng điện; 3 Hộp tốc độ; 4 Bảng điều khiển hộp tốc độ; 5 Xà ngang; 6 Bànmáy trên; 7 Bàn máy dưới; 8 Hộp tốc độ chạy dao;
Trang 10• Máy phay đứng công xôn:
Là loại máy có trục chính theo phương thẳng đứng những bộ phận chính của loại máy này đầuquay, hộp tốc độ gắn với trục chính Đầu quay được gắn vào thân máy và có thể quay được
từ 0 ÷ 450 về hai phía trong mặt phẳng đứng
Máy phay đứng
Đối với máy phay đứng các bộ phận chính gồm có: 1 Thân máy; 2 Đầu đứng; 3 Bảng điều
khiển tốc độ; 4 Bàn máy; 5 Hệ thống tay quay bàn máy; 6 Trụ đỡ; 7 Bệ máy
• Ngoài ra máy phay còn được phân loại theo các tiêu chí sau:
- Theo trọng lượng máy
Chia ra các hạng nhẹ (nhỏ), hạng trung bình, hạng nặng Máy hạng nhỏ thường dùng trong
ngành cơ khí chính xác (chế tạo máy chữ, máy khâu, đồng hồ) máy hạng lớn và máy hạng
nặng dùng trong việc chế tạo các thiết bị lớn Phổ biến nhất là máy hạng trung
- Theo độ chính xác gia công, chia ra
Máy chính xác bình thường, máy chính xác vừa, máy chính xác cao Máy chính xác cao
thường có thiết bị quang học kèm theo và được đặt trong môi trường không khí đã được điều
hoà nhiệt độ (ví dụ máy doa toạ độ)
- Theo trình độ vạn năng của máy (khả năng làm được nhiều loại việc khác nhau) chia
ra: Máy thông dụng, máy vạn năng, máy đặc biệt
Máy thông dụng có tương đối nhiều công dụng, đáp ứng các loại việc thường gặp ở bất kỳ
xưởng cơ khí nào Máy vạn năng về cơ bản giống máy thông dụng nhưng cấu tạo hoàn chỉnh
hơn để có thể làm được một số loại việc phức tạp; rất thích hợp với các công việc đa dạng
trong các xưởng chế thử, xưởng dụng cụ, xưởng sửa chữa
Trang 11Máy đặc biệt là máy chuyên làm một số loại việc nhất định với năng suất và độ chính xác cao hơn so hơn khi làm với máy thông dụng, thao tác và bảo dưỡng cũng đơn giản hơn Máy đặc
biệt gồm: máy chuyên môn hoá làm được một loại việc cơ bản nhất định với kích thước khác
nhau (ví dụ chuyên gia công răng các cỡ, chuyên gia công rãnh then các cỡ) Máy chuyên
dùng có công cụ rất hẹp: chỉ làm được nguyên công trên một loại chi tiết đã xác định
- Theo dạng gia công (phương pháp cắt gọt) chia ra: Máy tiện, máy khoan, máy doa,
máy mài, máy bào, máy phay
Từng loại máy lại được phân loại cụ thể hơn Thí dụ máy phay có thể chia ra 6 loại cơ bản là:
- Máy phay côngxon (ngang hoặc đứng)
- Máy phay giường
- Máy phay chép hình
- Máy phay đặc biệt
- Máy phay lắp ghép (Tổ hợp các đầu phay tiêu chuẩn trên một thân máy chung)
- Máy phay có cơ cấu ghi nhớ (Máy phay tự động theo chương trình)
- Vận dụng các tiêu chuẩn máy phay nói trên vào máy P82 chẳng hạn, ta xác định máy
P82 là:
- Máy phay kim loại (Theo tiêu chuẩn 4)
- Máy ngang có bệ côngxon (Theo tiêu chuẩn 5)
- Máy thông dụng (Theo tiêu chuẩn 3)
- Máy hạng trung (Theo tiêu chuẩn 1)
- Máy có độ chính xác vừa (Theo tiêu chuẩn 2)
Tóm lại: Máy P82 là máy phay ngang côngxon thông dụng hạng trung, có độ chính xác vừa
c Cách ký hiệu máy cắt kim loại và máy phay
Theo quy định của một số nước (Liên Xô, Việt Nam) các loai máy cắt kim loại chia thành 10
nhóm, căn cứ đặc tính của chuyển động chính, sự phân công hoạt động chính với chuyển
động chạy dao và dạng dụng cụ cắt
Trong mỗi nhóm lại bao gồm 10 dạng máy có cùng đặc tính kết cấu và công nghệ cũng như
trình độ vạn năng Mỗi dạng máy lại chia ra 10 cỡ máy lớn nhỏ khác nhau
Người ta kí hiệu máy bằng các con số và chữ cái biểu thị đó là máy gì, đặc tính chủ yếu thế
nào và cỡ lớn nhỏ bao nhiêu
Theo quy định Liên Xô, kí hiệu như sau:
- Con số thứ nhất chỉ nhóm máy, cụ thể là:
4 Tổ hợp; 5 Gia công răng và ren; 6 Phay;
(10 Chưa quy định dành cho nhóm máy mới có thể xuất hiện sau này)
- Con số thứ hai chỉ dạng máy, ví dụ trong nhóm máy phay (nhóm 6) có
1 Phay đứng côngxon; 2 Phay tác dụng liên tục;
3 Phay răng; 4 Phay chép hình và khắc chữ số;
5 Phay đứng không có hệ côngxon; 6 Phay giường;
Chữ cái (chữ Nga) đặt giữa hoặc cuối dãy số nói trên, chỉ rõ đã cải tiến bộ phận nào đó trong
máy trên cơ sở kiểu ban đầu Thí dụ: Máy 682 ban đầu là máy phay ngang côngxon cỡ 2 Máy 6H82 là máy 682 có cải tiến; máy 6H82Γ là máy 6H82 cải tiến them 1 lần nữa Cũng như vậy,
ta có máy 6M82, 6M82P, 6M82Γ
