Văn hiến việt nam 2011 07 2

75 338 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Văn hiến việt nam 2011 07 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 đã hoàn thành việc bầu những chức danh lãnh đạo cao nhất của nhà nước Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đắc cử Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng

Bài phát biểu như một tuyên thệ khi nhậm chức cùng cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nóng bỏng sau đó của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, vị tân nguyên thủ quốc gia, đã gây ấn tượng thật mạnh mẽ

Nói về chủ quyền biển đảo, tân Chủ tịch nước khẳng định đanh thép: “Chủ quyền quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm” Đề cập đến quốc nạn tham nhũng, Chủ tịch nước kể ông đã từng nói khi tiếp xúc cử tri: “Ông bà chúng ta nói một con sâu đã làm hỏng nồi canh, nếu phòng chống không tốt chúng trở thành bầy sâu thì rất nguy hiểm cho đất nước này” nhưng ông cho rằng về việc này “Nghị quyết, luật pháp đã có, văn bản giấy tờ, nhiều rồi, đầy đủ rồi, vấn đề là phải hành động, kiên quyết hành động, phải nói ít làm nhiều” Về việc củng cố phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội; đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

Những phát biểu thẳng thắn chân thành của tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho thấy ông và các nhà lãnh đạo mới rất thấu hiểu lòng dân, đã nói lên được tâm tư, nguyện vọng, lo lắng và mong mỏi từ đáy lòng người dân, đem lại cho nhân dân cả nước những niềm tin và hy vọng lớn lao

Tin rằng, trong nhiệm kỳ mới, tân Chủ tịch nước, tân Thủ tướng và tân Chủ tịch Quốc hội giữ nguyên vẹn ý chí chiến đấu, tấm lòng trong sáng, trung thực, tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phát huy tài năng, trí tuệ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để lãnh đạo xây dựng thành công một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh,

KHi NHà LãNH Đạo THấu Hiểu LòNg DâN

Thủ tướng

Chủ tịch Quốc hộiNguyễN siNh hùNg

Trang 2

Tạp chí xuất bản 03 kỳ/thángKỳ chính ra ngày 25 hàng tháng

Kỳ chuyên đề Văn hóa - Kinh tế ra ngày 15 Chuyên san phương Nam ra ngày 5 hàng tháng giấy phép hoạt động báo chí số 397/gP-BVHTT số 41/gP-SĐBS; số 35/gP-SĐBS

Văn phòng Ban chuyên đề

Số 6 - lô 12 B Trung Yên - Trung Hòa - Hà NộiĐT/Fax: 04.37831962

Cơ quan đại diện tại TP.hCM

288B, An Dương Vương, Quận 5, TP.HCMĐT: 08.8353878

Cơ quan đại diện tại miền Trung và Tây Nguyên

Tầng 5 Khách sạn Eiffel, 117 Lê Độ, Đà NẵngĐT: 0511 647529

NB Nguyễn Hoàng Mai

giám đốc cơ quan đại diện tại TP.hCM

NB Võ Thành Tân

Thư ký tòa soạn

NB Từ My Sơn NB Thu Hiền

hội đồng Biên tập

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, gS Vũ Khiêu, gS.NSND Trần Bảng, gSTS Trần Văn Khê, gS Trường Lưu, gSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, gSTS Thái Kim Lan, NSND TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, gSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ

Trình bày

Từ My Sơn - Đặng Ngọc Quang

Bìa 1:

Nhà văn Sơn TùngẢnh: Nguyễn Đình Toán

6 Chủ tịch nước Trương Tấn sang:

Người Việt phải sử dụng triệt để tiếng ViệtPhạm ViệT LoNg

7 Thành nhà hồ di sản văn hóa thế giới

PhươNg Thảo

10 Bao giờ từ thiện trở thành văn hóa Việt

ThạCh giảN

14 Nhà thơ Trần Đăng Khoa

“Vì đó là Tổ quốc cần phải giữ gìn”LươNg Thị BíCh NgọC

NguyễN aNh TuấN

23 hai mô hình kết cấu của kịch bản

Cải lương

NguyễN Thế Khoa

26 một biểu tượng về cái tâm, cái tài của

kẻ sĩ Bình Định

NguyễN ThaNh QuaNg

28 NsNd sỹ Tiến, sân khấu là sự sống

Vi Thùy LiNh

32 Vật đổi sao dời vẫn vẹn tình “quê hương”

NguyễN XuâN Thủy

35 Thơ tưởng niệm các liệt sĩ Trường sơn

NguyễN hữu Quý

36 Nhà văn sơn Tùng, huyền thoại

50 Thơ Đỗ Nam Cao

mùi rơm ngun ngút cháy

hoài aNh

54 Đọc “Đặng Nhật minh - Phim là đời”

chất nghệ sĩ đã làm nên thành côngPhạm ViệT LoNg

dươNg VăN úT – NguyễN Thị Thu hiềN

64 Văn hóa giao thông và nhân sinh quan

mặt tiền

Bùi VăN TiếNg

66 Cái sự giao thông Tạ CôNg ThắNg

Trang 3

july - 2011

4 The statue of President ho Chi minh

yaNNiCh Vu

6 Epitaphs of Tay son revolutionary

martyrs in Kim son pagoda - hanoiProf.hoaNg ChuoNg

8 The network of traditional cultural values

in innovation and integaration

Prof - Ph.d Ngo duC ThiNh

12.The ceremory of 95 year old longevity

and cemina of reseacher, author mich Quang PhuoNg aNh

14.The excellent student of uncle ho in

national art

Prof hoaNg ChuoNg

16 a wise teacher and philosopher of

Vietnamese national art

Prof.Vu KhiEu

20 Learn to author mich Quang in studying

national art

musiCiaN Thao giaNg

22 The anecdote of dao Tan fixing classical

24 a way of looking at character-dance in

traditional operetta by culture

NguyEN Thuy huoNg

26 Temples of village huyNh Kim Buu

28 The itinerary of finding the grave of

Trinh doctoral candidate

NguyEN Thuy Kha

32 The way to play music by dilettanti of

farmer in the south

daNg hoaNh LoaN

36 dam Phuong – woman historian,

excellent cultural reseacher, pioneer in studying classical drama

Prof hoaNg ChuoNg

40 The custom of traditional marriage of

Thai people in Tuong duong

dau duC TruyEN

44 Produce a film or do money?

NguyEN aNh TuaN

47 school stage runs to educate art meanly

NgoC aNh

50 Nguyen Van hoc, his words penetrate

into the land

ThaNh VaN

52 To keep da Nang with developed cities

in asean and asia mai hoa

62 The plateau is orginal

Ph.d LE Thi BiCh hoNg

66 Vietnam and the decate to act of road

traffic safely in 2011 - 2020ministry of Communications and

TraNsPorT - ho Nghia duNg

68 smallholder culture of people to join in

Ph.d NguyEN duy huNg

Trang 4

4Vùn Hiïën

viïåt Nam

Tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ trọng trách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII Tôi nhận thức sâu sắc rằng đây là vinh dự lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó Tôi xin hứa với Quốc hội, đồng bào, đồng chí nguyện đem hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được Hiến pháp và pháp luật quy định; không ngừng học tập nâng cao trình độ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phối hợp và cộng tác chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân; nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội và rất mong luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, của đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài để tôi hoàn thành trọng trách được giao, không phụ lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII vừa qua, trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực phấn đấu cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, khối

đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, chính trị - xã hội ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, uy tín quốc tế của đất nước được nâng cao Trong những thành tựu đó, có đóng góp quan trọng của đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Tôi xin chúc mừng đồng chí đã hoàn thành trách nhiệm cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, kính chúc đồng chí và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, mong rằng với tri thức, kinh nghiệm, uy tín của mình, đồng chí tiếp tục có những đóng góp cho đất nước và hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tới Trên cương vị công tác của mình, tôi sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng với các tổ chức trong hệ thống chính trị nỗ lực phấn đấu quyết

Bảo vệ vững chắc

độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước

CHỦ TỊCH NƯỚC

TRƯƠNG TẤN SANG

Ngay sau khi đắc cử, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội và nhân dân cả nước về trách nhiệm và tâm nguyện của mình trên cương vị nguyên thủ Quốc gia VHVN xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thăm xã Tân Thơng hội (TPhCm), đồng chí Trương Tấn sang

nhấn mạnh: “Phải lấy sự giàu cĩ của người dân làm mục tiêu

phấn đấu”

Trang 5

tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ lớn sau đây:

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao; sửa đổi, Bổ sung Hiến pháp năm 1992; nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật Phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đất nước; đồng thời tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế nhanh, bền vững; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; thực hiện thắng lợi mục tiêu tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

- Tập trung phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường đồng bộ với phát triển kinh tế, đặc biệt là giải quyết các vấn đề gây bức xúc xã hội trong các lĩnh vực này Quan tâm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững; đổi mới chính sách phân phối, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thu hẹp chênh lệch về thu nhập, đời sống giữa các vùng, các tầng lớp nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

- Chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng

quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; kiên trì giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các nước liên quan bằng thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và nguyên tắc ứng xử của khu vực; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

- Củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội; đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trên con đường phát triển, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn Tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, với bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam được hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đất nước ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đồng chí Nguyễn minh Triết tặng hoa chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn sang

Trang 6

6Vùn Hiïën

viïåt Nam

Trong không khí vui vẻ tối 25 tháng 7 năm 2011 mừng đồng chí Trương Tấn Sang đắc cử chức vụ Chủ tịch Nước, một vị giáo sư tâm sự với Chủ tịch rằng con gái mình đang đi nước ngoài làm MC cho một chương trình giao lưu nghệ thuật Chủ tịch Trương Tấn Sang hỏi đi hỏi lại mấy lần: “Làm MC phải không?” Vị giáo sư nọ vẫn trả lời “Vâng, làm MC”

Để câu chuyện chuyển sang chủ đề khác một lúc, rồi Chủ tịch mới nhắc lại câu chuyện hồi nãy:

- Làm MC tức là làm người dẫn chương trình Chủ tịch vui vẻ phát âm mấy từ “Người dẫn chương trình” theo hai cách phát âm của người miền Bắc và người miền Nam rồi nhắc:

- Đừng nói là MC, hãy nói là người dẫn chương trình theo tiếng Việt chúng ta.

Chủ tịch nhắc lại những kỷ niệm khi hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên trong các đô thị miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

- Khi đó, chúng tôi đấu tranh rất mạnh mẽ chống văn hóa nô dịch! Muốn giữ được đất nước, phải giữ được cả văn hóa, ngôn ngữ.

Chủ tịch tỏ ra không hài lòng trước sự việc

nhiều kênh truyền hình của Việt Nam lại đặt tên theo tiếng Anh, như Info TV, Shopping TV, Invest TV, Astro cảm xúc, Style TV…

Chủ tịch kết luận:

- Người Việt phải sử dụng triệt để tiếng Việt Khi những sự việc có thể diễn tả được bằng tiếng Việt thì ta dùng tiếng Việt để diễn tả.

Tôi tin, đó là những lời nói xuất phát từ tâm huyết của người đứng đầu đất nước Nhớ lại, khi còn là Thường trực Ban Bí thư, bên cạnh những việc làm mang tính vĩ mô, chỉ đạo, định hướng về văn hóa - tư tưởng, đồng chí Trương Tấn Sang rất quan tâm đến các tổ chức văn hóa văn nghệ và đã làm rất nhiều việc cụ thể để nâng đỡ các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Nhiều văn nghệ sĩ, trí thức được đồng chí tới tận nhà thăm hỏi, nghe ý kiến đóng góp về xây dựng đất nước, xây dựng văn hóa Đồng chí cũng rất quan tâm theo dõi, cổ vũ, khích lệ hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và tạp chí Văn hiến Việt Nam Có lần, đồng chí gọi điện trực tiếp cho doanh nhân Võ Thành Tân, Giám đốc Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa TPHCM, động viên Võ Thành Tân tài trợ cho các hoạt động của Trung tâm và tạp chí Văn hiến Việt Nam Nhân Trung tâm và tạp chí kỷ niệm 10 năm ra mắt hoạt động, đồng chí Trương Tấn Sang đã trực tiếp viết thư khen những cố gắng và đóng góp của Trung tâm và tạp chí Sự quan tâm của đồng chí Trương Tấn Sang đã thành một động lực to lớn giúp tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm và tạp chí phấn đấu vượt mọi khó khăn, không ngừng vươn lên.

Chúng ta tin rằng, trong cương vị mới, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước có sự chỉ đạo sâu sát hơn, điều hành có hiệu quả hơn nhằm thực hiện cho được khẩu hiệu mà chúng ta đã nêu lên từ nhiều năm qua “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc!”.

CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

Người Việt phải sử dụng triệt để tiếng Việt

PHẠM VIỆT LONG

Chủ tịch nước Trương Tấn sang tiếp gs hồng Chương - TgĐ Trung tâm NCBT và PhVhdT

Trang 7

PHƯƠNG THẢO

Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới Đây là nhóm di tích thứ bảy ở Việt Nam sau phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vịnh Hạ Long, khu hang động Phong Nha Kẻ Bàng và Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Thành

NHÀ HỒ

di sản văn hóa thế giới

Trang 8

8Vùn Hiïën

viïåt Nam

Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn Cho đến hôm nay, kỹ thuật xây dựng thành vẫn còn nhiều bí ẩn Thành Nhà Hồ được các nhà khoa học nhận định là một trong số ít những thành đá còn sót lại trên thế giới Ở Đông Nam Á đây là tòa thành bằng đá có giá trị nhất, độc đáo nhất và duy nhất còn lại.

Thành Nhà Hồ được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do Hồ Quý Ly, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ, chủ trương và trực tiếp chỉ huy.Thành ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai) Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).

Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.

một số hình ảnh thành nhà hồ ảnh: BaVN

Trang 9

Thành Nhà Hồ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.

Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.

Khu di tích thành nhà Hồ với trung tâm là thành nhà Hồ, nằm giữa sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa giới hành chính các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc, một phần xã Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Lộc) và một phần xã Thạch Long (huyện Thạch Thành) Ngoài thành nhà Hồ, được gọi là thành trong, khu di tích này có: Hào thành, La Thành, Đàn Nam Giao, Đền thờ nàng Bình Khương, Đình Đông Môn, Nhà cổ, Đền Tam Tổng, Hồ Mỹ Đàm, Hang Nàng và núi An Tôn, Chùa Giáng, Đền thờ Trần Khát Chân, Chùa Du Anh, Động Hồ Công

Thành nhà Hồ đã được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962 Mặc dù có nhiều dự án tôn tạo nhưng vẫn chưa được triển khai và thiếu công tác nghiên cứu cơ bản, các cổ vật đang bị phân tán và tòa thành bị tôn tạo "không đúng cách".

Trang 10

Vùn Hiïën

viïåt Nam

Bao Giờ

Theo định nghĩa, từ thiện là sự giúp đỡ người nghèo khổ xuất phát từ lòng đồng tình Sở dĩ phải làm từ thiện vì trong xã hội còn có người giàu kẻ nghèo Nước Mỹ giàu nhất thế giới cũng có hơn 10% dân có thu nhập dưới mức nghèo do nhà nước quy định Thụy Điển giàu và công bằng nhất thế giới cũng có hơn 6% dân thuộc diện nghèo, dĩ nhiên theo chuẩn nghèo của họ

THẠCH GIẢN

từ thiện trở thành văn hóa Việt?

Trang 11

Ý NGHĨA CỦA TỪ THIỆN

Khác biệt giàu nghèo thể hiện sự bất công trong phân phối của cải, gây tâm lý bất mãn trong dân nghèo và do đó là nguồn gốc gây mất ổn định xã hội Làm từ thiện là để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng mức công bằng xã hội, do đó tăng sự đồng thuận trong dân chúng, tăng ổn định xã hội Chính vì thế làm từ thiện không những chỉ vì người nghèo mà còn vì chính người giàu; bởi lẽ chẳng ai muốn sống trong một xã hội rối ren, người giàu lại càng không muốn.

Nhưng xóa nghèo rất khó, vì trong xã hội luôn tồn tại quần thể người thiếu năng lực lao động (trí óc, chân tay), ốm yếu già lão, không có cơ hội tìm được việc làm Kinh tế kém phát triển thì càng lắm người nghèo Các nước thường dùng cách đánh thuế thu nhập để lấy tiền người giàu chia cho người nghèo dưới các hình thức trợ cấp, cứu tế v.v ; ngoài ra còn động viên xã hội giúp người nghèo Song điều cơ bản nhất là phải giúp người nghèo tự thoát ra khỏi cảnh nghèo, “không phải chỉ cho họ con cá mà tốt nhất mang cho họ cái cần câu cá” - đây là cách làm từ thiện hiệu quả nhất, cần được chú trọng nhất.

