1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

88 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 13,23 MB

Nội dung

Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối vớinghề đá như: Đưa vào các dây chuyền sản xuất với các máy móc, thiết bị hiện đại;các mô hình xử lý ô nhiễm bằng côn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu với thời gian 02 năm, dưới sự giúp đỡcủa các thầy cô giáo khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thầygiáo hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học

với đề tài “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường - Trường Đạihọc Khoa học Tự nhiên đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức làm nềntảng cho tôi hoàn thành khoá học này

Xin chân thành cảm ơn Viện Môi trường Nông nghiệp - Viện KHNNVN vàTổng Công ty ĐTPT cao su Nghệ An - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đãtạo điều kiện giúp đỡ về thời gian và công việc để tôi có thể tập trung nghiên cứuhoàn thành luận văn đúng hạn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS Vũ Thắng – phó bộmôn Hoá Môi trường - Viện Môi trường Nông nghiệp - Viện KHNNVN đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin trân trọng cảm ơn bác Nguyễn Quang Diệu (Trưởng ban quản lý làngnghề) cùng với chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp, công nhân viên…làng nghề Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã đóng góp những ý kiến quýbáu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu, khảo sát, thu thậptài liệu trong thời gian thực hiện luận văn

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được nguồn động viên

to lớn của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 11 năm 2011

Học viên

Phạm Viết Duy

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Làng nghềViệt Nam mang tính truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhucầu việc làm tại chỗ và các lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trênmọi miền của đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn ViệtNam), đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội Cùng với sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các sản phẩm của các ngành nghề truyềnthống ngày càng đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao mứcsống người dân vùng nông thôn Bên cạnh mặt tích cực và những đóng góp lớn chonền kinh tế - xã hội thì sự phát triển của hoạt động sản xuất làng nghề cũng mang lạinhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường, tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnhnghề nghiệp (BNN)

Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 52 làng nghề điểnhình trong cả nước cho thấy 46% số làng nghề được khảo sát có môi trường (khôngkhí, đất, nước hoặc cả ba dạng) ô nhiễm nặng Chất lượng môi trường tại cơ sở sảnxuất và trong khu vực các làng nghề đang bị suy thoái trầm trọng Tùy theo loạihình sản xuất, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm khác nhau Ô nhiễm nguồnnước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các làng nghề chế biến lương thực thựcphẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, tái chế giấy, sơn mài, dệt nhuộm Ônhiễm môi trường đất diễn ra nghiêm trọng ở các làng nghề tái chế kim loại do phầnlớn chất thải rắn không được thu gom, xử lý mà xả thẳng vào môi trường Ô nhiễmkhông khí diễn ra nặng nề tại nhiều làng nghề gốm sứ vật liệu xây dựng và đặc biệt

là các làng nghề khai thác và chế tác đá [2]

Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch chongười dân đang lao động và sinh sống chính ở làng nghề Một số kết quả điều tranghiên cứu đã cho thấy số người mắc bệnh chung tại các làng nghề cao gấp nhiềulần so với những làng nghề thuần nông Tuổi thọ trung bình của người dân tại cáclàng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc

Trang 3

Có khoảng 31% số người lao động tại các làng nghề bị mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp[2]

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho người lao động và cộng đồng trong cáclàng nghề là câu hỏi luôn được các cấp, các ngành đặt ra và quan tâm từ lâu Chođến nay đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu được triển khai và đã đềxuất ra không ít giải pháp khoa học, công nghệ, y học để bảo vệ sức khỏe người laođộng trong nghành nghề nông thôn nói riêng và người lao động nói chung Tuynhiên, TNLĐ và tỷ lệ BNN từ ngành nghề nông thôn vẫn đang gia tăng nhanhchóng, điều này phản ánh việc áp dụng các giải pháp đã được nghiên cứu vào thực

tế vẫn còn hạn chế, đem lại hiệu quả chưa cao Công tác giảm ô nhiễm môi trườnglao động, ngăn chặn TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khoẻ người lao động dường nhưthiếu sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, người tổ chức sản xuất,người lao động và giữa các Bộ, ban, ngành [3], [5]

Ninh Vân là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ lâu

đã được biết tới với nghề làm đá mỹ nghệ với những sản phẩm nổi tiếng xuất hiện ởkhắp nơi và phục vụ khắp mọi miền đất nước như: Nhà thờ đá Phát Diệm, lăng thánhmẫu Liễu Hạnh - Nam Định, tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, tượng đài TNXP chống

Mỹ cứu nước ở Quảng Trị, 500 pho tượng La Hán trong chùa Bái Đính, Ninh Bình…[6], [11]

Với các sản phẩm đá phong phú và đa dạng (như chậu cảnh, bể cảnh, tượng nghệthuật, tượng tôn giáo, các bức phù điêu cột đá, cổng đá, văn bia, lăng mộ tôn tạo di tíchlịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh, đình chùa, miếu phủ…) Nghề đá đã mang lại choNinh Vân một diện mạo mới nhưng phía sau sự giàu có ấy là tình trạng ô nhiễm môitrường đã đến hồi báo động

Bên cạnh đóng góp vào sự phát triển về kinh tế, sự phát triển nhanh của làngnghề chế tác đá mỹ nghệ cũng kéo theo suy giảm sức khỏe người dân Thời giangần đây, số ca mắc viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh ngoài da tăng đột biến.Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, làng nghề cứ phát triển tự phát như hiện

Trang 4

nay thì chẳng mấy chốc, làng nghề chế tác đá sẽ biến thành trung tâm ô nhiễm củatỉnh Ninh Bình

Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối vớinghề đá như: Đưa vào các dây chuyền sản xuất với các máy móc, thiết bị hiện đại;các mô hình xử lý ô nhiễm bằng công nghệ cao; Xây dựng hệ thống nhà xưởng kiên

cố, hiện đại…Song chúng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn không phù hợp với khả năngđầu tư của người dân ở làng nghề Mặt khác hạn chế về kiến thức, thông tin cũng làmột trong những trở ngại lớn đối với người dân làng nghề trong việc bảo vệ môitrường và sức khỏe của bản thân Chính vì thế ở làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vânvẫn còn tồn tại những vấn đề về ô nhiễm môi trường, TNLĐ và BNN

Để cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người

lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn Tôi triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và bệnh nghề nghiệp

ở các làng chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”

2 MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN

- Đề xuất được giải pháp có hiệu quả và khả thi để cải thiện môi trường laođộng và sức khỏe người dân ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình

- Xây dựng được mô hình điểm và đề xuất phương án tổ chức áp dụng các giảipháp cải thiện môi trường lao động và BNN cho người lao động trong làng nghề chếtác đá ở Hoa Lư-Ninh Bình nói riêng cũng như các làng nghề chế tác đá ở Việt Namnói chung

3 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Cấu trúc luận văn gồm những phần chính như sau:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Phạm vi, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Khai thác và chế tác đá

Việc khai thác và chế tác đá đã được biết đến từ thời xa xưa Vào khoảng 3triệu năm trước, thời kỳ đồ đá bắt đầu, là một thời gian tiền sử dài trong đó conngười sử dụng đá để chế tạo nhiều đồ vật từ nhiều kiểu đá khác nhau Ví dụ, đá lửa

và đá phiến silic được mài sắc (hay được đẽo) để làm công cụ cắt gọt và vũ khí,trong khi đá basalt và đá sa thạch được dùng làm công cụ

Về sau con người ngày càng cải tiến và sử dụng kỹ thuật một cách rộng rãi

để đẽo đá từ nguyên liệu thô tạo ra các đồ vật bằng đá với cách thức chế tác khácnhau, với sức sáng tạo ngày càng đa dạng, phong phú Kỹ thuật được sử dụng có thể

là phun hay thổi các chất màu lên đá Việc này được thực hiện bởi những nghệ nhânchế tác ra những sản phẩm nổi tiếng trên khắp thế giới: từ những công cụ đơn giảncho đến hình khắc trên đá và tranh vẽ trên đá có thể được tìm thấy trên bất kỳ loại

đá nào và có thể được phát hiện ở nhiều nơi trên trái đất, gồm cả châu Á(Bhimbetka, Ấn Độ, Trung Quốc,…), Bắc Mỹ (Thung lũng chết ở công viên quốcgia), Bắc Mỹ (Cumbe Mayo, Peru,…), và châu Âu (Finnmark, Na Uy),…[18], [20]

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nghề khai thác vàchế tác đá đã tiếp cận với nhiều thiết bị hiện đại, tuy nhiên kèm theo đó là sự giatăng của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm không khí và tiếng

ồn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và cộng đồng Đến nay, trên thếgiới đã có những nghiên cứu và áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễmmôi trường, an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp

1.1.2 Vấn đề ô nhiễm không khí và tiếng ồn

Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố kết quả khảo sát về mức

độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của bầu không khí, các nhà khảo sát dựa vàohàm lượng bụi có trong không khí, gọi tắt là PM10, có nghĩa là loại bụi có kíchthước nhỏ hơn 10 micromet Đối tượng điều tra là hơn 1.100 thành phố của nhiều

Trang 6

nước trên toàn cầu Cũng theo WHO, nếu hàm lượng bụi này vượt quá 20microgram/m3, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là gây nên các bệnh vềđường hô hấp như ung thu phổi, nhiễm trùng đường hô hấp…

Ô nhiễm không khí tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, nơi công cộng

có mật độ phương tiện giao thông cao ở các thành phố lớn như các thành phố ở Ấn

Độ, Pakistan, Iran Chẳng hạn, thành phố Lahore (Pakistan) có hàm lượng bụi trongkhông khí là 200 microgram/m3 Đây là thành phố lớn thứ 2 ở Pakistan và là trungtâm kinh tế của nước này; thành phố Kanpur (Ấn Độ) có hàm lượng bụi trongkhông khí là 209 microgram/m3 Thành phố này tập trung khoảng 5 triệu dân, khóibụi từ các nhà máy cộng với số dân đông chính là những nguyên nhân góp phần làm

ô nhiễm môi trường nơi đây; thành phố Yasouj (Iran) có hàm lượng bụi là 215microgram/m3, là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất đường, điện, than,lọc dầu,

… là những tác nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường ở thành phố này [20]

Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối vớisức khoẻ của con người, nguy hiểm không khác gì các hiện tượng ô nhiễm khác.Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trong vòng 3 thập kỉ trở lại đâynạn ô nhiễm tiếng ồn đang trở nên bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường vàchất lượng sống của con người, nhất là ở các quốc gia đang phát triển [23]

Báo cáo mới đây của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết hơn 41triệu người tại những thành phố có từ 250.000 dân trở lên ở 19 nước châu Âu đangphải chịu tiếng ồn ở mức từ 55 dB trở lên Đây là ngưỡng mà Tổ chức Y tế Thế giớicho rằng có thể gây ra những tác động về sức khỏe như ảnh hưởng đến giấc ngủ,tim mạch, sức khỏe tinh thần và việc học hành

Theo số liệu thống kê mới nhất của WHO thì tại châu Âu, 40% dân số khuvực này đang bị phơi ra môi trường ô nhiễm tiếng ồn Mức ồn hiện đã vượt trên 55decibels (dBA), 25% dân số hàng ngày nghe tiếng ồn trên 65 dBA, có tới 30% dân

số châu Âu phải ngủ trong môi trường có tiếng ồn vượt trên 55 dBA, đây là mức ồn

có thể làm gián đoạn giấc ngủ Theo Cơ quan an toàn giao thông và Môi trường của

Trang 7

Liên Minh châu âu thì có từ 44% dân số châu âu (khoảng 200 triệu người) phải sốngchung với tiếng ồn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ [19].

Bộ Môi trường Mỹ (EPA) cảnh báo để hạn chế bệnh điếc, mọi người khôngnên tiếp xúc với môi trường có độ ồn lớn hơn 70 dBA trong khoảng thời gian 24 giờliên tục Ngoài ra, nếu làm việc liên tục trong môi trường có độ ồn trên 55 dBA(ngoài trời) và 45 dBA (trong nhà) trong thời gian dài liên tục cũng sẽ gây ảnhhưởng đến sức nghe

Bộ Môi trường Đức (GFEA) gần đây đã hoàn thành nhiều nghiên cứu vàphát hiện thấy mối nguy hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ, như giảm thính lực, làmtăng stress, tăng huyết áp Cũng theo GFEA, tiếng ồn tiềm ẩn nhiều nguy cơ Mộttrong những hiện tượng thường thấy là ù tai và dần dẫn đến mất sức nghe và quá lâunên đã bị điếc, sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng rất nhiều, những bệnh viện đặt gần nơiphát ra tiếng ồn thì mức độ gây nguy hiểm cũng không lường hết Theo quy địnhcủa WHO, mức ồn đối với các bệnh viện không được vượt quá 30 dBA (ban ngày)

và 40 dBA (ban đêm) Nhưng trong thực tế một số bệnh viện đã vượt quá mức quyđịnh này Ví dụ tại Anh có tới 5 bệnh viện phải chịu mức tiếng ồn trên 80 dBA, tại

ấn Độ mức độ tiếng ồn đối với các bệnh viện ở Madurai là 72 dBA (cao nhất) và 57dBA (trung bình)

Để hạn chế mức độ ô nhiễm không khí và tiếng ồn nhiều nước trên thế giớihiện đang áp dụng nhiều phương pháp mới [22] Tại châu Âu, người ta đã đưa ranhiều đạo luật mang tính bắt buộc áp dụng cho các cơ sở sản xuất, phải trang bị đầy

đủ phương tiện phòng hộ, khám bệnh định kỳ cho người lao động để can thiệp sớmnhững loại bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với ô nhiễm không khí và tiếng ồn lâungày gây ra

1.1.3 Kinh nghiệm quản lý về an toàn lao động và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp

1.1.3.1 Kinh nghiệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Một trong các ví dụ điển hình của ILO về quản lý an toàn lao động được thựchiện tại một số quốc gia châu Á và khu vực Thái Bình Dương là chương trình cải

Trang 8

thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (WISE – WorkingImprovement in Small and Medium Enterprises) Chương trình WISE được bắt đầuthực hiện tại Philippines từ năm 1994 đã đề xuất 6 nguyên tắc cơ bản sau đây để tạothuận lợi cho việc tham gia vào các hoạt động quản lý an toàn lao động:

(1) Xây dựng chương trình thực hành tại mỗi cơ sở;

(2) Tập trung vào các kết quả đã đạt được;

(3) Kết hợp điều kiện làm việc với các mục tiêu quản lý khác;

(4) Sử dụng phương châm vừa học vừa làm;

(5) Trao đổi kinh nghiệm;

(6) Tăng cường giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động

Năm 2001, các nước thành viên của ILO đã thông qua “Hướng dẫn về hệthống quản lý an toàn lao động” (ILO-OSH 2001) Hướng dẫn này được coi nhưmột công cụ đẩy mạnh việc hỗ trợ có định hướng hoạt động cả về chính sách vàmức độ an toàn lao động tại nơi làm việc ILO-OSH 2001 bao gồm 5 yếu tố cấuthành chính: (1) chính sách, (2) tổ chức, (3) kế hoạch và thực hiện, (4) đánh giá, và(5) hoạt động cải thiện Nhiều hội thảo và hội nghị chuyên đề về ILO-OSH 2001 đãđược tổ chức tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam nhằm áp dụng ILO-OSH 2001 vào bối cảnh thực tế của từng quốc gia [16]

1.1.3.2 Hệ thống quản lý an toàn lao động ở Thái Lan

Phần lớn các cơ sở sản xuất tại Thái Lan có quy mô vừa và nhỏ Số doanhnghiệp có ít hơn 100 lao động xấp xỉ 300.000, chiếm 97% tổng số các cơ sở sảnxuất trong toàn quốc, sử dụng khoảng 48% số người lao động

Tại Thái Lan, môi trường lao động tồi, điều kiện làm việc không an toàncộng với hành vi không an toàn của người lao động dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao độngcao Thống kê chính thức cho thấy khoảng 80% trường hợp tai nạn và bệnh nghềnghiệp gây ra bởi hành vi không an toàn của công nhân, 18% gây ra bởi điều kiệnlàm việc không an toàn, phần còn lại do lỗi của các phương tiện khác Người laođộng không nhận thức được tầm quan trọng của sự tự chăm sóc sức khoẻ cho bản

Trang 9

thân Họ thường không chịu mang phương tiện bảo vệ cá nhân như: mũ, giày, ủng,gang tay an toàn v.v [1], [16].

Các cơ quan quản lý an toàn lao động của Thái Lan đã tổng kết 5 loại nguyênnhân chính ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động có liên quan tới hành vi không

an toàn của người lao động và môi trường lao động tồi tệ như sau:

1 Không có chương trình kiểm tra liên tục về kiểm soát môi trường và kiểmtra sức khoẻ tại những nơi làm việc có các yếu tố có hại;

2 Thiếu các dịch vụ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các cơquan chính phủ trong việc kiểm soát môi trường lao động và tiến hành kiểm tra y tếcho người lao động;

3 Thiếu thông tin hoặc các ấn phẩm về quản lý an toàn lao động theo đặc thùtừng ngành nghề lao động;

4 Thiếu các nghiên cứu theo hướng phòng ngừa tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp, cũng như các nghiên cứu cải thiện môi trường lao động gắn với sứckhoẻ con người;

5 Sự kém hiểu biết của người lao động về vấn đề an toàn lao động do thiếukiến thức phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Năm 1976, Thái Lan ban hành tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng là bướcđầu tiên cho sự ban hành các luật lệ an toàn lao động khác Năm 1998, đạo luật mới

về bảo hộ lao động được ban hành khi Thái Lan bước vào thời kỳ kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ 8 (1997-2001) Theo đạo luật này, Uỷ ban quốcgia chịu trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong toàn quốc được thành lập

Có nhiều tổ chức của chính phủ có trách nhiệm quản lý an toàn lao động,trong đó các cơ quan quan trọng nhất nằm trong Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội,

Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp Năm 1998, Vụ Bảo hộ lao động và Phúc lợi xã hội(DLPW) thuộc Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội đã đưa vào sử dụng hệ thống quản

lý an toàn lao động đã được xây dựng và hoàn thiện để áp dụng ở các địa điểm làmviệc khác nhau Bên cạnh đó, nhiều quy phạm đã được các Bộ ban hành, tuy nhiên,các quy phạm này không bao trùm tất cả các ngành nghề, đặc biệt là không chú

Trang 10

trọng tới lao động nông nghiệp May mắn thay, nông nghiệp không phải là một trongcác ngành nghề có nhiều tai nạn lao động nhất tại Thái Lan.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia Thái Lan lần thứ 9 2006), luật về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường được công bố Bảo hộ laođộng được mở rộng, bao trùm toàn bộ các ngành nghề và các quy định về an toànlao động được cải tiến cho phù hợp với sự thay đổi công nghệ và sự phát triển củanền kinh tế [10], [16]

(2002-1.1.3.3 Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ở Đài Loan

Đài Loan áp dụng và hoàn thiện dần dần hệ thống đánh giá an toàn và sứckhỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) từ nhiều năm nay Hệ thống này mang lại lợi íchchủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp như cải thiệnhình ảnh của doanh nghiệp, giảm chi phí bảo hiểm, đạt được hiệu quả trong việckiểm soát rủi ro và cơ chế cải thiện điều kiện làm việc được thực hiện một cáchthường xuyên [16], [24]

Hiệu quả tích cực của OHSAS 18001 là giúp các doanh nghiệp phân tích vàđánh giá điểm chính của mối nguy hại và thiết lập cơ cấu phòng ngừa trong quátrình làm việc Điểm mấu chốt của cơ cấu phòng ngừa thành công hay không phụthuộc vào việc liệu các doanh nghiệp có thể hợp nhất một cách hiệu quả các vấn đề

an toàn và sức khoẻ, chính sách kinh doanh và việc quản lý quá trình hoạt động.Nếu cơ cấu phòng ngừa đạt hiệu quả tốt, nó không chỉ giảm chi phí bảo hiểm và tainạn mà còn giảm nguy cơ gây tai nạn

Xem xét tình trạng ban đầu về an toàn và sức khỏe là sự chuẩn bị nắm đượcthực trạng của vấn đề an toàn và sức khỏe trong doanh nghiệp và việc thu thậpthông tin liên quan khi doanh nghiệp dự định thành lập hệ thống quản lý an toàn vàsức khỏe Bên cạnh đó, xem xét lại tình trạng ban đầu cũng có ích như là sự giớithiệu tiếp theo của việc thiết lập OHSAS 18001 và là cơ sở cho việc chuẩn bị sựthay đổi tác động của an toàn và sức khỏe Về cơ bản mục đích và nội dung của việcxem xét lại tình trạng ban đầu của OHSAS 18001 tương tự của ISO 14001 Nó baogồm 5 mục đích: kiểm tra tiểu sử của doanh nghiệp, hiện trạng đầu tư, nghiên cứu

Trang 11

hệ thống quản lý đang thực hiện, phát hiện và đánh giá rủi ro, thực hiện yêu cầu luậtpháp Trong đó việc phát hiện rủi ro cần nhiều nhân lực tham gia Phương pháp phổbiến nhất để phát hiện rủi ro đối với một cơ sở sản xuất là phân tích an toàn trongcông việc, phân tích kết quả và phương thức của việc hỏng hóc, nghiên cứu mốinguy hiểm và khả năng có thể xảy ra rủi ro

Tuy vậy, kết quả kiểm tra việc thực hiện hệ thống an toàn lao động ở các nhàmáy thuộc khối công nghiệp của Đài Loan cho thấy tỷ lệ thực hiện hệ thống này ởcác cơ sở vẫn còn thấp

1.1.3.4 Dự án CLEAN-3D ở Hàn Quốc

Từ tháng 11 năm 2001, Cục An toàn Vệ sinh Lao động Hàn Quốc đã phốihợp với Bộ Lao động để thực hiện Dự án CLEAN-3D cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ nhằm giúp họ tạo lập nơi làm việc an toàn thoải mái bằng việc loại bỏ nhữngyếu tố nguy hiểm và độc hại [16], [17], [21] (3D là viết tắt của các từ Nguy hiểm –Danger, Bẩn thỉu – Dirtiness, và Khó khăn – Difficulty) Dự án này nhằm mục tiêuloại bỏ các vấn đề liên quan đến nguy hiểm, bẩn gây ô nhiễm, và khó khăn trongcác doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo lập sự an toàn và thoải mái khi làm việc Sơ đồsau có thể minh hoạ cho chương trình hành động và mục tiêu của dự án:

Nguy hiểm: Yếu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn lao động

 Loại trừ nguy hiểmBẩn gây ô nhiễm: Các yếu tố nguy hiểm và độc hại có thể gây bệnh nghề nghiệp

 Cải thiện môi trường làm việcKhó khăn: Công việc đôi lúc đòi hỏi lao động thể lực nặng nhọc

 Cải tiến quá trình làm việc

Dự án CLEAN-3D được thực hiện qua những giai đoạn sau:

- Tạo dựng nơi làm việc sạch sẽ;

- Trợ giúp kỹ thuật an toàn lao động;

- Trợ giúp công tác tự kiểm tra;

- Trợ giúp các bên hợp đồng phụ của các doanh nghiệp lớn trong công tácquản lý an toàn lao động;

Trang 12

- Trợ giúp việc hướng dẫn chăm lo sức khoẻ.

1 Tạo dựng nơi làm việc sạch sẽ: Đói tượng chủ yếu là các doanh nghiệpvừa và nhỏ đang giải quyết vấn đề liên quan đến công tác an toàn lao động hoặcmôi trường làm việc yếu kém;

2 Trợ giúp kỹ thuật an toàn lao động: Đói tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ

đã để xảy ra tai nạn lao động trong vòng hai năm qua hoặc doanh nghiệp trongngành mà lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học nguy hiểm vàđộc hại Nhóm công tác trợ giúp kỹ thuật có trách nhiệm giúp đỡ doanh nghiệp xoá

bỏ các yếu tố 3D và cải thiện môi trường làm việc nghèo nàn thông qua việc đithăm cơ sở sản xuất ít nhất 4 lần một năm;

3 Trợ giúp công tác tự kiểm tra: Các cơ quan chức năng thông qua các loạithiết bị cần thiết nhất định kiểm tra công tác an toàn lao động tại các cơ sở sau đóhướng dẫn các cơ sở tự sử dụng các loại thiết bị này để thường xuyên kiểm tra congtác an toàn lao động trong bản thân doanh nghiệp;

4 Trợ giúp các bên hợp đồng phụ có đối tượng là các doanh nghiệp lớn kýhợp đồng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

5 Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe áp dụng cho các doanh nghiệp loại nhỏ cóquy mô sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ

đã phát hiện hoặc nghi ngờ có bệnh nghề nghiệp

Thành công của Dự án CLEAN-3D tại Hàn Quốc là tăng số lượng việc làmđồng thời giảm tai nạn lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Bên cạnh đó, dự

án góp phần tạo nên môi trường trong sạch, an toàn và thuận tiện cho mọi người vàmọi lao động tại nơi làm việc

1.2 TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

1.2.1 Khái niệm và lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam

Khái niệm về làng nghề Việt Nam:

Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân,chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyềnthống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại Làng nghề thường mang

Trang 13

tính truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn mangmàu sắc văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam [9].

Theo tiêu chí “Làng nghề nông thôn Việt Nam” thì làng làm nghề truyềnthống được công nhận là làng nghề khi có trên 30% tổng số dân tham gia sản xuấtcác sản phẩm phi nông nghiệp và tổng doanh thu do hoạt động sản xuất chiếm trên50% tổng doanh thu của cả làng [2]

Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam:

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Đa số cáclàng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình pháttriển KT-XH, văn hóa và nông nghiệp của đất nước Ví dụ như làng đúc đồng ĐạiBái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) cógần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm – Thái Bình hay nghề điêu khắc

đá mỹ nghệ ở Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình cũng đã hình thành cách đây hơn

400 năm, Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩmnày được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [9], [2]

Hiện nay, cả nước có khoảng 1450 làng nghề truyền thống với tổng số 1,4triệu nhân công, phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước Trên cả nước, làngnghề phân phố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng khoảng 800 làng (chiếm67,3%), miền Trung 20,5% và miền Nam 12,2% Các tỉnh có số lượng làng nghềđông bao gồm: Hà Tây cũ có 280 làng, Thái Bình có 18 làng, Thanh Hoá có 127 làng,Nam Định có 90 làng, Hải Dương có 65 làng [16]

Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh

tế thị trường, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Quá trình công nghiệp hóacùng với việc phát triển ngành nghề nông thôn đã làm tăng mức thu nhập bình quâncủa người dân, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến Các làngnghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằmđạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nôngthôn

Trang 14

1.2.2 Vấn đề về môi trường làng nghề

Bên cạnh mặt tích cực và những đóng góp lớn cho nền kinh tế - xã hội thì sựphát triển của hoạt động sản xuất làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt vềvấn đề ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày càngtrở thành vấn đề bức xúc

1.2.2.1 Môi trường không khí tại các làng nghề

* Đặc trưng khí thải và ô nhiễm không khí tại các làng nghề:

Khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễmkhông khí như: bụi, CO2, CO, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi Ngoài ra, các khí độchại còn được sinh ra trong quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ có trongnước thải và các chất hữu cơ dạng rắn, đó là các khí: H2S, NH3, CH4 [4], [9]

Môi trường khu vực sản xuất ở các làng nghề tái chế ngoài ô nhiễm khôngkhí do đốt nhiên liệu, thể hiện ở các thông số ô nhiễm như bụi, CO2, CO, SO2,

NOx…,quá trình tái chế và gia công cũng gây phát sinh các khí độc như hơi axit,kiềm, kim loại (PbO, ZnO, Al2O3) và gây ô nhiễm nhiệt [2]

Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, ônhiễm không khí không chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các chấthữu cơ trong nước thải, chất rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4,…

Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi cácthông số như bụi, SO2, NO2 Môi trường vi khí hậu ở các làng nghề dệt thường bị ônhiễm bởi tiếng ồn do các máy dệt thủ công Mức ồn vượt TCVN từ 4 – 14 dBA[2]

Đối với các làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren, ô nhiễm không khíthường chỉ xảy ra tại một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan Môitrường không khí xung quanh khu vực sản xuất của làng nghề chế tác đá bị ô nhiễmnghiêm trọng do bụi đá và tiếng ồn Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ chế tác đá cònchứa một lượng không nhỏ SiO2 (0,56 – 1,91% tại làng nghề đá Non Nước – ĐàNẵng) rất có hại cho sức khỏe Trong khi đó, tại làng nghề sản xuất mây tre đan,

Trang 15

không khí thường bị ô nhiễm bởi SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc chocác sản phẩm mây tre đan

Tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá, ô nhiễm khôngkhí diễn ra phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng Đối với các làng nghề sảnxuất vật liệu xây dựng, chất lượng không khí bị suy giảm chủ yếu do khí thải từ đốtnhiên liệu đã sinh ra các khí SO2, CO, CO2, NO và nhiều loại chất thải nguy hạikhác [8] Trong khi đó, ở các làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh từ quá trình khaithác và chế tác đá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm không khí ở đây Kếtquả khảo sát ở khu vực làng nghề cho thấy hàm lượng bụi vượt TCVN từ 3 – 8 lần,hàm lượng SO2 có nơi vượt đến 6,5 lần [2]

1.2.2.2 Môi trường nước mặt và nước ngầm tại các làng nghề

* Đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề

Ô nhiễm môi trường nước với các chất thải độc hại khó phân huỷ đang làmột vấn nạn nóng bỏng tại các làng nghề Khối lượng và đặc trưng nước thải sảnxuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trongsản xuất Một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm,….trong nướcthải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hóa chất, axit, muối kim loại, xyanua vàcác kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu,… vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.Nước thải từ các làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm có BOD5, COD và độ màu rất cao(vượt tiêu chuẩn 2-5 lần), gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt [8]

Đối với các làng nghề chế biến lương thực và thực phẩm, nước thải rất giàuchất hữu cơ, các chỉ tiêu: BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn,phát sinh rất nhiều các chất ô nhiễm thứ cấp dạng khí: CH4, H2S, NH3… và là môitrường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển [4]

Tại các làng nghề tái chế phế liệu, nước thải chứa nhiều chất độc hại như kimloại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni,….), dầu mỡ công nghiệp, ngoài ra còn tạo ra muối Hg,xyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác

Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ, hàm lượng COD và BOD5 trong nướcthải thường vượt TCVN từ 2-5 lần và từ 5,5-8,5 lần

Trang 16

* Đặc trưng ô nhiễm nước mặt ở các làng nghề

Nước mặt ở các sông hồ địa phương, đặc biệt là tại các làng nghề trong lưuvực sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu ở phía Bắc và hệ thống sông Đồng Nai ở phíaNam bị ô nhiễm do chịu tác động trực tiếp của nước thải sản xuất, có nơi đã đếnmức báo động

Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, nướcmặt bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, đang ở mức báo động, nhiều nơi có COD,BOD5, NH4, Coliform vượt TCVN hàng chục đến hàng trăm lần Nước mặt ởcác làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da cũng bị ô nhiễm hữu cơ nặng vớiCOD vượt TCVN 2-3 lần, BOD5 1,5-2,5 lần

Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nước mặt bị ô nhiễm cao, đặc biệt đối vớilàng nghề mây tre đan có độ ô nhiễm hữu cơ cao, hàm lượng COD, BOD5,NH4,Coliform, độ màu đều tăng cao, vượt TCVN nhiều lần

1.2.2.3 Môi trường đất tại các làng nghề

Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu tập trung ở các làng nghề tái chế kim loại.Hàm lượng các kim loại nặng trong đất cũng rất cao, vượt nhiều lần so với TCCP[8]

1.2.2.4 Chất thải rắn tại các làng nghề

Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để,gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất Theo số liệu nghiên cứu của SởCông thương Hà Nội 2008, khối lượng chất thải rắn của 255 làng nghề thuộc thànhphố Hà Nội sau khi mở rộng đã lên tới 207,3 m3/ngày (tương đương với khoảng 90tấn/ngày) chưa tính chất thải rắn chăn nuôi gia súc, gia cầm [2]

* Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:

Chất thải rắn ở nhóm làng nghề này giàu chất hữu cơ, hầu hết chưa đượcquan tâm xử lý, xả thải bừa bãi vào môi trường Các làng nghề này thải ra khốilượng lớn chất thải rắn (bã thải có độ ẩm rất cao và chiếm tới 50% nguyên liệu, chủyếu là xơ khoảng 10% và tinh bột khoảng 4-5%) Chẳng hạn, sản lượng 52.000 tấntinh bột/năm, làng nghề Dương Liễu hàng năm phát sinh tới 105.768 tấn bã thải [2]

Trang 17

Loại hình giết mổ gia súc, gia cầm cũng tạo ra một lượng chất thải rắn đáng kể.Chất thải rắn loại này ngoài phân còn chứa một lượng không nhỏ mỡ động vật rấtchậm phân huỷ

* Các làng nghề tái chế phế liệu:

Ở nhóm làng nghề này, chất thải rắn có thành phần phức tạp, khó phân huỷ.Làng nghề tái chế kim loại, nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm: bavia, bụi kimloại, phoi, rỉ sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày [2]

Làng nghề tái chế giấy, nhựa thải ra các chất thải rắn bao gồm: nhãn mác, bộtgiấy, băng ghim, băng dán, tạp chất không tái sinh được,…

* Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da:

Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, chất thải rắn bao gồm bụi bông, vải vụn từ sesợi, dệt, cắt may; bã kén từ ươm tơ, kéo sợi, xỉ than, bao bì, thùng đựng hoá chất,nguyên liệu, Các làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn,

da vụn gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo, với lượng thải lên tới 2-5tấn/ngày [2]

* Các làng nghề thủ công mỹ nghệ:

Ở các làng nghề này, chất thải rắn không nhiều và hầu hết chất thải rắn ở đâyđược tận dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình

* Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá:

Tại các làng nghề này, chất thải rắn chủ yếu là đá vụn, vỉa đá nhỏ Đây lànhững loại chất rắn khó phân hủy, lượng thải lớn, chứa nhiều bụi đá với hàm lượngSiO2 cao Tiếng ồn ở các làng nghề này là rất lớn vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiềulần Ngoài ra còn có các giẻ lau các dung môi, hoá chất xử lý màu, dầu mỡ của cácđộng cơ, máy móc cũng gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng

1.2.3 Vấn đề về bệnh nghề nghiệp làng nghề

Báo cáo về hiện trạng môi trường của Bộ TN-MT nêu rõ: Thời gian gần đâytại nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi laođộng) đang có xu hướng gia tăng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bìnhcủa người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ

Trang 18

trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5-10năm [2], [17]

Theo thống kê tại tỉnh Hà Nam, so sánh giữa 7 làng nghề và 7 làng khônglàm nghề, tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da, tiêu chảy, hô hấp và đau mắt tại 7 làng nghềcao hơn rất nhiều so với làng không làm nghề [2]

Một số nghiên cứu tại một số làng nghề ở Hà Nội cũng cho thấy giữa các khuvực làng nghề và không làm nghề, tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng khu vực làngnghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần nông

Ở các làng nghề khác nhau thì các bệnh nghề nghiệp cũng như tỷ lệ ngườimắc bệnh nghề nghiệp là không giống nhau [8]

Trong một nghiên cứu của Viện BHLĐ năm 2005, trong số các bệnh, mắcnhiều nhất là các bệnh về đường hô hấp (viêm họng: 30,56%, viêm phế quản: 25%),sau đó là các bệnh cơ xương khớp (đau khớp xương: 15,28%, đau dây thần kinh:9,72%), thấp hơn là các bệnh về mắt (11,11%), bệnh về tiêu hoá, bệnh về da…[14]

Theo một khảo sát mới đây của Bộ Lao động thương binh xã hội, thì cókhoảng 31% số người lao động tại các làng nghề bị mắc bệnh liên quan đến nghềnghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp (32,6%), bệnh về mắt(29,7%), bệnh điếc tiếng ồn (11,3%), bệnh tim mạch (18%) [2]

1.2.3.1 Bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề tái chế phế liệu

Tình trạng bệnh nghề nghiệp tại hầu hết các làng nghề tái chế phế liệu đangngày càng gia tăng, các bệnh phổ biến như: Bệnh hô hấp, bệnh ngoài da, thần kinh

và đặc biệt là bệnh ung thư

Có 4 loại bệnh có tỷ lệ mắc cao tại nhóm làng nghề tái chế kim loại là bệnhphổi thông thường, bệnh tiêu hóa, mắt và phụ khoa, ung thư phổi (0,35-1%) và laophổi (0,4-0,6%) [7]

1.2.3.2 Bệnh nghề nghiệp tại làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ

Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe phố biến tại các làng nghề này là bức xạnhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, hơi khí độc, nước thải và chất thải rắn Các

Trang 19

bệnh phổ biến tại nhóm làng nghề này là bệnh ngoài da và viêm niêm mạc Tỷ lệmắc các bệnh phổ biến: phụ khoa 13-38%, tiêu hoá 8-30%, viêm da 4,5-23%, hôhấp 6-18%, đau mắt 9-15% [4].

1.2.3.3 Bệnh nghề nghiệp tại làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da

Bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ được gây nên bởi cácyếu tố như: tiếng ồn, bụi, bụi bong, hóa chất, hơi khí độc, nước thải chứa Javen vàcác loại hóa chất độc Theo một kết quả điều tra tại 4 làng nghề dệt lụa cho thấyngười lao động có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp là 5,5%; đau lưng là 13%; giảm thị lực là15,8%; bệnh về tai chiếm 9,5% trên tổng số người đến khám chữa bệnh tại trạm y tếcủa địa phương [2] Trong số những bệnh cấp tính thì bệnh đau đầu, mất ngủ, suynhược thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (46%) và trong số những bệnh mãn tính thìbệnh xương khớp cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 30%)

1.2.3.4 Bệnh nghề nghiệp tại làng nghề thủ công, mỹ nghệ

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do sử dụng các nguyên liệu sơn, dầu,aceton, xylen, toluene, benzene,…nên đã gây ra các bệnh phổ biến như: Bệnh hôhấp, bệnh ngoài da, ung thư [2]

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương năm 2006, tỷ

lệ người sống trong khu vực làng nghề mắc bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứngbệnh cao hơn so với những người thuần nông (88,1% so với 52,2%) [2]

1.2.3.5 Bệnh nghề nghiệp tại làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt tại các làng nghề sản xuất vật liệu xâydựng, người dân phải trực tiếp sống trong môi trường có nồng độ bụi, tiếng ồn lớn,các khí độc cao nên tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh về da rất cao Một số bệnhđiển hình tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá như bệnh taimũi họng, bệnh hô hấp, bệnh mắt, bệnh thần kinh mệt mỏi, rối loạn tâm thần Tỷ lệmắc bệnh tại các làng nghề này rất cao Theo số liệu điều tra của Viện Khoa học vàCông nghệ Môi trường (8-12/2002), tại làng nghề Đông Tân - Thanh Hóa, làng nghềKiện Khê - Hà Nam, tỷ lệ mắc bệnh do nghề nghiệp là hơn 50% [2]

Trang 20

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Y tế Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), với hơn1.200 người lao động ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, tỷ lệ người dân làm nghề

bị mắc bệnh cao hơn khá nhiều so với khu vực dân cư lân cận không tham gia nghề

Theo số liệu của UBND TP Đà Nẵng, đến năm 2010, ước tính làng đá mỹnghệ Non Nước có khoảng 20% trong số 5.000 công nhân lao động bị bệnh phổi dohít bụi đá, và việc dùng axit tưới lên đá để làm mềm đá và sau đó dùng giấy nhámđánh bóng bằng tay khiến axit ăn mòn da tay là không thể tránh khỏi

Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề không những làm gia tăng bệnh nghềnghiệp mà còn gây tổn thất đối với nền kinh tế và làm nảy sinh xung đột môi trườnggiữa các làng nghề, vì vậy cần có các giải pháp KHCN giảm thiểu ô nhiễm môitrường và bệnh nghề nghiệp làng nghề nói chung và chế tác đá nói riêng

1.2.4 Các giải pháp KHCN giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp làng nghề

Phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển ở nước ta,trong đó có làng nghề, đã được khẳng định trong chủ trương, đường lối phát triểncủa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Báo cáo môi trường quốc gia 2008 [2], [18], đã nêu ra 6 nhóm giải pháp chủyếu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, bao gồm:

(1) Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMTlàng nghề

+ Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật vềBVMT làng nghề

+ Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn

+ Tăng cường tổ chức thực thi pháp luật BVMT làng nghề

(2) Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT

(3) Giải pháp đối với các làng nghề đang hoạt động:

+ Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề

+ Tăng cường áp dụng các công nghệ xử lý chất thải làng nghề

(4) Giải pháp đối với các làng nghề đang bị ô nhiễm môi trường:

Trang 21

+ Khẩn trương xử lý môi trường trong các làng nghề đã có trong danh sáchQuyết định 64/2003/QĐ-TTg về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng

+ Xử lý trường hợp phát sinh làng nghề gây ô nhiễm môi trường

+ Xử lý các khu vực bị ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng nghề.(5) Một số giải pháp khuyến khích

+ Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ giảm thiểu ônhiễm môi trường, xử lý các chất thải làng nghề

+ Khuyến khích việc xã hội hóa công tác BVMT làng nghề

+ Khuyến khích tăng cường và đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT làngnghề

Trước thực trạng gia tăng BNN tại các làng nghề đã có nhiều nghiên cứu đưa

ra các giải pháp nhằm giảm thiểu BNN như: Sản xuất sạch hơn, VSATLĐ, mở cáclớp tập huấn về VSATLĐ…tuy nhiên các giải pháp chưa được áp dụng đồng bộ nênhiệu quả còn nhiều hạn chế

Trang 22

1.3 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ TÁC ĐÁ

1.3.1 Tình hình khai thác và chế tác đá trong nước

Thời kỳ đồ đá đã lùi xa vào quá khứ nhường chỗ cho thời kỳ đồ điện tử, thếnhưng ngày nay trong mỗi gia đình người dân đất Việt vẫn còn không ít những vậtdụng bằng đá tồn tại song hành cùng thời gian.Từ xa xưa, nghề khai thác và chế táccác sản phẩm dân dụng, mỹ nghệ từ đá đã phát triển khá mạnh, ban đầu cũng chỉsản xuất những mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày như chày, cối đá, biamộ, Nhưng càng về sau nghề này càng phát triển, kỹ nghệ chế tác càng điêu luyệntinh xảo hơn mới phát triển sang chế tác mỹ nghệ, điêu khắc, tạc tượng đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của thị trường

Sản phẩm của làng đá hiện nay hết sức đa dạng phong phú về đề tài, chủngloại kích cỡ, từ những vật dụng hàng ngày như cốc, chén, ấm trà bằng đá…đến cáctượng lân, rồng, sấu đá,… cho các chùa, rồi đến những tượng nhân sư, thần Vệ Nữ,danh nhân đất Việt, danh nhân thế giới, Phật Di Lặc, Phật bà Quan Âm, Sư tử, Hổ,Báo, Đại bàng Có tượng chỉ bằng ngón tay, có tượng to bằng người thật hết sứctinh xảo sinh động Sản phẩm của các làng đá không chỉ có đá xây dựng ốp lát, xâytường, móng kè… và những vật dụng đơn giản mà còn có đá mỹ nghệ với nhữngsản phẩm tinh xảo như: voi đá, ngựa đá, tòa sen, tượng phật, chân cột đình, bia văn

tự, đỉnh lư hương, tháp nhang sân chùa, nhịp cầu bằng đá,… được lưu dấu ấn ở cáccông trình văn hoá, lịch sử như chùa Báo Ân, điện Lam Kinh, thành nhà Hồ, Kinhthành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Diên Hựu, nhà thờ đá PhátDiệm,…mà còn xâm nhập vào nhiều thị trường lớn như Mỹ, Úc, Nhật Bản,Malaysia, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Châu Âu nên chất lượng, mẫu mã,

độ tinh xảo ngày càng được nâng cao hơn rất nhiều và được nhân dân các nước ưachuộng, tin dùng

Ngoài những làng nghề chế tác đá nổi tiếng từ thời xa xưa như làng nghềNinh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), làng nghề Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng),làng nghề Đông Sơn (Thanh Hoá),…hiện nay với sự phát triển của kinh tế thịtrường và chủ trương phát triển làng nghề của nhà nước, với sự kế thừa những tinh

Trang 23

hoa của các làng nghề truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, các làng nghềchế tác đá mới cũng đã xuất hiện trên khắp mọi miền của đất nước như: làng đáLong Châu (Chương Mỹ, Hà Nội), Đại Lộc (Quảng Nam), Suối Giàng (Văn Chấn,Yên Bái), Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc),…cũng như nhiều công ty đá mỹ nghệkhác: công ty TNHH đá mỹ nghệ Thái Bình, Công ty TNHH xây dựng Đồng Tiến

(thị xã Quảng Trị), Công ty TNHH Thái Thùy Linh (Chương Mỹ, Hà Nội),…

Nghề đá phát triển, thu nhập bình quân của người dân làm nghề tạc đá ngày càng ổn định và khấm khá hơn

Tuy nhiên, để trở thành một làng nghề có quy mô lớn, phát triển theo hướngbền vững và đủ sức vươn ra thị trường trong và ngoài nước, nghề đá cần có sự hỗtrợ nhiều mặt từ chính quyền địa phương và các ngành chức năng ở tỉnh và huyện.Trong đó, các giải pháp về quy hoạch, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, cải tiếnmẫu mã, công nghệ, môi trường, an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp,…lànhững yếu tố cần xem xét và thực thi một cách đồng bộ với những bước đi thíchhợp Được như vậy, nghề khai thác và sản xuất các sản phẩm từ đá sẽ góp phần đắclực vào công tác giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nôngthôn ở địa phương

1.3.2 Làng nghề đá Hoa Lư – Ninh Bình

1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Huyện Hoa Lư có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình,phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây giáp thị xã Tam Điệp, phía nam giáp huyệnYên Mô, phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình

Hoa Lư có diện tích tự nhiên 139,7 km² và dân số 103,9 nghìn người (2003)

11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Giang,Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Thắng vàthị trấn Thiên Tôn [11], [12], [13]

Về sông ngòi, huyện Hoa Lư giáp với 2 con sông lớn là sông Đáy và sôngHoàng Long ở phía bắc, sông Sào Khê và sông Chanh chảy dọc huyện nối sôngHoàng Long với sông Vân

Trang 24

Nằm ở vùng bán sơn địa, Hoa Lư có những dãy núi đá vôi ngập nước đượchình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp như các thắng cảnh: Tam Cốc - BíchĐộng, cố đô Hoa Lư, Tràng An, động Hoa Sơn

Huyện Hoa Lư được thành lập ngày 27/4/1977 do hợp nhất huyện Gia Khánh(phủ Tràng An) và thị trấn Ninh Bình, khi đó thuộc tỉnh Hà Nam Ninh Thị xã NinhBình chuyển thành thị trấn Ninh Bình, huyện lỵ huyện Hoa Lư Ngày 9/4/1981, táilập thị xã Ninh Bình, tách khỏi huyện Hoa Lư Trụ sở huyện Hoa Lư chuyển về xãNinh Khánh Sau đó nhiều lần tách đất huyện Hoa Lư nhập vào thị xã Ninh Bình

Từ năm 1991, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình với trung tâm là thị trấn Thiên Tôn.Trong tương lai, do sức ép phát triển đô thị của thành phố Ninh Bình, rất có thể diệntích huyện Hoa Lư tiếp tục sẽ dần được chuyển nhập về thành phố này

Hoa Lư có ưu thế về giao thông cả về thuỷ, bộ và sắt Với vị trí giữa haitrung tâm lớn là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp Tiềm năng vị trí và dulịch lớn kéo theo các hoạt động kinh tế của huyện phát triển mạnh như: các khucông nghiệp, khai thác đá, làng nghề truyền thống, v.v

Đề tài luận văn được triển khai tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư,Ninh Bình, nơi mà người lao động thường phải làm việc trong môi trường bị ônhiễm bụi, tiếng ồn và làm việc ngoài trời dưới mưa nắng, trên sườn núi cao, vậnhành máy cẩu, cắt, mài đá, có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Xã Ninh Vân nằm ở phía Tây Nam huyện Hoa Lư với tổng diện tích tự nhiên1.264 ha, dân số 10.197 người (tính đến tháng 10/2011) Phía Bắc giáp xã Ninh Hải,Ninh Thắng; Phía Nam giáp thị xã Tam Điệp; Phía Đông giáp xã Ninh An và huyệnYên Mô; Phía Tây giáp thị xã Tam Điệp Nghề nghiệp chính của người dân nơi đây

là làm nông nghiệp, khai thác chế biến đá vật liệu xây dựng và đá mỹ nghệ, bêncạnh đó còn có một số gia đình làm thêu ren, buôn bán nhỏ và vận tải cơ khí phục

vụ sản xuất Là xã miền núi có giao thông thuận lợi, lại nằm ngay sát quốc lộ 1Anên hoạt động sản xuất, giao thương của xã có nhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển kinh tế - xã hội Cách đây khoảng 400 năm, Ninh Vân đã có nghề khai thác và

Trang 25

chế tác đá mỹ nghệ, hiện nay xã Ninh Vân đã có 5/13 thôn được công nhận là làngnghề truyền thống lâu đời ở Ninh Bình [11],[13].

Được thiên nhiên ưu đãi với diện tích núi đá hơn 400 ha, nghề làm đá truyềnthống ở Ninh Vân ngày càng phát triển Hàng năm, một khối lượng lớn đá xây dựngđược cung cấp thường xuyên cho các nơi Ngoài ra, với tài nghệ và đôi bàn tay khéoléo, người dân nơi đây còn là những nghệ nhân chế tác đá mỹ nghệ, sản phẩm đáNinh Vân xuất hiện ở khắp nơi như một biểu tượng của tài năng con người có thểbiến những khối đá thô sơ thành những sản phẩm nghệ thuật của nhân loại Trướcđây thực dân Pháp cũng khai thác đá xây dựng và đá mỹ nghệ thủ công để làm cầu,đường và xây công sở Rất nhiều công trình nổi tiếng xây dựng từ thời Pháp thuộc

có sự tham gia của nghệ nhân làng đá Ninh Vân như: kho bạc Nam Định, mố cầuLong Biên, nhà thờ đá Phát Diệm, lăng thánh mẫu Liễu Hạnh, phủ Giày Nam Định.Ngày nay sản phẩm đá được dùng để xây dựng cụm tượng đài Bà mẹ Tổ quốc ở TP

Hồ Chí Minh, cụm tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, cụm tượng đài thanh niênxung phong chống Mỹ cứu nước ở Quảng Trị, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượngBác Hồ ở Nghệ An, tượng Trần Hưng Đạo ở Chí Linh (Hải Dương), tượng đàiHoàng Văn Thụ ở Lạng Sơn, cụm tượng đài Pắc Pó ở Cao Bằng Các nghệ nhânlàng đá Ninh Vân còn là tác giả của 500 pho tượng La Hán được đặt tại chùa BáiĐính, ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay Các pho tượng có kích cỡ lớn, chiềucao trên 2m Mỗi pho tượng La Hán đều được đúc một mẫu thạch cao riêng nên rấtphong phú và sinh động, tinh xảo và cầu kỳ đòi hỏi phải có những đôi tay lànhnghề

Trong những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo nhằm giải quyếtcông ăn việc làm cho nhân dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏphát triển Tính đến thời điểm hiện nay, toàn xã có 79 doanh nghiệp tư nhân, trong

đó có tới 68 doanh nghiệp chuyên về sản xuất đá mỹ nghệ Những năm trở lại đây,nền kinh tế của xã đã có những bước tiến vượt bậc so với các xã lân cận, trong đónghề truyền thống sản xuất đá mỹ nghệ đóng một vai trò không nhỏ, hàng năm đemlại nguồn doanh thu tương đối lớn cho xã, khoảng 100 tỷ đồng, chiếm 80% doanh

Trang 26

thu toàn xã Bên cạnh đó, nghề chế tác đá còn tạo điều kiện cho nhiều ngành nghềkhác phát triển như vận tải, cơ khí Xã Ninh Vân có hàng trăm xe vận tải các cỡ,nhiều cụm cơ khí nhỏ và vừa với việc làm ổn định [11], [13], [14].

1.3.2.2 Điều kiện sản xuất tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình

Để làm ra một tác phẩm đá mỹ nghệ từ một phiến đá thô sơ, người nghệ nhânphải thực hiện rất nhiều khâu Đầu tiên, đá thô được lấy từ trên núi bằng công nghệdùng mìn nổ Phiến đá này qua máy xẻ đá tạo thành những tấm đá có dạng khối vớinhững kích thước khác nhau, gọi là đá xẻ Sau đó, chúng được chuyển về khu chếtác đá và với bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm đá qua các công đoạn như:băm, đục, đẽo, khắc, chạm trổ hoa văn,….những phiến đá thô sơ trở thành nhữngtác phẩm nghệ thuật rất có giá trị Như vậy, để làm ra những tác phẩm nghệ thuậtphục vụ đời sống, người thợ đá làng Ninh Vân phải thực hiện rất nhiều công đoạn

và họ vẫn đang ngày ngày phải làm việc trong điều kiện sản xuất còn rất hạn chế

“Ai cũng biết làm đá là vất vả, độc hại nhưng không làm thì không biết làm nghề gì.Đất nông nghiệp ở Ninh Vân hạn hẹp Nghề đá vẫn là kênh thoát nghèo cho hàngnghìn hộ dân ở đây Vì nhiều lý do, người dân vẫn phải đánh đổi sức khoẻ của mìnhcho những xưởng đá” [13]

Vốn đầu tư luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều ngành nghề nói chung hiện

nay, đặc biệt đối với nghề làm đá, mỗi doanh nghiệp cần một số vốn rất lớn Vốnxây dựng xưởng sản xuất, vốn đầu tư máy móc, thuê nhân công,…

Với những thiếu thốn về vốn như vậy lại kéo theo tình trạng cơ sở hạ tầngcũng hạn chế, mặt bằng sản xuất không đảm bảo điều kiện cho công nhân làm việc.Người công nhân phải làm dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, họ làm bất kể trờimưa nắng mà không hề có mái che, có chăng chỉ là những mảnh bạt nhỏ dựng tạm

bợ Mặt bằng sản xuất cũng rất thô sơ, chỉ là khoảng không gian nơi làm việc, cáctấm đá xếp không gọn gàng, các vỉa đá vụn vứt lởm chởm trên đó, gây khó khăncho việc đi lại của người lao động, điều đó ảnh hưởng không ít đến sản xuất và cũng

là một nguyên nhân gây tai nạn cho người lao động

Trang 27

Quy trình sản xuất ít được cải tiến, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, các máymóc, thiết bị lạc hậu vẫn còn sử dụng nhiều Vì vậy, trong khi tiến hành các thao táctrên đá bằng các công cụ này đã tạo ra tiếng ồn lớn Mặt khác, máy móc thô sơ,không có các thiết bị che chắn hay hút bụi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường

và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động

Nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân rất rồi dào, đặc biệt là trong lúc nôngnhàn Số lao động làm nghề đá chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các nghề Tuynhiên, về trình độ tay nghề của người lao động thì chưa đồng đều Do tính chất đặcthù của nghề làm đá, phải làm những công việc nặng nhọc và thường xuyên tiếp xúcvới bụi đá, tiếng ồn, lại làm việc với cường độ cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến sứckhỏe người lao động Phần lớn người lao động là nông dân, trình độ dân trí thấp nênnhận thức về an toàn vệ sinh lao động và những tác hại của nghề đến môi trường vàsức khỏe còn hạn chế cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc chưa cao

Ngoài ra, do các máy móc đều gắn với thiết bị điện nên khả năng không antoàn về điện cũng rất cao Các loại biển báo nguy hiểm về máy móc cũng chưa có

Như vậy, với thực trạng trên, người lao động làng nghề đá Ninh Vân đangphải hàng ngày hàng giờ đối mặt với những nguy hiểm từ việc làm nghề đối vớitính mạng và sức khỏe của chính mình

Trang 28

CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các làng nghề chế tác đá Huyện Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Môi trường sản xuất, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp tại cáclàng nghề khu vực nghiên cứu

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Đánh giá thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường và sức khỏe cộng đồng trong khu vực làng nghề nghiên cứu

Đánh giá về điều kiện sản xuất, trang thiết bị; đánh giá hiện trạng môi trườngnước, đất, không khí và tiếng ồn; tình trạng bệnh nghề nghiệp

2.3.2 Xây dựng mô hình cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề khai thác và chế tác đá ở Ninh Vân

Xây dựng mô hình trình diễn ở 2 doanh nghiệp sản xuất đá ở trong làng nghềNinh Vân Với các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp nhằm cải thiện môitrường lao động nơi sản xuất; nâng cao nhận thức cho người lao động về VSATLĐ

và bảo vệ môi trường tại làng nghề

2.3.3 Mở rộng việc áp dụng mô hình cho các cơ sở sản xuất trong huyện Hoa

Lư và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp phù hợp với thực tế hiện nay

Qua hiện trạng sản xuất, ô nhiễm môi trường và các giải pháp khoa học đãđược áp dụng cho các làng nghề, từ đó tổng hợp và đề xuất một số giải pháp nhằmgiảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại làngnghề khu vực nghiên cứu Mở rộng mô hình ra các cơ sở sản xuất đá trong huyệnnhư: xã Ninh An, Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Khánh

Trang 29

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin

- Nội dung tài liệu thu thập: hiện trạng sản xuất, môi trường, sức khỏe người

lao động, công tác VSATLĐ, công tác tổ chức, quản lý, giám sát sản xuất và bảo hộngười lao động trong ngành nghề nông thôn

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Qua các tài liệu đã công bố

+ Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở điểm nghiên cứu là làng nghề chế tác

đá Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình thông qua: 60/2000 lao động thường xuyên;10/453 chủ cơ sở sản xuất; 5/5 cán bộ Ban quản lý làng nghề

2.4.2 Phương pháp lấy mẫu đất mặt, nước, không khí (để phân tích đánh giá

hiện trạng môi trường làng nghề và tác động của sản xuất đến môi trường và sức khỏe người lao động tại làng nghề nghiên cứu)

- Lấy mẫu trong khu vực làng nghề và ngay tại cơ sở sản xuất được chọnnghiên cứu

- Mẫu được lấy theo các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành:Lấy mẫu ở 3 thôn trong xã Ninh Vân (2 thôn ở làng nghề Ninh Vân, bị tácđộng hoặc có thể bị ảnh hưởng, một thôn không bị ảnh hưởng của làng nghề chế tác

đá Ninh Vân)

+ Đất mặt: 4mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu đất

+ Nước mặt: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nước mặt

+ Nước thải: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nước thải

+ Nước sinh hoạt: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu nước

+ Không khí: 4 mẫu/thôn; tổng cộng 12 mẫu không khí

2.4.3 Phương pháp xác định mức độ bụi và tiếng ồn

Bụi và tiếng ồn được đo nhanh tại địa điểm nghiên cứu bằng các thiết bị đohiện trường, cụ thể như sau:

Hàm lượng bụi được đo bằng máy EPAM 5000 (Mỹ)

Độ ồn được đo bằng máy ONO SOKKI (LA-5111)

Trang 30

2.4.4 Phương pháp phân tích mẫu đất mặt, nước, không khí

- Phân tích tại phòng phân tích - Viện Môi trường Nông nghiệp, theo cácphương pháp tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, các chỉ tiêu:

+ Đất mặt pH, N tổng số, P tổng số, K tổng số, Ca, Mg, Cu,

Zn, As, Cd, Pb+ Nước mặt pH, BOD5, COD, chất rắn hòa tan (TDS), chất rắn

lơ lửng (TSS), Pb, Cd, As, Cu, Zn, Hg

+ Nước thải pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, As, Hg, Pb, Cu,

Mn, Fe

+ Nước cấp sinh hoạt Độ đục, pH, độ cứng, TDS, TSS, As, Pb, Cr, Cu,

Zn, Hg. + Khí SO2, CO, NO2, O3, Bụi lơ lửng, Bụi PM10, Pb

2.4.5 Phương pháp xây dựng mô hình tại làng nghề

Triển khai tại khu điểm nghiên cứu:

* Chọn 2 cơ sở sản xuất trong làng nghề để triển khai việc áp dụng các biệnpháp khoa học, công nghệ nhằm đảm bảo VSATLĐ, giảm nguy cơ ô nhiễm môitrường và mắc bệnh nghề nghiệp:

- Cải thiện môi trường lao động nơi sản xuất, thông qua cải tiến trang thiết bịlàm việc, lắp đặt thêm các thiết bị nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường laođộng đến người sản xuất (như quạt thông gió, quạt sử dụng hơi nước làm giảm nồng

Trang 31

- Tập huấn, tuyên truyền, để nâng cao nhận thức người lao động vềVSATLĐ, bệnh nghề nghiệp và nâng cao kỹ thuật lao động an toàn cho người laođộng.

+ Tổ chức 4 buổi tập huấn

+ In ấn tờ rơi về an toàn vệ sinh lao động ở xưởng khai thác và chế tác đá

- Tăng cường công tác tổ chức quản lý, giám sát và đề xuất các cơ chế, chínhsách liên quan đến công tác VSATLĐ

2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý tất cả các số liệu qua thu thập tài liệu, điều tra, phỏng vấn, quan trắc vàphân tích tại hiện trường, bố trí thực nghiệm bằng phương pháp thống kê sử dụngphần mềm Excel

Trang 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ

3.1.1 Đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân

Để làm ra một tác phẩm đá mỹ nghệ từ một phiến đá thô sơ, người nghệ nhânphải thực hiện rất nhiều khâu Từ nổ mìn lấy đá thô; dùng máy xẻ tạo thành nhữngtấm đá có dạng khối (đá xẻ) đến các công đoạn như: băm, đục, đẽo, khắc, chạm trổhoa văn,….Như vậy, để làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống, ngườithợ đá làng Ninh Vân phải thực hiện rất nhiều công đoạn và họ vẫn đang ngày ngàyphải làm việc trong điều kiện sản xuất còn rất hạn chế

* Vốn đầu tư:

Hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về vốn Theo ông NguyễnQuang Diệu cho biết để có được điều kiện sản xuất như hiện nay, các cơ sở sản xuấtđều phải vay vốn từ các nguồn vay khác nhau song ngân hàng vẫn là nguồn vay chủyếu Với nghề làm đá, mỗi doanh nghiệp cần một số vốn rất lớn để xây dựng xưởngsản xuất, vốn để đầu tư máy móc, thuê nhân công,…

* Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất:

Khó khăn về vốn cho nên việc đầu tư cho xây dựng, sữa chữa, bảo dưỡng

cơ sở hạ tầng; xây dựng nhà xưởng; mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sảnxuất còn rất hạn chế Do đó, một số con đường đã bị xuống cấp; nhà xưởng và mặtbằng sản xuất không đảm bảo điều kiện cho công nhân làm việc Phần lớn họ làmviệc dưới điều kiện trên không có mái che, có chăng chỉ là những mảnh bạt nhỏdựng tạm bợ (Có khoảng 8/69 cơ sở có nhà xưởng kiên cố), dưới thì các tấm đá xếpkhông gọn gàng, các vỉa đá vụn vứt lởm chởm

Có nhiều hộ dân trong xã đã lấn chiếm đường giao thông, đất công, tậndụng đất trống trong khu dân cư để làm mặt bằng sản xuất và trưng bày sản phẩmgây nên tiếng ồn và thải ra một lượng bụi lớn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môitrường sống của người dân

Trang 33

Hình 3.1: Công nhân làm việc trong điều kiện tạm bợ, không có mái che

* Quy mô sản xuất:

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phần lớn là quy mô hộ gia đình, mới chỉ cókhoảng gần 70 hộ có quy mô doanh nghiệp Năm 2007, UBND xã đã có đề án thànhlập khu sản xuất làng nghề tập trung, xa khu dân cư, trên phạm vi 11ha, đặt ở haithôn Xuân Phúc, Xuân Thành Theo số liệu điều tra, tới nay, dự án đã hoàn thành vàkhu quy hoạch đủ diện tích cho 69/453 cơ sở làm đá, mỗi cơ sở có từ 900-1200m2.Tuy nhiên, giải pháp này mới chỉ khắc phục được tình trạng làm đá lẻ tẻ, tự phát vàhạn chế được một phần quá trình suy giảm chất lượng môi trường ở khu dân cư Còn

ở khu quy hoạch sản xuất đá thì tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn không ngừng giatăng Lượng cây xanh được trồng ở khu quy hoạch tuy có nhưng còn quá ít nênkhông phát huy tác dụng

* Quy trình công nghệ và thiết bị máy móc:

Quy trình sản xuất tuy đã được cải tiến, một số công đoạn đã dùng máy côngnghiệp thay cho thủ công trước kia như: máy băm, tiện, cắt, rút lỗ… Tuy nhiên, vớitrình độ kỹ thuật còn hạn chế, các máy móc này vẫn còn nhiều nhược điểm, trongkhi tiến hành các thao tác trên đá bằng các công cụ này đã tạo ra một lượng bụi lớngấp chục lần so với làm thủ công như trước kia Hơn thế nữa, việc vận hành máycòn đem lại nguy cơ không an toàn cho người lao động Với những lưỡi cưa sắc,nếu không cẩn thận, người sử dụng máy có thể bị đứt chân, tay bất cứ lúc nào

Do thiếu vốn để cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất Do đó, các máymóc, thiết bị cũ; máy móc thô sơ không có các thiết bị che chắn hay hút bụi vẫn còn

Trang 34

sử dụng nhiều gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người laođộng.

* Các yếu tố phục vụ sản xuất:

Một yếu tố hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn tới việc cải tiến công nghệ, máymóc là nguồn nước ở đây rất khan hiếm do mực nước ngầm sâu, lại có lớp đá cứngnên việc khoan giếng gặp khó khăn, thậm chí không thể khoan được giếng để lấynước phục vụ sản xuất và máy hút bụi vì máy hút bụi cần nước để làm rơi các hạtbụi xuống bể lắng ở đầu ra Nguồn nước sản xuất chủ yếu được lấy từ các giếng tựtạo, sau đó tuần hoàn tái sử dụng

Ngoài ra, nguồn điện ở đây không ổn định và không đủ cho nhu cầu sản xuất

Do đó, việc cải tiến máy móc, công nghệ cũng bị hạn chế Bên cạnh đó, hệ thốngđiện cũng chưa được thiết kế an toàn, dây điện ngổn ngang, chằng chịt khiến nguy

cơ tai nạn do điện giật là rất có thể xảy ra

Hình 3.2: Dây điện chằng chịt và bể nước tự tạo ở nơi làm việc

* Điều kiện lao động:

Nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân rất rồi dào, đặc biệt là trong lúc nôngnhàn Theo báo cáo tham luận trực tuyến của ông Nguyễn Quang Diệu trưởng banquản lý làng nghề với Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 66 của Chínhphủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, toàn xã có 5113 người trong độ

Trang 35

tuổi lao động thì có đến 3000 lao động làm nghề đá (chiếm 58,67%), trong đó cókhoảng 2000 lao động thường xuyên và 1000 lao động không thường xuyên, thunhập của lao động chuyên làm nghề bình quân đạt 4,5-5 triệu đồng/người/tháng, laođộng bán chuyên 3-3,5 triệu đồng/người/ tháng, cao gấp 2 - 3 lần so với các ngànhnghề khác, gấp khoảng 4 lần so với lao động thuần nông [11].

Theo kết quả phỏng vấn ông Lương Xuân Nghĩa (chủ cơ sở sản xuất) thì,trình độ tay nghề của người lao động chưa đồng đều Bên cạnh những người làmnghề lâu đời có tay nghề cao thì hầu hết công nhân ở các xưởng đá đều là những thợtrẻ, mới tham gia làm nghề được 3 - 5 năm, một số ít làm nghề được 7 – 10 năm

Mà đối với nghề đá, để trở thành những người thợ lành nghề thì thường phải cóthâm niên khoảng 10 năm mới làm được những công đoạn phức tạp trong chế tác

đá Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của nghề làm đá, phải làm những công việcnặng nhọc và thường xuyên tiếp xúc với bụi đá, tiếng ồn, lại làm việc với cường độcao (thường từ 8-12 giờ/ngày, thậm chí có khi phải làm đêm), trang thiết bị bảo vệ

cá nhân ( giầy, ủng, gang tay, kính ) thiếu thốn nên ảnh hưởng rất nhiều đến sứckhỏe người lao động

Mặt khác, đa phần họ đều là nông dân, ít được học hành, trình độ dân trí thấpnên nhận thức về an toàn vệ sinh lao động và những tác hại của nghề đến môitrường và sức khỏe còn hạn chế cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc chưacao

Theo số liệu điều tra [16], trong tổng số 60 người lao động được phỏng vấnthì có tới 44% không dùng quần áo bảo hộ lao động, số còn lại dùng quần áo bảo hộlao động nhưng không thường xuyên và cũng chỉ là những bộ quần áo lao độngthông thường mà họ mặc bên ngoài khi làm việc, không phải là quần áo bảo hộ; chỉ

có 22,9 % người lao động đeo khẩu trang khi làm việc nhưng chỉ là loại khẩu trangvải Mũ bảo hộ chỉ có 4,9% người dùng, đó là những công nhân ở xưởng khai thác

đá, số còn lại không dùng hoặc chỉ dùng những chiếc mũ vải thông thường Kínhmắt có 19,6% người dùng nhưng do đặc thù nghề đá nên kính nhanh bị vỡ do bị đábắn vào nên khi kính hỏng, họ ít thay Lý do khiến người lao động không hoặc ít

Trang 36

dùng các thiết bị bảo hộ lao động là: chúng gây vướng và cản trở trong công việc, ví

dụ khi thực hiện công đoạn chạm khắc trên đá, nếu dùng găng tay sẽ làm vướng,người công nhân khó điều khiển máy theo các đường nét hoa văn Do máy móc thô

sơ, không có các thiết bị che chắn hay hút bụi cũng góp phần gây ô nhiễm môitrường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động Bên cạnh đó có nhiều côngđoạn của các sản phẩm đòi hỏi phải làm bằng thủ công nên thời gian người lao độngphải tiếp xúc trực tiếp với lượng bụi và tiếng ồn là rất lớn

Hình 3.3: Công nhân làm việc không có trang thiết bị bảo hộ lao động

Nhận thức của người dân về an toàn lao động còn hạn chế Đa số các tai nạnxảy ra tại các cơ sở sản xuất không mang tính chất nghiêm trọng và người lao độngnhiều khi không nghĩ đó là tai nạn lao động Ví dụ có người bị trầy xước chân tay

do đi lại va chạm vào đá, họ không hề băng bó vết thương hoặc dùng bất cứ loạithuốc gì để sát trùng Một số ít người dùng miếng vải nhỏ băng vết xước lại rồi lạitiếp tục công việc bình thường, mà miếng vải người lao động dùng thường là nhữngmảnh vải không đảm bảo vệ sinh Lại cũng có người trong khi đục đẽo đá sơ ý bịlưỡi đục đục vào ngón tay và bị gọt mất một mảng da gây chảy máu Người laođộng này cũng chỉ nhai vài cọng cỏ dịt vào vết thương cho cầm máu rồi lại làm việc

Trang 37

bình thường Nhiều người lao động bị các vỉa đá nhỏ bắn vào mắt hoặc bị đá lănvào chân, họ cũng không tới bệnh viện hoặc cơ quan y tế để chữa trị.

Nguy cơ tai nạn lao động khi làm việc trên cao đối với những công nhân làmviệc ở xưởng khai thác đá là rất lớn, vì ngày ngày họ phải làm việc trên cao màkhông hề thắt dây an toàn, khả năng trượt ngã là rất có thể

Trang 38

(VHXH; Chính sách; Y tế;

Giáo dục; Dân số)

UBND xã

Chủ tịch UBND xã ( CA; QS;TP)

Lãnh đạo thôn

Các trưởng thôn

Làng nghề BQL làng nghề

Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đìmh);

Cơ sở sx trung bình (DN nông thôn)

Các cơ sở sản xuất tập trung ngoài khu dân cư ( có 69 cơ sở sản xuất tập trung)

Trang 39

Về quản lý môi trường trong xã

Hình 3.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường ở xã Ninh Vân

UBND tỉnh ( Sở TN &

MT)

UBND huyện ( Phòng TN &

MT)

UBND xã (Chủ tịch UBND xã)

Cán bộ chuyên môn

TN & MT xã

Các ban nghành của xã (kinh tế, XDCB, thuỷ lợi,

giáo dục…)

Lãnh đạo thôn (Trưởng thôn)

Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn

( Vệ sinh viên và cán bộ môi trường)

BQL làng nghề (Cán bộ quản lý làng nghề)

Các cơ sở sản xuất tập trung ngoài khu dân

cư ( có 69 cơ sở sản xuất tập trung)

Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình);

Cơ sở sx trung bình (DN nông thôn)

Trang 40

Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cá nhân trong quản lý môi trường làng nghề[2].

- Sở TN & MT: Tham mưu, xây dựng các quy định liên quan tới BVMT tạiđịa phương và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành

- UBND huyện, xã: Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhànước, UBND các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác BVMT trên địa bàn; Lựa chọn, bốtrí khu tập kết rác thải của xã; đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính cụ thể đốivới những hành vi đổ rác bừa bãi ra môi trường trên cơ sở thực hiện nghị định củachính phủ về xử phạt hành chính

- Bộ phận chuyên trách về TN & MT huyện, xã; Tham mưu xây dựng cácvăn bản, lập kế hoạch cấp huyện, xã; kết hợp với các bộ phận chuyên trách khác xâydựng kế hoạch hàng năm về BVMT xã…; phối hợp với cán bộ VSMT cấp thôntrong việc hướng dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra… việc thực hiện luật BVMT, cácquy định BVMT trong xã; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT chocác tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong xã

- Trưởng thôn, cán bộ phụ trách VSMT thôn: Xây dựng cụ thể hoá các quyđịnh về BVMT trên địa bàn thôn dưới dạng Hương ước, Quy ước, Quy định vềBVMT; Lập báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình BVMT thôn cho xã; trợ giúpcho các cấp khi các cấp xuống kiểm tra; tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao ýthức về môi trường cho người dân trong thôn…

- Tổ VSMT thôn: Thu gom rác thải ở thôn tới bãi tập kết xã; Nạo vét kênhmương, cống rãnh thoát nước

- Hộ sản xuất ở làng nghề: Có quy định về an toàn lao động, VSMT ở cơ sởsản xuất; tuân thủ các quy định về BVMT của các cấp; áp dụng các giải pháp sảnxuất sạch hơn, xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do cơ sở mình gâyra; đóng phí BVMT do nhà nớc quy định; đóng góp nhân lực và kinh phí trongBVMT thôn (tự nguyện)

- Hộ gia đinh: Tuân thủ các quy định về VSMT của thôn, xã

Ngày đăng: 18/06/2016, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w