Cách chăm sóc xe sau khi bị ngập mưa tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các...
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thiếu tháng Tạo cho bé có giấc ngủ ngon để tăng trưởng tốt, hạn chế ánh sáng, chói mắt, yên tĩnh, thoáng mát… Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng đòi hỏi có sự hiểu biết, kỹ thuật và tính cẩn thận, chu đáo. Trẻ sơ sinh sợ rét, vì có thể gây ngưng thở, xuất huyết não, nhẹ thì dễ bị nhiễm bệnh. Quan tâm đến nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ, nếu người lớn phải mặc áo ấm thì trẻ ngoài bộ quần áo ôm sát người cần mặc thêm áo ấm và đắp thêm một tấm chăn. Trẻ dễ bị mất nhiệt qua hệ thống mạch máu phong phú ở sát da đầu, vì vậy nên đội mũ thường xuyên (trừ khi trời nóng trẻ ramồ hôi nhiều). Có thể dùng đèn ánh sáng vàng giúp sưởi ấm trẻ rất tốt. Cần cố định chân đèn để không bị phỏng làn da non nớt của trẻ. Ở những trẻ cực non, người ta còn áp dụng biện pháp kanguru cho trẻ nằm trên ngực mẹ, tiếp xúc da liền da với mẹ để hơi ấm của mẹ sẽ vừa đủ sưởi ấm cho con. Nếu trong thời tiết nóng nực và trẻ ra mồ hôi nhiều thì không nhất thiết phải luôn đắp chăn cho trẻ. Cần giữ làn da trẻ luôn sạch, khô và thoáng mát. Nơi nằm của trẻ cần tránh gió lùa, quạt máy trực tiếp. Tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt Bú theo nhu cầu của trẻ (không cần tính giờ giấc), cho bú đêm để có nhiều sữa mẹ. Để mẹ có nhiều sữa có chất lượng tốt cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không kiêng khem món ăn nếu không bị dị ứng, uống nhiều nước lọc và sữa, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, ngủ, nghỉ tốt. Lo lắng, nóng giận, mệt mỏi…cũng làm mất sữa mẹ. Cho bú cạn một bên vú (thấy vú xẹp nhiều, mềm) rồi hãy chuyển sang bên kia, để bé tận hưởng cả sữa đầu và sữa cuối. Sữa tiết ra trong những phút đầu trong veo vì chứa nhiều nước và kháng thể, sữa tiếp sau đục dần do chứa nhiều chất béo giúp cung cấp năng lượng cho bé lên cân. Nếu sữa mẹ quá nhiều mà em bé nhỏ bú không hết thì nên nặn bớt sữa đầu ra ly, cho bú sữa sau, rồi sau đó dùng muỗng đút sữa trong ly cho bé uống dần thay nước lọc. Chú ý là bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống thêm nước lọc. Bé đói hay khát đều nên cho bú mẹ là đủ. Tạo cho bé có giấc ngủ ngon để tăng trưởng tốt, hạn chế ánh sáng, chói mắt, yên tĩnh, thoáng mát… Màn, drap, nệm cần sạch sẽ, tránh côn trùng đốt (muỗi, kiến…). Bé nhỏ trong tháng ngủ nhiều, chỉ thức dậy khi muốn tiêu, tiểu, đói bụng đòi bú. Cần đáp ứng ngay khi thấy bé khóc, đó là lúc bé yêu cầu có sự giúp đỡ. Bé đi tiểu nhiều lần trong ngày (trên 10 lần/ngày) là bé bú đủ sữa. Ngoài giai đoạn vàng da khi sinh 14 ngày đầu (nếu có) thì nước tiểu của bé phải có màu vàng trong. Nếu nước tiểu vàng sậm chứng tỏ thiếu sữa, thiếu nước. Bé bú mẹ thường nhuận tràng hơn, đi tiêu phân sệt “hoa cà hoa cải” ngày 1-4 lần. Nếu bé đi tiêu phân mềm dẻo hai ba ngày mới đi một lần cũng không sao. Bé bị táo bón nếu không đi tiêu sau 3 ngày, phân chặt cứng, bé khó chịu, khóc rặn nhiều, bỏ bú…thì cần xem lại có pha sữa đặc không, cho uống thêm nước lọc nếu thời tiết nóng ra mồ hôi nhiều. Tắm nắng Khoảng 1 tuần sau sinh, cả hai mẹ con cần ra tắm nắng sáng để có đủ vitamin D cần thiết. Cần bộc lộ da càng nhiều càng tốt, không phơi nắng qua cửa kính, khoảng 15-20 phút, nắng nhẹ trước 9 giờ sáng hoặc 4 -5 giờ chiều. Thiếu canxi hoặc vitamin D trẻ sẽ có dấu hiệu dễ ói ọc, ra mồ hôi trộm, hay giật mình khóc đêm, chậm tăng chiều cao. Cần cho trẻ bú đủ sữa và tắm nắng sáng đầy đủ. Tắm rửa, lau người hàng ngày cho trẻ CÁCH CHĂM SÓC XE SAU KHI BỊ NGẬP MƯA Sau vừa xe trời mưa về, kể xe máy xe ô tô phải cần chăm sóc kĩ cẩn thận để xe tình trạng tốt nhất, tránh bị ăn mòn rỉ sét nước mưa bùn bẩn bám vào Mời bạn tham khảo lưu ý, hướng dẫn để chăm sóc xe sau ngập mưa tốt Chăm sóc xe máy sau ngập mưa: Việc xe bạn cần làm sau mưa rửa xe nước mưa có nhiều axit, cộng với bùn bẩn bám vào xe làm phận xe nhanh bị rỉ sét, ăn mòn Xe máy dễ bị chết máy gặp trời mưa to lụt Bạn đừng nên cho rửa xe để xe ngại rửa cho ngày mai trời xe mưa tiếp Bạn không cần mang xe hàng mà tự dội nước để làm xe sau lấy vải lau khô phần thuộc sắt, thép, da Việc giúp xe hoạt động tình trạng tốt nhất, giảm chất ăn mòn bám xe hạn chế tối đa tượng gỉ sét Sau rửa sạch, bạn cần tra dầu vào xích, ổ khóa Khi mưa, nước mưa nhanh chóng bám vào ổ xích, gây tượng khô dầu gây tiếng kêu ổ xích chí qua đêm sau mưa Việc tra dầu vào ổ xích để trì trạng thái trơn tru khớp nối Nếu xe bạn vào vùng ngập nước, đặc biệt qua khu vực nước ngập ngang máy việc chăm sóc xe cần thực sớm cẩn thận Bạn nên lau bugi, xả nước ống pô kiểm tra dầu máy Nếu phát dầu có nước (khi dầu có màu nâu màu bùn) bạn phải cho xe nổ để nóng máy thay dầu Bên cạnh đó, cần kiểm tra thay lọc gió (đa số xe đời dùng lọc gió giấy nên phải thay, với lọc gió xốp thường cần vệ sinh nước sạch) Ngoài ra, việc kiểm tra hệ thống ống xả, chế hòa khí cần thiết để xe bạn khỏe bền Trong số trường hợp nước ngập toàn xe, bạn phải thay ắc-quy lúc ắc-quy bị đoản mạch Chăm sóc xe ô tô sau ngập mưa: Để xe khỏe bền, bạn cần bảo dưỡng tổng thể xe trước mùa mưa mùa mưa tùy theo mức độ mưa ngập tần suất mưa, lội nước mà có cách chăm sóc xe hợp lý Tuy nhiên, việc bạn cần làm hậu mưa ngập làm xe, kiểm tra dầu bảo dưỡng lọc gió Ô tô đường ngập nước Nếu qua vùng ngập nước sâu, bạn cần kiểm tra sớm dầu máy Nếu dầu máy chuyển màu nước gạo tức nước vào động bạn tuyệt đối không nên tìm cách khởi động lại mà nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao gọi cứu hộ Với số dòng xe bình dân, việc kiểm tra dầu bảo dưỡng lọc gió, bạn cần bảo dưỡng thêm ổ bi phanh sau thời gian mưa Ngoài ra, để xe bền khỏe, sau mưa, bạn nên hút, sấy, khử mùi cho nội thất xe, đặc biệt xe bị ngập có nước tràn vào Sau tẩy uế, bạn nên chăm sóc chi tiết da hoá chất chuyên dụng Vấn đề chăm sóc sức khỏe khi bị tiểu đường Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sài Gòn Bệnh tiểu đường là một chứng bệnh theo ta suốt đời, mà nếu biết giữ gìn thì tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cho nên nếu có bệnh thì ta cần tìm hiểu về bệnh và cung cách chữa trị đẻ có thể hợp tác hữu hiệu với bác sĩ điều trị cho kết qủa được hoàn hảo. Bác sĩ chữa bệnh thì thường là rất bận, ít có thì giờ đẻ giảng cho thật thấu đáo. Ở một số bệnh viện, hoặc các cơ quan thiện nguyện thường có tổ chức những lớp giảng dậy về tiểu đường (và những vấn đề sức khỏe khác), theo tôi biết thì có một số chương trình bằng tiếng Việt. Mình biết bệnh mình Bệnh nhân cần biết tầm quan trọng của ăn uống kiêng khem và tập luyện thân thể, không phải là cứ ỷ y vào thuốc. Cũng cần biết cách đè phòng biến chứng. Thí dụ người bị tiểu đường thì dễ bị nhiễm trùng da và vết thương khó lành. Vì vậy phải coi chừng những vét sầy sứt ngoài da, nếu thấy mấy ngày không lành phải đi khám liền. Ở môt vài bệnh viện như Valley Medical Center đường Bascom (ta thường gọi là bệnh viện Bascom) có một khu khám đặc biệt cỉ chuyên trị các vết thương khó lành. Vết loét dưới chân đăc biệt cần chú ý, dễ sinh hoại thư (da thịt chết đi) có thể đưa đén vụ phải cưa chân. Người bệnh cẩn thận thì không cắt móng chân lấy, mà vài tuần đi bác sĩ túc khoa (podiatrist) một lần. Khám mắt nơi bác sĩ chuyên khoa ít ra một năm một lần. Dĩ nhiên là phải đúng hẹn đi khám bác sĩ riêng của mình đẻ theo dõi thường xuyên và thử máu định kỳ dể đề phòng biến chứng của bệnh cũng như của thuốc. Ngoài ra, hội Tiểu đường Mỹ còn khuyên bệnh nhân nên đeo tấm "lắc" gọi là Medic Alert để trong trường hơp mình bị tai nạn, bị xỉu, thì người cấp cứu biết mà chữa cho đúng cách. Giữ đừng để mập, lên ký Nếu bị mập qúa ký, thì cần phải tập tành, thể dục thể thao cho xuống ký. Có nhiều người mập bị bệnh tiểu đường, mà rồi chỉ giữ cho xuống ký là đủ mà khỏi cần dùng thuốc. Nên uống kiêng khem, nếu đi vào con số chi tiết thì khó nhớ, nhưng ít ra là giảm thiểu tối đa đồ ngọt,ngũ cốc cũng bớt đi. Nếu bệnh qúa ra ,thì phải theo chỉ dẫn một cách khắt khe hơn. Ngoài ra, người bị tiểu đường thường lại hay bị cholesterol cao, nên người ta cũng khuyên nên ăn ít chất béo bão hòa (nếu khó nhớ, thì cứ ăn ít đồ mỡ, đồ chiên xào). Mà muốn giảm cholesterol thì lại cần giảm lượng đường trong máu và giảm ký, cho nên hai ba chuyện nó liên kết với nhau như vậy. Thuốc chích (insulin) Bệnh tiểu đường loại I (và một số ít bệnh nhân loại II) cần phải chích insulin. Có nhiều thứ insulin, như loại hiệu quả nhanh, loại vừa vừa, loại chậm, dùng tùy theo trường hợp. Chích insulin thì chích dưới da, mà vì phải chích mỗi ngày có khi ngày mấy lần, nên xưa kia là cả mổt cực hình. Ngày nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật, nên cũng đẽ chịu hơn nhiều. Ống chích và kim chích thật nhỏ, cho đỡ đau. Ngưòi nhát chích quá thì lại có thứ "súng" bắn một tia thuốc vào dưới da (giống như một số trường hợp chích ngừa). Lại có thứ ống bơm nhỏ gắn vào người rồi liên tục truyền insulin qua một cây kim nhỏ đặt dưới da, có thể gia giảm theo ý muốn. Người nào hay đi đây đó, thì có thể dùng thứ "bút insulin"(insulin pen), hình như cây bút máy cũng to cỡ đó, có độ đo để chích mỗi lần bao nhiêu đơn vị rất tiện dụng. Chỗ chích insulin có thể bị sưng ngứa do dị ứng, nhưng ngày nay ít gặp, vì insulin thông dụng là chế từ insulin người ta (trước kia là từ Chăm sóc bàn chân khi bị bệnh đái tháo đường Khi mắc bệnh đái tháo đường, trước hết, người bệnh phải có cách thay đổi lối sống giúp kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol máu ở mức độ an toàn. Không dùng các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, dùng thuốc đúng chỉ định hằng ngày. Riêng việc chăm sóc bàn chân cần những lưu ý sau đây: Đi bộ giúp cải thiện lưu thông mạch máu rất tốt cho người bệnh đái tháo đường. Kiểm tra bàn chân hằng ngày: Nên chọn một thời điểm thích hợp trong ngày để kiểm tra bàn chân, thường là buổi tối và làm việc đó như một thói quen. Chọn nơi đủ ánh sáng để quan sát kỹ bàn chân và các kẽ ngón chân, tìm xem có các vết nứt trên da, các vết phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da. Nếu không thể cúi xuống để nhìn bàn chân được rõ, hãy sử dụng một chiếc gương hoặc nhờ người thân trong gia đình hay bạn bè giúp đỡ. Vệ sinh chân hằng ngày: Cẩn thận rửa sạch chân với nước ấm và xà phòng trung tính, đặc biệt là khoảng kẽ giữa các ngón chân. Không ngâm chân trong nước quá lâu. Trước khi rửa chân hay tắm, nên kiểm tra nhiệt độ của nước xem có quá nóng không. Dùng nhiệt kế, mu bàn tay hoặc khuỷu tay để kiểm tra: nhiệt độ nước không nên quá 37oC. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân. Nếu da chân khô có thể dùng kem dưỡng da bôi lên trên mu bàn chân và dưới lòng bàn chân để giữ cho da được ẩm và trơn, nhưng không bôi vào kẽ ngón chân. Cắt móng chân mỗi tuần hoặc khi thấy dài: Nên cắt tỉa móng chân theo đường vòng của ngón. Không để móng dài, cũng không cắt móng quá ngắn và không cắt sâu vào các góc móng (khóe móng). Nếu chân có các cục chai, không được tự ý cắt bỏ, cũng không dùng dao cạo, băng dính hoặc dịch lỏng để loại bỏ vết chai. Giữ cho mạch máu được lưu thông: Hãy đặt chân ở tư thế ngang khi ngồi. Không bắt chéo chân trong thời gian dài. Không đi tất chật, đàn hồi, có nịt chun ở quanh cổ chân. Tập cử động các ngón chân trong khoảng 5 - 10 phút, vài lần trong ngày. Các hình thức luyện tập như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe là những bài tập thể dục tốt và dễ cho bàn chân vận động, giúp cải thiện lưu thông mạch máu. Chọn giày dép như thế nào? Luôn mang giày dép thích hợp để bảo vệ bàn chân kể cả khi đi lại trong nhà và lúc lao động ngoài trời. Mang tất để giảm chấn thương, loại tất không có chỗ nối. Khi trời lạnh chỉ mang tất, không dùng các chai nước nóng hoặc các vật nóng đặt lên chân để làm ấm và cần thay tất hằng ngày. Trong lòng giày dép nên có miếng lót mềm. Với những đôi giày mới, nên đi thử từ từ, mỗi ngày khoảng 1 đến 2 giờ trong một vài tuần đầu để chân được làm quen. Luôn giữ giày và tất sạch sẽ khô ráo để tránh những bệnh về da. Không nên để chân trần tiếp xúc với bề mặt nóng như cát nóng, bề mặt xi măng ngoài trời nắng Thường xuyên thay giày dép đi trong ngày, nên Xử lý và chăm sóc bệnh nhân khi bị ngộ độc thực phẩm Không chỉ riêng ngày Tết mà trong các ngày bình thường nếu chúng ta không chú ý đảm bảo các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng rất dễ gặp phải tình huống ngộ độc thực phẩm. Ăn thức ăn để qua ngày, không được giữ ở nhiệt độ phù hợp hay thức ăn nấu chưa chín có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Những triệu chứng phổ biến nhất để nhận biết một ca ngộ độc thực phẩm là: chóng mặt buồn nôn, ói, tiêu chảy, đau bụng. Thông thường các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi ăn khoảng 3-4 giờ. Khi thấy có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, hãy lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây: - Hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể - Bù nước cho bệnh nhân - Không uống thuốc cầm tiêu chảy Sau khi tình trạng ngộ độc đỡ dần, để đẩy nhanh sự hồi phục,nên cho người bệnh: - Ăn những bữa ăn nhỏ - Dùng các loại thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp - Nghỉ ngơi nhiều - Tránh xa bia rượu, cà phê, chất kích thích Nếu tình trạng ngộ độc nặng, ngay sau khi sơ cứu đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để kịp thời xử lý. - Pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống để rửa chất độc trong dạ dày - Tuyệt đối không cho người bệnh uống thuốc cầm tiêu chảy. Để tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, người tiêu dùng nên chủ động biết cách chọn những thực phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình Chăm sóc ngực khi mang thai Trong thời kỳ mang thai, một trong những thay đổi của thai phụ là ngực căng to và lớn dần cùng với thời gian mang thai. Đó là do sự đồng kích thích của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progetogen, làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra còn có biểu hiện núm ti to và chuyển sang màu đen, quầng vú có màu đậm, xung quanh quầng vú có rải rác những đốm lồi dạng nút thắt, có thể tiết ra vài giọt thể dịch loãng màu vàng trong giai đoạn cuối thai kỳ,… Trong giai đoạn này cần lưu ý chăm sóc ngực như sau: Lựa chọn áo nịt ngực thích hợp, thoáng mát, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực. Tốt nhất nên sử dụng áo ngực dành riêng cho bà bầu. Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm ti một lần để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm ti. Không nên dùng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh ngực vì có thể khiến da bị khô và làm nứt núm ti. Bà bầu cần chú ý chăm sóc ngực. (ảnh minh họa) Nếu một số thai phụ có hiện tượng núm ti ở một bên hay cả hai bên bị lõm vào, nên có biện pháp xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sau sinh. Trước tiên nên rửa sạch đầu ngực và bầu ngực. Đầu tiên là kéo lên xuống, sau đó là sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi lần 5 phút. Khi cho con bú Trước và sau mỗi lần cho con bú, cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu ngực và xung quanh bầu ngực thật sạch sẽ, khô thoáng. Cho trẻ bú đúng cách, bú đều hai bên ngực. Nếu sữa nhiều mà bé bú ít, bạn nhớ nhẹ nhàng vắt cạn lượng sữa thừa để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây viêm tắc tuyến sữa. Không nên cho con vừa ngủ vừa ngậm ti. Khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu ti. Sau khi sinh, ngực của bà mẹ thường căng, to và chảy xệ, do đó cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương nhũ hoa do cọ xát. Nếu ngực có biểu hiện sưng đau, nhức bầu ngực, nứt núm ti,… bà mẹ cần tạm thời ngừng cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc ngực và điều trị nếu có viêm nhiễm.