Từ thiện góp phần ổn định xã hội trong nước, vì thế nó là vấn đề có tầm quốc gia Trong thời đại toàn cầu hóa, nó trở thành một công việc quốc tế hệ trọng, được chính phủ các nước và Liên Hợp Quốc quan tâm Nước giàu cần giúp nước nghèo, không chỉ vì nhân đạo mà còn vì để giữ yên ổn cho chính mình Dân nước nghèo thường di cư sang nước giàu, gây rắc rối, mất ổn định cho nước giàu Nghèo đói còn là nguồn gốc dịch bệnh và nạn khủng bố rất khó ngăn chặn.

Hơn thế nữa, từ thiện còn là một loại hình sức mạnh mềm - thứ sức mạnh cần nhất cho mỗi quốc

gia trong cuộc cạnh tranh khốc liệt toàn cầu ngày nay Sức mạnh mềm tức là sức thu hút; rõ ràng quốc gia nào giúp đỡ các nước nghèo càng nhiều thì quốc gia đó càng có sức thu hút nhân loại.

Trong tác phẩm Sức mạnh mềm, Joseph Nye viết: Chính phủ và nhân dân các nước Bắc Âu luôn luôn vui lòng giúp đỡ những người nghèo khổ trên toàn thế giới, nhờ thế các nước này có sức mạnh mềm vượt xa các nước khác.

Các nước Bắc Âu đều rất giàu và nhiệt tình giúp các nước nghèo Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên viện trợ Việt Nam ngay từ thời chiến tranh chống Mỹ với dự án nhà máy giấy trị giá trên 1 tỷ USD Đan Mạch với 5 triệu dân hàng chục năm nay kiên trì giúp nước ta cải tiến hoàn thiện ngành thủy sản.

Năm 2008, trong lần đầu tiên về thăm tổ quốc sau ngày nhậm chức Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon đã khuyến cáo đồng bào ông: Để trở thành một quốc gia vĩ đại hơn, Hàn Quốc nên nhiệt tình làm công việc từ thiện giúp đỡ các nước nghèo khổ.

Từ thiện là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một dân tộc Nó không chỉ là việc của các tổ chức phi chính phủ, tôn giáo, đoàn thể dân chúng và cá nhân, mà còn được chính quyền coi trọng Một đất nước phân hóa giàu nghèo rõ rệt thì không thể có hình ảnh quốc tế đẹp Chỉ khi nào nhận thức đúng tầm mức quan trọng của từ thiện thì mới có thể làm tốt công tác này.

TRUYỀN THỐNG TỪ THIỆN CỦA NGƯỜI VIỆT

Thương người là một trong các phẩm chất quý giá của người Việt Từ xưa dân ta đã có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Dẫu rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Lá lành đùm lá rách” nói lên truyền thống từ thiện của người Việt Truyền thống đó gắn liền với quá khứ đau thương của dân tộc: kinh tế rất lạc hậu kéo dài hàng nghìn năm, lại thêm thiên tai địch họa không ngừng, đời sống đa số dân ta rất thấp, số người giàu cực ít Trong chế độ thực dân, phong kiến, kẻ thống trị chỉ lo vơ vét, không lo cứu giúp dân nghèo Nhưng nhiều cá nhân và tổ chức từ thiện xuất phát từ tình thương đồng bào tự đứng ra tổ chức công tác quyên góp cứu giúp dân nghèo và nạn nhân của các thiên tai Lịch sử mãi mãi ghi nhận tấm gương xả thân làm từ thiện của cư sĩ Phật Giáo Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha và bà Cả Mọc (bà Hoàng Thị Uyển) trong hai đợt cứu tế nạn lụt năm Đinh Sửu và nạn đói năm 1945 Các tôn giáo, nhất là Phật Giáo, đã có nhiều đóng góp trong công việc từ thiện.

Thời gian qua, nhiều nhà chùa tổ chức trao tận tay hàng tỷ đồng hàng cứu trợ cho nạn nhân các đợt lũ lụt Đó chủ yếu là những đồng tiền do các thiện nam tín nữ biếu tặng nhà chùa hoặc trả công cho một dịch vụ tôn giáo nào đó, thực chất là tiền của dân chúng, nhà chùa đem giúp người nghèo là rất đúng hợp lý Đồng bào cả nước đã tự nguyện quyên góp hàng trăm tỷ đồng cho các quỹ từ thiện Báo chí và các đài truyền hình tổ chức nhiều hình thức quyên góp, như Quỹ Tấm Lòng Vàng Mặt khác, Nhà nước tiến hành nhiều dự án xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.

Trang 12

KHI TỪ THIỆN TRỞ THÀNH VĂN HÓA

Trong xã hội văn minh, từ thiện trở thành một thứ văn hoá; người ta quyên góp từ thiện như một thói quen không cần suy tính, nhưng mặt khác lại có những tổ chức (thí dụ các quỹ từ thiện) chuyên trách nghiên cứu sử dụng tiền từ thiện một cách có hiệu quả nhất Đây là sự thể hiện độ chín của xã hội công dân, tức xã hội trong đó người dân thông qua hoạt động tự nguyện trong các Nhóm công dân (như tổ chức từ thiện, think tank ) để cùng chính quyền quản lý xã hội một cách hợp lý nhất.

Người phương Tây, đặc biệt người Mỹ, có truyền thống làm từ thiện quy mô lớn, nhất là những người giàu Truyền thống này bắt nguồn từ nguyện vọng sâu xa của tổ tiên người Mỹ - những người châu Âu đầu tiên vượt đại dương di cư tới Bắc châu Mỹ để tìm kiếm cuộc sống dân chủ tự do bình đẳng, – và từ đạo Tin Lành dạy mọi người phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Ở nước Mỹ tồn tại một nền kinh tế không kiếm lời (non-profit economy) chuyên làm từ thiện, có giá trị khoảng 8% GDP, sử dụng hơn 10 triệu người, tức gần 7% lực lượng lao động, hơn cả tổng số công chức Mỹ Năm 2009 Mỹ có 1.238.201 tổ chức từ thiện hoạt động ở trong và ngoài nước Tổng số vốn của 100 quỹ từ thiện lớn nhất lên tới hơn 120 tỷ USD, một số quỹ trên 10 tỷ USD Có quỹ còn lập các viện nghiên cứu y học, môi trường để giúp nước nghèo Nhiều tỷ phú lập quỹ từ thiện riêng để quản lý việc đưa đồng tiền của mình đến tận tay người nghèo một cách hiệu quả nhất, và để quyên góp từ xã hội.

Các tổ chức từ thiện dân lập xây dựng nhiều nhà ở hoặc nhà tạm trú và cung cấp bữa ăn miễn phí cho người nghèo, người vô gia cư; mở cửa hiệu cung cấp thực phẩm hàng hóa cho người nghèo, mở lớp dạy nghề miễn phí cho người thất nghiệp.

Viện trợ quốc tế do chính phủ Mỹ cung cấp tuy đứng đầu thế giới về số lượng (khoảng 20 tỷ

USD/năm) song tỷ lệ so với GDP thì chưa đến 0,3%, mức thấp nhất trong các nước phát triển Bù lại, dân chúng Mỹ viện trợ rất nhiều cho các nước nghèo; năm 2007 họ đã giúp 115,9 tỷ USD (tương đương GDP Việt Nam hiện nay); nếu kể cả tiền góp làm từ thiện trong nước thì rất lớn Năm 2009 người Mỹ góp được 304 tỷ USD tiền từ thiện (tương đương 2,1% GDP Mỹ), trong đó 75% do các cá nhân góp, 8% là tài sản do những người già trước khi chết hiến tặng, 4% do các công ty góp 65% gia đình Mỹ góp tiền từ thiện, mỗi gia đình mỗi năm bình quân góp 2213 USD.

Vua sắt thép Andrew Carnegie (1835-1919) từ 30 tuổi trở đi đã thực hiện lời hứa từ thuở hàn vi là bao giờ kiếm được mỗi năm 50 nghìn đô-la thì phần thu nhập cao hơn sẽ tặng hết cho xã hội Vua dầu lửa J D Rockefeller Jr (1874-1960) từng nói Chết trong giàu sang là ô nhục Câu này được hiểu theo nghĩa người giàu trước khi chết phải biếu hết tài sản cho xã hội, có như vậy chết mới thanh thản Họ cho rằng để tài sản cho con cháu hưởng chỉ làm hư chúng Rất nhiều người Mỹ đã làm như vậy, kể cả người không giàu.

Tháng 6/2010, hai người Mỹ giàu nhất Bill Gates và Warren Buffett phát động phong trào Cam kết Hiến tặng (Giving Pledge campain) kêu gọi các nhà giàu cam kết trong quãng đời còn lại, hoặc sau khi chết, sẽ hiến tặng một nửa tài sản cho xã hội Riêng Buffett đã hứa tặng 99% Trước mắt họ kêu gọi 400 người Mỹ giàu nhất tham gia cam kết và về sau sẽ mở rộng ra toàn thế giới Hiện đã có 57 người ký cam kết này Nếu 400 nhà giàu Mỹ đều làm như vậy thì tổng số tiền từ thiện của họ ít nhất sẽ là 600 tỷ USD, tương đương GDP của Saudi Arabia, nước sản xuất nhiều dầu mỏ nhất thế giới.

BAO GIỜ TA SẼ CÓ VĂN HÓA TỪ THIỆN?

Cuối tháng 9/2010, Gates và Buffett đến tìm hiểu tình hình từ thiện ở Trung Quốc, là nước hiện có nhiều tỷ phú đô-la nhất thế giới (189) Một tháng trước đó họ gửi thiếp mời 50 nhà giàu Trung Quốc dự bữa tiệc gặp mặt thân mật họ sẽ tổ chức tại Bắc Kinh Nhưng một số người đã gửi trả thiếp mời, hoặc gọi điện hỏi xem đây có phải là dịp sẽ bị mời tham gia phong trào cam kết hiến tặng hay không.

Tin ấy làm dư luận Trung Quốc dấy lên một đợt bàn cãi sôi nổi về vấn đề công tác từ thiện nước này còn lạc hậu nghiêm trọng so với nhu cầu phát triển của chính mình, tới mức phải để nhà từ thiện nước ngoài đến “lên lớp” Dư luận nhấn mạnh: để

Trang 13

chứng tỏ là một cường quốc, Trung Quốc không những phải trở thành nền kinh tế lớn mà còn phải chủ động giúp các nước nghèo, nếu không thì chỉ chuốc lấy tiếng “Vi phú bất nhân” (Giàu mà không thương người).

Khi bàn luận nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, đa số cho rằng đó là do tư duy người phương Đông nói chung còn hẹp hòi thiển cận, người giàu chỉ nghĩ tới mình, chưa nghĩ tới lợi ích quốc gia hoặc quốc tế Tâm lý trọng gia đình khiến họ còn lo để tài sản thừa kế cho con cháu, vì thế giàu bao nhiêu vẫn chưa đủ, chết đến nơi vẫn lo làm giàu, và ngại giúp kẻ nghèo.

Thực ra người giàu Trung Quốc vẫn có làm từ thiện, song ít người nói ra, có lẽ vì họ muốn giấu địa vị nhà giàu của mình “Nhà từ thiện số một Trung Quốc” là ông Trần Quang Tiêu, Chủ tịch công ty Tận dụng tài nguyên tái sinh Hoàng Phố, từ năm 1998 tới nay đã góp 1,34 tỷ Nhân Dân Tệ (1Tệ = 0,15 USD) cho xã hội, hơn 700 nghìn người được hưởng lợi từ sự quyên góp ấy Hôm 3/9/2010 ông công bố thư gửi hai tỷ phú Gates và Buffett, trong có viết: “Hôm nay, khi hai ông đến Trung Quốc, đất nước nổi tiếng thế giới bởi phẩm chất cần lao, trí tuệ và lương thiện này, tại đây tôi xin trịnh trọng tuyên bố: tôi sẽ là doanh nhân Trung Quốc đầu tiên hưởng ứng và ủng hộ hành động của hai ông Khi rời thế giới này, tôi sẽ tặng xã hội toàn bộ tài sản của mình”.

Xã hội Việt Nam ngày nay khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng Làm giàu chân chính là một việc gian khổ, đòi hỏi nhiều phẩm chất quý Ngày nay người giàu được vinh danh, vì họ góp phần làm đất nước giàu mạnh Nhưng họ chỉ thực sự được tôn trọng nếu biết sử dụng đúng tài sản của mình, biết giúp đỡ đồng bào nghèo Người giàu chỉ lo ăn chơi thường bị gọi là trọc phú, tức người giàu kém hiểu biết.

Cần hiểu rằng tài sản xã hội là do toàn dân làm ra nhưng phân phối không đều; một số ít người do có năng lực và có cơ hội nên chiếm phần hơn, trở thành người giàu, trong khi đa số dân vẫn nghèo hơn San sẻ tài sản của mình cho người nghèo là một nghĩa vụ đạo đức Con người khi chết thì thể xác về với đất, còn tài sản thì nên trở về với người làm ra nó - nhân dân; đây là một hành động hợp “lẽ trời” Để con cháu thừa kế tài sản lớn là không hợp lẽ trời; vì không làm ra của cải nên chúng sẽ không biết sử dụng tài sản đó, chỉ ăn chơi phung phí Như vậy sẽ có hại cho chúng và cho đất nước.

Đáng mừng là nước ta hiện nay có khá nhiều người giàu, kể cả tỷ phú đô-la Nhưng họ đóng góp cho xã hội còn rất ít, kể cả đóng góp qua thuế và đóng góp từ thiện Nhiều người giàu giấu mặt Tình trạng này có phần do nhà nước chưa thi hành chế độ công khai tài sản cũng như chế độ thuế tài sản hợp lý Nếu cứ để tình trạng “đi đêm” này kéo dài thì chẳng những nhà nước mất nguồn thu mà phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng sâu sắc, xã hội sớm muộn sẽ mất ổn định Sự minh bạch hóa, công khai, trong suốt về tài sản và thu nhập của mọi công dân, trước hết là công chức và doanh nhân, người giàu, cần được nhà nước thể chế hóa bằng luật pháp, không được để các nhóm lợi ích ngăn cản việc này.

Nhà nước và xã hội cần đẩy mạnh công tác từ thiện, đưa lên thành công việc hàng ngày chứ không nên như hiện nay, chỉ rộ lên mỗi khi có thiên tai Cần thành lập các quỹ từ thiện, vận động quyên góp tiền thường xuyên từ các doanh nghiệp và doanh nhân, nhà giàu, và tổ chức công tác này một cách quy mô, có chiến lược lâu dài nhằm đạt mục tiêu “Không chỉ giúp người nghèo con cá mà quan trọng nhất phải giúp họ cái cần câu cá”.

Bản thân người giàu cần thấy làm từ thiện không chỉ thể hiện đạo đức thương người của mình mà còn là một công việc có tầm quan trọng quốc gia, có ý nghĩa với dân tộc; vì thế phải lập kế hoạch làm từ thiện suốt đời và dành thời gian tiến hành công tác này sao cho hiệu quả nhất, không phải chỉ góp một số tiền là xong.

Muốn làm tốt công tác từ thiện, cần tạo điều kiện để xã hội ta dần dần tiến lên thành xã hội công dân, sao cho từng người dân thực sự làm chủ đất nước bằng hành động tham gia cùng chính quyền tổ chức đời sống mọi mặt của xã hội Chừng nào từ thiện chưa trở thành một dạng văn hoá thì xã hội ta còn chưa thể được coi là xã hội văn minh.

Trang 14

Chợt nhớ lần đầu tiên gặp anh ở bệnh viện quân đội 103 hồi năm 1984, thời mà bài thơ “Một chút thơ tình của người lính biển” vừa mới được Hoàng Hiệp phổ nhạc, rất nổi tiếng Người ta nói anh vào viện để chữa mắt, dưỡng mắt vì “lênh đênh trên biển lâu ngày, thiếu Vitamin C nên mắt bị hỏng nặng”.

Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy Trần Đăng Khoa với bộ đồ lính, ngồi trên giường bệnh viện, ba lô bộ đội và bộ chăn màn màu xanh gấp ngay ngắn chẳng giống chút xíu nào với hình ảnh thần đồng thơ trong tưởng tượng của nhiều người Lúc đó, hỏi về những bài thơ viết về đảo, Khoa chỉ cười hiền hiền, nói vài câu, đại ý (mà giờ đây tôi mới hiểu hết vì sao anh lại nói thế): “Thơ là thơ Thực tế còn lãng mạn và dữ dội hơn Người chưa ra biển, không ở đảo không thể hình dung được”.

25 năm sau, đọc lại bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh tồn”, tôi mới cảm nhận được phần nào ý chí, tâm hồn của người lính đảo được thể hiện qua những con chữ của lính biển - nhà thơ Trần Đăng Khoa Ở giữa đại dương mênh mông sóng vỗ, sự kiên trung của người lính biển như được hun đúc thêm bởi ý chí quật cường của dân tộc Việt hàng

ngàn năm Và mỗi khi biển Đông không bình yên, lại thấy những câu thơ như thế này của Trần Đăng Khoa như là một điềm báo, và vô cùng sâu sắc:

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yênBão táp chưa ngưng trong những vành

tang trắng Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa Chỉ mình anh với cỏCho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên

Trần Đăng Khoa là nhà văn, đồng thời cũng là người lính biển - người cầm súng có mặt rất sớm ở Trường Sa.

Mùa xuân 1975 có đợt tổng động viên trong cả nước, chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng Khoa đang học dở lớp 10 thì vào lính, như bất cứ mọi thanh niên nào ở làng quê anh Lớp anh có 54 học sinh, thì 49 người nhập ngũ Con trai đi, con gái cũng đi Sau nhiều lớp huấn luyện, sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí, Khoa được chuyển qua Bộ tư lệnh Hải quân Anh đã đi qua 25 đảo Anh là một người lính thực thụ chứ không phải là một nhà văn đi thực tế.

- Tại sao ngày đó Trần Đăng Khoa đã chọn đại dương là mảnh đất lập danh cho mình ở tuổi trưởng thành?

+ Tôi đâu có chọn Đó là việc tất yếu của người lính mà thôi Đã là lính thì nhiệm vụ nó chọn mình chứ mình làm sao mà chọn được nhiệm vụ

Nhà thơTrần Đăng Khoa

“Vì đó là Tổ quốc,cần phải giữ gìn”

LƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Trang 15

Biển mênh mông nước nhưng lại không có nổi một giọt nước ngọt nuôi sống người lính Biển rất kỳ vĩ, nhưng không thể chở che Lính bộ binh có cây lá ngụy trang, có đất làm chiến hào, làm những căn hầm che chở Nhưng lính biển chẳng có nơi nào ẩn nấp khi có địch đến Che chở cho mình lại chính là lòng dũng cảm của chính mình thôi

Không có hình ảnh nào lãng mạn như hình ảnh người lính hải quân trước sóng gió Nhưng cũng không có hình ảnh nào dữ dội như sự hi sinh của người lính trên biển Người ta nói chết thì mồ yên mả đẹp nhưng với lính biển thì không Ngay cả khi đã chết rồi, dù chỉ còn mảnh xương tàn, mảnh xương ấy cũng vẫn phải tiếp tục vật lộn với sóng gió, bão táp Tôi cũng như nhiều lính biển khác, về hải quân, ra biển đảo là để làm lính chứ không phải để làm thi sĩ, văn sĩ

- Khi là lính biển, anh có chứng kiến sự hi sinh nào thực sự ám ảnh không?

+ Nhiều Sự hi sinh đa dạng lắm Bệnh tật Sóng gió Rồi những trận đánh giáp lá cà, không nổ súng Và hoàn toàn im lặng Chỉ có trời biết Biển biết Và người hi sinh biết mà thôi

Ngay chuyến đi Trường Sa đầu tiên, có cả bộ đội và một anh kỹ sư thủy sản Anh ra đảo nghiên cứu để nuôi và khai thác hải sâm ở Trường Sa Tôi còn nhớ gương mặt anh: trẳng trẻo, thư sinh, đôi mắt ngơ ngác sau cặp kính cận Anh đi chuyến xuồng sau tôi và qua mép san hô thì bị lật xuồng Đây chính là chỗ nguy hiểm nhất Ngoài khơi ngay cả ngày biển lặng, vẫn có sóng ngầm húc vào vách đảo và cuộn lên thành sóng bạc đầu ngay ở mép san hô Người bị lật xuồng có thể bị sóng cuốn, hoặc sóng dội, quật vào đá san hô Anh kỹ sư thủy sản hy sinh như thế Sau nhiều ngày, vẫn chưa tìm được xác Tất nhiên, hồi ấy yên bình hơn bây giờ Yên bình nhưng vẫn có tranh chấp Nhưng là tranh chấp hòa bình Ví dụ, đảo của ta, ta đang giữ, vậy mà bọn người nhái lẻn vào rồi bí mật chôn mốc chủ quyền của họ Rất vớ vẩn và khó chịu

- Hồi đó, ở Trường Sa, anh có từng nghe về trận hải chiến 1974 để bảo vệ Hoàng Sa không?

+ Khi hòn đảo này bị mất năm 1974, tôi còn là học sinh phổ thông chứ chưa phải là lính Tôi biết tin đó là qua đài của Chính quyền Sài Gòn và Đài Hoa Kỳ Dẫu Hoàng Sa bị giành giật từ tay ai thì vẫn là đất đai của Tổ quốc mình, vẫn là nỗi đau xót.

Trang 16

+ Thì tôi nghĩ rằng những anh em người Việt của chính quyền Sài Gòn đã bảo vệ Hoàng Sa cũng cần được ghi nhận như là những người anh hùng khác đã hi sinh vì toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam Và khi chiến tranh đã lùi xa rồi, chúng ta cũng cần có cái nhìn mới hơn đối với những người đã khuất ở phía bên kia Tất nhiên bảo vệ Hoàng Sa, hi sinh vì Hoàng Sa không chỉ có năm 1974 khi chúng ta bị mất đảo, mà trước đó hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí từ thế kỷ 17, cha ông chúng ta đã canh giữ Hoàng Sa rồi.

Hiện nay ở vùng đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, vẫn còn tục khao lề thế lính (đó là hình thức dùng hình nhân thế mạng cho lính) Trước biển cả, số phận con người vô cùng mỏng mảnh Hồi đó, đồng bào theo lệnh vua ra đảo giữ nước Ra Hoàng Sa vất vả nhiều bề, lại đi bằng thuyền nan, có đi mà không có về Nhưng vẫn đi, vì đó là Tổ Quốc, cần phải gìn giữ.

Hoàng Sa mây nước chập chùngNgười đi thì có mà không thấy về…

Chúng ta có hàng trăm câu ca dao như thế, nằm rải rác trong dân Những người dân từng ở đảo truyền kể lại, Hoàng Sa đất đai trù phú, đẹp, có nước ngọt Ở giữa đảo còn có một pho tượng Phật rất kỳ vĩ do cha ông chúng ta đã xây dựng Không biết giờ có còn không?

Có một nỗi niềm trắc ẩn nào đó từ trái tim của một nhà thơ Trần Đăng Khoa về những người

đã ra đi trong hai cuộc chiến, dù bên này hay bên kia

Tôi từng gặp không ít bà mẹ, có người con là liệt sĩ và một người con cũng đã chết trận ở phía bên kia, hai tấm ảnh, cùng nằm chung trên một ban thờ Chỉ bà mẹ mới thấu hết nỗi xót xa đau đớn Nhà thơ Trần Nhuận Minh rất thấm thía nỗi khổ cực của những gia đình ở trong cảnh giằng xé:

Ta thì bảo theo địchĐịch lại rằng theo TaThời nào cũng lận đậnCũng không yên cửa nhà

Và cả đến khi đã chết, nỗi đau cũng chưa hết, vì vẫn ở hai chiến tuyến:

Hai em trai chết trậnChiến tranh ở hai đầuẢnh thờ mờ sương khóiVẫn không nhìn mặt nhau…(Bạn thơ mời rượu bên Sông Tiền)

Đối với bất kỳ dân tộc nào, chiến tranh cũng vẫn là một nỗi bất hạnh Và khi đã đủ độ lùi thời gian, chúng ta cũng nên xóa những cách ngăn trong lòng người để toàn dân tộc thành một khối, toàn tâm toàn lực bảo vệ non sông, xây dựng đất nước.

Đọc trên báo thấy năm 2001, vấn đề “tổ chức một lễ cầu siêu cho vong linh những người đã chết trong chiến tranh” ở cả hai phía đã được nêu lên trong thư của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt Rồi nhà báo, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, ông Hữu Thọ cũng từng nói tới điều này

Đúng là thống nhất non sông mà chưa thống nhất lòng người thì khó mà vui được và đâu phải đã thống nhất hoàn toàn, Không có biên giới trên đất đai, nhưng lại có biên giới trong lòng người thì đau xót vô cùng Sự chia cắt ấy, dù bằng cả máu xương cũng đâu đã dễ xóa được Phải xóa cái vết hằn ấy đi, thì dân tộc mới mạnh lên được Và non sông cũng vững bền hơn Điều này chúng ta cũng lại phải học Cụ Hồ thôi.

Tôi cho rằng, rất nhiều bài toán hóc búa, cứ học Cụ Hồ, ta sẽ tìm ra lời giải Có những bài toán, chính Cụ đã giải rồi, mà ta cứ lúng túng, loanh quanh, thậm chí có khi chúng ta còn quên.

Đảo sinh Tồn Đơng - quần đảo Trường sa ảnh: Vũ hải

Trang 17

1 Cây na trên đất tốt thì sau 3 năm, còn thường thì phải từ 4, 5 năm trở lên mới trổ hoa cho trái Còn chuối thì chỉ sau một năm cho buồng Câu ngạn ngữ đúc kết kinh nghiệm đời sống nhà nông về chọn giống cây trồng.

Cây chuối mềm như loài cỏ cây Tôi chưa đọc tài liệu nào nhưng chuối có lẽ thuộc loài thân củ Những bẹ chuối ôm lấy nhau tạo nên thân cây Nếu đem bóc từng bẹ ra thì cuối cùng chỉ còn lại củ chuối bám sát mặt đất Những năm đói kém củ chuối cũng có thể là món ăn cứu sống người Củ chuối non, loại chuối lá ít vị chát, thân non thường được thái làm rau ghém, củ chuối thái con cờ bóp riềng mẻ om lươn có thể coi là món đặc sản đồng quê có chất lượng cao.

Chuối là bạn với mọi nhà Nông thôn hầu như nhà nào cũng có vài bụi chuối Chuối cho quả rồi mà thân chuối vẫn dùng thái ra nấu cám chăn lợn Con lợn vào ngày sắp giết mổ, người ta chăn rau chuối nhiều lòng ruột sạch thơm và ròn Người hiểu cây chuối nhất vẫn là nông dân Thân phận cây chuối chính là thân phận người nông dân Cái gốc nông xưa nay sức mạnh bao giờ cũng như cây chuối, bóc đi vài lớp bẹ là trơ củ, thứ củ mà thời nay chẳng ai nghĩ tới giá trị của nó Coi thường nhau, vẫn bảo là đồ củ chuối!

2 Một đạo diễn điện ảnh quan sát cây chuối bảo có thấy gì không? Tôi không hiểu Tôi bảo cấy chuối có dùng được từ thân đến lá, chẳng bỏ phí cái gì Gói bánh nếp mà không có lá chuối thì khi bóc, bánh sẽ vỡ lung tung Bánh nếp gói lá chuối, khi bóc chỉ cần xé từng thớ nhỏ sẽ không bị dính dớp, bánh nguyên dạng ngon lành Còn rượu cuốc lủi thì chẳng có loại nút nào hơn nút lá chuối khô giữ được hương vị rượu Bánh thuốc lào Vĩnh Bảo gói bằng khoanh lá chuối đã như là một biểu hiện thương hiệu Bạn tôi cười: Tôi làm nghệ thuật không hiểu như anh về công dụng của lá chuối mà chỉ quan sát nó để tìm ra bản chất sự việc thôi Anh nói đến cái thớ lá thẳng là sờ vào sự việc rồi đấy Lá chuối nào thì thớ cũng

thẳng, rách te tua trong gió bão cũng vẫn thẳng Nhìn tàu lá chuối sau cơn bão trông như chiếc lược thưa khổng lồ, răng lược chỗ to chỗ bé Lá chuối rách nhưng luôn rách thẳng chứ không bao giờ cong queo thớ lợ Đó là chất người nông dân ta đó Những con người nông dân làm ruộng bạn của cây chuối có đời sống thấp nhất về kinh tế nhưng đời sống tinh thần lại rất giống tàu chuối Họ sống nghèo nhưng thẳng thắn và chân chất, có rách thì cũng rách thẳng Tôi thật thú vị về phát hiện của nhà đạo diễn nhận ra loài cây có tính cách người.

3 Đạo diễn băn khoăn, đất nước ta tám chín mươi phần trăm dân làm nông, lòng người vốn thẳng như tàu chuối, sao mà bây giờ con người nó lắt léo khác thường thế nhỉ Tôi bảo anh, cây chuối vốn trồng ở nông thôn nó thế, còn khi ra đường nhựa phố phường kiếm ăn thì nó biến đổi gien để thích hợp với thổ ngơi nơi mới Nhưng gốc thì vẫn củ chuối thôi Phố phường nó khác thế nào thì anh hiểu rồi đấy Chẳng qua bây giờ nhiều cái tình được thay bằng tiền thì phải cong queo tí Thích thẳng thớm lui về nông thôn thì tàu chuối vẫn thẳng đấy.

ĐÔNG NGÀN

“Trẻ trồng na Già trồng chuối”

Trang 18

18Vùn Hiïën

viïåt Nam

Từ hồi còn nhỏ, tôi đã được đọc bài thơ Thủ vĩ ngâm của Nguyễn Trãi Năm 1960 thì tôi được phân công về xã Cộng Hoà (nơi có Côn Sơn) dạy học Côn Sơn có Thanh Hư động, nơi Băng Hồ tướng công Trần Nguyên Đán ẩn dật Từ năm 2003, sau hoàn thành bản thảo cuốn tiểu thuyết Mọi đầm (2005), tôi ôm ấp viết tiếp cuốn tiểu thuyết về Nguyễn Trãi (Đó chính là cuốn Vực hiểm chốn thâm cung, 2006) Do vậy mà tôi đã đi, đi khắp: quê gốc của Nguyễn Trãi làng Chi Ngái - Côn Sơn Chí Linh (Hải Dương), làng Nhị Khê Thường Tín (Hà Nội), nơi Nguyễn Phi Khanh dạy học, Lam Kinh (Thanh Hoá), làng Hới dệt chiếu - quê Nữ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ (nay thuộc Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình), Lệ Chi viên (Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh) nơi xảy ra vụ án động trời Đi nhiều mà tôi vẫn băn khoăn: Góc thành Nam lều một gian là đâu? Mãi đến năm 2004, có trong tay cuốn Lễ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ của nhà giáo Hoàng Đạo Chúc, tôi mới biết mà tìm đến Cổ Mai Đàm, Thanh Trì, Hà Nội

Đó là một làng quê ven đê sông Hồng Nơi này xưa Nguyễn Trãi đặt tên là Khuyến Lương Hiện nay ở Cổ Mai Đàm còn đền thờ Nguyễn Trãi và đền thờ Nguyễn Thị Lộ Chữ Hán: đàm là đầm Vùng đất này xưa trũng, nhiều hồ đầm có nhiều gò đất rẻo đất trồng mai (cây mơ cây mận) nên có nhiều tên mai: Mai Động, Bạch Mai Cổ Mai Đàm là vùng đất trũng Tôi đã có một buổi trầm ngâm đi dọc làng Khuyến Lương Ao hồ liên tiếp Người xưa phải đào nhiều hồ ao, vật đất lên để làm nền nhà, làm đường cái Song nền nhà, nền đường vẫn thấp, mùa hạ, hầu như chỗ nào cũng mấp mé nước Nơi đây nay vẫn còn rặng tre, rặng xoan Không khí quê nhiều hơn là chất thị thành, đô hội Trong làng Khuyến Lương có một nhà thờ, dân làng thường gọi là Miếu Đức Ông Tương truyền, nơi đây xưa Nguyễn Trãi dạy học, tiếp khách Cách nhà này chừng tám trăm mét, ở ngay sát chân đê sông Hồng, có một căn nhà (lều) nữa Đó là nơi ăn ở chính của Nguyễn Trãi, nơi bà

Lộ ươm tơ, dệt lụa, bán chiếu

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì Cổ Mai Đàm là địa danh xuất xứ của bài thơ Thủ vĩ ngâm:

Góc thành Nam lều một gianNo nước uống thiếu cơm ănCon đòi trốn, dường ai quyếnBà ngựa gầy, thiếu kẻ chănAo bởi hẹp hòi, khôn thả cáNhà quen xú xứa, ngại nuôi vằnTriều quan chẳng phải, ẩn chẳng phảiGóc thành Nam lều một gian

Trong Quốc Âm thi tập, Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ về lều: Con lều mọn mọn đẹp làm sao , Chụm tự nhiên lều một gian , Lều hiu ta hãy một lều hiu , Lều nhàn vô sự ấy lâu dài , Chốn ở trải gian lều lá , Một yên sách một con lều Có người cho rằng những con lều ấy ở Côn Sơn? Hồi mới đến Côn Sơn, đọc thơ Nôm Nguyễn Trãi tôi từng tin như vậy Sau khi đi một vòng Côn Sơn - Nhị Khê - Cổ Mai Đàm, lại nghiên cứu sử sách, mới rõ Nguyễn Trãi sinh năm 1380, được Trần Nguyên Đán - ông ngoại nuôi dạy Đến năm 1390, Trần Nguyên Đán mất, lúc đó Nguyễn Trãi mười tuổi, về Nhị Khê ở với cha Ông lớn lên, nấu sử sôi kinh tại đó Trong triều Trần, Nguyễn Phi Khanh thi đậu Thái học năm Giáp Dần - 1374 Vì Phi Khanh là con nhà thường dân, lại lấy con gái Trần Nguyên Đán, tôn thất nhà Trần nên không được bổ dụng làm quan Sang thời Hồ, ông mới nhậm chức Thiếu khanh và Trung thư thị lang

Trang 19

Quốc tử giám tư nghiệp Và cũng sang thời Hồ, Nguyễn Trãi hai mươi tuổi, thi đỗ Thái học sinh, được bổ làm Ngự sử đài chánh chưởng

Khi quân Minh sang xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt về Kim Lăng (T.Q), Nguyễn Trãi và em là Phi Hùng khóc tiễn đưa cha, nhưng ông chỉ cho Phi Hùng đi cùng, bảo Nguyễn Trãi về, căn dặn: Hãy trở về nước để làm cái việc đại hiếu Trên đường về, Nguyễn Trãi bị tướng giặc bắt đưa về Đông Quan (Thăng Long) giam lỏng Về kinh thành, Nguyễn Trãi sống tại Cổ Mai Đàm, tức Góc thành Nam này Chính tại mảnh đất này, cuộc sống ngặt nghèo giữa bầy diều ó, Nguyễn Trãi đã dùi mài thêm kinh sử và viết Bình Ngô sách, dâng Lê Lợi

Sau binh lửa, Nguyễn Trãi làm Nhập nội hành khiển tước Quan phục hầu, bà Lộ làm Lễ nghi học sĩ Không rõ thời ấy Nguyễn Trãi đã sống ở nơi nào nữa, nhưng đọc lại sử, qua Ức Trai thi tập và Quốc Âm thi tập, thấy gia đình ông vẫn sống ở đây là chính Mãi sau này, cho đến khoảng cuối năm năm 1437, thấy triều đình nhiều phe cánh, quyền thần nhũng nhiễu, Nguyễn Trãi mới lui về Côn Sơn sống ẩn dật Năm 1439, vua Lê Thái Tông lại mời Nguyễn Trãi ra coi việc Môn hạ sảnh và Tam quán sự, kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ Tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), với cương vị Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Quốc tử giám, Độc quyển kỳ thi Hội, Nguyễn Trãi đã lấy đỗ Trạng nguyên Nguyễn Trực, Bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ, Thám hoa Lương Như Hộc và 23 Đồng tiến sĩ Cộng lại thời gian, Nguyễn Trãi lưu lại ở Côn Sơn không nhiều, chủ yếu là ông sống tại Góc thành Nam, lều một gian này Đó là một con lều nhỏ bé (Con lều mọn mọn), hầu như chỉ buộc lạt (Chụm tự nhiên), không có câu đầu, có các vì kèo, không mấy đục đẽo Con lều tạm, mái lợp cỏ, rạ chẳng mấy mà mục nát Thơ Nôm Nguyễn Trãi còn có câu: Cửa nhà bịn rịn tổ ong tàng Hình ảnh “tổ ong tàng” là mượn từ câu ca dao: Còn duyên như tượng tô vàng/ Hết duyên như tổ ong tàng trời mưa Hình ảnh tổ ong tàng cụ thể sinh động lắm; cũng có thể hiểu: mái nhà lợp rạ hoặc cỏ lâu ngày thủng lỗ chỗ, trời mưa, dột tứ phía, nhìn lên như một tổ ong tàng đang nát rữa Bài thơ Thủ vĩ ngâm cho ta thấy rõ cảnh sống của Nguyễn Trãi lúc ấy.Từ cảnh No nước uống thiếu cơm ăn mà suy ra: chủ cũng đói thì sao kham nổi việc nuôi con ở và các súc vật Có tác giả viết: bài thơ Thủ

vĩ ngâm được viết trong thời kỳ Nguyễn Trãi bị

giam lỏng Nhiều ý kiến cho rằng, lúc ấy Nguyễn ngoài hai mươi tuổi, đầy tráng khí, đang viết Bình

Ngô sách, không thể có giọng thơ ít nhiều buồn rầu, ngao ngán Thủ vĩ ngâm phải được viết lúc Nguyễn Trãi đã cao tuổi Sau khi đọc đi đọc lại cả 99 bài thơ chữ Hán trong Ức Trai thi tập, 254 bài thơ Nôm trong Quốc Âm thi tập, chúng ta dễ đồng tình với với sự thẩm định thứ hai: Thủ

vĩ ngâm được viết ở giai đoạn sau Nguyễn Trãi

bị nghi cùng mưu “phản loạn” với Trần Nguyên Hãn(!), bị hạ ngục Vua Lê Lợi nghĩ lại, đã thả Lúc này, Nguyễn Trãi đã chừng năm mươi tuổi, bị thất sủng, bị “vô hiệu hoá” Thơ chữ Hán, bài Ký hữu có câu: Thập tải độc thư bần đáo cốt (Mười năm đọc sách nghèo đến xương); bài Oan thán còn viết: Hư danh hoạ thực phù kham tiếu/Chúng báng cô

trung tuyệt khả liên (Danh hư hoạ thực nên cười

quá/Mình cô trung, nhiều kẻ báng bổ rất đáng thương) Hẳn trong hoàn cảnh này, Nguyễn Trãi viết Thủ vĩ ngâm, với câu Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải Là quan thanh liêm đã nghèo (nhà ngặt), bị biếm truất càng nghèo Thơ Nôm Nguyễn Trãi có câu: Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh, vì sống thanh bạch như nước (nước mưa, nước suối) nên trong nhà chẳng có gì, giống cái nhà treo khánh đá (ngoài khánh ra, bốn phía trống hoác) Gia sản sạch bách Con đòi đã trốn Các ông chủ xưa, thường gọi người ở là cái Cam thằng Quít Quít, Cam vẫn còn, nhưng chỉ là hai

dặng Nguyễn Trãi có những câu thơ hài hước: Nô

bộc ắt còn hai dặng quít Nhà nghèo, song đôi khi vẫn có khách Vị quan Hàn lâm viện Thừa chỉ (đã bị biếm) đã từng có buổi tiếp khách: Ngoài cửa mừng người dầu cái vẹt/Trong nhà thết khách mặc con cờ

Mỗi năm vào thu, người dân Cổ Mai Đàm, Nhị Khê, Côn Sơn, Đại Lai, Tân Lễ ai cũng nhớ ngày 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất (1442), ngày mà Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Quốc tử giám Nguyễn Trãi, linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn mắc oan, bị chu di tam tộc Ở Cổ Mai Đàm có tục lệ “mở hội”, nhưng đó là một hội đặc biệt, chắc trên thế giới không có hội nào như thế Ngày hội mà không kèn không trống, không nói to, không một nụ cười Đọc bài thơ Thủ vĩ ngâm tại Cổ Mai Đàm, ta càng thấy rõ một Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Nguyễn Trãi sáng như sao Khuê ) Tại Cổ Mai Đàm, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô sách, Dư địa chí và phần lớn các bài thơ trong Ức Trai thi tập, Quốc Âm thi tập Cổ Mai Đàm, Khuyến Lương, Hà Nội trở thành đất thiêng Đọc Thủ vĩ ngâm tại đây, dường như linh ứng hơn, càn khôn rộng mở, gợi cho ta nhiều suy ngẫm về nhân tình thế thái, văn nghiệp

Trang 20

Để đổi lấy một mặt trời đại nghĩa giữa hành tinh.Ai yêu như người, cái lẽ hiếu sinhMột giọt nắng thanh bình

Trên đầu ngọn lúa?

Ai yêu như người, từng tia máu đỏTrong da tóc trẻ đẹp con người?Thuở ấy, ai hơn Ức Trai

Biết trừ bạo, diệt hungBiết căm loài Tần Hán:“Hiếu đại, hy công”Cùng binh, độc vũ ?”Ôi! Nhà chiến lược thiên tàiNgười mưu sĩ tuyệt vời

Người thơ của đội quân đất nướcĐã làm bơ phờ xơ xác

Những mũ mãng thiên triều!Mười năm trời nằm gai nếm mậtMười năm trời, nghĩa đội, nhân đeoÔi! Một cung đàn tuyệt diệuCòn dội mãi đến ngàn sau!

Người vẫn đó! Ngọn nến đêm thâuVới vua bày lo việc nước

Và, nơi chiến địa, viết thư cho giặc

Những bức thư, nghĩa sáng tựa sao trờiNgọn nến Ức Trai

Có bao giờ tắt được?

Một mình ôm trước nỗi lo đờiTrong chiếc chăn lạnh, choàng vaiNgười dành cả hơi nồng cho hậu thếLà một triết nhân

Người rõ lẽ:

“Làm một nước nghĩa nhân nhỏ béBên một nước lớn vô độ, tham tànPhải chịu điều cay đắng nghìn nămĐể đổi lấy hàng trăm trận thắng”

Nhưng Người ơi! Cây muốn lặng mà gió

chẳng ngừng…Và Ức Trai với mái tóc thời gian còn thơm

trắng mãiVẫn nắm chặt trong tay ấn tín Liễu Thăng

Dặn cháu con:

Với hùm beo phải vững giáo, chắc thương

Nhưng Nhân nghĩa ngọn cờ, đừng để lọt vào những bàn tay dính máu

Ôi! Ngọt ngào ngọn gió

Gần 600 năm rồi mà như mới hôm quaỨc Trai về, lững thững dưới rừng hoaNhư xem lại, một chiều trận mạc…

Hà Nội 27/11/1979(Trong tập “Bài ca tự tình”NXB Hội Nhà văn, 6-2011)

NGUYỄN TRÃI LẠI TRỞ VỀ CỔ VŨ CON CHÁU CỦA NGƯỜI

(Đọc “Gửi Ức Trai” của nhà thơ Lưu Trọng Lư)

NGUYỄN ANH TUẤN

Trang 21

Nhà văn Lưu Trọng lư làm bài thơ này sau khi đã sống nhiều ngày cùng các chiến sĩ trận địa “chốt” biên giới phía Bắc tại Lạng Sơn, Cao Bằng, “Khi trái tim ta đang vỡ làm đôi” khiến cho “Tiếng nói của cả đời ta ùn lại” như ông từng bộc lộ ở bài thơ “Em có nghe” viết cũng trong thời gian đó Trước máu xương của quân dân ta đổ xuống chống trả sự “ma giáo côn đồ” của bọn bành trướng để bảo vệ từng tấc đất cha ông, nhà văn đã nhớ đến người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi; và bài thơ “Gửi Ức Trai” đã như một nén hương kính cẩn giữa đất trời Tổ quốc thiêng liêng dâng lên hương hồn biết bao anh hùng nghĩa sĩ Việt Nam xưa nay mà Nguyễn Trãi là tấm gương chói lọi nhất

Bài thơ mở đầu bằng một ý thơ rất đẹp lấy trong Quốc âm thi tập: “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt/Quét sân ngày lệ (sợ) bóng hoa tan”, liền sau đó là một hình ảnh tương phản giàu thẩm mỹ và nặng trĩu hiện thực để khái quát lên toàn bộ tâm hồn cao khiết lẫn khí phách phi thường của Nguyễn Trãi trong suốt cuộc đời cụ:

Người sợ đưa nhanh nhát chổiLàm bóng hoa tan

Nhưng khi xô một tảng núi bạo tànỨc Trai! Người không biết sợ

Sức mạnh tinh thần của Nguyễn Trãi được bắt nguồn từ triết lý hành động của một dân tộc từng chịu quá nhiều đau khổ, khi “mỗi người Việt mình nước mắt đủ chảy thành sông”, và nhà văn đã diễn đạt điều này tựa lời thề của người nghĩa quân trước giờ vung gươm ra trận diệt ngoại xâm, tựa đôi câu đối trang trọng thấm đẫm xúc cảm treo nơi bàn thờ Tổ tiên anh linh:

Thà chịu một vừng trăng đổ vỡ

Để đổi lấy một mặt trời đại nghĩa giữa hành tinh.

Từ điểm xuất phát này, nhà văn bắt đầu miêu tả thế giới tinh thần cao quý của Ức Trai, mà cội nguồn là tình yêu Dân, thương Dân:

Ai yêu như Người, cái lẽ hiếu sinhMột giọt nắng thanh bình

Trên đầu ngọn lúa?

Ai yêu như Người, từng tia máu đỏTrong da tóc trẻ đẹp con người?

Cho dù phải chịu cảnh “Danh hư họa thực”, nhưng nhờ có tình thương lớn lao đó, nhờ có “lòng trung lẫn hiếu/ mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (QÂTT) mà Nguyễn Trãi đã trở thành “Nhà chiến lược thiên tài/ Người mưu sĩ tuyệt vời” đưa dân tộc vượt qua bao hiểm nguy và đè bẹp giấc mộng của bọn bá quyền:

Người thơ của đội quân đất nướcĐã làm bơ phờ xơ xác

Những mũ mãng thiên triều!

Nguyễn Trãi còn “dành cả hơi nồng cho hậu thế”, và nhà văn như nghe thấy nỗi lo âu trăn trở thể hiện tầm nhìn vượt nhiều thế kỷ của cụ đến với hôm nay:

Tượng đồng Nguyễn Trãi

Tồn cảnh đền thờ Nguyễn Trãi dưới chân núi Kỳ Lân

Trang 22

22Vùn Hiïën

viïåt Nam

“Làm một nước nghĩa nhân nhỏ béBên một nước lớn vô độ, tham tànPhải chịu điều cay đắng nghìn nămĐể đổi lấy hàng trăm trận thắng”

Nhưng từ hơn ba mươi năm trước, giữa những ngày tháng Tổ quốc bị sỉ nhục đó, nhà văn đã thốt lên hộ biết bao người Việt Nam yêu nước - ”Những ngọn đèn không ngủ” trong hiện tại cái điều phẫn uất này, qua cách nói dân dã: “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng!” Vì thế, Đạo nghĩa làm người lớn

nhất giờ đây là “Biết cầm chắc những gì Tổ quốc

Gần mười năm sau cái ngày “Người lính thơ đi nhặt những mũ mãng thiên triều”, nhà văn Lưu Trọng Lư vẫn chưa hết nỗi đau và sự trăn trở về hành động xấc xược của bọn “ma giáo côn đồ” bành trướng; cùng với nỗi lo lắng khôn nguôi về sự sa sút của đạo lý, của tinh thần dân tộc chân chính, ông viết “Thư đêm giao thừa” (năm 1988):

“Mênh mông trường dạ” nhang đèn xưa cũng thổn thức đầy vơi

Cả lịch sử anh hùng cũng về đây trong chiến hào sinh tử

Của dân tộc, một câu thơ, một đạo lýCũng về đây, sống chết với hôm nay Việt Nam không chỉ chết sống một lầnViệt Nam muôn đời tự làm nên vận mạngHãy cuốn phăng đi trăm loài xác bẩn!

Nhà văn như đang nói trực tiếp với Nhân dân mà ông yêu thương quý trọng trọn đời và những

người có trách nhiệm đối với vận mệnh Nhân dân giữa những ngày nóng bỏng này:

Hỡi quyền uy rộng lớn! Thái thượng Nhân dânTa chỉ xin quỳ trước một chữ Nhân

Cuộc Giao ban Đất Trời

Người không được phép thêm một lần lỡ hẹn! Và Nguyễn Trãi lại về với chúng ta hôm nay, theo xúc cảm của một nhà văn sẵn sàng “Ôm cả tình thương mà chết”, không chỉ để tiếp tục “Tìm mai theo đạp bóng trăng” (QÂTT) mà còn để xem xét cháu con “Với hùm beo phải vững giáo, chắc thương” ra sao trước sự tồn vong của Đất Nước:

Ôi! Ngọt ngào ngọn gió

Gần 600 năm rồi mà như mới hôm quaỨc Trai về, lững thững dưới rừng hoaNhư xem lại, một chiều trận mạc…

Một dũng sĩ trong hình dáng của một tiên ông “lững thững dưới rừng hoa” thăm lại “vạn cổ thử giang san”- nơi mà chỗ nào cũng có dấu vết “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc/ Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng” (thơ dịch Ức Trai Thi tập) Một tiên ông hiền dịu có tâm hồn “ngọt ngào như

ngọn gió” mà lại quắc thước, cứng cỏi, chứ không

hề ủy mị yếu hèn trước cả một hàng tướng giặc qua sự miêu tả gần đây của một nhà văn có tên tuổi

Nhà văn Lưu Trọng Lư đã cảm nhận một cách sâu sắc và đồng cảm cao độ cái sức mạnh tinh thần lớn lao của Nguyễn Trãi qua văn chương chiến đấu và văn chương thế sự của cụ mà nhà thơ Pháp Paul Éluard từng gọi là: “những vũ khí của đau thương” Đó cũng là nguyên nhân quan trọng để “Gửi Ức Trai” trở thành một trong những tác phẩm văn học hiện đại hay nhất viết về người anh hùng vĩ đại dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, và luôn luôn mang tính thời sự nóng hổi Vâng, Nguyễn Trãi đang “lững thững” trở về để cổ vũ con cháu biết yêu thương, quý trọng nhau hơn khi cùng cầm “ngọn cờ Nhân

nghĩa“, không để chúng lọt vào “những bàn tay

dính máu” và dơ bẩn - có như vậy mới bảo vệ được trọn vẹn non sông gấm vóc yêu quý

Trang 23

Cảnh trong vở cải lương “Lễ mở xiêm áo”

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật Cải lương đã hình thành và phát triển trên các nền tảng cơ bản là sự kết hợp giữa sân khấu kịch nói phương Tây và sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc với hệ thống âm nhạc chủ đạo dựa trên ca nhạc tài tử, dân ca và nhạc lễ đồng bằng Nam Bộ.

