Tài liệu đưa ra số liệu nghiên cứu về địa hình, địa chất công trình tại một số huyện của tỉnh Phú Thọ. Có thể sử dung để tìm hiểu khai thác các mỏ vật liệu đắp trên địa bàn tỉnh. Tài liệu còn phục vụ các bạn sinh viên trong quá trình làm đề tài, luận văn liên quan đến các vùng của tỉnh Phú Thọ. Chúc các bạn thành công
Trang 1‘CHUYÊN ĐỀ: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐẠI DIỆN CHO TỪNG VÙNG TRONG TỈNH
I Tổng quan chung
1.Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc) Phía Đông giáp
Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang Với vị trí
“ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80
km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70, đường cao tốc Nội Bài Lào Cai đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn
2 Đặc điểm địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy
Là tỉnh miền núi mang sắc thái của ba vùng địa hình , đồng bằng, trung du
và miền núi, hướng dốc địa hình từ tây Bắc xuống Đông Nam phù hợp với thuỷ thế của 3 dòng sông lớn là sông Thao, sông Đà và sông Lô riêng vùng phía tây của tỉnh hướng đốc chính từ Tây sang Đông theo xu thế của các dẫy núi cao độ dốc thoải dần ra ra ven sông Thao và sông Đà
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, tiếp nhận nguồn nước của 3 sông lớn: sông Lô, sông Thao, sông Đà ngoài ra còn có các sông nhỏ, ngòi lớn như: sông Bứa, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me chảy ra sông Thao: sông Chảy chảy ra sông Lô, ngòi Lạt chảy ra sông Đà Nhìn chung các sông trên địa bàn tỉnh Phú thọ có đặc điểm như sau:
Trang 2- Sông Thao: Có lưu vực từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 55.605
km2, riêng phần Việt Nam là: 11.173 km, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Hạ Hoà) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 110 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Lưu lượng lũ lớn nhất trên 30.000 m3/sek
- Sông Lô: Lưu vực sông từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 25.000km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chi Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 67 km cũng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Thao Tuy bắt nguồn và chảy qua các tâm mưa của vùng Việt Bắc, song các chi lưu và suối ngòi đổ vào không cùng chế độ thuỷ văn nên
ít xảy ra lũ trùng hợp, dữ dội Lưu lượng lũ lớn nhất xấp xỉ 9.000 m3/sek
- Sông Đà: Có lưu vực khoảng 50.000 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông), khoảng 41,5 km theo hướng Bắc Nam Đây là con sông chảy qua các tâm mưa dữ dội nhất của vùng núi cao hiểm trở Tây Bắc nên có lưu lượng lũ khoảng lớn hơn 18.000 m3/sek, lượng lũ chiếm tới 49% tổng lượng lũ sông Hồng và là nguyên nhân gây lũ lụt nhiều nhất
- Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài 2 chi lưu lớn là sông Chảy và sông Bứa đổ vào 3 sông lớn còn có rất nhiều suối ngòi với mật độ dầy đặc, góp phần tạo nên lượng dòng chảy lớn của hệ thống sông Hồng Số sông ngòi chảy vào sông Hồng, sông Lô, sông Đà có chiều dài ³ 10 km là 72 sông ngòi, mật độ trung bình sông nhỏ và suối từ 0,5 -: - 1,5 km/km2
3 Khí hậu
Phú Thọ mang đặc điểm khí hậu vùng trung du, miền núi có gió mùa và thuỷ văn miền trung du lưu vực hệ thống sông Hồng Các đặc điểm đó được tóm tắt qua các đặc trưng của khí tượng, thuỷ văn như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 220C -: - 240C
- Độ ẩm trung bình 84% -: - 86%
- Số giờ nắng trung bình trong năm: từ 1300 -: - 1550 h
- Lượng bốc hơi năm từ 900 -: - 1.100 mm/năm
- Bão: hàng năm trung bình có từ 4 -: - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Phú Thọ, gây gió cấp VII, VIII, IX và mưa diện rộng
- Mưa: + Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, chiếm khoảng 80% lượng mưa hàng năm
+ Lượng mưa năm thực đo:
Lớn nhất 3.057,2 mm (xảy ra vào năm 1980)
Trung bình: 1.790 mm
Nhỏ nhất: 1.192,5 mm (xảy ra năm 1977)
Từ tổng quan chung về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu thủy văn đi sâu vào khảo sát, phân tích, đánh giá trên cơ sở thu thập số liệu về địa hình, địa chất của khu vực, lấy mẫu thí nghiệm phân tích đánh giá các chỉ tiêu cơ, lý, hóa các dạng địa chất đặc trưng vùng thuộc các huyện đại diện cho 02 tiểu vùng chủ yếu: Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, thuộc các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê; Tiểu vùng đồi gò thấp, xen
kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng sông Lô và Sông Đà
Trang 3thuộc các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng; Trên cơ sở đó phân loại theo vùng dựa trên hiện trạng, kết cấu địa hình, địa chất, thủy văn đánh giá các nguồn nguyên liệu tại chỗ dùng trong thi công đường giao thông nông thôn
II Khảo sát, phân tích, đánh giá địa hình, địa chất của khu vực tiểu
vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, thuộc các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê
1 Địa hình: Địa hình khu vực là địa hình bán sơn địa, gồm đồng bằng giữa núi và các khu đồi thấp với độ dốc ngang của sườn 200-300
Tiến hành khoan khảo sát địa chất, lấy mẫu thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm mẫu đất trong phòng, địa tầng khu vực được phân chia thành các lớp đất đá được mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp 1: Đất đắp: Sét, sét pha lẫn sạn sỏi màu xám nâu vàng, trạng thái nửa cứng, phân bố ngay trên bề mặt địa hình tại các bờ mương, đường đi hiện tại, có chiều dày thay đổi từ 0,5 ÷ 1,0m(NĐ5) Lớp đất được phân vào đất cấp II trong thi công xây dựng đường giao thông
- Lớp 2: Sét xám nâu, trạng thái dẻo mềm, phân bố ngay trên bề mặt địa hình tại các đoạn tuyến đường giao thông đi các khu vực có địa hình thấp như:
ao, ruộng… Chiều dày của lớp thay đổi từ 1,0m - 2,5m Đây là lớp đất yếu khả năng chịu tải yếu, sức chịu tải quy ước: R’<1kG/cm2 Lớp đất được phân vào đất cấp I trong thi công xây dựng đường giao thông
- Lớp 3: Bùn sét màu xám đen lẫn hữu cơ, nằm ngay trên bề mặt địa hình
và dưới lớp 1; phân bố trong phạm vi đầm, ao, khu vực trũng thuộc các xã có địa hình thấp, có đồi thấp xen kẽ vùng đồng trũng, nhiều ao hồ Lớp có chiều dày thay đổi từ 0,3m đến 7,1m Đây là lớp đất yếu khả năng chịu tải yếu, sức chịu tải quy ước: R’<0,5kG/cm2 Lớp đất được phân vào đất cấp I trong thi công xây dựng đường giao thông
Lớp 4: Sét màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng, nằm dưới lớp 1, lớp 2 và lớp 3, phân bố trên rộng khắp trong tại các huyện khảo sát Chiều dày của lớp thay đổi từ 1,2m đến > 6,0m Đất có khả năng chịu tải khá tốt, sức chịu tải quy ước: R’=1,5kG/cm2 Lớp đất được phân vào đất cấp II trong xây dựng đường giao thông
Lớp 5: Sét pha trạng thái dẻo mềm, nằm dưới lớp 4, phân bố các xã giáp huyện Tam Nông, Thanh Thủy như Sơn Hùng, Giáp Lai, Thạch Khoán Chiều dày của lớp gặp tại lỗ khoan là 2,0m Đất có khả năng chịu tải kém, sức chịu tải quy ước: R’<1kG/cm2 Lớp đất được phân vào đất cấp I trong thi công xây dựng đường giao thông
Lớp 6: Sét trạng thái dẻo chảy, nằm dưới lớp 2 và lớp 4, phân bố trong khu vực của lớp 5 Chiều dày của lớp từ 1,8m đến 4,7m (Kết quả khoan địa chất); Đất có khả năng chịu tải kém, sức chịu tải quy ước: R’<0,5 KG/cm2 Lớp đất được phân vào đất cấp I trong thi công xây dựng đường giao thông
Lớp 7: Sét pha màu xám vàng, trạng thái nửa cứng; phân bố rộng khắp trong khu vực các xã ở toàn bộ các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê Chiều dày lớp chưa xác định do các lỗ khoan hầu hết kết thúc trong lớp này, chiều dày khoan qua trong lớp thay đổi từ 2-6m Đất có khả
Trang 4năng chịu tải tốt, sức chịu tải quy ước: R’=2,5kG/cm2 Lớp đất được phân vào đất cấp III trong thi công xây dựng đường giao thông
Lớp 8: Sét pha xám vàng lẫn dăm sạn trạng thái nửa cứng đến cứng, nằm dưới lớp 7; phân bố tại hầu hết các xã có địa hình khu vực là đồi núi Chiều dày của lớp chưa xác định do các lỗ khoan kết thúc trong lớp này Đất có khả năng chịu tải tốt, sức chịu tải qui ước: R’=3,5kG/cm2 Lớp đất được phân vào đất cấp
IV trong thi công xây dựng đường giao thông
Lớp 8: Đá sét bột kết màu xám nâu, xám vàng, nằm dưới lớp 7 và lớp 8; phân bố tại các xã có địa hình khu vực là đồi núi Chiều dày của lớp chưa xác định do các lỗ khoan kết thúc trong lớp này; chiều dày khoan qua thay đổi từ 0,8m-1,5m Đây là lớp đá gốc phong hoá mạnh đến trung bình, khả năng chịu tải tốt Tuy nhiên do đặc điểm phong hoá không đều, một số vị trí phong hoá mãnh liệt, khi bị ngấm nước đá bị mềm hoá, cường độ giảm mạnh Lớp đá không thí nghiệm xác định cường độ kháng nén của mẫu đá Đá được phân vào đá cấp IV trong thi công xây dựng đường giao thông
2 Địa chất thủy văn
Nước dưới đất chủ yếu là nước trong lỗ rỗng và khe nứt của đất đá trong các lớp đất có nguồn gốc tàn tích và đá phong hóa, cao độ thay đổi theo mùa Hiện tại mực nước trong các giếng đào trên khu vực địa hình cao nằm ở độ sâu 7-9m dưới mặt đất Tại các khu vực ruộng trũng nước ngầm ở độ sâu 0,5-1,0m Nước ngầm trong khu vực có chất nước tốt có thể dùng cho sinh hoạt và xây dựng
3 Địa chất động lực
Hiện tại không quan sát thấy các hiện tượng sụt, lún hay các hiện tượng lũ ống, lũ quét trong khu vực, tuy nhiên sau khi đắp nền đường giao thông phạm vi rộng sẽ gây hiện tượng ngăn cắt dòng chảy theo các khu vực thung lũng giữa núi gây ra các hiện tượng úng lụt khu vực do vậy cần tính toán để thiết kế các hệ thống thoát nước mặt kịp thời không gây ra lũ quét cho khu vực này
4 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
4.1 Đặc điểm khí hậu
Khu vực đặc trưng vùng mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do chịu tác động của địa hình nên các yếu tố khí hậu biến đổi mạnh mẽ trong không gian và theo thời gian
Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình năm cũng có xu thế giảm dần theo sự tăng của độ cao địa hình Nhiệt độ không khí trung bình năm giảm xuống dưới 15oC
ở vùng núi cao và tăng lên tới 20 -:- 24oC ở vùng trung du và đồng bằng
Nhiệt độ không khí cũng biến đổi theo mùa Trong thời kỳ gió mùa mùa
hạ, nhiệt độ trung bình tháng khoảng 15 -:- 200C ở vùng núi, 20 -:- 300C ở vùng trung du và đồng bằng Trong thời kỳ gió mùa mùa đông, nhiệt độ không khí trung bình tháng khoảng 10 -:- 150C ở vùng núi và 15 -:- 200C ở vùng trung du
và đồng bằng
Mưa:
Trang 5Do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa năm trung bình nhiều năm phân
bố rất không đều trong hệ thống sông, từ khoảng 1100 -:- 1200mm ở những nơi khuất gió mùa ẩm đến trên 4000mm ở sườn núi đón gió mùa ẩm Lượng mưa khu vự vào loại trung bình và thường có những cơn dông nên lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 1800 - 2000mm Số ngày mưa toàn năm vào khoảng 130 -
140 ngày
Mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng V đến tháng X Trong mùa mưa tập trung tới 80% lượng mưa cả năm Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, đạt tới cực đại vào tháng VIII (là tháng nhiều bão nhất ở vùng này) Lượng mưa trung bình tháng VIII vào khoảng 300-350mm Các tháng VI, VII, IX mỗi tháng cũng thu được lượng mưa trung bình trong khoảng 300 - 350mm
Mùa ít mưa: 6 tháng còn lại là mùa ít mưa kéo dài từ tháng XI đến tháng
IV năm sau Lượng mưa trung bình của các tháng này vào khoảng 20 - 40mm Tháng có lượng mưa cực tiểu là tháng I, với 15-20mm
Gió:
Mùa đông: gió thịnh hành trong mùa đông là hướng Đông Bắc và hướng Bắc với tần suất khá lớn 45 - 48%
Mùa hè: gió có hướng Đông và Đông Nam chiếm ưu thế với tần suất 60-70% Tốc độ gió khá lớn, trung bình lên đến 2.5m/s Tốc độ gió mạnh nhất gặp trong mùa hạ khi có bão, đạt tới 30-35m/s Mùa đông cũng có thể gặp gió giật tới 15-20m/s khi có gió mùa đông bắc tràn về
Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 80% -:- 85%, biến đổi không lớn trong lưu vực Tuy nhiên độ ẩm không khí cũng biến đổi theo mùa
Độ ẩm không khí trung bình tháng tương đối cao trong mùa mưa và tương đối thấp trong mùa khô
Nắng:
Bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 80 kcal/cm2 ở vùng núi cao, tăng lên tới 120kcal/cm2 ở vùng đồng bằng Cân bằng bức xạ trung bình tháng tương đối cao 7-:- 9kcal/cm2 trong các tháng hè, tương đối thấp trong các tháng mùa đông 3 -:- 6 kcal/cm2 Số giờ nắng trung bình năm biến đổi trong phạm vi
từ dưới 1400 giờ ở vùng núi cao đến hơn 2000 giờ ở vùng thung lũng thuộc khu vực tương đối nhiều nắng Tổng số giờ nắng quan sát được trung bình năm đạt
từ 1833 - 1977 giờ Thời kỳ nhiều nắng nhất là những tháng mùa hạ (từ tháng III đến tháng V), số giờ nắng trung bình tháng đạt khoảng 180÷209 giờ, tháng ít nắng nhất là tháng II,III, có số giờ nắng trung bình tháng đạt khoảng 130-160 giờ
5 Điều tra thu thập các mỏ vật liệu xây dựng trong khu vực dùng khai thác phục vụ xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn
5.1 Mỏ vật liệu đất đắp
Tác giả đã tiến hành điều tra 9 mỏ đất, với trữ lượng khoảng 3 triệu m3 Các mỏ đất rất đa dạng, nằm trong khu vực Ngoài ra có thể tận dụng khối lượng đào mở rộng nền đường dùng làm vật liệu đắp nền Các mỏ đất đắp có đặc điểm:
+ Trữ lượng rất lớn;
Trang 6+ Chất lượng: đảm bảo đắp nền đường;
+ Điều kiện khai thác và vận chuyển: Các mỏ nằm gần các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, đường GTNT nên thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển tới công trình
5.2 Bãi tập kết cát
Vật liệu cát có thể khai thác dọc theo sông Bứa và các nhánh sông, suối thuộc khu vực
5.3 Mỏ đá xây dựng
1 Mỏ đá Hương Cần
a Vị trí điạ lý:
Mỏ đá Hưng Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nằm bên trái Quốc lộ 70B Mỏ đá hiện đang khai thác phục vụ xây dựng các công trình trong khu vực Hiện tại mỏ đá do Công ty TNHH khai thác đá Hưng Cần quản lý và khai thác
b Trữ lượng:
Khả năng cung cấp của công ty tại mỏ khoảng 500.000 m3/năm gồm các loại đá dăm với nhiều kích cỡ khác nhau, đá hộc, đá Base
c Chất lượng của mỏ:
Đá lấy tại mỏ có thành phần là đá Vôi đạt chất lượng để phục vụ làm cốt liệu BTN và BTXM cũng như để làm đá xây Đá lấy tại mỏ đã cung cấp rất nhiều cho các công trình giao thông, xây dựng, thuỷ lợi trong vùng Chất lượng đạt yêu cầu
d Điều kiện khai thác và vận chuyển:
Mỏ đang khai thác vật liệu phục vụ xây dựng các công trình trong khu vực, do đó tại mỏ có đủ các dây chuyền khai thác và điều kiện vận chuyển của
mỏ rất thuận lợi Có thể vận chuyển bằng đường bộ, Cự ly vận chuyển từ mỏ về tới Km95 QL32 là 21,6km, đến tuyến đang khảo sát Km31+400(Km98+700-QL32) là 25,3km
2 Mỏ đá Hang Nắng
a Vị trí điạ lý:
Mỏ đá thuộc địa phận xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, nằm cánh Km41+00 đường TL313 1km và cách đường QL32 tại Km99+350 khoảng 4km Hiện nay mỏ được Công ty TNHH xây dựng Tự Lập quản lý và khai thác
b Trữ lượng:
+ Ước tính khoảng >1.000.000m3 (khai thác trong 20 năm)
+ Công suất khai thác: Khoảng 800m3/ngày, có thể khai thác với công suất lớn hơn tuỳ thuộc vào yêu cầu
c Chất lượng của mỏ:
Vật liệu của mỏ là đá vôi màu xám xanh, phân lớp Các chế phẩm của mỏ gồm các loại đá: đá mi; 1×2; 2×4; 4×6; đá hộc; đá 5×7; đá 04 Hiện nay đá tại
mỏ đang được cung cấp phục vụ xây dựng các công trình trong tỉnh
d Điều kiện khai thác và vận chuyển:
Điều kiện khai thác thuận lợi do mỏ là núi đá vôi lộ thiên
Trang 7Từ mỏ vận chuyển bằng đường bộ theo TL313 đường nhựa rộng khoảng 3,5m đến QL32 tại Km99+350 khoảng 5Km, đến tuyến đang khảo sát Km31+400(Km98+700-QL32) là 5,6km
3 Mỏ đá Mèo Gù
a Vị trí điạ lý:
Mỏ đá thuộc địa phận xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, nằm cạnh đường TL313 cách Km99+350 đường QL32 khoảng 15km Hiện nay mỏ
do Công ty TNHH Thắng Lợi quản lý và khai thác
b Trữ lượng:
Ước tính khoảng 100.000.000m3
Công suất khai thác: Khoảng 1.000m3/ngày, có thể khai thác với công suất lớn hơn tuỳ thuộc vào yêu cầu
c Chất lượng của mỏ:
Vật liệu của mỏ là đá vôi màu xám xanh Các chế phẩm của mỏ gồm các loại đá: đá mi; 1×2; 2×4; 4×6; đá hộc; đá 5×7; đá 04 Hiện nay đá tại mỏ đang được cung cấp phục vụ xây dựng các công trình trong tỉnh
d Điều kiện khai thác và vận chuyển:
Điều kiện khai thác thuận lợi do mỏ là núi đá vôi lộ thiên (có thể khai thác sâu so với bề mặt địa hình)
Từ mỏ vận chuyển bằng đường bộ theo TL313 đường nhựa rộng khoảng 3,5m đến Km99+350 QL32 khoảng 15km, đến Km31+400 tuyến đang khảo sát 15,6km
III Khảo sát, phân tích, đánh giá địa hình, địa chất của khu vực tiểu vùng đồng bằng, đồi núi trung du thuộc các huyện Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa và Thị xã Phú Thọ
1 Địa hình
Địa hình là đồi núi xen lẫn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Đồi gần như cùng chung một dạng: tròn, đỉnh đồi phẳng, sườn lồi, dốc thoải, trên bề mặt
có phủ một lớp đất đỏ Độ cao tương đối của các đồi trung bình khoảng 20 - 35
m
2 Địa chất
Tiến hành khoan khảo sát địa chất, lấy mẫu thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm mẫu đất trong phòng, địa tầng khu vực thuộc địa bàn các xã nằm dọc theo sông Hồng Kết quả khoan, thí ngiệm địa chất được phân chia thành các lớp đất đá được mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
Lớp B: Sét ít dẻo màu xám nâu đen lẫn hữu cơ trạng thái chảy phân bố ngay trên bề mặt địa hình, phân bố tại các khu vực ruộng trũng, ao hồ Lớp có khả năng chịu tải kém cần phải bóc bỏ trước khi thi công nền đường
Lớp Đ: Lớp đất đắp sét ít dẻo xám nâu dẻo mềm – dẻo cứng lẫn dăm sạn,
đá vỡ Lớp này nằm trên bề mặt địa hình, phạm vi phân bố chủ yếu là phạm vi nền đất đắp đê sông Thao, thành phần là sét pha xám nâu dẻo mềm đến dẻo cứng lãn dăm sạn, đá vỡ Chiều dày thay đổi từ 0,5m đến 3,4m đây là lớp đất có khả năng chịu tải trung bình
Trang 8Những vị trí nằm trên các tuyến đường GTNT chưa được cứng hóa, địa chất có thành phần là cát cấp phối kém, sét ít dẻo, cát pha, sét lẫn sỏi sạn Lớp được hình thành nhân tạo lên có chiều dày, độ chặt không đều và có khả năng chịu lực trung bình đến khá, tuy nhiên cần kiểm tra độ chặt nếu không đạt thì cày xới lu lèn đạt độ chặt yêu cầu trước khi đắp nền đường mới Theo kết quả thí nghiệm mẫu nền đường các tuyến đường GTNT chưa được cứng hóa mặt có kết quả như sau:
Lớp 1: Sét ít dẻo xám nâu gụ, dẻo chảy là lớp nằm dưới lớp Đ Thành phần là sét ít dẻo màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo chảy Chiều dày thay đổi từ 0,6m đến 4,8m Đây là lớp chịu tải yếu
Lớp 2: Cát cấp phối kém, rời rạc đến chặt vừa Là lớp nằm dưới lớp Đ và lớp 1 Phân bố cục bộ Thành phần của lớp là cát cấp phối kém, kết cấu chặt vừa đến chặt Chiều dày thay đổi từ 0,9m đến 4,0m Đây là lớp có khả năng chịu tải khá
Lớp 3: Sét ít dẻo xám nâu gụ, dẻo mềm Là lớp nằm dưới lớp Đ Thành phần là sét ít dẻo màu xám nâu, dẻo mềm Chiều dày thay đổi từ 1,8m đến 4,6m Đây là lớp chịu tải trung bình
Lớp 4: Sét ít dẻo xám vàng, dẻo cứng là lớp nằm dưới lớp Đ Thành phần
là sét ít dẻo màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng Chiều dày thay đổi từ 1,0m đến 6,1m Đây là lớp có khả năng chịu tải khá
Lớp 5 Đá sét bột kết phong hóa mạnh, màu xám nâu xám vàng, mềm bở đến cứng vừa là lớp nằm dưới lớp 3 và lớp 4 phân bố tại các nơi có địa hình cao, chân đồi Đây là lớp có khả năng chịu tải tốt
3 Địa chất thuỷ văn
Theo tài liệu khảo sát và quan trắc trong các lỗ khoan thăm dò, các vị trí khoan nền đường,… có sự xuất hiện của nước ngầm và tồn tại ở độ sâu từ 1.8 – 3.1m
Kết quả chưa phát hiện được các hiện tượng địa chất thủy văn gây bất lợi
4 Các hiện tượng địa chất công trình động lực
Tại thời điểm khảo sát chưa phát hiện thấy các hoạt động địa chất động lực công trình gây bất lợi
Đối với các tuyến đường GTNT đi qua các vùng ao, hồ phải có các giải pháp gia cố bảo về nền đường để tránh hiện tượng sụt lở vào mùa mưa lũ thúc thẳng vào taluy nền đường
5 Điều tra thu thập các mỏ vật liệu xây dựng trong khu vực dùng khai thác phục vụ xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn
5.1 Mỏ vật liệu đất đắp nền đường
5.1 Vị trí: Mỏ đất đồi Đình Đông thuộc khu 4 xã Y Sơn, huyện Hạ Hòa hiện tại mỏ đang do UBND xã quản lý
Trữ lượng: khoảng 400.000m3, công suất khai thác tùy vào khả năng của đơn vị thi công
Điều kiện khai thác và vận chuyển: Mỏ nằm ngay sát bên phải trên trục đường BTXM mặt đường rộng 5m
Trang 9Chất lượng: Đã thí nghiệm 1 mẫu đất lấy tại mỏ, kết quả thí nghiệm cho thấy đất tại mỏ có thành phần là sét pha lẫn dăm sạn màu xám nâu vàng đạt tiêu chuẩn làm vật liệu đắp nền đường Tuy nhiên mỏ có chất lượng không đều, do 1.5m từ trên xuống là lớp sét pha màu xám nâu, từ 1.5m xuống tới chân đồi lớp sét pha lẫn dăm sạn cho lên khi thi công đề nghị đơn vị thi công, tư vấn giám sát cho phối chộn tại chỗ để đảm bảo chất lượng cho công trình và lấy mẫu thí nghiệm theo quy trình, nếu không phối chộn thì bóc bỏ 1.5m ở trên
Kết quả thí nghiệm mẫu đất mỏ được trình bày trong bảng 4:
Bảng kết quả thí nghiệm của mẫu đất tại khu 4 xã Y Sơn.
- Kết luận: Mỏ đạt chất lượng để làm vật liệu đất đắp nền đường
5.1.2 Mỏ đất đắp khu 1 xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa
Vị trí: Mỏ đất đồi thuộc khu 1 xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa hiện tại mỏ đang do UBND xã quản lý, hiện tại mỏ đã khai thác được một phần
Trữ lượng: khoảng 300.000m3, công suất khai thác tùy vào khả năng của đơn vị thi công
Điều kiện khai thác và vận chuyển: Mỏ nằm ngay sát bên phải đường BTN mặt đường rộng 3.5m, từ mỏ ra tới Km72+600 của ĐT320 là 1.2km
Chất lượng: Đã thí nghiệm 1 mẫu đất lấy tại mỏ, kết quả thí nghiệm cho thấy đất tại mỏ có thành phần là sét ít dẻo lẫn sạn màu xám nâu (CL) đạt tiêu
Trang 10chuẩn làm vật liệu đắp nền đường Tuy nhiên, mỏ có chất lượng không đều, do 2.5m từ trên xuống là lớp sét pha màu xám nâu, từ 2.5m xuống tới chân đồi lớp sét pha lẫn dăm sạn nên khi khai thác làm vật liệu đắp các tuyến đường GTNT
đề nghị cho phối chộn tại chỗ để đảm bảo chất lượng và lấy mẫu thí nghiệm theo quy trình, nếu không phối chộn thì bóc bỏ 2.5m ở trên
Kết quả thí nghiệm mẫu đất mỏ được trình bày trong bảng
Bảng kết quả thí nghiệm của mẫu đất tại khu 1 xã Bằng Giã
Kết luận: Mỏ đạt chất lượng để làm vật liệu đất đắp nền đường, mỏ nằm trong Quyết định phê duyệt quy hoạch quỹ đất đắp nền công trình trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
5.1.3 Mỏ đất tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ
Vị trí: Mỏ đất đắp tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ hiện tại mỏ đang do tư nhân và UBND xã quản lý
Trữ lượng: khoảng 1.000.000m3, công suất khai thác tùy vào khả năng của đơn vị thi công
Điều kiện khai thác và vận chuyển: Mỏ nằm ngay sát bên trái đường BTN mặt đường rộng 3.5m (Nhưng khi điều tra và thí nghiệm song mỏ đất này thì cung đường sắt quản lý đoạn trên đã cắm 4 cọc bê tông cốt thép để làm biện