Trang 12Theo quy định của Việt Nam (tiêu chuẩn TCN-Cl-63), các nhóm máy được ký hiệu bằng chữ
cái đầu tên máy: T Tiện; K Khoan; D Doa; M Mài; P Phay; R Gia công răng và ren; B Bào; C Cưa và cắt
Về dạng máy và cỡ máy cũng kí hiệu bằng chữ số như quy định của Liên Xô Máy đã cải tiến thì thêm các chữ cái A, B, C, đặt cuối cùng Ví dụ: máy P82 là máy phay ngang côngxon cỡ
2; máy P82A là máy P82 cải tiến lần thứ nhất, máy P82B là máy P82 cải tiến lần thứ 2
d Nguyên lý chuyển động
Chuyển động chính là chuyển động từ mô tơ có công suất 4.5 kw qua đai truyền đến hộp tốc
độ trục chính, làm cho trục chính mang dao chuyển động tròn để tạo ra tốc độ cắt
Ta có thể nghiên cứu sơ đồ tổng quát của hộp tốc độ trục chính bằng biểu diễn được các cấp
vòng quay của trục chính sau: N đ/cơ, n= 1460v/ph có trục A = 27/53; trục B có các cặp
53
19.17.16
53
19.17.19
53
82.38.22
27
1450
Sơ đồ động tốc độ trục chính máy phay vạn năng
Chuyển động phụ là chuyển là chuyển động từ mô tơ có công suất 1.7kw qua khớp nối đến
hộp tốc độ chạy dao làm cho bàn máy tịnh tiến theo các hướng sau
Chuyển động dao dọc được ký hiệu là Sd
Chuyển động dao ngang được ký hiệu là Sn
Chuyển động dao đứng được ký hiệu là Sđ
Ta có thể nghiên cứu sơ đồ tổng quát của hộp tốc độ trục chính bằng biểu diễn được các cấp
vòng quay của trục chính sau: N đ/cơ, n= 1460v/ph Có trục A = 27/53; trục B có các cặp
53
19.17.16
53
19.17.19
53
82.38.22
27
1450
Chuyển động phụ là chuyển là chuyển động từ mô tơ có công suất 1.7 kw qua khớp nối đến
hộp tốc độ chạy dao làm cho bàn máy tịnh tiến theo các hướng sau:
Trang 13Chuyển động dao dọc được ký hiệu là Sd
Chuyển động dao ngang được ký hiệu là Sn
Chuyển động dao đứng được ký hiệu là Sđ
1.7 Vận hành và bảo dưỡng máy phay
Chuẩn bị: cần phải kiểm tra máy trước khi vận hành (quay tay các chuyển động chạy dao)
Đóng cầu dao điện, cho điện vào máy Gạt các tay gạt tự động về vị trí trung gian (Không làm
việc)
Đưa bệ công xôn về vị trí an toàn của máy (Chú ý không để bệ công xôn gẫn trục chính)
Di chuyển bàn máy dọc về vị trí giữa thân máy
Chọn số vòng quay trục chính (Trong phạm vi bài tập này chỉ chọn số vòng quay nhỏ hơn
hoặc bằng 500 vòng/phút)
Cho điện vào các động cơ cần sử dụng
Lưu ý: Trong quá trình vận hành máy chỉ được phép đổi tốc độ trục chính khi động cơ cĩíện
của máy ngừng quay hẳn
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bi Kiểm tra chiều cao giữa người và máy để
lựa chọn bục gỗ saơ cho khi gập khuỷu tay vuông góc bàn tay nằm ngang tầm máy
Vị trí làm việc: ở giữa máy, chân hơi đạng
ra, đốì diện xa dọc bàn máy, cách tay quay
xa ngang một khoảng 150-200mm
Bước 2: Tìm hiểu bảng điện Công tắc 24 cho nguồn diện vào máy( từ o
qua I)
Trục chính hoạt động( gồm I và O) cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ( trái hoặc phải) Công tắc 26 cho động cơ bơm dung dịch tưới nguội
Bước 3: Điều chỉnh tốc độ trục chính Công tắc 28 cho động cơ bàn máy hoạt
động(từ o qua I)
Công tắc 27 cho động cơ Máy phay UF2 có 12 tốc độ từ 45v/p đến 2.000v/p
Tay gạt bên trái có 2 vị trí:
+ VỊ trí trên ứng với các tốc độ 180,45, 710(1) hoặc 1400, 90, 355(11)
+ Vị trí bên dưổi ứng với các tốc độ 250,
+ Vị trí dưới cùng ứng với các tốc độ: 180, 250,355, 500
Bước 4: Điều chỉnh du xích bàn máy và
bước tiến tự động Bàn máy có 3 phương chuyển động.Xa dọc và xa ngang quay 1 vòng bàn máy di
chuyển được 5mm và mỗi khoản du xích cứgiá trị 0,()5mm
Trang 14Xa đứng bàn máy mồi khoảng
Bước 5: Cho máy hoạt động Trước tiên là lấy tốc độ quay của dao và
bước tiến hành may nhỏ nhất rồi bấm thử nút bấm cho máy khởi động Nếu bình thường ta tiến hành điều chính tốc độ va bước tiến khác lớn hơn dể thực hiện thao tác(hành thạo
Chú ý: khi thay đổi tốc độ quay của dao phải tắt máy cho trục dao ngừng hẳn rồi mớiđiều chỉnh tốc độ
Khi thay đổi bước tiến bàn máy phải cho động cơ bàn hoạt động rồi mới điều chỉnh bước tiến khác được
Bước 6: Dừng máy về vỉ trí ban đầu -Điều chỉnh bàn máy dừng ở vị trí giữa
hành trình của các xa chuyển động
-Cho tay gạt về vị trí an toàn
-Ngắt nguồn điện vào máy
Vệ sinh máy và tra dầu mỡ vào băng trượt
2 Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng.