Sự ảnh hưởng song trùng về phương pháp sân khấu đã đưa đến một đặc điểm khá rõ về về nghệ thuật biên kịch: Nghệ thuật biên kịch Cải lương dựa trên cả hai hệ thống biên kịch của kịch nói phương Tây và kịch hát truyền thống Việt Nam Qua lịch sử phát triển, hai hệ thống biên kịch này đã tạo ra hai mô hình kết cấu cơ bản của kịch bản Cải lương: mô hình kết cấu kịch nói pha ca và mô hình kết cấu theo kịch hát truyền thống

a Mô hình kết cấu kịch nói pha ca

Đây là mô hình kết cấu dựa trên phương pháp tả thực của kịch nói cổ điển phương Tây, mô tả cuộc sống đang diễn ra với hình thái tự nhiên của nó, tạo cho khán giả ảo giác như đang được xem cảnh sống thực trên sân khấu Trong mô hình kết cấu này, bố cục của kịch bản Cải lương là kiểu bố cục kịch tính chặt chẽ theo luật tam duy nhất thống nhất về thời gian, địa điểm và hành động trong tiến trình: giao đãi, thắt nút, phát triển các khủng hoảng, tạo cao trào và cởi nút, kết kịch

Cái khác kịch nói phương Tây ở đây là các nhân vật không chỉ đối thoại bằng lời nói thường mà còn phải bằng các bài ca Bởi vậy, vấn đề phức tạp đầu tiên đặt ra trong kiểu kết cấu này là giải quyết mối quan hệ giữa ca và nói Theo nhà nghiên

HAI MÔ HINH KẾT CẤU

CỦA KỊCH BẢN CẢI LƯƠNG

NGUYỄN THẾ KHOA

Trang 24

cách nhân vật Chẳng hạn bài Kim tiền không chỉ

có khả năng bày tỏ sự yêu thương mà còn có thể

dùng để mắng mỏ, bản Vọng cổ không chỉ có khả

năng diễn tả nỗi sầu bi, thương nhớ mà còn có thể đối thoại nảy lửa hoặc châm biếm hài hước, Kim tiền Trang tử khác với Kim tiền Kính Tâm, Tây thi sư cụ khác với Tây thi thanh niên, Vọng cổ Tỷ can khác với Vọng cổ Vọng phu…

Các kịch bản theo kết cấu kịch nói pha ca chỉ sử dụng công cụ ngôn ngữ là lời nói thường như kịch nói , không dùng văn vần, văn biền ngẫu, ngay cả các lời ca trong các bài bản cũng cơ bản không sử dụng văn vần, thơ mà dùng lời nói tự nhiên và thường nhanh chóng chuyển ngay từ nói sang ca và từ ca sang nói, không cần những đoạn văn vần hoặc thơ bắc cầu như kịch hát truyền thống.

Thuật ngữ tạm dùng để gọi mô hình kết cấu này, kịch nói pha ca, không hàm ý hoàn toàn đồng tình với những ý kiến từng dùng thuật ngữ trên để dè bĩu, phê phán Cải lương là thứ sân khấu có kết cấu pha tạp “đầu ngô mình sở”, “nửa dơi nửa chuột” Nhưng phải nói, những phê phán trên cũng không hoàn toàn vô lý Theo tôi, mô hình kết cấu nàycủa kịch bản Cải lương giúp ta thấy rõ điều ta vẫn thường nói: nghệ thuật Cải lương là cái gạch nối giữa kịch nói phương Tây và kịch hát truyền thống dân tộc Sự tích hợp hệ thống bài bản làn điệu theo cấu trúc mô hình âm nhạc sân khấu truyền thống Việt Nam vào đã phá vỡ kết cấu kịch nói, tạo ra một chỉnh thể nghệ thuật sân khấu mới nhưng chưa hoàn chỉnh Có thể coi mô hình kết cấu này là một bước quá độ trong việc tiếp thu và chuyển hóa kịch nói phương Tây thành kịch hát Việt Nam

Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà mô hình kết cấu kịch nói pha ca được các soạn giả Cải lương sử dụng rất hiệu quả trong các loại kịch bản tâm lý xã hội đương đại Không thể phủ nhận mô hình kết cấu này giúp Cải lương đi vào đề tài tâm lý xã hội đương đại dễ dàng và rất được khán giả Cải lương hoan nghênh nên khi viết về đề tài tâm lý xã hội đương đại, hầu hết các soạn giả Cải lương đều sử dụng mô hình kết cấu kịch nói pha ca Và mô hình kết cấu kịch bản có tính chất quá độ này đã giúp nghệ thuật Cải lương tạo ra hẳn một dòng Cải lương lớn đầy sức sống, được đông đảo người xem ưa thích với nhiều vở diễn hay, vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian, trở thành các tác phẩm kinh điển của nghệ thuật Cải lương như “Sân khấu về khuya” của Nguyễn Thành Châu, “Đời cô Lựu”, “Tô Ánh

Nguyệt”, “Khi người điên biết yêu” của Trần Hữu Trang, “Máu thắm đồng Nọc Nạn”, “Người con

gái đất đỏ” của Phạm Ngọc Truyền, “Tấm lòng của biển” của Hà Triều, Hoa Phượng, “Cây sầu

riêng trổ bông” của Hoài Linh - Trương Bỉnh Tòng Người ta thường nói, trong nghệ thuật, cái gì hay, đẹp, có sức sống đều có lý, đều tích cực Mô hình kết cấu kịch pha ca của nghệ thuật Cải lương đã là bệ phóng tạo nên những cái hay, đẹp, giàu sức sống của sân khấu Cải lương, bởi vậy, đây hẳn là một mô hình nghệ thuật có lý, tích cực

Cảm giác về sự pha tạp, gượng gạo, sự đứt gãy, không liền mạch, gây sự hụt hẫng, khó chịu cho người xem trong luân chuyển giữa hát và nói trong nghệ thuật Cải lương có một phần do mô hình kết cấu này tạo nên nhưng phải nói nguyên nhân chính nằm ở trình độ, tài năng, sự tinh tế của soạn giả, của người nghệ sĩ Trong các vở Cải lương lớn của các soạn giả nghệ sĩ lớn như Năm Châu, Trần Hữu Trang ta không hề thấy có sự gượng gạo, đứt gãy, sống sượng nào Người ta thường nói, các nghệ sĩ lớn bao giờ cũng biết cách vượt qua những hạn chế của các hình thức để làm nên các tuyệt phẩm là vậy.

Có lẽ, cần có những nghiên cứu cơ bản, toàn diện, sâu sắc hơn về các mặt tích cực và tiêu cực của mô hình kết cấu này khi nghiên cứu phương pháp biên kịch của nghệ thuật Cải lương Đây là một thực tế kịch sử, thực tế nghệ thuật thú vị, không thể bỏ qua Những điều tôi trình bày trên đây mới là những gợi ý, phác thảo, chưa có thời gian và điều kiện để đi xa hơn

b Mô hình kết cấu kịch hát truyền thống dân tộc

Nếu kịch nói cổ điển phương Tây luôn muốn trình bày trực diện cuộc sống đang diễn ra, ở thì

Trang 25

hiện tại, trong hình thái tự nhiên của nó, tạo cho người xem ảo giác như đang chứng kiến trên sân khấu cảnh sống thật ngoài đời, thì sân khấu kịch hát truyền thống phương Đông và Việt Nam lại luôn muốn kể cho khán giả những câu chuyện về cuộc sống đã diễn ra, ở thì quá khứ, đã được nhận thức, đánh giá, tổng kết Nếu tư duy sáng tạo của kịch nói cổ điển phương Tây là tư duy văn xuôi thì tư duy của sân khấu kịch hát truyền thống phương Đông và Việt Nam là tư duy thơ Nếu hình thức

ngôn ngữ chủ đạo của kịch nói cổ điển phương

Tây là văn xuôi, văn nói trong hình thái giao tiếp tự nhiên thì ngôn ngữ của kịch hát truyền thống phương Đông và Việt Nam là sự tích hợp nhuẫn nhuyễn các hình thức ngôn ngữ văn học như văn vần, thơ, từ theo lối biền ngẫu với các hình thức ngôn ngữ âm nhạc, vũ đạo, động tác hình thể, kịch câm Đây là mô hình kết cấu của tư duy sân khấu Tổng thể mà nhà nghiên cứu Mịch Quang và GS.NSND Trần Bảng từng phân tích.

Nếu bố cục kịch tính theo kết cấu của kịch nói cổ điển phương Tây theo luật tam duy nhất mà nghệ thuật Cải lương tiếp thu và vận dụng để tạo nên kết cấu kịch nói pha ca đem đến cho khán giả một lát cắt cuộc sống tập trung trong một thời gian không gian nhất định, với hành động kịch thống nhất phát triển theo tuyến thẳng lên đỉnh điểm thì bố cục tự sự theo kết cấu sân khấu kịch hát truyền thống Việt Nam lại trình diễn cho khán giả xem một câu chuyện qua nhiều thời gian và không gian khác nhau với hành động kịch đan xen vận động theo kiểu làn sóng đi tới cao trào.

Ngay từ những kịch bản Cải lương đầu tiên như “Lục Vân Tiên”, “Kim Vân Kiều”, “Phụng nghi đình”, “Võ Tòng sát tẩu”, “Xử án Bàng Quý Phi” mô hình kết cấu kịch hát truyền thống dân tộc mà ở đây là Tuồng hát bội đã được các soạn giả, nghệ sĩ vận dụng với các yếu tố trình diễn của nghệ thuật Tuồng chỉ thay thế hệ thống bài bản làn điệu tuồng bằng hệ thống bài bản, làn điệu dựa theo đờn ca tài tử và dân ca, nhạc lễ Nam bộ Trong suốt tiến trình phát triển của nghệ thuật Cải lương, ngoài kịch bản về đề tài tâm lý xã hội đương đại thường vận dụng kết cấu kịch nói pha ca trên, gần như tất cả các kịch bản theo các đề tài khác như lịch sử, dã sử, cổ tích, dân gian, màu sắc, hương xa đều học theo kết cấu sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc Tuồng và Chèo và có tiếp thu vận dụng từ sân khấu Tiều Quảng của Trung Quốc Dân dần giới biên kịch của nghệ thuật Cải lương hình thành nên công thức: kịch bản tâm lý xã hội đương đại thì theo kết cấu kịch nói pha ca còn các đề tài khác

thì theo kết cấu sân khấu truyền thống Việt Nam và phương Đông.

Cần nói rằng việc tiếp thu, vận dụng ngày càng đầy đủ, sâu sắc, sáng tạo kết cấu kịch hát truyền thống dân tộc đã giúp nghệ thuật Cải lương từng bước trở thành một bộ môn kịch hát dân tộc hoàn chỉnh Trong phân tích phần trên, chúng ta đề nghị không phê phán phiến diện mô hình kết cấu kịch pha ca và công nhận một thực tế: chính mô hình này đã tạo ra một dòng Cải lương lớn được nhân dân ta ưa thích Nhưng cũng nói rằng đây chỉ là một mô hình có tính chất quá độ từ kịch nói chuyển sang kịch hát.

Những thành tựu nghiên cứu lý luận lớn về sân khấu kịch hát dân tộc nói chung và nghệ thuật Cải lương nói riêng những năm 1960 -1970 trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã góp phần quyết định cho việc nghệ thuật Cải lương phát triển thành một bộ môn kịch hát dân tộc hoàn chỉnh Đó là khi, người ta phát hiện ra sự gượng gạo, không thuần nhất của kết cấu kịch nói pha ca Đó là khi người ta hiểu loại kịch nói du nhập vào nước ta và gây ảnh hưởng lên Cải lương chỉ là kịch cổ điển Pháp thế kỷ 18 chứ không phải là cái gì quá mới mẻ của sân khấu thế giới, chỉ là cái “cũ người mới ta” Đó là khi người ta khám phá ra các vẻ đẹp có tính hệ thống của sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc qua Tuồng và Chèo, nhận biết rằng sân khấu kịch hát truyền thống phương Đông và của dân tộc ta chứa đựng nhiều yếu tố hiện đại quý giá mà sân khấu phương Tây đang quay lại học hỏi và hiện đại hóa không có nghĩa là bắt sân khấu truyền thống dân tộc làm theo kịch nói hay ôpera phương Tây mà phải “từ ta mà mới” Đó là khi các soạn giả Ngọc Cung, Lưu Chi Lăng của Đoàn Cải lương Nam bộ viết các kịch bản “Kiều Nguyệt Nga”, “Nàng tiên mẫu đơn”, “Dệt gấm” hoàn toàn theo kết cấu Tuồng, Chèo và tạo thành những sự kiện nghệ thuật lớn tại thủ đô Hà Nội Đó là khi các nghệ sĩ Ba Du, Tám Danh, Nguyễn Ngọc Bạch đề xướng và mạnh dạn cùng nhau hợp tác với các nhà nghiên cứu sân khấu, nghệ sĩ Chèo Tuồng và múa để dày công xây dựng hệ thống vũ đạo riêng cho đúng với phong cách sân khấu Cải lương Đó cũng là khi các soạn giả nghệ sĩ Tuồng, Chèo cũng tìm học ở nghệ thuật Cải lương khả năng luôn tự làm mới mình để luôn luôn thu hút đông đảo công chúng Đó là khi chúng ta cảm nhận thật rõ: Tuồng, Chèo, Cải lương, dù kẻ đến trước, người đến sau, dù mỗi người mỗi vẻ, đều là những người con tuyệt đẹp trong gia đình sân khấu kịch hát truyền thống dân tộc Việt Nam

Trang 26

26Vùn Hiïën

viïåt Nam

Văn Võ song toàn

Thủy tổ Lê Đại Cang là Lê Công Triều, làm quan dưới triều Lê, sau theo chúa Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở Bình Định Lê Đại Cang là cháu 6 đời của Lê Công Triều Ông sinh năm 1772 tại làng Phú Nhơn, huyện Tuy Viễn (nay là thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) Cha tên húy là Tử Hậu, vốn dòng dõi thế tập chết được tặng Hàn lâm viện Thị giảng Học sĩ phẩm tùng tứ (4-2) Mẹ Nguyễn Thị Quản chết được tặng cung nhân Bác tên húy là Tử Mẫn, làm chức Nội tán Viện thị thơ dưới đời chúa Nguyễn Chú tên húy là Tử Miễn (Công Miễn), làm chức Thượng thư Bộ Hình triều Tây Sơn.

Thân thế sự nghiệp Lê Đại Cang được nhiều sách sử ghi lại như: Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam Nhất thống chí, Danh nhân Bình Định, Nhân vật Bình Định…

Theo bài tự dẫn trong Lê thị gia phả do ông biên soạn năm 1826 “…Nhà ta đời đời theo nghiệp nho… ở nhà được cha dạy Kinh thi Kinh lễ… Năm 16 tuổi theo học quan Thị giảng họ Nguyễn (tức Nguyễn Tử Nghiễm, Thị giảng triều Tây Sơn, là cha của Thượng thư Bộ hình triều Nguyễn là Nguyễn Tử Diệu) Sau đó học tiên sinh thọ Đặng (tức Đặng Đức Siêu, Thượng thư Bộ lễ triều Nguyễn) Năm 21 tuổi (1792), lại gặp chiến tranh, khó bắt chước được chí hướng của tổ tiên Bấy giờ chỉ biết nhờ thầy mà ôn tập, bắt chước thầy mà dùng lưỡi thay cày…”

Trong suốt 10 năm vừa ôn luyện văn chương 1802), vừa dạy học, ông vừa học võ, và đặc biệt ông còn âm thầm nghiên cứu binh pháp Vốn có sức mạnh bẩm sinh nên các loại côn đao ông đều sử dụng nhuần nhuyễn Vũ khí thường dùng của ông là thanh đại đao tương truyền nặng hàng trăm cân

(1792-thăng trầm đường quan chức, binh nghiệp

Năm Gia Long thứ nhất (1802), được trấn thần Bình Định là Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Hoài Quỳnh tiến cử, ông dự tuyển và được triều đình bổ nhiệm làm tri huyện Tuy Viễn Sau đó, ông giữ chức vụ: Kiểm sự Bộ Binh (1810) Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) ông làm Hiệp Trấn Sơn Tây, Cai bộ Quảng Nam, Cai bộ Vĩnh Long, Tham tri Bộ Hình (1929), Quản lý bờ đê Bắc Thành (1831), Thượng thư Bộ Binh kiêm Hữu Đô Ngự sử (1832), Tổng đốc 3 tỉnh Sơn Hưng Tuyên kiêm lãnh Hà Nội, Ninh Bình tổng đốc sự vụ, Tổng đốc hai tỉnh An Giang - Hà Tiên kiêm lãnh trách vụ bảo hộ Chân Lạp (1833).

Tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), vụ binh biến Lê Văn Khôi, tỉnh thành An Giang thất thủ, ông bị cách chức xuống làm “đoái tì binh dõng tiền quân hiệu lực”, ra trận phải đi trước lập công chuộc tội Ông phải xông pha nơi đầu tên mũi đạn cùng với viện binh triều đình tái chiếm được các tỉnh đã mất Nhờ công trạng này ông được khôi phục chức Viên ngoại lang lãnh Án Sát sứ An Giang.

Cuối năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), nhân có lời cầu của Lê Văn Khôi, vua Xiêm sai quân thủy bộ chia làm 5 đạo nhất loạt tiến đánh Hà Tiên, Nam Vang, Cam Lộ, Cam Cát và Trấn Ninh Tuy chia 5 đạo nhưng chủ đích Xiêm là đánh Chân Lạp và Nam Kỳ Minh Mệnh cấp tốc điều động các tướng chỉ huy bảo vệ cả 5 mặt trận, Lê Đại Cang được giao nhiệm vụ đem bộ binh theo đường Quan Hóa tiếp cứu Nam Vang, một mặt trận then chốt

Ông vừa đến Chân Lạp thì quân Xiêm đã chiếm Nam Vang, Quốc Vương xứ này bỏ kinh thành mà chạy Ông thu thập quân Miên và mộ quân nghĩa dũng bản xứ hợp cùng quân bản bộ tấn công quân Xiêm Liên

biểu tượng

về cái tâm, cái tài của kẻ sĩ Bình Định

NGUYỄN THANH QUANG

Lê Đại Cang là một vị nho tướng, từng cầm binh dẹp loạn Chân Lạp, đánh đuổi quân xâm lược Xiêm La Hơn 40 năm làm quan, 14 lần thăng quan, hai lần giáng chức, một lần kết án “trảm giam hậu” Khi là Thượng Thư Bộ Binh kiêm Hữu Đô Ngự Sử, lúc là “đoái tì binh dõng tiền quân hiệu lực”, khi là phạm nhân bị hạ ngục chờ chém Dù trong hoàn cảnh nào, Lê Đại Cang vẫn ngời sáng tài năng, bản lĩnh và nhân cách của kẻ sĩ Bình Định.một

Trang 27

quân đánh thắng nhiều trận, sau ông đem quân chặn đường tiếp tế của giặc, nhằm cô lập thành Nam Vang Thừa thắng từ mặt trận Hà Tiên, tướng Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân tiến binh qua Chân Lạp phối hợp cùng quân của Lê Đại Cang tấn công giặc, tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri thất trận phải bỏ Nam Vang dẫn tàn quân chạy về nước

Ông cùng hai tướng Trương, Nguyễn hợp binh truy kích giặc, chiếm giữ những nơi trọng yếu, lập đồn phòng ngự Nhờ chiến công này ông được thăng Tuần Phủ An Giang - Hà Tiên.

Năm sau, Minh Mệnh thứ 15 (1834), quan quân đưa vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân về nước Cuối năm này, Nặc Ông Chân mất, không con trai nối ngôi, vua Minh Mệnh phong người con gái là Angmey làm Quận chúa, gọi là Ngọc Vân Quận Chúa Vua đổi nước này gọi là Trấn Tây Thành, cho Trương Minh Giảng làm chức Tướng quân và Lê Đại Cang làm Trấn tây Tham tán Đại thần cùng lo việc trấn thủ Năm ấy ông đã 63 tuổi, lấy cớ già yếu dâng sớ xin từ quan nhưng vua Minh Mệnh không cho, châu phê rằng “lão đương ích tráng” (già mà còn mạnh) lưu ông tại chức

Sau đó, ông được đưa về làm Tuần phủ An Giang, còn việc bảo hộ Cao Miên được giao cho Trương Minh Giảng Năm 1840, dân bản xứ nổi lên khắp nơi, quân Việt Nam phải rút về An Giang Trương Minh Giảng tâu về triều đổ lỗi cho Lê Đại Cang Một lần nữa ông bị cách chức, phải đến phục vụ tại quân thứ Hải Đông ở đạo Trà Gi với tư cách lính trơn Trên đường đi đến nhiệm sở mới, ông phải làm quân cáng võng.

Khi tới Trà Gi, ông thấy quân thứ tổ chức còn luộm thuộm, nên đã đích thân chỉnh đốn hàng ngũ, xếp đặt biền binh cho có qui củ Việc tới tai Trương Minh Giảng, bấy giờ thay ông làm Tham tán Đại thần, Trương Minh Giảng bèn dâng sớ hạch ông về tội lạm quyền Vua Minh Mệnh kết án ông như sau: “ Đại Cang là kẻ bị cách chức phải sung tiền quân hiệu lực mà hành động như một viên đại tướng, không sợ phép nước, chẳng kiêng công luận, đáng làm án trảm giam hậu (giam lại, chờ sau sẽ chém)” Ông bị giải về kinh hạ ngục.

Năm 1840, vua Minh Mệnh băng hà; năm 1841,

vua Thiệu Trị lên ngôi Bấy giờ nhân lễ giao bang với nhà Thanh, ông là lão thần duy nhất của triều đình thông hiểu thể lệ nên được tân quân xá tội, cho phục hàm Điển bộ lo việc bang giao; tháng 4 năm 1841, được thăng Phụng nghị Đại phu Viên ngoại lang; tháng 7 năm 1841, thăng Trung thuận Đại phu Lang trung; tháng 12 năm 1841, thăng Tổng đốc Bố chánh sứ tỉnh Hà Nội, Hà Đông Bấy giờ ông đã 70 tuổi, tự coi đã trả xong món nợ làm trai nên không tựu chức mà một mực xin về hưu Vua cố ép, ông cố từ, mãi đến năm Thiệu Trị thứ 3, ông 72 tuổi mới được vua chuẩn y hưu trí.

biểu tượng Về cái tài cái tâm của kẻ sĩ bình định

Từ ấy, ông thật sự thoát vòng cương tỏa Về quê, ông vận động sáng lập Văn chỉ Trung Tín (Văn chỉ Tuy Phước, hiện nay vẫn còn) Sau đó, lập Giác Am (ngày nay là Chùa Bảo Thọ), lấy hiệu là Giác Am cư sĩ Ông từ trần năm Kỷ Dậu (1849), thọ 78 tuổi Về văn nghiệp, ông có soạn các sách: Nam Hành thi tập, Tục Nam hành thi tập, Tỉnh ngu thi tập, Hành dư.

Cuộc đời Lê Đại Cang là những chìm nổi trong bể hoạn mênh mang Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích chiến công trong quân sự, kinh tế, ngoại giao Kinh qua các chức vụ: Thượng thư, Tổng đốc, Tham tán, Đại thần; hai phen đốc xuất và quản lý bang giao với nhà Thanh; ba lần bảo hộ Phiên quốc Cao Miên Nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt cách chức, hai lần giáng làm “tiền quân hiệu lực”, một lần kết án hạ ngục “trảm giam hậu”.

Hiện nay, dòng họ còn giữ 4 đạo sắc phong do vua Thiệu Trị ban cho ông cuối cuộc đời làm quan Cả bốn đạo sắc lần lượt ban hành trong một năm (1841), trong đó có hai đạo ban trong một ngày: Thăng ông từ Tư vụ chánh thất phẩm (7-1) lên Viên ngoại lang chánh ngũ phẩm (5-1) Ba tháng sau ban sắc cho thực thụ Lang trung chánh tứ phẩm (4-1) Năm tháng sau ban sắc cho lãnh chức Bố chánh sứ chánh tam phẩm (3-1) Từ tháng tư đến tháng chạp (1841), trong vòng 8 tháng, thăng đến bốn phẩm lãnh - hàm chánh tam Điều đó chứng tỏ rằng không chỉ vì vua Thiệu Trị ưu ái mà vì ông có tài đức thực sự và Triều đình lúc bấy giờ rất cần ông Cái tài của ông từng được vua Minh Mệnh xác nhận: “Người làm việc nhanh, giỏi - Trẫm đã chọn biết” (Liệt truyện, truyện Lê Đại Cang).

Là một vị quan, Lê Đại Cang nổi tiếng “thanh, cần, thận, trực”, là một con người, ông có đủ trung dũng, trí tín Hơn 40 năm làm quan, Lê Đại Cang luôn là một trung thần, là con dân của đất Việt, mang hết trí lực phục vụ tổ quốc; khi bị cách chức làm “tiền quân” hoặc bị kết án “trảm giam hậu” ông vẫn kiên trì bày tỏ tài năng và lòng trung nghĩa và rồi lại vươn lên.

một trong 4 đạo sắc phong vua Thiệu Trị ban cho Lê Đại Cang

Trang 28

Đạo diễn Sỹ Tiến và NSƯT Bích Được (vai Hoạn Thư) trong phòng hóa trang, vở Kiều (1962).

28Vùn Hiïën

viïåt Nam

NSND SYÕ TIEÁN

Trang 29

Làm sao viết đủ về Sỹ Tiến (1916 - 1982), người mà số vở diễn bằng số năm của ngành nghệ thuật mà ông tận hiến suốt cuộc đời, trong vai trò ông tổ Cải lương miền Bắc Sự nghiệp toàn diện khiến Sỹ Tiến là một trong rất ít nghệ sĩ toàn năng: đạt đỉnh cao nhiều lĩnh vực Điều đó khiến tên ông, đời ông sống động và nhiều lôi cuốn.

Sỹ Tiến (tên thật Nguyễn Xuân Kim) đã yên nghỉ gần 29 năm, trong ngôi mộ lớn, tại nghĩa trang thôn Tử Dương, xã Thôi Hiệu, Thường Tín, Hà Nội Lúc "về cõi", ông mới có dịp gắn với nguyên quán của mình Nhưng linh hồn, dư chấn nghệ thuật Sỹ Tiến vẫn ngân vang trên đất Hà Thành, không chỉ ở Chuông Vàng 72 Hàng Bạc, rạp hát cổ gắn với vợ chồng ông, mà ở nhiều ban, đoàn, nẻo đường in dấu.

Sỹ Tiến là người quá đỗi khiêm nhường, nên ông chịu nhiều thua thiệt Song giới nghề và công chúng các thời, các thế hệ, đều kính trong và yêu mến ông Tìm hiểu sự nghiệp đa dạng Sỹ Tiến, như thấy sân khấu Thủ đô, đặc biệt lịch sử của Cải lương Việt Nam đồng hiện NSND Đào Mộng Long (1915 - 2002) viết trong cuốn sổ mừng sinh nhật 60 của Sỹ Tiến: "Biết nhau từ ngày tôi còn cắp sách đi học trong sân khấu cuộc đời, thì anh đã là diễn viên trong cuộc đời sân khấu"

Sỹ Tiến có khuôn mặt đẹp, vóc dáng thư sinh Mắt sáng mơ màng, mũi thẳng, da trắng, môi hồng kẻ chỉ mọng đầy, tài diễn xuất hiếm có, kép Kim được bao thiếu nữ, bạn diễn say mê Ông hào hoa và đào hoa, song tình yêu lớn nhất của ông là sân khấu: Sân khấu (SK) thành định mệnh của đại gia đình ông.

Cậu bé Kim chào đời ở ngõ Sầm Cộng (nay là phố Đào Duy Từ) Anh trai Hoa Ngân kép tuồng lừng danh, được gọi là "ông tướng Quảng Lạc" (rạp trên phố Tạ Hiền) trong đêm diễn tất niên, diễn vở Tử Vi thu bạch trạch, có màn ảo thuật bạch trạch phun lửa thật Đấy là màn cao trào đắt giá nhất, Hoa Ngân mang lốt con bạch trạch nhảy múa, cố ý quay đầu vào cánh gà để thầy tuồng châm ngòi ống pháo thăng thiên dài và to bằng ống nứa mà anh ngậm ở miệng, để lửa sẽ phụt ra từ mồm bạch trạch Ngờ đâu lửa cháy to, bắt vào pháo, pháo không kịp phun mà chạy hậu Tiếng nổ lớn Kép Ngân hát ngã vật trên SK, máu mồm máu mũi lênh láng, hai mắt mù Ít lâu sau, ông qua đời ở tuổi 31, để lại 1 con gái lên ba Tai nạn nghề nghiệp của anh trai là bi kịch gia đình, bố mẹ khóc ngăn không cản bước được Kim, 9 tuổi, rời nhà theo ban Đồng Ấu Sán Nghiên Đài, qua

hàng chục ban hát lưu diễn khắp Bắc - Trung - Nam Năm 1929, khi 13 tuổi, Kim vào Sài Gòn học nghề, ở cùng ba bá nuôi, theo các ban diễn tuồng kiếm sống 17 tuổi, thủ vai Tống Nhân Tống, vở Tra án Bàng Quý Phi 19 tuổi, hóa trang già đi, Sỹ Tiến đóng Ngũ Tử Tư uy lẫm Bằng nỗ lực đọc, tự học ghê gớm, lăn lộn với nghề, với năng lực văn chương, Sỹ Tiến viết rất nhiều bài báo ủng hộ Cách mạng Những bài viết về sân khấu ngày ấy, hầu hết do mình Sỹ Tiến Ông là người đưa Cải lương từ Nam ra Bắc, giới thiệu, kết nối các gánh, đoàn Đoàn Kim Thoa từ Sài Gòn vừa đi thì đoàn Phụng Hảo của cô Bảy Phùng Há tới Sỹ Tiến là đầu mối liên tài khiến giới nghề ba miền tin cậy, nể trọng Trước 1945, tên tuổi Sỹ Tiến lừng danh trên cả phương diện diễn xuất, đào tạo, dựng vở, tác giả Tài năng đạt đỉnh cao từ khi còn trẻ, lại giữ được phong độ lâu bền, với sức viết khủng khiếp, Sỹ Tiến đạt nhiều kỷ lục "đầu tiên" đã đi vào lịch sử kịch hát dân tộc.

Được đồng chí Trần Huy Liệu tín nhiệm, ông đi bộ khắp các nẻo đường Hà Nội, phát hành báo Cứu quốc, vận động diễn viên các đoàn không theo chủ di cư, dẫn đoàn nghệ sĩ ra vùng tự do Cùng em trai Sĩ Hùng (sau là giám đốc Nhà hát Cải lương TW) nhiệt tình đóng góp cho mặt trận Việt Minh Những năm ấy, tối tối, rạp Chuông Vàng giữa buổi diễn lại tắt đèn, có cán bộ kêu gọi kháng chiến, rồi lại sáng đèn, diễn tiếp Tất cả do thầy tuồng Sỹ Tiến đã dành "thánh đường" cho Việt Minh Sỹ Tiến làm "cách mạng" trong Cách mạng, bằng việc là người đầu tiên đưa quốc sử lên sân khấu, không chỉ lệ thuộc tích Tàu Những vở về các anh hùng, hào kiệt khơi dậy lòng yêu nước của ông đã diễn trên nhiều rạp Hà thành và các tỉnh: Bà Triệu, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Phan Đình Phùng, Lê Tuấn, Đô Lương khởi nghĩa, Dựng cờ độc lập Tối 7/8/1941, vở Huyền Trân công chúa diễn tại rạp Olympia (Hồng Hà) được khán giả hoan nghênh Tiếp sau, vở Trương Vương khởi nghĩa được học giả Nguyễn Văn Tố và Hoa Bằng Hoàng Trúc Trâm khen ngợi Sau Quốc Hoa ca kịch đoàn, Sỹ Tiến xây dựng đoàn Tố Như (tiền thân đoàn Tiếng Chuông Vàng Thủ đô sau này), dốc lòng đào tạo nhiều diễn viên trở thành nghệ sĩ trụ cột của Cải lương miền Bắc: Kim Chung, Khánh Hợi, Sỹ Hùng, Bích Thuận, Tường Vy, Bích Được, Hải Tý, Mộng Dần, Tuấn Sửu, Lệ Thanh, Lữ Nhàn, Vân Thái

NSND Đình Quang luôn dành niềm thán phục khi nhắc tới bậc đàn anh: "Ngay từ khi tôi còn bé, trước Cách mạng tháng Tám, tôi đã nghe danh

Trang 30

30Vùn Hiïën

viïåt Nam

nghệ sĩ Sỹ Tiến và được thấy vị thế của ông trong giới sân khấu Cải lương mỗi khi tôi đi xem Sỹ Tiến là người có công rất lớn trong sự nghiệp xây dựng nền sân khấu Cải lương phía Bắc nước ta và là cầu nối giữa giới nghệ sĩ Cải lương Nam - Bắc".

Hành trình nghệ thuật của ông có dấu ấn giao thoa của nhiều tên tuổi tài danh: Bảy Nhiêu, Tư Chơi, Năm Châu, Phúng Há, Ba Du, Ba Vân, Tám Danh (miền Nam); Lộng Chương, Thế Lữ, Trần Hoạt, Ngô Y Linh (miền Bắc) Những đào - kép lẫy lừng, với các mối tình trên SK và trong cuộc đời, mà Sỹ Tiến gặp, chứng kiến, hòa cảm để viết Những mảnh tình nghệ sĩ (NXB Chân Lý 1953, NXB TP HCM tái bản 1986, in 15.200 cuốn) - một hồi ký "nặng ký" bởi giá trị lịch sử sân khấu qua những phận cầm ca.

Ông đảm nhiệm mục Sân khấu hý trường, viết bài dài trên báo Giang Sơn, làm thơ đả kích bênh vực anh em xích lô vạch mặt bọn chủ, nêu gương Quang Trung khơi dậy lòng yêu nước trên báo Tia sáng Yêu nước, với Sỹ Tiến, trước hết chính là yêu tinh hoa của sân khấu dân tộc Những bài báo của ông không chỉ có tính "tân văn" thuần túy, nó sắc sảo, có lý luận, chiều sâu và tổng kết, như Thăm lão "lao động kịch trường" hay "con voi già của ngành chèo" viết về Nguyễn Đình Nghị trên báo Giang Sơn 1/5/1952 khi Sỹ Tiến là chủ tịch Hội Ái Hữu nghệ sĩ.

Ngay sau giải phóng Thủ đô, Sỹ Tiến viết trong 10 ngày vở kịch đầu tiên về đề tài công nhân Giành ánh sáng tự do, được xếp là một trong 100 vở hay nhất của sân khấu cách mạng (theo kỷ yếu Hội NSSK VN 2009) Trong vai trò Chủ tịch Liên đoàn ca kịch Thủ đô sau 1954, Sỹ Tiến là nhân chứng của các thời kỳ lịch sử cũng như thời kỳ sân khấu trước và sau cách mạng Năm 1957, ông tham gia sáng lập Hội Sân khấu và Hội Nhà văn VN.

Không chỉ viết bằng sự am tường tất cả các điệu hát, nhạc, với kiến văn uyên bác và nguồn ngôn ngữ, xúc cảm dồi dào, thầy tuồng Sỹ Tiến dựng nhiều vở diễn để đời, ông còn để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị kinh điển, mà theo PGS Tất Thắng "chính là nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử Cải lương VN, cho ngành Cải lương học" Đó là: Lịch sử kịch trường thế giới từ thượng cổ đến hiện đại, bộ Lịch sử sân khấu Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Âm nhạc VN; Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương, Hướng dẫn sử dụng nhạc cụ dân tộc, Nhà soạn kịch Cải lương Trần Hữu Trang, Ba mươi năm sân khấu Cải lương XHCN, Viết một vở Cải lương

như thế nào Hầu hết các công trình này đã in sách, còn lại được lưu tại các Thư viện quốc gia và tại Viện Nghệ thuật SK - ĐA.

Sỹ Tiến, bằng tài năng bậc thầy đa dạng, có mối quan hệ quảng giao và uy tín với nghệ sĩ nhiều lĩnh vực Bạn ông, đều là những cái tên sáng chói của bầu trời nghệ thuật VN Ông được nhiều bạn vong niên quý trọng Từ Tản Đà, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, đều dành cho Sỹ Tiến những lời trân quý Các con ông còn lưu 9 trang viết tay bằng bút bi của bác Thế Lữ tặng bố mình, dịp sinh nhật Sỹ Tiến tuổi 60, 16/3/1975 Thế Lữ đã chép tặng Sỹ Tiến một lớp kịch An Lộc Sơn và Dương Quý Phi "Thân ái kính tặng anh Sỹ Tiến lớp kịch mà anh đã sống với An Lộc Sơn những giây phút tuyệt vời trên sân khấu ngày nào" An Lộc Sơn là một trong các vai đỉnh cao của Sỹ Tiến Ông còn có 2 vai kiệt xuất nữa: Chu Du và Quan Công.

Lúc thanh niên, rất ngưỡng mộ Charlie lin, Sỹ Tiến đã được gặp vua hề Saclô khi vợ chồng Charlie đi tuần trăng mật tới Thượng Hải, có ghé qua khách sạn Metropole Hà Nội Thời ấy nhiều người Hoa tụ cư quanh khu Hàng Buồm Một ông lang Tàu đã bày cách cho Sỹ Tiến pha một số vị thuốc để tạo thành màu đỏ như máu Để diễn vai Chu Du, Sỹ Tiến phải nhịn ăn, uống "thuốc" từ chiều, rèn luyện kỹ thuật, nén hơi điều khí để ộc máu 3 lần, ộc mạnh đến độ phun vào "Trương Phi", giữa 3 lần ấy vẫn thoại và ca Vai diễn được mến mộ tới mức ông đi đến đâu, đoàn cũng phải có trích đoạn này Đoàn nào muốn ăn khách phải mời bằng được Sỹ Tiến "Chu Du" góp phần nuôi sống ông, 8 đứa con và các cháu, nuôi nhiều đoàn hát, bao đêm diễn là từng ấy bữa phải nhịn ăn, quặn ruột vận khí mà "ộc máu" Có lần, ông đã ộc cả máu tươi Ông bị đau dạ dày, bệnh nghề nghiệp từ vai Chu Du bao đêm thức trắng viết.

Chap-Tôi được gia đình ông cho xem tờ quảng cáo 50 năm trước của đoàn Kim Ngọc từ Sài Gòn ra diễn tại Hải Phòng "Kịch sĩ Sỹ Tiến thổ tận can tràng - một công nhân sân khấu Bổn đoàn không quảng cáo hoang đường, quý vị sẽ thấy Chu Du hộc máu như thực được thể hiện bởi Sỹ Tiến - Mã Sư Tăng Việt Nam".

Danh ca Lệ Quyên, Nữ hoàng nhạc nhẹ thập niên 80 kể: "Mỗi lần xuống Hải Phòng hát, tôi lại nhớ bố mẹ tôi Nhiều địa điểm đã thay đổi, nhưng vẫn còn nhà hát Phương Đông, bến xe Tam Bạc ngày nào Bố tôi đã diễn Chu Du cho đoàn Kim Ngọc ở gần Tam Bạc".

Trang 31

Năm 1958 - 1960, có hai đoàn nghệ sĩ Trung Quốc tới Hà Nội Họ xem các tích của họ do Sỹ Tiến soạn, dựng tại VN như Bạch Xà Nương, Quan Hán Khanh, tại nhà hát Nhân dân (Cung Việt Xô ngày nay) Đó là các nghệ sĩ nổi tiếng: Lưu Tiểu Lâu, Hỷ Thái Linh (Đoàn Bình kịch Cáp Nhĩ Tân), Từ Ngọc Lan, Vương Văn Quyên (Việt kịch Thượng Hải), Mã Sư Tăng, Hồng Tuyến Nữ (Việt kịch Quảng Đông) Các nghệ sĩ đã bày tỏ sự khâm phục và gọi Sỹ Tiến là "Mã Sư Tăng Việt Nam" (ý tôn vinh trình độ điêu luyện) Cảm mến nữ nghệ sĩ Vương Văn Quyên và ghi dấu kỷ niệm này Sỹ Tiến đặt tên cho con gái út SN 1959 là Lệ Quyên.

Vợ ông - NSƯT Khánh Hợi, sinh ra tại phố Hàng Hành, bạn đời thủy chung sát cánh bên ông, cũng là một tài năng độc đáo, làm vai nào ra vai ấy Bà là nữ DV chuyên thủ vai nam võ: Võ Tòng, Lã Bố, Đinh Văn Tả, rồi Hứa Tiên, Khương Linh Tá, Trọng Thủy Vợ chồng bà "song kiếm hợp bích" làm mưa làm gió mấy chục năm sân khấu hoàng kim, cùng vợ chồng người em NSƯT Sỹ Hùng - Tường Vy, đóng góp nhiều cho SK Cải lương Bắc.

Là con nhà nòi, có năng khiếu từ nhỏ, 8 tuổi đã hát như người lớn và đoạt HCV toàn TP, Lệ Quyên là ca sĩ đầu tiên xuyên Việt từ lúc 16 tuổi, trên chuyến commangca lưu diễn cùng vợ chồng nhà thơ Lưu Trọng Lư - Tôn Nữ Lệ Minh, nhà phê bình Hoài Thanh và Phan Hồng Giang Lúc đó, năm 1975, Lệ Quyên đang học đàn bầu tại trường Âm nhạc VN, là học trò cưng được NS Nguyễn Văn Thương giới thiệu để ngâm thơ, diễn lưu động theo đoàn của tác giả Tiếng thu, giải phóng tới đâu diễn tới đó Không hổ danh cha mẹ, năm 1981 và 1985, Lệ Quyên đạt HCV Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc Chị là ca sĩ đầu tiên giành giải quốc tế về nhạc nhẹ cho VN - giải Người hát xuất sắc nhất bài hát Tiệp Khắc tại Cuộc thi Inter Talent (Tài năng trẻ quốc tế) tại Praha 1981 và ngay năm sau, chị đoạt giải Ba cuộc thi Nhạc nhẹ quốc tế tại Dresden (Đức) 1982, vừa nhận giải thì bố qua đời Sau mấy lần tai biến, nghệ sĩ Sỹ Tiến nằm liệt trên giường Vậy mà khi nghệ sĩ Kim Chung (bà bầu lừng danh người HN lập 13 đoàn Kim Chung tại Sài Gòn) từ Pháp về tới BV Việt Xô thăm, ông tỉnh và minh mẫn lạ thường, ông say sưa nhắc những kỷ niệm, vai diễn cùng người em thân thiết ông nhớ nghề, giàn giụa nước mắt Kim Chung kể vở Mạc Tuyết Lan do bà dựng tại Paris được kiều bào đón nhận nồng nhiệt Sỹ Tiến mừng vui nhân đôi, cơn xúc động làm huyết áp tăng Ông còn

những bản thảo, dự định dang dở , còn lời hẹn du ngoạn chùa Hương, cùng Võ An Ninh Vậy mà ngay đêm đó, 17/11/1982, ông từ trần Năm 1984, ông được phong NSND, đại diện duy nhất của Cải lương Bắc được nhận danh hiệu này đợt 1 Chất văn tràn đầy cả những trang nghiên cứu, hồi ký của ông; còn kịch bản thì đọc thôi cũng đã hấp dẫn, như vở Kiều toàn bộ lời thoại Sỹ Tiến viết bằng thơ Và tâm hồn ông thì thật giàu chất thơ Từng đi xe đạp trên sân khấu xiếc khi là chú bé, nhưng cả đời ông không biết đi xe đạp Không biết tiêu và chẳng tham tiền Lương kế toán mang tới nhà hoặc vợ lĩnh Viết vở nuôi sống nhiều đoàn, ngặt vì quá lãng đãng nghệ sĩ, lại hiền, cả nể, nhiều vở bị trả nhận bút rẻ hoặc ăn quỵt, có vở bị đạo văn rồi kẻ đạo ngang nhiên điền tên hắn, ông ức mà cũng chẳng kiện cáo gì

Sinh thời, ông chưa từng được phân nhà, chưa một lần được xuất ngoại Nhà ông trên gác 2 số 24 Lương Ngọc Quyến, gia tài lớn nhất là sách Tư liệu quý, trọn bộ Nam phong tạp chí ông cũng tặng Thư viện quốc gia Sỹ Tiến khiến bao người thương tiếc bởi ông để lại một khoảng trống không ai thay thế được Còn ĐD, NSND Phạm Văn Khoa, người đã mời Nguyễn Tuân, Kim Lân đóng phim, cứ tiếc mãi chưa mời Sỹ Tiến đóng lần nào Con chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng viết cho con chim đầu đàn của Cải lương: "Đến bây giờ tôi tiếc quá Sao tôi lại không ghi hình anh Sỹ Tiến trong một vai nào cho ĐNVN Đó là thiếu sót không sửa được, nghĩ mà càng thương tiếc anh".

Thi sĩ Nguyễn Hoàng Chương có viết tặng Sỹ Tiến bài thơ, khổ đầu thật ám ảnh: "Dấu hỏi bao quanh cả cuộc đời/Sên bò trong óc máu thầm rơi/Chiều nay một dấu than (!) buông lửng/Đanh đóng vào xăng(*) tiếng trả lời".

Máu, nước mắt, lao lực cả cuộc đời Sỹ Tiến cho SK, thánh đường đã nhận từ ông sự xả thân, tận tâm nghiêm túc, say mê quên mình đến phút cuối cùng Sỹ Tiến trau chuốt từng câu khi viết vở và nghiêm khắc chỉnh nắn từng chữ, buộc diễn viên thuộc lời, diễn kỹ từng động tác, lại "bỏ quên" mình trong sự hy sinh trong đam mê thiêu thân sinh nghề tử nghiệp Danh vọng, hào quang, tất cả có thể tắt như ánh sáng SK sau mỗi buổi diễn, nhưng những gì để đời của một tài năng lớn, sẽ là ánh sáng bất hủ Ánh sáng miên viễn ấy, như tình yêu lớn mà Sỹ Tiến đã dâng trọn đời, làm nên một sức sống phi thường của một "dị nhân" Ánh sáng dài mãi cả sau khi chết

Trang 32

Nếu như nhìn những bức ảnh của ông ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời sẽ có cảm giác dường như không thấy sự vận động của thời gian Từ cái thời thanh niên trên căn cứ Đá Bàn hay tấm hình chụp chung với nhà thơ Thanh Hải, hay tấm hình chụp với anh em ở cơ quan Hội Văn nghệ Giải phóng, và gần nhất là những tấm hình chụp ở Hong Kong, những tấm hình dự Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới… Tất cả vẫn là hình dáng thư sinh nhỏ nhắn với đôi kính trắng gọng đen.

Căn nhà số 46 Yersin còn giữ nguyên thiết kế từ thời Pháp nằm giữa Thành phố Nha Trang yên bình Không cửa hàng cửa hiệu, chỉ có những nan sắt của hàng rào suốt một đoạn vỉa hè dài như trước một công sở Những giò lan, chậu cảnh

choán hết không gian tạo thành một khu vườn nho nhỏ Sau những giò lan ấy là thư phòng Ông ngồi bình yên trước mái hiên với một kệ sách kê tận dụng ngay ở sảnh cùng một bộ bàn ghế mây giản dị Cái khung cảnh ấy dễ cho một liên tưởng về một sự an nhàn của một nhà thơ từng giữ chức phó chủ tịch tỉnh Và cũng dễ liên tưởng rằng đó là một ân lộc của những tháng năm làm quan cách mạng Nhưng không Đây là căn nhà mà vợ ông mua lại của một viên chức chế độ cũ từ ngày mới giải phóng Nha Trang Bà cũng là một chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt vào tù 2 lần và nguồn cơn để ông viết nên bài thơ “Quê hương” nhiều thế hệ học trò thuộc lòng từng câu từng chữ: Cứ mỗi ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/ Ai bảo chăn trâu

là khổ?/ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…

MỐI TÌNH TỬ BIỆT SINH LY

Ông bà gặp nhau tại Đá Bàn - căn cứ địa cách mạng của Khánh Hoà những năm kháng chiến Gia đình bà khi đó có nghề làm mắm gia truyền tại Vĩnh Trường, Nha Trang Chị em bà lớn lên đều lần lượt tham gia cách mạng Còn nhỏ tuổi nhưng cô gái Phạm Thị Triều đã theo chị gái hoạt động tích cực ở căn cứ Đồng Bò, gia đình lo sợ cho người nhắn gọi cũng không về Khi mặt trận Nha Trang vỡ, bà được điều lên Đá Bàn làm ở Văn phòng Tỉnh ủy.

Còn ông, từ huyện Ninh Hoà cậu bé Giang Nam ra Quy Nhơn học bậc cao đẳng tiểu học ở trường Quốc Khi Nhật đảo chính Pháp, trường đóng cửa, ông gánh theo sách vở trở lại quê nhà tham gia công tác của xã phụ trách công tác thiếu niên và thông tin tuyên truyền Xã Vạn Thắng của ông ngày ấy trong tình trạng “ngày địch đêm ta” Các anh trai đều đã lên căn cứ hoạt động cách mạng, cha ông khi đó nói với các con rằng:

vật đổi

sao dời

vẫn vẹn tình “quê hương”

NGUYỄN XUÂN THỦY

Vợ chồng nhà thơ giang Nam

Trang 33

“Chúng bay đi đi, nhưng để lại cho tau một thằng lo hương khói tổ tiên” Và cậu con trai út, em của Giang Nam được giao lãnh trách nhiệm đó Nhưng khi tình hình nguy cấp, cha ông đành gạt nước mắt đồng ý để đứa con trai cuối cùng vào cứ với các anh.

Cùng ở khối cơ quan Quân Dân Chính Đảng, ông bà quen biết nhau, tuy “tình trong như đã” nhưng chẳng ai dám ngỏ lời Chuyện yêu đương trong tổ chức ngày ấy là một cấm kỵ Khi ông có tên trong đoàn sĩ quan liên bộ đình chiến vừa thành lập sắp lên đường ra Bình Định tập trung để chuẩn bị cho việc ký kết hiệp định Genève giữa ta và Pháp, tổ chức mới gợi ý để ông bà làm đám cưới để có sự ràng buộc mà “giữ được nhau” Ở với nhau được hai đêm thì ông lên đường ra vùng tự do theo thoả thuận, bà từ căn cứ trở về Nha Trang Từ đó là những tháng ngày ly biệt mặc dù sau đó ông được giao nhiệm vụ trở lại hoạt động trong lòng địch với bí danh Tư Gương.

Khi chia tay, ông bà và đồng đội hy vọng rằng chỉ hai năm sau sẽ được đoàn tụ theo tinh thần hiệp định, không ai nghĩ đó là cuộc chia ly không hẹn ngày về Ông được tổ chức đưa về lại Nha Trang, được đưa vào Sài Gòn làm giấy tờ hợp pháp với tên họ, quê quán mới để dễ bề hoạt động Dù sống ngay trên thành phố quê hương mình nhưng ông bà hoạt động ở 2 tuyến khác nhau, không được gặp mặt, ông luôn phải cảnh giác giữ bí mật, ngoài lính tráng, công an mật vụ nhan nhản thì còn mối lo bị người quen bắt gặp sẽ lộ nguồn gốc Ông miệt mài với công việc tổ chức giao, âm thầm tham gia tờ báo hợp pháp với tên gọi “Gió mới” hoạt động công khai tại nội thành Nha Trang Dưới vỏ bọc một công nhân xưởng cưa, Giang Nam đều đặn viết bài tuyên truyền cho cách mạng, định hướng lý tưởng cho thanh niên

Khi Mỹ nguỵ tiến hành các đợt “tố Cộng”, “diệt Cộng” cán bộ đảng viên ở miền Nam phải

tổ chức đổi vùng để tránh bị lộ Tổ chức đã sắp xếp để Giang Nam và vợ ông chuyển vùng hoạt động về Biên Hoà Đây cũng là lần đầu tiên sau 4 năm cưới nhau ông bà mới có điều kiện ở bên nhau Hai vợ chồng thuê một căn nhà nhỏ trong xóm lao động nghèo, ông làm công cho một tư sản thầu khoán người Việt, bà buôn bán lặt vặt, nắm bắt tình hình chờ lệnh của trên, nhiệm vụ lúc này là dựa vào quần chúng để tồn tại hợp pháp, không để bị bắt, bị hy sinh Đó cũng là thời gian bà sinh hạ đứa con gái đầu tiên và cũng là duy nhất của ông bà sau này.

RÚT NIỀM ĐAU VIẾT “QUÊ HƯƠNG”

Một thời gian sau, tình hình lắng xuống, tổ chức quyết định rút Giang Nam về lại Khánh Hoà Bà Triều ở lại một mình nuôi con, đứa con gái khóc ngằn ngặt vì nhớ cha, bà phải lấy chiếc

Nhà thơ giang Nam

Trang 34

Sau khi vợ con Giang Nam bị bắt, tổ chức đã cho người dò la tung tích của bà Triều cùng đứa con gái nhỏ nhưng không tìm ra manh mối Một buổi tối của năm 1960, Giang Nam được cấp trên gọi lên trấn an tư tưởng, thăm hỏi động viên rồi thông báo tin dữ: vợ và con gái ông đã bị địch giết hại trong nhà tù tại Phú Lợi, Sài Gòn Đau đớn đến bàng hoàng, ngay đêm hôm đó, tại căn cứ bí mật của Tỉnh ủy Khánh Hoà đóng dưới chân núi Hòn Dù phía tây thành phố Nha Trang, bên ngọn đèn thắp bằng nhựa cây, trong xúc cảm của niềm đau đớn tột cùng ông đã viết nên bài thơ “Quê hương” với những câu thơ như vẽ nên một sự thật đau xót: Giặc bắn em rồi quăng mất xác/Chỉ vì em là du kích em ơi/Đau xé lòng anh chết

nửa con người… Sau này bài thơ đoạt giải nhì giải

thưởng thơ năm 1960-1961 của Tạp chí Văn nghệ và đã trở thành một dấu mốc trong đời thơ của Giang Nam cũng là dấu mốc lịch sử của gia đình.

Tưởng rằng vợ con đã bị địch giết hại, nhưng bất ngờ, năm 1962, sau 3 năm bị bắt, vợ và con gái Giang Nam được thả về do không tìm ra căn cứ kết tội Cô con gái nhỏ phải theo mẹ hết nhà giam này sang nhà giam khác, bà Triều phải đấu tranh quyết không chịu xa con, vì thế mà mẹ con vẫn được ở bên nhau vẹn toàn Gia đình nhỏ được đoàn tụ trong nước mắt Thế nhưng ngay sau đó lại có điện của Khu ủy khu 6 gửi Tỉnh ủy Khánh Hoà điều Giang Nam lên bổ sung cho Ban Tuyên huấn Khu Ông bà vừa gặp mặt lại phải một lần nữa chia tay để Giang Nam về cơ quan mới đóng ở vùng giáp ranh hai tỉnh Đăk Lăk và Tuyên Đức Về Khu chưa được bao lâu ông được cử đi học Trường Đảng do Trung ương cục miền Nam mở ở Tây Ninh, sau đó Giang Nam được giữ lại công tác tại Hội Văn nghệ giải phóng với chức danh Phó Tổng Thư ký Hội.

Sau ngày giải phóng miền Nam, Giang Nam cùng với đội ngũ văn nghệ sĩ Hội văn nghệ giải phóng hoạt động tại T4 trước đây được giao kiện toàn các tổ chức văn nghệ của Sài Gòn Còn vợ ông sau giải phóng vẫn tham gia công tác trong chính quyền mới tại thành phố Nha Trang Những

tưởng sau những biến cố thăng trầm của cuộc đời cách mạng, giờ đây ông bà sẽ được đoàn tụ, nhưng không, còn một cuộc thiên di nữa khi năm 1978, Giang Nam được điều ra Hà Nội phụ trách mảng văn nghệ miền Nam kiêm Tổng biên tập báo Văn Nghệ Ngày ấy cơ quan Báo Văn Nghệ chưa có chỗ ở, ông phải ở tạm căn phòng vốn là phòng tắm tại cơ quan Hội Nhà văn ở 65 Nguyễn Du Ông động viên bà ra Hà Nội.

BÌNH YÊN SAU DÂU BỂ

Bây giờ thì mọi chuyện đã lùi xa Sau bấy nhiêu dâu bể ông ngồi đó bên những giò lan vươn cành đu đưa trước làn gió biển Vẫn gương mặt với đôi kính gọng đen mắt trắng bình thản trước thế sự Cô con gái duy nhất của ông bà hai lần vào tù cùng mẹ nay đã là một phụ nữ ngoài năm mươi, hiện giữ cương vị Phó Giám đốc công ty vận tải biển Trong ngôi nhà thân thuộc, phía sau ông già nhỏ nhắn bên bàn viết vẫn có bóng dáng người bạn đời thấp thoáng ở phòng trong Bà năm nay cũng đã bước qua tuổi 80, mắt chưa mờ nhưng chân thì đã chậm Cuộc đời đã cho ông bà chữ thọ để được ở bên nhau hưởng những năm tháng cuối đời an lạc Năm 2005, ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật nối động mạch vành tim hiếm có Trên thế giới phẫu thuật này chưa từng được tiến hành ở bệnh nhân trên tuổi bảy mươi Ca phẫu thuật đã thành công Bác sĩ người Pháp trực tiếp mổ biết ông nói và nghe tốt tiếng Pháp, đã đợi bằng được “bệnh nhân chiến trường” tỉnh lại để nói lời chúc mừng Từ đó đến nay sức khoẻ ông vẫn ổn định.

Tôi ngỏ ý chụp một tấm ảnh ông bà sau cuộc trò chuyện, Giang Nam đứng dậy nhanh nhẹn đỡ bạn đời cùng bước xuống khoảng sân nhỏ với ô cửa sổ bạc màu sơn trắng Mái ngói ấy, khung cửa ấy, bậc thềm ấy cho người ta cái cảm giác thời gian ngưng đọng, như sự tĩnh tại của chủ nhân nó trước mấy mươi năm vật đổi sao dời Ngoài hàng rào căn nhà của ông bà bây giờ vẫn gắn một tấm biển nhỏ khiêm tốn giới thiệu sản phẩm nước mắm truyền thống của làng Vĩnh Trường do các cháu của bà nối nghề để chế biến ra thứ nước mắm gia truyền tinh khiết Đứng ở sân nhà ông bà có thể nghe thấy tiếng sóng biển Nha Trang ì oạp vỗ về như rì rầm những câu chuyện lịch sử bi thương mà hào hùng của mảnh đất Khánh Hoà Nơi ấy là “Quê hương” của Giang Nam, nơi ông đã sinh ra, đã sống, chiến đấu giải phóng quê nhà, đã yêu một tình yêu lứa đôi đồng hành với tình đồng chí.

Trang 35

TRƯỜNG SƠN TÓC DÀI

Đã nằm yên trong núi

những vầng ngực thơm hoa dẻ dịu dàngsau ánh sáng

những đôi mắt khép lại

có một Binh đoàn con gái ra điChỉ còn lại dòng tên trên đátắm nắng mưa dầu dãi đầu nguồnsau cuộc chiến họ là người về muộntrễ hội pháo hoa, lỡ bữa tiệc mừngThời con gái là thời cầm súngthời phá bom, xẻ núi, bắc cầu

có một Trường Sơn tóc dài nương náutrong miền trời trùng điệp mây bayBạn ở đây

em cũng ở đây

ngã xuống đất tóc còn tươi như suốicó một đoàn quân tóc dài không tuổi

gội hương rừng ngan ngát mái Trường Sơn…

CÓ MỘT HÀ NỘI Ở TRƯỜNG SƠN

Dưới bóng Chùa Một cộtlặng lẽ giấc nghìn thungàn linh hồn hội tụthăm thẳm cõi Trường SơnTrời biếc như Hồ Gươmxanh trên từng mái mộgió hay lời của phốnhẹ ru từng ngôi saoĐây: Hàng Bạc, Hàng Đàođây: Cửa Nam, Cửa Bắc…Đống Đa ai vừa nhắcchợt bùi ngùi Thanh Xuân!Những tên phố, tên đườngkhắc sâu vào bia đáHà Nội, chia hai nửanhư sông chảy đôi miềnNgười đi qua cuộc chiếnnằm lại với Trường Sơngiữa mưa chiều nắng sớmthương nhớ đất Thăng Long…Hồn châu thổ vấn vươngnơi ngàn lau mây trắngngười ra đi trẻ lắmmấy ai về Thủ đô!Hồn quyện vào đất đỏchuyện rì rầm đêm đêmxưa mở đường khai bếnnay lời khói, giọng sươngHồn như nước trẻo trongnhập vào nghìn năm trướcchảy trong từng mạch đấtdòng tâm linh diệu huyền

Ai khoác áo sinh viênai từng chai tay thợai trai cày ngoại ôai uốn đào trồng húngnay ở cõi vô cùngvẫn hồn Người Hà Nội!Một Hà Nội linh thiêngnơi thượng nguồn Bến Hảinhững người không thêm tuổira đi

còn hát mãi

Đây lắng hồn sông núi ngàn năm

NGUYỄN HỮU QUÝ

THƠ TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SỸ TRƯỜNG SƠN

Trang 36

Nhà văn Sơn Tùng

Trang 37

1 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bước vào căn phòng nhỏ của nhà văn Ông cầm trên tay bó hoa tươi thắm, ân cần nói: “Anh Sơn Tùng ơi, tôi chúc mừng anh.” Nhà văn Sơn Tùng ngồi lặng Sau cơn tai biến hiểm nghèo năm ngoái, ông không còn đi lại được, cũng không nói được nhiều Ông chỉ nói khẽ: “Cảm ơn anh” Chủ tịch ôm lấy nhà văn Sơn Tùng: “Anh đã khá lên nhiều so với hai lần tôi đến thăm anh ở bệnh viện năm ngoái” Chủ tịch nói tiếp: “Vừa rồi tôi có về Tây Ninh công tác, có qua chỗ chúng ta từng sống và công tác trong rừng, tôi đến chỗ anh bị thương ngày ấy, bây giờ, mọi thứ đã thay đổi nhiều…”.

Thế mà đã 40 năm ba tháng kể từ ngày nhà văn Sơn Tùng bị thương Những kỷ niệm cũ dội về… Ngày ấy (15-4-1971), nhà văn Sơn Tùng là chủ bút báo Thanh niên giải phóng, kiêm Bí thư chi bộ cơ quan, và người đồng nghiệp trong cùng cơ quan của ông là chàng thanh niên thư sinh thông minh, tháo vát Nguyễn Minh Triết từ phong trào sinh viên ở Sài Gòn lên chiến khu Trong cái buổi sáng đạn bom ác liệt “khi anh Sơn Tùng bị thương, tôi cũng có mặt ở đó chăm sóc anh, đưa anh đi cấp cứu” - Chủ tịch nhớ lại.

Tình bạn đẹp giữa hai con người từ thời trai trẻ ấy, vượt qua thời gian và biết bao thăng trầm của số phận, để rồi đến một ngày như hôm nay, một người là Chủ tịch nước đến thăm lại người đồng đội cũ - là nhà văn đầy tâm huyết, trí tuệ và kiên trung vừa được đích thân ông ký quyết định phong danh hiệu Anh hùng

2 Từ chiến trường về, nhà văn Sơn Tùng bị thương mất 81% sức khỏe, ba mảnh đạn còn trong đầu, khắp người có 14 vết thương Từ chối chế độ điều trị dài hạn ở Trung Quốc, ông tự tập luyện kiên trì tự chữa bệnh cho mình Có những lúc không có nhà ở, vợ chồng ông đã từng phải ở trong những chiếc lều tạm bằng giấy dầu, có khi làm tạm một chiếc gác xép bên trên chiếc chuồng lợn của một người quen biết… rồi cuối cùng mới có được một chỗ ở 8m2, sau gom góp dần, đổi thành 16m2 Tròn 50 năm nay ông không được tăng một bậc lương Khó khăn, thiếu thốn nhưng ông không bao giờ nghĩ đến sự thiệt thòi của riêng mình Ông bảo: “Từ chiến trường, còn sống trở về được là may mắn lắm rồi Bao nhiêu người đã đổ máu, đã mất cả cuộc đời cho độc lập tự do Mình còn sống trở về thì phải sống sao cho xứng đáng là một con người”.

Từ khi còn rất trẻ ông đã gặp anh trai và chị gái Bác Hồ, đã tìm được nhiều tư liệu quý nhưng không có điều kiện để viết Cuộc sống trong chiến tranh khốc liệt, ngặt nghèo, bao nhiêu dự định đành lùi lại Từ khi bị thương ở chiến trường về ông mới thực sự có thời gian dành cho việc viết văn Và hầu như toàn bộ sự nghiệp văn chương khá đồ sộ của ông đều được viết trong gần 40 năm qua, trong điều kiện khó khăn, thương tật giày vò.

Hàng ngày ông thức dậy lúc ba giờ sáng Vệ sinh cá nhân rồi ông tập thiền Sau đó thì ông bắt đầu viết Cứ như vậy, ông viết đến khoảng 11 giờ Thời gian còn lại ông dành để đọc và nắm bắt thông tin, ngoài ra, ông tiếp khách Suốt 40 năm từ sau khi ở chiến trường ra, phòng khách của ông mỗi ngày có cả chục khách, đủ mọi tầng lớp, từ trẻ đến già, từ Nam chí Bắc…

Thời kỳ đầu, ông phải cột bút vào giữa hai ngón tay còn lành lặn mà viết Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương lại sưng tấy, chảy máu, những cơn động kinh co giật khiến ông đau đớn vật vã Nhưng khi cơn đau qua đi, ông lại ngồi vào bàn viết Những trang văn của nhà văn Sơn Tùng đúng là những trang huyết lệ Ông viết chậm, nặng nhọc, cân nhắc từng câu, từng từ, tra cứu kỹ lưỡng từng tư liệu Chính vì vậy, suốt 40 năm viết về Bác Hồ và các danh nhân Cách mạng với khoảng chục ngàn trang viết nhưng ít ai có thể bắt bẻ được một chi tiết nào Văn của ông giản dị, mạch lạc mà hàm súc, đa nghĩa, giàu tính nhân văn và triết luận, trong sáng và sang trọng

Đồng chí Nguyễn minh Triết - người từng là đồng đội của nhà văn sơn Tùng tặng hoa cho ơng

Ngày đăng: 19/06/2016, 11:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan