1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hiến việt nam 2011 09 2

39 342 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Trang 1

Tổ chức toán học quốc tế Tối ưu toàn cục vừa trao tặng Giải thưởng “Con-stantin Caratheodory Prize” cho GS Hoàng Tụy Giải thưởng mang tên nhà toán học lừng danh Constantin Caratheodory người Hy Lạp (1873 - 1950) do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng nhằm đặc biệt vinh danh những cống hiến xuất sắc, độc đáo, ý nghĩa, có chiều sâu, có ảnh hưởng lớn đã qua thử thách thời gian của các nhà toán học Giải thưởng được trao tặng hai năm một lần GS Hoàng Tụy là người đầu tiên trên thế giới được nhận giải thưởng vinh dự này.

Từ hơn 30 năm nay, GS Hoàng Tụy đã nổi tiếng trong thế giới toán với tư cách là người sáng lập ra lý thuyết “Tối ưu toàn cục” Ông là tác giả của gần 150 công trình khoa học về nhiều lĩnh vực khác nhau của Toán học như: Hàm thực, Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý Minimax Cuốn chuyên khảo gồm phần lớn những thành tựu nghiên cứu của GS Hoàng Tụy và học trò của ông mang tên "Global Optimization-Deterministic Approaches" (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được Springer (Nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) in lại ba lần từ năm 1990 đến năm 1996, được coi là cuốn “Kinh thánh” dành cho các nhà toán học trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục.

Những năm 1980, GS Hoàng Tụy đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu DC (hiệu hai hàm lồi) và mới gần đây, năm 2000, ông lại đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu đơn điệu Năm 1997, ông cùng với H Konno (Nhật Bản) và Phan Thiên Thạch, là đồng tác giả cuốn chuyên khảo "Optimization on Low Rank Nonconvex Structures" (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi thấp hạng), do Nhà xuất bản Kluwer in Năm 1998, ông lại cho ra cuốn chuyên khảo "Convex Analysis and Global Optimization" (Giải tích lồi và Tối ưu toàn cục), cũng do Nhà xuất bản Kluwer in, rồi được Springer in lại Trong nước, ông đã

"Hàm thực và Giải tích hàm" (Giải tích hiện đại) đã được sử dụng rộng rãi để giảng dạy cho sinh viên ngành Toán từ 1959 đến nay.

Năm 1997, Viện Công nghệ Linkưping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát" và nhân dịp Giáo sư tròn 70 tuổi.

Năm 2007, một hội nghị quốc tế về "Quy hoạch không lồi" đã được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu Toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi

Ngoài những thành tựu xuất sắc về toán học, GS Hoàng Tụy còn nổi tiếng với những đề xuất tâm huyết, mạnh mẽ, kiên trì, được nhiều người đồng tình về cải cách giáo dục phổ thông và đại học ở nước ta.

GS Hoàng Tụy được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996, giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2010.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lẵng hoa chúc mừng GS Hoàng Tụy Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã tới tận gia đình chúc mừng GS Hoàng Tụy…

GS Hoàng Tụy

được thế giới tôn vinh

GS Hồng Tụy

Trang 2

Tạp chí xuất bản 02 kỳ/thángKỳ chính ra ngày 25 hàng tháng

Kỳ chuyên đề Văn hóa - Kinh tế ra ngày 15 Giấy phép hoạt động báo chí số 397/GP-BVHTT;số 41/GP-SĐBS

Văn phòng Ban chuyên đề

Số 6 - lô 12 B Trung Yên - Trung Hòa - Hà NộiĐT/Fax: 04.37831962

Cơ quan đại diện tại TP.HCM

288B, An Dương Vương, Quận 5, TP.HCMĐT: 08.8353878

Cơ quan đại diện tại miền Trung và Tây Nguyên

Tầng 5 Khách sạn Eiffel, 117 Lê Độ, Đà NẵngĐT: 0511 647529

NB Nguyễn Hoàng Mai

Giám đốc cơ quan đại diện tại TP.HCM

NB Võ Thành Tân

Thư ký tòa soạn

NB Từ My Sơn NB Thu Hiền

Hội đồng Biên tập

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ Khiêu, GS.NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê,GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ

Trình bày

Từ My Sơn

Bìa 1:

Vịnh Hạ LongẢnh: TTXVN

Lê Đại canG

12 Đôi điều bàn thêm về bài thơ nam

quốc sơn hà

nGô nGọc Liễn

14 Bình Định trong quá trình tìm đường

xuất dương cứu nước của nguyễn Tất Thành

Lê Kim Toàn

16 Sự cống hiến của một vương tôn cho sự

nghiệp văn hóa dân tộc

HuỳnH Kim Bửu

34 cảm thức thời gian trong thơ chế Lan Viên

Võ nHư nGọc

38 người làm phim cần biết “sợ” điện ảnh

nGuyễn anH Tuấn

44 những bất cập của nghệ thuật cải

52 Lý nhã Kỳ - Đại sứ du lịch Việt nam

nGuyễn PHươnG THảo

56 Sông Thương kỷ niệm

nHậT GianG

58 Với Thày Đỗ Đức

60 nghĩa thương làng Phụng Sơn

mịch Quang

64 Văn hóa giao thông cần hướng tới đối

tượng trọng tâm là giới trẻ

nGuyễn QuanG LonG

66 an toàn giao thông ở Tokyo nhật Bản:

Đôi điều rút ra cho các đô thị Việt nam

Vũ Xuân

68 Triển lãm kỷ niệm 100 năm sinh nhà

báo Wilfred Burchett nGọc anH

sepTember - 2011

4 ministers show will of people

nGuyen THe KHoa

6 To spirit of Tay Son period shining forever

nGo nGoc Lien

14 Binh Dinh in the times of nguyen Tat Thanh

Tran Van KHe

22 respecting to transform art People’s artist

Le cHuc

25 classical drama in Lo Dich

unG BinH THuc Gia THi

28 Divine poet ung Binh Thuc Gia Thi ‘s

heart-to-heart daughter

nGuyen THe KHoa

32 The areca tree

HuynH Kim Buu

34 Feelings of time in che Lan Vien ‘s poetry

Vo nHu nGoc

38 Film producer need fear movies

nGuyen anH Tuan

44 inadequacies of reformed theatre in the

nGuyen KHac PHe

52 Ly nha Ky - the ambassador of Vietnam

nGuyen PHuonG THao

56 memories with Thuong river

nHaT GianG

64 Traffic culture need select to the young -

important object

nGuyen QuanG LonG

66 Safe traffic in Tokyo Japan: Something is

taken out to cities in Vietnam

Vu Xuan

68 The exhibition of 100 anniversary of the

journalist Burchett ‘s birth

nGoc anH

Trang 3

Chúng tôi điều hành giá xăng dầu không chỉ vì 11 doanh nghiệp đầu mối mà vì hơn 80 triệu dân…”, lời nói và hành động của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trong việc quản lý giá xăng dầu đã được người dân cả nước cảm phục và chia sẻ sâu sắc Quyết tâm xây dựng một Chính phủ “thực sự là công bộc của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra trong phát biểu nhận chức trên thực tế đã biến thành hành động trách nhiệm, dũng cảm, quyết liệt của một số thành viên Chính phủ.

Ý thức tai họa lớn của nền kinh tế đất nước là lãi xuất tín dụng quá cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Nguyễn Văn Bình cam kết khi nhận chức: Sẽ đưa lãi suất về 17-19% trong vòng hai tháng kể từ ngày nhậm chức Trong lịch sử, chưa có vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nào dám đưa ra một cam kết như vậy Nhưng không hề nói suông, để thực hiện cam kết đầy trách nhiệm đó, vị tân Thống đốc đã đưa ra một loạt chính sách, biện pháp mạnh tay đối với những cá nhân và tổ chức vi phạm chính sách lãi xuất Kết quả là hai tháng sau ngày nhậm chức, lãi suất cho vay đã bắt đầu hạ Với những gì đã làm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra một thông điệp: lợi ích của ngành ngân hàng do ông quản lý không thể đặt cao hơn lợi ích của nền kinh tế, của nhà nước và nhân dân.

Khi nhận chức, tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tuyên bố ông muốn được toàn quyền với tư cách tư lệnh ngành và sẵn sàng chịu trách nhiệm về chủ trương và hành động của mình Ông không ngần ngại khẳng định: “Chỉ khi đất nước có đủ điều kiện mới làm đường sắt cao tốc” còn hiện tại “sẽ ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, cân đối phát triển đường quốc lo, tỉnh lộ, giao thông nông thôn” Ông khẳng định: “Tất cả mọi chính sách xuất phát từ đông đảo người dân chứ không phải một bộ phận người dân Cuối cùng làm gì thì làm vẫn đảm báo lợi ích, thuận lợi cho số đông người dân” Mục tiêu ích nước lợi dân của Bộ trưởng Đinh La Thăng được người dân theo dõi với nhiều trân trọng.

Hiểu rõ cơn bão giá đang tàn phá đất nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân, khi ngồi vào chiếc ghế “nóng” Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nói “Ưu tiên số một” của ông là “kiểm soát giá” nhất là giá các mặt hàng nhạy cảm như điện, xăng dầu, lương thực, thuốc chữa bệnh Ông cho rằng Bộ Tài chính và cá nhân ông hoàn toàn tán thành việc quản lý giá theo cơ chế thị trường Tuy vậy, cơ chế thị trường phải gắn liền với các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: về điều hành giá cả, nhất là với điện, xăng dầu, cần phải dựa trên yếu tố công khai minh bạch chi phí giá thành và làm rõ thực chất việc lỗ lãi của Tổng Công ty Xăng dầu và Tập đoàn Điện lực VN Là chuyên gia từng hoạt động hàng chục năm trong lĩnh vực kiểm toán, Bộ trưởng Vương Đình Huệ hiểu tường tận thực trạng tài chính doanh nghiệp của các “ông lớn” này Bởi vậy, ông khẳng định: Với cách điều hành giá hiện nay, thực chất không hề có chuyệân các doanh nghiệp xăng dầu lỗ như họ không ngớt kêu ca, bởi trong bất cứ tình huống nào, các doanh nghiệp này luôn được đảm bảo lợi nhuận định mức.

Chính vì thế, ta có thể hiểu vì sao Bộ trưởng Vương Đình Huệ lại bình tĩnh và kiên định đến thế tại hội thảo:“Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” vừa qua, khi đại diện ba doanh nghiệp xăng dầu lớn nhất và một số cán bộ Bộ Công thương, Bộ chủ quản của các doanh nghiệp này, ra rả kêu lỗ, lên án quyết định cho giảm giá xăng của Bộ Tài chính vừa qua, đòi tăng giá lại và lớn tiếng đe dọa về một sự đổ vỡ hệ thống, gây mất an ninh năng lượng cho đất nước Ông nêu ra mâu thuẫn kỳ quái (mà thực chất rất có thể là một sự gian dối) khi Petrolimex một mặt kêu “lỗ trường kỳ” với các cơ quan quản lý nhà nước, một mặt khai lãi hàng nghìn

tỷ đồng khi lên sàn chứng khoán, vạch rõ những điều chưa minh bạch trong hạch toán lỗ lãi của doanh nghiệâp khổng lồ này Ông nhận trách nhiệm cá nhân về quyết định cho giảm giá xăng 500 đồng/lít ngày 26-8 và cho biết: tính đến ngày đó, Petrolimex ngoài khoản lãi định mức 300 đồng/lít, theo số liệu hải quan, còn dôi ra một khoản lãi 780 đồng/lít Với thái độ hết sức sòng phẳng, Bộ trưởng Vương Đình Huệ kết luận dứt khoát: “Do thị phần của Petrolimex, Saigon Petro và PVOil đủ 90% nên không thể để doanh nghiệp tự định giá mà phải có kiểm soát Nếu cách điều hành giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp, chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường Nếu doanh nghiệp nào không làm được nhiệm vụ thì rút lui Kể cả Petrolimex, nếu lỗ quá có thể xin giải thể để nhà nước lập tổng công ty khác Nhà nước không dọa ai nhưng cũng không ai dọa được nhà nước…Chúng tôi điều hành giá xăng dầu không chỉ vì 11 doanh nghiệp đầu mối mà vì hơn 80 triệu dân…".

Cuộc đột kích đầy dũng khí, công tâm và trí tuệ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ vào trận đồ bát quái giá xăng dầu, một lĩnh vực được coi là rất tù mù, thiếu minh bạch, dễ bị một nhóm lợi ích (liên kết các quan chức và doanh nghiệp) trục lợi gây thiệt hại khôn lường cho nhà nước và người dân, đã như một làn gió mát làm dịu phần nào sức nóng thiêu đốt của cơn bão giá đang làm nghiêng ngả đất nước và cuộc sống nhân dân.

Hành động của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, của Bộ trưởng Đinh La Thăng và nhất là của Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho thấy không ít thành viên Chính phủ quyết không để lời tuyên thệ nhận chức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về một Chính phủ “thực sự vì nước vì dân” chỉ là một khẩu hiệu suông Họ đang hành động cho lời tuyên thệ thiêng liêng ấy được thực

thi trong cuộc sống Đã bắt đầu có những cuộc đột kích không khoan nhượng vào sự thống trị ngang ngược nhưng khá tinh vi, bền vững của các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm không chính đáng Những cuộc đột kích đang dấy lên hy vọng sẽ có một cuộc tổng công kích vào các lợi ích đen tối này trên toàn mặt trận kinh tế để bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước và nhân dân.

Hôm qua, báo điện tử Dân Việt đăng một bài viết xúc động về người mẹ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ Người mẹ 90 tuổi ở làng chài Xuân Lộc, Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An ấy, từng một thời nghèo cực phải mót bo bo, cào nghiêu, mò cua bắt ốc, nhặt cá rơi, một mình nuôi cả 8 con ăn học đến nơi đến chốn (chồng bà bị thương và mất trong kháng chiến chống Mỹ) Trong 8 đứa con của bà, đứa thứ hai, Vương Đình Ngọc, đã nhập ngũ và hy sinh ở chiến trường miền Nam năm 1973, và đứa thứ tư, Vương Đình Huệ, nay là Bộ trưởng Tài chính Được hỏi bà mong chờ gì ở Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người mẹ xứ Nghệ này nói mỗi khi ông Huệ về thăm nhà bà thường dặn ông: “Đã làm “đầy tớ” của dân thì phải làm cho hết lòng Yêu lấy dân thì dân sẽ yêu lại”

Vâng, với đứa con đã thành một “quan lớn” cỡ “nhất phẩm triều đình”, người mẹ nghèo này không hề nghĩ tới chuyện giờ đã được coi là đương nhiên “một người làm quan, cả họ được nhờ”, bà chỉ mong ông hết lòng làm tròn phận sự một đầy tớ của dân, biết yêu dân để được dân yêu lại Trong lời căn dặn của người mẹ, ta nghe được lời dặn của Bác Hồ, của Đảng…

Chúng ta mong ông Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Văn Bình, ông Đinh La Thăng cùng các thành viên khác của Chính phủ sẽ kiên tâm dũng cảm chấp nhận mọi thách thức khó khăn, mọi cái giá phải trả để phấn đấu thực hiện trọn vẹn những lời căn dặn sâu nặng tình dân nghĩa nước ấy…

Khi các Bộ trưởng

THỂ HIỆN Ý CHÍ VÌ DÂN

NGUYỄN THẾ KHOA

Bộ trưởng Bộ Tài chínhVươnG ĐìnH Huệ

Thống đốc ngân hàng nhà nướcnGuyễn Văn BìnH

Bộ trưởng Bộ GTVTĐinH La THănG

Trang 4

Từ ý tưởng tôn vinh nghĩa sĩ Tây Sơn đã anh dũng hy sinh trong trận chiến lịch sử đại thắng quân Thanh xâm lược mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), được tăng ni chùa Kim Sơn và nhân dân Hà Nội hương khói hàng trăm năm nay, được sự nhất trí của Bộ Văn hoá, Thể thao Du lịch và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, với sự khởi tâm

công đức giúp đỡ, tài trợ về kinh phí của ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cùng các doanh nhân và sự đóng góp của UBND tỉnh Bình Định, công trình trùng tu tôn tạo Nhà bia tưởng niệm các nghĩa sĩ Tây Sơn tại chùa Kim Sơn được khởi công xây dựng Đến nay công trình đã hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu đề ra Đặc biệt với tâm huyết và tài hoa của mình, Giáo sư Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã viết lên một áng văn bi hùng lịch sử giàu chất nhân văn, khắc vào bia đá lưu niệm nghìn năm, trường tồn cùng non nước.

Hôm nay đọc những dòng văn bia này, chúng ta không khỏi tự hào về quê hương đất nước, tự hào về cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn quật khởi hào hùng Phong trào Tây Sơn với sự tham gia của hàng vạn nghĩa quân từ Nam chí Bắc đã lập nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đập tan ý đồ xâm lược của các thế lực ngoại bang, thể hiện ý chí độc lập tự chủ của dân tộc ta được hun đúc qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Đặc biệt, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam:

Rạch Gầm - Xoài Mút, ba trăm thuyền vùi xác bọn Chiêu Tăng

Khương Thượng, Đống Đa, hai chín vạn tan hồn quân Sĩ Nghị

Chúng ta không khỏi xúc động trước những hy sinh mất mát của các nghĩa binh Tây Sơn và xương máu và linh hồn họ vẫn còn nằm lại trong ngôi chùa Kim Sơn, được chùa cung kính, lập đàn chay để tưởng niệm vào mùng 5 tháng giêng âm lịch hàng năm, thể hiện tấm lòng từ bi, tưởng nhớ tri ân của nhà chùa, của người dân Thăng Long - Hà Nội với các nghĩa binh Tây Sơn đã trung dũng hy sinh vì độc lập chủ quyền dân tộc:

Tình cố quận dẫu theo về Bình ĐịnhMảnh hình hài đành gửi lại Thăng LongTừng trải năm qua tháng lại,

chùa Kim Sơn khói toả sương bayDù cho vật đổi sao dời,

lòng Hà Nội trọn tình vẹn nghĩa.Hôm nay, chúng tôi từ quê hương Bình Định được sự giúp đỡ của các tổ chức, doanh nhân đã xây dựng Nhà bia ghi nhớ chiến công và sự hy sinh của các anh hùng nghĩa sĩ Tây Sơn, nhằm thể hiện tấm lòng tưởng nhớ tri ân của người dân Bình Định đối với các nghĩa sĩ Tây Sơn ở mọi miền đất nước nói chung và những người con quê hương Bình Định nói riêng, đó cũng là tấm lòng thành kính và tri ân của hậu nhân đối với công sức, máu xương của các bậc tiền nhân để lưu danh muôn thuở.

Dựng nơi thờ, để mãi mãi khói hương thơmDựng bia đá, để đời đời con cháu biết

Và để cho:

Công lao kia rực sáng giữa sơn hàKhí phách ấy soi cao cùng nhật nguyệt!Có được công trình nhà bia tưởng niệm nghĩa quân Tây Sơn khang trang tôn nghiêm bề thế hôm nay, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân và cảm ơn sự ủng hộ quý báu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng các doanh nhân đã có nghĩa cử cao đẹp đối với các bậc tiền nhân, cảm ơn Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo, cảm ơn GS Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã dày công viết lên những dòng văn bia bất hủ, cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở Trung ương đã quan tâm, tập trung mọi nỗ lực hoàn thành công trình đúng tiến độ đề ra, cảm ơn ni sư Thích Đàm Tiên và quý tăng ni Chùa Kim Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ để công trình sớm hoàn thành.

Trong thời gian tới, rất mong các cơ quan chức năng tiếp tục giữ gìn và phát huy Nhà bia tưởng niệm cũng như di tích chùa Kim Sơn trở thành một điểm tham quan du lịch, nơi công chúng đến chiêm bái, bày tỏ lòng thành kính thiêng liêng đối với các bậc tiền nhân nghĩa sĩ Tây Sơn, tích cực bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử và văn hoá sâu sắc của di tích, phục vụ nhu cầu tâm linh, sinh hoạt văn hoá của nhân dân Qua đó làm cho hào khí Tây Sơn mãi mãi toả sáng và tiếp sức cho lớp lớp hậu thế vững bước đi lên, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nước nhà…

Để hào khí

Tây Sơn

mãi mãi toả sáng

LÊ HỮU LỘC

Trang 5

Dưới mái trường khu căn cứ địa, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng nhị, tiếng ắc-coc-de-ông, ghi-ta… cùng vang lên giữa núi rừng Trường Sơn âm u từ khi chúng tôi đặt chân trên mảnh đất này Căn cứ của khu V bỗng trở nên sôi động Cán bộ và chiến sĩ náo nức chờ xem văn công Một hôm, anh Phi phó ban tuyên huấn đến thăm chúng tôi và báo tin: “Tối mai anh Võ Chí Công sẽ đến thăm đoàn” Chúng tôi cảm thấy rất vui vì sắp được gặp người lãnh đạo nổi tiếng của miền Trung và cũng là người rất yêu thích nghệ thuật Tuồng.

Đúng 2 giờ chiều ngày hôm ấy, chúng tôi bắt đầu hành quân đến 11 giờ khuya là tới địa điểm biểu diễn, đây cũng là nơi đồng chí bí thư khu uỷ sẽ đến thăm và xem đoàn biểu diễn Anh Năm Công vừa thấy chúng tôi đã ôm hôn từng người, nhất là các cô nữ được anh Năm ngắm nghía lâu hơn và dành cho những lời hỏi han rất thân tình Chúng tôi thấy anh Năm Công da xanh xao, vàng võ, người gầy, trên đôi mắt anh nước mắt chảy dài xuống đôi gò má nhăn nheo Chúng tôi thương anh quá nên tất cả đều xúc động và khóc Anh Năm lau nước mắt rồi cười và hỏi: “các cô,

các chú vào đây chắc là gian khổ lắm phải không? Có ai đau ốm không? Phải dùng thuốc phòng, coi chừng sốt rét rừng đấy!.

Dưới bóng cây rừng mùi trà Mai Hạt toả hương thơm phức (trà Mai Hạt là loại ngon nổi tiếng ở Đà Nẵng) hoà trong mùi thuốc lá Sông Cầu, càng làm cho không khí thêm ấm nồng.

Đồng chí Văn Phụng Hoàng đứng lên báo cáo với anh Năm Công về cuộc hành quân 76 ngày đêm của chúng tôi và chủ trương của Bộ Văn hoá về việc xây dựng đoàn văn công giải phóng miền Trung Sau nghe báo cáo của đồng chí trưởng đoàn, anh Năm Công nói: “Tôi biết Bộ Văn hoá cũng bóp bụng để các đồng chí vào đây vì ưu tiên cho miền Nam vì thống nhất đất nước là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu Tôi biết các đồng chí vào đây là những hạt nhân, những tài năng quý giá của đất nước Các đồng chí an tâm, khu uỷ đã giao cho Ban tuyên huấn chăm lo, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảm bớt khó khăn để đoàn ta hoàn thành nhiệm vụ Bà con Khu V ta được xem một buổi biểu diễn của Đoàn chắc là thích lắm Tuyên huấn, giáo dục tuyên truyền cả tháng, hiệu quả chưa chắc đã bằng xem các đồng chí biểu diễn một đêm…

Cuộc gặp gỡ chưa đầy 20 phút, bỗng nhiên tôi thấy mặt mày anh Năm tái nhợt Người bảo vệ vội mang chiếc áo đại cán choàng qua người anh Vậy mà anh vẫn run lên vì cơn sốt ập đến Chúng tôi mời anh vào lán nằm Anh đi trong bước chân lảo đảo và khuất dần trong lán Anh nằm trên sạp nứa, các đồng chí cận vệ đắp hai, ba lớp chăn cho anh mà anh vẫn run làm rung rinh cả sạp nứa Tôi hỏi ra mới biết sốt rét rừng lúc lên cơn là vậy đó Đồng chí trung đội trưởng bảo vệ nói với chúng tôi: “Trước đây một tháng, anh Năm bị sốt rét, uống thuốc đã khỏi, vừa rồi anh phải vượt cả ngày núi đèo đến thăm Đoàn, vất quá nên cơn sốt lại tái diễn” Nghe nói, chúng tôi ai cũng xúc động và suy nghĩ: Chỉ có những người lãnh đạo của Đảng, những học trò của Bác Hồ mới yêu nghệ thuật dân tộc, mới quý trọng nghệ sĩ như vậy Chúng tôi lại càng lo cho sức khoẻ của mình, mặc dù ai cũng đã xác định rằng, vào chiến trường là trên bom, dưới đạn, muỗi rừng, vắt lá tấn công, sốt rét rừng là điều tất nhiên phải chấp nhận Chúng tôi lại lo, không biết tối nay anh Năm Công có thể xem mình diễn được không? Nếu anh không xem được thì thật là buồn Để có được đêm diễn hôm nay, chúng tôi đã đổ biết bao mồ hôi nước mắt cũng như anh Năm Công đã vất vả biết chừng nào mới có mặt ở đây Chưa bao

giờ chúng tôi lại sống những phút hết sức xúc động, lại lo âu và ngạc nhiên ngoài tưởng tượng như những giờ phút gặp anh Năm Công ở giữa chiến trường.

Không biết anh Năm ra lệnh từ bao giờ mà một bữa tiệc đủ món: thịt heo, thịt trâu, xôi, thịt gà… bày ra trên những chiếc đĩa bằng lá rừng, nước xáo thì đựng trong ăng gô Các món ăn còn bốc hơi nghi ngút, toả mùi thơm ngào ngạt Một đồng chí trong ban tuyên huấn giọng vui vẻ tuyên bố.

Hôm nay anh Năm chiêu đãi văn công Qua cơn sốt anh Năm sẽ dùng sau Bây giờ anh Năm bảo chúng ta vào tiệc trước Anh Năm dặn các đồng chí phải ăn thật nhiều cho có sức để tối diễn thật hay.

Tất cả mọi người vào tiệc, một bữa tiệc giữa rừng Tây Nguyên âm u mà hùng vĩ, một bữa tiệc đặc biệt mà có lẽ cả đời tôi chưa được thấy bao giờ! Các món ăn ở đây chỉ nấu bằng muối trắng mà sao ngon đến kỳ lạ Chúng tôi ăn mãi mà không biết chán, vì đã bốn tháng qua, đâu có thấy miếng thịt, nắm xôi nào! Có lẽ vì sự thèm thuồng, thiếu thốn trong cơ thể, sự khát khao của khẩu vị nên càng thấy ngon.

Bữa tiệc kết thúc, kim đồng hồ chỉ 7 giờ tối Đồng chí bảo vệ đến thông báo với chúng tôi: Anh Năm khoẻ lại rồi, anh sắp dùng cơm và đúng

Anh

Năm Công

VỚI NGHỆ THUẬT TUỒNG

NSND VÕ SĨ THỪA (kể) - TRƯƠNG HOÀNG (ghi)

ngày 30/10/1989, khi là chủ tịch Hội đồng nhà nước, đồng chí Võ chí cơng thăm huyện Phước Sơn (Quảng nam) ơng được mọi người vẫn gọi với biệt danh thân mật là anh năm.

Đồng chí Võ chí cơng tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Đà nẵng sau giải phĩng, 29/3/1975

Đồng chí Võ chí cơng

Trang 6

Đây là đêm diễn đầu tiên: sân khấu là một khoảng đất bằng có thảm cỏ xanh Ánh sáng là hai ngọn đèn măng sông được bọc kín chỉ phát ra một luồng ánh sáng vừa đủ rọi vào sân khấu rộng 4 mét vuông vì sợ máy bay địch phát hiện mục tiêu Trên sân khấu có phủ lên một tấm vải màu lá cây để hạn chế âm thanh và ánh sáng phát ra Trống phải đánh nhỏ, kèn thổi phải ghì loa xuống đất Hình thức biểu diễn này, nhiều anh chị em trong đoàn hơi bỡ ngỡ Riêng tôi thì đã quen, vì thời chống Pháp đã từng diễn kiểu này Đêm hôm đó diễn ba trích đoạn dài, tôi đóng các vai Trần Bình Trọng, Lê Lợi và ông già Thương Cứ qua một trích đoạn Tuồng là xen vào tiết mục Bài chòi và ca múa Cái cảm hứng của người nghệ sĩ trong đêm nay là cảm hứng lạ lùng, nó chân thật đến mức kỳ lạ Dường như tất cả tài năng, sức lực và tình cảm của người diễn viên đều dồn cho vai diễn và đều truyền tới anh Năm Công và những khán giả đặc biệt ở đây.

Trong vai Trần Bình Trọng đứng trước tên Thoát Hoan, tôi hát câu hát khách: Núi hận vỡ chưa xong (dân tộc ta đã từ ngàn đời xưa) biết giết giặc, quyết không hàng giặc.

Bể thù mong lấp cạn (nay bay bắt được tao, dù tao có chết đi nữa là) quyết đem tính mạng báo ơn dân” Anh Năm Công chăm chú xem, đôi tay anh vò chiếc áo khoác đặt trước ngực, hai chân xếp bằng dưới đất Anh vỗ tay và tất cả mọi người cùng vỗ tay theo anh như pháo nổ.

Khi đóng vai Lê Lợi, lớp Lê Lai liều mình đi cứu chúa, tôi hát câu nam ai:

“Giọt máu đào tươi màu trung nghĩa (nay Lê huynh thế mạng cho ta, vậy là)

Sử muôn đời trung liệt còn ghi”

Cũng như lần trước, anh Năm lại vỗ tay và mọi người cùng vỗ Tiếng pháo tay làm cho âm vang núi rừng như chuyển động.

Chúng tôi kết thúc buổi biểu diễn bằng vở tuồng “Gian bất khuất” Có thể tóm tắt: giặc Mỹ - nguỵ bắt được người con trai ông Thương, chúng moi lấy gan đem đưa cho ông Thương, bảo cha xào gan con cho chúng ăn, uống rượu…

Tôi đóng vai ông Thương, đoạn ông bưng lá gan tươi sống của con trai mình đi nấu cháo cho địch ăn, đoạn này hát chỉ có một câu: “Đây là gan của con lão…”Giông tố nổi trong lòng, được diễn tả bằng động tác xiếng Nước mắt tôi chảy dàn dụa Tôi bước đi lảo đảo, ngã rồi lại đứng, đứng lại bước đi loạng choạng Vậy mà cuốn hút đến lạ kỳ Anh Năm ngồi chòm lên và anh khóc Anh và mọi người đều không vỗ tay mà lặng im như lịm đi Rừng núi lúc này dường như cây lá cũng đứng im vì xúc động Ôi! Sức mạnh của nghệ thuật sân khấu kỳ diệu làm sao!.

Kết thúc buổi diễn, anh Năm Công và các đồng chí khác tràn lên sân khấu bắt tay và tặng cho các nghệ sĩ những bông hoa rừng Anh Năm ôm chặt tôi vào lòng Anh nói thì thầm: Sĩ Thừa, Sĩ Thừa đáng quý lắm…! Cố gắng giữ gìn sức khoẻ để biểu diễn cho đồng bào xem…”Ánh sáng đèn măng sông đã tắt, Anh Năm Công lưu luyến ra về Mọi người cũng lần bước ra trong đêm tối Tôi mệt quá phải nằm đu đưa trên chiếc võng ni-lon Đêm đen bao trùm và núi rừng như lặng trong giấc ngủ Tôi không sao chợp mắt được vì cái hứng cảm của người nghệ sĩ biểu diễn Tuồng cứ rạo rực trong tim tôi và tấm lòng cao cả của anh Năm Công Có thể nói từ lúc mới vào nghề đến nay đã qua hàng ngàn đêm diễn nhưng chưa có đêm nào tôi cảm thấy hứng thú và diễn chân thật như đêm nay Giá vợ con tôi và đồng nghiệp của tôi ở miền Bắc mà biết được tin này thì vui biết mấy!

Sáng hôm sau chúng tôi tạm biệt anh Năm Công, tạm biệt cái sân khấu đặc biệt, về lại nơi đóng quân Lúc đi sao thấy rất xa, giờ trở về lại gần quá Có lẽ vì nỗi phấn khởi đêm hôm qua và hình ảnh anh Năm Công đã thúc giục bước chân chúng tôi mạnh mẽ hơn, leo núi không thấy mỏi, lội suối không thấy đá gai Chỉ trong ngày hôm ấy chúng tôi đã về tới chỗ trú quân để tiếp tục công việc luyện tập tiết mục chuẩn bị cho những buổi diễn khác phục vụ cho đồng bào và chiến sĩ trên quê hương Liên khu 5 yêu dấu

Vả, sự giáo dục về dòng họ xưa nay vốn thế Chữ "tánh" (họ) có chữ "sanh", điều ấy có nghĩa là tổ tiên kế tiếp sanh sôi, trăm đời không thay đổi Tộc tức là thuộc vậy, con cháu cùng chung liên "thuộc" vào nhau Xưa kia, họ Phục Hy đầu tiên xác định dòng họ để coi trọng nhân luân, nhà Hạ cho thổ tính, nhà Châu làm tông pháp, lập tông từ tộc, lấy tánh từ tông Từ vua quan đến thứ dân không đời nào không giữ điều ấy Về sau bỏ tông giáp, nghĩa thờ cha mẹ cũng trái khoáy

Đến khi "Sử ký" Tư Mã

Thiên ra đời, nhân có "Châu phả minh thế gia" từ ấy về sau việc làm gia phả hưng thịnh Đến thời nhà Đường càng thịnh Bởi lẽ việc làm tộc phả không chỉ liệt kê tên các đời mà thôi, mà còn có ý răn dạy khuyên bảo nữa Vã chăng chuyện một họ có giàu, nghèo, sang, hèn, hiền, dữ khác nhau đều qui tụ trong phả Ở đấy có những điều đáng mừng, đáng tiếc, đáng ghét, đáng tự hào, đáng răn dạy, khiến cho khuyến khích người nghèo thành giàu có, khích lệ kẻ hèn thành người sang, hóa người hung dữ thành người hiền, chẳng hay biết bao!

Cho nên tộc có phả như nước có sử, không sử thì truyền thống ngày càng sa sút, văn hiến rơi vãi, không phả thì thế hệ không rõ, cội nguồn mờ mịt Hai cái ấy tuy có khác song không thể thiếu một Lễ có ba cái gốc, trời đất là gốc của sinh, tổ tiên là gốc của loài, vua thầy là gốc của trị, không trời đất thì làm gì có sinh, không vua

thầy thì làm sao có trị, không tổ tiên thì từ đâu mà ra Cho nên Lễ: trên thì thờ trời, dưới thì thờ đất, tôn kính tổ tiên, yêu quí vua thầy Tôn kính cái gốc đó là điều lớp người trước luôn luôn xem trọng Thời gần đây không như vậy, bỏ cái gốc đuổi theo cái ngọn, lấy thế làm tông, nhận lợi làm họ, hoặc đổi lấy họ nhà khác, hoặc cho đầy tớ lấy họ mình, nuôi con người khác lấy họ mình, coi như gốc tổ sinh ra, mạo nhận họ khác làm người thừa kế Thực là gây ra nhiều những băn khoăn

Trước đây tôi từng tìm được quyển phả của ông chú để lại nhiều chỗ hư nát, trải qua bao năm rồi vẫn đọc chưa hiểu, nếu cứ để vậy ngày sau sẽ ra sao? Nếu không nhân dịp này mà viết lại thì tổ tông đã qua đời trở thành biệt vô âm tín, tương lai sẽ mù mịt chẳng hiểu biết gì cả, làm sao để có thể gọi là tiếp trước nối sau Bèn thu thập tài liệu cũ, cộng với những điều nghe được, biết được, mỗi khi rảnh rỗi lần lượt bổ chính, từ đời thủy tổ trở xuống đều phải lược thảo Hiềm vì tôi văn không đủ sức Lễ nói: những việc còn ngờ không việc nào không phải hỏi lại cho chắc Bản phả này cốt ghi chép sự thực lấy đó làm gương soi cho dòng họ, chỗ nào ngờ thì gác lại không dám chép gượng ép Ngu Bá Sinh nói: "Là con cháu ai có thể chẳng quên sự việc của cha ông mình ấy là kẻ sĩ trung hiếu vậy".

Thơ rằng: Không nghĩ gì đến tổ tiên anh thì phải sửa chữa ngay về cái Đức Điều này trông cậy vào những con cháu khỏe mạnh về sau.

Tộc có phả

như nước có sử

LÊ ĐẠI CANG

Nhà xuất bản Dân trí vừa cho ra mắt cuốn sách “Lê Đại Cang và Lê thị gia phả” giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp Lê Đại Cang, một kẻ sĩ thời Nguyễn, từng được hậu thế ca tụng vì những phẩm chất “tận trung”, ‘tận hiếu” cao đẹp và bản gia phả dòng họ do ông biên soạn Trong cuốn sách này, phần “Lời tựa” của bản gia phả rất được các nhà phả học chú ý Xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.

Đ/c Võ chí cơng (người đứng đầu, bên trái) ở Khu V, 1959

Trang 7

Trong cuộc sống có những điều ta coi như hoàn chỉnh, tuyệt đối nhưng nếu mạnh dạn nhìn lại, xem lại vẫn mong có thể có được cái nhìn, cách nhận định phong phú, hợp lý hơn

Xin đề cập đến trường hợp bài thơ thần: Nam quốc sơn hà mà chúng ta chắc ai cũng nhớ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bài thơ này chưa xác định được ai dịch nghĩa ra tiếng Việt đầu tiên, nhưng chúng ta ai cũng biết qua sách giáo khoa hay qua các sách báo văn học với bản dịch theo nghĩa:

Sông núi nước Nam, vua Nam ởRành rành định phận tại sách trờiCớ sao lũ giặc sang xâm lượcChúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam: Lê Nam Trân có bản dịch thơ:

Thước-Núi sông Nam Việt, vua Nam ở,Vằng vặc sách trời chia xứ sở.Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,Chúng mày nhất định phải tan vỡ

Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng dịch thành thơ (trong cuốn: 300 bài thơ Việt chữ Hán - NXB Hội NhàVăn)

Sông núi nước Nam, Nam đế ởRõ ràng định phận tại sách trời.Cớ sao giặc dữ sang xâm phạm,Tơi tả rồi bay thàm hại thôi.

Một điều dễ nhận thấy, bài thơ nguyên gốc chữ Hán là bài thơ Đường luật, theo thể “thất ngôn tứ tuyệt”- bảy chữ bốn câu; với cách ngắt trong câu theo: 4 chữ, tiếp 3 chữ Như vậy theo các bài thơ dịch trước đây câu cuối phải đọc theo cách ngắt câu là:

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

tức là 4 chữ rồi tiếp 3 chữ; khác với cách đọc của ba câu trên.

Theo ông Nguỹễn Hùng Vĩ trong bài: Cố GS

Nguyễn Tài Cẩn -19 năm sửa bài “Nam quốc sơn hà” (Thể Thao - Văn Hóa, số 86, tác giả Chiêu Minh), GS Nguyễn Tài Cẩn năm 1979 khi tham dự hội thảo về bài thơ này đã lý giải việc đọc thơ phá cách như vừa nêu cũng đã có trong tiền lệ thơ cổ.

Nếu câu cuối của bài thơ được đọc theo thông lệNhữ đẳng hành khan thủ bại hư (chúng bay lại nhìn thất bại ư)

Từ “chúng bay”theo nghĩa như ta trước nay vẫn hiểu để nói với quân xâm lược nay chuyển sang là để nói với quân, dân ta Xin được tạm dịch:

Sông núi nước Nam, Nam đế ngụSách trời thật rõ đã phân khuCớ sao lũ giặc dám xâm phạmBay chịu ngồi nhìn thất bại ru.

Tuy với 2 cách kiến giải này bài thơ không thay đổi gì về ý nghĩa bản chất, nhưng nhìn nhận lại, theo bản thân, cách hiểu theo nghĩa mới không chỉ thể hiện về cách đọc bài thơ thần nổi tiếng trên vẫn nằm trong cách đọc thơ chuẩn, mà còn thích hợp với hoàn cảnh, thời điểm ra đời của bài thơ hơn:

”Theo văn học sử trước nay ghi nhận bài thơ Nam quốc sơn hà được xuất hiện trên chiến tuyến sông Như Nguyệt, quân Tống bên bờ phía bắc và quân ta bên bờ phía nam, cầm cự nhau đã lâu ngày không phân thắng bại, giữa đêm trong đền thờ thần Trương Hống, Trương Hát vang lên tiếng đọc bài thơ trên để khích lệ quân sĩ trước trận quyết chiến ngày hôm sau, buộc quân Tống thua phải rút về nước; do đó dược gọi là bài thơ thần”.

Như vậy nếu hiểu theo nghĩa như ta vẫn chấp nhận trước nay là để cảnh báo trước thất bại cho

quân Tống không thích hợp vì chiến cuộc đă diễn ra gần tháng bằng theo nghĩa sửa lại là để khích lệ quân sĩ trước trận quyết chiến lịch sử vào sáng hôm sau.

Nhân cũng muốn bàn thêm về tác giả của bài thơ gốc, theo Wikipedia trong sách Văn thơ thời Đinh, tiền Lê dẫn trong Lĩnh Nam trích quái (dạng cổ sử) thì tác giả của bài thơ “Nam quốc sơn hà” là của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cũng trước trận thủy chiến với quân Tống - 30 tháng 10 năm 981” đêm tối mưa giông, sấm chớp, vang lên bài thơ thần trên khiến quân Tống sợ hãi, sáng sau phải rút chạy” Nếu nhìn lại điều kiện xuất hiện của bài thơ thần trên thì trong đêm mưa giông có sấm chớp, quân Tống ở bờ bên kia sông chắc không thể nghe được bài thơ (thời đó chưa có loa phóng thanh như hiện tại) thêm nữa Lĩnh Nam trích quái không phải là chính sử lại ra đời sau nên có thể đã chép lại Cũng có ý kiến cho rằng bài thơ trên đã có từ trước nữa, do một đạo sĩ hay nhà sư từ trước thời tiền Lê là tác giả nhưng cũng chưa có tư liệu nào để làm căn cứ.

Vì bài thơ “Nam quốc sơn hà” không chỉ là một bài thơ lịch sử, từ lâu đã đi sâu vào tâm trí của mọi người dân Việt; bản dịch hiện nay không chỉ đã có trên sách báo, phương tiện truyền thông mà cả trong các sách giáo khoa phổ thông, nên tôi chỉ dám mạnh dạn góp thêm một ý kiến nhỏ; rất mong sẽ có các cuộc trao đổi, hội thảo ; ý kiến của các vị có trách nhiêm và có trình độ kiến thức đầy đủ hơn để có sự nhìn nhận, đồng thuận thích hợp.

NAM QUỐC SƠN HÀ

NGÔ NGỌC LIỄN

Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại nam quốc tự

Đền thờ Lý Thường Kiệt tại Thanh Hĩa“cớ sao lũ giặc sang xâm phạm chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Trang 8

Trước hoàn cảnh lầm than của dân tộc, mặc dù được nhận vào học tại Trường Quốc học Huế (tháng 8.1908), nhưng với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh chống áp bức, cường quyền nên Nguyễn

Tất Thành luôn bất bình trước thái độ miệt thị, khinh rẻ của bọn thực dân đối với đồng bào ta Năm 1909, khi đang học dở chương trình tiểu học, Nguyễn Tất Thành quyết định bỏ Trường Quốc học Huế, theo cha vào Bình Định Việc bỏ Trường Quốc học Huế là quyết định có tính bước ngoặt đầu tiên của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, tạm dừng con đường học hành để lập thân, để rẽ sang con đường mới - con đường cách mạng, cứu nước, cứu dân, mà mảnh đất Bình Định là điểm dừng chân đầu tiên của Người Bằng các tư liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

Bình Định

Những năm đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với đất nước ta Bằng các chính sách trưng thu, cướp đoạt đất đai của nông dân để xây dựng đồn điền, thực thi chính sách bóc lột thuế khóa nặng nề làm cho hầu hết các tầng lớp nhân dân ta bị bần cùng hóa, nhân dân mất ruộng vườn, nhà cửa, lại thêm sưu cao thuế nặng phải bán mình làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ cuộc sống vô cùng khổ cực

LÊ KIM TOÀN

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định

Bến cảng nhà rồng năm 1911

có thời gian 1 năm 4 tháng ở Bình Định (từ trung tuần tháng 5.1909 đến trung tuần tháng 8.1910) Trong thời gian này, Người đã đến nhiều nơi, gặp nhiều người trên vùng đất lắng đọng vô vàn tinh hoa văn hóa, vang dội những chiến công của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, của phong trào Cần Vương Mai Xuân Thưởng Người còn được chứng kiến tinh thần quật cường, quả cảm của những người dân giàu lòng yêu nước, không cam chịu cảnh nước mất nhà tan, tham gia đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống lại sự đàn áp hà khắc của chế độ thực dân, phong kiến đương thời, nhất là phong trào đấu tranh chống thuế của nhân dân Trung Kỳ Những năm tháng ấy đã để lại trong tâm khảm người thanh niên yêu nước những ấn tượng sâu đậm về con người và truyền thống yêu nước của nhân dân Bình Định, góp phần hun đúc ý chí, quyết tâm sắt đá đi tìm con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Tất Thành.Sự kiện Nguyễn Tất Thành đến Bình Định là một tất yếu lịch sử dân tộc trước sự bế tắc (cả về nội dung và hình thức) của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX Nhưng sự xuất hiện của Nguyễn Tất Thành ở Bình Định không chỉ là yêu cầu khách quan mà còn là kết quả chủ quan của một quá trình chuẩn bị về tư tưởng và hoạt động của chính Nguyễn Tất Thành Sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định còn là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa yêu cầu khách quan của dân tộc và tư duy chủ quan của Nguyễn Tất Thành Xét về phương diện lịch sử tư tưởng thì quê hương và con người Bình Định đã tác động đến quá trình phát triển lôgíc trong nhận thức của Nguyễn Tất Thành.Trong thời gian ở Bình Định, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nơi, nhưng chủ yếu sống tại Quy Nhơn, học thêm tiếng Pháp và văn hóa ở nhà giáo học Phạm Ngọc Thọ (thân sinh cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch) Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành còn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các tác phẩm văn học Pháp, các báo chí tiến bộ và yêu nước để nâng cao sự hiểu biết văn hóa nước Pháp, từ đó có sự so sánh nền văn hóa nô dịch của nước thuộc địa Pháp; nghiên cứu và nhận thức sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với đất nước ta, dân tộc ta, nhân dân ta Người còn đến thăm Huyện đường Bình Khê, nơi ở và làm việc của cụ Nguyễn Sinh Huy - thân sinh của Người; thăm quê hương anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ; đến thăm Tỉnh thành Bình Định (huyện An Nhơn), nơi cụ Nguyễn Sinh Huy tham gia chấm thi Hương tại Trường thi Bình Định và cũng là nơi ở của cụ Huy khi cụ bị

cách chức Tri huyện Bình Khê chờ ngày đưa ra Huế hậu cứu; đến thăm nhà cụ Đào Tấn - người có mối thâm giao với gia đình cụ Nguyễn Sinh Huy… Thời gian Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bình Định không nhiều so với những chặng đường hoạt động cách mạng của Người, song truyền thống lịch sử, văn hóa và con người Bình Định đã tác động đến sự phát triển nhận thức của Nguyễn Tất Thành - xét trên bình diện nơi đây là một trong những nguồn cội cung cấp các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp và đặc trưng của Bình Định cũng như của cả dân tộc, góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, như sau này Đảng ta đã xác định Mối quan hệ tương tác trên đây thể hiện sâu sắc mối quan hệ biện chứng trong quá trình phát triển nhận thức của Nguyễn Tất Thành; đồng thời, cũng khẳng định những đóng góp của quê hương Bình Định đến sự hình thành ý chí, quyết tâm và tư tưởng cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành trên lộ trình tìm đường cứu nước.Sự kiện Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh ở Bình Định trong bước ngoặt đầu tiên của chặng đường Người chuẩn bị xuất dương tìm đường cứu nước là niềm tự hào không chỉ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định mà còn là niềm tự hào chung của cả nước, của các thế hệ con cháu Hồ Chí Minh Tự hào là một trong năm địa phương của cả nước có gắn bó với thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là nơi diễn ra cuộc chia tay lịch sử giữa Nguyễn Tất Thành với cha và anh trai trước khi Người xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước, Đảng bộ và nhân dân Bình Định nguyện ra sức thi đua xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

con tàu của Pháp mang tên “Đơ đốc Latouche Tréville” đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước

Trường mầm non bán cơng Hoa Sen trên đường Phan Bội châu (TP Quy nhơn, Bình Định) - khu vực được xác định là nhà của nhà giáo Phạm ngọc Thọ trước kia, nơi nguyễn Tất

Thành theo học tiếng Pháp.

trong quá trình chuẩn bị xuất dương

tìm đường cứu nước của nguyễn Tất Thành

Trang 9

Cố đô Huế không chỉ đẹp và thơ với sông Hương núi Ngự, với những câu hò mái đẩy, mái nhì mà Huế còn là địa linh nhân kiệt, là trung tâm văn hoá lớn nhất ở miền Trung, nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng, trong đó có Ưng Bình Thúc Dạ Thị mà ngày nay trên thành phố Huế có con đường đẹp mang tên Ông.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 và mất vào ngày 4 tháng 4 năm 1961, ông là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh - con vua Minh Mạng Thân sinh của Ưng Bình là Tiểu Thảo Hường Thiết với hàm Hiệp tá Đại học sĩ, có nhiều sáng tác giá trị như: Tứ Tự Ca (Viết về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng; Liên Hiệp Nghiêm Thị Tập (chữ Hán); Về một bản đồ nước Việt (về đời Hồng Bàng đến 1900)…

Thân mẫu của Ưng Bình là Nguyễn Thị Huệ thông thạo chữ Hán, có nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng như Nhớ quê, Thượng cầm hạ thú (mỗi câu thơ đều có tên cầm và thú xuất gia…)

Con gái út của Ưng Bình là công nương Tôn Nữ Hỷ Khương, một nữ sĩ tên tuổi đã có nhiều tập thơ đã được xuất bản và nhiều bài thơ hay, trong đó có bài nổi tiếng như “Còn gặp nhau” mà nguyên UVBCT Mai Chí Thọ đã trích dẫn trong bức thư gửi Bộ Chính trị cách đây mấy năm và bài thơ này cũng đã được in trên nhiều tờ lịch tết và khắc trên bia đá Giáo sư Vũ Khiêu đã tặng Hỷ Khương hai câu đối:

1 Ngự Lĩnh Hương Giang đồng báo HỷNgọc Đường Kim Mã xuất giai Khương2.Bạn quý bốn phương đều quý bạnThư tình trăm lá gửi tình thơ

Cuộc đời và sự nghiệp của cụ Ưng Bình gần giống như cụ Đào Tấn, tuy cấp độ có khác nhau - Đào Tấn sinh năm 1845 - Ưng Bình sinh năm 1877 cách nhau 32 năm Đào Tấn làm quan tới ba lần Tổng đốc, bốn lần Thượng thư Còn Ưng Bình làm quan cao nhất là Bố Chánh, Phủ Doãn và khi nghỉ hưu mới được phong hàm Thượng thư, rồi Hiệp tá Đối với ông dường như chức tước không quan trọng, thể hiện qua bài thơ sau:

Bạn hỏi tôi thăng chức tước gì?Thưa tôi nỏ có chức quyền chiThượng thơ trí sự về năm trướcHiệp tá vinh hàm thấy bữa niHàng ghế dịch lên năm, bảy tấcThẻ bài thêm lớn một vài lySống lâu ra lão nhờ ơn nướcGhi chữ ơn đề mấy vận thi

(Tháng 2 năm Quý Mùi 1943)

Tuy nhiên, Ưng Bình vẫn gần giống Đào Tấn ở chỗ làm quan trị nước thì ít mà làm “quan tuồng” thì nhiều Cụ thể là hai người này cả cuộc đời giành cho văn thơ và nghệ thuật sân khấu Ưng Bình đã sáng tác gần 1000 bài thơ và các vở tuồng như “Lộ Địch” (bi hùng kịch) “Tào Lao” (hài kịch) Đặc biệt vở tuồng Lộ Địch được Ưng Bình phóng tác từ vở kịch Le Cid của Cornelle (Pháp) Đây là vở tuồng đầu tiên soạn theo tích chuyện phương Tây.

Lộ Địch là một trong những vở tuồng có tuổi thọ rất cao Nếu tính từ đêm công diễn đầu tiên (1936) đến nay, Lộ Địch cũng đã có tới ngàn buổi diễn đạt kỷ lục trong sân khấu tuồng Việt Nam Theo chúng tôi biết, kịch bản tuồng (hát Bội) trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 - thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật tuồng - đa số được khai thác đề tài từ truyện Trung Quốc như Tam quốc, Thuyết Đường, Đông Chu liệt quốc, Thuỷ Hử…

Nhà viết tuồng Ưng Bình Thúc Giạ Thị không hướng vào kho truyện Tàu như những nhà soạn tuồng tiền bối, mà ông chọn tác phẩm văn học cổ điển phương Tây để chuyển sang tuồng Việt Nam, không phải ông sùng bái văn học phương Tây, hoặc muốn “chơi trội” trong làng tuồng lúc bấy giờ, mà ông muốn thử nghiệm nghệ thuật, trước nhất là ông đã tìm thấy được những nét tương đồng giữa kịch bản tuồng truyền thống và kịch bản “Le Cid” của Corneille về mặt nội dung và cấu trúc có chất bi hùng Và kết quả thật bất ngờ, vở tuồng Lộ Địch cũng gần giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du viết theo truyện “Đoạn Trường Tân Thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) Đây là một vở tuồng về cấu trúc cũng như nội dung và ngôn ngữ văn học có chịu ảnh hưởng phong cách nghệ thuật tuồng Đào Tấn (1845 - 1907) Và cũng như Đào Tấn, Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết tuồng không chỉ để diễn, để mua vui cho công chúng, mà quan trọng hơn là đem đến cho người xem một thông điệp lớn hơn về tư tưởng, đẹp hơn về mặt thẩm mỹ và sâu hơn về tính nhân văn

Tuy làm quan trong triều nhà Nguyễn, nhưng Ưng Bình Thúc Giạ Thị vẫn mang tâm sự buồn vì đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị Tâm hồn đó, tư tưởng đó được bộc lộ trong câu hò: “Chiều chiều trước bến Vân Lâu/Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm/Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông/Thuyền ai thấp thoáng bên sông/Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non…” Theo một số nhà nghiên cứu, thì đây là tâm sự của ông đối với nhà chí sĩ Phan Bội Châu trong cuộc hành trình Đông Du tìm đường cứu nước nhưng không thành Riêng bản

GS HOÀNG CHƯƠNG

NHAâN 134 NAêM SiNH vÀ 50 NAêM NGÀy MẤT CUûA ƯNG BìNH THUùC GiAï THị

SƯï CỐNG HiẾN

CUûA MỘT vƯƠNG TOâN

CHO SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ DÂN TỘC

Trang 10

Vở tuồng Lộ Địch được phục hồi không chỉ diễn ở Bình Định mà cả ở TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội qua nhiều năm vẫn được khán giả yêu thích Cũng cần nói thêm rằng, vở tuồng Lộ Địch được phục hồi thành công là do có sự ủng hộ tích cực của hai phụ nữ mê tuồng Đó là nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - con gái út của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh và GSTS Thái Kim Lan - Việt Kiều ở Đức GSTS Thái Kim Lan đã ủng hộ 150 triệu đồng (năm 2000) cho việc phục hồi vở tuồng Lộ Địch ở Nhà hát Tuồng Đào Tấn và cũng chính vị nữ tiến sĩ

triết học này đã tự bỏ tiền túi ra để tổ chức đưa cả một đoàn tuồng hơn 20 người, trong đó có giáo sư Trần Văn Khê từ Paris và tôi từ Hà Nội sang Cộng hoà Liên bang Đức để giới thiệu và trình diễn vở tuồng Lộ Địch trước một đối tượng khán giả đa số là trí thức Đức Khán giả Đức đã đón nhận rất nhiệt liệt vở diễn này Thành công này nếu Ưng Bình được nhìn thấy thì ông sẽ vui sướng như thế nào Lòng yêu thích hát bội của Ưng Bình không chỉ qua sáng tác kịch bản tuồng mà còn thể hiện qua thi ca với nhiều bài thơ hay Trong đó có nhiều bài viết về sân khấu tuồng Tôi xin trích bài: Khai diễn tuồng Lộ Địch:

Rạp hát Vương tôn đã khoát mànĐã ra sân khấu giữa Tràng An Hiếu tình ngắm rõ gương bi kịchThanh sắc mừng thêm vẻ lạc quanGiá ngọc treo cho Đào Hữu Hạnh Nhà vàng dựng để kép Phương Lan Ham vui điệu cũ câu tuồng mớiTri kỷ xin chào bạn khán quan

Một ông quan to, dòng dõi vương triều mà nói: Giá ngọc treo cho đào Hữu Hạnh và Nhà vàng dựng để kép Phương Lan thì còn sự quý trọng nào hơn đối với đào, kép hát và Ưng Bình tự thuật:

Vỹ dạ thôn có lão Vương Tôn là Thúc GiạƯng ca, Ưng hát

Ưng giã gạo, hò khoanHam vui điệu cổ thì đàn

Nghe câu tuyệt xướng muôn vàng cũng muaRõ ràng không có sự đam mê nào hơn đam mê hát bội trong vị Vương tôn Thúc Giạ này.

Cũng lại viết về đứa con tinh thần của mình với nguồn cảm hứng khó tả trong bài: “Đêm diễn tuồng Lộ Địch”

Vẻ bầu thêm rọi nét đơn thanhChịu khó ra công hoá dễ thànhNhờ một tiếng khen cô nữ sĩTrả mười năm nợ chú thơ xanh

Trong tuồng đặng mấy khuyên son đỏGiữa rạp càng nhiều áng mắt xanhNghe ở Thuận Thành ta mới hát Khi vui mới hỏi mệ Ưng Bình

Cụ Ưng Bình còn giành nhiều lời hay tứ đẹp ca ngợi cô đào hát Tuyết Ngọc, quê ở Vinh vào Huế hát 7 năm rồi bế con theo chồng về Vinh, ông luyến tiếc viết:

Giả bạn Ô Châu khách Đế thànhQuê nhà quay quả thiếp ra VinhNgửa hai tay trắng cười duyên phận Vin bốn tay nôi kể sự tình

Đàn khách hãy còn theo dặm tíaPhấn son chưa dễ phụ mày xanhNhớ ơn quân tử thi đề tặng

Nhớ cảnh Hương Giang, nhớ Ngự Bình (Thay lời cô Đào Tuyết Ngọc)

Tình yêu sân khấu, tình yêu nghệ sĩ trong cụ Ưng Bình còn thể hiện qua bài thơ Vịnh cô đào thanh sắc song tuyệt Qua bài thơ ta thấy Ông coi thanh, sắc là yếu tố hàng đầu của người nghệ sĩ và hết lời ca ngợi cái đẹp ấy trên sân khấu:

Rạp có cô đào tác cỏn con

Da như tuyết trắng mặt trăng trònHát hay không đợi theo kèn quyểnSắc đẹp cần chi phải phấn sonChân bước diệu dàng thân liễu yếuMiệng cười vui vẻ đoá hoa nonMỗi khi nàng định lên sân khấuVé cửa chen mua khách đạp dồn

Rõ ràng gánh hát, chỉ cần một cô đào đẹp và hát hay thì khán giả đã chen nhau mua vé vào rạp xem tuồng Cụ Ưng Bình còn vẽ nên cảnh diễn tuồng vô cùng hấp dẫn trong những ngày xuân qua bài Xem hát bội đầu năm:

Mai vàng liễu lục khéo khoe tươiÉn liệng oanh ca trước vũ đài

Giữa cuộc phiền ba xoay chong chóngTrên màn ổi lổi ngó vui vui

Nịnh cười, trung khóc chia hai ngảKép lựa đào tơ sắm đủ vai

Rạp cũ Đồng Xuân năm mới tớiMay xưa lão lại bói tuồng chơi(Xuân Bính Thân 1956)

Cũng qua những bài thơ mà ta có thể thấy được Ưng Bình - Thúc Giạ Thị, một bậc vương tôn cao quý của triều đình nhà Nguyễn mà mê say đào hát tới dường nào Hãy nghe bài: Thế lời cô đào hát nói chuyện với tôi là Thúc Giạ

Thiếp thị Hà Mô lăng hạ trúc/Sắc với hương chưa đủ lối tài ba

Gặp Vương Tôn một tiếng chào qua/Khi may mắn cũng là duyên với phận/Gọi chút nở nang lần má phấn/Dễ không ghi tạc tấm lòng son/Mãi như ri hoa nở trăng tròn/ Chưa đúng khúc Châu Lang còn ngoảnh lại/Xa xa chạnh cảnh Tầm Dương điêu sái/Đặng Giang Châu nghe mãi tiếng đàn chăng?

Là một ông quan văn có tấm lòng yêu dân yêu nước cả đời chỉ làm việc tốt, việc nghĩa Ưng Bình luôn ví mình là một kép hát chân chính trên sân khấu:

Thuở ra sân khấu không làm rộnKhi hạ vai tuồng ít hổ ngươi…

Đây là hai câu tuyên ngôn của cụ Ưng Bình thể hiện một nhân cách lớn của một danh nhân văn hoá.

Ngày 28/11 năm 1940 sau nghỉ hưu lại ra làm Tư vấn Viện trưởng viện dân biểu Trung Kỳ, Ưng Bình lại viết bài thơ tự ngụ: Anh kép hát tuổi già tự thuật cho nhớ tiểu sử:

Chân hia tay giáo bỏ đã lâuChẳng tới lui nơi rạp hát chầuQuên lửng trống kèn thay đổi nhịpNhớ chăng Nam, Khách một vài câuMẹo tuồng xưa chỉ pho Tam QuốcTấn kịch nay, dồn chuyện Ngũ ChâuKhoẻ bước mình ra sân khấu lạiSắm vai quan lão sẵn chòm râu.

Đây là bài thơ hay thể hiện đầy đủ nhất tâm hồn và tình yêu của cụ Ưng Bình đối với nghệ thuật hát bội Chứng tỏ lúc còn trẻ ông đã từng thông thạo chân hia, tay giáo, thông thạo cả hát khách, hát nam, đến lúc già rồi, râu tóc bạc phơ mà ông vẫn mong được ra sân khấu “sắm vai quan lão sẵn chòm râu”.

Trong lịch sử sân khấu dân tộc, thật hiếm có những ông “quan tuồng” như Đào Tấn, như Ưng Bình Thúc Giạ Thị Xin được mở ngoặc, cũng có những quan tuồng như Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải nhưng lợi dụng tuồng để ca ngợi chính quyền bảo hộ, chống lại những bậc trung thần yêu nước như những vở Tượng Kỳ - Khí Xa và Tây Nam Đất Bằng của Hoàng Cao Khải tổng trấn Bắc Kỳ Chính nhờ có những ông quan nghệ sĩ có lòng yêu dân yêu nước mà nghệ thuật của cha ông ta mới được bảo tồn và phát huy cho tới thời đại Hồ Chí Minh và dưới ánh sáng của Đảng cộng sản Việt Nam càng thêm đơm hoa kết trái Vì vậy mà việc hội thảo, kỷ niệm 50 ngày mất của danh nhân văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị là nhằm nhớ lại, tôn vinh và đánh giá một con người đã cống hiến cho sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà là việc làm hết sức có ý nghĩa.

Trang 11

Năm 1941, khi tổ chức chương trình văn nghệ hàng năm của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Nội, tôi có đề nghị đưa lên sân khấu ba điệu hát dân gian, để chứng tỏ rằng dân Việt ba miền Bắc Trung Nam, tuy có giọng nói và nét nhạc dân gian khác nhau, nhưng cùng chung một ngôn ngữ Sinh viên miền Bắc hát bài cò lả, miền Trung hò mái nhì và miền Nam hò cấy Câu hò trên sông Hương năm ấy do chị Phùng Thị Cúc, sinh viên nha khoa, ngày nay là chị Điềm Phùng Thị, một nhà điêu khắc Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, biểu diễn trên sân khấu và dạy lại tôi:

Sen xa hồ, sen khô hồ cạn

Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng

Vàng cầm trên tay rớt xuống không phiềnAnh xa bạn cũ biết mấy niên giải sầu!

Năm 1951, tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu để soạn luận án Tiến sĩ về âm nhạc, tôi gặp trong bảo tàng viện Guimet đĩa hát Beka số 20324 ghi

lại câu hò mái nhì có hai giọng nữ cho câu kể câu xô, và tiếng đàn nhị mà tôi nhận ra là của giáo sư Nguyễn Hữu Ba Đĩa hát đó không ghi rõ năm in, nhưng thuộc loại đĩa phát hành lối 1937-40 Trong đó có câu hò:

Một vũng nước trong, mười dòng nước đục,Một trăm người tục, một chục người thanh.Biết đâu gan ruột gởi mình,

Mua tơ theo lấy tượng Bình Nguyên Quân.Tôi rất thích thú học câu hò này, mà lúc ấy tôi còn nằm trong bệnh viện chưa đi nước ngoài trình diễn giới thiệu nhạc Việt Nam.

Năm 1954, khi hoàn toàn xuất viện, tôi lại gặp trong Bảo tàng viện Con người, một băng từ ghi âm câu hò mái nhì do chị Châu Loan biểu diễn tại Varsovie (Ba Lan), giọng chị trong mát như suối nước sông Hương, tôi chép lại và học thật kỹ cách luyến láy của chị vì tôi nói tiếng Việt rặt giọng miền Tiền Giang, bắt chước được giọng Bắc khi học Y khoa tại Hà Nội, mà giọng miền Trung thì chịu

thua Không nói được tiếng Việt Nam theo giọng Huế, nhưng khi hò mái nhì, tôi theo cách buông hơi, luyến láy của chị Châu Loan nên các bạn tôi gốc Huế đều cho là “nghe có hơi Huế lắm”.

Từ đó, khi nói chuyện trên đài BBC (Anh quốc), trong chương trình tiếng Việt, hay có lúc đi giới thiệu nhạc Việt Nam trong 24 tổng nước Thụy Sĩ cho hội “Thanh niên yêu nhạc” và sau này trên 40 nước đã mời tôi thuyết trình về nhạc truyền thống Việt Nam, đi đâu tôi cũng hò câu:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?Thuyền ai thấp thoáng bên sông,

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non! Tôi đinh ninh đó là câu hát trong dân gian, như những câu hò cấy miền Nam, hò khoan Quảng Ngãi, hò giã gạo miền Trung, không ai biết tên người nào đã sáng tác ra những câu hò được truyền tụng như thế.

Mãi đến sau, khi gặp hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương, trong một câu chuyện, tình cờ Hỷ Khương cho tôi biết rằng câu hò đó do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sáng tác, tôi rất xúc động, vì một nhà thơ sáng tác một câu hò hay điệu hát mà dân gian chấp nhận không còn nhớ tên người đặt, tức là nội dung câu hò điệu hát đó phù hợp với cảm nghĩ, suy tư, hay hoài bão, nguyện vọng của dân chúng, nên đã đi thẳng, đi sâu vào lòng của dân chúng, lời lẽ bình dân, dễ nhớ, dễ truyền, và dân chúng đã chắt chiu gìn giữ, truyền tụng từ người này đến người khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau Ít nhà thơ nào, trừ ra cụ Nguyễn Du với truyện Kiều được dân chúng nhớ lời thơ mà quên tên tác giả như thế.

Đến năm 1992, khi nhận quyển “Thơ ca” tuyển tập của cụ Ưng Bình Thúc GIạ Thị, đọc trang 314-316, tôi thấy rằng chẳng những câu hò “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”, mà câu “Một vũng nước trong, mười dòng nước đục”, cùng với tám câu hò khác, đều do cụ Ưng Bình sáng tác, cho người chèo thuyền hát trên sông Hương.

Câu hò “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” từ mấy chục năm nay đã được nghệ sĩ ca Huế dùng làm câu mở đầu để ca bài ca Nam bình Một mặt vì thang âm điệu thức của câu hò và của bài Nam bình giống nhau trong cách dùng mấy chữ xự non, xang già, xê, cống hơi non Cũng có lẽ câu hò kết thúc bằng hai chữ “nước non” - “đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non” để tiếp theo hai chữ đầu trong bài Nam bình… “Nước non ngàn dặm ra đi”…

Câu hò đó đã gợi hứng cho nhạc sĩ Thúy Hoan sáng tác bài “Tình ca xứ Huế” được phổ biến rộng rãi khắp năm châu, Hải Phượng đã ghi âm cho hãng đĩa OCORA bên Pháp năm 1994.

Trong đĩa hát Echoes of ancestral Voices - Tiếng ngàn xưa số MD 3199 do Lê Tuấn Hùng và Đặng Kim Hiền thực hiện và hãng đĩa Move Records PMI phát hành tại Úc năm 1997, bài thứ 8 là câu hò “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” do Kim Hiền hò và tự đệm đàn nguyệt, có Lê Tuấn Hùng phụ họa đàn tranh.

Giáo sư John Balaban, người Mỹ trước kia thuộc đại học Massachusset, nay là Giáo sư đại học Miami, khi nghiên cứu về ca dao Việt Nam vào những năm sau 1971-72 có dịch câu hò ra tiếng Anh Thuở ấy, ông chưa biết rằng câu hò “Trước bến Văn Lâu” là do cụ Ưng Bình sáng tác Sau này tôi có dịp gặp ông mấy lần và nói chuyện với ông về xuất sứ câu hò và cách dịch câu hò “Trước bến Văn Lâu” ra tiếng Anh mà tôi gặp một khó khăn là khi dịch Chiều chiều (Evening after evening) - ai ngồi (sitting), ai câu (fishing), ai nhớ ai trông (remembering), ai thương ai cảm (loving) Nhưng tôi không tìm ra chữ nào có âm “ing” cho có vần có điệu vì sầu thảm tôi chỉ biết mấy chữ “sad” hay “sorrowful” Ông Balaban đề nghị chữ “grieving” tôi sung sướng quá!

Năm 1994, trong tạp chí Asian Arts and tures (Nghệ thuật và văn hóa Châu Á) số đặc biệt về Việt Nam vol VII, No 1, winter 1994 (Mùa đông năm 1994), ông Balaban đăng một bài về ca dao Việt Nam Khi dịch lại câu hò Trước bến Văn Lâu, ông có thêm câu thơ ấy do cụ Thúc Giạ Thị (tên thật là Ưng Bình) đặt ra trong lúc vua Duy Tân bỏ kinh thành, hoạt động bí mật chống Pháp Câu dịch của ông như sau:

Cul-Evening before te King’s Pavillon

People are sitting, fishing, sad and grievingLoving, in love, remembering, waiting, watchingWhose boats plies the river mists?

…offering so many rowing songs

That moves these moutains and rivers, our nationCâu dịch rất sát nghĩa, nhưng chưa dịch thoát được chữ “ai” khi ông dùng chữ “people”.

Tưởng nhớ ngày sanh của cụ, nếu căn cứ theo luật vô thường có sanh thì có tử Nhưng thi ca của cụ, nhất là câu hò bất hủ của cụ sẽ còn vang mãi trong lòng người Việt, và chiều chiều các đoàn nghệ thuật ca nhạc Huế, đều dùng câu hò “Trước bến Văn Lâu” để chiêu đãi du khách dạo thuyền trên sông Hương ngày nay và mãi đến mai sau.

và cụƯng Bình Thúc Giạ Thị

Câu hò

trên sông Hương

GS.TS TRẦN VĂN KHÊ

Trang 12

22Vùn Hiïën

ViïåT nam 23Từ khi được biết và làm việc chung với GS Hoàng

Chương, ông thường có ý khích lệ bằng cách khen tôi một chút ở một khía cạnh nào đó Ông là người tổ chức hội thảo về Văn học Nghệ thuật nhiều nhất nước ta; giấy mời nào gửi đi cũng tặng cho đối tác dòng chữ … “Đây là vấn đề mà Quí vị quan tâm” để tạo nên sự cộng hưởng khó mà từ chối cộng tác.

Thân thế sự nghiệp to lớn của Ưng Bình Thúc Giạ Thị với tôi là một phạm vi hẹp về kiến thức hiểu biết, nhưng nhớ là vài năm gần đây Nhà hát Tuồng Đào Tấn có đưa vở diễn sang Đức trình diễn, giao lưu và được đánh giá cao về quan điểm học thuật (kết hợp Âu - Á) và trình độ cao của các nghệ sĩ và nhạc công diễn tấu.

Nhận giấy mời viết tham luận lần này, tôi rất phân vân vì sự cảm nhận thực tế của tự thân là không nhiều, nhưng “nhà vận động” Hoàng Chương lại thay đổi chiến thuật là sẽ gửi tài liệu cho tôi, có thể từ đó tôi cảm xúc được gì chăng?

Và khi nhận được rồi đọc “Tiếng hát sông Hương” của Lão Nhân và tập “Hồi ức về cha tôi” của Tôn Nữ Hỷ Khương; rồi đọc lại Le Cid, tham khảo thêm một vài tài liệu và cuối cùng là đọc và khảo cứu trực diện với văn bản Tuồng “Lộ Địch” thì “sự muốn viết” đã đến với tôi.

Tôi khâm phục một chi tiết này; ngày 4 tháng 4 năm 1961 Lão Nhân tạ thế - thọ 85 tuổi, nhưng đã 10 năm trước đó - 1951 Cụ đã làm lễ “điếu sống” mình … như một người hiểu tường tận Quy luật của Sống - Chết, của Sinh - Diệt, của Giá trị và Hư không, mà cao nhất là “Vô” - dù Cụ để lại một gia tài Văn chương đồ sộ, bất hủ, nhưng cao hơn là một hệ Ý thức về Cảm nhận, Nẩy sinh, Phát triển, Truyền bá… sâu rộng, gia giáo và thuần phong mỹ tục bao nhiêu - thì lại càng thấy cốt cách Nhân văn, giá trị Nhân bản trong Thế thái - Nhân tình” đã được mở rộng từ giáo lý nghiêm ngặt đến các hành vi đời sống của từng cá nhân, gia tộc, dòng họ, đến cộng đồng.

Tôi nhớ đến nhà văn người Nga Đôtstôiepxki được gỡ giải băng bịt mắt khi chờ loạt đạn của bản án được thực thi, để từ cái điều như là từ “cõi chết” trở về đặng làm nên “Anh em nhà Karamagiốp” hoặc “Chàng Ngốc”…

Còn Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng như đã tự thẩm thấu cái Tử - để có 10 năm sau là tự “tái sinh” làm nốt sự nghiệp truyền đạo bằng sự lấp lánh cái đẹp trong tình huống thi cảm, trong từ chương giản đị dễ gần và dễ nắm bắt để hiểu được cho nhiều người Ưng Bình không hạ thấp vai trò nhận thức của giới thượng lưu và không làm tổn thương đến lòng tự trọng của công chúng bình dân - nếu phải làm cho sự cảm thấu quá dễ dàng (nếu không muốn nói là buộc phải làm cho thấp kém xuống).

Cụ giữ được tính Cương thường chuẩn mực cần phải có của Xuất thân, của Tự Hạnh, của đạo Tôi - Trung, và biết “dâng tặng” báu vật đó cho triệu người cần lao ham học và khát khao điều thiện và phải được đối xử theo nguyên tắc của lẽ công bằng, bác ái.

Tôi ngạc nhiên là trong tản mạn thi ca của Cụ - nhiều đề tài rất đại chúng lại đã được một bậc Hoàng thân lưu tâm và phản ánh Nào là “đi chơi thuyền” , “đi dạo”, “về hưu”, “viếng”, thơ cho các Danh nhân hào kiệt, khuyên học Phật

Nhưng sững sờ nhất là các bài như: “Cơm độc lập, nước tự do”, rồi “Khuyến học bình dân học vụ” với những lời đẹp đẽ như: “Vàng chất nên non, không bằng cho con biết chữ” hoặc “Đến ngày nay đã xây nền độc lập”… và đó bài “Bản đồ nước Việt Nam” (1948), “Dòng sông Bến Hải” (1954) đau đáu khát khao về sự hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước và thấy cả được nguyên nhân của chia lìa…

Cụ yêu nước bằng ý thức của giai tầng cao nhưng lại biểu hiện trên diện rộng của tâm thức nhân dân Ý chí sĩ phu bộc lộ trong khao khát nhân quần Người ở vị thế cao mà không tự phụ, đem cái sang cả đó đặt vào chúng dân như vị thế một lãnh tụ hướng đạo tinh thần, góp một tay chèo định hướng con thuyền Đại Việt đương đại của thế kỷ XX đầy biến động và thay đổi toàn diện về cơ tầng, cơ chế xã hội Việt Nam.

Vì sao Ưng Bình Thúc Giạ Thị lại chọn Le Cid của Corneille để làm nên một bản Tuồng Việt có giá trị kinh điển mẫu mực Có thể Cụ nhận thấy cái “Bi” và “tinh thần anh hùng” của các nhân vật từ nguyên tác chăng? Cụ nhận ra được mối tương quan của Trung - Hiếu và Ái tình là 3 điều căn bản của xã hội ta chăng? Bởi vì giai đoạn thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XX - Văn hóa và Sân khấu Pháp, tiếng Pháp, nếp sống Âu Châu qua người Pháp đã tác động rất lớn đến mặt bằng và sự phát triển của xã hội, văn hóa, kinh tế, ý thức của Việt ta rồi 1911 đã có Nhà hát Tây Hà Nội; 1923 thì Nhà hát Lớn Hải Phòng; kịch nói đã xuất hiện, Cải lương đã có dấu

hiệu hưng thịnh trong quảng bá … Và 1928 đã có được Đông Lộ Địch nơi kinh đô Huế là sao? Danh nhân đất Thần kinh đó sao lại tìm vào “tính bi tráng” theo số phận những con người kiệt xuất của Corneille trong Le Cid từ xa xưa? Tác phẩm Văn học kịch hát Bội cho dù phóng tác là “Đông Lộ Địch” kia phải có tuyên ngôn về tính sử học cho sự ra đời của nó và tư duy mục đích tư tưởng và thẩm mỹ của tác giả chứ?!

Từ một tác phẩm kịch kinh điển của châu Âu Hoàng thân, nhà Văn hóa Việt - Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã “soạn” một bữa tiệc tình thần bằng Văn học và một sự biến hóa hợp lý cho “thực khách” sân khấu hát Bội của nước ta nói riêng và của công chúng sân khấu Việt nói chung Và Cụ đã minh chứng một chân lý của Văn hóa nhân loại là “không biên giới” khi tác phẩm bất kỳ nào đó của bất cứ quốc gia nào đó mà vẫn đặt ra và đi tới những vấn đề cốt lõi của bản tính nhân văn cao cả, thậm chí được bộc lộ và diễn đạt bằng các biến tấu của nó.

Để nói về Con Người (viết hoa) có một câu thành ngữ: “Đã là Con người thì máu phải đỏ và mồ hôi phải mặn” Đó là hai mẫu số chung cho việc lấy con người, tính người, đặc trưng người, số phận con người… làm đối tượng sáng tạo trong văn nghệ Từ đó phân định, mặc định cách hành động và xử lý các tình huống mà thôi!

Lại có một nhận định ở cuối thế kỷ trước đầu thế kỷ này là: Cái gì còn lại chưa bị mất đi trong cuộc giao lưu và xâm lăng Văn hóa kinh tế xã hội đương đại này - thì cái còn lại đó là: bản sắc dân tộc.

Huruki Murakami - nhà văn Nhật Bản (tác giả của các tiểu thuyết đã được dịch như: “Rừng Na uy”, “Biên niên ký chim vặn dây cót” và “Kapka bên bờ biển”…) có một định ngữ: “Thì ra, mỗi chúng ta chỉ là một quân cờ trên bàn cờ bộn bề của cuộc đời này, mà người cầm quân lại là Định mệnh”.

Vậy các nhân vật có tâm hồn lớn và các hành động đầy tính bi tráng, tiêu biểu trong Le Cid được mang theo số phận và định mệnh nào mà họ phải hoàn thành các nhiệm vụ như là sứ mệnh được định sẵn, quyết liệt và đau đớn đến thế?! Đó phải chăng là sự được nhào nặn từ quan điểm của Corneille khi ông khẳng định “Hành động là linh hồn của bi kịch và phải là duy nhất; trong kịch người ta vừa nói vừa hành động và nói để hành động Và khi đã hành động thì nhân vật kịch phải vươn đến mục đích của hành động, phấn đấu cho điều đó dù có phải trả giá bằng mất mát, đớn đau, thậm chí phải hoặc cần trả bằng cái chết” Trong Le Cid và Lộ địch có nhiều cái chết nhưng đều được hai tác giả đặt cho các nội dung cao, chết xứng đáng và xin được chết (như lớp dâng gươm xin được chết của Lộ Địch với người yêu là Chi Manh vì Chàng đã gây ra án mạng là giết chết cha Nàng) Các tình huống giết người đó đều vì danh dự, vì chữ tín của một lời nhờ hoặc một lời hứa nhận mà trang nghĩa sĩ không thể không làm.

“Tôn kính một sự

ĐẠO DIỄN, NSƯT LÊ CHỨC

(TỪ “LE CID” CỦA CORNEILLE ĐƯỢC

CHUYỂN HÓA THÀNH TỰU “ĐÔNG LỘ ĐỊCH” CỦA HOÀNG THÂN ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ)

Tuồng “Lộ Địch” diễn lần đầu tiên tại rạp Xuân Kinh Đài, Huế, năm 1928

74 năm sau, năm 2002, “Lộ Địch” được diễn lại tại munich, Đức, do GS.TS Thái Kim Lan tài trợ

Trang 13

Đó như là một mặc định về nhiệm vụ, về tính cách và hành xử của các nhân vật anh hùng, của lòng Trung “trước Quân vương” sự Hiếu thảo của tình Phụ - Tử và cái Tình của Giai nhân với Anh hùng, tự biểu hiện trong cao cả trước Danh dự cá nhân.

Ở một cuộc hội thảo trước đây về Tuồng - Tôi đã có ý kiến là: Tuồng không chấp nhận trong mình những con người “tiểu nhân”, các hành vi “biển lận”, nhỏ nhen Nếu có phải đề cập tới thì các cụ nhà ta đã “găm” vào bản mặt nó cái mầu trắng - bạch diện phản trắc, như đánh dấu một sự định hình, định tính rồi.

Trong Le Cid và Lộ Địch cũng là vậy Đó là những con người tầm cỡ như Cát Ty Vương (Fernad, Roi de Castille); như Lộ Yết (Diègue) thân sinh ra Lộ Địch (Rodirigue), rồi Ngô Mặc (Gormas) thân sinh ra nàng Chi Manh (Chi mè ne), nữa là Uy Lạc Công chúa (Uraque infante de Castille) … và các nhân vật khác mà môi trường sống của họ là ở nơi Cung điện; những vấn đề đặt ra cho họ phải vươn đến và trả lời là ở những phạm vi lớn có ý nghĩa của danh dự, giá trị của Quân - Thần; Phụ - Tử, trong các mối quan hệ rường cột nơi triều chính.

Không có chỗ cho các con người nhỏ nhen và các hành vi tẹp nhẹp trong kịch của Corneille và trong Tuồng của Ưng Bình Thúc Giả.

Cấu trúc “Đóng” của kịch cổ điển Châu Âu với thi pháp của luật “Tam duy nhất” đã làm cho Le Cid được cấu trúc chặt chẽ, nghiêm cẩn, căng thẳng của sự phát triển nhanh và dồn nén các sự việc, sự kiện, các xung đột đối kháng đến hủy diệt.

Cấu trúc “Mở” của Sân khấu truyền thống Việt đã qua tư duy, dựng ý cấu tứ của Ưng Bình Thúc Giạ Thị mà được Việt hóa theo nguyên tắc “tuần tự vi tiến”, không gian hành động được mở rộng theo thời gian diễn tiến; Cụ lại thêm vào một số các vai Hầu, Lính, Đại tướng nước Mô, Hàn Lâm quan, Thể nữ … cho phù hợp và cân đối trong tương quan xã hội, cấp bậc của cách nhìn Việt Nam trên Sân khấu Tuồng truyền thống Từ đó mà khẳng định là Cụ dựa vào nguyên tác để sáng tạo một bản mới cho Sân khấu Việt.

Cụ lại còn ghi sẵn cả cách hóa trang định hình cho từng nhân vật nữa Chi tiết để cho nàng Chi Manh qua bao nỗi trầm luân của “Đời là bể khổ, Tình là giây oan” - gửi phần đời còn lại vào nơi cửa Phật để rũ áo bụi trần, đến với Giác Ngộ tâm linh (thay vì nguyên gốc là vào với Nhà tu của Đạo giáo) là một động thái cao tay trong niềm tin và tinh thần Việt với Quốc đạo Phật của Đại Việt.

(Từ món “khoai tây” - Pomme de tèrre, Ưng Bình Thục Giạ đã cho ta cái vị “khoai lang” hợp khẩu vị văn hóa và sở thích)

Từ đó làm tôi liên tưởng đến công lao tầm cỡ thiên

tài của W.Sếchxpia đã sáng tạo nên các kịch bản của mình trên các nền tảng đã có trước, bổ sung và làm thay đổi “nguồn gốc” mà không làm sai lạc bản tính Con người nhân vật, mà bồi bổ cho những yếu tố có phần “ngoại lai” đó thành một bản thể mới của kết quả nhận thức, sáng tạo và truyền bá.

Cụ lại cho Lộ Địch lập thêm chiến công vì Quân vương xã tắc là đánh thắng giặc Mô rồi mới dâng gươm xin chết dưới bàn tay của Người tình để trả nợ cho kiếp nỗi Nhân Sinh - tức là đưa cao thêm lên để chuẩn bị cho một “cú” hạ xuống - thì Chi Manh phải nhận thức lại tình huống là Nàng đang “mắc cạn” giữa tấm lưới Định mệnh của những người ruột thịt – của nhiều, nhiều giọt máu đào.

(Như Hamlet đâm chết người cha của ÔphêliaNhư Rômêô đâm chết Ti Bân của phía nhà Juliet vậy)Con người và tài năng sáng tạo Văn hóa đẳng cấp cao của Hoàng thân Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm tôi liên tưởng đến Bá tước Lep Tônxtôi và các tác phẩm vĩ đại của Ông.

Chỉ có những Trí tuệ sáng láng trong những Con người tầm cỡ uyên thâm mới bàn đến được những số phận của các Cuộc đời lớn.

Và họ nối cánh cho nhau - để từ “Le Cid” của neille - kinh điển Châu Âu, có được một “Đông Lộ Địch” của Ưng Bình Thúc Giạ - kinh điển Tuồng Việt.

Cor-Nghệ thuật không biên giới Trí tuệ của các Vĩ nhân và Con người theo đúng nghĩa Con người là thế.

Đọc vào Văn bản kịch của Cụ - tôi thấy quá chi tiết và đầy đủ với phẩm hạnh một soạn giả, một “thầy tuồng” viết cả ra cho người đọc, người dựng trò - xếp lớp, người diễn vai…

Nhưng Tôi không dám “lạm ngôn” về các bậc tiền bối Tôi xin được dùng chữ Tôn kính ở đề tựa phần “thưa” này.

Đã từng có 1 Nguyễn Du biến hóa “Đoạn trường tân thanh” của Thanh Tâm tài nhân - thành Truyện Kiều - Việt Nam bất hủ.

Lại có 1 Đào Tấn, Đào Duy Từ, Nguyễn Hiển Dĩnh…Kịch nói Châu Âu sau này lại được chuyển hóa thành kịch Việt Nam bởi Thế Lữ, Vũ Đình Long, Lê Đại Thanh, Lan Sơn, Đoàn Phú Tứ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng…

Văn hóa Pháp bước sang lĩnh vực tâm sinh lý Người Việt và môi trường Văn hóa Việt - đã được những danh nhân kẻ sỹ tiên phong uyên bác đó nhận sứ mệnh trung chuyển và làm phong phú thêm các thành tựu của sự tiếp thu và phát triển các giá trị được chọn lọc và làm cho phù hợp với Tâm thức Việt.

Sự sang cả Văn hóa tối huệ cho ta sự trọng thị “Le Cid” của Corneille và “Lộ Địch” của Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

Hà Nội, tháng 09.2011

Tuồng này gọi là tuồng “Lộ Địch”, vì sự tích quan yếu do Lộ Địch, vai chính trong tuồng, cũng như tuồng “Lý Phụng Đình” và “Đào Phi Phụng”, sự tích tại Lý Phụng Đình và Đào Phi Phụng mà ra.

Tuồng “Lộ Địch” tôi soạn phỏng theo vở kịch “Le Cid” của ông Pierre Corneille Một kịch sĩ trứ danh thế kỷ 17 bên Pháp.

Nhưng vì nhiều lẽ, tôi đã phải châm trước ít nhiều tác phẩm của kịch sĩ Pháp Muốn giải thích các lý do ấy, tôi tưởng cần phải tóm tắt sự tích tuồng “Le Cid”:

“Lộ Địch (Rodrigue), con trai Lộ Yết (Don Diègue) và Chi Manh (Chimène), con gái Ngô Mặc (Gormas) yêu thương nhau và sắp kết duyên với nhau, nhưng giữa Lộ Yết và Ngô Mặc là quan đồng triều, một hôm xẩy ra cuộc xô xát vì vấn đề danh vọng Tuổi già sức yếu, Lộ Yết bị Ngô Mặc tát tai làm nhục Không thể tức thời tuốt gươm rửa hận, Lộ Yết đành phải về nhà cậy con trả thù Hiếu, tình cân nặng hai vai, Lộ Địch đứng vào một tình thế đau đớn Nhưng đã là đấng trượng phu, chàng phải lấy hiếu làm trọng, chàng liền đi tìm Ngộ Mặc và sau một cuộc tranh đấu gay go, chàng giết được kẻ thù của cha

Làm tròn bổn phận đối với cha, Lộ Địch muốn trọn tình đối với ý trung nhân Chàng ra mắt Chi Manh, trao nàng thanh gươm và đưa đầu chịu chém.

Noi gương Lộ Địch, Chi Manh cũng coi nhẹ ái tình: đối với nàng, Lộ Địch không thể còn là người yêu, mà chỉ là một kẻ thù Nhưng vì không muốn cầm thanh gươm đã sát hại cha mình, nàng bèn đến trước bệ rồng, xin Cát Ty Vương cử người hiệp sĩ phục thù thay thế cho nàng.

Gặp lúc giặc Mô xâm lăng bờ cõi, vua phải cử Lộ Địch cầm quân chinh phạt Thắng giặc Mô, Lộ TUỒNG

Lộ Địch

ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ

Cho đến nay, vở tuồng “Lộ Địch” do Ưng Bình Thúc Giạ Thị phóng tác từ kịch “Le Cid” của nhà viết lịch Pháp Corneil vẫn được coi là một mẫu mực trong việc chuyển biên một tác phẩm sân khấu phương Tây lên sàn diễn sân khấu truyền thống Việt Nam Ưng Bình Thúc Giạ Thị giúp chúng ta hiểu những suy tư của ông trong quá trình chuyển biên tuồng “Lộ Địch” qua bài viết này.

Trang 14

Cốt chuyện “Le Cid”, là do ở chỗ xung đột, đau đớn và mãnh liệt giữa hiếu để và tình cảm, giữa bổn phận và sự say mê Gốc tích hai chữ “Conflit conrnélien”, rất thông dụng trong Pháp văn, để tả những trường hợp tương tự.

Sự tích tuồng “Le Cid” có đủ trung, hiếu, tiết, nghĩa, nên tôi xét có nhiều điểm rất hợp với tinh thần luân lý Á Đông Như vậy, kịch Pháp có thể dung hòa một phần nào với tuồng ta; đó là lý do khiến tôi phỏng theo tuồng “Le Cid” mà diễn tuồng “Lộ Địch”

Tuy vậy, về phương diện kết cấu và hành văn tuồng “Le Cid” của ông Pierre Corneille có nhiều đặc điểm cần phải giải thích Tuồng này vốn soạn theo một văn pháp rất nghiêm ngặt, do Văn Phái Cổ Điển Pháp (Ecole classique) nêu ra, gọi là văn pháp “Tam Duy nhất”, (Règle des Trois Unités): Kịch chuyển duy nhất (Unité d’ action, thời gian duy nhất (Unité de temps), và địa điểm duy nhất (Unité de lieu) Thi sĩ và phê bình gia Boileau, mà ai ai cũng coi như nhà sáng tác lý thuyết, cầm cương nảy mực Văn Phái Cổ Điển, đã tóm tắt luật “Tam Duy Nhất” trong hai câu thơ:

Qu’un seullieu, un seul jour, un seul fait accompliTiennent juspu’ laf jin le spectacle rempli(Tấn tuồng từ đầu đến cuối phải diễn ở một nơi, trong một ngày với một sự tích)

Theo luật lệ này, từ đầu chí cuối, tấn tuồng phải kết chung quanh một sự tích duy nhất, không được có những chuyện lặt vặt kèm theo, các lớp lang không được rườm rà, lạc đề Đó là phép “Kịch chuyển duy nhất” (Unite’ d’action) Để cho cốt chuyện được minh bạch rõ ràng hơn nữa, thì sự tích phải thu lại trong một thời gian ngắn (24 tiếng đồng hồ là cùng): đó là “Phép thời gian duy nhất” (Unite’ de temps) Đã thu gọn tấn tuồng chỉ có thể diễn tại một điểm nhỏ hẹp, như một dinh thự, một công đường, một công viên, vân vân Đó là “Phép địa điểm duy nhất”.

Luật “Tam Duy Nhất” vốn gốc ở các tác phẩm văn sĩ Hy Lạp Aristote và đã áp dụng một phần nào đời Thượng Cổ Sở dĩ các văn sĩ Pháp thế kỷ 17 lại nêu ra là vì các tấn tuồng từ thời Trung Cổ Pháp cho tới đầu thế kỷ thứ 17, diễn trên sân khấu nhiều khi có vẻ nghịch mắt trái tai Thường khi cốt chuyện quá rườm rà, gồm những lớp lang xảy ra ở những nơi rất xa nhau, hoặc cách nhau hàng năm hàng tháng Tuy thế nhà dàn cảnh cũng cứ trình bày cùng một lúc, khiến người xem phải cố tìm mà hiểu, ép trí óc để mà nhận định Luật “Tam Duy Nhất” đặt ra, mục đích để chấm dứt tình trạng ấy.

Ngoài ra, phong tục thế kỷ 17 bên Pháp, hay nói cho đúng, giai cấp quý tộc thời đó – còn có những lề thói mà nhà soạn kịch phải tôn trọng, tỷ như không được phô diễn những cảnh sỗ sàng, rùng rợn, chém giết đổ máu trên sân khấu, vân vân Theo một câu thơ của nhà phê bình Boileau: “Những cảnh nào khán giả không mục kích được, kịch sĩ phải thuật lại cho nghe” (Ce qu’onine doit point voir, qu’un récit nous lé xpose” Vì vậy nên nhà soạn kịch luôn luôn phải áp dụng phương pháp thuật chuyện, và tránh hiện hình hiện trạng.

Nói tóm lại, văn Pháp “Tam Duy Nhất” nêu lên thành một luật lệ nghiêm ngặt, trước hết mục đích để cho tích tuồng có mạch lạc, khỏi rườm rà và tránh những lớp lang nghịch mắt; sau nữa, cũng ngụ ý chiều theo phong tục thời bấy giờ.

Sang thế kỷ thứ 19, Văn Phái Lãng Mạn (E’cole Romantic que) chỉ trích luật lệ “Tam Duy Nhất”, cho là chính các tấn tuồng cổ điển, vì ép sự tích phải diễn ra ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian quá ngắn, nên nhiều khi không có vẻ đúng sự thực Đồng thời phương pháp thuật chuyện còn làm cho các vai tuồng phải nói và tả cảnh rất nhiều, vì thế mà người nghe có lúc chán tai, tấn kịch kém bề linh động.

Đây không phải là chỗ để khen chê, và thiên về Văn Phái Cổ Điển hoặc Văn Phái Lãng Mạn Nhưng dù sao ta cũng phải nhận rằng, cần giàu trí tưởng tượng lắm mới có thể tin trong 24 tiếng đồng hồ, Lộ Địch có đủ thời gian giết Ngô Mặc, gặp Chi Manh, dẹp tan giặc Mô, rồi lại đánh bại Sanh Sơ.

Tuồng “Lộ Địch” phỏng theo tuồng“Le Cid”, chứ không phải bản dịch nguyên văn tác phẩm của ông Pierre Corneille Tinh thần và sự tích lấy theo vở kịch Pháp, nhưng lớp lang mực mẹo đều theo tuồng hát ta Tuồng ta không phải tôn trọng luật lệ “Tam Duy Nhất” nên sự tích diễn ra có thể bao hàm một thời gian khá lâu và xẩy ra trong một phạm vi khá rộng, miễn khán giả có cảm tưởng kịch hát không xa sự thực.

Ngoài ra, tuồng ta cần phải linh động và không câu nệ như tuồng cổ điển Pháp, cho nên cần phải có hiện hình, hiện trạng mới hợp sở thích khán giả, không thể chỉ áp dụng phương pháp thuật chuyện để mô tả các biến cố xảy ra.

Ấy là các lí do chính đã khiến tôi châm chước vở kịch “Le Cid” khi soạn tuồng “Lộ Địch”.

1 Như lớp Lộ Địch giết Ngô Mặc , thì trong “Le Cid” chỉ nói lược qua; bây giờ diễn hí ra phải cho có hiện hình hiện trạng, nên tôi phải đặt thêm lớp Ngô Mặc đi săn Bạch Tùng Sơn, Lộ Địch lên đó lựa lời êm thấm, bày giải thiệt hơn cùng Ngô Mặc, xin Ngô Mặc hãy đến nhà thân sinh chàng mà chịu lỗi, nhưng Ngô Mặc không nghe, lại còn tỏ ý khinh thị Sau hai bên giao chiến và Lộ Địch đã hạ thủ Ngô Mặc tại núi Bạch Tùng; mà đã đặt thêm lớp tuồng thì phải đặt thêm vai tuồng, nên chỉ lớp tuồng ấy có thêm quân kỵ mã, quân hầu, quân vọng thành vân vân.

2 Chuyện Lộ Địch dẹp giặc Mô, trong “Le Cid” chỉ kể lược qua mà thôi; để khán giả mục kích, tôi phải đặt thêm lớp tuồng ấy nữa và cũng phải thêm vai tuồng như tướng Mô là Lôi Cự và quân giữ cửa ải.

3 Có một số vai tuồng nguyên trong “Le Cid” không có, mà tôi phải đặt thêm cho hợp với phong tục Á Đông Lộ Địch là con quan, khi ra rạp phải có nhân viên tùy tùng; Lộ Yết là một vị đại thần, khi lên sân khấu phải có thuộc quan cận vệ Vì vậy tôi phải thêm vai Hề Đồng đi hầu Lộ Địch; lại thêm quan Đông Tào, Nam Tào đi hầu Lộ Yết.

4 Nguyên trong “Le Cid”, thì lúc Don Diègue bị Gormas làm nhục, Diègue không dám chống cự lại, mà đành chịu rút lui; khi về tới nhà gặp Ro-drigue đã vội hỏi “Rodrigue! As to du coeur?” và ông đã nhờ Rodrigue đi báo thù giùm cho mình Về điểm này, trong tuồng “Lộ Địch” tôi có châm chước như sau: Khi Lộ Yết (Don Diègue) đi qua thăm Ngô Mặc (Gormas) thì có hai ông quan hầu là Đông Tào và Nam Tào đi theo; đến lúc Lộ Yết và Ngô Mặc sinh chuyện xô xát, rồi Ngô Mặc làm nhục Lộ Yết, thì hai ông quan hầu đã vội vã can thiệp và đưa Lộ Yết về ngay, chứ thật ra Lộ

Yết không chịu thua Lộ Yết tuy già yếu, nhưng không sợ trước sức mạnh của Ngô Mặc, ông vẫn tỏ ra rất anh hùng, rất chí khí Khi về đến nhà, ông cũng có ý muốn tự tìm cách trả thù lấy, chú không có định tâm sẽ nhờ con là Lộ Địch Mà Lộ Địch đi báo thù là tự lòng can đảm và hiếu cảm của Lộ Địch, muốn bảo toàn cái danh dự cho cha, chú không phải Lộ Yết mong nhờ hay bắt buộc.

5 Trong tuồng hát ta, thường thường có vai Hề, mà vai Hề cũng là một vai quan trọng Vì thế, tôi có đặt thêm tên Hề Đồng đi hầu Lộ Địch Vả lại Lộ Địch cũng cần có một người thân cận hiểu mình, để mong giãi bầy tâm sự trong những lúc vui, buồn, thương, giận; cũng như Chi Manh có Yến Nương, Uy Lạc Công Chúa thì có Liễu Nương

6 Trong tuồng “Le Cid”, khi Lộ Địch giết Ngô Mặc vừa xong, tức thì đem gươm đến trao cho Chi Manh, yêu cầu nàng chém mình cho thỏa dạ báo cừu Tôi đem lớp dâng gươm ấy để sau khi Lộ Địch đã thắng trận thành công rồi, vì tôi muốn Lộ Địch toàn hiếu, lại toàn trung trước khi chịu chết cho trọn tình.

7 Về phần Chi Manh, trong tuồng “Le Cid” kết thúc theo tinh thần văn hóa Tây Phương, nên để khán giả có cảm tưởng và hy vọng sau này thời gian sẽ khiến nàng khuây được thù cha; có thể theo tiếng gọi ái tình, rồi Cát Ty Vương sẽ đứng chủ hôn cho nàng đẹp duyên cùng Lộ Địch Nhưng kết cấu như vậy, tôi xét không hợp với luân lý Đông Phương cho nên trong phần kết cuộc của tuồng Lộ Địch tôi đã phải tìm cho Chi Manh một lối thoát duy nhất là đi tu Vì Chi Manh, tuy thù Lộ Địch nhưng vẫn yêu Yêu mà kính Vì chính nàng cũng công nhận Lộ Địch là một trang hào kiệt, là một đấng anh hùng, nên chi nàng vẫn lo: “Lo là lo chí khí anh hùng, gây nên những tấn kịch phi thường, dễ làm cho mờ mịt tâm hồn nhi nữ; nếu chẳng may mà mờ mịt tâm hồn, thì ngọn lửa ái tình e không khỏi cháy lan đến cái gốc luân thường trên cái nền đạo đức” Vì lo sợ như thế nên nàng mới nhất quyết đi tu Vậy kết cuộc của tuồng “Lộ Địch” đã đưa đến chỗ Chi Manh đi tu, là ý muốn cho Chi Manh, giữ được toàn phẩm giá người thiếu nữ, và cũng để cho hợp với tâm hồn và luân lý Á Đông.

Nói tóm lại, hoặc thêm lớp, hoặc đổi lớp, hoặc có một đôi chỗ châm chước cho rõ mẹo tuồng, nói ra không hết; nhưng sự tích với tâm hồn của tuồng “Lộ Địch” chung qui tại chữ trung, hiếu và ái tình là căn bản của xã hội ta.

Tuồng “Lộ Địch”

Trang 15

Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961) thuộc dòng họ Tuy Lý Vương danh tiếng của hoàng tộc Nguyễn, là một tên tuổi lớn của thơ ca và văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 Cụ tinh thông Hán học, uyên bác Tây học, giỏi thơ, hay nhạc và rành hát bội, là tác giả của hàng ngàn bài thơ Việt ngữ, vài trăm bài thơ chữ Hán, bản Quốc ca thời Nguyễn, vở tuồng bất hủ “Lộ Địch” (Việt hoá vở bi kịch “Le Cid” của văn hào Pháp P.Corneille) Đặc biệt, cụ là tác giả của nhiều điệu hò sông Hương đã ăn sâu vào tâm linh của nhiều thế hệ Việt như:

Chiều chiều trước bến Văn LâuAi ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảmHay:

Một vũng nước trong, mười dòng nước đụcMột trăm người tục, một chục người thanhThi sĩ xứ Bắc Vũ Hoàng Chương từng gọi Ưng Bình là “bóng hạc xa vời” trên núi Ngự, nhà văn đồng hương Hoàng Phủ Ngọc Tường thì hình dung cụ như là một “thi tiên” của vùng Vĩ Dạ, còn với nữ sĩ phương Nam Mộng Tuyết thì cụ chính là “cái phong vận tài hoa của đất cố đô văn vật”.

Tôn Nữ Hỷ Khương là con gái út của bậc hiền tài được coi là một trong những đại biểu ưu tú nhất của văn hoá Huế Nhưng không chỉ là một người con chí hiếu, Hỷ Khương còn được nhiều người ca ngợi như một “tri âm, tri kỷ” của cha mình “Tôi cứ nghĩ rằng Hỷ Khương là một thiên sứ được đầu thai vào gia đình Tuy Lý Vương để được đánh bạn với một thi sĩ lớn của đất nước là

Ưng Bình Thúc Giạ Thị” Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận xét như thế về mối quan hệ giữa Hỷ Khương và người cha rất mực tài hoa của bà.

Công TằngTôn Nữ Hỷ Khương sinh năm 1937, tức là lúc cụ Ưng Bình đã vào tuổi 60 và món quà bất ngờ của tạo hoá này trở thành người con gắn bó nhất với cụ trong vòng gần 25 năm sau đó, cho đến lúc cụ qui tiên vào năm 85 tuổi (1961) Bà từng là nữ sinh nổi tiếng thông minh xinh đẹp của trường Đồng Khánh đến năm thứ tư thì nghỉ học ở nhà để săn sóc cha Chị cũng từng được nhạc sư tài danh Nguyễn Hữu Ba phát hiện khả năng âm nhạc và đưa vào Sài Gòn học Quốc gia âm nhạc nhưng chỉ được nửa năm thì cụ Ưng Bình không

chịu được nỗi nhớ con đã gọi chị về lại Huế với mình Trong 25 năm, Hỷ Khương quấn quít hầu hạ cho cha từng miếng ăn giấc ngủ, lúc trái nắng trở trời, là “thư ký riêng” trong sáng tạo thi ca và giao lưu cùng bằng hữu bốn phương của cụ Ưng Bình Sau khi cha mất, 50 năm qua, Hỷ Khương đã dành hết thời gian, tâm sức để sưu tầm, phục hồi, phổ biến các trước tác của phụ thân Bà đã tái bản và xuất bản được hầu hết các tác phẩm của cụ Ưng Bình Đặc biệt, hàng năm, tới ngày giỗ phụ thân, Hỷ Khương đều tổ chức một ngày “hội thơ” tại tư gia tưởng niệm cụ với sự có mặt của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ hâm mộ cha mình Với chất giọng Huế ít ai sánh được, chị rong ruổi ca ngâm thơ ca, hò, vè của cụ khắp trong và ngoài nước, cả bài “Quốc ca” triều Nguyễn thuở nào mà Ưng Bình đã hát cho chị nghe “khe khẽ và đầy tự hào” trong những ngày cuối cuộc đời với điệp khúc:

Miền là miền Đông ÁGiống rạng giống Tiên RồngNền là nền văn hiến

Tiếng rạng tiếng anh hùng

Hỷ Khương cho biết bà rất hạnh phúc khi nhờ một thứ “duyên trời” bà đã thực hiện được hai ước nguyện tưởng chừng ngoài tay với Một là với sự hỗ trợ về tài chính của GSTS Thái Kim Lan (CHLB Đức) và sự nỗ lực về nghệ thuật của Nhà hát tuồng Đào Tấn (Bình Định), vở tuồng “Lộ Địch” đã sống lại trên sàn diễn tuồng hôm nay và được công diễn thành công tại nhiều nơi trong nước và cả ở CHLB Đức và Pháp Hai là tập thơ chữ Hán tuyệt bút “Lộc Minh đình thi thảo” của Ưng Bình, tập thơ trước nay không thể phổ biến vì rất khó dịch đã được TS tin học đam mê văn chương cổ VN Nguyễn Hữu Vinh (Việt kiều Pháp) bỏ ra 10 năm tròn để chuyển ngữ thành công.

Năm 1996, Hỷ Khương đã cho xuất bản quyển sách gây xúc động lòng người “Hồi ức và cha tôi: Ưng Bình Thúc Giạ Thị” Đó là bức chân dung tuyệt vời về người cha thanh cao mà dân dã, tài hoa và nhân ái, gắn bó thiết tha sâu nặng với vạn vật và con người xứ Huế được vẽ bằng nỗi nhớ thương và những kỷ niệm, sự thấu hiểu và chia sẻ của đứa con hiền thảo Từ đó đến nay, cuốn sách này đã liên tục được tái bản.

Từ năm 1959, Hỷ Khương đã có những bài thơ cổ thể được chú ý trên báo chí Huế và Sài Gòn và đến nay chị đã xuất bản 5 tập thơ Theo Hỷ Khương, bà làm thơ chủ yếu dành để tưởng niệm cha và nối dài thêm triết lý nhân sinh “lão thực” của Ưng Bình Và những câu thơ tự nhiên hồn hậu nhân ái của bà được nhiều người yêu thích,

truyền tụng, được các nhà thư hoạ và làm lịch liên tục nhân bản Sự trăn trở khôn nguôi về một chữ tâm trong thơ Hỷ Khương đã tạo nên hiện tượng thơ Tôn Nữ Hỷ khương, một hiện tượng thơ kỳ thú trong đời sống hiện đại:

Còn gặp nhau thì hãy cứ vuiChuyện đời như nước chảy hoa trôiLợi danh như bóng mây chìm nổiChỉ có tình thương để lại đời

Dù đã bước vào tuổi “nhân sinh thất thập”, Tôn Nữ Hỷ Khương vẫn liên tục làm thơ và cho ra đời những tập thơ mới được đông đảo người đọc yêu thích, vẫn không ngừng tái bản, xuất bản những tác phẩm của cụ Ưng Bình, tổ chức lễ trọng nhân húy nhật của phụ thân hàng năm Bà lặng lẽ tìm niềm vui, hạnh phúc và sự thanh thản trong việc làm tròn bổn phận bình thường một người con, một người mẹ, một người phụ nữ và cả một thi nhân như nhắn nhủ năm nao của thi tiên Ưng Bình:

Thuở ra sân khấu không làm rộnKhi hạ vai tuồng ít hổ ngươi…

Người con gái tri âm, tri kỷ

của thi tiên Ưng Bình Thúc Giạ Thị

NGUYỄN THẾ KHOA

Tôi nhớ buổi sinh hoạt sáng chủ nhật 19/10/2003 của CLB Văn hoá Huế tại thủ đô Hà Nội có rất đông người đến tham dự bởi sự xuất hiện của GSTS Trần Văn Khê và một “kỳ nữ” xứ Huế, bà Tôn Nữ Hỷ Khương, người con gái út của danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị Trong tiếng đàn tranh huyền ảo của “sư huynh”Trần Văn Khê, giọng ngâm cùng tiếng hò mái nhì, mái đẩy thiết tha day dứt của "tiểu muội” Tôn Nữ Hỷ Khương với những bài thơ, câu hò của phụ thân và của mình sáng tác, một hương vị Huế đậm đà thuần khiết chợt tràn ngập không gian heo may một ngày cuối thu Hà Nội

nhà thơ Tơn nữ Hỷ Khương và phụ thân trước cửa ngõ châu Hương Viên năm 1958

nhà thơ Tơn nữ Hỷ Khương cạnh viên đá cĩ khắc hai câu thơ của bà được trưng bày trong Hội hoa Xuân năm 2004

Trang 16

TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG

Niềm tin sáng tỏa

Kính tưởng niệm húy nhật năm thứ 50 của phụ thân

Năm mươi năm thấm thoắt trôi quaHình ảnh từ thân chẳng nhạt nhòaVẫn sáng lòng con niềm hạnh phúcVẫn ngời hương sắc áng thi caLời vàng khắc đậm trong tâm khảm:Sống an vui tự tại chan hòa

Không giận không hờn không oán tráchNghĩa ân ghi tạc đẹp lòng ta

Năm mươi năm hình bóng yêu thươngDẫn dắt đời con mỗi chặng đườngCuộc sống thăng trầm luôn vững dạKhông hân hoan cũng chẳng sầu vươngTất cả nhờ ơn đức Phật Trời

Niềm tin sáng tỏa chẳng hề vơiLời xưa di huấn thời son trẻCon vẫn mang theo suốt cuộc đờiSóng vàng quyện ánh sao rơiVăn Lâu khúc hát trao lời núi sôngDòng Hương Giang nước vẫn trongTrong xanh như cả tấm lòng người xưa.

Miền Nam tháng 2 năm Tân Mão - tháng 4/2011(Có dùng lại một số câu thơ tưởng niệm tôi viết nhân húy nhật năm thứ 12 và năm thứ 40 của phụ thân)

Rồi thời gian sau, anh tôi đi cày về, tiện tay buộc chạc trâu vào gốc mít Trước đây trâu thường được cho vào chuồng Anh bảo để trâu nằm gốc mít cho thoáng mát Có một cành la, anh chặt đi để ngoắc chạc trâu cho tiện Buổi chiều trâu thả chăn thì cái cành thành chỗ phơi chiếu, quần áo tã lót vắt bừa hong nắng Từ đấy dưới gốc trâu hay cọ mình làm bong tróc từng mảng vỏ, chưa kể nó còn đái ỉa nhoe nhoét, khai nồng Trẻ con mất chỗ chơi Năm sau cây mít thưa quả dần và ba năm sau thì tịt hẳn Đến cái dái mít cũng không có nữa Anh tôi bảo chẳng hiểu tại sao

Một bữa có khách xa đến chơi, thấy cây mít đại thụ mà không quả Ông lẳng lặng nhìn gốc cây rồi khẽ lắc đầu Câu chuyện loanh quanh thế nào lại lan sang gốc mít, ông khách nói: Nhìn cái tôi biết ngay sao cây mít tắt quả Mít là loài cây thiêng, gỗ chỉ được dùng đóng đồ thờ hoặc tạc tượng Anh buộc trâu cho phóng uế bừa bãi rồi lại còn phơi đồ bẩn lên, nó không chịu đâu.

Anh tôi chợt hiểu, cho dọn dẹp sạch sẽ gốc cây Từ đấy không buộc trâu dưới gốc mít nữa.

Năm sau mít lại ra quả Ba bốn năm sau quả lại ra chiu chít từ gốc đến ngọn

2 Hàng xóm sau nhà anh tôi có cây dâu da mọc ngay bên chái nhà Vùng tôi

người dân có thói quen là không nhổ bỏ bất kì loài cây ăn quả nào nếu nó mọc lên quanh nhà quanh vườn Người ta coi nó là lộc trời cho không được tùy tiện hắt bỏ đi Nhưng cũng có lẽ là do vườn tược rộng rãi nữa! Nên các loại cây ăn quả như táo, ổi, na, xoài, chanh, bưởi chen nhau như răng mọc lẫy Cây dâu da thì cũng vậy Nó là giống cây ở rừng tự mọc lên ở đó từ lúc nào, chủ nhà cũng để mặc Dâu da cạnh hơi người lên tốt xum xuê Gần mười năm thôi mà gốc bạnh ra như cổ thụ Nhưng lạ là cứ tà hoa là rụng ráo Năm sáu năm trời như vậy, cuối cùng cây ăn quả trở thành cây che bóng mát Có người nói hay là giống dâu da điếc.

Không biết ai bảo, vào ngày tết Đoan ngọ mồng năm tháng năm giết sâu bọ thì hai đứa con nhà ấy dậy sớm tinh mơ Thằng em nhẹ người leo tót lên cây biến vào chùm lá rậm Con chị thì tất tả ra góc chuồng lợn vác cái vồ gỗ to hơn người Nó rướn mình quai vồ, miệng lẩm bẩm: “Dâu dả dâu da, ra quả cho bà, không tao đánh chết!” Nói rồi nó táng ba nhát vồ vào gốc Thằng em trên cành cao giả vờ kêu thét: “Con lậy van bà/bà đừng đánh nữa/rồi quả sẽ ra”…

Xong việc thằng em tuột xuống gốc cười toét Cả hai đứa kì vọng vào mùa hoa sang năm.

Năm sau vào tháng ba, những chùm hoa buông dải chi chít như dây lộc vừng Kì diệu thay mùa hoa này kết trái Những chùm dâu da trắng trẻo lúc lỉu như đèn lồng Mùa sau tiếp mùa, năm nào gốc dâu da bên trái nhà hàng xóm đều cho hàng tạ quả…

Lạ thế, mít là giống cây vườn thì khó tính và khái tính đến lạ kì, không trọng nó là quyết không cho quả.

Dâu da, giống cây rừng thì lại phải thuần hóa mới chịu cho quả.

Phải chăng cây cũng có tính người?

Cây có tính người?

ĐÔNG NGÀN

Vùn Hiïën

ViïåT nam

Trang 17

thu mua quả cau tươi, cho nên ở nông thôn, vài hộ nông dân bắt đầu để ý tới cây cau: cau được trồng và chăm sóc trở lại Nhớ hồi 9 năm kháng chiến (1945 - 1954), bộ đội, dân quân sắm ống cau khô, ống muối hột đeo bên hông làm thuốc cứu thương dự phòng, thay thuốc kháng sinh.

Trên đây mới nói về hữu ích của hột cau Cây cau, còn bao hữu ích nữa: Thân cau làm cột nhà, bắc cầu phập phù qua mương nước, sả dọc làm đòn tay nhà, chẻ nan đan rá cải, bọc vườn rau, chận lũ gà xộc vào bươi bới Tàu cau tước lấy sống lá bó chổi, lấy mo làm gàu xách nước (uống cho mát), làm quạt mo quạt phành phạch lúc đêm hè, nắm cơm đỡ cho người đi đường xa Nhớ thuở đi học trường tiểu học xa nhà, sáng nào tôi cũng được má dậy sớm, nấu cơm dỡ, nắm trong mo cau cấp cho tôi mang đi học Thường, má vẫn gói kèm theo nắm cơm bì muối đỗ (có khi bì muối mè) Tôi cũng không quên kỷ niệm những lần chờ đợi chiếc tàu cau từ màu xanh chuyển sang màu vàng, rụng xuống, để kịp nhặt lấy, làm con ngựa tàu cau cưỡi quanh sân nhà mình, rồi quành ra ngõ xóm để chơi với bạn.

Dầu sao, lợi ích văn hóa, tinh thần của cau mới đáng kể hơn Từ ngàn xưa, đã có sự tích trầu cau để “vinh danh” một mối tình ngang trái mà chung thủy Ông bà mình vẫn lấy “Miếng trầu là đầu câu chuyện” (Tục ngữ) trong mọi lễ nghi, ứng xử, tiếp đãi nhau Để nên miếng trầu, không thể thiếu miếng cau (vẫn đi với trầu và cả miếng vôi, miếng rễ…) Ông tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo chống Pháp, hồi kháng thuế (1908) ở Bình Định, bị Công sứ Pháp và Tổng đốc Bình Định bắt bỏ tù Ở trong lao tù chịu nhiều thiếu thốn, ông thường than vãn: “Có miếng trầu mà không miếng cau/Có miếng rễ mà không miếng thuốc” (“Vè ông Tiến sĩ”) Trong tình yêu nam nữ ngày xưa, không thể thiếu miếng trầu, miếng cau Nhờ có nó mà tình yêu trở nên thi vị: “Trầu xanh, cau trắng, chay (quả chay) hồng/Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên” (Ca dao) “Nhà em có một giàn giầu/Nhà tôi có một hàng cau liên phòng/Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” (“Tương Tư” - Nguyễn Bính) Lễ hội mùa Xuân - mời trầu là dịp cho nam nữ thanh niên gặp gỡ và trao nhau duyên mới trong cảnh đất trời tươi đẹp của mùa xuân mới Xưa nay, cái quạt lông gà của ông quân sư Khổng Minh thì được người ta khen, còn cái quạt mo của mấy ông thầy dùi bày dại, bị người ta mắng: “Đồ quân sư quạt mo” Cái quạt mo của thằng Bờm, dẫu xưa mà thời nào cũng có người thích đi tìm một lời giải mã mới cho câu chuyện

Chuyện bên lề của cây cau là trèo cau, bẻ buồng Tôi dám chắc, là trẻ thơ trong các làng quê, ít chú nào không một lần trèo cau Trèo cau bẻ buồng, thì người lớn không sai bảo, vì sợ nguy hiểm Nhưng mấy chú bé tinh nghịch vẫn lén người lớn mà trèo cau bắt tổ chim non Chim sáo, chim sẻ… vẫn làm tổ trên ngọn cây cau Một tổ chim bị bắt đem đi mất, là trong vườn diễn ra một cảnh chim trời tao tác, bay đi tìm chim non thất lạc, nhưng thường là vô vọng Người hái cau “không chuyên” tròng cái nài (làm bằng bẹ chuối khô) vào đôi bàn chân mà cứ nhún nhảy tại chỗ, lưng tom lại, hai tay ôm ghì thân cau, mặt ngước nhìn đọt cau, không chịu trèo Vì anh ta nhát Trái lại, người trèo cau “chuyên nghiệp”, không cần nài, thoắt cái, anh ta đã ở trên ngọn cây, bẻ buồng, cột dây thả xuống Trong vườn cau liên phòng rậm rạp, các ngọn cau giao nhau Bởi đó, người hái cau cứ nhẹ nhàng, nhanh nhẹn chuyền từ đọt cây cau này sang đọt cây cau kia, khỏi mất công trèo lên tuột xuống nhiều lần Trẻ con thành phố mà về quê, nhìn thấy anh “thợ” hái cau chuyền trên đọt cây cau, đàng nào cũng liên hệ tới mấy chú khỉ leo trèo không ngớt trong sở thú, trong thảo cầm viên chúng thường ra chơi

Chợ quê ngày xưa, sắp bày một dãy hàng cau Người mua đông, vì nam giới, nữ giới đều ăn trầu, biếu trầu, mời trầu nhau Đến cuối năm là mùa cưới, hàng cau bán khá chạy Người mua cau cho đám cưới hỏi, thường mua nguyên buồng trăm trái, có dư Ý chúc cho đôi lứa sánh duyên được câu “Bách niên giai lão” có dư Người mua cau ăn, mua vài chục trái Người mua cau sỉ, tính cau bằng thiên (= ngàn) trái Chắc ngày xưa, ông Biện Nhạc buôn trầu, không khỏi kèm theo mua sỉ bán lẻ cau tươi? Chọn cau, thường người ta chọn buồng trái mởn đều mà xanh đậm, vú cau tròn đều mướt rượt Người mua cũng cần bổ cau cho xem hột Cau được bổ bằng dao cau (con mắt dao cau là con mắt sáng, hay liếc) Cái dao cau thật sắc, bổ cau phải ngọt xớt, không cho bị nhầy nát ruột cau Trái cau phơi ruột ra đó, cho người xem: trắng, mịn, mềm, vừa nhai, không sâu đục…là cau ngon.

Những hàng cau, bụi tre, bến nước, mái đình…tạo nên mảnh hồn làng thiêng liêng, người ta lấy đó làm cội nguồn, biết đâu là nguồn cội của mình: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ/Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên” (“Đây thôn Vỹ Dạ” - Hàn Mạc Tử) Quê tôi bây giờ, cũng như nhiều quê khác, cây cau còn lại rất ít và cũng khó gặp người ăn trầu Tôi nhớ những hàng cau liên phòng, những vườn cau xanh chim chóc bay về

Trong các làng quê, cây tre được trồng nhiều nhất, đứng thứ hai là cây cau Tre trồng thành hàng, thành lũy bao bọc lấy xóm làng, cho người ta gọi cuộc sống trong các làng quê đó là “cuộc sống sau lũy tre làng” Ít có nhà không trồng cau Các ngôi nhà vườn, thường trồng cây theo câu nói dân gian: “Phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” để vừa cho khí hậu mát mẻ, vừa cho cảnh quan đẹp, lại cũng vừa cho lợi ích kinh tế.

Cây cau đẹp thật Thân cây thẳng, cao Đọt cau là một khóm tàu lá xanh đậm nổi lên dưới vòm trời xanh lơ Hồi nhỏ, nhìn tàu cau trên cao, tôi thường bảo đó là chiếc lược trời, rồi chiếc lược má tôi, chị tôi cầm trên tay chải tóc, dắt trên mái đầu kia là những chiếc lược trời thu nhỏ lại Chim vẫn bay về làm tổ và rộn tiếng ca trên những ngọn tàu cau Người đi đường, nhìn vào một xóm nhà, thấy hàng cau khi thì lặng yên, khi phất phơ cùng ngọn gió nồm mát mà cảm giác, đó là cảnh yên ả, thanh bình của một miền quê Người đi xa lâu ngày, trở về, trông cho mau tới chỗ đầu làng để được nhìn thấy hàng cau nhà mình Ở nông thôn, nhiều nhà trồng cả một vườn cau liên phòng Mỗi cây cau thường có dây trầu quấn lấy Cái rễ của dây trầu mọc từ gốc trầu đến đọt trầu vẫn bám chặt vào thân cau, dẫu phải gió mưa cũng không sờn, không rời? Có phải chăng, vì lẽ đó người ta đã lấy trầu cau làm vật nghi lễ cho cưới xin, như muốn nói lên một điều mong muốn bền vững cho lứa đôi?

Trồng cau được nhiều lợi ích Cau trổ buồng về đêm Một đêm yên tĩnh, cái mo cau rụng xuống, là lúc cái buồng cau và hoa cau nở xòe và tỏa hương thơm cho đêm trường Cau một năm bốn mùa hoa trái Mỗi mùa cau, buồng trổ trước được gọi buồng chị, buồng trổ sau gọi buồng em “Buồng chị - buồng em”, nghe thân thương như mấy chị em nhà nọ! Từ khi cau trổ buồng, người ta theo dõi buồng cau lớn lên mỗi ngày: Thuở đầu là cái “quả cau nho nhỏ/cái vỏ vân vân” (Ca dao), cho tới khi cau chín, vỏ ngã từ màu xanh đậm sang màu đỏ tươi Chẳng biết bác nông dân nào giỏi liên hệ, đặt tên cho phần chóp của quả cau là cái vú cau? Và lũ trẻ nhỏ các xóm quê vẫn vừa chơi “đánh trổng âm u” vừa hát: “Hú hồ… hú hột/Cơm sốt cơm nhão/Cá đão hồng đơn/Cá sơn, cá diếc/Cá liệt ăn trầu/Bỏ cau bỏ vú/Vú già vú non/Có đứa cầm hòn/Mà u mà chạy/Chạy thẳng vườn cau/Mà ngồi mà nghỉ…” (Đồng dao) Buồng cau không chờ chín mới hái mà hái lúc nào, tùy ở nhu cầu Vào bữa cưới xin, thì cần một buồng cau xanh, nhưng phải là cau dầy (cau vừa nhai, không phải cau non mà cũng không phải cau già) để xong lễ, theo tục lệ, cầm đi biếu bà con, hàng xóm Nhai trầu thì nhai cau tươi (cau dầy) hoặc cau khô ngâm nước cho mềm Gặp khi cau nhiều quá, nhai tươi không hết, thì đem bổ ba, bổ bốn, phơi khô để dành nhai dần

Đời là một cuộc đổi thay Trải nhiều năm nay, lớp người ăn trầu ít dần, cây cau bị bỏ quên Người ta chỉ trồng cau cảnh, và có ai đó vì “thương hoài ngày xưa” của bà mình, đã không chặt hạ cây cau đứng trong sân Ngày nay, nghe nói có chỗ

HUỲNH KIM BỬU

Trang 18

1 Thời gian hoài vãng, siêu thực

Trước cách mạng, Chế Lan Viên có quan niệm thời gian độc đáo Thời gian mang bản chất tiêu cực là đặc trưng cơ bản trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn này: “Thời gian của hạnh phúc đã mất, thời gian của huỷ diệt đang chờ” Nhà thơ xem xét thời gian qua ý thức siêu thể và tuyệt vọng, đó là thời gian hoài vãng, siêu

thực Ông đã dựng lên một thời gian quá vãng để khóc thương cho hiện tại, cho những tháng ngày đã mất Chế Lan Viên bày tỏ khát vọng hão huyền muốn quay ngược thời gian để được trở về huyền thoại một thời xa xưa với “tháp Chàm cô tịch”, với “đầu lâu, sọ trắng, xương khô”… “Để nếm lại cả một thời xưa cũ - Cả một dòng năm tháng đã trôi xa!” (Cái sọ người) Trong thẳm cùng của hư vô là dĩ vãng, nhưng dĩ vãng lại là sự chết, hay nói một cách khác, trong cái chết vẫn tồn tại sự sống Chính tư tưởng Chế Lan Viên kéo chúng lại gần nhau để tìm bóng trần gian:

Đây những tháp gày mòn vì mong đợiNhững đền xưa đổ nát dưới thời gian,Những sông vắng lê mình trong đêm tốiNhững tượng Chàm lở lói rỉ rên than

(Trên đường về)Tư tưởng quyện lấy thời gian, sự đau khổ quyện lấy thời gian Mọi vật đều thay đổi nhưng chính Chế Lan Viên vẫn không thấy mình thay đổi Nhà thơ muốn chối bỏ tất cả, ngay cả mùa xuân, mùa của sự bắt đầu với những gì tươi non nhất nhà thơ cũng muốn khước từ: “Ai đâu trở lại mùa thu trước - Nhặt lấy cho tôi những

lá vàng? - Với của hoa tươi muôn cánh rã - Về đây đem chắn nẻo xuân sang” (Xuân) Điều này ở Chế Lan Viên khác hẳn so với các nhà Thơ Mới khác Với Xuân Diệu, xuân trong tâm thức nhà thơ lúc nào cũng tươi non, háo hức, tha thiết, luyến lưu, rạo rực Cái nhìn của Xuân Diệu say mê với thiên nhiên, với cuộc đời: “Một sớm tim bỗng dịu dàng đồng vọng - Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng, - Thế là xuân Hà tất đủ chim, hoa? - Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa, - Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng” (Xuân không mùa) Ngay cả nhà thơ của cõi đau thương Hàn Mặc Tử, cảnh xuân, sắc xuân cũng được cảm nhận với tất cả màu sắc, đường nét, hình khối và âm thanh: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan - Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng - Sột soạt gió trêu tà áo biếc - Trên giàn thiên lý bóng xuân sang” (Mùa xuân chín) Với Chế Lan Viên, mỗi lần mùa xuân trở về, thi sĩ cảm thấy ngỡ ngàng và khước từ một cách lạnh lùng:

Tôi có chờ đâu có đợi đâuĐem chi xuân đến lại thêm sầu

(Xuân)Mùa xuân đến đánh dấu sự thay đổi của tạo vật Nhưng với ông nó vẫn không có ý nghĩa gì Phải chăng, Chế Lan Viên cảm thấy thời gian bị đóng khung bởi những nhung nhớ, tiếc nuối Sự thay đổi của vạn vật càng khiến tâm hồn ông cảm thấy tái tê hơn Đêm có tan trong ánh sáng, nắng có bạc giữa không gian, xuân có mang hương sắc đến, thì tim ông vẫn buồn thẳm khôn nguôi: “Bóng đêm tan trên đồng xanh vô tận - Nắng trời bay phấp phới bạc muôn cây - Chốn cao xa trên trán trời không giới hạn - Làn tóc mây đùa giỡn bảo nhau bay” (Nắng mai) Dường như tất cả đang muốn lướt qua thời gian, lướt qua không gian vô hạn để tìm đến nước non Chàm Và nhà thơ đưa bóng thời gian trở về quá khứ tìm những dòng sông Linh, tìm đàn voi trận, tìm dáng Chiêm nương: “Ta vẫn thấy hồn ta buồn ủ rũ - Và cõi lòng dày đặc bóng đêm mờ - Vì bạn ơi trong bao tia nắng rỡ? - Tia nào đâu rơi tự nước Chàm ta” (Nắng mai).

Chế Lan Viên tìm trong ánh nắng bóng thời gian, đưa ông về với dòng thời gian hiện tại Nhưng đứng nhìn hiện tại bằng đôi mắt tư tưởng, Chế Lan Viên đã bao trùm tất cả các thời khắc Nhà thơ như không phân biệt được đâu là thực, đâu là mộng, vì giữa thực và mộng đã không còn ranh giới Và giờ đây, cũng không phải “thời gian là một chuyển động, một luân lưu, một dòng chảy mà chúng ta đã chia cách thành hôm qua, hôm nay và ngày mai” (Kishnamuti - Tự do và Hòa bình, Nxb An Tiêm, Sài Gòn, 1976) như Kishnamuti từng nói Chế Lan Viên như đã nhập thể vào quá khứ, vào tất cả mọi linh hồn để làm cho thời gian dừng lại trong nghĩa khổ đau: “Cả dĩ vãng là chuỗi dài vô tận - Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành - Và hiện tại, biết cùng chăng hỡi bạn - Cũng đang chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh” (Những nấm mồ)

Đắm mình trong quá khứ để tìm chỗ trú chân khi phải đối diện với thực tế cuộc sống, nhưng mang tư tưởng siêu hình về thời gian nên Chế Lan Viên không tìm ra lối thoát Nhà thơ muốn trốn chạy, muốn vũ trụ ngừng chuyển động Dưới mắt ông, vũ trụ chỉ là một tinh cầu lạnh giá Nơi đó, ông có thể ẩn náu thân mình để hy vọng thoát khỏi nỗi u buồn của kiếp nhân sinh: “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh - Một vì sao trơ trọi cuối trời xa - Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh - Những ưu phiền đau khổ với buồn lo” (Những sợi tơ lòng) Hoài vãng về một không gian ảo tưởng, dựng lên một không gian siêu thực để than vãn, Chế Lan Viên đã xóa nhòa ranh giới giữa quá khứ, hiện tại, tương lai:

Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận

Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thànhVà hiện tại, biết cùng chăng hỡi bạnCũng đương chôn lặng lẽ những ngày xanh (Những nấm mồ)Nhà thơ chỉ thấy những vang vọng lịch sử kia một thế giới “điêu tàn”, chỉ thấy cõi sâu u tối để triết lý với thời gian:“Tiếng gà bỗng từ đâu vang dội lại - Hồn yêu tinh sực tỉnh giấc mơ nồng - Và vội vã trở về mồ u tối - Quên làn xương trong cỏ đắm sương trong” (Xương khô) Tiếng gà cũng đẩy thời gian đi, và những hồn ma bóng quế cũng sợ thời gian tìm về nơi u tối Hồn ma sợ hãi thời gian, Chế Lan Viên cũng sợ hãi thời gian, bởi thời gian đang diễn ra từng khúc ca thù hận, những tiếng hát bi ai đang lần lượt hiện về: “Tiếng máu Chàm ri rỉ chảy không thôi” (Bóng tối) Nhưng máu Chàm giờ đây còn chảy nữa không khi thời gian đã đi quá xa những tháng ngày đau thương ấy? Và thời gian có bao giờ quay trở lại để hồn người rộn mối thương tâm? Đó chỉ là một cách ẩn dụ về cuộc đời của Chế Lan Viên, bởi: “Điêu tàn có riêng gì cho nước Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu Kìa kìa nó đang đục sọ dừa anh Tiếng xương tan vỡ dội thấu đáy lòng tôi” (Tựa Điêu tàn), là khát vọng tìm lại thời gian cho mình và đồng loại của Chế Lan Viên.

2 Thời gian lịch sử, xã hội

Hình tượng thời gian vận động là con đường biểu hiện tư tưởng thơ ca chuyển biến theo thời đại của Chế Lan Viên Thời gian gắn liền với sự vật, tâm tư và lịch sử dân tộc, tất cả cùng chuyển động không ngừng Ở đây có một sự hoán cải về cách nhìn thời gian Nếu thời gian nghệ thuật trong Điêu tàn là thời gian hoài vãng, siêu thực, sự vận động của nó là những giây phút “Lời chưa dứt, bóng đêm đã vụt biến - Tình chưa nồng đã sắp phải phôi phai” (Đêm tàn) trả lại con người nỗi buồn năm tháng, thì ở các tập thơ 1945 - 1975, do được sản sinh trong thời đại cách mạng, nên thời gian trong thơ vận động theo hiện thực khách quan, hiện thực nội tâm hòa quyện với tiến trình lịch sử Nhà thơ đã thể hiện sự tồn tại của con người trong ý thức về thời gian

Cảm thức thời gian

TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN

VÕ NHƯ NGỌC

Trang 19

với những mối tương quan biện chứng của bản thân thời gian cũng như mối tương đồng giữa thời gian với nhịp đập con người, với sự vận động của lịch sử xã hội Mối liên hệ sâu sắc, đa chiều giữa sự vận động cá nhân - lịch sử - cách mạng là mạch ngầm xuyên suốt dòng thời gian trong thơ Chế Lan Viên:

Trên cả lòng ta còn lòng tổ quốc,Cả cuộc đời mỗi lúc gọi ta lên,Như đêm hè mỗi lúc mọc sao thêm, Như ngày hè mỗi lúc mỗi bay chim.

(Giữa tết trồng cây)Không còn là thời gian siêu tưởng, có quyền năng kỳ ảo, huyền bí hãm chế tâm hồn thi sĩ, mà thời gian giờ đây hiện lên một cách khách quan, tích cực: “Tôi đi giữa siêu hình - như đất này lợm mửa - trời xanh màu cứu khổ - Tôi lao vào trời xanh” (Ngoảnh lại mười năm) Nó là đoạn mạch của trái tim trắc ẩn, suy tư, là quá trình tự ý thức của con người lý trí: “Đi xa về hóa chậm - Biết bao là nhiêu khê” (Ngoảnh lại mười năm).

Thời gian gắn liền với hiện thực cuộc đời, liên hệ theo trục dọc và trục ngang đời sống trong dòng luân chuyển của quá khứ - hiện tại - tương lai Nó không phải “giúp người ta chỉ có thể hiểu được tính chất hiện tại của ý thức là nhờ tính chất tương lai của nó” (Jean Paul Sattre), cũng không phải “thời gian là một cái tuyệt đối” (Aollinaira), mà ở Chế Lan Viên, cuộc sống hiện tại bao giờ cũng gánh nặng quá khứ và tương lai trước mặt Đó là ý thức biện chứng về thời gian với sự tương tác của các dòng ý niệm: ý niệm về lịch sử và ý niệm về cuộc đời cùng vận động, phát triển Nhờ đó, Chế Lan Viên đã soi mình vào cuộc đời, vào sự kiện để nhận thức “Người đánh thức tương lai đã về kia! Bác hôn lên hồn đất - Nghe trong tay trở dậy những thành đồng, - Nghe thay đổi cả vóc hình Tổ quốc - Chừng Điện Biên rực lửa đã nằm trong” (Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi).

Từ hiện tại con người nhìn về quá khứ và mơ tới tương lai “Đó chính là mối tương quan giữa cái đang hiện thực, cái hiện thực và cái chưa hiện thực” (A.Askin), tạo nên chất sống tổng hợp trong thơ ca Thời gian nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên được soi sáng từ nhiều góc độ, từ những mặt khác nhau của tư tưởng nghệ thuật Nhà thơ nhìn về quá khứ để phân tích và chiêm nghiệm, qua đó phản ánh bước đi của lịch sử, cách mạng: “Xưa phù du mà nay đã phù sa - Xưa bay đi mà nay trôi mất - Cho đến được lúa vàng, đất mật - Phải trên lòng bao trận gió mưa qua” (Nay đã phù sa).

Chế Lan Viên liên hệ hiện tại và quá khứ qua những hình ảnh đối lập trong cuộc sống: xưa và nay, mới và cũ, đẹp và xấu, thiện và ác, đau thương và hạnh phúc… Tất cả đều ngưng kết trong dòng thời gian, từ đó nhìn nhận, nghiệm suy cuộc đời với những mối liên hệ đa chiều của nó Nhà thơ nhìn hiện tại bằng đôi mắt quá khứ.“Côn Sơn thơm mùi hoa dại - Thơm từ thời Nguyễn

Trãi đến thời ta - Giữa trưa vắng trắng ngời chân núi - Như oan khiên lọc rồi nay đã kết thành hoa” (Côn Sơn) Và từ hiện tại, ông mơ ước đến tương lai: “Nghĩa trang - Thời gian - Hạt thóc - Nên vàng - Như tình của nhân dân ấp ủ” (Thóc mới Điện Biên) Đó chính là những điểm khép mở có tính chất khởi đầu cho hình tượng thời gian vận động trên nhiều sự kiện cách mạng đang ào ạt dâng lên biển bờ cuộc sống.

Ngay trong hiện tại, thời gian cũng vận động nhiều lớp, tạo nên bề dày, chiều sâu cuộc sống, như gam màu tô đậm bức tranh cuộc sống với hình tượng thơ sôi nổi: “Mới vàng mai đã lại mai vàng - Ngày rất ngắn là ngày chiến đấu - Thời gian ở đây trôi như chảy máu - Lịch sử chiến trường máu với bom napan” Thời gian, không gian đúc kết thành bốn chiều sự sống: “Buổi sáng em xa chi - Cho chiều mùa thu đến - Để lòng anh hóa bến - Cho thuyền em ra đi!” (Lòng anh là bến thu).

Thời gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên đa dạng và phong phú Đó có thể là thời gian tự nhiên hòa lẫn thời gian lịch sử, thời gian tâm trạng:

Cái sống ngọt ngào trong từng sợi cỏMột cành hoa cũng muốn gục môi hôn!Anh áp tai vào đất,

Không cần có lỗ tai của nhà triết học

Cũng có thể nghe cuộc đời đi, lịch sử đang đi! (Tàu đến) Thời gian lịch sử là thời gian luôn phát triển, đó là thời gian hồi sinh, phục sinh, trưởng thành… Thời gian lịch sử không chỉ là sự vận động của chân trời hiện tại, mà còn vận động trong truyền thống oai hùng của cha ông: “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc - Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn - Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc - Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng” (Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng).

Dòng lịch sử phân tranh giữa hai trận tuyến ta và địch, bi và hùng, nô lệ và tự do… tất cả đều quy tụ và hun đúc thành sự vận động đi lên, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới, thời đại cách mạng tiến bước hiện thực với ước mơ và khát vọng cao đẹp

3.Thời gian suy tư, tâm trạng

Ý thức về thời gian là ý thức về sự tồn tại của con người, giúp người ta nhận thức sâu sắc hơn giá trị cuộc sống Điều này ta dễ dàng nhận ra ở trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sau 1975 Thời gian hằn lên trong ý thức của nhà thơ như một lực lượng đầy sức mạnh, nhiều dáng vẻ, nhiều sắc thái phong phú và sinh động Nó là đề tài, là đối tượng phản ánh, là mạch cảm hứng nằm trong tư duy nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Tần số xuất hiện các từ chỉ sự biểu hiện của khái niệm thời gian thơ Chế Lan Viên giai đoạn này là rất cao Chỉ tính riêng trong bộ ba Di cảo, cụm từ “thời gian” trở đi trở lại 62 lần: “sóng thời gian”, “bể thời gian”, “bến thời

gian”, “thạch nhũ thời gian”, “dòng thời gian”, “thời gian xa”, “trọng tài thời gian”, “giặc dữ thời gian”… Nó được Chế Lan Viên cảm nhận trong dòng chảy trôi vận động: “Sóng thời gian trôi chảy bến ngày xanh” (Khúc ca chiều); “Thời gian đến, thời gian đi hoảng hốt” (Mỗi lần hoa), “Thời gian đang chảy xuôi” (Giặc cỏ), “Thời gian ồ ồ nước xiết” (Ngày trống không) thể hiện tâm trạng của một người sắp phải đi xa Càng về sau, khi bước vào “buổi hoàng hôn của tuổi”, ý thức về sự trôi chảy thời gian trong thơ Chế Lan Viên càng trở nên mạnh mẽ Điều này đưa đến một phương châm ứng xử riêng biệt, in đậm cảm xúc, nghĩ suy của nhà thơ trước đời, trước người, trước thơ và trước ngày rời khỏi cõi thế

Trong cảm nhận của Chế Lan Viên, cái khoảng “trăm năm”, “ba vạn sáu ngàn ngày” thật ngắn ngủi Nhà thơ đã đồng nhất “ba vạn sáu ngàn ngày” bằng “chốc lát”, bằng “khoảnh khắc”, thu gọn cái đa số vào cái tối thiểu để làm nổi bật sự ngắn ngủi của đời người Về mặt khoa học, thu gọn như vậy là không ổn, nhưng về qui luật tâm lí, thì điều đó lại đúng với tất cả những con người đang ở giai đoạn cuối của đường đời Chế Lan Viên nắm bắt rất giỏi các quy luật tâm lí của đời người Chính vì vậy mà dù giọng thơ ông nhẹ nhàng nhưng câu thơ mang sức nặng ngàn cân Ông xem thời gian như một đại dương lớn mênh mông mà đời người như một con cá bơi lẻ loi và bé nhỏ: “Người bơi trong dòng thời gian như cá” (Vẽ cá), con người bước qua thời gian như “những chuyến xe không có khứ hồi” (Chuyến xe) Ý thức sâu sắc về khoảng thời gian hữu hạn cuộc đời xuất hiện thường trực như một nỗi niềm xuyên suốt:

Giữa ba vạn sáu ngàn ngày chóng mặtAnh ở đây chốc lát

Vui buồn khoảnh khắc.Rồi anh ra đi.

(Cây và người) “Nếu thời gian là cách tư duy tốt nhất, giúp con người hiểu thêm ý nghĩa cuộc sống, thì quả thật Chế Lan Viên đã ý thức đầy đủ và nâng lên thành nội dung tư tưởng, thành hình tượng thời gian trong thơ” (Hồ Thế Hà) Thời gian là chứng tích của sự cô đơn và đau khổ: “Ôm mặt nghìn năm ta lại khóc - Bến xưa rừng cũ thấy thời gian” (Lại thấy thời gian) Nó mang đến cho nhà thơ nỗi hốt hoảng và ám ảnh khôn cùng: “Thời gian đến, thời gian đi, hoảng hốt” (Mỗi lần hoa) Nhà thơ nhận thức đời người và đời thơ rồi cũng phải đến điểm dừng: “Rồi tác phẩm rời anh như con thuyền rời bến - Sống cuộc đời riêng, anh không dự kiến - Nó trôi đến các thời gian xa, những năm mơ hồ” (Con thuyền).

Trước dòng thời gian đi nhanh, Chế Lan Viên càng thấy mình mắc nợ thơ, với đời: Ông gắn bó với cuộc đời bằng tất cả tình yêu, mong muốn “để lại cho đời” những vần thơ bằng tấm lòng biết ơn, thành kính Chế Lan Viên tỏ ra băn khoăn, day dứt khi tâm nguyện còn dang dở: “Hết năm rồi, hết năm rồi - Những năm làm ra đời -

Câu thơ đang viết dở - Mà lá bàng cứ rơi” (Lá bàng rơi).Nhất là cuối đời, khi giáp mặt với cái chết, ông hiểu rằng: “Đời anh sắp tắt rồi” (Mùa thu quân), “Thời hạn của anh hết rồi mà bờ bến tít mù xa” (Tìm thơ) Trước sự hữu hạn của đời người, nhà thơ vội vã theo dòng thời gian đang đuổi sau lưng “chạy thục mạng trước thời gian truy bức” Cái khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại của cuộc đời đôi khi đưa nhà thơ vào sự bế tắc: “Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây - Thấy thời gian đang dồn anh vào chân tường - Và bắn …” (Dồn vào chân tường) Một giờ khắc qua nhà thơ cảm thấy quỹ thời gian sống của mình bị đe doạ nặng nề Lúc nào ông cũng thấp thỏm trong ý nghĩ thời gian đang đi tới có nghĩa là thời gian đang qua Khi bóng đêm buông xuống cũng chính là khi thời gian ban ngày đã hết Nhiều lần ta nghe ông thảng thốt: “gần hết đêm”, “đêm sắp qua rồi”… Ông tranh thủ từng giờ, từng phút, thậm chí từng khoảnh khắc “giữa hai chớp mắt” để sống và viết Dù phải đạp “tháng ngày mà viết”, phải tự hối thúc mình “Viết đi! Viết đi! Viết! Viết!”, phải “Viết thêm! Viết nữa! Viết vào!” (Thời gian nước xiết), “Phải xong bản trường ca trước lúc nến tắt - Khi giọt nến cuối cùng nhỏ giọt thì chữ cuối cùng anh phải viết xong” Nhưng rồi, Chế Lan Viên ngậm ngùi nhận ra “tháng ngày không kịp nữa”

Dù phải đối diện với “cái chết đã được tiên lượng”, Chế Lan Viên vẫn luôn thống nhất ở chỗ mang nặng ý thức trách nhiệm với thơ, với đời, với mình Trước dòng thời gian trôi chảy, có những phút giây trĩu nặng u buồn, nhưng ông biết đấu tranh với từng phút giây còn lại để sống có ích, không chỉ cho mình mà còn cho mọi người, cho những giá trị vĩnh hằng, bất biến Chính vì vậy, trước lúc đến lò thiêu, ông kịp gửi lại cho đời những câu thơ nồng nàn, tha thiết:

Anh viết cho đời và anh yêu emTrong khi chờ nhát cuốc - à khôngChờ ngọn lửa của lò để đến Vùng Quên

(Lò thiêu) Cảm xúc về thời gian sống là định hướng lớn nhất cuốn hút tư duy thơ Chế Lan Viên giai đoạn cuối đời Nếu trong thời cách mạng, Chế Lan Viên thường đứng ở hiện tại để hướng về tương lai, thì nay nhà thơ thường nhìn về quá khứ, về những chặng đường mình đã đi qua: “Thôi không còn chờ mùa hoa phía trước - Mà ngoái đầu nhẩm lại các mùa hoa phía sau” (Các mùa hoa) Tuy cùng là nỗi

ám ảnh quá khứ, nhưng cái nhìn quá khứ trong Di cảo có

sắc thái riêng, khác trong Điêu tàn Cái nhìn quá khứ trong

Di cảo là cái nhìn có tính chất đúc kết của một người đã

vượt qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời, có vốn sống,

vốn hiểu biết phong phú Còn cái nhìn quá khứ trong Điêu

tàn là cái nhìn của chàng trai mơ mộng, tuy ít nhiều có tư

tưởng tiến bộ xét trong hoàn cảnh đương thời Cũng nhờ đó, những triết luận về thời gian trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn này sâu sắc hơn, gần chân lí hơn.

Ngày đăng: 19/06/2016, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN