1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hiến việt nam 2011 08

39 401 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,25 MB

Nội dung

Trang 1

Sáng 13/8/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về tình hình triển khai thực hiện nghị quyết số 27 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cùng dự có đ/c Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Theo báo cáo của GSTS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp hội, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27, Đảng đoàn và Đoàn chủ tịch Liên hiệp hội đã chỉ đạo và tổ chức quán triệt Nghị quyết và Chương trình hành động của Đảng đoàn Liên hiệp hội tới đông đảo cán bộ, đảng viên trong hệ thống Liên hiệp hội đã chú trọng nâng cao chất lượng trong tư vấn, phản biện và giám định xã hội; tập hợp nhiều trí thức tiêu biểu, các nhà khoa học tham gia tư vấn, phản biện các đề án, chính sách lớn có tính chất phức tạp, đa ngành Tổ chức nhiều hoạt động thông tin và phổ biến kiến thức góp phần nâng cao dân trí; xã hội hóa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường

Tại cuộc làm việc, nhiều trí thức, nhà khoa học bày tỏ mong muốn, Đảng và Nhà nước noi gương Bác Hồ, thực sự coi trọng, đánh giá đúng và sử dụng hiệu quả khả năng của từng nhà khoa học và đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, thể

quản lý khoa học công nghệ, nhất là với những ý tưởng mới, sáng tạo chưa có trong kế hoạch Đảng và Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những đóng góp to lớn của Liên hiệp hội vào những thành tựu chung của đất nước Tổng Bí thư nhấn mạnh: Đội ngũ trí thức là vàng ròng của quốc gia Cùng với những chính sách, văn bản pháp quy khác, Nghị quyết số 27 thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với đội ngũ trí thức; đến nay, nội dung, mục tiêu và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức vẫn còn nguyên giá trị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Liên hiệp hội phải tập hợp được đông đảo trí thức khoa học và công nghệ, trí thức trẻ, trí thức trong doanh nghiệp và trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan của Đảng và Nhà nước để phát huy vai trò của Liên hiệp các hội và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đóng góp vào việc hoạch định chính sách, điều hành các dự án lớn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận kiến nghị của Liên hiệp hội về việc xem xét công nhận Liên hiệp các hội là tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng cơ chế thuận lợi, lâu dài để phát huy vai trò, trân trọng những đóng góp của đội ngũ trí thức; mong muốn đội ngũ trí thức tiếp tục có

Đội ngũ trí thức

là vàng ròng của quốc gia

GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Các hội KH&KT Việt Nam tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bức tranh (Ảnh: Đất Việt)

Trang 2

Tạp chí xuất bản 03 kỳ/thángKỳ chính ra ngày 25 hàng tháng

Kỳ chuyên đề Văn hóa - Kinh tế ra ngày 15 Chuyên san phương Nam ra ngày 5 hàng tháng Giấy phép hoạt động báo chí số 397/GP-BVHTT số 41/GP-SĐBS; số 35/GP-SĐBS

Văn phòng Ban chuyên đề

Số 6 - lô 12 B Trung Yên - Trung Hòa - Hà NộiĐT/Fax: 04.37831962

Cơ quan đại diện tại TP.HCM

288B, An Dương Vương, Quận 5, TP.HCMĐT: 08.8353878

Cơ quan đại diện tại miền Trung và Tây Nguyên

Tầng 5 Khách sạn Eiffel, 117 Lê Độ, Đà NẵngĐT: 0511 647529

NB Nguyễn Hoàng Mai

Giám đốc cơ quan đại diện tại TP.HCM

NB Võ Thành Tân

Thư ký tòa soạn

NB Từ My Sơn NB Thu Hiền

Hội đồng Biên tập

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ Khiêu, GS.NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê,GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ

31 Vua Minh Mệnh với cuộc cải cách hành

chính, chống tham nhũng để canh tân đất nước

NGuyễN MiNH TườNG

34 Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Tây

Sơn và nhà Nguyễn

NGuyễN VăN TuẤN

38 Chapi nhạc cụ của người Raglai

NGuyễN VăN HẢo

40 Cái màu đỏ ấy

ĐoàN Tử DiễN

42 Phó an My sẽ không còn cô đơn

MiNH CHáNH

46 Cảm nhận chân dung mộng mị

NGuyễN aNH TuẤN

49 Dự án “Sân khấu học đường” giúp thế

hệ trẻ hiểu về nét đẹp văn hóa nghệ thuật truyền thống

NGọC aNH

52 Bình Định với “Sân khấu học đường”

VăN TRọNG HùNG

54 Điều tâm đắc về phương pháp tiếp

cận văn hóa dân tộc

10 impression of Nguyen Sinh Hung

PRof HoaNG CHuoNG

12 Thinking of mother when it ‘s the season of

fulfilling our filial duties

Vo HoNG

15 The cooking fire ‘s my mother

Vo KHoa CHau

16 Tay Nguyen: Where ‘s forest culture?

VaN CoNG HuNG

18 Live and die of motherland

31.King Minh Menh and andministrative

reform, against to embezzle to renovate the country

NGuyeN MiNH TuoNG

34 Hoang Sa and Truong Sa under the period of Tay Son and Nguyen

NGuyeN VaN TuaN

38 Chapi - the orginal musical instrument of

46 To feel the dreaming portrait

NGuyeN aNH TuaN

49 Project “Stage in the school” help the

young understand about the good feature of traditional art

NGoC aNH

52 Binh Dinh with “Stage in the school”

VaN TRoNG HuNG

54 favourite thing of the method to approach

national culture

PHaN DaNG NHaT

56 Spirit of papoose Hai yeN

59 Chronicle about Van Huong

TaN LiNH

62 Village of traditional operetta beside the

NGuyeN HuoNG

66 Dhyana and traffic culture

DaNG NHaT MiNH

67 To send to driver of bus in the capital

NHaT aNH

68 To chant the story of Kieu

TRaN VaN KHe

Trang 3

1 Về Hà Nội, chúng tôi ở phố Hàng Ngang Thành uỷ đã bố trí cho chúng tôi ở tại một gia đình cơ sở Ít hôm sau, có tin Bác đã về Mấy ngày trước đó, một trung đội Quân giải phóng thuộc chi đội Quang Trung chiến đấu tại Thái Nguyên, đã được lệnh quay gấp lại Tân Trào để đi bảo vệ Bác Đồng chí đến báo tin nói dọc đường có những lúc Bác phải dùng cáng Như vậy, chắc Bác còn yếu lắm Bác vốn không bao giờ muốn làm bận đến người khác ngay cả những khi yếu mệt Tình hình đang khẩn trương Anh Thọ được cử lên chiến khu đón Bác thì Bác đã về Anh Ninh và tôi cùng đi lên Phú Gia gặp Bác…

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, lênh đênh góc bể chân trời, đã có những ngày vui

lớn Đó là ngày Bác tìm thấy con đường giải phóng dân tộc khi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa Đó là ngày thành lập Đảng cộng sản Pháp năm 1920 mà Bác là một thành viên Và ngày lịch sử mồng 3 tháng Hai năm 1930, ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương

Đây lại là một ngày vui lớn nữa đang đến với Bác, đang đến với cách mạng Việt Nam

Mới đêm nào còn ngồi bên chiếc giường tre, trong căn lán nhỏ, những ngày Bác mệt nặng tại Tân Trào Vào những giây phút đó mới thấy hết được tấm lòng khát khao cháy bỏng của Bác đối với nền độc lập, tự do của dân tộc Không phải chỉ ở những lời Bác dặn dò về công tác cán bộ, cách giữ vững phong trào, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường

Sơn cũng phải giành cho được độc lập tự do” Tấm lòng của Bác còn hiện lên rất rõ qua mỗi cử chỉ nhỏ, qua cái nhìn khi Bác chợt tỉnh giữa những cơn sốt, qua sự đấu tranh với bệnh tật hiểm nghèo để giành từng phút, từng giây cho cách mạng.

Theo lời hiệu triệu của Đảng, của Bác, suốt mấy ngày nay, cả dân tộc ta từ Bắc chí Nam đã vùng dậy với một sức mạnh như triều dâng, thác đổ Tin khởi nghĩa thắng lợi ở khắp các địa phương đang dồn dập bay về

Chúng tôi vào làng Gạ.

Bác ở một ngôi nhà gạch nhỏ nhưng sạch sẽ Chúng tôi bước vào, nhìn thấy ngay Bác đang ngồi nói chuyện với cụ chủ nhà.

Ngày nào ở Việt Bắc, Bác còn là một ông ké Nùng Bữa nay, Bác đã trở thành một cụ nông dân miền xuôi rất thoải mái, tự nhiên trong bộ áo quần nâu Bác vẫn gầy nên đôi gò má cao Những đường gân hiện rõ trên trán và hai thái dương Nhưng với vầng trán luôn luôn ngời sáng, một sức mạnh tinh thần kỳ lạ toát ra từ hình dáng mảnh dẻ của Bác Dù sao so với những ngày dự hội nghị ở Tân Trào, Bác đã khá hơn nhiều.

Cụ chủ nhà thấy chúng tôi tới, giữ ý, mời thế nào cũng không ngồi lại, nói vài câu chào hỏi rồi lánh đi chỗ khác.

Bác tươi cười nhìn chúng tôi, nói:

- Trông các chú bữa nay ra dáng người tỉnh thành rồi.

Chúng tôi sôi nổi báo cáo với Bác tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh Bác ngồi lắng nghe, vẻ mặt điềm đạm Tính Bác như vậy, khi vui khi buồn đều vẫn bình thản.

Chúng tôi nói với Bác ý Thường vụ muốn tổ chức sớm lễ ra mắt của Chính phủ Theo quyết định của Hội nghị toàn quốc họp tại Tân Trào, Uỷ ban dân tộc giải phóng do Bác làm Chủ tịch sẽ trở thành Chính phủ lâm thời.

Với một vẻ vui vui, Bác nói như hỏi lại chúng tôi:- Mình làm Chủ tịch à?

Thực ra, một thời kỳ rất vẻ vang nhưng cũng cực kỳ hiểm nghèo của dân tộc đã bắt đầu Bác đã nhận sứ mệnh khó khăn: Lái con thuyền quốc gia Việt Nam vừa mới hình thành, vượt qua những thác ghềnh nguy hiểm Bác đã đón nhận nhiệm vụ đó trước lịch sử, trước nhân dân đúng như Bác đã trả lời các nhà báo nước ngoài ba tháng sau đó: “Tôi tuyệt đối không ham muốn công danh phú quý chút nào Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi gắng phải làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận”

2 Đây là lần đầu tiên Bác đến Hà Nội Chặng đường ba trăm ki-lô-mét từ ngôi nhà tranh nhỏ hẹp tại làng Kim Liên tới đây, Bác đã đi mất ngoài ba mươi lăm năm.

Con đường Bác đã đi không giống bất cứ con đường của một người Việt Nam yêu nước nào đã đi trước Bác Bác đã một mình lặn lội, xông pha trên những nẻo đường của hầu khắp các miền khác nhau trên trái đất…Thế gian hỗn loạn, đau thương; tội ác của chủ nghĩa đế quốc chồng chất Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, giả thật khó phân, Bác đã nhanh chóng nhìn thấy ánh sáng của chân lý Bác đã đến với chủ nghĩa Lê-nin Từ năm mươi năm trước đây, người yêu nước Việt Nam vĩ đại đã tìm được ở chủ nghĩa Mác-Lê nin cho đồng bào ta và những người cùng hội cùng thuyền - những dân tộc bị đọa đày vì chủ nghĩa đế quốc một con đường giải phóng duy nhất: “Đường cách mệnh”.

Một sự đổi thay lớn lao đã đến trong đời sống của dân tộc.

Mấy ngày trước đây, Hà Nội còn giữ nguyên vẹn bộ mặt một sản phẩm của chế độ thực dân thối nát thời chiến Cả thành phố chìm đắm trong những hoạt động chợ đen Cuộc sống tính từng ngày Những chiếc xe chở rác không đủ để đưa xác những người chết đói ra vùng ngoại ô, đổ xuống những hố chung Trong khi đó, ở các cửa ô, người đói khắp làng quê vẫn ùn ùn kéo vào Họ đi vật vờ như những chiếc lá khô buổi chiều đông Nhiều khi chỉ một cái gạt tay của viên cảnh sát, cũng đủ làm họ ngã xuống không bao giờ trở dậy.

Lại thêm tháng Tám năm nay, nước các triền sông đều lên to Cơn “hồng thuỷ” đã phá vỡ những đê điều từ lâu không được bọn thống trị nhòm ngó tới Sáu tỉnh đồng bằng, vựa thóc của cả miền Bắc, bị chìm dưới làn nước trắng Dịch tả hoành hành Bao nhiêu tai hoạ của chế độ thực dân cùng một lúc dồn đến.

Cùng với bọn đầu cơ kinh tế, bọn đầu cơ chính trị cũng đua nhau nổi lên Chúng vừa hô Việt Nam độc lập, vừa hô “Đại Nhật Bản vạn tuế” Thay vào những tên đội xếp Pháp mang dùi cui là những hiến binh Nhật đeo kiếm dài, lệt xệt đôi ủng đi trên các hè phố.

Không phải chỉ riêng Hà Nội mà cả dân tộc ta đang sống những giờ phút đau thương.

Thắng lợi vĩ đại của Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật vào giữa tháng Tám, đã đưa lại cho dân tộc ta một thời cơ lớn Cách mạng nổi lên như một cơn lốc Chỉ trong vài ngày, những vết nhơ, những nỗi nhục, những khổ đau của chế độ nô lệ đã được quét đi khá nhiều.

về Hà Nội

VÕ NGUYÊN GIÁP

Tốn Con Nai (Mỹ) thuộc lực lượng đồng minh chụp ảnh kỷ niệm với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp (1945)

Trang 4

“Đoàn quân Việt Minh đi, chung lòng cứu quốc ” những bài ca cách mạng vang lên rộn ràng từ sớm tới khuya Cờ sao mỗi lúc một nhiều hơn, đẹp hơn Cờ bay đỏ nhà, đỏ phố

Chập tối, Bác đến nhà Chúng tôi ra đón, nhận thấy trên nét mặt của Bác những dấu hiệu xúc động.

Bác đã về đến Hà Nội Ít ngày nữa, Hà Nội sẽ trở thành Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

3 Thế là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ có khoảng năm ngàn đảng viên, Mặt trận Việt Minh được toàn dân ủng hộ, đã giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc Tổng khởi nghĩa suốt từ Bắc chí Nam Chỉ trong khoảng mười ngày, chính quyền cách mạng đã được thành lập trên cả nước Chế độ thực dân kéo dài tám mươi năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành

Anh chị chủ nhà ở phố Hàng Ngang đã dành cho chúng tôi tầng gác hai Bác được mời lên tầng ba làm việc cho tĩnh Nhưng Bác không thích ở một mình, cùng ở với chúng tôi

Tầng gác này vốn là phòng ăn và buồng tiếp khách nên không có bàn viết, Bác ngồi viết ở cái bàn ăn rộng thênh thang Chiếc máy chữ của Bác được đặt trên cái bàn vuông nhỏ, mặt bọc nỉ xanh kê ở góc buồng Hết giờ làm việc, mỗi người kiếm một chỗ nghỉ luôn tại đó Người nằm ở đi-văng Người ngủ trên những chiếc ghế kê ghép lại Bác nghỉ trên một chiếc ghế xếp bằng vải trước kia vẫn dựng ở góc buồng.

Bác chủ toạ phiên họp đầu tiên của Thường vụ tại Hà Nội Cách mạng đã thành công ở hầu khắp các tỉnh Nhưng chính quyền cách mạng trung ương vẫn chưa thành lập Tình hình trong, ngoài lại rất khẩn trương Thường vụ nhận thấy phải sớm công bố danh sách Chính phủ lâm thời và tổ chức lễ ra mắt của Chính phủ Những việc này cần làm ngay trước khi đại quân của Tưởng kéo vào.

Các tỉnh ở phía trên nhận được chỉ thị nhân lúc nước lụt, lấy cớ huy động thuyền bè khó khăn,

làm chậm việc chuyển quân của Tưởng thêm ngày nào hay ngày ấy.

Một số chi đội Quân giải phóng đã được lệnh điều động gấp từ Thái Nguyên về Hà Nội Nước lụt làm hư nhiều đoạn đường nên anh em về chậm Hà Nội giành chính quyền đã hơn một tuần lễ Nhưng lực lượng vũ trang cách mạng mới chỉ có những đơn vị tự vệ chiến đấu và một số lính bảo an vừa theo cách mạng Đó cũng là một điều phải quan tâm Sáng ngày 26, có tin hai chi đội Quân giải phóng đã về đến Gia Lâm Anh Nguyễn Khang cùng anh Vương Thừa Vũ sang đón.

Phải trải qua một cuộc dàn xếp khó khăn, bọn Nhật mới đồng ý để các đơn vị Quân giải phóng vào Hà Nội.

Đội nhạc binh cử những khúc quân hành khi đoàn quân vượt cầu Long Biên Các chiến sĩ dàn thành hai hàng dọc hai bên đường, súng cầm tay, đạn lên nòng, đi theo tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Sự có mặt ở Hà Nội của những lực lượng vũ trang cách mạng đã trải qua tôi luyện, thử thách làm cho mọi người phấn khởi Một cuộc duyệt binh của Quân giải phóng và tự vệ thành được tổ chức tại quảng trường Nhà hát Lớn trước niềm hân hoan, tin tưởng của đồng bào.

Ngày 28, danh sách Chính phủ lâm thời được công bố trên các báo chí tại Hà Nội Thành phần của Chính phủ nói lên chủ trương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân của Mặt trận Việt Minh trong công cuộc xây dựng đất nước.

Thường vụ đã quyết định ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố giành quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hoà Ngoài đường lối, chính sách của Chính phủ, phải chuẩn bị cả những lời thề để đưa ra trước nhân dân Bác và Thường vụ trao đổi về một việc hệ trọng cần bắt tay vào làm ngay: Thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thâm, nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy.

Một buổi sáng, Bác và anh Nhân gọi anh em chúng tôi tới.

Bản Tuyên ngôn lịch sử đã thảo xong, Bác mang đọc để thông qua tập thể Như lời Bác nói lại sau này, đó là những giờ phút sảng khoái nhất của Người.

Hai mươi sáu năm trước, Bác đã tới Hội nghị hoà bình Véc-xây, nêu lên những yêu cầu cấp thiết về dân sinh, dân chủ cho những người dân

thuộc địa Cả những yêu cầu tối thiểu đó cũng không được bọn đế quốc mảy may chấp nhận Người đã thấy rõ một sự thật là không thể trông chờ ở lòng bác ái của các nhà tư bản Người biết chỉ còn trông cậy vào cuộc đấu tranh, vào lực lượng của bản thân dân tộc mình.

Giờ phút này, Người đang thay mặt cho cả dân tộc hái quả của tám mươi năm đấu tranh.

Bữa đó, chúng tôi đã nhìn thấy rõ niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt còn võ vàng của Người.

4 Mồng 2 tháng Chín năm 1945.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ Một vùng trời bát ngát cờ đèn và hoa Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những rặng cây, đỏ những mặt hồ.

Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nga chăng khắp các đường phố: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Đả đảo chủ nghĩa thực dân Pháp”, “Độc lập hay là chết”, “Ủng hộ Chính phủ lâm thời”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Hoan nghênh phái bộ Đồng minh”.

Đồng bào thủ đô già, trẻ, gái, trai đều xuống đường Mọi người đều thấy mình cần phải có mặt trong ngày hội lớn đầu tiên của đất nước.

Hàng chục vạn nông dân từ ngoại thành kéo vào Những chiến sĩ dân quân mang theo côn, kiếm, mã tấu Có những người vác theo cả những quả chuỳ đồng, những thanh long đao rút ra từ những giá vũ khí bày để trang trí trong các điện thờ Trong hàng ngũ của các chị em phụ nữ nông thôn với những bộ quần áo ngày hội, có những người vấn khăn vàng, mặc áo tứ thân, thắt lưng hoa lý

Nắng mùa thu rất đẹp trên quảng trường Ba Đình từ giờ phút này đã đi vào lịch sử Đội danh dự đứng nghiêm trang chung quanh lễ đài mới dựng Các chiến sĩ Quân giải phóng đứng sát cánh cùng các đội tự vệ của công nhân, thanh niên và lao động thủ đô bảo vệ Chính phủ lâm thời.

Sau bao năm bôn ba khắp thế giới mang án tử hình của đế quốc Pháp, qua mấy chục nhà tù và những ngày dài gối đất nằm sương, Bác đã trở về ra mắt trước một triệu đồng bào Sự kiện lịch sử này mới hôm nào còn ở trong ước mơ.

Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,

đã ra mắt đồng bào như một lãnh tụ lần đầu xuất hiện trước đông đảo quần chúng.

Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka-ki cao cổ, đi dép cao su trắng Hai mươi bốn năm làm Chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Hồ Chủ tịch bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị, không thay đổi Vẫn bộ quần áo vải, trên ngực không một tấm huân chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào.

Lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng Không phải là cái giọng hùng hồn người ta thường được nghe trong những ngày lễ long trọng Nhưng người ta tìm thấy ngay ở đó những tình cảm sâu sắc ý chí kiên quyết; tất cả đều tràn đầy sức sống; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người.

Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:

- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:

- Co o ó!

Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hoà làm một.

Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề Độc lập:- Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề: Kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Chúng tôi xin thề: Cùng Chính phủ giữ nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng”

Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hoà làm một Đó là lời thề của toàn dân kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch vừa đọc để kết thúc bản Tuyên ngôn:

“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Lịch sử đã sang trang Một kỷ nguyên mới bắt đầu: Kỷ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc Bản đồ thế giới phải sửa đổi lại vì sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

(Trích hồi ký

“Những năm tháng không thể nào quên”)

Trang 5

Chiều 22-8, tại Hà Nội, triển lãm ảnh “Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp” do Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức đã khai mạc với sự tham dự của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đây là một hoạt động nhiều ý nghĩa kỷ niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (25.8.1911- 25.8.2011), kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 Tại triển lãm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ghi dòng lưu bút: “Đồng chí Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu Tên tuổi và công lao của đồng chí mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam, của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của những vị tướng tài ba lừng lẫy trên thế giới Tổ quốc, nhân dân và Đảng kính yêu mãi mãi ghi nhớ công lao của đồng chí”

Cũng dịp này, Bộ Thông tin - Truyền thông cho ra mắt tập sách ảnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ghi lại những thời khắc lịch sử hay đời thường của vị Đại tướng Trong lời tựa của cuốn sách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Với gần 300 bức ảnh chọn lọc, cuốn sách ảnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã phác họa khá đầy đủ và chân thực bức chân dung

NhâN dịp Đại tướNg Võ NguyêN giáp tròN 100 tuổi (25/8/1911 - 25/8/2011)

Tướng

Giáp

Nhà chiến lược của tự do

sống động về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng tài ba, một nhà cách mạng nổi tiếng, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người con ưu tú của dân tộc, được nhân dân cả nước yêu mến và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ" Giáo sư Vũ Khiêu thì viết trong lời giới thiệu cuốn sách: “Trong lịch sử vẻ vang của ngàn năm Thăng Long-Hà Nội, thì trăm năm cuối cùng trong ngàn năm ấy là trăm năm quan trọng nhất, khó khăn nhất nhưng lại rực rỡ nhất, thành công nhất Trong một trăm năm này, nổi bật lên hình ảnh chói lọi của lãnh tụ Hồ Chí Minh và sau đó là hình ảnh rực rỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với các nhà lãnh đạo lỗi lạc của dân tộc”.

Nhà văn Mỹ Lady Borton, người hiệu đính tiếng Anh cho cuốn sách nói rằng bà khâm phục vị Đại tướng huyền thoại bởi "ông từ nhân dân mà ra" và bởi ông nêu cao chân lý “có nhân dân là có tất cả” Cũng là người từng dịch, hiệu đính cho cuốn sách hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử", nữ nhà văn Mỹ đã không quản công tìm kiếm những tài liệu ở nước ngoài viết về Đại tướng để dịch và trao cho gia đình ông

Cũng trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tạp chí Nhân đạo của Pháp đã dành 6 trang in màu giới thiệu cuộc đời

và sự nghiệp của ông Bài viết có tiêu đề “Tướng Giáp, nhà chiến lược của tự do”, tác giả là nhà báo - đạo diễn người Pháp Daniel Roussel Trong bài báo của mình, Daniel Roussel thuật lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà chiến lược quân sự tài ba của Việt Nam, ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyền thoại sống ở Việt Nam, một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất thế kỷ 20

Trong lễ mừng thọ lần thứ 100 của Đại tướng do gia đình và văn phòng Đại tướng tổ chức, những cuốn sách, những bài thơ, bức ảnh, tượng đã được trao tặng cho gia đình Đại tướng Trong đó, đáng chú ý có cuốn sách Commanders của Hoàng gia Anh, tuyển chọn giới thiệu 59 danh tướng lỗi lạc nhất thế giới từ cổ chí kim, đã trang trọng dành 4 trang giới thiệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp Trong 59 danh tướng ấy, chỉ duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta còn sống Hay bức thư của GS.TS Burkhanov của Kazakhastan đã tôn vinh Đại tướng là "Vị Nguyên soái vĩ đại của thế kỷ XX”

Đây chỉ là một phần trong những tình cảm yêu quý mà người dân cả nước và bạn bè thế giới đã dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi như GS Phan Ngọc trong buổi lễ đã nói: “Nói thế nào cũng không hết, viết thế nào cũng không đủ về Đại tướng trăm tuổi của Việt Nam và thế giới”.

Cuộc gặp mặt đầy xúc động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn nghệ sĩ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

NHậT áNH

Trang 6

Vùn

Tôi nhớ hôm ấy là một ngày chủ nhật đẹp trời trong tiết hè sắp chuyển sang thu nên có hơi mát mẻ, nhất là ở khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì Tôi đang đi dạo dưới cánh rừng nguyên sinh xanh biếc để giải toả sau một hội thảo khoa học kéo dài căng thẳng thì TS Đinh Đức Hữu - chủ nhân của Thác Đa cho người đến mời tôi tới cùng tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng Nơi tiếp khách quý không phải trong phòng víp mà ngay ở khu nhà hàng rộng lớn như nhà rông Tây Nguyên Bàn ghế đều bằng những gốc cây được cải tạo có tính mỹ thuật vừa cổ vừa kim Quang cảnh hoang sơ và khí hậu trong lành làm cho con người có cảm giác dễ chịu để quên đi những không gian khép kín với tiện nghi công nghiệp và không khí nhân tạo từ máy điều hoà nhiệt độ Ngồi cạnh Bộ trưởng là một

phụ nữ trẻ đẹp, dịu dàng, luôn nở nụ cười tươi Không cần giới thiệu tôi đã biết ngay là phu nhân của Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ trò chuyện cùng tôi Ông tỏ ra rất thích thú khi khu du lịch Thác Đa và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc ngay từ lúc khởi đầu đã có mối quan hệ thân thiết Ông nói với TS Đinh Đức Hữu và tôi: “Du lịch kết hợp với văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống thì hai bên đều có lợi, văn hóa được quảng bá tốt hơn còn du lịch sẽ thu hút du khách nhiều hơn, bền vững hơn” Bằng chất giọng Nghệ An pha giọng Bắc rất ấm gần giống giọng Bác Hồ, Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng nói chuyện rất có duyên và dễ gây cảm tình với người nghe

Thật ra, tôi được biết tên Nguyễn Sinh Hùng từ khi ông còn là một nghiên cứu sinh ở Bungari

Lúc đó tôi cũng là nghiên cứu sinh ở Rumani Do tôi đi nghiên cứu sinh theo tiêu chuẩn của Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam nên có điều kiện nhiều lần đến các nước XHCN Đông Âu Hai lần đến thủ đô Sofia và các thành phố Vasna, Dimitrograt tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu Bungari, tôi có nghe các bạn sinh viên ở đây nói: Ở Bungari hiện có một nghiên cứu sinh mang họ Bác Hồ - tức là Nguyễn Sinh Hùng đang làm TS về kinh tế tài chính Sau này khi làm chủ nhiệm đề tài thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu cũng như nghiên cứu về Bác Hồ với văn hoá dân tộc, tôi càng quan tâm tới gia tộc của Bác Hồ, trong đó có các con cháu của Người…

Trong những năm gần đây, khi đồng chí Nguyễn Sinh Hùng trở thành UVBCT, Phó Thủ tướng Thường trực của Chính phủ, tôi có may mắn gặp ông nhiều lần ở những hoạt động văn hóa xã hội do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc phối hợp với các cơ quan đơn vị khác tổ chức mà ông quan tâm tới tham dự Trong các lễ trao Cúp vàng cho các doanh nhân tâm tài, doanh nhân xuất sắc, mà tôi là đồng trưởng ban tổ chức Cúp, tôi thường được đàm đạo với riêng ông về văn hóa nói chung, về văn hóa doanh nhân Cũng có lúc tôi được vinh dự cùng ông lên sân khấu trao cúp cho doanh nhân Và cũng nhiều lần tôi đến thăm ông tại nhà riêng nhân ngày lễ, ngày tết Mỗi lần tiếp tôi, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng hết sức vui vẻ, cởi mở đối với một tri thức văn nghệ mà ông quý mến Vốn là con cháu Bác Hồ mang phong cách văn hoá xứ Nghệ, tôi thấy Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng luôn luôn thể hiện sự thông minh và uyên bác không chỉ về kinh tế mà còn về các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, cả về văn hóa văn nghệ Ông rất giản dị, lại thường pha chút dí dỏm, nên luôn luôn chinh phục, cuốn hút mọi người Tôi nhớ hôm ông cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên được mời đến Cung hữu nghị Việt - Xô Hà Nội để trao cúp cho doanh nhân có truyền hình trực tiếp Ban tổ chức mời ông lên phát biểu Ông nhường cho ông Kiên, ông Kiên lại nhường cho ông và cuối cùng ông phải bước lên sân khấu Không có bài được chuẩn bị sẵn, ông vẫn nói một mạch mà rất trúng, rất sinh động, rất hay về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệp, doanh nhân, làm cho hàng trăm người ngồi dưới hả lòng, hả dạ Điều đó càng chứng tỏ tri thức và tài hùng biện của một Phó Thủ tướng được đào tạo cơ bản và được trải nghiệm rất dày dặn trên con đường hoạn lộ của mình.

Là một trí thức lãnh đạo, nên đồng chí Nguyễn Sinh Hùng rất quan tâm, rất cảm thông và tôn trọng trí thức Một lần tôi đến tặng cho ông hai quyển sách mới xuất bản là “Nghệ thuật Tuồng trong cuộc sống hôm nay” và quyển “Chuyện lạ người chiến sĩ đặc công” Tôi nghĩ ông nhận cho vui đấy thôi chứ lấy thì giờ đâu mà đọc, đó là hiện tượng chung ở nhiều vị lãnh đạo cấp cao hiện nay vì quá bận, không như các vị lãnh đạo tiền bối như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng trước đây Các vị này được tặng sách thường là đọc hết, đã được mời đi xem Tuồng, Chèo, Cải lương, Bài chòi, kịch nói là đi xem và sau đó thường mời tác giả đạo diễn đến trao đổi, góp ý kiến rất thân tình.

Mấy tháng sau gặp Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, tôi hỏi: Anh đã đọc sách của tôi chưa? Ông vui vẻ trả lời rất thật: “Đọc xong quyển “Chuyện lạ người chiến sĩ đặc công”, hay lắm Còn quyển tuồng là sách nghiên cứu lại quá dày, chờ khi về hưu sẽ đọc” Ông còn dặn bảo vệ và người nhà rằng: “Khi nào GS Hoàng Chương tới thì mở cửa mời vào nhà” Tôi cảm động và biết ơn ông, một vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ mà luôn giành cho tôi, đại diện của một cơ quan hoạt động văn hóa dân tộc, một sự ưu ái đặc biệt

Vì quý mến ông, nên khi biết tin ông được tái đắc cử vào Trung ương, vào Bộ Chính trị khoá XII, tôi đến chúc mừng ông Ông vui vẻ nói: Mình được bầu bổ sung nhưng lại được tín nhiệm cao, nhờ Đảng và nhân dân thương Hôm ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá 13, tôi thấy rất mừng vì một người có đức, có tâm, có tài mà làm Chủ tịch Quốc hội thì đó là điều rất tốt cho nhân dân, cho đất nước Khi nhìn ông đứng trên sân khấu danh dự nhận chức và nhận bó hoa tươi thắm chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi xúc động liền ứng tác mấy câu vè theo điệu ví dặm quê hương ông:

Tự hào xứ Nghệ quê mình

Đất nghèo muôn thủa sản sinh anh tàiNguyễn Sinh Cung xưa trẻ trai

Bao năm nếm mật nằm gai chẳng sờnChân trần đi khắp bốn phương Tìm ra con đường cứu nước, cứu dânLớp người sau tiếp bước chân

Thật vui có Nguyễn Sinh Hùng hôm nay Trải bao thử thách dạn dày

Đảng tin, dân mến trao tay trọng quyền Chúc anh noi gương tổ tiên

Làm thêm rạng rỡ cháu con Bác Hồ

Hà Nội 25 tháng 7/ 2011

Trang 7

Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả Mẹ bảo Vương "Nhữ triêu xuất nhi văn lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngộ ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.

Truyện dân gian mô tả lòng mẹ thương con thì rất nhiều Chẳng hạn truyệnngười mẹ bị rắn độc cắn, biết mình sắp chết bỏ con, vội vã chạy về nhà, đổ lúa vào cối mà xay, đổ thóc vô cối mà giã, gấp gấp để cho có gạo để lại con ăn sau khi mình chết Không ngờ huyền diệu đã xảy ra: dồn cả sức lực, bắp thịt đến rã rời, truyện kể rằng chất độc toát ra theo mồ hôi, thoát ra theo hơi thở và người mẹ được cứu sống Còn nhớ truyện vua Salomon xử kiện? Hai người đàn bà tranh nhau một đứa nhỏ, ai cũng nói mình là mẹ của nó Dùng đủ mọi lý lẽ mà không giải quyết yên, cuối cùng vua phán: "Đem đứa nhỏ ra xẻ hai, mỗi người lãnh một nửa" Một người đàn bà nói: "Dạ, thà như vậy cho công bằng" Người đàn bà kia: "Thôi, tôi xin nhường" Đó là lời của mẹ bạn đó, hỡi bạn nhỏ đang lắng nghe tôi Mẹ bạn cũng sẽ xử sự như vậy nếu bị đặt vào hoàn cảnh nêu trên.

Trường hợp này thì còn đáng phục hơn: Chàng Côdắc hỏi tiên nữ Ôcxana rằng đến khi nào nàng mới yêu chàng? Nàng trả lời rằng nàng sẽ yêu người nào đem tặng trái tim người mẹ Chàng Codắc im lặng, lòng đượm buồn và chẳng thiết gì ăn uống nữa Nhưng rồi cuối cùng chàng cũng mang đến cho Ôcxana trái tim của mẹ mình.

Đường dài chân mỏi mắt hoa

Vừa lên thềm cửa, chân sa ngã nhào Tim mẹ đập, ứa máu đào

Mà còn hỏi nhỏ "Nơi nào đau, con?"

Hỡi ơi, chỉ có trái tim người mẹ mới vị tha tới mức vẫn cứ thương đứa con bội bạc dường kia!

Lòng mẹ đối với con như vậy, còn lòng con dành

cho mẹ thì sao? Trong bốn câu thơ Đoạn trường tân

thanh nêu trên, một câu đầu nói nỗi lòng người mẹ

thì hai câu sau là nỗi lòng của con Câu trước dành cho đứa con nhỏ tuổi là Hoàng Hưng, câu sau chọn tả nhân vật hiếu tử già nhất lịch sử: Lão Lai Suốt cuốn Nhị thập tứ hiếu là 24 gương con hiếu Nhiều gương ngang tầm với người thường, người thường làm được Truyện Quách Cự chôn con, được chum vàng Trời chu đáo chôn sẵn để thưởng Quách Cự, hơi khó tin đối với

chúng ta hôm nay Có vẻ như do một thí sĩ của cung đình sắp đặt dựng lên nhằm ca tụng vượng khí của triều đại, thần linh và con người giao cảm tương thân Riêng truyện Vương Thôi có khí vị đặc biệt Mẹ Vương Thôi sợ sấm Ngày thường Thôi ra đồng làm việc, mà hễ trời nổi cơn sấm sét là lật đật chạy về nhà cho mẹ hết sợ Khi mẹ chết rồi, mỗi lần sấm sét là Thôi lại vội vàng chạy ra ôm mộ mẹ mà nói: "Có con đây, mẹ đừng sợ" Tâm hồn Vương Thôi có cái gì chất phác đơn giản của một người nông thôn quê mùa, khiến ta tin là hoàn toàn có thật Và không cần cố gắng, khỏi phải lý giải, hễ đọc lên là lòng mỗi chúng ta đều xúc động rưng rưng.

Trong kho truyện cổ của ta có chuyện Bát canh hẹ Một tù nhân một hôm nhìn vào mâm cơm thấy có bát canh hẹ liền khóc òa bảo người cai ngục: "Tôi biết là mẹ tôi vừa tới thăm tôi, nhờ ông chuyển cho bát canh hẹ này Vì hồi ở nhà mẹ tôi thường nấu canh hẹ cho tôi ăn".

Truyện kể một vị hiền giả nọ (3), một hôm phạm lỗi bị mẹ đánh Ông khóc tức tưởi nhiều hơn mọi lần Mẹ hỏi: "Lần này mẹ đánh ít, sao con khóc nhiều?" Thưa: "Những lần trước mẹ đánh nhiều, ngọn roi mạnh, con khóc vì đau Lần này mẹ đánh ít, ngọn roi nhẹ, con thấy ít đau, nhưng con biết sức mẹ đã yếu, mẹ đã già, nghĩ vậy mà con khóc" Sách vở ghi biết bao nhiêu gương hiếu.

Mà nào phải lục tìm trong cổ văn mới thấy gương mẹ hiền biết cách thương con Mẹ của người bạn cùng quê với tôi, anh Phạm Ngọc Ân, vốn không biết chữ Quốc ngữ như mọi bà mẹ thời đó Khi Ân học vỡ lòng, anh lẫn lộn M với N, P với Q rồi sang vần ngược thì càng tha hồ lẫn lộn Cha giận, vừa nạt, nộ, vừa vụt roi Mẹ thương con, lén đứng dòm, lẩm nhẩm nhớ để rồi bày cho con Kết quả là bà đọc được Quốc ngữ và sau đó Ân học hành giỏi, làm tới chức thanh tra giáo dục Ân nay đã đông vầy con cháu và mẹ già đã nằm yên dưới ngôi mộ bên sườn núi Ngân Sơn.

Chỉ không lưu ý đó thôi chớ hình ảnh mẹ con diễn ra quanh ta đầy dẫy, vạn trạng thiên hình kể sao cho xiết! Mẹ ẵm con đi chợ, mẹ bồng con đi nhà thương, mẹ dắt con đi tới trường Trên sân: gà mẹ dẫn gà con bươi rác Trên đồng cỏ: Trâu mẹ đứng yên cho trâu con sục mõm vào bầu vú, mắt nhìn hiền từ, thỉnh thoảng liếm vai liếm lưng Con cò luộm thuộm vụng về, cái cổ dài ngoẵng, cặp chân lêu khêu vậy mà từ lưng chừng trời xếp đôi cánh đáp xuống nhẹ nhàng cạnh bầy con, dùng cái mỏ nhọn hoắc để sú mồi, để rỉa lông âu yếm Tình mẹ con quả là thứ tình cảm thiêng liêng khó giải khi ta nhìn cặp mắt vàng lợt đó như thiếu vắng sự thông minh, cái cổ quá mảnh quá dài làm khó khăn biết bao cho sự dẫn truyền tình cảm.

Cho chí thảo mộc vô tình cũng gợi xúc cảm mẹ con Cây chuối mẹ và bầy chuối con xúm xít Cây ổi mẹ và lũ ổi con ngơ ngác vây quanh Lũ cây con rất cần mẫn nhìn mẹ mà bắt chước, mà nhại theo hình dáng mẹ, cố

Trên đời không ai yêu thương ta bằng mẹ Người tình dẫu thủy chung, cũng chỉ yêu ta với diều kiện Hoặc là ta đẹp Hoặc là ta có tài Mẹ thì không, xấu xí cũng thương, xấu xí càng thương như nhằm bù lại những thiệt thòi cho con, như ngầm nhận sự xấu xí là do lỗi mẹ.

Không đến nỗi quá lời nếu nói rằng với mẹ, con là tất cả Khi có con, mẹ bình dân vạch vú cho bú, áo xống xốc xếch, quần xăn quá đùi cũng không còn thấy ngượng Có con là như đã có đủ rồi Không như những bạn lấy chồng năm mười năm mà chưa có con, vẫn cứ thẹn thùng kín đáo.

Đúng, đã có đủ rồi Vì có con, mẹ mới yên tâm, mẹ vừa hãnh diện Con là tác phẩm tuyệt hảo của mẹ, là báu vật thiêng liêng mà mẹ vẫn không hiểu làm sao mà mình có đủ khả năng tạo thành Cái sinh vật nhỏ đó lần lần lớn lên, có trí thông minh, thân thể phát triển vẹn toàn để có thể sẽ trở thành danh nhân, trở thành vĩ nhân Càng thêm hãnh diện, càng được đền bù bởi mẹ mang thân phận đàn bà, từ mới sinh ra đã chịu mọi thiệt thòi Làm con gái đâu được cha mẹ chiều bằng con trai Lớn lên phải phụ tay trong bếp, dọn dẹp trong nhà Sự thiệt thòi đeo đẳng suốt đời chỉ vì là thân phụ nữ Luân lý thời xưa khắc nghiệt bắt người đàn bà không được bước đi bước nữa, phải ở vậy thờ chồng nuôi con Trải bao cuộc chiến tranh, bao nhiêu góa phụ chôn vùi tuổi thanh xuân, đến khi nhắm mắt xuôi tay là coi như xóa sạch cuộc đời, vĩnh viễn không còn dấu vết Cho dẫu có được sắc chỉ "Tiết hạnh khả phong" hoặc dãy vòng hoa và bài ai điếu.

Mùa báo hiếu

Nghĩ về

VÕ HỒNG

Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm (Truyện Kiều)

Trang 8

14VùN HiïëN

ViïåT NaM

Rốt cuộc dường như niềm vui lớn nhất trên đời là khi sinh được đứa con Tình yêu chồng dần dần sớt qua con và nếu gặp trường hợp đớn đau phải hy sinh đời mình để cho con sống thì hầu như mọi người mẹ đều nuốt nước mắt nhận cái chết về mình, ít cần lưỡng lự.

Nước ta có hai bậc quần thoa xuất chúng Bà Trưng và bà Triệu, được ca ngợi là cân quắc anh hùng, hào quang xuyên suốt lịch sử Nhưng không thấy sử ghi là hai bà có được đứa con Khiến có hôm xúc cảm nhìn cảnh mẹ con vui vầy của những bà mẹ, "mẹ của Quỳnh Chi, Thanh Hải, Nhật Thành Tôi chợt ngậm ngùi nghĩ đến hai bà:

Tôi chợt nhớ về Bà Trưng, Bà Triệu Chưa một lần được nói tiếng "con ơi!" Vì nghĩa lớn, xả thân mình lo liệu Phần ấm êm: xin nhường hết cho người

Phần ấm êm là đứa con, là tình mẹ con, dẫu rằng thế tục tầm thường nhưng không phải dễ mà có dược.

Tôi, thuở ấu thơ không được sống gần mẹ, đã vậy mới mười một tuổi mẹ đã từ trần Theo cha đến chùa một lần là nhân lễ mãn tang mẹ Lớn lên mới biết là lễ Vu Lan báo hiếu nên cứ mỗi lần xé tờ lịch nhìn thấy ghi tháng Bảy âm lịch là lòng u hoài nghĩ đến mẹ Có một thôi thúc nhẹ nhàng, một háo hức tiềm ẩn muốn được làm một cử chỉ báo ân Nhưng mẹ đâu còn? Đành tìm trong chỗ bạn quen thân có ba người còn mẹ già, ngày Vu Lan tự tay đem một tặng vật nhỏ, gọi là góp lời cầu nguyện cùng bạn Rồi âm thầm nghĩ đến tích Mục Liên Thanh đề, nhớ đến quê hương xa cách, ngôi chùa làng vắng vẻ tịch liêu Đến ngôi mộ của mẹ tôi, của bác tôi, của ông bà tôi nằm rải rác quạnh hiu nơi sườn núi cuối thôn Đến những vị xuất gia đã cát ái từ thân, giờ này đang trì chú hộ niệm Nhưng cát ái từ thân đâu có nghĩa là không nghĩ đến mẹ? Đại đức ơi, thầy nghĩ đến mẹ tha thiết như thế nào? Hòa thượng ơi, ngài nghĩ đến mẹ bồi hồi như thế nào?

Hiện rõ mái đầu bạc phơ của Hòa thượng, chân mày sợi dài trắng xóa, dáng đứng như chỏm núi cao Như đỉnh Hy mã Lạp Sơn tuyết phủ Đỉnh núi tuyết uy nghi có biết báo ân mẹ không? Những bụi sim quây quần dưới chân núi rì rào nhớ mẹ Mẹ là hột sim do con chim bay qua thả rơi xuống đất Cây bồ đề cổ thụ thân lớn mấy người ôm, tàn lớn phủ sườn núi cũng xào xạc nhớ mẹ Mẹ là hột bồ đề rất nhỏ ngẫu nhiên ngọn gió bay mang tới Nhưng hùng vĩ như Hy Mã Lạp Sơn thì mẹ là ai? Tôi đành âm thầm lắc đầu vừa tưởng như nghe ầm ầm những chuyển động tạo sơn quằn quại dựng nên dãy núi Thành ra núi cô đơn.

Ở nhiều nước văn minh trên thế giới, người ta thỏa thuận lấy một ngày trong năm đặt là Ngày lễ Mẹ (Moth-er's day) Vào ngày đó, các con dẫu ở xa cũng gắng tụ hội về quanh mẹ, dâng hoa tặng quà, đọc lời chúc tụng và vui vầy tiệc tùng Trên ngực áo mỗi người con rực rỡ một đóa cẩm chướng màu đỏ Những người con nào mà mẹ đã qua đời thì lạnh lẽo nơi ngực áo một đóa cẩm chướng màu trắng.

Ở ta, từ thập niên 50 nhiều địa phương nhân ngày lễ Vu Lan đã tổ chức nghi thức bông hồng cài áo: ai còn mẹ thì được gắn một hoa hồng đỏ, ai mất mẹ, thì một đóa hồng trắng Một cách để nhớ mẹ, để tôn vinh mẹ, để mừng mẹ còn tại thế, để xót xa nghĩ đến mẹ đã qua đời.Bản thân người mẹ Việt Nam không đòi hỏi được tôn vinh Vào thế hệ tôi, người mẹ gần như chỉ lúc thúc ở nhà dưới, nhà ngang, lăng xăng suốt ngày và hạnh phúc với múi dưa, với con cháu Cha già được thong dong ngồi hút thuốc, được thưởng thức tách trà sớm, được nhấm nháp ly rượu buổi hoàng hôn, chớ mẹ thì gần như không biết hưởng thụ là gì Cả ngay khi số tuổi chồng chất, đóng vai bà nội, bà ngoại Có một thời gian, láng giềng tôi là một gia đình giàu Khi người vợ sinh đứa con lên bốn tháng, người ta nhắn về quê nhờ bà kế mẫu già, nghèo, tới coi sóc giùm nhà Một hôm qua khung cửa tôi thấy bà ngồi vá quần cho đứa nhỏ Tôi ngạc nhiên bồi hồi đứng nhìn Trẻ con dưới một tuổi lớn mau, quần áo vải mới, mặc không vừa nữa thì bỏ một chỗ, quần áo vải cũ, rách thì ném làm giẻ lau, ai hơi đâu nheo mắt ngồi vá? Thôi, hiểu rồi, tâm lý người mẹ, người mẹ nhà quê, người mẹ nghèo, tần tảo, quên mình, người mẹ của thế hệ tôi đó Thời nay có khá hơn, có biết vị kỷ hơn, nhưng có được bao nhiêu người con, dẫu đã thành đạt, nhớ đến Ngày lễ Mẹ? Nhiều bà mẹ tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cho con hằng năm, có chụp hình Nhưng này các con, sao sinh nhật mẹ, các con không gom một bó hoa - ngắt hoa dại trong vườn ngoài rào cũng được - sáng sớm trao tay mẹ? Nếu mắc cỡ không nói được thì có thể viết trên mảnh giấy nhỏ: "Con mừng sinh nhật Mẹ" chẳng hạn Vì đa số các con vô tâm mà phải mượn lễ Vu Lan để cài một đóa hồng.

Nhưng rằm tháng Bảy không phải chỉ là ngày nhớ mẹ, báo ân không chỉ có báo ân mẹ Còn phần hiếu thảo dành cho cha Rộng hơn, dân tộc ta còn nhận ngày này là ngày xá tội vong nhân, chú nguyện cho thập loại chúng sinh vừa mở rộng lòng bố thí cho người nghèo khó nơi dương thế Lòng nhân ái tựa biển, tràn khắp bao la trong tiếng chuông ngân vang ngày lễ.

Hãy thương yêu mẹ hết lòng, săn sóc ân cần, hầu hạ trìu mến, nhất là khi mẹ già yếu bệnh hoạn xấu xí bẩn thỉu Hãy nhớ lại thuở mình còn nhỏ, mặt mũi chưa được trơn láng như hiện giờ, ỉa đái ngay trên mình mẹ, và khi lên năm lên mười mẹ phải chịu nhịn phần mẹ để mua món ăn ngon, sắm cái áo đẹp cho mình Hãy xúc động sụt sùi mà cầm tay mẹ, nhìn mặt mẹ, theo dõi bước đi dáng ngồi của mẹ Không như tấm lịch đẹp treo tường, tấm năm sau sẽ thay tấm năm trước, không phải như cái bàn gỗ mộc sẽ cứ đứng mãi đó nếu ta không tự ý phế bỏ Mẹ thì không, dẫu ngó vững chắc nhưng sự sống vốn dễ rung rinh, chẳng chóng thì chầy, rồi cũng tới một ngày - thậm chí có thể chỉ trong thoáng chốc - ta sẽ chỉ còn thấy được mẹ trong trí nhớ.

VÕ KHOA CHÂU

Cái bếp nấu ăn của mẹ tôi cũng giống như bao cái bếp khác ở miền núi hoặc ở vùng trung du Bếp được làm chặt chẽ trên bốn cây trụ tre rừng, mặt trên nện đất sét, nhồi rơm Nấu nướng càng lâu chừng nào, thì bề mặt của cái bếp càng dẽ dặt chừng ấy, nhờ độ nóng của lửa và tro tích tụ lâu ngày.

Mẹ đặt trên bàn bếp một cái kiềng sắt 3 chân và một bếp 3 ông táo bằng đất Khoảng trống bên dưới cái bếp đứng, mẹ tôi để đủ thứ, nào là củi tre, tàu cau khô, rơm khô, hoặc vài nhánh cây gãy, mẹ lượm trong vườn Sáng nào cũng thế, mẹ dậy thật sớm, lui hui nấu nước chè xanh, hoặc chè đen cho cả nhà cùng dùng Nồi nước chè luôn luôn nóng ấm trên cái kiềng sắt 3 chân.

Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày, dù cho bây giờ, nhà vẫn nấu bếp ga.

Tôi sống xa xứ đã lâu, thường về thăm quê vào những ngày giỗ mẹ Cứ mỗi lần đi qua ngăn bếp cũ, hoặc vào lấy chén đũa ăn cơm, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến, tưởng chừng dáng mẹ đâu đây, vẫn vào ra, lom khom thổi lửa nhóm bếp bằng cái ống tre nhỏ.

Đã hơn hai năm, tôi chưa về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn, để thắp nén hương nguồn cội Một hôm, nhận được điện thoại của em tôi mời về chơi nhân dịp cậu ta khánh thành ngôi nhà mới, kết hợp tổ chức vào ngày giỗ của mẹ

Khi đứng trước căn nhà tường xây, mái ngói đỏ tươi, thay cho mái lợp tôn cũ kỹ, tôi vô cùng vui mừng về sự thành đạt của đứa em út Căn phòng khách đầy đủ tiện nghi, còn có phòng ngủ, phòng vi tính riêng… Nền nhà lát gạch hoa màu xanh lam, sạch bóng Tất cả được thiết trí đẹp, thanh nhã Nhưng khi đến chỗ căn bếp của mẹ thuở xưa, tôi không thể nén được những giọt nước mắt xúc động

Căn bếp chật hẹp của mẹ ngày nào, mọi đồ dùng vẫn nguyên vẹn như xưa…

(Giác Ngộ số Vu lan 2011)

Trang 9

Văn hóa rừng ấy còn bị chính con người nhân danh văn hóa hủy diệt Người ta cưỡng áp thói quen của nền văn minh lúa nước vào đời sống nương rẫy của đồng bào Những cán bộ trịch thượng luôn nghĩ mình giỏi hơn dân, luôn muốn "giáo dục" dân Họ không chịu học hỏi, cứ thế "cưỡng chế" văn hóa bắt dân rời bỏ thói quen văn hóa của mình, du nhập một lối sống xa lạ với những nhà rông văn hóa vô cảm, những ngôi làng xôi đỗ nhôm nhoam mang tên làng văn hóa…

Trong các câu chuyện cổ của người Tây Nguyên, đặc biệt là các trường ca, rất hay nhắc đến biển Có nhiều cách lý giải, ví dụ như đấy là khát vọng, nhưng điều này không vững vì phải

thấy thì mới khát vọng chứ Cách nữa là do tạo sơn gì đấy nên biển hóa Cao nguyên, mà dấu tích vẫn còn trong cổ tích vân vân liệu có một trường hợp này xảy ra không: trăm năm nữa, trong một văn bản nào đó, người ta giải thích về Tây Nguyên: Nơi đây từng có rừng.

Theo các số liệu thống kê, rừng Tây Nguyên đang bị thu hẹp kinh khủng, thậm chí có thông tin là rừng đã kịp hết Cách đây hai chục năm, chỉ ra khỏi nội ô Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Pleiku, Kon Tum ta đã lạc vào rừng Bây giờ cả ngày đi trên đường Hồ Chí Minh chang chang nắng chỉ gặp những đoàn xe khổng lồ chở gỗ từ Lào, Cam-puchia về Muốn dừng xe dưới bóng mát nghỉ mà không có cây Rừng như chỉ còn trong cổ tích

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên không còn rừng?Cổ tích Việt nói rằng mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, năm mươi con ở lại cùng cha, năm mươi con theo mẹ lên rừng Dằng dặc thời gian, tháng năm, thăng trầm dâu bể, năm mươi người con ấy làm nên một phần đất Việt Họ sống cùng rừng, chết cùng rừng, hòa quyện với rừng, tan chảy trong đời sống rừng, làm nên một văn hóa rừng bền vững và đậm chất nhân văn, hợp quy luật và hợp lẽ sống.

Văn hóa rừng ấy giờ đang trôi về biển, trên những chuyến xe khổng lồ rùng rùng lún đất suốt ngày đêm đưa sản vật về xuôi, mà nhất là gỗ Để trơ lại những khu rừng không cây.

Văn hóa rừng ấy giờ đang được thay máu Người ta quan niệm cao su, cà phê, bạch đàn cũng là rừng và thế là hàng chục ngàn héc ta rừng được phá để trồng cao su, cà phê mà người ta không biết rằng những cái cây trơ trọi kia có thể nó làm ra đồng tiền ngay trước mắt, nhưng nó không có đời sống, nó vô tri vô giác, nó không phải là nơi đất lành chim đậu, không có những tầng những vỉa, những bí ẩn tâm linh, những phập phồng thức mở để rừng là lá phổi của hành tinh và là mái nhà của con người.

Văn hóa rừng ấy còn đang bị thủy điện giết chết Hàng loạt công trình thủy điện đã phá hàng ngàn héc ta rừng, nguy hiểm hơn, nó hủy diệt sinh thái và môi trường sống, nó đẩy bà con vào các làng định cư xây như những cái hộp vuông vức, trông có vẻ đẹp, hiện đại nhưng triệt tiêu sức sống, những cái nhà rông bê tông lợp tôn xanh đỏ tím vàng đóng cửa im ỉm chả ai lên mới đây nhất, vụ thủy điện An Khê Kanác tích nước làm cả vùng An Khê khô hạn, sông Ba hùng vĩ trơ đáy, sau đấy đùng cái lại nửa đêm xả nước làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu ruộng vườn là một ví dụ nhỡn tiền Không phải ngẫu nhiên mà bà con Tây Nguyên ở nhà sàn Nó phù hợp với tập tính và môi trường sống mà phải những ai am hiểu mới biết Tương nhà bê tông nền xi măng vào, sự khác biệt cách sống khiến cho người ở bức bối như người ở nhờ, và nhỡn tiền là sự mất vệ sinh khi bà con vẫn có thói quen hút thuốc và nhổ, uống rượu cần giữa nhà, thậm chí đi chân đất những thói quen ấy được giải quyết rất nhẹ nhàng khi bà con ở nhà sàn, có cầu thang như một trạm nghỉ, có bếp lửa giữa nhà và sàn bằng le, nứa có kẽ hở, nước rượu cần, nước rửa tay, thức ăn rơi vãi đều rơi xuống gầm sàn và sàn vẫn khô, sạch

Văn hóa rừng ấy còn bị chính con người nhân danh văn hóa hủy diệt Người ta cưỡng áp thói quen của nền văn minh lúa nước vào đời sống nương rẫy của đồng bào Những cán bộ trịch thượng luôn nghĩ mình giỏi hơn dân, luôn muốn "giáo dục" dân Họ không chịu học hỏi, cứ thế "cưỡng chế" văn hóa bắt dân rời bỏ thói quen văn hóa của mình, du nhập một lối sống xa lạ với những nhà rông văn hóa vô cảm, những ngôi làng xôi đỗ nhôm nhoam mang tên làng văn hóa, với cái gì cũng phong cho lễ hội như "lễ hội cồng chiêng", "lễ hội đâm trâu", "lễ hội rượu cần" trong khi nó chỉ là một thành tố của lễ hội, người ta phục dựng những cái ấy theo ý chí của người Kinh Cũng như thế, người ta phong văn hóa cho đủ thứ, từ nhà rông văn hóa, làng buôn văn hóa, đến văn hóa cồng chiêng, văn hóa rượu cần, văn hóa thổ cẩm, "thập cẩm" văn hóa mà chính người phong ấy có khi không hiểu văn hóa là gì? Các hội diễn, các lễ hội của người Tây nguyên là do ý chí của người Kinh, do người Kinh đạo diễn, trong khi đồng bào, những chủ thể ấy lại trở thành khách Toàn bộ lễ khai mạc Festival cồng chiêng quốc tế Gia Lai năm nào là cuộc biểu dương âm nhạc Nguyễn Cường và các nghệ sĩ múa người Kinh Các chủ nhân của chiêng, đồng bào dân tộc đến từ mấy chục tỉnh thành trên cả nước "được" vây quanh sân khấu trong bóng tối, gõ chiêng trên nền nhạc Nguyễn Cường Người ta đề cao "văn hóa" rượu cần bằng cách trước khi uống rượu tây, uống bia, mang rượu cần ra mời khách trước trong nhà hàng muôn muốt trắng với dao nĩa ly tách mà không biết rằng, cách ly ra khỏi làng, rượu cần chỉ còn là nước lã Cũng như thế, bứng cồng chiêng mang ra phố dưới ánh sáng đèn màu trên sân khấu vuông loằng ngoằng dây điện là một cách để chiêng diệt vong nhanh nhất

Vì thế, tôi thấy Tây Nguyên đang trôi

Têy Nguyïn

vùn hốa rûâng ài vïì

VĂN CÔNG HÙNG

Trang 10

Cách đây mấy hôm, buổi sáng ra chợ thấy có trám đen Vài quả trám đầu mùa loi thoi trên góc sạp rau quả Tôi hỏi mua vài chục thì cô bán hàng nhanh nhẩu: Bốn mươi ngàn một cân chú ơi Lâu nay trám đen còn ai bán trăm bán chục? Ừ, thời thế thay đổi, bây giờ, trám còn ai bán quả, gạo còn ai bán đấu Cái cân thỏa tính chi li của con người hơn Ôi sự kì diệu chi li!

Có trám đen nghĩa là mùa thu đã tới Mấy hôm nay trời oi nồng bức bối Thì ra năm nay trám chín trước cả ngày lập thu Hoàng Cầm xưa viết:

Ai về bên kia sông ĐuốngCó nhớ từng khuôn mặt búp senNhững cô hàng xén răng đenCười như mùa thu tỏa nắng

Nhưng đó là kỉ niệm của ông về nắng thu vàng Còn với tôi thì mùa thu là trái trám đen, hương thu náu sau mùi trám ngầy ngậy và vương chút vị chát tình đời.

Dù bây giờ người trung du trở lại với cây trám thì rừng cũng đã nhỏ đi trên mảnh đất mới chia Cây trám chẳng dễ buông cành tỏa bóng sang phần đất không thuộc chủ nó Trên đời, có những thứ phải quản để phát triển, nhưng lại có thứ quản là dẫn đến tiêu diệt Cây Trám vốn quen sống tự do xoài bóng theo triền đồi, nhưng không được tự do xòa tán lá thì khó có mùa trĩu quả Một bạn bảo tôi, kể cũng văn học nhỉ, cây trám lại giống nhà thơ nhà văn, trám cũng nghệ sĩ gớm Tôi bảo thực ra cây cũng chẳng thể ví với người Nhưng thiết nghĩ con người cũng nên nhìn theo cây mà sống cũng tốt chứ sao?

Hai lạng rưỡi trám giá mười ngàn, đếm được hai chín quả Cô bán hàng cân hơi non vì cân đủ có thể sẽ phải là ba mốt Nhưng tôi tin rằng nếu có hụt đi chút ít thì đó luôn là sự cần thiết đối với những thân cò lăn lội, vì đó là lí do của nghề buôn thúng bán bưng tồn tại Dịch vụ tận tay này so với khách sạn vẫn rẻ hơn trăm lần Nên mua rau cỏ đừng có bao giờ đem cái tinh thần năm xưa ra chợ mà so kè mà tội Phải nhớ đất nước giờ đây đang thời kinh tế thị trường.

Tôi bâng khuâng giữa khuôn chợ ồn ào Phía cổng chợ, xe và người tấp nập Hà Nội không có mùa, không còn mùa Còn tôi, trên tay đang đỡ mùa thu, đó là những trái trám đen đầu mùa, một mùa thu trông thấy được, sờ tay vào đựợc.

Buổi sáng ngày 24.7.2011, tôi lặng lẽ leo 160 bậc đá lên tới đỉnh ngọn đồi ở Hòa An (Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hàng trăm liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc từ tháng 2.1979 Lên chỉ để thắp cho các anh một nén hương Và đứng lặng rất lâu trước những ngôi mộ đang được huyện Hòa An trùng tu

Tôi đọc trên bia mộ: “Liệt sĩ Hoàng Văn Dử, sinh tại Lạng Sơn, thuộc Đại đội 10, Trung đoàn 851, Sư đoàn 346, hy sinh ngày 18.2.1979”, “Liệt sĩ Triệu Quang Dũng, sinh tại Hòa An - Cao Bằng, thuộc Sư đoàn 346, hy sinh ngày 24.2.1979” Và đây nữa “Liệt sĩ Nguyễn Văn Vân, sinh năm 1962 tại Đại Từ - Thái Nguyên, thuộc Đại đội 14, Sư đoàn 346, hy sinh ngày 5.10.1984”, nghĩa là anh Vân hy sinh sau khi đất nước thống nhất hơn 9 năm Tất cả họ đã hy sinh khi giữ từng tấc đất, từng mỏm đá ngọn núi dòng suối của đất Cao Bằng

Và từ nơi địa đầu cực bắc của Tổ quốc, tôi lại như nhìn thấy Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc ta, nơi vào tháng 1.1974 đã xảy ra trận hải chiến khốc liệt và đã có 74 chiến sĩ Việt Nam ngã xuống khi quyết giữ Hoàng Sa tới giây phút cuối Họ đã chết và chúng ta đã mất Hoàng Sa Nhưng họ còn trong nỗi nhớ chúng ta, và Hoàng Sa thân yêu mãi mãi vẫn là “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”

Tôi như nhìn thấy Trường Sa thương yêu của Tổ quốc ta, nơi tháng 3.1988 đã chứng kiến một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức giữa những chiến sĩ hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ xây dựng đảo Gạc Ma không mang vũ khí bên mình và những tàu chiến của hải quân Trung Quốc trang bị hỏa lực mạnh 64 chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống, nhưng 2 đảo Cô Lin và Len Đao vẫn đứng vững sau cuộc xâm lấn của ngoại bang vào 3 đảo

Tôi bỗng thấy những ngọn núi đá Cao Bằng dưới nắng mai vút lên rực rỡ một vẻ đẹp ngỡ ngàng, khiến ta trào nước mắt Ai là người Việt Nam mà không yêu Tổ quốc mình đến quặn thắt, đến xót xa, ngay khi được ngắm nhìn những vẻ đẹp diệu kỳ của núi của sông của biển quê hương mình Xót xa vì cứ như từng tấc đất tấc biển đều thấm máu các chiến sĩ xả thân vì nước.

Đất nước hòa bình đã 36 năm mà sự an nguy của Tổ quốc vẫn dồn nặng trên đôi vai những người chiến sĩ, dù là người chiến sĩ biên phòng suốt chiều dài biên giới phía Bắc của Tổ quốc hay người đang giữ đất trời biển đảo Trường Sa Lòng biết ơn là phẩm chất lớn của một dân tộc, cũng là một phẩm chất lớn của mỗi con người Mà cao cả nhất của lòng biết ơn, là biết ơn những con người đã sống và chết vì Tổ quốc, vì nhân dân Lòng biết ơn ấy không thể hời hợt, không thể hình thức, đãi bôi, nó phải thấm sâu vào lòng mỗi người Việt Nam Như máu hòa trong máu Như một lời nguyền trong lặng lẽ: “Không một ai bị lãng quên, không một điều gì bị quên lãng” (thơ của nữ thi sĩ Nga Onga Bergon)

Sống chết

VÌ TỔ QUỐC

THANH THẢOVÀ

Trang 11

Sức mạnh nội lực của dân tộc dưới hào quang của vua trẻ Trần Nhân Tông

Ngày nay, ứng với công cuộc đổi mới và hội nhập - chính là nhu cầu phát huy nội lực - điều kiện cần và đủ cho quá trình phát triển đất nước, khẳng định vị thế Việt Nam Đó là bí quyết - phải chăng có thể coi đây chính là “Lẫy nỏ thần kỳ” của lẽ thành bại mỗi thời, liên đới đến sự sáng - tối, mạnh - yếu, hưng - vong của xã tắc và sự sướng - khổ, buồn - vui, vinh - nhục của người dân? Và như thế, thời của Người - vấn đề này được nhận thức và phát huy như thế nào?

Trước hết, thời của Người - thế kỷ 13, đất nước cũng phải đứng trước hai thách thức lớn, đều mang tính sống còn: Một là họa xâm lăng, với một đội quân hung bạo nhất thế giới, từng tung hoành vó ngựa khắp từ Á sang Âu - giặc Nguyên Mông Hai là khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng hòa bình.

Đối với thách thức xâm lăng - dường như đã thành nghiệp chướng, rất ít thời tránh khỏi Và thời Trần của Người đã làm cuộc quật khởi toàn dân tộc, để lại những dấu ấn chói lọi bậc nhất trong lịch sử nước nhà - ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông Cho đến bây giờ, đọc lại sử sách hơn 700 năm về trước, chúng ta hãy còn đau đáu về một thế nước mong manh, với một vương triều vừa khai mở, về cuộc rút lui lặng lẽ khỏi kinh thành Thăng Long, về cuộc săn lùng ráo riết và tàn bạo của kẻ thù, không chỉ với vua Trần và tôn thất, mà với cả “dân đen” và “con đỏ” như đã nêu trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo Sau chiến thắng lần thứ nhất, dưới hào quang của ông vua trẻ - tức Trần Nhân Tông, sức mạnh nội lực ấy đã được nhân lên một tầm mức mới - không chỉ đơn thuần là yêu nước mà cả nhân nghĩa sáng ngời.

Giờ đây và có lẽ còn mãi mãi về sau, khi nhắc đến bài học cốt tử đó, hậu thế không thể nào quên những Hội nghị Bình Than, Diên Hồng lịch sử, những tình cảm vua – tôi, tướng sĩ “một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, về nghĩa cử “động trời” khi Người cởi áo bào toàn thắng để đoái thương thân xác của tướng giặc Toa Đô tử trận… Có gì đó rất gần gũi với thời đại và con người Hồ Chí Minh Phải chăng bài học ấy, trước những thử thách can qua như thế đã trở thành máu thịt, thành sức mạnh tự thân và khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam mà không kẻ thù nào dám coi thường?

Cả một thời thanh xuân binh lửa, lãnh đạo quân dân kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh chống Nguyên Mông, Người đã thấm nhuần bài học sống còn là khai phóng nội lực, thổi luồng sinh khí mới vào công cuộc chấn hưng dân tộc sau 30 năm bị tàn phá nặng nề, trở thành thời kỳ cực thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thậm chí có những thành tựu còn dư sức tỏa sáng về sau.

Có thể kể ra những việc làm cao trọng của Người: Đầu tiên là an dân và ổn định xã hội - thực hành đại xá cả nước, tha bỏ tô thuế để nới sức dân, khuyến khích khai hoang phục hóa, mở rộng thông thương… Bên cạnh đó là chấn chỉnh bộ máy triều chính, cốt ở tinh chứ không cốt ở đông, với quan điểm “quan nhiều thì dân khổ”, tích cực tìm kiếm và đào tạo hiền tài bằng khuyến học và rộng đường thi cử Cho nên, không có thời nào mà sĩ tử lại đông và hiền tài lại nảy nở như thời Trần Nhờ thế mà kinh tế xã hội và văn hóa phát triển, đời sống con người - cả vật chất và tinh thần được cởi mở và thăng tiến.

Đặc biệt, Người đã chủ trương xây dựng và hình thành một hàng rào tư tưởng tâm linh tiêu biểu và hoàn chỉnh của nước Nam, vừa nhằm giáo dục truyền thống, vừa tạo ra chỗ dựa vững chắc cho tinh thần dân tộc và hun đúc khí thiêng sông núi vững bền Với người có công còn sống, Người không quên ban thưởng Với người đã mất được phong thần – mà sử sách còn ghi rõ: Người chủ động phong thần cho 27 anh hùng là nhân thần, cùng nhiều nhiên thần khác, được đương thời và hậu thế đánh giá cao, coi như đã xây cất thành công một “thần điện” Việt Nam.

Hoàn tất các đại sự quốc gia, TrầnNhân Tông chọn đường lên Yên Tử

Hoàn tất các đại sự quốc gia rồi, Người chọn đường lên Yên Tử Khi ở ngôi - Người sống mẫu mực theo cốt cách cha ông: Giản dị, kiêm ước và tự đủ Khi nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng - Người vẫn không quên coi trọng việc dân nước Và khi chính thức đường tu, Người thực vẫn theo hướng tận hiến cho xã tắc - thậm chí còn phải chịu nhiều gian khổ và thiếu thốn, không phải vì mục tiêu ép xác, mà cốt là để mong xác lập phương cách giáo hóa con người và vượt thoát dân tộc.

Mỗi khi có dịp đặt chân về Yên Tử hoặc thường khi suy tưởng về Người, tôi vẫn tự hỏi: Ngày nay, đường đi lối lại phong quang, vậy mà không ít người còn không đủ sức và đầy tâm để lần bước tới đỉnh chùa Đồng Còn Người thuở ấy

Trần Nhân Tông

và bài học giải phóng nội lực

VĂN QUÂN

Tìm hiểu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông, trong số những bài học lớn về tư tưởng của Người, cũng là của thời nhà Trần vinh quang - nổi bật và sâu xa nhất chính là bài học về khai phóng nội lực, mà vì nó - Người đã đánh đổi tất cả để dấn thân tìm phương giáo hóa và vượt thoát cộng đồng

Trang 12

Và ngay từ những thế kỷ trước, các bậc thức giả cao quý đã thẩm định rồi – ví như Ngô Thì Nhậm đã viết: “…Người ta thấy Điều Ngự đệ nhất tổ (tức Trần Nhân Tông) đến ở chùa Hoa Yên thì bảo là Ngài xuất gia Ta biết rằng – Ngài lúc bấy giờ đã xem thiên hạ (non sông – nòi giống) là công Trong nước vô sự, nhưng phía Bắc vẫn còn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an tâm Cái ý ấy không tiện nói rõ, sợ dân tình dao động Cho nên nhằm được ngọn Yên Tử là núi cao nhất – phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng – mà dựng lên ngôi chùa Thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm” Vậy, theo đúng tư tưởng lớn của Trần Nhân Tông về bài học khai phóng nội lực, những mong vượt thoát toàn dân tộc nên soi tìm ở đâu và như thế nào?

Phải thăng hoa về cả trí tuệ, thể chấtvà tâm hồn thì mới phát huy được nội lực

Dĩ nhiên, về mặt phân định, ai cũng hiểu - nội lực là toàn bộ tiềm lực bên trong vốn sẵn (trong nước và trong dân) Một cá nhân là thế và cả dân tộc càng thế Có điều - về mặt nhận thức - đúng ra và nhất là hành xử thực tiễn thì nhiều thời cha ông, đặc biệt là thời Trần, đã triệt để, hữu dụng và hữu ích Vả lại, việc đó thời chiến đã khó, thời bình còn khó hơn rất nhiều, bởi nó thường vấp phải nhiều trở lực từ tâm lý và tập tính cố hữu của cộng đồng Đó là thói vị kỷ và hẹp hòi, thói bon chen và ham lợi lộc, dễ coi nhẹ lợi ích chung.

Vấn đề cần chỉ ra là: Những thành tố chính yếu của nội lực và sự phát huy nhằm vào phương diện nào để tỏa sáng nhanh chóng và mạnh mẽ - như trên đã nói là: đắc cách, đắc dụng và hữu ích? Phàm thì người ta nghĩ ngay đến nhân tài vật lực - sức người sức của – hay như ta ngày nay là nguồn lao động và tài nguyên dồi dào, thậm chí cả đồng vốn còn đọng nhiều ở trong dân, phải được thu hút hết mức cho công cuộc giàu hóa nhanh chóng.

Điều đó hoàn toàn đúng, rất quan trọng nhưng chưa phải cốt yếu và hàng đầu - thậm chí ở góc độ nhất định - những thứ đó vẫn cứ còn là ngoại lực, là hình tướng Gốc của nội lực nằm trong chính mỗi con người - cốt ở tâm và trí cộng lại và nhân lên mà thành Đối với tố chất người Việt Nam thì

đây chính là chỗ mạnh nhất, sáng nhất cần được phát huy tối đa, nghĩa là phải được thăng hoa cả về trí tuệ, thể chất và tâm hồn Sự hưng thịnh và tươi sáng của không ít thời đã chứng tỏ điều đó Và đương nhiên, thời Trần là một tiêu biểu.

Trần Nhân Tông đã đến với Phật giáo bằng tầm nhìn của một nhà chính trị và tư tưởng lớn

Cứ nhìn vào cung cách Trần Nhân Tông và soi vào tư tưởng lớn Trần Nhân Tông, rõ ràng để làm được điều đó – có thể gọi là nghiệp lớn và phúc lớn – thì cốt là ở một nền giáo hóa chuẩn mực và lành mạnh Nền giáo hóa ấy thấm đẫm suốt cả đời người - từ trong quá trình thai giáo cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - cả vua quan và dân chúng, cả giàu nghèo lẫn sang hèn, cả trẻ lẫn già.

Từ nhỏ, được ấn tâm và thụ giáo người thầy lớn là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung - một cư sĩ tại gia chủ trương hòa gắn đạo và đời làm căn bản cho quá trình nhận thức và tu tâm tĩnh trí để đạt giải thoát và viên mãn Sau đó, trải nghiệm qua công cuộc dân nước hào hùng, Người không khó khăn gì để khẳng định chân lý giải thoát như thế Và chính Người và những người cùng thời đã nhìn thấy từ trong tinh hoa đạo Phật những giá trị thuận cách cho nền giáo hóa con dân đúng hướng, dựa trên căn bản của nền sống dân tộc - đó là bình dị và kiệm ước, trọng học và trọng tình, biết tôn thờ sự nghiệp dân nước làm trọng.

Có thể nói, Trần Nhân Tông đã đến với Phật giáo bằng tầm nhìn của một nhà chính trị và tư tưởng lớn, biết thu nạp và diệu dụng tôn giáo vì mục đích cao cả: Cứu nhân độ thế, làm cuộc vượt thoát toàn dân tộc Cho nên Phật thiền Trần Nhân Tông đã dầy công gây dựng ở Yên Tử hoàn toàn không phải là dập khuôn giáo lý gốc của Phật (Đại Thừa Ấn Độ hay Thiền Tông Trung Hoa) mà chính là đã thổi vào đó những giá trị tươi mới và tích cực - đó là quan điểm Phật tại tâm, tu theo thập thiện chứ không khuyến khích khổ hạnh và ép xác, càng không cho phép coi nhẹ bổn phận công dân và lòng tự cường dân tộc - như trong bài phú “Cư trần lạc đạo” coi như một tuyên ngôn tư tưởng Trần Nhân Tông về cả đạo và đời, không chỉ giành cho riêng giới tu hành mà cho toàn dân tộc muốn đạt tới “Nhân hòa” để tìm phương vượt thoát và lớn mạnh - như cụ Hồ gọi là “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Trong các trước tác của Người, trước hết phải kể tới “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca” - chủ yếu Người bàn về thân - tâm, vốn là những thứ chủ yếu gây nghiệp chướng cho đời sống con người, là cội nguồn nảy sinh dục vọng để khiến

con người tự trở thành nô lệ và tội đồ của chính mình, tự ngăn trở và làm lạc hướng trong việc tạo tác nguồn tâm vô nhiễm - trong trẻo và ngay lành Đó mới thực là hình ảnh tối thượng của đường tu, của hạnh phúc kiếp người Vì tính chất và nội dung như thế nên đây là một tác phẩm không dễ đọc và dễ hiểu thấu, đòi hỏi phải dành nhiều thời gian và tâm sức tìm hiểu Chúng ta chỉ cần nghe bốn câu kệ kết thúc tác phẩm (phần dịch nghĩa):

Cảnh lặng, sóng yên, lòng tự tạiGió mát thổi đến dưới bóng cây thôngGiường thiền ở dưới gốc cây, kinh một quyểnHai chữ thanh nhàn quý hơn vạn nén vàngCòn trong “Cư trần lạc đạo phú”, gồm 10 hội và phần kệ, mới đọc - tưởng chừng như Người tự viết cho mình và tự nói với chính mình - khi đã rũ bỏ mọi vướng bận - kể cả ngai vàng và vương quyền để lên núi tu hành Tại đây, sau khi đã ngộ nghiệm và định rõ chân lý, Người để lại phần tâm cốt nhất của tư tưởng và tình cảm lớn, góp phần vào sự nghiệp giáo hóa con dân, nhằm ổn định nhân tâm, khai mở nội lực (cả nhận thức lẫn hành động) và mạnh bền thế nước dài lâu Bởi chúng ta cũng biết, chính trong lúc đang ở đời tu, Người vẫn chủ động dấn thân chăm lo mở cõi - bằng việc làm “vô tiền khoáng hậu” là quyết định gả con gái cho vua Chiêm, đổi lấy hai châu Ô - Lý Đây chính là mảnh đất đầy vị thế về địa lý - chính trị - quân sự và kinh tế - văn hoá, đặc biệt là thế mạnh gần như độc tôn về phát triển công nghệ vi sinh thế kỷ 21 và còn mãi về sau Trở lại với “Cư trần lạc đạo phú” - mở đầu, Người viết:

Mình ngồi thành thịNết dùng sơn lâm

Ấy là nói tới lối hành xử khôn ngoan nhất, nhuần hợp với cốt cách dân tộc, theo nghĩa “thô” thì người có thể ở chốn thành thị giàu có, sung sướng đủ đầy, nhưng nết hạnh và ứng xử phải thuần phác và trong trẻo mới là quý, là nên Còn theo nghĩa “tinh” thì dù có sống trong cảnh ngộ nào cũng phải đề cao tính thiện nhẫn và chọn sự thanh thản làm đầu Được thế là đời tiên phật, là dân tộc vững bền Như ở hội 3, Người viết:

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấcSơn lâm chẳng cốc (chẳng biết), họa kia thực cả đồ công.

Và như thế, khi đã biết, đã ý thức được thì: “Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca Câm giới hạnh, đoạn gian tham, chĩn thực ấy là Di Lặc” Cho nên, nói ngắn gọn: Đời tục hay cõi tu cũng cốt ở cái Tâm con người Nếu

biết hành xử nhuần hợp để có được nguồn tâm vô nhiễm thì dễ dàng đạt tới cực lạc Đó là căn bản của tư tưởng “Phật tại Tâm” Báu vật của tâm linh và đời thực ấy sẵn có ở trong mỗi con người Vấn đề là tự ý thức, tự hành xử được hay không mà thôi Chân lý ấy sâu xa mà giản dị vô cùng - như bài kệ kết thúc, Người viết:

Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo

Đói thì ăn, mệt thì ngủ

Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khácĐối diện với cảnh mà vô tâm thì không cần phải hỏi Thiền nữa.

Nói tóm lại - bài học phát huy nội lực của Trần Nhân Tông và thời đại của Người chính là trước hết tôn cao nền giáo hóa con dân theo cách thiện, giúp họ hoàn thiện quá trình tự nhận thức để giữ được tâm trong và trí sáng, biết bình tâm trước mọi diễn biến của đời sống, đạt độ an nhiên tự tại, ít bị vướng bận vào hệ lụy thường tình như tham, sân, si, nhất là những mặc cảm áp chế thân phận và cá tính Trên cơ sở đó mà thăng hoa hết mình cả tâm hồn và trí tuệ để có thể sáng tạo và dâng hiến hết mình Đó chính là cốt lõi của con đường giải thoát và tự vượt thoát.

Và chính Người - cả khi chỉ huy đánh giặc lẫn khi xây dựng hòa bình đều đã thể hiện rõ phong cốt và sức mạnh tự thân ấy Nó lan truyền sang tướng sĩ và thần dân, thôi thúc họ lòng tự tin, tính nhân hậu, ham học hiểu, với khao khát hòa ái và lịch duyệt, biết thiện nhẫn và làm tròn bổn phận trên tinh thần tự cường và tự tôn dân tộc

Cho nên, Phật Thiền Trần Nhân Tông - tư tưởng Trần Nhân Tông - trong đó, lớn nhất và cao sâu nhất là bài học khai phóng nội lực - trước hết không phải là những giá trị tôn giáo, mà là giá trị dân tộc, thuộc về bản sắc cao quý, cần và theo suốt hành trình dân nước dài lâu Nếu không thấy, nhất lại là không thực hành lấy cho nghiêm thì đó quyết không phải lỗi ở tiền nhân kỳ bí, mà chính là ở hậu thế nhạt nhòa - ví như cuối đời Trần, khi vương triều suy vi, Trần Nghệ Tông đã phải thốt lên:

Tự hận nhi tôn tham bão noãnBất tùy xung mật báo thâm ân.Dịch thơ:

Tự hận cháu con tham lợi lộcKhông theo nghĩa lớn báo ơn dày.

Đó là sự treo giá của những bài học lịch sử sâu xa và cội rễ.

Trang 13

Sinh thời cụ Đào Tấn có lần đi viếng mộ thầy Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu rồi để lại cho chúng ta một bài thơ viết về nỗi niềm hối hận của cụ trước mộ thầy Bài thơ đó nhan đề và nội dung như thế này:

Sơ thu vãng yết nghiệp sư Nhơn Ân Nguyễn tiên sinh sơn phần cảm thuật

(dịch nghĩa: viết trong dịp tháng 7 đi viếng mộ Nguyễn tiên sinh thầy dạy nghề ở Nhơn Ân).

Thu khí bán sơn hoàn cổ mộ

Xuân phong nhất nguyệt ức tiên sinhCàn khôn nộn tán qui lai vãngKhông phụ ngô sư hối nhữ tìnhNghĩa là:

Hơi thu tỏa lưng chừng núi và quanh ngôi mộ cổNhớ khi đến với thầy như ngồi giữa gió xuânĐất trời (thời thế) đã đảo lộn rồi mà ta thì về chậmLòng rất hối hận vì đã phụ lời thầy dạy bảoÔng Đỗ Văn Hỷ dịch thơ:

Thu quyện quanh mồ, thu nửa núiNhớ thầy nhớ ngọn gió xuân xưaĐất trời nghiêng ngả sao về muộnLuống phụ thầy ta những dặn dò

Có lẽ bài thơ này ra đời vào những năm 1883-1885, thời kỳ “bốn tháng ba vua”, thời kỳ cụ Đào bỏ quan về quê, rồi đi tu ở chùa ông Núi Tuy chuyện bỏ quan bị triều đình giáng chức bốn cấp, nhưng đổi lại cụ được thoát khỏi cái xiềng danh lợi, và được dịp thăm mộ thầy, tạ lỗi với hương hồn thầy cho thanh thản lòng mình Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu là thầy dạy chữ thánh hiền, đồng thời truyền nghề viết kịch bản hát Bội cho trò Tấn, nên cụ Đào Tấn mới có từ tôn vinh là “nghiệp sư”.

1 Cụ Nguyễn Diêu hiệu là Quỳnh Phủ Sinh quán

của cụ ở thôn Nhơn Ân, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nên người dân Bình Định gọi là cụ Tú Nhơn Ân Về sau, gia đình cụ từ thôn Nhơn Ân dời về thôn Kỳ Sơn, xã Phước Sơn cùng huyện

Lâu nay có khá nhiều học giả viết về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu nhưng không ai biết rõ ngày sinh và năm mất Chỉ biết chắc chắn rằng ngày giỗ của cụ là ngày mồng 5 tháng 5 hằng năm, và cũng biết chắc chắn rằng cụ đỗ tú tài khoa Canh Thân năm Tự Đức thứ 13 (tức năm 1860, trùng với năm cụ tú tài Nguyễn Thế Hiển thành lập “xã thương” (cái lẫm lúa chống đói nghèo) của thôn Phụng Sơn, kế cận với thôn Kỳ Sơn, nơi cụ Tú Diêu di cư, và những năm sau đó cụ viết bài ký ca ngợi về cái “xã thương” này; ca ngợi công lao và đức độ của cụ Tú Hiển.

Theo học giả Quách Tấn thì Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu sống dưới thời Minh Mạng - Tự Đức (1820-1883), là người cùng thời với cụ Tú Nguyễn Thế Hiển Thời trò Tấn ở đậu tại “Đặng gia trang” đi học trường thầy Diêu dạy ở thôn Kỳ Sơn, nghĩa là gia đình cụ Tú từ vùng đất nửa ruộng nửa biển đã chuyển về ở đây rồi Đào Tấn từng viết Quá phỏng Kỳ Sơn Đặng gia trang ức thiếu thời

nhà họ Đặng nhớ thuở thiếu thời đi học ở đây) như sau:Quyện điểu tà phi phản cố lâm

Mỗ khâu mỗ thụ phí tương tầmNgẫu qua bình nhật học ngữ xứVọng khước cao tường thiên lý tâmNghĩa là:

Chim chiều mỏi cánh trở về rừngCội nọ gò kia liệng uổng côngChợt ghé nơi xưa từng học nóiQuên rồi cái mộng nhảy bay rông(Vũ Ngọc Liễn dịch)

Về đời tư, cụ Tú Nguyễn Diêu vấp phải một khối hận tình yêu đè nặng tâm hồn cụ, khiến cụ sống đắng cay, ray rứt suốt cuộc đời Chuyện kể rằng:

“Tương truyền nhà ông Tú vốn nghèo, thuở còn đi học ở trường tỉnh, trọ nhà một phú ông, phải mang gạo theo tự nấu lấy ăn Cô gái con chủ nhà phải lòng anh học trò họ Nguyễn nên lúc nào thấy hũ gạo vơi thì lén đổ gạo nhà vào cho đầy, thấy quần áo bẩn thay ra thì đem đi giặt Anh học trò cũng biết cô gái thương mình nhưng không tiện đường đột ngỏ lời vì lễ giáo không cho phép và vì còn phải để tâm chí vào việc học hành Đến khi đỗ tú tài xong, phú ông gọi anh tới cho biết ý định muốn gả con gái cho anh Anh về nhà bẩm mẹ hay, mẹ anh nhờ thầy coi tuổi lại không hợp nên nhất định cấm cản Mẹ anh cưới cho anh một cô gái khác không đẹp bằng người anh yêu nhưng được cái hợp tuổi Vì chữ hiếu, anh phải vâng lệnh mẹ Cô gái con phú ông nghe được tin này thì đau buồn, bỏ cơm cháo đến ốm tương tư mà chết

Anh biết chuyện ân hận không cùng, thường tự trách mình đã gây ra cái chết cho người yêu Chính cái mặc cảm tội lỗi này đã dày vò tâm hồn anh, từ ấy cho đến khi lìa bỏ cõi đời Cũng chính vì lẽ đó mà về sau ông đi thi hoài vẫn không đỗ được cái cử nhân Người ta bảo rằng mỗi bận ông vào trường thi ông đều thấy cô gái ấy hiện hình ngồi ở đầu chõng ôm mặt khóc nức nở, khiến ông tâm thần bấn loạn, mắt hoa tay run, không tài nào làm trọn bài thi được Ông đâm chán ngán cả khoa danh mở trường dạy học, soạn tuồng hát Bội, mở đàn cầu tiên để thỉnh thoảng chuyện vãn với linh hồn người yêu hoặc xướng họa với tiên, với thánh mà quên sầu”

Đó là lời tường thuật về câu chuyện bi đát này của Đặng Quí Địch trong cuốn “Chuyện cũ kẻ sĩ Bình Định”, sách mới xuất bản 2009.

Cũng thuật lại chuyện này nhưng Quách Tấn - Quách Giao kể cụ thể hơn và rùng rợn hơn, rằng vị phú hộ ấy ở làng Xuân Quơn (vốn là Quang, đọc trại âm thành Quơn) kề Quy Nhơn, còn cô gái tên là Thìn con một vị phú hộ yêu say đắm trò Diêu, và “cô Thìn nghe tin người yêu phụ tình liền nhảy xuống giếng tự tận Lúc khâm liệm người nhà mới biết nàng đã có thai” (Đào Tấn và hát Bội Bình Định, xuất bản năm 2007) chứ không phải vì tương tư bỏ ăn bỏ uống mà chết như

Quỳnh Phủ nguyễn Diêu

ông đồ nghệ sĩ

Suốt cuộc đời của cụ Tú Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu lấy việc dạy học trò làm niềm vui và lẽ sống, lấy bà con hàng xóm làm nguồn an ủi, lấy tao nhân mặc khách quanh vùng làm bầu bạn, lấy văn chương làm phép lạ, và phần nào để giải tỏa mặc cảm tội lỗi trong tâm hồn Nếu đề tài về quốc gia dân tộc chiếm vị trí chủ đạo trong sự nghiệp văn chương của cụ Đào Tấn thì đề tài về đạo làm người chiếm vị trí chủ đạo trong sự nghiệp văn chương của Quỳnh Phủ tiên sinh, nghĩa là ông chăm lo chữa chạy các bệnh thái xã hội của người đời, và điều này thấm đẫm phẩm chất văn chương của một nhà giáo dục

VŨ NGỌC LIỄN

Trang 14

Vùn

Theo Quách Tấn thì học trò của Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu rất đông, vì ảnh hưởng của cụ trên văn đàn, trong giáo giới thời bấy giờ rất lớn “Cụ là một trong bốn nhà hay chữ nổi tiếng ở Bình Định” “Bốn nhà hay chữ đó là: Đằng ở Tri Thiện, Diêu ở Nhơn Ân, Trinh ở Vinh Thạnh, Hiển ở Phụng Sơn”

2 Hiện nay chúng tôi chỉ sưu tầm được ba vở tuồng

do Quỳnh Phủ tiên sinh viết, còn khá nguyên vẹn:1/ Pho tuồng “Ngũ hổ bình Liêu” (còn gọi “Ngũ hổ bình Tây”) gồm 3 hồi, cả bản phiên âm và bản Hán Nôm.

2/ Vở tuồng “Liệu đố” (“Chữa bệnh ghen”).

3/ Vở tuồng “Võ Tam Tư trảm Nguyệt cô” (“Chém cáo”, hoặc “Tiết Giao đoạt ngọc”, “Cổ miếu vãn ca”).

Ngoài 3 vở trên cụ Phạm Phú Tiết còn bổ sung vở “Văn vệ quốc” vào danh mục tác phẩm của cụ Tú Diêu (chưa tìm được).

Ông Đoàn Nồng, tác giả sách “Sự tích và nghệ thuật hát Bộ” xuất bản năm 1942 viết rằng: “Trước cụ Đào Tấn có ông Tú tài Nguyễn Văn Diêu, người làng Nhơn Ân, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tác giả của tuồng “Ngũ hổ bình Liêu”, tuồng “Võ Tam Tư trảm hồ”

Quách Tấn - Quách Giao thì nói rằng cụ Tú Diêu viết các vở: “Ngũ hổ bình Tây”, “Liệu đố”, “Nhất tiễn song điêu”, “Tinh Trung tứ khúc” (bao gồm: “Trương Hứa thệ tử thủ cô thành” - “Trần gia cốc” - “Văn Tín Công (tức Văn Thiên Tường) - “Dương Châu tuẫn quốc”

Trong số ba tác phẩm của Quỳnh Phủ tiên sinh thì “Ngũ hổ bình Liêu” là pho tuồng đồ sộ nhất và biểu diễn liên tục, nhiều nhất Ảnh hưởng sâu đậm của “Ngũ hổ bình Liêu” đối với vùng đất Nam Trung bộ từ Huế đến Phú Yên - Khánh Hòa có thể nói là “gia truyền hộ tụng” Trong dân dã mỗi khi có dịp chia tay tiễn bạn là họ cất tiếng hát câu hát Nam của Công chúa Trại Ba tiễn chồng:

Rượu vơi vơi nâng chuốc chén vàngChân rén rén dìu đưa người ngọcRén rén dìu đưa người ngọcKể khôn cùng chân tóc, kẽ răng

“Ngũ hổ bình Liêu” viết về chuyện xảy ra thời Bắc Tống (T.Q) Tác phẩm chia thành ba hồi:

Hồi I- Kể chuyện Địch Thanh - tướng nhà Tống (dòng dõi Địch Nhân Kiệt) đi dẹp giặc vùng Tây Liêu, vì lạc đường nên bị cầm chân ở nước Thợn (tức Đơn bang, tức nước Khiết Đơn).

Hồi II- Kể chuyện Địch Thanh rời khỏi nước Thợn đi đánh giặc Liêu ở phía Tây (nên gọi là Tây Liêu).

Hồi III - Kể chuyện Công chúa Trại Ba (Công chúa con vua nước Khiết Đơn, vợ trời ban của Địch Thanh) đi giải vây cứu chồng ở ải Bạch Hạc (thuộc Tây Liêu).

Không rõ cụ Tú Nhơn Ân viết tác phẩm này dựa vào Tống sử hay Tống tiểu thuyết mà lại có nhân vật Lý trưởng của làng xã Việt Nam hay sinh sự xuất hiện ở đây Rất rõ ràng đây là hình ảnh những tên Lý trưởng của xã hội Việt Nam dưới thời phong kiến sắp xuống dốc, chuyên ăn cắp lúa dành để cứu đói cho dân của “xã thương” (cái lẫm lúa của xã); xén bớt từng thước

ruộng công điền phân cấp cho dân; dân có la lối thì hắn lại già hàm Hắn tự hào về cuộc sống của mình: Của tiền phú túc/Ăn uống bĩ bàng Dựa vào những nguồn thu nhập như tiền phạt các cô gái vì nông nổi mà có thai ngoài giá thú mà hắn gọi là “chửa hoang”; tiền thu lệ phí các vụ kiện cáo… Hắn “Giận những kẻ ăn to” vì ở vào danh phận của hắn thì không có điều kiện ăn to, nhưng ăn vặt và bòn rút, mánh lới thì hắn rất thành thạo và “việc làng nắm trong tay” cho nên hắn tha hồ hành động.

Một điều hơi lạ nữa là nghe các cụ lớp trước nói rằng cụ Tú Diêu viết hồi II và hồi III tuồng “Ngũ hổ bình Liêu” trước hồi I Sau khi hoàn thành hồi II và hồi III một thời gian khá lâu rồi mới viết hồi I lắp vào Trên lịch sử văn học nghệ thuật của loài người có không ít trường hợp sáng tác ngược như vậy, song đều có lý do nội tại của nó cả

Có thể nói gọn rằng ở Ngũ hổ bình Liêu Quỳnh Phủ tiên sinh diễn tả một cuộc tình chung thủy nằm ngổn ngang suốt chiều dài cuộc chiến Một cuộc tình vượt biên giới các dân tộc, cuộc tình bị nhà đại Tống lên án nhưng đối với các dân tộc “phiên ngung” thì đó là điều đáng tôn trọng, miễn là họ sống cao đẹp, chung thủy Hơn nữa, tác giả diễn tả cuộc tình bằng văn học cao, giai điệu đẹp Chúng ta thử nghe nhân vật Lưu Khánh (tướng tùy tùng của Địch Thanh) đang bay ở lưng chừng trời tâm sự với đời:

Dốc một lòng trung thuậnLập hai chữ công danhTùng Nguyên soái Tây chinhMỗ hiệu Phi Sơn Hổ

Như tôi

Mình đã nhuộm thê phong, khổ võChân lại quen hải giác, sơn trìnhVẹt mây cho thấy mặt trời xanhGối sương dễ từ nơi ải tíaNay

Đã chịu lời Nguyên soáiVề thám thính Biện KinhCho hản nỗi dữ lànhKẻo ôm lòng nghi ngại

Lưu Khánh nói lối tiếp đoạn nữa rồi hát một sắp hát Nam:

Xông lướt chân trời nhẹ nhẹĐoái cung Thiềm điện Quế xa xaGấm thêu mấy thức yên hàGiang sơn một bức trời đà vẽ nênRước người hoa chẳng biết tênHơi hương xa thổi vào rèm gió trăng

Nghĩa là đang bay ở lưng chừng trời vẫn hưởng được mùi hương của hoa ở mặt đất.

Còn nguyên soái Địch Thanh thì tự giới thiệu thân phận mình để cảm động người nghe:

Lỡ bước vì ngươi Đình QuýGá duyên tạm với Trại BaTrăng hồng lâu giục não lòng taGió cố quốc đưa sầu cho mỗ

Mẹ nương cửa nhọc tình triêu mộCon trông mây tủi phận thần hôn

Từ ngày ta sai Lưu Khánh hồi Trường An thám thính, tự thử chí tư, ý mần răng vắng tin…

Bồi hồi thiên lý quân mônTrù trướng tam canh hồ sắt

Đã khá rõ, cuộc tình này đối với Địch Thanh cũng chưa quen, anh ta yêu tạm, cái chủ nghĩa đại Hán còn nặng nề trong anh ta Nhưng cứ mỗi giai đoạn ở chiến trường xảy ra những cảnh éo le, nguy hiểm bao nhiêu thì cuộc tình bộc lộ sự gắn kết bấy nhiêu Có những lúc cuộc tình tưởng chừng tan vỡ nhưng rồi tình yêu được bồi đắp đầy hơn Sức cuốn hút đối với người xem xưa nay nằm ở chỗ này đây Và tôi có cảm nhận hình như cụ Tú còn chừa một khoảng trống dành cho người đời sau kết luận: ai văn minh hơn, nói theo ngôn ngữ ngày nay.

Sinh tiền, trên nhiều bài viết, học giả Quách Tấn nói rằng: “Để giải bớt ưu sầu cụ (Tú Diêu) soạn tuồng Ngũ hổ bình Tây, mượn Địch Thanh thay mình, Trại Ba công chúa thay người yêu, nói lên những nỗi cay đắng chất chứa trong lòng, nói lên những niềm giằng co xung đột giữa Trung, Hiếu và Tình”

3 So với các tác phẩm khác của cụ Tú như Ngũ hổ bình Liêu, Võ Tam Tư trảm Nguyệt cô (Chém cáo)

thì vở tuồng Liệu đố có số phận hẩm hiu hơn, trước và

sau cách mạng tháng Tám rất ít diễn Riêng tôi chưa hề thấy diễn lần nào.

Khoảng 1984-1985 trong dịp lên nhà lão nghệ sĩ Phan Hiền (tức Cửu Vị) chơi, tình cờ tôi phát hiện trong kho tuồng của ông có một bản Hán Nôm tuồng Liệu đố, liền nhờ ông phiên âm, và có ý định xong việc sẽ “chôm” luôn bản Hán Nôm đó Không ngờ, đến một năm sau ông mới trao bản phiên âm cho tôi, rồi sau đó không nhớ thời gian bao lâu

thì nghệ sĩ Phan Hiền qua đời, bản Hán Nôm Liệu đố trôi

dạt vào đâu cũng không biết Bản phiên âm tôi có trong tay do lão nghệ sĩ Phan Hiền đọc cho đứa cháu gái học lớp 4, lớp 5 chép trên tập vở giấy học trò Mãi đến gần đây, nhân biên soạn công trình này tôi mới đem ra xem lại, thấy rất rối rắm, chép câu hường, câu kẽ với câu thơ nói lối, điệu hát không phân biệt, không biết đâu mà lần Nhất là do đọc âm Bình Định: phát huy thành phát hi, nguy hiểm thành nghi hiểm… cho nên nội chuyện hiệu đính âm tiết cũng đủ bở hơi tai, chưa nói đến việc điển tích chú giải dài hơn ruột kịch.

Riêng vở Liệu đố có một đặc điểm là lạ, đính trước

kịch bản có một bài “Bình phẩm tuồng Liệu đố” Phần đầu dài 36 câu song thất lục bát bình phẩm chung tác phẩm, kế đó là 11 bài thơ thất ngôn bát cú viết về 8 nhân vật trong vở tuồng Riêng về nhân vật Kim Liên chiếm 2 bài, nhân vật Thổ địa chiếm 3 bài gồm: Thổ địa tự xưng, Thổ địa đi công tác, Thổ địa nhậu rượu.

Tôi ngờ rằng bài “Bình phẩm tuồng Liệu đố” viết sau cách mạng tháng Tám, vì dù không biết tên tác giả nhưng dùng từ ngữ chỉ xuất hiện ở giai đoạn ấy mà thôi Ví dụ: bài thơ nói về Thổ địa đi công tác có những câu:

Bây giờ Thổ địa nghĩ càng loCông tác Ngọc hoàng đã nấy choChâu, Thạch, Ngọc Mai còn lắm chuyệnBắt hồn Kim Cảnh chửa xong trò

Điều này phản ánh hiện tượng tuồng Liệu đố ngày

trước cũng được diễn nhiều và được nhiều người ưa

chuộng Về thể tài, Liệu đố thuộc dòng dân dã như

Trương Ngáo, Trương Đồ Nhục, Nghêu Sò Ốc Hến, Lưu Bình-Dương Lễ… không cân đai mũ mãng.

Liệu đố viết và diễn về câu chuyện anh thư sinh Châu Anh ở thôn Bạch Lãnh vừa đỗ cử nhân, cùng với vợ là Ngọc Mai bàn tính chuyện đến kinh dự thi Hội Ngọc Mai không cho chồng đi vì sợ chồng mình:

Những muốn ông tiến sĩNhững muốn ông Thám HoaVề làm quan làm giaĐặng mà

Kiếm hầu xinh hầu tốt

Hễ đắc lộ lên là sướng lắm, mà không ức sao được… tới các chốn thị thành kiếm năm bảy đứa hầu áo đỏ, quần tía, tay đồng, tay vàng…

Nhắm cho phồng mang cócSướng cho nở bắp kènĐể họ ngồi họ khen

Rằng (ông) nhiều hầu nhiều hạDo đó nàng bàn với chồng:Em nghe rằng…

Khoa này Hội thíĐòi cả cử nhơnSao anh không

Lên tỉnh mà xin một lá đơnỞ nhà nhủ ba thằng con nítEm khuyên phu quân

Chớ tham cuộc công danh sừng ếchMà vào vòng phú quí đầu ruồiAnh đi xin đơn đi

Tốn ít nhiều của có em loMẹo tháo trút coi theo các thẫy…

Thế đủ biết vợ chồng Châu Anh - Ngọc Mai chưa có con, nhưng gia tư có của ăn của để Cuối cùng không ngăn được Châu Anh đi thi Hội, nàng buộc:

Phải nghe em dặn:

Ra đường mà thấy mấy cái đứaGò má trứng gà

Chân mày vòng nguyệtMóng tay ngòi viếtCon mắt bồ câuẤy là vị đen đầuNó làm cho rốc thịtChẳng hư nhiều, hư ítCũng nát cửa nát nhà

Đến chừng đổi cật ra mê thì mình chịu, chớ…Phù thủy đâu thường gà

Thôi đừng

Đem voi về phá mả đó anh à!

Trang 15

Đàn bà như cô Ngọc Mai đáo để thật! “Vị đen đầu” là vị gì tôi nghĩ mãi không ra Có thể là quỉ đen đầu chăng?

Châu Anh cùng Hề đồng trên đường đến kinh kỳ thì gặp bọn tướng cướp Hắc Sát, Bạch Hoạch dẫn bọn lâu la đón đường cướp của Chúng đánh đuổi thầy trò Châu Anh chạy hụt hơi, may nhờ có cha con cụ Thạch Nghị và Kim Liên đánh bọn cướp cứu cho Trong lúc Thạch Nghị và Kim Liên đánh cướp ác liệt thì thầy trò Châu Anh chạy vào nhà Thạch Nghị trốn (chuyện xảy ra gần nhà Thạch Nghị) riêng Châu Anh chui thẳng vào buồng ngủ của cô Kim Liên mà núp trốn

Vì vậy mà khi tan cuộc đánh cứu mới xảy ra chuyện líu lăng tiếp theo Số là cách đó không lâu cô Kim Liên nằm chiêm bao thấy một con cọp chạy vào buồng ngủ của mình, nàng sợ quá đánh thức cha dậy nhờ đoán xem là điềm lành hay dữ Cha nàng ông Thạch Nghị, bằng các chiêm nghiệm xưa nay đoán định là điềm lành, nàng sẽ gặp đức ông chồng là trang hào kiệt Nay gặp Châu Anh, hỏi kỹ nguyên do biết được Châu Anh đã đậu cử nhân khoa Nhâm Dần, tức năm con cọp, cho thế làm lương duyên trời định nàng xin kết nghĩa Châu Trần mặc dù Châu Anh nói thật mình đã có vợ nhà.

Cuối cùng Châu Anh đến kinh kỳ dự Hội thí và có tới hai vợ thuận hòa, Kim Liên sinh hạ được một trai, đương nhiên họ phải nếm trải một quá trình không hề đơn giản Tác giả phải cậy đến uy lực của Thổ địa đưa linh hồn bà Kim Cảnh (mẹ Ngọc Mai) từ cõi âm về cõi dương mới giải tỏa được nỗi ngờ vực thâm căn cố đế của Ngọc Mai.

Phương thang của Quỳnh Phủ tiên sinh chữa cái bệnh kinh niên này là kêu gọi lương tri, lương năng của con người thông cảm, chia sẻ cho nhau những vui buồn; nhường nhịn thương yêu nhau những được mất mới giải quyết nổi một vấn đề xã hội thường xảy ra mà không ai muốn cả Điều quan trọng trong phương thang là vị thuốc sống thật, là sự thật Biết được sự thật thì con người có thể sướng khổ sống bên nhau.

4 Vở Võ Tam Tư trảm Nguyệt cô, ông Đoàn Nồng gọi là Võ Tam Tư trảm hồ, ông Quách Tấn gọi là Cổ miếu vãn ca, các nghệ nhân thường gọi ngắn gọn cho dễ nghe là Tiết Giao đoạt ngọc, hay Hồ Nguyệt cô mất ngọc, hoặc Chém cáo Trong số các tên gọi trên đây thì tên Cổ miếu vãn ca, từ ngữ liên quan đến thổ ngữ Bình Định, nên nếu không giải thích cặn kẽ thì không dễ hiểu, ngay cả người Bình Định.

“Vãn ca” nghĩa là điệu hát Nam “Cổ miếu vãn ca” nghĩa là điệu hát Nam nơi miếu cổ Ở Bình Định vì là kinh đô của hát Bội nên đám thanh niên ham chơi ngày xưa thường mượn tên làn điệu hát Bội làm từ lóng, truyền đạt cho nhau, người ngoài cuộc nghe không hiểu nói gì Ví dụ đôi trai gái đang tán tỉnh thì họ nói chúng đang hát khách Còn họ nói chúng đang hát Nam thì có nghĩa là đang cùng nhau âu yếm Nói trắng ra Cổ miếu vãn ca có nghĩa là cuộc tình nơi miếu cổ Chung quanh việc

- Quách Tấn cho rằng tác phẩm này là của Đào Tấn, do “nhóm mộ điệu” như Mai Cao Lương, Đoàn Phong… ở Tây Sơn nói vậy.

- Đoàn Nồng qua sách Sự tích và nghệ thuật hát Bộ xuất bản năm 1942 viết: “Theo dã sử, theo tán từ của cụ Hà Đình để lại về tiểu sử của cụ Đào Tấn, ta biết rằng trước cụ Đào Tấn có ông tú tài Nguyễn Văn Diêu, người làng Nhơn Ân, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tác giả của tuồng “Ngũ hổ bình Liêu”, tuồng “Võ Tam Tư trảm hồ”

Cụ Phạm Phú Tiết thì viết trong sách “Chầu đôi” rằng: “Trước Đào Tấn: 1- Nguyễn Diêu, tú tài, làng Nhơn Ân, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (thầy học của Đào Tấn) viết các vở: Văn vệ quốc, Võ Tam Tư trảm Nguyệt cô, Liệu đố, Ngũ hổ bình Liêu”.

Tuồng “Võ Tam Tư trảm Nguyệt cô” miêu tả câu chuyện nửa thực nửa hư trong tiểu thuyết thời tàn Đường, tức là thời Võ Hậu (Võ Tắc Thiên) nắm quyền, lập ra nhà Chu Võ Tam Tư là cháu gọi bằng cô của Võ Tắc Thiên, làm nguyên soái, thống lĩnh binh quyền Các công thần nhà Đường lập căn cứ ở Cửu Diệm sơn, có Tiết Cương đã già mà còn dũng lực, có Từ Mỹ Tổ làm quân sư, “vận trù duy ốc chi trung, quyết thắng thiên lý chi ngoại”, nhất là hậu duệ của dòng họ Tiết, như Tiết Giao… vẫn tiếp tục nối nghiệp ông cha chiến đấu chống lại Võ Tắc Thiên hòng khôi phục nhà Đường.

Hồ Nguyệt cô là nhân vật trung tâm, nhân vật chủ đề của tác phẩm Gọi là Hồ Nguyệt cô vì nàng vốn là một con cáo, nhờ lên tiên, tu luyện lâu năm có được ngọc người mà được làm người.

Lúc rời cõi tiên xuống trần để cứu đời, Tiên Mẫu có dặn: hễ gặp chàng trai nào mặt trắng hoặc mặt đỏ thì kết duyên vì đó là những con người tốt Lần đầu giao tiếp với cõi trần nàng gặp Võ Tam Tư với gương mặt nửa trắng nửa đỏ ngỡ là người tốt, nàng vớ ngay làm chồng Cuối cùng chính Võ Tam Tư là kẻ giết nàng.

Kịch bắt đầu từ Võ Tam Tư ra trận bị thất bại, chờ viện binh của vợ là Nguyệt cô cứu viện trong khí thế rất chi hăng hái:

Mã phùng Bá NhạcHồng ngộ thuận phongNguyện triển chí anh hùngCho biết tài nhi nữ

Nàng ra quân đánh trận đầu thắng phe Cửu Diệm sơn, bắt sống tướng Trịnh Bửu, gây cho phe Cửu Diệm sơn mà đứng đầu là Nguyên soái Tiết Cương bị lao đao, vì mất một danh tướng rường cột Tiết Cương đòi ra trận, Từ Mỹ Tổ không cho:

Lửa tàn đã lạnh hơi lòNhà ngã lấy ai làm cột?

Thế chẳng đặng đừng, phải cử một tướng trẻ chưa có kinh nghiệm chiến trường ra quân tiếp chiến với Nguyệt cô Theo quân sư Từ Mỹ Tổ phân tích:

Tài lưu mà địch với nữ lưuPhúc tướng cũng hơn trí tướng

hồng liền nhớ đến lời thầy dạy, nàng mê say đắm đuối, bởi vì:

Cái người mần răng mà…

Cất con vát như bông bay lá rụngGiục vó lừa dường mưa tạt mây tuônTôi nghĩ như tôi chừ

Vào vườn đào (thì) hồn điệp phải điên cuồngMà tôi khen cho đó

Gặp tin bướm (sao) phách hoa còn lơ lửng

Đó là những ý nghĩ trong đầu nàng, chứ bên ngoài thì nàng gây sốc với Tiết Giao:

Ớ ông Đường trào công tử! Tôi hỏi đây này…Danh thùy tánh thậm?

Niên kỷ nhược hà?

Chốn sa trường sao dám dương quaHay là

Trong Đường thất đã hết tay cất vát (rồi à?)Tiết Giao trả lời rằng:

Ủa lạ, cha chả… coi nỗi

Trong trận tám (còn) buông lời diễu cợtGiữa quân ba (sao) không biết thẹn thuồngỚ con kia! Mi đã hỏi tên ta thì ta nói cho mà ngheNgã Tiết Giao thân đổng binh nhung

Phụng thiên thảo tiểu trừ nghịch tặc (nhà bay đây bay)Thế là cuộc chiến kỳ lạ bắt đầu Nguyệt cô giả vờ bại, Tiết Giao tất phải đuổi theo tiêu diệt Nguyệt cô nghoảnh lại cười thầm:

Nực cười mặt xuân xanhMà lầm tay má phấn

Nhưng Tiết Giao đang lo làm nhiệm vụ cứu nước, thì giờ đâu mà ghẹo gái mà nàng lại trách anh ta:

Trách ai tình khéo vô tìnhGẫm thiếp ý nên hữu ýSứ điệp đã lẳng lơ thế ấyTin ong còn lạt lẽo nỗi nàyHễ làm người với người taCó trải thú mưa mâyMới biết mùi trăng gió

Cái người làm sao tôi nói không nghe…Còn hung hăng sức đó

Chẳng đoái chút tình riêngNếu mà

Để cho thục nữ lòng phiềnThời cũng trượng phu sức mệtTiết Giao tỏ thái độ cực đoan rằng:Miệng buông lời phong nguyệtMặt chẳng biết hổ hanDẫu líu lo dụ mỗ trăm đàngCũng sanh tử với nàng một trậnĐánh cho phai má phấnĐánh cho lợt môi sonĐể chi thói thuần bônĐể chi loài uế đức

Thế là Nguyệt cô nàng nổi giận:

Nói chẳng biết ngheThời đã

Chỉ nước non đây quyết hẹn thềRăng mà

Dạ vàng đá đó càng bền chặt

Đó là tại chàng chớ chẳng phải tại thiếp đó nghe! Chi nữa…

Triển ngô diệu thuậtKhán ngã kỳ tài

Nàng phù phép làm cho Tiết Giao tâm hồn bất định:Dưới ngựa tỉnh mê mê tỉnh

Trong trường không sắc sắc không Hồn phất phơ dường tới Vu phongPhách thơ thẩn như qua bích thủyCảnh khác miền thành thị

Lại gặp trận võ vân

Chốn sa trường lờ lạt bóng trăngNơi cổ miếu lại qua hơi gió

Kết quả của phép màu làm cho Tiết Giao không còn sức tự chủ thì Nguyệt cô hành lạc:

Sao còn nằm đóMà chẳng đuổi đây?Coi cái mặt kìa! Chi nữa…Mặc tình ta mưa gió gió mưaDẫu ý thiếp nguyệt hoa hoa nguyệt(Nguyệt cô ôm Tiết Giao vào lòng hôn hít)Hết khoe tài oanh liệt

Đã vào cuộc lao lung (thời đã rồi)Thử thời bất sát, cánh đãi hà thời?

Muốn ra tay (cho) vắn số anh hùng (đó chúc)Nhưng mà

Còn nghĩ lại chút tình ân ái (nên ta không nỡ giết)Chi nữa

Chốn viên môn trở lạiChỉ cựu lộ huy tiênPhen này

Cưu gọi loan, mặc thiếp đảo điênCứng với rắn dễ ai tỏ biết (?)

Nhưng mà không đặng, chừ tôi về không mần ri chắc không xong, thời ta cũng…

Muốn lộn lạo trong trường hư thiệt (lắm chúc)Nhưng mà e

Khó phôi pha những tiếng thị phi

Vả tôi đi đánh giặc mà chưa trảm đắc nhất tướng, thối đắc nhất binh,

nữa về, phu quân tôi hỏi thời tương hà vi tín, tôi biết nói sao đây!

Thôi thôi…Đoạn

chút tình đành phụ với ai kiaLấy thủ cấp đặng làm tin cùng đó(Giơ gươm muốn chém, lại thôi)

Cái người làm răng mà khó giết…cha chảĐoạn tình đi cũng khó

Trang 16

Như vậy đó, sau khi thỏa mãn công việc hành lạc, thỏa mãn dục vọng của nàng thì nàng tính giết Tiết Giao Cũng phải ghi nhận chút tình luyến tiếc của nàng, chứ không thì tác giả không lấy gì viết tiếp đoạn sau là nhờ Lý Tịnh tiên ông đến cứu, Tiết Giao sống lại Tiết Giao lại khiêu chiến làm cho vợ chồng Võ Tam Tư xục rục, rạn nứt Nguyệt cô lại ra trận tiếp chiến với Tiết Giao Lần này thì Tiết Giao chủ động đáp ứng đòi hỏi của nàng và nàng bị mất ngọc

Tác giả miêu tả cuộc làm tình:Nguyệt cô:

Đó đã đem lòng ghẹo nguyệtĐây đâu có dạ ngăn ongMặc ý tình lang…

Phân lưu bất cấm thủy tây đôngTịnh túc hoàn giao oanh thượng hạ

(Hai người ôm nhau… đại loạn… Nguyệt cô thổ ngọc, Tiết Giao giơ tay hứng lấy)

Nguyệt cô cất tiếng hát run sợ:Thất sắc, thất sắc

Kinh hồn, kinh hồn

Trăm lạy tình lang trả lại cho em nào!Uổng trăm năm thâu góp báu càn khônSẩy một phút tan tành trường phong nguyệtĐã với đó chiêu phong lộng điệp

Xin thương đây phách quế hồn hoaDấu xưa dầu nhuần gót hương khuêBáu cũ mới nhờ ơn hiệp phố

Đoạt ngọc của Nguyệt cô để khôi phục cơ đồ nhà Đường đối với Tiết Giao đó là tính nguyên tắc, không thể làm khác được Nguyệt cô hối hận quá muộn màng, nàng lủi thủi rời khỏi cổ miếu về viên môn trong tâm trạng:

Hơi gió xuân man mác chốn u khuêBóng trăng xế mơ màng nơi bạch lãnhÔi!

Gió tỏa phất phơ vườn hạnhSương rây lác đác cành dươngĐã phủi rồi son phấn một trườngĐành trở lại nước non ngàn dặm

Rồi nàng hát Nam ai, một điệu Nam thống thiết thể hiện sự ân hận quá muộn màng!

Ngàn dặm, thẹn cùng non nước!Gẫm mơ màng thân trước, thân sau?

Câu Nam này tác giả miêu tả tận cùng cái đáy tâm hồn của con người, rằng kiếp trước là con cáo nhờ tu luyện lâu năm mà được làm người, bây giờ đã xảy ra như thế này, rồi từ đây về sau sẽ như thế nào làm sao mà biết được!

Nàng hát tiếp:

Dặm hòe, một bước một đau

Nhìn xem cảnh cũ ra màu dở dangÔm lòng hổ với phu lang

Non sông lỗi hẹn cùng chàng từ đây!!

5 Ngoài ba vở tuồng nói trên, cụ Tú Diêu có để lại một

số văn thơ khá đặc biệt như thơ cầu tiên, tuồng Chèo Bả Trạo mà dân làng Nhơn Ân đến bây giờ còn truyền tụng Điều này tìm không ra ở các cây bút khác cùng thời.

Riêng tuồng Chèo Bả Trạo rất có thể do cụ Tú Diêu viết giúp dân làng Nhơn Ân (xã Phước Thuận) lúc ban đầu Nhưng lâu ngày, dần dần càng về sau càng tam sao thất bản, do dân làng chài sửa văn cụ Tú như cá kho chung với rạm, có đoạn văn hay chen lẫn với nhiều câu ngớ ngẩn, lủng củng, không biết đâu mà lần Còn thơ cầu tiên thì do học giả Đặng Quý Địch mới sưu tầm, in trong sách “Chuyện cũ kẻ sĩ Bình Định” xuất bản năm 2009 Gọi là thơ cầu tiên, thực chất là những bài “cầu cơ” bằng văn vần lục bát nhằm nói chuyện với người ở cõi âm, như văn tế cô hồn của Nguyễn Du vậy.

Trong số thơ đích thực còn lại của cụ Tú có hai bài “Chán đời”, hai bài “An phận” và một bài “Con muỗi” Đáng chú ý nhất là bài “Hàn sĩ vịnh” dài đến 90 câu, viết theo thể phú.

Chúng ta hãy nghe một đoạn của bài phú này:“Liếc mắt thấy thế tình đa điên đảo

Lóng tai nghe thời sự hóa dở dang

Đương lúc thương, yêu dấu như vàng, những cô bác, những anh em đều trân trọng con nhà Hàn, Mặc

Đến khi ghét, phui pha hình sắc, nào xóm làng, nào bầu bạn, xúm chê bai cái đạo tư văn

Lòng cực lòng khó nỗi cắn răngPhận hổ phận khôn bề mở miệngTrách là trách vận thời ôi khéo khiếnBuồn là buồn căn số hỡi sao vầyĐã thẹn thuồng không bằng loại cỏ câyThêm tủi hổ khác gì thân bèo bọt…”Rồi cụ Tú đi đến kết luận:

“Lưới trời giăng lộng lộng trước sau, tuy thưa thớt mảy lông không lọt

Mắt thần ngó ngời ngời như chớp, thiệt rạng soi nhà tối không lầm

Có chữ rằng “lợi trọng hại thâm”, khuyên ai chớ bần sơ phú hậu

Cơ báo ứng lẽ trời còn giấu, mới hản rằng họa phúc vô môn

Cuộc dinh hư dưới thế khôn phân, quả thiệt lúc thời lai vị đáo

Lời ngạn ngữ đặt chơi lếu láo, soi lòng nho gặp lúc thừa nhàn

Dẫu dở hay mặc ý sửa sang, chữ thô lậu dám đâu tự đắc.”

Quả thật, những lời khuyên chí tình của cụ Tú Diêu không chỉ đối với các hàn sĩ làng nho lúc ấy mà mãi đến các tầng lớp người trong cuộc sống bây giờ và mai sau vẫn có thể soi chung Vì rằng đây là cẩm nang xử thế không bao giờ lỗi thời.

Ở trung ương, Minh Mệnh đầu tiên tiến hành cải tổ, đổi mới và thành lập các cơ quan văn phòng như: Nội các (năm Kỷ Sửu, 1829), cơ mật viện (năm Giáp Ngọ, 1834)…, sau đó, ông tiếp tục hoàn thiện Lục bộ (Lại - Hộ - Lễ - Binh- Hình - Công); Lục tự (Đại Lý tự)

Ngoài ra, Minh Mệnh còn củng cố và tăng cường Hàn Lâm viện, Quốc sử quán, Thông chính sứ ty, Bưu chính ty…

Ở địa phương, Minh Mệnh bãi bỏ hai đơn vị hành chính đặc biệt được thiết lập dưới triều Gia Long là Bắc Thành và Gia Định thành (còn gọi là Nam Thành) Vào hai năm 1831, 1832, Minh Mệnh chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên (tương đương với tỉnh, trong đó có kinh đô Phú Xuân) Ở tỉnh lớn như Thanh Hoá hoặc liên tỉnh quan trọng như: Bình - Trị (Quảng Bình - Quảng Trị), Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình)…, Minh Mệnh cho đặt 1 chức Tổng đốc, hàm Chánh nhị phẩm (ngang cấp với Thượng thư Lục bộ tại triều đình) Ngoài ra ở các liên tỉnh kém quan trọng hơn như: Lạng - Bằng (Lạng Sơn - Cao Bằng), Thuận - Khánh (Khánh Hoà)…chỉ đặt chức Tuần phủ, hàm Tổng nhị phẩm (ngang cấp với Tham tri sáu bộ).

Bên dưới cấp tỉnh, Minh Mệnh cũng chú ý tới việc đề ra những quy định mới nhằm chấn chỉnh việc cai trị của các cấp Tri phủ và Tri huyện Dưới thời quân chủ, Tri phủ, Tri huyện được coi như những bậc “Dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân), vì họ là những viên quan trực tiếp cai trị dân.

Một trong những biểu hiện rõ nét của việc cải cách nền hành chính dưới triều Minh Mệnh so với các triều đại trước, đó là sự củng cố và tăng cường chế độ giám sát toàn bộ nền hành chính quốc gia Khi chế độ trung ương tập quyền được tăng cường, thì chế độ giám sát càng được củng cố Thực tế cho thấy muốn bộ máy hành chính vận hành tốt, nhất là để loại trừ tệ nạn tham nhũng, hối lộ thì phải coi trọng chế độ giám sát Có thể coi việc thành lập Đô sát viện và đề cao vai trò của Ngôn quan (tức quan Ngự sử) trong việc giám sát nền hành chính quốc gia là một bước tiến quan trọng trong việc sử dụng học vấn vào lĩnh vực cai trị dưới triều Minh Mệnh.

Có thể nói, việc đề cao tinh thần pháp trị là điểm tựa quan trọng để Minh Mệnh tiến hành thành công cuộc cải cách hành chính dưới thời gian trị vì của mình Một quy luật dễ nhận thấy là, muốn chống tham nhũng triệt để, từ trên xuống dưới đều phải sống và làm việc dựa theo pháp luật Lịch sử đã ghi nhận Minh Mệnh là một trong những ông vua của Việt Nam rất đề cao pháp luật và tự mình cũng chấp hành nghiêm luật pháp.

Ngay khi mới lên ngôi báu, vào tháng 5 năm Canh Thìn (tháng 6 năm 1820), Minh Mệnh cho biết cần phải sửa lại bộ “Luật Gia Long” (tức Hoàng Việt luật lệ) được ban bố năm 1815, cho sát hợp với tình hình hiện tại: “Hình

với cuộc cải cách hành chính, chống tham nhũng để canh tân đất nước

PGS.TS NGUYỄN MINH TƯỜNG

Dưới triều Nguyễn, dường như việc chống tham nhũng là một công việc đã được một số vị vua, quan thanh liêm đặc biệt chú trọng Điển hình là việc chống tham nhũng và những đóng góp của vua Minh Mệnh, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ Những bài học về chống tham nhũng từ thời đó vẫn còn ý nghĩa đến hôm nay.

Vua Minh Mệnh

Trang 17

để đe răn kẻ gian, luật thì theo ý đời xưa, mà lệ thì lựa cho hợp sự nghi đời nay, thay đổi biến thông chứ không thể gắn chặt mãi được… Trẫm vâng nhận cơ nghiệp lớn, trau dồi điển chương cũ, càng nghĩ rằng cải cách luật là để giúp việc trị, điều mục hoặc giả còn thiếu, hữu ty sai về nhẹ nặng, thì dân biết đặt chân vào đâu Các khanh nên kêu cứu luật cũ, bàn kỹ những điều nên theo nên đổi, nên bớt nên thêm, trẫm sẽ xét định thi hành”.

Đối với Minh Mệnh, mọi người, kể từ hoàng tử, hoàng thân xuống đến thứ dân, binh lính đều bình đẳng trước pháp luật Năm Canh Dần - 1830, Đề đốc Kinh thành Huế là Nguyễn Văn Phượng cầm súng bắn, bắn lầm phải một con bò đen, con bò chạy ra Phượng cầm súng bắn, bắn lầm một người lính, làm người đó bị thương

Minh Mệnh biết chuyện, dụ bộ Hình: “Pháp luật nghiêm

ngặt có cho như thế đâu Hơn nữa, Phượng là quan võ chức to, đánh gươm bắn súng vốn là nghề nghiệp của mình, lại bắn lầm phải lính Thử nghĩ xem, quan võ bất tài như thế, còn dùng làm việc gì được, vậy cách chức giao bộ bàn Người lính bị thương thì bắt bảo cô” Ngay cả những viên

quan đứng đầu tỉnh mắc tội, Minh Mệnh cũng thẳng tay trừng trị Năm Giáp Ngọ - 1834, phát hiện vụ án Tuần phủ tỉnh Hà Tiên là Trịnh Đường tham tới 1.000 quan tiền Trước kia khi quân Xiêm tiến sát tỉnh lỵ Hà Tiên, Trịnh Đường lấy giấu 1.000 quan tiền công ở kho đem xuống thuyền chạy trốn, nhưng bị nguyên Án sát Đặng Văn Nguyên phát giác, mới chỉ đích danh Minh Mệnh

biết chuyện, rất tức giận bèn tuyên dụ: “Trịnh Đường

trước đây có lỗi đã được gạt bỏ vết xấu mà lại dùng Để Hà Tiên thất thủ, tội đã khó tha thứ, lại còn dám nhân lúc ấy, lấy cắp tiền công đến 1.000 quan vội bỏ thành trì đất đai mà chạy! Bản tâm của y chính là nhằm lợi dụng lúc có giặc cướp để làm việc gian tham đó, thực đáng ghét Nay lập tức cách chức, cho xích lại, giao viên tiếp biện là Trần Chấn xét rõ, tâu lên Còn Đặng Văn Nguyên thì phải triệt lưu chờ đối chất” Khi thành án, Trịnh Đường

bị xử tội giảo quyết (thắt cổ chết ngay), còn Đặng Văn Nguyên bị khép vào tội trảm giam hậu (tội chém đầu nhưng giam lại, đợi xét sau).

Minh Mệnh là một ông vua luôn thưởng, phạt hết sức nghiêm minh người có công, cho dù người đó là ai, Minh Mệnh sẵn sàng ban thưởng mà thường là thưởng khá rộng rãi Ngược lại, đối với tội lỗi của quan lại, kể cả những viên Thượng thư thân cận, Minh Mệnh cũng xử phạt rất nặng, nhiều khi vượt khỏi cả luật pháp Trường hợp ông xử phạt Thượng thư bộ Lễ Phan Huy Thực là một ví dụ điển hình Năm Bính Thân - 1836, Phan Huy Thực mắc lỗi là không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người dưới quyền trong việc giữ gìn, bảo quản đồ thờ trong nhà Thế Miếu, dẫn tới tình trạng bọn gian thủ đánh tráo từ vàng thật thành vàng giả Minh Mệnh đã ra lệnh cách chức Thượng thư bộ Lễ của Phan Huy Thực.

Đặc biệt với các tội tham những, đòi ăn hối lộ và biển thủ công quỹ, Minh Mệnh trị tội còn nặng hơn

nhiều, thường áp dụng nguyên tắc: “Sát nhất nhân, vạn

Xin dẫn ra đây hai sự kiện điển hình: Năm Nhâm Ngọ - 1822, hai địa phương Quảng Đức và Quảng Trị gạo đắt, triều đình cho phát 25.000 hộc thóc để bán cho dân, người lính coi kho là Đặng Văn Khuê đóng thóc để phát mỗi hộc kém vài cáp Minh Mệnh liền sai chém Khuê Năm Bính Tuất - 1826, người làm việc ở kho kinh là Trần Công Trung, đòi ăn tiền làm khó dễ, việc phát giác, Minh Mệnh giao bộ Hình tra xét Án xong, ông nói:

“Vụ án Đặng Văn Khuê năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đã theo luật nghiêm trị, thế mà bọn Trung còn dám công nhiên làm bậy, không kiêng sợ gì, tuy tang vật không quá 10 lạng, nhưng luật quý ở chỗ làm cho lòng người sợ hãi, nếu nhu nhơ để sống một mạng thì e sau này những kẻ khinh nhờn pháp luật sẽ nhiều ra, không thể giết hết được” và bèn sai chém Trung ở chợ Đông.

Là người đứng đầu triều đình, Minh Mệnh luôn luôn làm gương trong việc “sống và làm” theo pháp luật Ông

từng nói với các cận thần: “Ta từ khi lên ngôi đến nay,

dùng người làm việc, giữ một mực công bằng, dẫu có kẻ tôi con thân tín từ trước cũng chỉ dùng theo tài năng chứ không tư vị một người nào Kẻ nào có tội cũng theo pháp luật trừng trị, chưa từng gượng nhẹ bao giờ” Đúng như

ông đánh giá về mình, cách dùng người của Minh Mệnh nhiều mặt căn cứ trên tài năng Nếu là người có tài, cho dù con cháu những người đã từng làm quan với Tây Sơn, như trường hợp dòng Phan Huy ở Sài Sơn (nay thuộc huyện Quốc Oai), Minh Mệnh vẫn trọng dụng Phan Huy Thực sau đó được thăng tới chức Thượng thư bộ Lễ Con ông là Phạm Huy Vịnh bắt đầu ra làm quan vào thời kỳ này và tới triều Tự Đức cũng lên tới chức Thượng thư bộ Hình Còn những người không có năng lực, mặc dù là người thân cận, gần gũi, hầu hạ khi ông còn ở nơi “tiềm để”, Minh Mệnh cũng không trọng dụng hoặc tha thứ khi có lỗi lầm

Để làm gương trong việc đề cao pháp luật cho mọi người, Minh Mệnh không chỉ xử nghiêm đối với người ngoài, mà còn xử rất nghiêm khắc với cả con của mình Sử triều Nguyễn cho biết vào tháng 1 năm Minh Mệnh thứ 16 (Ất Mùi, 1835), Hoàng tử Miên Phú, đêm đến cùng với bọn phủ thuộc là Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Nghị và Bùi Văn Quế phi ngựa ở phía tả ngoài hoàng thành Miên Phú về trước, mấy người phủ thuộc còn cho ngựa chạy thi Có một bà già đi bên đường tránh không kịp, bị ngựa của Vân xéo chết Minh Mệnh biết tin đó, bèn sai ngay Tôn nhân phủ Tôn Thất Bằng, Cơ mật viện Trường Đăng Quế và Phan Bá Đạt, Hình bộ Nguyễn Công Hoán và Nội các Hoàng Quýnh hội đồng điều tra xét hỏi Khi thành án, Minh Mệnh phê chuẩn Miên Phú bị tước mũ áo, cách mất lương bổng hàng năm, đóng cửa ở nhà riêng để tự xét mình sửa lỗi, không cho ra ngoài một bước, không được lại dựa vào hàng các hàng tử, chỉ gọi tên là Phú mà thôi Hoàng Văn Vân bị chém ngay, Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế đều bị phát vãng sung quân Khi đến chỗ phát phối, đánh thêm 100 hồng côn Hơn thế nữa, Minh Mệnh còn

ông dụ “Để giữ công bằng, quyết không có lý nghị thân,

nghị quý Phàm các em và con cháu chớ nên coi khinh, lấy thân để thử pháp luật Gương sáng chẳng xa, ai nấy phải kính cẩn đó”.

Dưới triều Nguyễn, bên cạnh vua Minh Mệnh, có không ít những vị quan thanh liêm, luôn luôn tận tình chăm sóc đến đời sống của nhân dân lao động và kiên quyết trừng trị mọi hành vi tham nhũng của cường hào và quan lại Tiêu biểu trong số những vị quan ấy, phải kể đến Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) - một vị quan thanh liêm, suốt đời tận tuỵ vì dân, vì nước.

Đặng Huy Trứ luôn luôn thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc của nước, và thừa hành phương châm xử thế “Mọi sự đều vì dân”:

Mình thiệt, lợi dân, dân gắn bó,Đẽo dân, mình béo, dân căm hờn.

Đặng Huy Trứ cho rằng trong 3 chữ răn mình của người làm quan “Sĩ hoạn tâm quy” là Thanh (Trong sạch) - Thận (Cẩn thận) - Cần (Siêng năng), thì chữ được nêu lên đầu tiên là Thanh Theo ông, “Thanh” là liêm khiết giữ mình, không lấy của ai mảy may Ông cũng cho rằng: Những người làm quan trong hoàn cảnh như ngày nay, tức vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, mà giữ cho được thanh liêm hoàn toàn thì khó lắm.

Hơn ai hết, Đặng Huy Trứ nhận ra một nguy cơ đi kèm với nguy cơ ngoại xâm là nạn tham nhũng Ông đã thẳng thắn vạch mặt những tên tham quan cho dù đó là cấp trên, là bạn đồng liêu, hay là có quan hệ thân thích với mình Đặng Huy Trứ đã từng vạch tội viên Tham tri bộ Binh là Nguyễn Luận vì tội nhận tiền đút lót, cho dù Luận là quan trên, đồng thời là đồng hương và là bà con xa của ông Vì việc đó, mà ông bị điều chuyển đến ba lần liền trong 6 tháng Cuộc đời làm quan thanh liêm chính trực 15 năm của ông đầy thăng trầm.

Để bảo vệ đức thanh liêm, chống tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan lại, Đặng Huy Trứ đã biên

soạn bộ “Từ thụ yếu quy” (những nguyên tắc chủ yếu

của việc nhận và không nhận) Trong tập sách này, ông đề ra 104 nguyên tắc không thể nhận (từ) và chỉ có 5 nguyên tắc có thể nhận (thụ) Đặng Huy Trứ đã đề cập tới mọi mặt: kinh tế, chính trí, quân sự, văn hoá…có liên quan đến nạn tham nhũng Đặc biệt, ông đã dành phần lớn dung lượng sách để nói đến nạn tham nhũng trong lĩnh vực chính trị Theo ông, tham nhũng trong chính trị, được ẩn giấu, nguỵ trang dưới nhiều thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi người làm quan phải luôn nâng cao cảnh giác Tham nhũng đã cắm rễ và toả nhánh đi khắp mọi mặt của xã hội phong kiến rệu rã lúc bấy giờ: con buôn hối lộ để được thầu thuốc phiện; thượng nhân hối lộ để tiêu thụ được hàng; người dâng đò tế tự không chu đáo, hối lộ để xin khỏi bị bác bỏ; hương thôn tế thần, hối lộ quan trên để xin được mở hội hát xướng; cô đầu hối lộ cầu được yên bề sinh sống, kẻ gá bạc hối lộ cầu được nới lỏng lệnh cấm… Những việc đó diễn ra hàng ngày, nếu không giữ vững phẩm chất đạo đức, thì người làm

Huy Trứ muốn lường trước được các tình huống có thể xẩy ra và để cảnh tỉnh người làm quan khỏi sa ngã Về một mặt nào đó, cuốn “Từ thụ yếu quy” có ý nghĩa như là kim chỉ nam của người làm quan dưới triều Nguyễn.

Dưới triều Nguyễn vào thế kỷ XIX, ngoài Minh Mệnh, Đặng Huy Trứ trên đây không phải không có những vị quan thanh liêm, thực tâm chống tham nhũng trong đời sống quan trường, nhưng tác dụng và kết quả đối với thực tế không được bao nhiều Vào nửa sau thế kỷ XIX, nạn tham nhũng, hối lộ hầu như không giảm bớt mà có phần trầm trọng hơn trước Nhiều nhà canh tân thời kỳ này, đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871) đã chỉ ra rằng nguyên nhân của tệ nạn tham nhũng trong đội ngũ quan lại là do lương quá thấp.

Trong Tế cấp bát điều (Di thảo số 27, ngày 1867), Nguyễn Trường Tộ có đề nghị sáp nhập một số tỉnh, huyện để tinh giảm biên chế và tăng lương cho các viên chức của bộ máy hành chính Ông nói: “Hãy xem tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có thể lớn bằng một lần rưỡi nước ta Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây hợp lại có thể gấp đôi nước ta Một huyện của Trung Quốc có thể tương đương với một tỉnh nước ta Trên thế giới có nhiều nước phân chia tỉnh, huyện còn lớn hơn của Trung Quốc…Vậy xin gấp rút xem xét địa thế, hợp lại, ba tỉnh làm một tỉnh, hoặc ba, bốn huyện làm một huyện, lấy số lượng dư ra cấp thêm cho các quan liêm Bấy giờ nếu họ không thanh liêm mới có thể trách Tôi tính lương Tri huyện mỗi ngày không quá ba, bốn thạch (một thạch khoảng 60-70 đồng tiền), như vậy nuôi một người con không đủ, huống chi nuôi gia đình nhà quan Đã biết rõ thiếu hụt mà cứ đem lời suông khuyên người thanh liêm, như thế là ngầm để cho người ta tham nhũng Tôi thấy lương bổng một năm, tính hết tất cả các khoản của một Lục bộ đại thần nước ta không bằng 2 ngày rưỡi lương của một Nguyên soái nước Pháp Một ngày lương của một Tổng đốc nước Anh tương đương lương một năm của quan đại thần nước ta Vì vậy người phương Tây có

15-11-nói: “Các quan lại nước Nam, trừ những người quá tham

ô không nói, còn bao nhiều người khác, thường thường sau khi xong công việc ngoài nghe quan lại nước ta lương bổng ít ỏi như vậy, họ rất chê cười, họ không thể hiểu nổi tại sao lại có thể như thế được…”!

Như vậy, có thể nói rằng, dưới triều Nguyễn công cuộc cải cách hành chính do vua Minh Mệnh chỉ đạo, tiến hành đã thành công tốt đẹp Nhưng việc chống tham nhũng, làm cơ sở để canh tân đất nước tạo nguồn sức mạnh giúp cho việc chống ngoại xâm, thì hầu như chẳng đem lại kết quả bao nhiêu

Nhưng dù sao, những đóng góp của các vị: Minh Mệnh, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ trong việc chống tham nhũng vẫn có một ý nghĩa rất đáng trân trọng Họ là những con người giầu tâm huyết, liêm khiết và đầy lòng dũng cảm dám đương đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng nhiều khó khăn, gay go, và đến hôm nay vẫn còn để lại cho chúng ta những bài học, những

Trang 18

Vùn

Tại tỉnh Quảng Ngãi từ lâu đời đã tồn tại Di tích miếu Hoàng Sa ở đình làng Lý Hải thuộc đảo Lý Sơn Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền và đặt ra các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đặc trách công việc khai thác và bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài Đây là một phương thức thực thi chủ quyền độc đáo của nhà nước Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được Các hình thức thực thi chủ quyền này được tiếp tục và phát triển trong thời Tây Sơn và triều Nguyễn.

Triều Tây Sơn

Thành tựu vĩ đại của phong trào nông dân Tây Sơn là đã bước đầu thống nhất được đất nước sau nhiều thế kỷ bị chia cắt thành hai khu vực Đàng Trong, Đàng Ngoài Đây cũng là lần đầu tiên sự

thống nhất được thực hiện trên phạm vi rộng lớn tương đương với nước Việt Nam ngày nay Cũng là lần đầu tiên toàn bộ đường bờ biển chạy dài từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan với hàng ngàn hòn đảo ven bờ cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài biển Đông đã thuộc về quyền kiểm soát của Nhà nước Việt Nam

Giống như các chúa Nguyễn trước đây, Triều đại Tây Sơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải với chức năng chủ yếu là bảo vệ và khai thác vùng quần đảo xa giữa biển Đông Đội Hoàng Sa thời kỳ chúa Nguyễn được ấn định số lượng 70 suất và hoàn toàn chỉ chọn người xã An Vĩnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi

Hằng năm, cứ vào tháng 2 đội xuất hành gồm 5 chiến thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa thu nhặt hóa vật của tàu bị nạn, tìm kiếm hải vật và ở lại đây đến tháng 8 mới trở về nộp cho triều đình Phú Xuân.

Có lẽ vì đội Hoàng Sa không quản lý hết được vùng biển đảo rộng lớn nên chúa Nguyễn đã quyết định đặt thêm đội thuyền Bắc Hải Đội này do đội Hoàng Sa kiêm quản và cũng có nhiệm vụ giống như đội Hoàng Sa nhưng chỉ hoạt động ở khu vực phía Nam, từ Bắc Hải, Côn Lôn cho đến các đảo ở vùng Hà Tiên Đội Bắc Hải tuyển người ở thôn Tứ Chính và xã Cảnh Dương thuộc tỉnh Bình Thuận và không cố định số suất thủy thủ như đội Hoàng Sa.

Phong trào nông dân Tây Sơn khi bùng nổ đã phát triển rất nhanh và đến cuối năm 1773, đã giải phóng được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc cho đến tận Bình Thuận ở phía Nam Như thế là toàn bộ các vùng quê hương của hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, từ rất sớm, đã nằm trong khu vực kiểm soát của quân Tây Sơn

Vào ngày 15 tháng giêng năm 1776, Cai hợp phường Cù Lao Ré (đảo

Lý Sơn) là Hà Liễu đã làm đơn trình bày rõ: "Bây giờ chúng tôi lập hai đội Trường Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, Cù Lao ngoài biển tìm nhặt vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp Nếu như có tờ truyền báo, xảy chinh chiến, chúng tôi

xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm Xong việc rồi chúng tôi xin tờ sai ra tìm báu vật cũng thuế quan đem phụng nạp"

Tờ đơn đã được chính quyền Tây Sơn (vua Thái Đức) xem xét, chuẩn cho và hiện vẫn còn lưu giữ lại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) Cũng tại nhà thờ họ Võ, đến nay vẫn còn giữ được Chỉ thị ngày 14/2 năm thứ 9 hiệu Thái Đức (1786) của Thái Phó Tổng Lý Quản binh dân chư vụ Thượng tướng công "Sai Hội Đức hầu Cai đội Hoàng Sa luôn xem xét đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thắng tiến Hoàng Sa cùng các sứ Cù Lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba, đá quý… đều chở về kinh tập trung nộp theo lệ Nếu ngạo mạn càn bậy không đến, lại gian dối lấy bớt

các vật quý hoặc sinh sự với dân làm muối, làm cá đều sẽ bị trị tội".

Ngoài ra còn có bản Ngự phê lời tâu của dân xã An Vĩnh về việc dâng nộp các loại đồi mồi, hải ba, quế hương và xin miễn sưu dịch đã được thánh chỉ ban thưởng vàng và phê "chuẩn cho" Văn bản chép rõ: "Niên hiệu Thái Đức năm đầu đến năm thứ 15 (1778-1792)" và "niên hiệu Cảnh Thịnh năm đầu đến năm thứ 9 (1793-1801) Khi ấy John Barrow là phái viên của phái bộ Macart-ney đi từ Anh sang Trung Quốc có ghé qua khu vực Đà Nẵng vào tháng 6 năm 1793 (dưới triều vua Quang Toản), trong A Voyage to Cochinchi-na, in the year 1792-1793 (Một chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, vào những năm 1792-1793) mô tả: "Tàu thuyền xứ Đàng Trong có nhiều kiểu dáng khác nhau, được dùng vào việc buôn bán ven biển, chài lưới, thu lượm hải sản và tổ yến trong nhóm quần đảo gọi là Paracels (Hoàng Sa)".

Từ những tư liệu hiện có, đã xác định được chủ quyền trên các quần đảo ngoài biển Đông dưới thời Tây Sơn Thời ấy tình hình nước Trung Hoa rất phức tạp, nhiều người chống đối chính quyền Mãn Thanh đã phải phiêu bạt trên biển đông, triều Tây Sơn đã ban nhiều tờ chiếu khuyến dụ lực lượng này quy thuận Chiếu dụ Tàu Ô viết dưới thời Quang Trung từng vạch rõ: "Họ’’ (dân Tàu) ra vào nơi bể nước (biển Đông), tụ tập đồ đảng lấy việc cướp bóc làm kế sinh nhai, có lẽ cũng là việc bất đắc dĩ, phần vì thiếu miếng ăn nên phải làm vậy, phần vì những chính sách bạo ngược xua đẩy Quang Trung kêu gọi họ sớm đầu hàng Và chiều theo sở nguyện của từng người thậm chí chấp thuận cho cả "những người có chí lớn, muốn xông pha nơi ngọn sóng cùng hải đảo" Quy thuận những người Trung Hoa phiêu bạt trên biển Đông và sử dụng họ tham gia vào công việc nhà nước là một chính sách quan trọng và có tính chiến lược của vương triều Tây Sơn lúc ấy

Sách Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên 1857) cho biết, có nhiều người Trung Hoa làm nội ứng cho An Nam, được chúa An Nam Quang Toản phong cho làm Tổng binh hoặc Đông Hải

(1794-Hoàng Sa và Trường Sa

dưới thời Tây Sơn và nhà Nguyễn

NGUYỄN TẤN TUẤN

Công việc thực thi chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên nắm quyền và được tiếp tục trong thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Trang 19

vương: "Triều đình đang bận việc dẹp phía Tây, chưa lo xa đến vùng biển đảo, vì thế mà giặc hoạt động rất táo tợn Năm đầu niên hiệu Gia Khánh (1796) vị tướng ở Khúc Châu là Khôi Luận, Tổng đốc lưỡng Quảng là Cát Khánh đã nhiều lần tâu vua rằng: bọn giặc biển Tàu Ô là Trần Thiên Bảo đã được An Nam cho làm Tổng binh và cấp cho ấn" (Tr.25b)

Cũng trong cuốn sách này Ngụy Nguyên mô tả "Di thuyền" (thuyền của quân Tây Sơn) cao, to hơn thuyền Trung Hoa, trên đặt nhiều súng, hoành hành lâu năm trên mặt biển và nếu quân nhà Thanh gặp thì cũng khó có thể địch được Đây là một bằng chứng khẳng định lực lượng hải quân Tây Sơn trong thực tế đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các vùng đảo, quần đảo giữa biển Đông.

Thời nhà nguyễn

Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách tiến ra biển Đông, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Các triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị… đã thực thi chủ quyền của mình bằng nhiều hình thức như vãn thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho

người qua lại dễ nhận biết Những đóng góp quan trọng của triều Nguyễn thế kỷ 19 vào lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là sự tiếp nối chính sách của vương triều Tây Sơn ngày ấy.

Nhà Nguyễn quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển từ rất sớm Các hoạt động vươn ra biển Đông của nhà Nguyễn thời ấy chính là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh hải và khai thác biển đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi chép tương đối đầy đủ, thống nhất trong các bộ sử ký của nhà Nguyễn, cũng như trong các tài liệu của người nước ngoài mà chúng ta thu thập được trong những năm đổi mới và mở cửa hội nhập

Theo tư liệu lịch sử, Thích Đại Sán là một trong những vị cao tăng người Trung Hoa được chúa Nguyễn mời đến đất Thuận Hóa để truyền kinh Phật Ông là người đã khai sáng chùa Thiền Lâm vào năm 1695, mở Đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ (Huế), làm cố vấn chính trị cho chúa Nguyễn Phúc Chu Ông đến Thuận Hóa bằng đường biển, qua cảng thị Hội An Khi trở về cố quốc, ông đã viết cuốn Hải ngoại ký sự Cuốn sách được xem là một cẩm nang đối với giới nghiên cứu Đọc Hải ngoại ký sự có thể thấy từ thế kỷ 15-17, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thông qua các biện pháp: thu thuế tàu thuyền buôn nước ngoài;

thiết lập đội hải quân Hoàng Sa, hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hóa từ những chiếc tàu bị đắm trên vùng biển này.

Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn 1784) có 2 đoạn viết về Hoàng Sa: "Ở ngoài núi Cù Lao Ré (tức huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) có đảo Đại Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) Ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều Hải vật chở đi bán các nơi, nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận các hải vật Người ta phải đi 3 ngày mới đến được đảo Đại Trường Sa Ở trong các hòn đảo có bãi cát vàng, dài chừng hơn 30 dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong nhìn suốt đáy Ở trên các hòn đảo có vô số tổ yến, còn các thứ chim thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con Trên bãi có rất nhiều vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là ốc tai voi, lớn như chiếc chiếu Lại có thứ ốc được gọi là ốc xà cừ, thứ ốc này để trang sức các đồ dùng Có thứ đại mạo là con đồi mồi rất lớn Có con hải ba (ba ba biển) cũng giống như con đồi mồi nhưng nhỏ hơn, mai mỏng, người ta dùng trang sức các đồ dùng ".

(1726-Lê Quý Đôn cho biết, đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vinh (Quảng Ngãi) bổ sung Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển Ra đi từ tháng giêng Ra đảo tự bắt chim, cá làm thức ăn Đến tháng 8 đội Hoàng Sa trở về cửa Eo (cửa Thuận An) rồi lên thành Phú Xuân trình nộp các sản vật đã khai thác được Nghiệm thu hải vật xong đội Hoàng Sa được bán riêng những con ốc hoa, mai hải ba, hải sâm Sau đó các thành viên của đội được trở về nhà Ngoài đội Hoàng Sa, các chúa Nguyễn còn thiết lập thêm đội Bắc hải Đội Bắc hải không qui định bao nhiêu người Đội này tàu thuyền nhỏ hơn, hoạt động ở vùng đảo Côn Lôn, ở xứ Cồn Tự thuộc vùng Hà Tiên Họ chủ yếu khai thác hải sản, ít khi tìm được vàng bạc, đồ vật quý giá từ các tàu đắm như ở Hoàng Sa.

Các công trình: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú; bộ biên niên sử của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục (ĐNTL) chính biên và tiền biên; Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ; Đại Nam nhất thống chí cũng đều có ghi chép về Hoàng Sa giống như Lê Quý Đôn đã miêu tả nhưng cụ thể hơn, tần suất nhiều hơn, nội dung rõ ràng và cụ thể hơn

Quyển 10 ĐNTL tiền biên chép: "Tháng 7 năm Giáp Tuất (1754) dân đội Hoàng Sa gặp gió to, giạt vào hải phận Quỳnh Châu, thuộc nhà Thanh Tổng đốc nhà Thanh chu cấp cho lương đầy đủ rồi sai đưa về Chúa sai viết thư qua "

1815, 1816 vua (Gia Long) cho thủy quân và đội Hoàng Sa ra xem xét, đo đạc thủy trình Quyển 104 chép: "Năm 1833, vua (Minh Mạng) bảo Bộ Công rằng: Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Ngãi, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu Gần đây thuyền buôn thường bị hại Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối Ngày sau cây cối to xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn Đó cũng là việc lợi muôn đời vậy"

Quyển 154 chép: "Năm 1835 dựng ‘thần từ’ ở Hoàng Sa Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh tốt, giữa cồn có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bia khắc 4 chữ Vạn Lý Ba Bình Năm ngoái vua (Minh Mạng) định lập miếu ở chỗ ấy, vì gặp lúc sóng gió không làm được Đến nay mới sai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng) Bên trái dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong Mười ngày làm xong rồi về".

Tác giả Sơn Hồng Đức, giảng viên địa lý học ĐH Văn khoa Sài Gòn, sau khi tham gia chương trình Điều nghiên bình địa hỗn hợp Việt Mỹ đã có bài viết Khảo sát về quần đảo Hoàng Sa Tác giả cho biết: "Từ Đà Nẵng tàu khởi hành vào buổi chiều, sáng hôm sau là đến Hoàng Sa Đảo Tri Tôn là điểm đến đầu tiên của hải trình" Ở đảo Hoàng Sa tác giả mục kích: Có vài ngôi mộ binh sĩ thời nhà Nguyễn đã hy sinh Phía Đông có am thờ gọi là Đền Bà; có pho tượng Quan Âm đặt trên bệ đá chạm trổ tinh vi, có lẽ do các ngư phủ Việt Nam dựng lên Phía Bắc có ngọn hải đăng Gần đó trước kia có căn cứ quân sự, đài khí tượng Đài khí tượng được chính phủ bảo hộ xây dựng và chính thức hoạt động vào năm 1938 Ngày 9-3-1945 quân Nhật cũng đảo chính ở đây, tước khí giới trung đội lê dương Các công chức đài khí tượng tháo dỡ trần nhà lấy gỗ làm bè thả trôi về tận bờ biển Quy Nhơn Quân Pháp, rồi quân Nhật đều có xây dựng cơ sở phòng thủ ở đây nên trong chiến tranh thế giới thứ 2 đảo bị không quân của đồng minh oanh tạc.

Các sử liệu và những dấu tích để lại trên quần đảo Hoàng Sa cho thấy tầm nhìn chiến lược cũng như ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm và khát vọng của cha ông chúng ta trong công cuộc khám phá, khai thác kinh tế biển và thực thi chủ quyền lãnh hải

Luyện tập sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa Ảnh: Vũ Hải

Ngày đăng: 19/06/2016, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN