1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứngs dụng phần mềm MicroStation và TMV Map biên tập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếp xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

74 4,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

đồ án nêu về quy trình biên tập bản đồ địa chính theo thông tư 25 mới nhất của bộ tài nguyên và môi trường và cả power point thuyết trình đồ án đã được làm hoàn thiện để cho những người muốn tiếp cận và định hướng đồ án về mảng địa chính có thêm kinh nghiệm học hỏi và tham khảo đồ án, giúp cho quá trình làm đồ án được dễ dàng thuận lợi hơn

Trang 1

NGUYỄN TRỌNG ĐẠI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV MAP

BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỪ SỐ LIỆU ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP

XÃ PHƯỢNG MAO, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành : Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

Mã ngành : D520503

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS TRẦN HỒNG QUANG

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

Trắc địa – Bản đồ và các anh, chị đồng nghiệp

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Hồng Quang, làngười đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em để hoàn thành đồ án này

Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên cùng lớp, nhữngngười thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình họctập, nghiên cứu để hoàn thành đồ án này

Do kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế, trình độ chuyên môn và thời giannghiên cứu có hạn nên em không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sựgiúp đỡ đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn, anh, chị đồng nghiệp để

đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Trọng Đại

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU TIẾNG ANH

Trang 4

TT-BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

UTM (Universal Trasverse Mercator) Hệ tọa độ vuông góc

WGS (World Geodetic System) Hệ tọa độ trắc địa

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiênnhiên ban tặng cho con người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọngrất lớn đối với môi trường sống của con người, tài nguyên đất là hữu hạn

Cùng với sự phát triển của loài người và quá trình gia tăng dân số đã tác độngrất nhiều đến tài nguyên đất khiến đất đai trở nên quý giá Qúa trình canh tác, trồngtrọt và các hoạt động của con người trên đất đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình thểcủa đất làm chúng bị thay đổi so với ban đầu trên bản đồ Vì thế cần phải xác địnhlại hình thể của đất đai và lập bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong một bộ hồ sơ địa chính, là tài liệu

cơ bản để thống kê đất đai, làm cơ sở để quy hoạch, giao đất, thu hồi đất, cấp GCNQSDĐ… mức độ chi tiết của bản đồ địa chính thể hiện tới từng thửa đất, loại đất,chủ sử dụng Vì vậy nó có tính pháp lý cao, trợ giúp đắc lực cho công tác QLDĐ.Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực chocông tác quản lý đất đai, đã tạo ra một chuyển biến lớn đó là sự ra đời của nhiềuphần mềm chuyên ngành hỗ trợ để thành lập bản đồ có độ chính xác cao như phầnmềm MicroStation và TMV Map Các phần mềm này có thể hỗ trợ thích ứng tươngtác với các phần mềm khác để có thể chuyển hóa, hỗ trợ, liên kết với nhau để thànhlập một tờ bản đồ địa chính có độ chính xác cao, giúp cho công tác quản lý đất đaiđược hiệu quả cao trong công cuộc đổi mới

Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map để biên tập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc trực tiếp ngoài thực địa”

2 Mục tiêu của đề tài

- Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map để biên tập bản đồ địachính xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1:1000

Trang 8

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu phần mềm MicroStation và phần mềm TMV Map: Các thao tác

và ứng dụng của phần mềm trong việc biên tập bản đồ địa chính

- Nghiên cứu quy trình biên tập bản đồ địa chính: Nắm bắt được các bướctrong biên tập bản đồ địa chính giúp cho việc học tập và làm việc sau này

- Nghiên cứu các văn bản, quy định hiện hành về thành lập bản đồ địa chính:Nắm vững được các điều luật và văn bản hiện hành, tuân thủ đúng nội dung mà cácvăn bản, nghị định ban hành về thành lập bản đồ địa chính

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tư liệu : thu thập thông tin và tài liệu liên quan

- Phương pháp tin học : sử dụng phần mềm MicroStation SE và TMV Map đểbiên tập bản đồ địa chính

5 Cơ sở dữ liệu

- Số liệu đo đạc từ thực địa tại xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

- Các thông tư, quy định, quy phạm thành lập bản đồ địa chính của bộ TN&MTnhư thông tư 25/2014/TT-BTNMT, luật đất đai (2013)

6 Sản phẩm

- Các tờ bản đồ địa chính xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọvới tỉ lệ 1:1000 năm 2015

Trang 9

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1.1 Giơí thiệu về bản đồ địa chính

1.1.1 Khái niệm về bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liênquan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xác nhận [Luật đất đai năm 2013]

Bản đồ địa chính thường được thành lập dưới hai dạng là bản đồ giấy vàbản đồ số, bản đồ địa chính thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý đất đainhư phục vụ công tác cấp giấy, chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết cácvấn đề về đất đai

Hình 1.1 Giới thiệu mảnh bản đồ địa chính xã Liên Mạc tỷ lệ 1:1000

1.1.2 Vai trò của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấtđai như:

1 Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

2 Giao đất sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân

và tổ chức

3 Thống kê, kiểm kê đất đai

Trang 10

4 Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất.

5 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng cácđiểm dân cư, quy hoạch giao thông, thủy lợi

6 Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần

7 Giải quyết tranh chấp đất đai

1.1.3 Phân loại bản đồ địa chính

Dựa vào điều kiện khoa học xã hội và công nghệ như hiện nay, bản đồ địachính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính:

Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể

hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú Bản đồ giấy cho ta thông tin

rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng

Bản đồ số địa chính là có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song

các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống

ký hiệu đã số hóa Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng tọa độ, còn thông tinthuộc tính sẽ được mã hóa Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố

kỹ thuật là phần cứng máy tính và phần mềm điều hành Các số liệu đo đạc hoặcbản đồ cũ để được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thànhbản đồ giấy

Hai loại bản đồ trên thường có cùng cơ sở toán học, cùng nội dung Tuy nhiênbản đồ số đã sử dụng thành quả công nghệ thông tin hiện đại nên có nhiều ưu điểmhơn hẳn so với bản đồ giấy thông thường Về độ chính xác: bản đồ số lưu trữ trựctiếp trên các số đo nên các thông tin ảnh hưởng của sai số ban đầu, trong khi đó bản

đồ giấy còn chịu ảnh hưởng lớn của sai số đồ họa Trong quá trình sử dụng, bản đồ

số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt nó tạo

ra khả năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho cácyêu cầu sử dụng trong các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật

Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính vàphạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính, ta cần làm quen với một số kháiniệm về các loại bản đồ địa chính sau:

Trang 11

Trích đo địa chính: là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa

đất tại các khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưngchưa đáp ứng yêu cầu trong công việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù,giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất

1.1.4 Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được thành lập với bốn mục đích chính như sau:

- Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai từng khu vực và trong cả nước

- Xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất trên từng lô đất cụ thể của nhànước và mọi công dân

- Là công cụ giúp nhà nước thực thi các nhiệm vụ, công việc có liên quan đếnđất đai : thu thuế, giải quyết tranh chấp, quy hoạch đất đai, đền bù

- Cung cấp thông tin về đất đai và cơ sở pháp lý cho các hoạt động dân sựnhư: thừa kế, chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp, kinh doanh bất động sản

Yêu cầu cơ bản khi thành lập bản đồ địa chính:

Bản đồ địa chính được thành lập theo Thông tư do Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành (số 25/2014/TT-BTNMT) về quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bảncủa việc lập, chỉnh lý, quản lý, sử dụng bản đồ địa chính và trích đo thửa đất Một

số yêu cầu cơ bản thành lập bản đồ địa chính được giới thiệu tóm tắt như sau: + Cơ sở toán học

+ Lựa chọn tỷ lệ và phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính, trích đo địa chính.+ Độ chính xác của bản đồ địa chính

+ Nội dung của bản đồ địa chính

+ Lưới địa chính và lưới khống chế đo vẽ

+ Xác định được ranh gới thửa đất và đo vẽ chi tiết

+ Kiểm tra, kiểm nghiệm máy đo đạc và các bước trong quá trình biên tập bản đồ

- Trong quá trình quản lý và sử dụng bản đồ địa chính cần được chính xác vàchặt chẽ như sau:

+ Lập thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đo đạc bản đồ địa chính

Trang 12

+ Kiểm tra, xác nhận sản phẩm và đóng gói, giao nộp sản phẩm.

1.2 Nội dung và độ chính xác của bản đồ địa chính

1.2.1 Các yếu tố nội dung

Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:

a Khung bản đồ.

Khung bản đồ được trình bày theo phụ lục số 01 của thông tư 25/TT-BTNMT

b Điểm khống chế tọa độ, độ cao:

Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao quốc giacác cấp hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo

vẽ có chôn mốc ổn định để sửu dụng lâu dài Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiệnchính xác đến 0.1 mm trên bản đồ

c Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:

- Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địachính phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước,Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao

- Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với

hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địagiới hành chính các cấp

- Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đođạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm.Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địachính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo

vẽ bản đồ địa chính;

- Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơđịa giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranhchấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho

cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩmquyền giải quyết Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ

Trang 13

sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tếquản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.

Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đườngđịa giới hành chính cấp cao nhất;

- Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giớihành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục

số 09 kèm theo Thông tư này Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hànhchính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính

có liên quan

d Mốc giới quy hoạch:

Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch; chỉ giớihành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và cáccông trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giớinày chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tàiliệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính

e Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất:

Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới thửa đất được thểhiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong

Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranhgiới thửa đất Đối với mỗi thửa trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là sốthứ tự thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng

f Nhà ở và công trình xây dựng khác:

Chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phủ hợp với mục đích

sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời Các công trình ngầmkhi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹthuật - dự toán công trình

g Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất :

Trang 14

Cần thể hiện trên bản đồ địa chính các đối tượng chiếm đất không tạo thànhthửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch

và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến

h Địa vật, công trình có giá trị về lich sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao:

Trên bản đồ địa chính cần phải thể hiện các địa vật, công trình có giá trị vềlịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao như bệnh viện, trường học, đìnhchùa, di tích lịch sử, bảo tàng, …

i Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao:

Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng các dườngđồng mức hoặc ghi chú độ cao

Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng điểm ghi chú độ cao ở vùngđồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi, núi hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghichú độ cao Khi biểu thị dáng đất phải đảm bảo:

- Phải ghi chú độ cao tại các điểm đặc trưng như đỉnh núi, trên đường phânthủy, tụ thủy, ở yên ngựa, chỗ thay đổi độ dốc

- Phải thể hiện được dáng chung của địa hình trong toàn khu vực và các nétđặc trưng của địa hình

- Dáng đất phải thể hiện phù hợp với các yếu tố khác

- Bãi cát, bãi đá, khe đá, núi đá, bãi bùn, đầm lầy dùng ký hiệu hoặc ghi chú đểbiểu thị

Về nguyên tắc các yếu tố địa hình chỉ thể hiện trên bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000, trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 không thểhiện yếu tố địa hình Trong trường hợp có yêu cầu thể hiện địa hình thì trên mỗimảnh bản đồ chỉ khái quát địa hình bằng một khoảng cao đều cơ bản hoặc dùnghình thức ghi chú độ cao đối với vùng bằng phẳng Khoảng cao đều đường bình độ

cơ bản có thể là 1m, 2m, 5m hoặc 10m tùy khu vực thành lập bản đồ Nếu dùnghình thức độ cao thì 1 dm2 bản đồ phải có không ít hơn 5 điểm

k Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất (nếu có):

Trang 15

Trên bản đồ địa chính phải dùng hình thức ghi chú thuyết minh để thực hiệnđịnh tính, định lượng của các yếu tố địa danh, độ rộng, độ dài, độ cao, diện tích, sốthửa đất, loại đất và các thông tin khác của thửa đất (nếu có).Tất cả các ghi chú đềuphải dùng chữ Việt phổ thông hoặc phiên âm sang tiếng Việt (nếu là dân tộc ítngười).

1.2.2 Yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa chính

Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai đó là vị trí, kích thước và diện tíchcác thửa đất Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đồ địa chính Độchính xác các yếu tố trên phụ thuộc vào độ chính xác kết quả đo, độ chính xác thểhiện bản đồ và độ chính xác tính diện tích Khi sử dụng công nghệ bản đồ số thìgiảm hẳn được ảnh hưởng của sai số đồ họa và sai số tính diện tích, độ chính xác sốliệu không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phụ thuộc trực tiếp vào sai số đo

Trong hệ thống bản đồ địa chính người ta phải nghiên cứu quy định những hạnchế cơ bản của các yếu tố bản đồ để từ các hạn sai này sẽ thiết kế các sai số đo và

vẽ bản đồ phù hợp cho từng bước công nghệ thành lập bản đồ

Độ chính xác của bản đồ địa chính thể hiện qua độ chính xác các yếu tố đặctrưng trên bản đồ như sau:

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm

đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồcần lập

- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa

độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng

số được quy định là bằng không (không có sai số)

- Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ khôngvượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữađiểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượtquá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết

- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chínhdạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

Trang 16

+ 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

+ 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

+ 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;

+ 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;

+ 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;

+ 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000

+ Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thìsai số vị trí điểm được phép tăng 1,5 lần

- Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thịtrên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếphoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồcần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất cóchiều dài dưới 5 m

Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai

số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm được phép tăng 1,5 lần

- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác củađiểm khống chế đo vẽ

- Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểmkhống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khikiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép Số lượng sai số kiểm tra

có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất chophép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra

1.3 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính.

1.3.1 Hệ thống tỷ lệ.

Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và1:10000

Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:

- Loại đất cần vẽ bản đồ: Đất nông nghiệp - lâm nghiệp diện tích thửa lớn vẽ

tỷ lệ nhỏ còn đất ở, đất đô thị vẽ tỷ lệ lớn

Trang 17

- Khu vực đo vẽ: Do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác khác nhau nêndiện tích thửa đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể.

- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ.Muốn thể hiện diện tích đến 0,1 m2 thì chọn tỷ lệ 1:200, 1:500 Đối với các tỷ lệkhác chỉ cần tính diện tích đến mét vuông

- Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì tỷ lệ càng lớnthì chi phí càng lớn

1.3.2 Phép chiếu bản đồ

Bản đồ địa chính phải được thể hiện trên mặt phẳng qua một phép chiếu xácđịnh Phép chiếu cần được lựa chọn sao cho biến dạng của các yếu tố thể hiện trênbản đồ là nhỏ nhất Theo quy định hiện hành, lưới chiếu hình trụ ngang đồng gócđược sử dụng cho bản đồ địa chính là lưới chiếu UTM.Bản đồ địa chính tỉnh PhúThọ sử dụng kinh tuyến trục 104045’

Tỷ lệ độ dài lớn nhất

Tỷ lệ độ dài trên KT trục

1.0002430.9999

1.000970.9996

Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ lập bản đồ địa chính thực hiện theo quyđịnh tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cụcĐịa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 Một số

Trang 18

thông tin chính về hệ quy chiếu và hệ tọa độ sử dụng để thành lập bản dồ địa chínhnhư sau:

- Ellipxoid quy chiếu quốc gia là Ellipxoid WGS-84 toàn cầu được xác định vịtrí định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS, cạnh dài có

độ cao thủy chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ Điểm gốc hệ tọa độ Quốc gia làđiểm N00 đặt tại Viện Khoa học Đo Đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường,đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội

- Hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụngang đồng góc với các tham số được tính theo Ellipxoid WGS – 84 toàn cầu

- Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia đặt tại Hòn Dấu – Hải Phòng

Lưới tọa độ vuông góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách

10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng cácdấu chữ thập (+)

1.3.4 Hệ thống phân mảnh và đánh số bản đồ địa chính

Hệ thống phân mảnh và đánh số bản đồ địa chính được quy định theo Thông tư

số 25/TT-BTNMT được trình bày như sau:

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000

Mảnh bản đồ 1:10000 thường được áp dụng với đất lâm nghiệp có Mt <0.2 vàđất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp đo vẽ khép kínphạm vi địa giới hành chính

Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:

Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực

tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là (60 x60) cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa

Số hiệu gồm: hai số đầu là 10, tiếp theo là dấu (-), 3 số tiếp theo là số chẵn kmcủa tọa độ X, 3 số cuối là số chẵn tọa độ Y của góc trái trên mảnh bản đồ

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 có số hiệu là 10 - 728 494

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000

Trang 19

Mảnh bản đồ thường được áp dụng với khu vực có Mt ≤ 1 thuộc khu vực đấtsản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác

và khu vực có Mt≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp

Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thướcthực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Kích thước khungtrong tiêu chuẩn mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là (60 x 60) cm, tương ứng vớidiện tích là 900 ha

Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế

là 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thước khung trongtiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là (50 x 50) cm tương ứng vớidiện tích là 100 ha ngoài thực địa

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 có số hiệu là 725 500 – 6

Trang 20

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000

là (50 x 50) cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm

số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 có số hiệu là 725 500 – 6 – d

Hình 1.4 Mảnh BĐĐC tỷ lệ 1:1000

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500

Trang 21

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 thường được áp dụng với khu vực có Mt ≥ 25 thuộcđất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông môn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộcđất khu dân cư còn lại.

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:500 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là(50 x 50) cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 có số hiệu là 725 500 – 6 – 25

Trang 22

Hình 1.6 Mảnh BĐĐC tỷ lệ 1:200Trường hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thì được đánh

số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất trong đơn vị hànhchính cấp xã đó

- Lưới tọa độ địa chính cấp I,II, lưới độ cao kỹ thuật

- Lưới khống chế đo vẽ (lưới kĩnh vĩ 1,2), điểm khống chế ảnh

Độ chính xác và mật độ điểm của lưới khống chế được quy định tại Thông tư

số 25/TT – BTNMT được trình bày tóm tắt như sau:

- Độ chính xác của lưới khống chế được xác định:

+ Sai số trung phương về vị trí của mặt phẳng điểm khống chế đo vẽ sau bìnhsai so với điểm gốc không quá 0,1 mm theo tỉ lệ bản đồ

Trang 23

+ Sai số trung phương về độ cao sau bình sai không quá 10 cm đối với vùngđồng bằng và không quá 12cm đối với vùng núi.

+ Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai không quá 1:50000

+ Trị tuyệt đối của sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400m sau bình saikhông quá 1,2 cm

- Về mật độ các điểm tọa độ Nhà nước, địa chính cấp I,II phục vụ cho đo vẽbản đồ địa chính được các định trên yêu cầu về quản lý đất đai, mức độ phức tạp,khó khan trong đo vẽ bản đồ, phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và công nghệ thành lập bản

đồ, thông thường được xác định như sau:

+ Lưới địa chính phải được đo nối tọa độ với ít nhất 3 điểm khống chế tọa độ

có độ chính xác tương đương điểm tọa độ Quốc gia hạng III trở lên, trường hợp đặcbiệt được phép nối 2 điểm nhưng phải được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật– dự toán công trình

Khi lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đo nối độ cao với ít nhất 02điểm khống chế độ cao có độ chính xác tương đương điểm độ cao Quốc gia hạng IVtrở lên

+ Khi thiết kế lưới phải đảm bảo các điểm được phân bố đều trên khu đo,trong đó ưu tiên tăng dày cho khu vực bị che khuất nhiều, địa hình phức tạp; cácđiểm khống chế tọa độ từ địa chính cấp II (trước đây) trở lên, điểm độ cao Quốc gia

từ hạng IV trở lên đã có trong khu đo phải được đưa vào lưới mới thiết kế

1.4 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính.

1.4.1 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp toàn đạc

Là phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử trong đo góc, đo cạnh, đođiểm chi tiết và vẽ sơ họa sau đó sử dụng các phần mềm xử lý Phương pháp nàyđược ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở những khu vực đất ở đô thị, đất ởnông thôn, đất canh tác có mật độ, quy mô, kích thước nhỏ hoặc những khu vực địahình có độ dốc trung bình lớn Đặc biệt, phương pháp này cũng rất thuận lợi cho

Trang 24

vùng đồi núi, khi các phương pháp đo vẽ khác gặp khó khăn hoặc những nơi không

có ảnh hàng không thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ

Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc

Lưới khống chế Cắm cọc ranh giới sử dụng đất

Thiết kế lưới

Thi công lưới

Xử lý số liệu

Đo vẽ chi tiết

Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đo đạc

Bàn giao sản phẩm

Trang 25

- Áp dụng đạt hiệu quả cao cho các khu vực đo vẽ không lớn, diện tích thửa nhỏ và có nhiều địa vật che chắn.

1.4.2 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không

Phương pháp đo đạc ảnh chụp từ ảnh máy bay kết hợp với phương pháp đođạc bổ sung trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với công nghệ tin học là một trongnhững phương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam, thường được sử dụng để thànhlập bản đồ có tỉ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 nhưng phải được quy định rõ trong thiết

kế kỹ thuật - dự toán công trình.Ưu điểm của phương pháp này là giảm được sốcông việc ngoài trời, đẩy nhanh tiến độ công tác thành lập bản đồ Tuy nhiên,phương pháp này phụ thuộc vào địa hình và ngoại cảnh khi bay chụp, thích hợp chocác vùng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trống bằng phẳng, có địa hình rõ ràng.Quy trình công nghệ phương pháp đo vẽ bằng ảnh hàng không:

Trang 26

Xác định ranh giới, điều vẽ bổ sung thực địa.

Thu thập thông tin địa giới, ranh giới, mốc

giới quy hoạch

Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đo Xuất HSKT

Hình 1.8 Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không

Ưu điểm:

Trang 27

- Loại bỏ khó khăn, vất vả của công tác ngoại nghiệp.

- Cùng một lúc có thể đo vẽ được vùng rộng lớn, rút ngắn thời gian sản xuất,

là công nghệ đo đạc chi tiết bằng vệ tinh mà không cần thành lập lưới khống chế cơ

sở, có độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn, đáp ứng yêu cầu củacông tác tự động hóa đo vẽ bản đồ, phù hợp với việc tổ chức, quản lý số liệu trong

hệ thống máy tính, có nhiều tính năng ưu việt so với phương pháp đo vẽ bản đồtruyền thống Ngoài ra công nghệ GNSS có nhược điểm nếu tín hiệu vệ tinh yếu thìquá trình đo không chính xác nên thường không được sử dụng để thành lập bản đồ

tỉ lệ 1:200, 1:500 hoặc khu vực đô thị và thường được áp dụng với bản đồ tỷ lệ1:1000 khu đất nông nghiệp và bản đồ tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 nhưng phảiquy định rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình

Trang 28

CHƯƠNG II: PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV MAP

2.1 Phần mềm MicroStation

2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation

MicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế và là môi trường đồhoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tốbản đồ Khả năng quản lý các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc

độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn Dovậy nó khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ cácnguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau Dữ liệu không gian được tổ chức theokiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung tiện lợi MicroStation cho phép lưu cácbản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống toạ độ khác nhau

MicroStation còn là nền cho các phần mềm ứng dụng khác có thể chạy trên nónhư I/RasC, I/Geovec, I/RasB, MSFC, Famis Các công cụ của MicroStation đượcdùng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu

và trình bày bản đồ

Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng

mở của MicroStation người sử dụng có thể thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạngđường, tô màu Ngoài ra các tệp dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trênnền một tệp chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ,

hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác vàthống nhất giữa các bản đồ Các bản vẽ trong MicroStation được ghi dưới dạng cácfile (*.dgn) Mỗi tệp bản vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với cáctham số về lưới toạ độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc Nếunhư không gian làm việc là hai chiều thì có tệp 2D, nếu không gian làm việc là bachiều thì có tệp 3D Các tham số này thường được xác định sẵn trong một tệpchuẩn, khi tạo tệp mới người sử dụng chỉ việc lựa chọn

MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất, nhập dữ liệu đồ hoạ từ cácphần mền khác qua các tệp có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg) MicroStation có giao diện

Trang 29

đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, thực đơn, các công cụ làm việc với các đối tượng đồhoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản thuậnlợi cho người sử dụng.

2.1.2 Giới thiệu các chức năng của phần mềm MicroStation

Trong MicroStation cho phép người sử dụng thực hiện lệnh thông qua cửa sổlệnh quan sát, các thực đơn, các hộp thoại và các bảng công cụ trên cửa sổ hiển thịtệp đang mở:

- Status: Hiển thị trạng thái của yếu tố được chọn

- Message: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố

- Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện

- Prompt: Hiển thị thao tác tiếp theo cần thực hiện

- Input: Dùng để gõ lệnh hoặc vào tham số cho lệnh từ bàn phím

- Error: Hiển thị các thông báo lỗi

MicroStation cung cấp rất nhiều các công cụ (drawing tools) tương đương nhưcác lệnh Các công cụ này thể hiện trên màn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ(icon) và được nhóm theo các chức năng có liên quan thành thanh công cụ (toolbox) và được rút gọn ở dạng các biểu tượng Thanh công cụ chính được tự động mởmỗi khi bật MicroStation và cho thấy các chức năng của MicroStation trong đó.Thông thường thanh công cụ chính (Main tool box) tự động hiển thị trên màn hìnhmỗi khi khởi động MicroStation Tùy chọn hiển thị thanh công cụ có trong , menu

lệnh của MicroStation (Tool → Main Main)

Trang 30

Hình 2.1 Thao tác hiển thị thanh công cụ chínhNhững biểu tượng có dấu tam giác màu đen nhỏ ở góc dưới bên phải thể hiệnrằng đó là một nhóm các công cụ có chức năng liên quan với nhau có thể bấm giữchuột trái kéo ra khỏi thanh Main thành một Tool box.

Khi sử dụng một công cụ nào thì biểu tượng của nó trên thanh Main hoặc trênTool box sẽ chuyển thành màu sẫm Ngoài ra, đi kèm với mỗi công cụ được chọn

còn có một hộp Tool setting, hộp này hiển thị tên và các thông số đi kèm để người

dùng đặt nếu muốn

Trang 31

Hình 2.2 Thanh công cụ chính (Main)

a Các chức năng đồ họa

Mỗi một đối tượng đồ họa xây dựng lên Design file được gọi là Element.Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích Mỗi một Elementđược định nghĩa bởi các thuộc tính đồ họa

Những thanh công cụ trên MicroStation thường được người dùng để biểu thị đối tượng dạng điểm, đường, vùng như:

Hình 2.3 Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm

b Các chức năng biên tập bản đồ

Trong biên tập bản đồ địa chính, người ta thường dùng những thanh công cụ

cơ bản như sao chép, dịch chuyển đối tượng, sửa chữa đối tượng, thay đổi thuộctính đối tượng, làm việc với fence, tạo vùng, tô màu

Những thanh công cụ thường được sử dụng như sau:

Hình 2.4 Công cụ sao chép, di chuyển, thay đổi tỷ lệ, xoay đối tượng

Trang 32

Hình 2.5 Thanh công cụ sửa chữa đối tượng

c Các thao tác điều khiển màn hình

Các công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ, hoặc dịch chuyển màn hình được bốtrí dưới góc trái của mỗi cửa sổ

Hình 2.6 Thanh công cụ điều khiển màn hình

Trong đó:

- Uplate: vẽ lại nội dung của cửa sổ màn hình đó

- Zoom in: phóng to nội dung

- Zoom out: thu nhỏ nội dung

- Window area: phóng to nội dung trong một vùng

- Fit view: thu toàn bộ nội dung của bản vẽ vào trong màn hình

- Pan: dịch chuyển nội dung theo một hướng nhất định

- View previous: quay lại chế độ màn hình lúc trước

-View next: quay lại chế độ màn hình lúc trước khi sử dụng lệnh View

previous

d Thuộc tính hiển thị của các yếu tố lớp, màu, kiểu đường, lực nét

- Primary Tools: bao gồm một số thanh công cụ thường dùng và cho phép

thay đổi thuộc tính của đối tượng khi thao tác với đối tượng, thanh công cụ có các

chức năng như: đặt màu hiện thời(Color), đặt lớp hiện thời(Level), đặt kiểu đường hiện thời(Line style), thay đổi kiểu đường, đặt độ rộng đường(Line Weight), xem và thay đổi các thông tin về đối tượng(Analyze Element)

Trang 33

Hình 2.7 Thanh công cụ Primary Tools

e Các chế độ bắt điểm

Để tăng độ chính xác cho quá trình số hoá trong những trường hợp muốn đặt điểm Data vào đúng vị trí cần chọn, phím Tentative sẽ được dùng để đưa con trỏ vào đúng vị trí trước Thao tác đó được gọi là bắt điểm (Snap to Element)

Hình 2.8 Thanh công cụ bắt điểm Snap ModeTrong đó:

-Nearest: con trỏ sẽ bắt vào vị trí gần nhất trên element

- Keypoint: con trỏ sẽ bắt vào điểm nút gần nhất element

- Midpoin: con trỏ sẽ bắt vào điểm giữa của element

- Center: con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tượng

- Origin: con trỏ sẽ bắt vào điểm gốc của cell

- Intersection: con trỏ sẽ bắt vào điểm cắt nhau giữa hai đường giao nhau

2.2 Phần mềm TMV MAP

2.2.1 Giới thiệu phần mềm TMV MAP

TMV Map được xây dựng phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa chính

theo đặc thù của ngành địa chính Việt Nam Phần mềm chạy trong môi trường đồ

Trang 34

hoạ MicroStation, một môi trường đồ hoạ được sử dụng rộng rãi trong thành lậpbản đồ địa chính ở Việt Nam.

TMV Map là một giải pháp tổng thể bao hàm toàn bộ qui trình thành lập bản

đồ địa chính từ xử lý trị đo cho đến giai đoạn tạo các biểu thống kê đất đai, sổ mục

kê đất

Mô hình cơ sở dữ liệu bản đồ tuân theo mô hình vector topology, một mô hình

dữ liệu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam Phần mềm được xâydựng cải tiến khắc phục các nhược điểm của các phần mềm hiện tại, gia tăng tốc độtính toán, và độ ổn định Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ nhập/xuất Topology tới cácchương trình khác (Famis) để đảm bảo sự tương thích và dùng lại dữ liệu

Một ưu điểm nổi bật của TMV Map là tốc độ, sự tiện lợi, tổng thể của cácchức năng cho phép người dùng có thể tiến hành toàn bộ các công việc liên quanđến thành lập bản đồ địa chính mà không phải sử dụng bất cứ chương trình nàokhác Ngoài ra một yếu tố giải pháp mà TMV Map đem lại là một giải pháp mở,chương trình hỗ trợ nhập/xuất dữ liệu bản đồ địa chính ra các hệ quản trị CSDLkhông gian như Oracle Spatial Đó là một yêu cầu không thể thiếu cho sự pháttriển của ngành Địa chính Việt Nam

- Phần mềm hỗ trợ các chức năng quản lý, xử lý số liệu trị đo đa dạng, lấy dữliệu từ nhiều loại máy toàn đạc điện tử

- Nhập dữ liệu trị đo từ các tệp văn bản

- Công cụ tạo và quản lý dữ liệu theo mô hình vector, topology: xử lý dữ liệulớn số lượng thửa có thể lên tới 50.000 thửa, tạo vùng với các thửa có số đỉnh và số

lỗ lớn mà người dùng không phải ngắt, chia lại vùng

- Quá trình vẽ nhãn địa chính, nhãn quy chủ, nhanh và thuận tiện trong quátrình biên tập bản đồ gốc cũng như bản đồ địa chính

- Tra cứu, thống kê thông tin thửa, tài sản, thông tin quy chủ trực tiếp trênbản đồ theo các tiêu chí khác nhau

- Công cụ xây dựng bản đồ địa chính, các loại hồ sơ thửa đất theo quy phạmcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 35

- Hỗ trợ đầy đủ các đối tượng địa chính theo chuẩn địa chính (điạ chính, biên giớiđịa giới, địa danh, giao thông, thủy hệ, quy hoạch, điểm khống chế tọa độ và độ cao).

- Không hạn chế số thuộc tính của đối tượng không gian địa chính

- Kết xuất dữ liệu không gian ra định dạng ShapeFile theo định dạngTMV.LIS, Vilis

- Kết xuất dữ liệu thuộc tính địa chính ra tệp text (*.txt)

- Tự động cập nhật phần mềm khi có những thay đổi mới

2.2.2 Giới thiệu các chức năng của phần mềm TMV Map

Hình 2.9 Giao diện thanh menu chính của phần mềm TMV Map

a Xử lý số liệu trị đo

Hình 2.10 Các công cụ xử lý số liệu trị đo

- Đọc và xử lý các tệp dữ liệu của phần lớn các máy toàn đạc điện tử thông dụng;

- Các công cụ hỗ trợ xử lý trị đo và hỗ trợ dựng thửa linh hoạt

b Tạo, biên tập bản đồ địa chính

Trang 36

Hình 2.11 Các công cụ tạo, biên tập bản đồ địa chính

- Cung cấp chức năng tạo vùng (tạo topology) nhanh, mạnh, xử lý với dữ liệuđỉnh thửa lớn, thửa trong thửa;

- Tạo sơ đồ phân mảnh, bản đồ địa chính theo sơ đồ phân mảnh hoặc theođường bao do người dùng tự định nghĩa

c Xây dựng các lớp dữ liệu không gian địa chính

Hình 2.12 Các công cụ xây dựng, quản lý lớp dữ liệu không gian địa chính

- Quản lý mô hình cấu trúc dữ liệu không gian địa chính;

- Tạo các lớp dữ liệu không gian địa chính từ các lớp bản đồ địa chính; Gán,cập nhật thông tin thuộc tính cho các lớp dữ liệu không gian địa chính;

- Chuyển đổi dữ liệu không gian địa chính về định dạng trung gian

- Gộp dữ liệu không gian địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã;

d Kết xuất dữ liệu không gian địa chính của các đối tượng trong bản đồ địa chính (công trình xây dựng, thửa đất )

Trang 37

Hình 2.13 Các công cụ truy vấn, quản lý thông tin thuộc tính cho các đối tượng dữ

liệu không gian địa chính

e Những tiện ích trong quản lý bản đồ địa chính

Hình 2.14 Những tiện ích trong quản lý bản đồ địa chính

2.3 Quy trình biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm MicroStation và TMV Map.

Biên tập bản đồ địa chính là quá trình lấy số liệu đo thực địa để thành lập tờbản đồ địa chính, trong đó phải kiểm tra, chỉnh lý và hoàn thiện các yếu tố của tờbản đồ địa chính hoàn thiện

Phần mềm TMV Map cung cấp một nhóm các chức năng hỗ trợ người dùngthành lập bản đồ địa chính Trong phần này các thao tác, các công đoạn được sửdụng trong quá trình biên tập bản đồ địa chính được trình bày:

Ngày đăng: 24/06/2016, 23:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w