1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN KHOANH ĐỊNH KHU VỰC CẤM, TẠM THỜI CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020

151 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 8,31 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 3 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 3 I.1. Tính cấp thiết của dự án 3 I.2. Mục tiêu 3 I.3. Nhiệm vụ 4 I.4. Cơ sở pháp lý và các căn cứ thực hiện dự án 5 I.5. Đơn vị chủ trì và đơn vị thực hiện dự án 6 I.6. Phương pháp thực hiện, quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ sản phẩm của dự án 7 I.7. Sản phẩm của Dự án 11 CHƯƠNG II 12 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN 12 VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH LAI CHÂU 12 II.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Lai Châu 12 II.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn tỉnh Lai Châu 15 II.3. Tài nguyên thiên nhiên 17 CHƯƠNG III 21 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, 21 TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 21 III.1. Lịch sử nghiên cứu và mức độ điều tra địa chất, khoáng sản: 21 III.2. Khái quát về cấu trúc địa chất 22 III.3. Tài nguyên khoáng sản 24 III.4. Tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu 30 CHƯƠNG IV 40 KHOANH ĐỊNH KHU VỰC CẤM, TẠM THỜI CẤM 40 HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TỈNH LAI CHÂU 40 IV.1. Căn cứ xác định các đối tượng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản 40 IV.2. Thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ phục vụ dự án 41 IV.3. Căn cứ xác định danh mục, phạm vi, diện tích và sự phân bố các đối tượng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản 45 IV.4. Tiêu chí khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản 45 IV.5. Kết quả thu thập số liệu về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu 49 IV.6. Kết quả khoanh định và thành lập bản đồ khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu: 120 CHƯƠNG V 129 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 129 VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN 129 V.1. Phương pháp tổ chức thi công 129 V.2. Khối lượng thực hiện 130 CHƯƠNG VI 131 TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 131 VI.1. Tổ chức thực hiện 131 VI.2. Kết luận 132 VI.3. Đề xuất và kiến nghị 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 134 DANH MỤC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 136 DANH MỤC BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO 137

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LAI CHÂU

Trang 2

Hà Nội, tháng 6 năm 2015

Trang 3

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LAI CHÂU

-Tác giả: TS Nguyễn Thị Thục Anh; KS Trương

Xuân Bình; ThS Nguyễn Chí Công; ThS Đào Minh Huấn; ThS Lê Trung Kiên; ThS Trần Thị Hồng Minh; ThS Nguyễn Thị Phương Thanh; KS Trần Văn Thiện; CN Đỗ Mạnh Tuân; ThS Bùi Xuân Vịnh

Chủ nhiệm: TS Nguyễn Thị Thục Anh

CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

Nguyễn Thị Thục Anh

Hà Nội, tháng 6 năm 2015

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 3

I.1 Tính cấp thiết của dự án 3

I.2 Mục tiêu 3

I.3 Nhiệm vụ 4

I.4 Cơ sở pháp lý và các căn cứ thực hiện dự án 5

I.5 Đơn vị chủ trì và đơn vị thực hiện dự án 6

I.6 Phương pháp thực hiện, quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ sản phẩm của dự án 7

I.7 Sản phẩm của Dự án 11

CHƯƠNG II 12

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN 12

VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH LAI CHÂU 12

II.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Lai Châu 12

II.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn tỉnh Lai Châu 15

II.3 Tài nguyên thiên nhiên 17

CHƯƠNG III 21

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, 21

TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 21

III.1 Lịch sử nghiên cứu và mức độ điều tra địa chất, khoáng sản: 21

III.2 Khái quát về cấu trúc địa chất 22

III.3 Tài nguyên khoáng sản 24

III.4 Tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu 30

CHƯƠNG IV 40

KHOANH ĐỊNH KHU VỰC CẤM, TẠM THỜI CẤM 40

HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TỈNH LAI CHÂU 40

IV.1 Căn cứ xác định các đối tượng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản 40

IV.2 Thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ phục vụ dự án 41

Trang 5

IV.3 Căn cứ xác định danh mục, phạm vi, diện tích và sự phân bố các đối tượng

cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản 45

IV.4 Tiêu chí khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản 45

IV.5 Kết quả thu thập số liệu về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu 49

IV.6 Kết quả khoanh định và thành lập bản đồ khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu: 120

CHƯƠNG V 129

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 129

VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN 129

V.1 Phương pháp tổ chức thi công 129

V.2 Khối lượng thực hiện 130

CHƯƠNG VI 131

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 131

VI.1 Tổ chức thực hiện 131

VI.2 Kết luận 132

VI.3 Đề xuất và kiến nghị 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

DANH MỤC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 136

DANH MỤC BẢN VẼ KÈM THEO BÁO CÁO 137

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng II.1: Tỷ lệ sinh, chết, tăng tự nhiên qua các năm 16

Bảng III.1 Thống kế số lượng mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hóa 25

trên địa bàn tỉnh Lai Châu 25

Bảng III.2 Tài nguyên và trữ lượng của mỏ đất hiếm Đông Pao 26

Bảng III.3 Tài nguyên và trữ lượng các mỏ đất hiếm Việt Nam 26

Bảng III.4 Tổng hợp các mỏ khoáng sản làm VLXD trên địa bàn Lai Châu 27

Bảng III.5 Danh mục các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu 31

Bảng III.6 Danh mục các văn bản phê duyệt các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Lai Châu 34

Bảng III.7 Thống kê giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trên địa bàn Lai Châu 35

(tính đến 31/5/2005) 35

Bảng III.8 Thống kê giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ TN&MT cấp trên địa bàn Lai Châu (tính từ năm 2005) 38

Bảng IV.1 Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2010 42

Bảng IV.2 Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2013 43

Hình IV.2 Hiện trạng năm 2010 và quy hoạch đến năm 2020 về sử dụng đất của 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) tỉnh Lai Châu 54

Bảng IV.4 Tổng hợp số liệu hiện trạng, chỉ tiêu phân bổ của các cấp, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Lai Châu 55

Bảng IV.5 Kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản liên quan đến đối tượng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tỉnh Lai Châu đến năm 2020 58

Bảng IV.6 Danh mục điểm độ cao địa hình loại I 59

Bảng IV.7 Danh mục điểm độ cao địa hình loại II 60

Bảng IV.8 Danh mục các khu vực đất thuộc quản lý của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu 62

Bảng IV.9 Tổng hợp diện tích khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản đối tượng đất sử dụng cho mục đích quốc phòng 65

Bảng IV.10 Danh mục các khu vực đất thuộc quản lý của Công an tỉnh Lai Châu 65

Bảng IV.11 Hiện trạng các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2013 69

Trang 7

Bảng IV.12 Tổng hợp quy hoạch và phân kỳ đầu tư hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnhLai Châu giai đoạn 2013 – 2020 70Bảng IV.13 Hiện trạng các tuyến đường ra biên giới và tuần tra biên giới tỉnh LaiChâu năm 2013 73Bảng IV.14 Tổng hợp quy hoạch và phân kỳ đầu tư tuyến hành lang biên giới vàđường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013 – 2020 75Bảng IV.15 Hiện trạng các đường tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu 77Bảng IV.16 Tổng hợp quy hoạch và phân kỳ đầu tư hệ thống đường tỉnh lộ trên địabàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013 – 2020 78Bảng IV.17 Hiện trạng các đường đô thị trên địa bàn tỉnh Lai Châu 80Bảng IV.18 Tổng hợp nhu cầu đầu tư hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh LaiChâu đến 2020 81Bảng IV.19 Quy hoạch các tuyến đường thủy nội địa 82Bảng IV.20 Tổng hợp quy hoạch các cảng, bến thủy tỉnh Lai Châu đến năm 2020 83Bảng IV.21 Tổng hợp nhu cầu quỹ đất cho GTVT giai đoạn 2013-2030 87Bảng IV.22 Tổng hợp hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất các công trình giao thông vàdiện tích cấm HĐKS tỉnh Lai Châu đến năm 2020 88Bảng IV.23 Tổng hợp các thông số đối tượng cấm hoạt động khoáng sản liên quanđến các công trình giao thông tỉnh Lai Châu đến năm 2020 89Bảng IV.24 Hiện trạng năm 2010 và quy hoạch đến năm 2020 hệ thống thủy lợi tỉnhLai Châu 98Bảng IV.25 Danh mục các công trình thủy điện vừa và nhỏ dự kiến xây dựng 99đến năm 2020 theo quyết định số 2254/QĐ-BCT ngày 03/5/2012 99Bảng IV.26 Diện tích sử dụng đất của các công trình thủy điện lớn trên địa bàn LaiChâu 102Bảng IV.27 Đường dây 110kV hiện có của tỉnh Lai Châu 103Bảng IV.28 Hệ thống đường dây trong quy hoạch giai đoạn 2006-2010 đang đượctriển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 2011-2015 104Bảng IV.29 Hệ thống đường dây dự kiến xây dựng giai đoạn 2011-2015 104Bảng IV.30 Hệ thống đường dây dự kiến xây dựng giai đoạn 2016-2020 105Bảng IV.31 Tổng hợp kết quả khoanh định diện tích cấm, tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản các tuyến đường dây cao thế 107Bảng IV.32 Thống kê số lượng các cửa hàng xăng dầu hiện có năm 2012 và quyhoạch đến năm 2020 theo hệ thống đường giao thông 109

Trang 8

Bảng IV.33 Thống kê số lượng các cửa hàng xăng dầu hiện có năm 2012 và quy

hoạch đến năm 2020 theo địa bàn dân cư 110

Bảng IV.34 Thống kê hiện trạm BTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu 112

Bảng IV.35 Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Lai Châu đến 2020 117

Bảng IV.36 Danh mục nghiên cứu đầu tư phát triển về du lịch Lai Châu 117

đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 117

Bảng IV.37 Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với các đối tượng đô thị; khu, cụm công nghiệp và đất quy hoạch cho các dự án du lịch 119

Bảng IV.38 Kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu 121

Bảng IV.39 Tổng hợp kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu 124

Bảng IV.40 Danh mục các lớp thông tin bản đồ kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu 125

Bảng IV.40 Bảng thống kê các khu vực lập hồ sơ khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu 128

Bảng V.1 Kế hoạch thi công của dự án 129

Bảng V.2 Danh sách các thành viên tham gia dự án 130

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình I.1 Quy trình lập báo cáo 9

Hình II.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu 13

Hình III.1 Hiện trạng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 21

Hình III.2 Sơ đồ các thành tạo địa chất và vị trí các điểm khoáng sản tỉnh Lai Châu 24 Hình.IV.1 Số liệu hiện trạng, chỉ tiêu phân bố của các cấp và kế hoạch sử dụng đất cho đối tượng đất di tích danh thắng tỉnh Lai Châu 50

Hình IV.2 Hiện trạng năm 2010 và quy hoạch đến năm 2020 về sử dụng đất của 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) tỉnh Lai Châu 54

Hình IV.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và các chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phục vụ mục đích quốc phòng trên địa bàn tỉnh Lai Châu 64

Hình IV.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và các chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phục vụ mục đích an ninh trên địa bàn tỉnh Lai Châu 67

Hình IV.5 Bản đồ hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Lai Châu năm 2015 84

Hình IV.6 Bản đồ hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Lai Châu năm 2013 85

Hình IV.7 Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Lai Châu năm 2013-2020 85

Hình IV.8 Hiện trạng và nhu cầu đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 86

Hình IV.9 Quỹ đất sử dụng cho các công trình giao thông chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 86

Hình IV.10 Quỹ đất cho khoảng cách bảo đảm an toàn và diện tích cấm HĐKS đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 88

Hình IV.11 Hiện trạng hệ thống đường dây điện cao thế tỉnh Lai Châu năm 2015 và quy hoạch đến năm 2020 106

Hình IV.12 Bản đồ hiện trạng vị trí các trạm BTS tỉnh Lai Châu 113

Hình IV.13 Các bản đồ tham khảo từ Báo cáo thuyết minh dự án: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 115

Hình IV.14 Các chỉ tiêu phân bổ và kế hoạch sử dụng cho mục đích du lịch tỉnh Lai Châu 119

Hình IV.15 Diện tích khoanh định cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo địa bàn các huyện, thành phố và mối liên quan đến các điểm mỏ, điểm quặng 121

Trang 11

MỞ ĐẦU

Lai Châu là một địa bàn có tiềm năng về khoáng sản với chủng loại phong phú

và phân bố đều khắp các địa phương Bên cạnh các khoáng sản kim loại có giá trị nhưvàng, kim loại màu, đất hiếm thì nguồn nguyên vật liệu xây dựng cũng có tiềm năngkhá lớn như đá lợp, đá vôi, đá đen, đá trắng

Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và của cả nước, nhiềucông ty, đơn vị và cá nhân đã và đang có nhu cầu đầu tư vào công tác khảo sát, thăm

dò, khai thác và chế biến khoáng sản tại Lai Châu

Thực hiện quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn liên quan,nhằm bảo vệ và quản lý các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,các khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu vực bảo tồn địa chất, các công trìnhdân sự trọng điểm, các khu vực dành riêng cho an ninh, quốc phòng,… không bị xâmhại bởi hoạt động khoáng sản gây ra, đồng thời để bảo vệ các vùng khoáng sản chưakhai thác còn nằm phía dưới các công trình cần bảo vệ, ngày 29 tháng 7 năm 2014 Thủtướng Chính phủ đã có công văn số 1330/TTg-KTN yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc khoanh định khuvực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định tại Điều 28Luật Khoáng sản

Trên cơ sở quy định của Luật Khoáng sản, các văn bản hướng dẫn và chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 04tháng 11 năm 2014, UBND tỉnh Lai Châu đã có Quyết định số 1462/QĐ-UBND phêduyệt Đề cương, dự toán kinh phí thực hiện Dự án khoanh định khu vực cấm, tạm thờicấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020

Thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh Lai Châu đã giao Sở Tài nguyên và Môitrường chủ trì trên cơ sở lựa chọn đơn vị tư vấn là Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tàinguyên Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện góithầu Dự án khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàntỉnh Lai Châu đến năm 2020

Dự án đã được triển khai thực hiện theo Hợp đồng kinh tế số 67/HĐKT-TNMTngày 21/01/2015 về việc Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoángsản trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnhLai Châu và Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường – Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội

Dự án được giao cho tập thể Khoa Địa chất - Trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội thực hiện bởi các tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư: TS Nguyễn Thị ThụcAnh; KS Trương Xuân Bình; ThS Nguyễn Chí Công; ThS Đào Minh Huấn; ThS LêTrung Kiên; ThS Trần Thị Hồng Minh; ThS Nguyễn Thị Phương Thanh; KS TrầnVăn Thiện; CN Đỗ Mạnh Tuân; ThS Đào Văn Quyền Th.S Bùi Xuân Vịnh do TS

Trang 12

Nguyễn Thị Thục Anh làm chủ nhiệm Dự án cùng các công tác viên thuộc Tổng cụcĐịa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Kết quả Dự án bao gồm các sản phẩm: Báo cáo thuyết minh kết quả thực hiện

dự án kèm các phụ lục, tài liệu tham khảo; Bản đồ khu vực cấm, tạm thời cấm hoạtđộng khoáng sản tỉnh Lai Châu tỷ lệ 1:50.000; Bản đồ các khu vực cấm, tạm thời cấmhoạt động khoáng sản theo từng huyện, thành phố tỷ lệ 1:25.000; Đĩa CD-ROM lưugiữ tài liệu của dự án

Trên cơ sở các văn bản quy định của pháp luật, văn bản quy hoạch của các Bộngành liên quan, tài liệu địa chất - khoáng sản, hiện trạng và quy hoạch các lĩnh vựcliên quan trên địa bàn tỉnh Lai Châu, kết quả đã xác định được 1342 đối tượng cấm,tạm thời cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích cộng theo số học khu vực cấm

là 646.329,31 ha và tạm thời cấm là: 11.402,83 ha Trong đó khoanh và lập 131 phiếukhu vực cấm, 8 phiếu tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, có tổng diện tích là474.631,94 ha; xác định được tổng diện tích khu vực cấm, tạm thời cấm sau khi đã trừphần diện tích chồng nhau là 564.182,52 ha, tương đương 62,21% diện tích tự nhiêntoàn tỉnh;

Các sản phẩm của Dự án đã được lập và thực hiện theo đúng các quy định hiệnhành của Nhà nước và của tỉnh Lai Châu

Dự án được thực hiện dưới sự chỉ đạo, giám sát của UBND tỉnh Lai Châu, SởTài nguyên và Môi trường Lai Châu chủ trì với sự giúp đỡ, phối hợp của các Sở banngành và địa phương trong tỉnh cũng như hướng dẫn của Tổng cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam

Thay mặt tập thể tác giả xin chân thành cám ơn UBND tỉnh Lai Châu, Sở Tàinguyên và Môi trường Lai Châu, các Sở ban ngành và địa phương trong tỉnh, Tổng cụcĐịa chất và Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ và phối hợp trong suốt quá trìnhtriển khai thực hiện Dự án

Trang 13

Chương I TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

I.1 Tính cấp thiết của dự án

Căn cứ thực trạng công tác quy hoạch của tỉnh còn rời rạc ở quy mô của từngngành quản lý đơn lẻ; số liệu, dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và thể hiện chưa đồng

bộ và thống nhất; các tài liệu liên quan các đối tượng cấm, tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản mới chỉ mang tính chất thống kê về địa danh, diện tích và được làm trênnhiều hệ tọa độ khác nhau;

Công tác rà soát, khoanh định lại vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

là mang tính cấp thiết nhằm phục vụ cho việc quy hoạch hoạt động khoáng sản mộtcách đồng bộ và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu nóiriêng và của cả nước nói chung gắn với mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyênthiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

I.2 Mục tiêu

Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản nhằm giúp các

cơ quan quản lý nhà nước từ cấp xã, phường trở lên thuận lợi trong công tác cấp phéphoạt động khoáng sản gồm thăm dò, và khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhântheo đúng quy định của Nhà nước và địa phương về hoạt động khoáng sản đồng thờilàm cơ sở định hướng cho công tác Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Lai Châu

Khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản là những khu vực Nhà nướcdành riêng cho các mục tiêu lớn của quốc gia như: Đảm bảo vững chắc việc bảo vệ đấtnước; đảm bảo an ninh lương thực; bảo vệ môi trường, hạn chế tác động tiêu cực củacác hoạt động khoáng sản đến môi trường tự nhiên; bảo tồn các giá trị văn hoá của đấtnước như di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu đãi dànhcho, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, tôn giáo, an ninh, quốc phòng…

Sau khi dự án hoàn thành được Chính phủ phê duyệt, đây sẽ là cơ sở pháp lýquan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộcphạm vi hoạt động khoáng sản, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 56/NQ-CP ngày15/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chứcnăng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đồng thời là cơ sở pháp lý tạo điềukiện thuận lợi thông thoáng cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực hoạt động khoáng sản tạitỉnh Lai Châu, góp phần cải thiện vị trí xếp hạng về thu hút đầu tư của tỉnh trong tươnglai gần

Thông qua dự án khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản rà soát lại toàn bộ các mỏ, điểm mỏ về vị trí toạ độ theo hệ VN-2000, mức

Trang 14

độ điều tra địa chất khoáng sản (công tác điều tra đánh giá, tìm kiếm, thăm dò) của các

mỏ, điểm mỏ

Mục tiêu cơ bản của Dự án:

- Xác lập các cơ sở pháp lý cho việc khoanh các khu vực cấm hoạt độngkhoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;

- Xác định các mỏ, điểm mỏ liên quan đến khu vực cấm, tạm thời cấm hoạtđộng khoáng sản;

- Xác định được các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;

- Thành lập bản đồ khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản tỷ lệ 1:50.000 trên phạm vi toàn tỉnh và tỷ lệ 1:25.000 cho các huyện vàthành phố dưới sự thống nhất của các Sở, ban ngành trong tỉnh

4. Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:

- Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếphạng hoặc được khoanh định bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hoá

- Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồngrừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên

- Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng an ninh hoặc nếutiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụquốc phòng an ninh

- Xác định hành lang thuộc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đêđiều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải; dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tinliên lạc

5. Khoanh định khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản như yêu cầu vềquốc phòng an ninh; khu bảo tồn thiên nhiên; di tích lịch sử - văn hoá đang được Nhànước xem xét công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác theo Luật disản văn hoá hoặc các khu vực phòng tránh hậu quả thiên tai

6. Thành lập bản đồ khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoángsản trên địa bàn tỉnh Lai Châu tỷ lệ 1:50.000

Trang 15

7. Thành lập bản đồ khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản các huyện, thành phố, thuộc tỉnh Lai Châu tỷ lệ 1:25.000.

8. Lập báo cáo tổng kết

9. Hội thảo, xin ý kiến các Sở, ban ngành liên quan

10.Xin ý kiến các Bộ liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

11.Xuất bản 12 bộ

I.4 Cơ sở pháp lý và các căn cứ thực hiện dự án

Dự án khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh LaiChâu đến năm 2020 được dựa trên cơ sở pháp lý và các căn cứ sau:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010, quy định cụthể tại điều 28 về khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;

- Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chiến lược Khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Chính Phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Công văn số 1330/TTg-KTN ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chínhphủ về việc khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản gửi Bộ Tàinguyên & Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Công văn số 3757/BTNMT-ĐCKS ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn lập, thẩm định, trình phê duyệt hồ sơkhoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàntỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản

- Thông tư số 40/2009/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 5 tháng 3 năm 2009 củaliên Bộ Tài Chính và Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn lập dự toán, quản

lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các nhiệm vụ chi thuộclĩnh vực địa chất và khoáng sản;

- Thông tư số 11/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế- kỹ thuật các công trình địa chất;Thông tư số 07/2013/TT-BTNMT ngày 07 tháng 5 năm 2013 sửa đổi định mức kinh tế

- kỹ thuật các công trình địa chất kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BTNMT;

- Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ về quy định mứclương tối thiểu 1.150.000 đồng/tháng;

Trang 16

- Quyết định số 2176/2013/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ tàinguyên và Môi trường ban hành Bộ đơn giá các công trình địa chất theo mức lương tốithiểu 1.150.000 đồng/tháng;

- Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05 tháng 06 năm 2013 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định việc giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cungcấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản;

- Căn cứ vào nội dung đã thống nhất tại Biên bản ghi nhớ ngày 22/3/2014 giữaTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với Sở Tài nguyên và Môi trườngTỉnh Lai châu và trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 837/UBND-TN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch UBNDtỉnh Lai Châu về việc đồng ý về chủ trương cho phép lập ba dự án về Đa dạng sinhhọc, khoáng sản và Tài nguyên nước năm 2015;

- Công văn số 588/STC-VX ngày 09 tháng 9 năm 2014 của sở Tài Chính tỉnhLai Châu về việc tham gia ý kiến vào đề cương dự án khoanh định khu vực cấm vàtạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu;

- Công văn số 1047/SKHĐT-KTN ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Sở Kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Lai Châu về việc tham gia ý kiến vào đề cương dự toán khoanh địnhkhu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh LaiChâu về việc phê duyệt Đề cương, dự toán kinh phí thực hiện Dự án khoanh định khu vựccấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020;

- Quyết định số 1662/ QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh Lai Châu

về việc giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì

- Hợp đồng kinh tế số 67/HĐKT-TNMT ngày 21/01/2015 về việc Khoanh địnhkhu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm

2020 giữa Sở TN&MT tỉnh Lai Châu và Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyênMôi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;

Các căn cứ xác định đối tượng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vàkhoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được trình bày chi tiếttrong Chương IV của báo cáo

I.5 Đơn vị chủ trì và đơn vị thực hiện dự án

Trên cơ sở đề cương đã được phê duyệt, để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án,UBND tỉnh Lai Châu đã có Quyết định số 1662/ QĐ-UBND ngày 17/12/2014 giao SởTài nguyên và Môi trường chủ trì trên cơ sở lựa chọn Trung tâm Tư vấn và Dịch vụTài nguyên Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơquan chuyên môn thực hiện gói thầu Dự án khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấmhoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020

Trang 17

1 Đơn chủ trì:

- Tên đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

- Địa chỉ: Tầng 3, Nhà F, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, phường TânPhong, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu

- Họ tên, chức vụ người đại diện: Ông Vũ Văn Lương - Giám đốc

- Điện thoại: (0231) 3791905; Fax: (0231) 3877560

- Tài khoản giao dịch: 9523 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

- Thành lập theo Quyết định số 01/2004/QĐ-UB ngày 01/01/2004 của UBNDlâm thời tỉnh Lai Châu

2 Đơn vị thực hiện dự án

- Tên đơn vị: Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường

- Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội

- Địa chỉ: 41A, đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thànhphố Hà Nội;

- Họ tên, chức vụ người đại diện: Ông Nguyễn Văn Khỏe - Giám đốc;

- Điện thoại: 0422 412 714;

- Thành lập theo Quyết định số 1212/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2006, được sửađổi, bổ sung thành Quyết định số 14/QĐ-TĐHHN ngày 18/10/2010 khi trường Caođẳng được nâng cấp lên thành Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội theoQuyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 13/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tài khoản giao dịch: 2151 0000 295537 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội;

- Mã số thuế: 0101736170-001;

- Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ số: 14/QĐ-TĐHHN ngày 18/10/2010

I.6 Phương pháp thực hiện, quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ sản phẩm của dự án

I.6.1 Phương pháp thực hiện

1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu các lĩnh vực có liên quan; tổng hợp thống

kê và phân tích tài liệu, số liệu;

2 Phương pháp khảo sát thực địa

- Khảo sát thực địa, chỉnh lý, trích đo địa chính và thu thập tài liệu thực địa;

Trang 18

3 Văn phòng tổng kết lập báo cáo

- Tổng hợp, lập báo cáo và thành lập bản đồ khoanh định khu vực cấm và tạmthời cấm hoạt động khoáng sản;

- Lấy ý kiến các Sở ban ngành tỉnh Lai Châu và các Bộ/Ban ngành có liênquan và trình Chính phủ phê duyệt

I.6.2 Quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ sản phẩm của dự án

1 Hình thức, quy cách của báo cáo

a) Căn cứ áp dụng

Hình thức, quy cách của báo cáo tuân thủ theo các hướng dẫn sau đây:

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tàinguyên và Môi trường “Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoángsản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phéphoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏkhoáng sản”

- Thông tư số 23/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lập bản đồ địa chấtkhoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền” (QCVN 49:2012/BTNMT)

- QCVN 49:2012/BTNMT: Quy chuẩn quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, nộidung, phương pháp, trình tự tiến hành, sản phẩm, nội dung kiểm tra, nghiệm thu kếtquả của công tác lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 trên phần đất liền vàcác đảo nổi

- Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05 tháng 06 năm 2013 của Bộ Tàinguyên và Môi trường Quy định về việc giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cungcấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản;

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường Quy định quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất;

- Công văn số 3757/BTNMT-ĐCKS ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn lập, thẩm định, trình phêduyệt hồ sơ khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sảntrên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

b) Các nội dung chính áp dụng

Các nội dung chính áp dụng được áp dụng trong báo cáo này bao gồm:

- Hình thức, quy cách, bố cục và nội dung của báo cáo thuyết minh;

- Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, thống nhất sử dụng hệ tọa độvuông góc VN-2000 kinh tuyến trục 1030, múi chiếu 30 theo quy định của Bộ TN&MT

áp dụng cho địa bàn tỉnh Lai Châu;

Trang 19

- Cách trình bày bản vẽ và thuyết minh báo cáo theo đặc thù của lĩnh vực địachất – khoáng sản và lĩnh vực đất đai (hệ thống ký hiệu, màu sắc của bản đồ, báo cáotheo các tiêu chí của địa chất – khoáng sản và sử dụng đất);

- Quy cách và nội dung các phụ lục kèm theo báo cáo;

- Quy cách tổ chức và lưu giữ thông tin của báo cáo;

- Trong quá trình thực hiện có sử dụng các phần mềm thông dụng: MicrosoftOffice (Winword, Excel, PowerPoint), Autocad, MicroStation, Mapinfo,…

2 Quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ sản phẩm của dự án

a) Thành phần của báo cáo

Theo hướng dẫn của Công văn số 3757/BTNMT-ĐCKS ngày 03 tháng 9 năm

2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, thành phần báo cáo bao gồm: 1.Bản thuyết minh; 2 Bản đồ tổng thể các khu vực cấm, tạm thời cấm; 3 Phụ lục hồ sơchi tiết các khu vực cấm, tạm thời cấm theo tiêu chí quy định có chữ ký của cơ quanthực hiện nhiệm vụ và cơ quan quản lý liên quan khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản

b) Quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ sản phẩm

Quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ gồm các bước sau (Hình I.1):

Hình I.1 Quy trình lập báo cáo

c) Các bước lập báo cáo

Quy trình lập báo cáo và thành lập bản đồ kết quả khoanh định khu vực cấm,tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng đề cương

Gồm các nội dung công việc:

- Căn cứ yêu cầu của cơ quan quản lý, tiến hành thu thập thông tin, tài liệu,khảo sát thực địa sơ bộ để xây dựng đề cương;

- Xây dựng đề cương: Xác định loại báo cáo, mục đích, đối tượng và tiêu đề,sản phẩm và các nội dung chính của báo cáo;

Trang 20

- Phê duyệt đề cương: Trình UBND tỉnh thông qua đề cương, phê duyệt kinhphí cho thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu

- Lập danh mục các tài liệu, đơn vị, địa chỉ cần thu thập;

- Thu thập tất cả các tài liệu liên quan

Các tài liệu thu thập bao gồm:

+ Hệ thống các văn bản pháp luật, quyết định và báo cáo phê duyệt, điều chỉnh,

bổ sung quy hoạch các ngành, các cấp khác nhau liên quan đến đối tượng cấm, tạmthời cấm hoạt động khoáng sản;

+ Các tài liệu, báo cáo liên quan đến địa chất – khoáng sản thuộc phạm vi địabàn tỉnh Lai Châu phục vụ cho dự án;

+ Các báo cáo chuyên đề và tài liệu tham khảo về công tác khoanh định cấm,tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của các tỉnh khác;

- Khảo sát thực địa kiểm tra;

- Thu thập tài liệu bổ sung (nếu có)

Bước 3: Lập báo cáo sơ bộ

Gồm các nội dung công việc:

- Thiết kế cấu trúc, format báo cáo phù hợp theo quy định với các tiêu đề, phụ

- Viết dự thảo phần thuyết minh theo cấu trúc đã thiết kế

- Thành lập sơ bộ nội dung báo cáo và bộ bản đồ khoanh định cấm, tạm thờicấm hoạt động khoáng sản cho các huyện, thành phố và tổng hợp cho toàn tỉnh;

- Hội thảo, báo cáo kết quả tiến độ: tổ chức 2 lần tại Sở TN&MT Lai Châu

Bước 4: Lập báo cáo chính thức

Gồm các nội dung công việc:

Trang 21

- Thành lập các bản vẽ, thống kê lập phụ lục đi kèm báo cáo; thành lập các sơ

đồ hình, ảnh minh họa cho phần thuyết minh;

- Viết báo cáo chính thức, kiểm tra các số liệu, tài liệu tham khảo, hình, ảnhminh họa,… bảo đảm chính xác, đầy đủ, súc tích và ngắn gọn

- Kiểm tra format, lỗi chính tả, lập phần mục lục các tiêu đề, phụ đề của báocáo Kiểm tra lại báo cáo, đảm bảo các nội dung và số liệu là tương thích, phù hợp vàchính xác với thực tế;

- Viết báo cáo tóm tắt Tóm tắt những điểm chính và viết phần kết luận của báo cáo;

- Hội thảo lần 3 tại Sở TN&MT Lai Châu, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo;

- In ấn chuẩn bị cho công tác trình duyệt, thẩm định

Bước 5: Trình duyệt, thẩm định, giao nộp báo cáo

Gồm các nội dung công việc:

- Trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thông qua;

- Hiệu chỉnh sửa chữa theo góp ý;

- In ấn, chuyển các cơ quan Bộ ngành góp ý và trình Chính phủ phê duyệt;

- Giao nộp báo cáo và chuyển giao đến các đơn vị sử dụng theo quy định

I.7 Sản phẩm của Dự án

1.Báo cáo thuyết minh kết quả thực hiện dự án

2.Các tài liệu kèm theo báo cáo

- Bản đồ khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lai Châu tỷ lệ1:50.000;

- Bản đồ các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo từnghuyện và thành phố tỷ lệ 1:25.000;

- Phụ lục kèm theo: 15 phụ lục

3.Đĩa CD-ROM lưu giữ tài liệu của dự án;

Trang 22

Chương II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN

VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH LAI CHÂU

II.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Lai Châu

II.1.1 Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới vùng Tây Bắc, có tổng diện tích tự nhiên9.068,78 km2, nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 21040' đến 22050' vĩ độ Bắc và từ

102020’ đến 103050’ kinh độ Đông

Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Nam giáp tỉnh

Điện Biên; phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và

tỉnh Sơn La; cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam (theo quốc lộ 4D,

70, 32).

Diện tích tự nhiên của tỉnh hiện nay được phân thành 08 đơn vị hành chính,gồm: Thành phố Lai Châu và 07 huyện là Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam

Đường, Tân Uyên, Than Uyên , Nậm Nhùn (trong đó có 5 huyện nghèo) với 108 xã,

phường và thị trấn, có 265,095 km đường biên giới chung với Trung Quốc nên LaiChâu giữ vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biêngiới quốc gia (Hình II.1)

Là tỉnh miền núi cao, khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng củasông Đà, con sông có giá trị rất lớn về thủy điện và cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc

Bộ Vì vậy Lai Châu có vai trò vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường,bào vệ rừng đầu nguồn, duy trì nguồn nước ổn định cho các công trình thuỷ điện lớntrên sông Đà, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế vùng châu thổ sông Hồng

Mặc dù có vị trí địa lý không thuận lợi, nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớncủa đất nước, gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế nhưngLai Châu cũng có những tiềm năng và thế mạnh riêng, đó là có Cửa khẩu quốc gia MaLù Thàng, U Ma Tu Khoòng là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phíaTây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

(theo các tuyến quốc lộ 4D, 32 và đường thuỷ sông Đà), tạo điều kiện thuận lợi cho Lai

Châu trong việc giao lưu kinh tế, trao đổi, tiếp thu khoa học kỹ thuật với quốc tế cũngnhư các trung tâm kinh tế lớn trong nước, đặc biệt là phát triển dịch vụ, thương mại,xuất nhập khẩu và du lịch

Trang 23

Hình II.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu

II.1.2 Địa hình, địa mạo

Lai Châu thuộc dạng địa hình núi cao, phân cắt mạnh với các dạng địa hình chủ

yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vôi có dạng địa chất karst (tạo nên các hang động và sông suối ngầm), trong đó phổ biến và chiếm phần lớn trên 60% diện tích là

địa hình núi cao và trung bình có độ cao trên 1000m Ngoài ra còn có những bán bình

nguyên rộng lớn với chiều dài hàng trăm km (được hình thành do quá trình bào mòn đồi núi theo thời gian), dạng địa hình thung lũng, sông, suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ (được hình thành do chịu hoạt động của tân kiến tạo).

Nhìn chung địa hình của tỉnh có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đông

sang Tây (đại diện là khu vực huyện Sìn Hồ - Phong Thổ), vùng Mường Tè bị chi phối

địa hình là địa máng Việt Trung chạy dài và hạ thấp dần độ cao theo hướng Tây Bắc Đông Nam Vùng Sìn Hồ - Phong Thổ có dãy Hoàng Liên Sơn án ngữ phía Đông Bắc,

-có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m, trong đó -có đỉnh Phan Xi Phăng cao nhất nước ta

là 3.143 m và đỉnh Pu Sam Cáp 2.910 m Có thể phân chia địa hình của tỉnh thànhcác vùng như sau:

- Địa hình dưới 500 m nằm xen kẽ giữa những dãy núi cao, gồm các thung lũngsâu, hẹp hình chữ V và một số thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như

Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ), Mường So (huyện Phong Thổ), Bình Lư (huyện Tam Đường), Mường Than (huyện Than Uyên) thích hợp cho việc bố trí sản xuất nông

nghiệp, nhưng diện tích không lớn

Trang 24

- Địa hình vùng núi có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, độ dốc trên 300 rất khókhăn cho việc bố trí sản xuất nông nghiệp, điển hình là khu vực vùng núi cao huyệnSìn Hồ.

- Địa hình vùng núi có độ cao từ 800 m đến dưới 1.500 m, vùng này có độ chiacắt mạnh, địa hình hiểm trở, lòng suối dốc và có nhiều hang động, đại diện là khu vựcnúi cao huyện Phong Thổ

- Địa hình vùng núi có độ cao từ 1.500 m đến dưới 2.500 m, phân bố chủ yếu ởdãy núi biên giới Việt Trung thuộc huyện Mường Tè, có độ dốc lớn hơn 300 và thảmthực vật rừng còn khá dày Do địa hình núi non hiểm trở nên dân cư sống ở vùng nàyrất thưa thớt

- Địa hình vùng núi có độ cao trên 2.500 m, phân bố chủ yếu ở các khu vực cóđỉnh núi cao trên 2.500 m, bao gồm 4 đỉnh thuộc huyện Phong Thổ và 2 đỉnh thuộchuyện Mường Tè

II.1.3 Khí hậu, thời tiết

Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc,ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão Khí hậu trong năm chia làm hai mùa

rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô từ tháng 10

đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa), trong đó:

Nhiệt độ bình quân năm: 19,60C

Nhiệt độ trung bình cao nhất: 23,00C

Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 14,30C

Lượng mưa bình quân năm: 1.900 - 2.450 mm/năm

Độ ẩm không khí bình quân 79 %

Các tháng 3, 4 khi giao mùa thường hay có mưa đá, gió lốc

Hướng gió chính là gió Tây và gió Đông Nam, mùa Đông cá biệt xuất hiệnsương muối, tuyết tại các vùng núi cao

II.1.4 Thuỷ văn

Lai Châu là tỉnh nằm trong lưu vực sông Đà và các phụ lưu chính gồm sông

Nậm Na, Nậm Mu và Nậm Mạ (Nậm Na b), có hệ thống sông suối tương đối dày đặc (khoảng 500 suối lớn, nhỏ) với mật độ 5,5 - 6 km/km2, trong đó đa phần các sông suốilớn có nước chảy quanh năm Tổng lượng dòng chảy năm toàn tỉnh khoảng 16.868triệu m3, phân bố giảm dần từ Bắc xuống Nam

- Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện

Trang 25

Mường Tè, sau đó chạy dọc phía Nam huyện Sìn Hồ, tạo thành ranh giới tự nhiên giữatỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên Lưu vực sông Đà có tổng lượng dòng chảy năm là6.816 x 106 m3, đầu nguồn sông có tổng diện tích lưu vực khoảng 3.400 km2 (chiếm 38% diện tích tự nhiên của tỉnh), có 3 chi lưu cấp 1 là:

+ Sông Nậm Na: bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.500 m trên địa phận Trung

Quốc (tổng diện tích lưu vực khoảng 6.680 km 2 , chiều dài là 235 km, trong đó trên lãnh thổ Việt Nam trương ứng là 2.190 km 2 và 86 km), có tổng lượng dòng chảy năm là

4.513 x 106 m3, chảy qua địa bàn huyện Phong Thổ và Sìn Hồ rồi đổ vào sông Đà vớilưu lượng dòng chảy trung bình đạt từ 40 - 80 l/s

+ Sông Nậm Mạ: có tổng lượng dòng chảy năm là 1.400 x 106 m3, diện tích lưuvực khoảng 930 km2, chảy qua các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, có độ dốc khá nhỏ, chế

độ dòng chảy thuận, lưu lượng dòng chảy trung bình đạt 50 l/s

+ Sông Nậm Mu: có tổng lượng dòng chảy năm là 4.144 x 106 m3, chảy dọcthung lũng Bình Lư, Than Uyên với chiều dài sông chính 121 km, diện tích lưu vựckhoảng 2.620 km2 (tính tới trạm thủy văn Bản Củng), lưu lượng dòng chảy trung bình

đạt 80 l/s

Ngoài các sông suối lớn trên, trong tỉnh còn rất nhiều sông suối khác như: NậmCúm, Nậm Phìn Hồ, Nậm Cầy, Nậm So, Nậm Tăm, Nậm Ban, Nậm Cuổi, Nậm Han,Nậm Chắt, Nậm Hô, Nậm Sáp… và có khoảng 30 hồ chứa có dung tích nhỏ phục vụcho thủy lợi và nuôi trồng thủy sản

II.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn tỉnh Lai Châu

II.2.1 Đặc điểm dân số:

Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn tỉnh có 414.800 nhân khẩu, trong đó dân

số thành thị là 680.000 người (chiếm 16,39%), nông thôn là 346.800 người, chiếm

83,61% dân số, mật độ dân số bình quân 45,74 người/km2 Dân số của tỉnh phân bốkhông đồng đều giữa các vùng, các huyện, thị xã (nay là thành phố, đa số tập trung tại

các khu vực đô thị (mật độ dân số cao nhất là tại thành phố Lai Châu 473,36 người/km 2 , thấp nhất là huyện Mường Tè 15,49 người/km 2) Toàn tỉnh Lai Châu có 20dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Thái 131.822 người, chiếm 34%; dân tộcMông 86.467 người, chiếm 22,30%; dân tộc Kinh 54.027 người, chiếm 13,94%; dântộc Dao 51.995 người, chiếm 13,41%; Các dân tộc thiểu số khác chiếm 16,35%

Trong những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng,

thực hiện có hiệu quả, giảm tỷ lệ sinh từ 30,14%0 (năm 2010) xuống còn 27,21%0 (năm 2013) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 24,74%0 (năm 2010) xuống còn 21,30%0 (năm 2013).

Trang 26

Bảng II.1: Tỷ lệ sinh, chết, tăng tự nhiên qua các năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2013

Với tốc độ thị hóa có xu hướng ngày càng cao cùng với việc phát triển và hìnhthành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời giantới thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động

II.2.2 Tình hình kinh tế xã hội

Theo báo cáo số 343/BC-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2013 của tỉnh Lai Châu,trong năm 2013 tỉnh Lai Châu đã đạt được một số kết quả sau:

a) Về phát triển kinh tế xã hội:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 14,1%, vượt so với kế hoạch đề ra (KH: 14%), tổng sản phẩm (GDP) ước đạt 4.472,5 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) Cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm nghiệp và thủy sản 27,9%, côngnghiệp - xây dựng 39,14%; dịch vụ 32,96% Thu nhập bình quân đầu người ước đạt

14,5 triệu đồng (KH: 14,4 triệu đồng), tăng 2,3 triệu đồng so với năm trước.

b) Giáo dục - Đào tạo:

Được tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thay đổi phươngpháp giảng dạy nên chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh ra,chuyển lớp, thi đỗ tốt nghiệp THPT và đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học đạt khá.Chuẩn bị các điều kiện và tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới 2013-2014, quy môtrường lớp, học sinh tiếp tục phát triển, kết quả: Đầu năm học 2013-2014 toàn tỉnh có

428 trường, 123.641 học sinh (tăng 11 trường, 6.043 học sinh so với cùng kỳ năm họctrước); hiện toàn tỉnh có 6.263 phòng học, tăng 112 phòng so với cùng kỳ năm trước,trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố đạt 80,7% (KH: 79%), tăng 2,1 điểm

%; công nhận mới 21 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốcgia toàn tỉnh lên 56 trường, đạt 74% kế hoạch Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5tuổi được quan tâm chỉ đạo thực hiện, vượt kế hoạch đề ra, công nhận mới 03 huyện

và 40 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nâng tổng số huyện, xã

đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi lên 04 huyện/thị, 82 xã (vượt kế

hoạch 04 xã)

c) Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trang 27

Công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnhđược quan tâm chỉ đạo, không để dịch bệnh lớn xảy ra Trong 9 tháng đã tổ chức khámbệnh cho trên 806 nghìn lượt người đạt 72,8% kế hoạch Các chương trình mục tiêuquốc gia về y tế được thực hiện, hoạt động truyền thông về giáo dục sức khoẻ, kếhoạch hóa gia đình được triển khai đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùngkhó khăn Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ước giảm còn 5,28%o; duy trì tiêm chủng mở rộng tại100% xã/phường/thị trấn, không để xảy ra tai biến khi tiêm chủng, tỷ lệ trẻ em <1 tuổitiêm đầy đủ 8 loại vắc xin ước đạt 92,8%; phát hiện thêm 275 ca nâng tổng số ngườinhiễm HIV toàn tỉnh lên 2.772 người; tỷ lệ giảm sinh vượt kế hoạch, ước đạt 0,63 ‰,(KH: 0,59‰),

d) Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, tập trung tháo gỡ khó khăn,vướng mắc trong công tác cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức các đoànkiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết tồn đọng trên địa bàn các huyện, thị xã đẩynhanh tiến độ, chủ động ứng trước ngân sách địa phương thực hiện, ước năm 2013toàn tỉnh cấp 118.625 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vượt 48% kế hoạch, nâng

tỷ lệ diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất /diện tích đất cần cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên 82% Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) cho 03/08 huyện, thị Thực hiệngiao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 57 tổ chức vớitổng diện tích 38 triệu m2, trong đó thu hồi 20 Quyết định giao đất, cho thuê đất củacác tổ chức do vi phạm luật đất đai với diện tích 10,5 triệu m2 Tăng cường công táckiểm tra, quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, cấp 13 giấy phép thăm dò khoángsản và phê duyệt trữ lượng 14 điểm mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường.Công tácbảo vệ môi trường được triển khai tích cực như: thực hiện chi trả dịch vụ môi trườngrừng, thu gom rác thải, đầu tư xây dựng bãi rác, nghĩa trang; thẩm định, phê duyệt báocáo đánh giá tác động môi trường của các dự án theo đúng quy định Chủ động chuẩn

bị lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất sẵn sàng ứng cứu trong mọi tình huống thiêntai; tổ chức các cuộc diễn tập phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, thực hiện dichuyển 80 hộ ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở

II.3 Tài nguyên thiên nhiên

II.3.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy tỉnh Lai Châu có 6 nhóm đấtchính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralitmùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàngnhạt trên núi cao và núi đá, sông suối

- Nhóm đất phù sa: gồm 5 loại đất có diện tích 5.653 ha, chiếm 0,62% diện tích

Trang 28

tự nhiên, tập trung ở các huyện Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên Đây là nhóm đất cóchất lượng tốt, thích hợp với các loại cây ngắn ngày như: cây lương thực, cây hoa màu

và cây công nghiệp ngắn ngày

- Nhóm đất đen: gồm 3 loại đất với tổng diện tích 3.095 ha, chiếm 0,34% diệntích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường, Than Uyên, Sìn

Hồ, thích hợp cho phát triển các cây lương thực và cây công nghiệp

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng: gồm 11 loại đất với diện tích 498.947 ha, chiếm55,03% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trong tỉnh tại các vùng đồi núi có độ caodưới 900 m Đặc điểm chủ yếu của nhóm đất này là có thành phần cơ giới cát, cát pha;đất chua và có độ phì từ trung bình đến thấp Tuỳ theo chất lượng đất và độ dốc củatừng loại đất có thể phát triển cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày và các loại câytrồng khác theo mô hình nông lâm kết hợp cũng như phát triển rừng

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 283.431 ha, chiếm31,25% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các vùng núi cao và núi vừa, độ cao từ

900 m đến 1.800 m Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trungbình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng Tuynhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sửdụng gặp nhiều khó khăn và cần có biện pháp bảo vệ đất

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: có 35.941 ha, chiếm 3,96% diệntích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, thích hợp với cây lương thực, cây côngnghiệp ngắn ngày

- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao: có 57.906 ha, chiếm 6,38% diện tích tự

nhiên (tập trung ở các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ) Đất có chất lượng khá

tốt nhưng phân bố ở độ cao trên 1.800 m, địa hình hiểm trở nên khó khai thác sử dụng

- Các loại đất khác như núi đá, sông suối và mặt nước chuyên dùng… có diệntích khoảng 21.905 ha, chiếm 2,42% diện tích tự nhiên của tỉnh

Nhìn chung phần lớn quỹ đất của Lai Châu (hơn 70%) chỉ thích hợp cho phát

triển lâm nghiệp, do đó cần đẩy mạnh công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để sớmđưa ngành lâm nghiệp trở thành một ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tếcủa tỉnh, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn cho toàn khu vực

II.3.2 Tài nguyên nước

- Nước mặt: Do nằm trong lưu vực sông Đà cùng với khoảng 500 con suối lớn,

nhỏ nên Lai Châu có nguồn tài nguyên nước mặt rất lớn, không chỉ quý giá đối với sảnxuất nông nghiệp và sinh hoạt mà còn là tiềm năng để phát triển thuỷ điện, trong đó có

thuỷ điện Lai Châu lớn thứ 3 toàn quốc (sau thuỷ điện Sơn La và Hoà Bình), thuỷ điện

Huổi Quảng, Bản Chát và các công trình thuỷ điện nhỏ công suất từ 1 - 30 MW

Trang 29

Mặc dù nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú về mùa mưa với lượng dòng

chảy chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm (tập trung vào tháng 6,

7, 8), nhưng lại cạn kiệt vào mùa khô (nhất là khu vực thượng nguồn các con sông) với lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trong năm (kiệt nhất vào tháng 2, 3 hàng năm), dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt ở vùng núi cao) Về chất lượng nước, hầu hết các sông suối trên địa bàn

tỉnh chưa bị ô nhiễm, song ở một số đoạn sông suối chảy qua khu dân cư đã có nhữngbiểu hiện ô nhiễm cục bộ do nước thải của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạtchưa qua xử lý

- Nước ngầm: Hiện nay tài nguyên nước ngầm ở Lai Châu chưa được khảo sát,

đánh giá đầy đủ, nhưng theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa bàn tỉnh

có trữ lượng nước ngầm và ở mức độ không sâu (nhất là vùng bãi ven sông suối), tuy

nhiên trữ lượng nước không lớn, một số nơi có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạtthông qua hình thức sử dụng giếng khoan, giếng đào

Về chất lượng nước ngầm: qua kết quả phân tích và so sánh chất lượng nướcngầm tại một số giếng khoan, giếng đào trên địa bàn tỉnh cho thấy chưa có dấu hiệu ô

nhiễm kim loại nặng (như thường thấy ở các tỉnh đồng bằng), song nếu việc quản lý,

khai thác nước ngầm không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và khó có thểkhắc phục được Sự phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là khaithác mỏ trên thượng nguồn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm tại cáckhu vực hạ lưu; sự gia tăng dân số, việc phát triển đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanhdẫn đến nhu cầu dùng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất tăng cao, mức độ khai thácnước ngầm ngày càng lớn; do đó việc khảo sát, đánh giá trữ lượng và có phương ánbảo vệ nguồn nước ngầm của tỉnh là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới

II.3.3 Tài nguyên khoáng sản

Mặc dù mức độ điều tra, đánh giá và thăm dò còn hạn chế nhưng theo kết quảđiều tra của ngành địa chất và tổng hợp từ các văn liệu và báo cáo, cho thấy Lai Châunằm trong vùng có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản Chẳng hạn, nhóm khoáng sản

có giá trị với quy mô và trữ lượng lớn đứng đầu Việt Nam là nhóm các nguyên tố đấthiếm phục cho cho các ngành công nghệ cao, đi kèm với khoáng sản barit và fluoritlàm khoáng chất công nghiệp; Nhóm khoáng sản có quy mô và trữ lượng đáng kể lànhóm khoáng sản vật liệu xây dựng; Nhóm khoáng sản có giá trị cao như vàng, đồng

và ít hơn là chì – kẽm và sắt; Nhóm có tiềm năng đó là các nguồn nước nóng - nướckhoáng Chi tiết về hiện trạng, quy mô tài nguyên, trữ lượng các loại khoáng sản hiệnnay trên địa bàn tỉnh Lai Châu được đề cập chi tiết tại Chương III Khái quát đặc điểm

Trang 30

địa chất, tài nguyên khoáng sản dưới đây.

II.3.4 Tài nguyên rừng

Theo báo cáo hiện trạng rừng năm 2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn (Báo cáo số 157/BC-SNN, ngày 28/4/2014), diện tích rừng và đất đồi núikhông có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2013 toàn tỉnh Lai Châu là: 750.163,59

ha (tăng 0,93% so với số liệu công bố năm 2012 tại Quyết định số TCLN ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012 Trong đó: diện tích đấtrừng sản xuất là 161.735,20 ha, chiếm 25,56% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừngphòng hộ có 219.937,17 ha, chiếm 29,32% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng đặc dụng

1739/QĐ-BNN-là 28.228,28 ha, chiếm 3,76% diện tích đất lâm nghiệp; độ che phủ rừng 1739/QĐ-BNN-là 43,82 %( tăng 0,83% so với năm 2012)

Rừng ở Lai Châu thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú,trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, chò chỉ, nghiến, tấu,

pơmu…, các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song mây, sa nhân…

nhưng do tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi trong nhữngnăm qua đã làm suy kiệt thảm rừng, hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, rừng đangđược khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán, trong khi diện tích rừng trungbình, rừng giàu và các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít ở những vùng núi cao, xaquốc lộ có địa hình hiểm trở Động vật rừng trước đây rất phong phú và đa dạng vớinhiều loại quý hiếm như Tê giác, Voi, Bò tót, Vượn, Hổ, Công, Gấu… nhưng do việcsăn bắn trái phép và diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp nên quần thể động vật

hoang dã đã suy giảm, hiện chỉ còn số lượng rất ít ở một số nơi (nhiều loại quý hiếm như Tê giác, Voi, Bò tót, Hổ gần như không còn).