2.1 Êtô
Thường dùng gá kẹp những chi tiết đơn giản mang tính chất chuyên dùng, thường gá những
chi tiết dạng khối, hộp…
Ê tô hàm song song có đế xoay Ê tô xoay vạn năng
Trang 152.4 Gá kẹp chi tiết trên khối V: gá kẹp những chi tiết dạng tròn.
2.5 Đầu phân độ:
Ngoài các dụng cụ, thiết bị nói trên tùy thuộc vào kết cấu chi tiết gia công mà ta chế tạo ra cácdụng cụ gá kẹp cho phù hợp
Khi chọn đồ gá gia công cần phải tuân thủ các nguyên tắt sau:
Phù hợp với kích thước và hình dáng của chi tiết gia công
Đơn giản, chính xác và an toàn
Đối với các chi tiết có dạng hình hộp:
Chi tiết có kích thước nhỏ thường dùng êtô để gá kẹp
Chi tiết có kích thước lớn có thể gá trực tiếp trên bàn máy, gá bằng đòn kẹp, hàm kẹp…
Gá bằng đòn kẹp
Đối với chi tiết dạng trụ tròn thường chọn đồ gá bằng khối V
Để chia chi tiết thành nhiều phần bằng nhau như bánh răng, bánh vít ta sử dụng đầu phân độ
Gá kẹp trên khối V
Con đội
Đòn kẹp
Phôi
Trang 163 Bảo quản máy phay
Việc sử dụng nghĩa là khi đóng mở máy để làm việc theo đúng một quy trình tức là một yêu
cầu rất quan trọng và để đảm bảo an toàn trong lao động
Trước khi mở máy phải kiểm tra trên bàn máy có vướng mắc gì không, đồng thời cho tất cả
các vị trí tay gạt về không (nghĩa là chế độ an toàn) Đóng nút điện hoặc cầu dao điện cho
động cơ chạy không xem có hiện tượng gì bất trắc (Bấm nút hoặc đóng cầu dao chỉ cần nhấn
tay rồi thả ra ngay) Nâng cần tốc độ và cho máy chạy từ tốc độ thấp đến tốc độ cao Điều
chỉnh hộp chạy dao sao cho lượng chạy dao theo đúng tính toán cần thiết cho các bước: Dọc,
ngang, lên xuống
Khi đóng máy ta cho vật gia công ra xa dao một khoảng an toàn Khi ấn nút cắt nên để vài
giây rồi mới thả tay ra Gạt cầu dao cho trục chính ngừng quay
Khi nghỉ việc các cơ cấu phải trở về vị trí an toàn, cắt cầu dao chính trong xưởng làm việc
Bảo quản máy
Là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình sử dụng, để đảm bảo độ chínhxác của máy và
năng suất lao động khi cắt gọt, đồng thời đảm bảo tuổi thọ của chi tiết máy
Lau chùi máy
Trước khi lau chùi máy phải dừng máy dọn phoi bằng băng xô, chổi mềm, dùng giẻ tẩm dầu
mazút lau sạch sau đó dùng giẻ khô, sạch Nếu nghỉ lâu ngày phải bôi một lớp dầu mỡ lên trênmáy để chóng rỉ sét
Tra dầu mỡ
Thường xuyên theo dõi dầu mỡ qua kính sáng Hộp tốc độ, hộp chạy dao có dầu mỡ đã đúng
lượng quy định chưa, nếu thiếu phải bổ sung cho đủ, trong trường hợp lâu ngày dầu mỡ có
những hiện tượng biến chất nên thay dầu mỡ mới Ngoài ra phải cho dầu vào các băng trượt
dọc, ngang, lên xuống và các cơ cấu truyền động khác ví dụ như cơ cấu xà ngang, khớp nối,
kiểm tra dầu mỡ xem có hiện tượng tắc thì phải sửa chữa ngay
2 Vận hành máy bào
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ngành cơ khí nói chung và nghànhcắt gọt kim loại nói riêng đóng một vai trò to lớn Vì vậy để thực hiện tốt các công việc trên
máy bào thông dụng học sinh cần có các kiến thức cơ bản về thao tác máy, nắm bắt các đặc
tính kỹ thuật của máy nhằm phát huy tốt nhất các kỹ năng thực các công việc trên máy bào
ngang
2.1 Khái niệm cơ bản về gia công bào
2.1.1 Khái niệm
Bào tức là hớt đi một lớp kim loại trên bề mặt gia công, để có chi tiết đạt hình dạng kích
thước và độ bóng bề mặt theo yêu cầu Trong đó chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến
của đầu bào, chuyển động phụ là chuyển động tịnh tiến của bàn máy mang phôi theo hai
hướng ngang và lên xuống
2.1.2 Các yếu tố của chế độ cắt
a Tốc độ cắt V
Trang 17Là tốc độ chuyển động của đầu bào trong chuyển động khoảng chạy làm việc.
phút mét n
Được tính sau mỗi lần cắt dao giữa bề mặt đã gia công với mặt đang gia công
Khái niệm cắt gọt khi bào
c Lượng chạy dao (s)
Là lượng chuyển động của vật gia công tương ứng với một lần chuyển động theo hướng thẳnggóc với chuyển động chính sau mỗi hành trình
d Chiều rộng cắt (a)
Là bề dày của dao theo hướng cắt thẳng góc
e Chiều rộng cắt (b)
Được đo theo lưỡi cắt chính
Các đặc điểm của máy bào:
Là quá trình cắt gọt đi lại theo hướng chuyển động thẳng, nên trong quá trình cắt va chạm
mạnh Sau một khoảng làm việc lại có một khoảng chạy không nên được gọi là một chu trình
kép Tốc độ cắt luôn luôn biến đổi và được thể hiện bằng hành trình chuyển động sau
Dựa vào cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy bào ngang B650, ta có tỉ lệ đi và về
Ở đây chúng ta xác định với vận tốc không đổi, mà quãng đường đi được khi đi là 3 và
khoảng đường đi được khi về là 5
Quá trình chạy dao sau một lượt đi làm việc lại có một lượt về chạy không nên tuổi thọ của
dao cũng được nâng cao
2.2 Cấu tạo, công dụng và phân loại máy bào
5 Vị trí điều chỉnh đầu dao lên xuống
6 Tay quay điều chỉnh đầu dao lên xuống
Trang 182.2.2 Công dụng của máy bào
Gia công các loại mặt phẳng ngang, mặt phẳng song song vuông góc, mặt bậc, nghiêng, mặt
cong, mặt định hình, các loại rãnh, bánh răng, thanh răng
Công dụng của máy bào: dùng để cắt gọt tạo ra các bồ mặt như mong muốn truyền động cắt
gọt : đi chậm vẻ nhanh( đi cắt gọt về không cắt gọt)
Sơ đồ điều chính chiều dài L của đầu bào: L = X + 1 + Y Trong đỏ :
Y: khoảng cách chạy tới( khoáng lấy trớn lao dao)
Y = 40+50mm
X: khoảng cách qua đao(lhoát dao); X =10 : I5mm
I: chiều dài phôi
2.2.3 Phân loại và ký hiệu máy bào
Phụ thuộc vào loại hình công việc được thực hiện mà có thể chia tất cả máy bào thành 2 nhóm
cơ bản: máy có công dụng chung và máy chuyên môn hóa và máy chuyên dùng
- Máy có công dụng chung là máy bào ngang và máy bào dọc (giường)
- Máy chuyên môn hóa gồm máy bào ngang có giá dao chuyển động (để gia công những chi
tiết nặng), máy bào giường (để gia công những chi tiết to và nặng) và các máy bào cạnh (để
gia công cạnh của những tấm lớn và những chi tiêt khác)
Máy chuyên dùng để gia công những chi tiết nhất định chủ yếu dùng trong sản xuất hàng khối
Trang 19Để kí hiệu máy cắt kim loại người ta dùng một hệ thống chữ số (kí hiệu bằng các số) Chỉ số
thứ nhất chỉ nhóm máy, chỉ số thứ hai chỉ kiểu, thứ ba chỉ kích thước đặc trưng của máy Nó
được chia thành các kiểu sau đây:
1 Máy bào giường 1 trục;
3 Máy bào ngang;
5 Máy bào chuốt nằm ngang;
9 Các máy bào khác (kể cả máy chuyên môn
hóa)
Máy bào giường 2 trục;
4 Máy xọc;
6 Máy bào chuốt thẳng đứng;
2.3.4 Nguyên lý làm việc của máy bào
Bánh răng chéo được nối với tay biên nhờ con trượt vuông nên khi 102 quay thì
con trượt vuông quay theo đồng thời trượt lên, trượt xuống trong rãnh tay biên Tay biên sẽ
lắc tới, lùi Đầu trên của tay biên được nối chặt với đầu bào nên khi tay biên lắc thì đầu bào
cũng lắc theo Như vậy khi làm việc con trượt cùng một lúc thực hiện ba chưyển động
Quay trơn trên trục (quay quanh nó)
Quay tròn theo bánh răng chéo
Trượt lên xuống trong tay biên
Khi thực hiện tay biên thực hiện hai động tác: Ngã tới và ngã lui làm cho đầu trượt chuyển
động theo hai hướng tới và lui trở thành một hành trình khép kín
Như vậy: Đầu bào chuyển động được là nhờ sự di lại của biên dao động Bánh răng (1) quay
nhờ chuyển động của hộp tốc độ truyền chuyển động cho bánh răng chéo (2), trong bánh răng chéo có rãnh chứa con trượt (3) Con trượt (3) nằm trong rãnh của tay biên đồng thời nằm
trong rẵnh của tay biên (4) Khi con trượt thực hiện các động tác chuyển động đã nên ở trên
làm cho tay biên ngã tới, ngã lui Do phía trên của cánh tay biên được nói chặt với đầu bào
nhờ khớp nối (5) Nên kéo theo đầu bào (6) ngã tới, ngã lui trở thành một hành trình khép kín
b Hệ thống di chuyển tự động bàn máy ngang
Cơ cấu con cóc
Từ chuyển động của hộp tốc độ qua bánh răng chéo 102 Từ đó truyền chuyển động qua hệ
thống bàn máy ngang qua hệ thống thanh truyền 9, làm cho thanh giằng 6 chuyển động tới lui theo nguyên tắc chuyển động culit Đầu trước của thanh giằng được gắn với hệ thống con cóc
ăn khớp với bánh cóc 3 nhờ con lẫy 4 Khi thanh giằng chuyển động lui tới sẽ kéo theo con
cóc lắc tới, lắc lui làm cho bàn máy chuyển động cùng hành trình với tốc độ của của đầu bào
Tóm lại: Để hệ thống bàn máy chuyển động tự động với lượng tiến s theo yêu cầu phụ thuộc
vào khoảng hở của số răng của bánh cóc nhiều hay ít Mặt khác phụ thuộc vào khoảng hở
giữa tâm của thanh giằng 11 với tâm của trục chính máy bào 10
Trang 20Cơ cấu tự động bàn máy
Ở hình bên cơ cấu con cóc và giá trị của khoảng di chuyển Chiều chuyển động của bàn máy
phụ thuộc chiều lõm của cóc Ở hình vẽ bên chiều của bàn máy sẽ tiến ngược chiều kim đồng
hồ (tức là bàn máy tiến từ ngoài vào trong) Để điều chỉnh chiều xoay của con cóc người ta
phải nâng núm 3 kéo ngàm cóc 4 lên phía thẳng đứng và xoay núm 3 đi một góc 1800
Khoảng che 1 của là biểu thị mà số răng mà cóc phải dịch chuyển
c Điều chỉnh tốc độ
Cấu trúc của bảng tốc độ: Nhìn vào cấu trúc của bảng điều khiển tốc độ máy bào ngang, ta
thấy máy bào ngang có hai tay gạt: tay gạt A và tay gạt B Tay gạt A có hai vị trí I và II, tay
gạt B có 3 vị trí: 1;.2; 3 Ta có thể xác định ngay là máy bào ngang B650 có 6 tốc độ: Khi A:1
- B:1, 2, 3 và khi A:II - B:1, 2, 3
Điều chỉnh tốc độ: Ở đây ta có tốc độ thấp nhất tức là số hành trình mà đầu bào chuyển động
trong một phút có số lần hành trình là 12.5 lượt trên một phút; tốc độ lớn nhất tức là số hành
trình mà đầu bào chuyển động trong một phút có số lần hành trình là 73 lượt trên một phút Ta
Bước 1: kiểm tra bàn
Kiểm tra chiều dài của đầu bào
Kiểm tra công tắc tự động
Bước 2: tìm hiểu công dụng của từng bộ phận phần điện gồm công tắc và động cơ Tay gạt,
tay quay dung để thay đổi tốc độ bước tiến
Bước 3: Điều khiển máy
Điều khiển đầu bào
Trước tiên kiểm tra chiều dài thực L thực tế dùng lay quay, quay iêđầu bào về vị trí 0 bằng
cách quay lui đầu bùo đôn khi dừng khỏng chuyển động nữa ta coi giá trị thực trên thước đo
được gán trôn thân máy
Điổu chỉnh chiều dài L hàng cách nới đai ô'c ở bộ phận điẻu chỉnh chiều dài và dùng tay quay
điéu chĩnh sao cho chiều dài phù hựp sau đỏ siết chặt ốc lại
Điều chinh vị trí L bằng cách mit khoá tren đáu bào rồi dùng tay hoặc tay quay điểu chỉnh chođẩu bào di chuyển đúng vị trí sau đổ khoá lại
Bước 4: Chọn tốc độ cất N
Trang 21Chọn tốc độ cát sao cho phù hợp bằng cần điổu chình tốc đo nỏn chọn khoảng 25htk/ phút vl máy của chúng ta cQ nôn chọn vậy đổ (lám bảo an toàn khi chạy máy.
Bước 5; Chạy tự động:
Gạt các chốt hoặc các con cóc để cho máy chạy tự dộng Ịịựớc 6: Kết thúc :
Dừng máy đưa đầu bào vé vị trí 0,
Dưa bàn máy về vị trí giữa
Tắt cỏng tác
Vệ sinh máy và xưởng
An Toàn Lao Đông:
Không đứng trước đầu bào,
Không được để tay trên đầu bào khi sử dụng
Chọn tốc độ cất phù hợp n<25 htk/ phút
Mấy dừng hẳn mới thay đổi tốc độ
Bôi trơn băng máy,bạc trục khuỷu
Trang 22Bài 2: DAO BÀO PHẲNG – MÀI DAO BÀO Mục tiêu
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản dao bào, đặc điểm của các lưỡi cắt, các thông số hình học của dao bào mặt phẳng
+ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào
+ Mài được dao bào mặt phẳng đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu
cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong
học tập
Nội dung
Nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng trong
ngành cơ khí nói chung Để đánh giá một sản phẩm ta phải nghỉ đến độ chính xác, kích thước,
hình dáng và độ bóng bề mặt Để đảm bảo các tiêu chí trên, dụng cụ cắt gọt đóng một vai trò
vô cùng to lớn Vì vậy việc hiểu biết, sử dụng dụng cụ cắt được đặt ra và quan tâm đúng mức
trong bài học mà học sinh cần phải thực hiện tốt cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành
1 Cấu tạo của dao bào
Cấu tạo dao bào cơ bảnDao bào gồm có 2 phần: Đầu dao (phần cắt) và thân dao (phần cán) dùng để kẹp chặt dao
Trên phần cắt có những yếu tố: Mặt trước 2, phôi bào trượt trên mặt này; mặt sau chính 1 và
mặt sau phụ 6 đều đối diện với chi tiết gia công: lưỡi cắt chính 3 là giao tuyến của mặt trước
và mặt sau chính, lưỡi cắt phụ 5 là giao tuyến của mặt trước và mặt sau phụ; mũi giao 4 là
giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ
Dao bào được phân loại dựa theo nhiều đặc điểm phụ thuộc vào tính chất công nghệ và các
dạng gia công, để có những loại dao bào thích ứng
Dao bào trái và dao bào phảiTheo phương chạy dao, ta có dao phải và dao trái Để xác địng dạng dao, ta úp bàn tay, các
ngón chỉ về đỉnh dao; là dao trái nếu lưỡi cắt chính của nó cùng phía với ngón tay cái của tay
phải Theo hình dạng đầu dao, người ta chia ra dao đầu thẳng, dao đầu cong và dao lưỡi hẹp
Theo phương pháp chế tạo, có dao liền và dao chắp Dao liền chế tạo từ một khối vật liệu làm dao, dao chắp được chế tạo từ 2 phần riêng biệt đó là mảnh hợp kim và thân dao hoặc đầu dao
và thân dao Mảnh hợp kim được hàn nối, hàn đắp hoặc được kẹp vào thân bằng phương pháp
cơ khí
Theo loại công việc, người ta chia dao thành dao bào thô, dao bào tinh, định hình, dao cắt, daobào rãnh, dao bào trái, dao bào phải
Trang 231.1 Các thông số hình học của dao bào ở trạng thái tĩnh
Các góc cơ bản của dao được đo trong mặt cắt chính (mặt cắt BB) gồm: Góc sau, góc cắt, góc trước và góc cắt
- Góc sau chính là góc giữa mặt sau chính của dao và mặt cắt
- Góc sắt là góc giữa mặt sau chính và mặt phẳng tiếp tuyến với mặt trước của dao
- Góc trước , là góc giữa mặt phẳng tiếp tuyến với mặt trước của dao và mặt phẳng
vuông góc của mặt cắt, đi qua 1 điểm của lưỡi cắt chính
- Góc là góc giữa mặt phẳng tiếp tuyến với mặt cắt của dao và góc cắt + = 900
- Các góc phụ của dao được đo trong mặt cắt phụ, là hình chiếu của lưỡi cắt phụ trên
mặt đáy
- Góc phụ sau 1 là góc giữa mặt sau phụ của dao và mặt đi qua lưõi cắt phụ vuông góc
với mặt đáy (mặt cắt A-A)
- Góc nghiêng chính ϕ là góc giữa hình chiếu lưỡi cắt chính trên mặt đáy và phương
1.2 Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao bào đến quá trình cắt
Trong quá trình cắt gọt kim loại nếu ta mài và sử dụng đúng các góc của dao thì sẽ tạo điều
kiện tăng năng suất và tuổi thọ của dao cũng được nâng lên đáng kể
- Góc sau của dao ( ) giảm ma sát giữa mặt sau và chi tiết gia công, do đó giảm được
nhiệt cắt, tăng tuổi thọ của dao Trong trường hợp góc sau quá lớn sẽ làm yếu lưỡi cắt
- Góc trước ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của lưỡi cắt, nếu tăng góc trước, điều
kiện cắt sẽ được cải thiện
- Góc nghiêng chính ảnh hưởng đến độ bền của dao, nếu giảm góc thì độ bền của
dao sẽ tăng
- Các góc và 1 ảnh hưởng đến độ nhẵn bề mặt gia công
- Góc nghiêng của lưỡi cắt chính dương thì độ bền của lưõi cắt chính tăng lên còn góc
nghiêng của lưỡi cắt chính âm thì phoi sẽ thoát về bề mặt gia công Khi góc nghiêng 00thì lưỡi cắt chính song song với mặt đáy lúc này phoi được thoát vuông góc với lưỡi
cắt
2 Các hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt
2.1 Hiện tượng biến dạng của phoi trong quá trình cắt
Trong quá trình cắt lực tác dụng của dao vừa đủ lớn hơn sức bền của vật liệu gia công Khi cắt
do tác dụng của lực cắt dao bắt đầu nén vật liệu gia công theo mặt trước Khi dao chuyển
động trong vật gia công thì xảy quá trình phát nhiệt biến dạng đàn hồi Biến dạng này nhanh
chóng chuyển sang biến dạng dẻo và các lớp phoi có chiều dày được hình thành từ lớp kim
loại bị cắt
2.2 Các dạng phoi
Tùy theo vật liệu gia công, các thông số hình học của dao và các chế độ cắt, phoi cắt ra có
nhiều hình dạng khác nhau Người ta có thể chia phoi cắt ra thành 3 dạng cơ bản sau:
Trang 24Quá trình hình thành phoiPhoi vụn: Được hình thành khi gia công các vật liệu có độ cứng cao, độ giòn và chế độ cắt
thấp Như thế lực biến dạng đàn hồi và công suất nén theo phương chuyển động của dao xuấthiện ứng suất kéo
Phoi xếp: Phoi xếp thu được trong quá trình cắt các vật liệu dẻo như: thép, đồng thau ở chế
độ cắt thấp và chiều dày cắt lớn Quá trình cắt này thường ổn định hơn khi gia công mà xẩy ra
phoi vụn
Phoi dây: Khi gia công các vật liệu dẻo, với vận tốc cắt cắt cao, chiều dày cắt nhỏ phoi kéo
dài liên tục, mặt kề với mặt trước của dao rất bóng Ở trường hợp phoi dây rất khó quan sát
chứng tỏ rằng mức độ biến dạng của phoi dây ít hơn so với các loại phoi khác
Các dạng phoi
2.3 Hiện tượng biến cứng khi cắt gọt
Với điều kiện gia công như nhau, vật liệu kim loại khác nhau sẽ bị biến cứng khác nhau Như
vậy độ biến cứng rất phụ thuộc vào điều kiện gia công và tình trạng lưỡi cắt Khi dao cùn
chiều sâu biến cứng sẽ lớn gấp 2 ÷ 3 lần so với điều kiện khi dao sắc
2.4 Sự tỏa nhiệt trong quá trình cắt
Sự phát sinh của nhiệt trong quá trình cắt, sự mài mòn của dụng cụ cắt, tuổi bền của dao, chất lượng của bề mặt gia công Nguồn góc sinh ra nhiệt trong quá trình cắt do nhiều nguyên nhân
cơ bản mà ta kể đến là: sự trượt của kim loại trong quá trình cắt; do ma sát giữa phoi và dao
cắt
Đồ thị biểu thị hiện tượng phoi bám
Trang 252.5 Hiện tượng lẹo dao
Trong quá trình cắt gọt lớn từ 5m/ph chẳng hạn, khi đó các phần tử nhỏ của vật liệu gia công
tách khỏi phoi trong quá trình biến dạng dẻo do áp suất và nhiệt độ lớn dính chặt vào đỉnh daotạo thành hiện tượng lẹo dao
Hiện tượng lẹo dao thường người ta xác định có 2 kiểu lẹo dao là: lẹo dao ổn định và lẹo dao
chu kỳ Lưỡi dao cứng hơn vật liệu gia công ra nó, vì vậy chính nó lại có khả năng cắt gọt
kim loại Theo độ tăng kích thước mà lẹo dao sẽ bị phá hủy, các phần tử ép vào bề mặt đã gia
công, điều đó tăng tuổi thọ của dao nhưng làm giảm đáng kể độ nhẵn bề mặt Tùy công dụng, tính chất gia công mà ta phân loại dao bào theo: vật liệu phần cắt, hình dạng và kích thước
thân dao, kiểu dao Ta có thể kể ra một số dao bào thường được sử dụng phổ biến trong gia
công cắt gọt đó là: Dao bào đầu thẳng, dao bào đầu cong, dao bào có lưỡi cắt hẹp, dao bào
xén trái và xén phải, các loại dao bào góc, dao bào rãnh, bao bào định hình Kiểu dao thường
được hình thành bởi hai dạng: loại lưỡi ghép có đầu cắt được gắn hợp kim cứng, loại lưỡi liền
thường được làm bằng vật liệu thép các bon, thép hợp kim, thép gió Ngoài ra người ta
thường sử dụng các loại vật liệu khác như gốm sứ, kim cương
Thường chúng ta nhận dạng được các loại dao cơ bản hoàn toàn phụ thuộc vào hình dạng và
tính chất công nghệ của chúng
2.6 Mài dao bào
Dao bào được chế tạo bằng các loại vật liệu như đã nêu ở trên Ta có thể rèn trực tiếp phôi
theo yêu cầu, sau đó được mài sơ bộ Để đầu dao có độ cứng cần thiết ta phải thực hiện tôi và
ram nếu vật liệu làm dao là thép hợp kim hoặc thép gió Sau đó mài lại, đối với đầu dao được
gắn mẫu hợp kim thì phải hàn hơi, hoặc hàn rèn bằng vật liệu đồng thau Trong quá trình mài
dao bao bào chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về mặt trước, mặt sau, mặt cắt, lưỡi cắt theo một trình tự để đảm bảo sau khi mài dao phải làm việc tốt
a Quy trình mài dao bào
- Mục đích: Xác định được các yếu tố, các góc của dao bào, rèn luyện kỹ năng mài dao bào
đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn và thời gian, kiểm nghiệm lại các kiến thức lý thuyết đã học
- Yêu cầu
+ Dao đúng góc theo dưỡng, đúng kỹ thuật
+ Thực hiện các bước đúng trình tự theo phiếu hướng dẫn
+ Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị
b Hình thức tổ chức
Sau khi nghe giáo viên hướng dẫn, tiến hành nghiên cứu và thảo luận theo nhóm từ 2 ÷ 3 học
sinh
Học sinh thực hiện bài tập từng người một dưới sự giám sát hướng dẫn của giáo viên
c Hình thức kiểm tra đánh giá
Đánh giá trực tiếp quá trình thực hiện đối với từng nhóm, từng cá nhân qua sản phẩm mài
d Các bước tiến hành
1 Kiểm tra khe hở giữa đá và bệ tỳ - Chuẩn bị máy mài
- Kiểm tra đá có hiện tượng nứt, vỡ, mặt đá có bị lõm, hoặc bị vết, tròn đầu hay không
- Hiệu chỉnh khe hở giữa đá và bệ tỳ
- Sửa lại đá theo yêu cầu
2 Vị trí đứng khi mài - Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu cần thiết trước khi
mài
- Vị trí đứng của hai chân tao với nhau một góc 45
÷ 600
Trang 26- Không được đứng đối diện với mặt trước của đá, phải đứng lệch sang một bên
- Không được mài hai người trên một viên đá
3 Mài mặt trước của dao - Cầm dao cho mặt sau chính hướng lên trên, Khi
đó mặt trước sẽ hướng vào đá mài
- Cho mặt trước tiếp xúc với đá mài
- Vị trí tiếp xúc tăng dần từ dưới lên trên tạo thành góc trước γ
- Tăng lực mài dao lên, đưa dao sang trái và phải đều đặn
Thường xuyên kiểm tra góc trước bằng dưỡng đo
4 Mài góc sau phụ - Cầm dao cho mặt trước ở phía trên, mặt sau phụ
hướng vào đá mài
- Cho dao tiếp xúc với đá mài sao cho lưỡi cắt phụ tạo ra góc lệch chính 1, vị trí tiếp xúc từ dưới lên
- Mài nghiêng dao để tạo ra góc phụ 1,
- Lực mài vừa phải
- Di chuyển dao từ bên phải, sang bên trái và ngược lại
- Luôn kiểm tra góc bằng dưỡng
5 Mài mặt sau chính - Cầm dao cho mặt trước ở phía trên, mặt sau
chính hướng vào đá mài
- Cho dao tiếp xúc với đá mài sao cho lưỡi cắt chính tạo ra góc lệch chính , vị trí tiếp xúc từ dưới lên
- Mài nghiêng dao để tạo ra góc phụ
- Lực mài vừa phải
- Di chuyển dao từ bên phải, sang bên trái và ngược lại
- Luôn kiểm tra góc bằng dưỡng
6 Mài mũi dao - Cho đường giao tuyến của mặt sau chính và mặt
sau phụ tiếp xúc vào đá mài
- Vị trí tiếp xúc từ dưới lên
- Xoay dao để tạo ra bán kính R Chú ý: Trong các trường hợp mài mũi dao, cho từng loại dao có các chức năng cắt gọt khác nhau,
ta phải chọn góc bán kính mũi dao cho phù hợp tránh mũi dao tiếp xúc quá lớn hoặc quá nhỏ so với bề mặt gia công
Trang 277 Kiểm tra hoàn thiện - Kiểm tra các góc theo dưỡng, trong các trường
hợp sai lệch ở góc nào, mặt nào, ta phải mài lại và thường xuyên kiểm tra theo dưỡng
- Kiểm tra bằng cách cắt thử
Trang 28Bài 3: CÁC LOẠI DAO PHAY MẶT PHẲNG Mục tiêu
- Trình bày được các yếu tố cơ bản dao phay mặt phẳng, đặc điểm của các lưỡi cắt, các
thông số hình học của dao phay mặt phẳng và công dụng của từng loại dao phay mặt
phẳng
- Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao phay
- Phân loại được các dạng dao phay mặt phẳng
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo
trong học tập
Nội dung
Phay là phương pháp gia công kim loại được dùng rộng rãi ở các nước tiên tiến, các nước có
nền công nghiệp hiện đại Để phay có độ chính xác và có độ bóng cao, dao phay đóng một vaitrò rất quan trọng làm nên những thành công mà nghề phay mang lại
1 Phân loại dao phay
1.1 Phân loại theo tính năng, công nghệ:
Chúng ta có thể phân loại dao phay ra các loại như sau
Dao phay dùng để gia công mặt phẳng
Dao phay dùng để gia công rãnh và các rãnh then hoa
Dao phay dùng để gia công mặt định hình
Dao phay dùng để gia công bánh răng và ren
Dao phay dùng để gia công các vật tròn xoay
Dao phay dùng để cắt vật liệu
Dạng lưỡi dao ba mặt Dạng dao phay mô
1.2 Phân loại theo đặc điểm cấu tạo
Chúng ta có thể chia thành các loại sau:
Theo phương của răng: Răng thẳng, răng nghiêng, răng xoắn và các phương khác nhau
Theo kết cấu của răng: Răng nhọn, răng hớt lưng, răng tù
Theo kết cấu bên trong: Dao phay liền, dao răng ghép, dao răng chắp, đầu dao lắp ráp
Theo phương pháp kẹp chặt: Dao có lỗ, dao phay ngón, dao phay có đuôi hình trụ hoặc đuôi
hình côn
1.3 Phân loại theo cấu tạo toàn bộ dao
Dao liền khối: Răng dao và thân dao được chế tạo liền cùng một vật liệu (trừ lưỡi có gắn hợp
kim cứng)
Dao phay răng chắp: Là loại dao mà răng được chế tạo bằng vật liệu khác và được ghép vào
thân dao (bằng vít hoặc bằng nêm)
Dao phay lắp ghép: Gồm hai hoặc ba phần ghép lại thành một con dao có bề rộng lớn hơn
Thường răng xoắn theo một chiều khác nhau Trong trường hợp được ghép từ các loại dao
khác nhau, hoặc đường kính khác nhau, để phay đồng thời nhiều bề mặt khác nhau, ta gọi là
dao phay tổ hợp
1.4 Phân loại theo cấu tạo của chuôi dao
Dao chuôi rời: Thân dao có lỗ trụ bậc hoặc trụ côn để lắp chuôi có định vị bằng then hoặc
bằng vít
Dao liền chuôi: Chuôi trụ hoặc chuôi côn
Đầu phay: Loại dao phay răng lớn, không có chuôi, lắp trực tiếp vào trục chính
1.5 Phân loại theo điều kiện cắt gọt của dao
Trang 29Dao phay trụ: Lưỡi cắt chính nằm ở mặt trụ của dao và trục dao song song với bề mặt gia
công
Dao phay mặt đầu: Lưỡi cắt chính nằm ở đầu mút của lưỡi dao, trục dao ở vị trí thẳng góc với
bề mặt gia công
2 Cấu tạo của các loại dao phay mặt phẳng
2.1 Các loại dao phay cơ bản
Dao phay góc đơn, dao phay góc kép, dao phay góc lệch