Rừng ở Lai Châu có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước,bảo vệ các công trình thủy điện lớn trên sông Đà và phòng chống lũ lụt cho khu vực hạlưu Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước nên diện tích rừngcủa Lai Châu đã tăng đáng kể thông qua việc trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ rừng.Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên việc quản lý rừng trongngành lâm nghiệp còn nhiều hạn chế; việc quy hoạch rừng và giao rừng cho các hộ dânbảo vệ cũng gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn quản lý phức tạp, kinh phí hỗ trợthấp… nên việc nâng cao chất lượng rừng đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn vàphát triển kinh tế rừng còn nhiều hạn chế

Trang 31

Chương III KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

III.1 Lịch sử nghiên cứu và mức độ điều tra địa chất, khoáng sản:

Theo các văn liệu, từ lâu trong phạm vi địa bàn Lai Châu và lân cận đã đượcnhiều người quan tâm điều tra, nghiên cứu Trong đó, có các dấu vết khai thác đồng,chì kẽm của người Trung Quốc, các phát hiện khoáng sản của người Pháp như đồngThong Tsang, Quang Tân Trai, chì kẽm ở Sìn Hồ Tuy nhiên, tài liệu để lại khôngđáng kể Công tác điều tra địa chất và khoáng sản chỉ được tiến hành đồng bộ và có hệthống từ sau hoà bình được lập lại trên miền Bắc năm 1954

Sau năm 1955, trên địa bsàn tỉnh đã tiến hành tuần tự công tác lập bản đồ địachất khoáng sản tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000 và 1:50.000 Hiện đã có các loại bản đồ địachất và khoáng sản tỉ lệ 1:500.000 và 1:200.000 kèm theo thuyết minh được xuất bản.Tính đến nay, trên 75% diện tích của tỉnh đã hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất

và khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 và đưa vào lưu trữ, gồm 05 nhóm tờ: Phong Thổ, Mường

Tè, Lào Cai, Quỳnh Nhai, Lai Châu (Hình III.1)

Hình III.1 Hiện trạng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tỷ lệ 1:50.000

Bên cạnh công tác điều tra, đo vẽ lập bản đồ địa chất – khoáng sản ở các tỉ lệ nóitrên; công tác điều tra, tìm kiếm, đánh giá chất lượng, quy mô tài nguyên và dự báo trữlượng khoáng sản cũng như các nghiên cứu chuyên đề như địa vật lý, nghiên cứu địanhiệt, tai biến địa chất, địa chất thuỷ văn cũng đã được chú trọng cho một số đối tượng

Trang 32

và một số diện tích có triển vọng nhằm phục vụ cho công tác điều tra khoáng sản vàcác nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương

Kết quả trong giai đoạn vừa qua, nhiều loại khoáng sản có giá trị như đất hiếm,barit, fluorit, vàng, đá phiến lợp, đồng, chì - kẽm, sắt đã được phát hiện, điều tra, tìmkiếm và một số đối tượng khoáng sản đã được đầu tư thăm dò đánh giá trữ lượng,nghiên cứu chất lượng, công nghệ và điều kiện khai thác như mỏ đất hiếm Đông Pao,

mỏ Nam Nậm Xe và Bắc Nậm Xe

Danh mục các tài liệu, báo cáo tham khảo trong phần Phụ lục 13 kèm báo cáo

III.2 Khái quát về cấu trúc địa chất

Theo Báo cáo Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lai Châu do Tổng cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam lập năm 2005, về cấu trúc địa chất, tỉnh Lai Châu nằm trong đớiMường Tè và một phần các đới Fanxipan, Sông Đà, Sông Mã, thuộc miền kiến tạo tâybắc Bắc Bộ Tham gia vào cấu trúc có các thành tạo địa chất tuổi từ Proterozoi muộnđến Đệ Tứ, thành phần gồm các đá trầm tích, magma, biến chất

III.2.1 Đặc điểm các thành tạo địa chất

1 Các đá biến chất

Các đá biến chất thuộc hệ tầng Suối Chiềng tuổi Proterozoi sớm, lộ thành dảihẹp phân bố ở phía đông bắc của tỉnh Thành phần gồm đá granitogneis, amphibolit,gneisbiotit – amphibol, đá phiến amphibol, quartzit biotit, đá hoa Các đá biến chấtyếu hệ tầng Sông Mã lộ ra ở gần thành phố Lai Châu, bên trái sông Nậm Na gồm chủyếu là đá phiến thạch anh, đá phiến lục

đá vôi, sét vôi Riêng trong các hệ tầng Bản Páp, Bắc Sơn, Đồng Giao, lượng đá vôikhá nhiều, có khi tạo thành các khối lớn có chất lượng đạt yêu cầu đá vôi xi măng như

đá vôi ở Pa Tần huyện Sìn Hồ hoặc gần khu vực Tam Đường

3 Các đá trầm tích chứa than

Các trầm tích chứa than có diện phân bố nhỏ hẹp, gồm hệ tầng Suối Bàng tuổiTrias muộn Thành phần trầm tích chủ yếu gồm cuội sạn kết, cát bột kết xen đá phiếnsét, sét than Than đá có dạng thấu kính nằm xen trong đá phiến sét, bột kết thuộc phầndưới hệ tầng Suối Bàng

Trang 33

4 Các đá trầm tích bở rời

Các trầm tích Đệ tứ phân bố chủ yếu dọc theo sông Nậm Na và các suối lớn.Các thành tạo này là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng như cát, cuội sỏi, sét gạch ngóinhư Tam Đường, Nậm Tần Một số nơi, các trầm tích này chứa các sa khoáng vàng,như ở Noong Hẻo, Ma Lu Thàng,

5 Các đá magma xâm nhập

Trên diện tích tỉnh Lai Châu, các đá xâm nhập có diện lộ khá lớn, phân bố chủyếu ở phía bắc và tây bắc tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, trong đó có các khối ở phíađông bắc và phía bắc tỉnh có diện tích đến vài trăm km2 Các khối lớn đáng kể là khối

Pu Si Lung, Ye Yen Sun, Pu Cha, Mường Mô Thành phần thay đổi từ bazơ đến acid,kiềm Các đá granit, granodiorit chiếm khối lượng chủ yếu gồm các phức hệ ĐiệnBiên, Pu Si Lung, Ye Yen Sun, các đá syenit, granit kiềm phức hệ Mường Hum, Phu

Sa Phìn, Nậm Xe – Tam Đường, Pu Sam Cáp và các đai mạch aplit, pegmatit Các đáSyenit dạng porphyr phức hệ Pu Sam Cáp là tiền đề cho tìm kiếm vàng và các khoángsản khác như barit, fluorit, đất hiếm Các khối đá xâm nhập còn là nguyên liệu sảnxuất đá xây dựng, đá ốp lát rất phong phú

6 Các đá magma phun trào

Các đá magma phun trào phân bố thành dải hẹp thuộc thành phần của các hệtầng Pa Ham phần dưới, Sông Đà, Cẩm Thuỷ, Ngòi Thia Thành phần gồm các đáphun trào bazơ và acid (chủ yếu ryolit) và tuf của chúng

III.2.2 Các hệ thống đứt gãy

Trong phạm vi của tỉnh có 2 hệ thống đứt gãy chính

Hệ thống phương tây bắc - đông nam và á kinh tuyến

Các đứt gãy sâu phân đới gồm 4 đứt gãy: Đứt gãy sườn tây Fanxipan, Sông Đà,Sông Mã và Điện Biên – Lai Châu Các đứt gãy này hoạt động lâu dài phân chia cácđới cấu trúc Đứt gãy Điên Biên - Lai Châu cho đến nay vẫn còn đang hoạt động lànguyên nhân gây ra các trận động đất ở khu vực này

- Hệ thống phương đông bắc - tây nam, chiếm vai trò chủ yếu trong diện tíchtỉnh Dọc theo các đứt gãy này phân bố nhiều điểm và biểu hiện quặng

- Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến chỉ phân bố dọc theo các đứt gãy sâuĐiện Biên – Lai Châu và Sông Mã

Trang 34

Hình III.2 Sơ đồ các thành tạo địa chất và vị trí các điểm khoáng sản tỉnh Lai Châu

(Theo tài liệu Tổng cục ĐC và KS VN, 2005)

III.3 Tài nguyên khoáng sản

III.3.1 Tổng quan kết đánh giá tài nguyên khoáng sản Lai Châu

Theo Báo cáo Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lai Châu, trên địa bàn tỉnh có 68 mỏ,điểm khoáng sản của 16 loại khoáng sản rắn thuộc 4 nhóm và các nguồn nước nóng -nước khoáng Kết quả rà soát, tổng hợp các báo cáo điều tra cơ bản địa chất về khoángsản, các tác giả thực hiện dự án thấy rằng, còn có nhiều điểm biểu hiện khoáng sản vàđiểm khoáng hóa chưa được thống kê đưa vào báo cáo Kết quả tổng hợp ghi nhậnđược trên địa bàn tỉnh có 169 mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hóa có quy

mô, triển vọng khác nhau Tuy nhiên theo các báo cáo quy hoạch về khoáng sản củatỉnh Lai Châu lập năm 2009 thì số lượng điểm quặng và điểm khoáng hóa còn lớn hơnnhiều, có thể đạt tới 217 điểm (Bảng III.1)

Trang 35

Bảng III.1 Thống kế số lượng mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hóa

trên địa bàn tỉnh Lai Châu

TT khoáng sản Nhóm, loại

Thống kế số lượng mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hóa Triển vọng tài

nguyên, trữ lượng

Mức độ nghiên cứu

Theo Báocáo TNKS

2005 (*)

Theo kết quảtổng hợp(**)

I Nhiên liệu khoáng

II Khoáng sản kim loại

2 Sắt 3 6 Quy mô nhỏ, ít triểnvọng và phân tán ĐTĐG

3 Đồng 7 17 Quy mô nhỏ, ít triểnvọng và phân tán ĐTDG &TD

III Khoáng chất công nghiệp

Trang 36

III.3.2 Tài nguyên và trữ lượng khoáng sản Lai Châu

Kết quả thu thập, tổng hợp tài liệu địa chất – khoáng sản giai đoạn vừa qua chothấy, Lai Châu là một địa bàn có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là nhómkhoáng sản đất hiếm và nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng Các nhóm loại khoángsản khác, mặc dù phân bố rộng khắp trên địa bàn, song tài nguyên và trữ lượng hạnchế, nhiều điểm chỉ đáp ứng ở quy mô khai thác nhỏ, lẻ Sau đây là một vài số liệu liênquan đến tài nguyên, trữ lượng khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu:

1 Tài nguyên, trữ lượng đất hiếm và khoáng sản đi kèm:

Trong số 4 mỏ, điểm mỏ đất hiếm được ghi nhận, trong giai đoạn 2008 -2011,

Bộ TN&MT đã cấp phép thăm dò 3 mỏ, đó là: Mỏ đất hiếm Đông Pao, mỏ Nam Nậm

Xe và mỏ Bắc Nậm Xe Hiện nay đã có 2 mỏ kết thúc thăm dò, có báo cáo trữ lượng; 1

mỏ còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo thăm dò

Theo kết quả tính trữ lượng cho 7 thân quặng (F3, F7, F9, F10, F14, F16 và F17)

và tài nguyên 333 cho 20 thân quặng đã được Hội đồng ĐGTLKS phê duyệt, tài nguyên

và trữ lượng của mỏ đất hiếm Đông Pao được xác định như Bảng III.2 dưới đây:

Bảng III.2 Tài nguyên và trữ lượng của mỏ đất hiếm Đông Pao

Cấp tài

nguyên và trữ

lượng

Quặng tự nhiên (tấn) Quặng khô (tấn)

Tr 2 O 3 BaSO 4 CaF 2 Tr 2 O 3 BaSO 4 CaF 2

Cấp 121 460.856 1.661.184 2.526.998 370.583 1.332.326 2.023.963 Cấp 122 1.697.524 10.929.282 6.649.881 1.357.239 8.727.663 5.304.632 Cấp 333 2.552.852 11.933.862 4.580.819 2.056.291 9.569.475 3.683.621 Cộng 121+122 2.158.380 12.590.466 9.176.879 1.727.822 10.059.989 7.328.595 Cộng TN&TL 4.711.232 24.524.328 13.757.698 3.784.113 19.629.464 11.012.216

Nguồn: Tổng cục ĐC&KS VN

Theo kết quả điều tra, đánh giá, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo của ViệtNam đạt trên 21 triệu tấn (Bảng III.3)

Bảng III.3 Tài nguyên và trữ lượng các mỏ đất hiếm Việt Nam

Tên mỏ Hàm lượng trung bình

(%)

Tổng trữ lượng

và tài nguyên dự báo (tấn Tr 2 O 3 )

Ghi chú cấp trữ lượng

và tài nguyên dự báo

Đông Pao (Tam Đường,

C1+C2+P1+P2 (trong đóC1+C2 = 1.063.967 tấn)Nam Nậm Xe (Phong

Thổ, Lai Châu) 10,12 940.059 B+C1+C2 Tiềm năngP3=3.135.000 tấn.Bắc Nậm Xe (Phong Thổ,

Trang 37

2 Tài nguyên, trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng:

Theo các báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và một số báocáo tìm kiếm, đánh giá trong giai đoạn vừa qua và một số báo cáo thăm dò gần đâycho thấy, Lai Châu là một địa bàn giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vậtliệu xây dựng Các khoáng sản vật liệu xây dựng có giá trị là đá phiến lợp; đá vôi làm

xi măng và làm vật liệu xây dựng thông thường; các đá magma xâm nhập, phun tràolàm vật liệu xây dựng thông thường hoặc ốp lát

Theo số liệu tổng hợp của Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lai Châuđến năm 2020 được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt tại Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2009, tài nguyên một số loại khoáng sản làm vật liệu xâydựng được cho là rất triển vọng như đá vôi xi măng và đá vôi xây dựng, đá ốp lát, đáphiến lợp Tổng hợp chi tiết về các mỏ khoáng sản làm VLXD được liệt kê trong BảngIII.4a và b dưới đây

Bảng III.4 Tổng hợp các mỏ khoáng sản làm VLXD trên địa bàn Lai Châu

3 Phụ gia xi măng 8 triệu tấn 6,106

4 Cao lanh 3 triệu tấn 0,8

Trang 38

TT Tên mỏ Địa điểm Đơn vị Tài nguyên

2 Bình Lư Bản San Thùng, xã Tà Lèng, thị xã

4,388

Trang 39

TT Tên mỏ Địa điểm Đơn vị Tài nguyên

4 Xà Dề Phìn Xã Xà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ “ Chưa xác định

3 Bản Hon (ốp lát) Xã Bản Hon, huyện Tam Đường “ Chưa xác định

4 Hồ Thầu (ốp lát) Xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường “ Chưa xác định

5 Bản Lang(đá trắng) Xã Bản Lang, huyện Phong Thổ “ Chưa xác định

9 Lản Nhì Thàng xã Lản Nhì Thàng, H Phong Thổ “ Chưa xác định

18 Thân Thuộc Xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên Chưa xác định

20 Mường Kim Xã Mường Kim, huyện Than Uyên Chưa xác định

Trang 40

3 Tài nguyên, trữ lượng khoáng sản khác

Qua rà soát, tổng hợp cho thấy mức độ điều tra, tìm kiếm, đánh giá và thăm dòkhoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn rất hạn chế Hiện nay còn gần 25% diệntích chưa được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, nhiều loại khoáng sản có giá trịnhưng chưa được quan tâm đầu tư điều tra, đánh giá và thăm dò đúng mức Vì vậy sốliệu về trữ lượng và tài nguyên khoáng sản của các mỏ còn ở mức độ tài nguyên dựbáo, độ chính xác không cao Một số điểm mỏ được cấp phép thăm dò cho thấy tàinguyên rất hạn chế, chỉ đáp ứng ở quy mô khai thác nhỏ lẻ

Chi tiết đặc điểm và triển vọng của 169 mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểmkhoáng hóa trên địa bàn tỉnh Lai Châu tham khảo Sổ thống kê mỏ, biểu hiện quặng vàbiểu hiện khoáng sản tỉnh Lai Châu trong Phụ lục 14

III.4 Tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu

III.4.1 Hệ thống văn bản quản lý nhà nước liên quan đến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu:

Liên quan đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn Lai Châu, hiện nay có 18 vănbản chính thuộc phạm vi phê duyệt chiến lược, quy hoạch điều tra cơ bản địa chất vềkhoáng sản và quy hoạch về hoạt động khoáng sản, trong đó cấp Chính phủ có 2 vănbản, cấp Bộ có 8 văn bản và cấp Tỉnh có 8 văn bản (chi tiết xem Bảng III.5)

Trong giai đoạn vừa qua, thực hiện theo quy định của Luật khoáng sản, các chủtrương của Chính phủ và các nội dung quy hoạch thuộc thẩm quyền của các Bộ,UBND tỉnh đã ban hành các quy hoạch hoạt động khoáng sản liên quan, đã phê duyệt bổ sung

12 điểm khoáng sản kim loại phân tán, nhỏ lẻ được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định,công bố vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu đếnnăm 2015, có xét đến năm 2020; phê duyệt 47 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoángsản trên địa bàn tỉnh Lai Châu với tổng diện tích là 485,49 ha; trong đó: 39 khu vực khoáng sảnVLXDTT với diện tích là 393,29 ha; 08 khu vực khoáng sản kim loại Cu, Pb-Zn và Au vớidiện tích là 102,2 ha (Bảng III.6)

Các đối tượng đề cập trong các văn bản là cơ sở để các cơ quan chức năng liênquan cấp phép và triển khai các đề án điều tra, thăm dò và khai thác khoáng sản Trongquá trình khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, các diện tíchnày sẽ được loại trừ

Ngày đăng: 16/06/2016, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Lai Châu lập tháng 8 năm 2012 Khác
2. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Lai Châu lập tháng 8 năm 2012 Khác
3. Báo cáo số 157/BC-SNN ngày 28/4/2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lai Châu báo cáo về Hiện trạng rừng năm 2013 – Tỉnh Lai Châu Khác
5. Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013 – 2020 và định hướng đến năm 2030 lập năm 2013 Khác
6. Báo cáo Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2020 lập năm 2012 Khác
7. Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 lập tháng 5 năm 2012 Khác
8. Báo cáo thuyết minh dự án: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án theo Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 Khác
9. Báo cáo Tài nguyên khoáng sản tỉnh Lai Châu. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w