1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu học lập trình web 1

106 642 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Trong kỹ thuật phần mềm, một ứng dụng web hay webapp là một trình ứng dụng mà có thể tiếp cận qua web thông qua mạng nhƣ Internet hay intranet. Ứng dụng web phổ biến nhờ vào sự có mặt vào bất cứ nơi đâu của một chƣơng trình. Khả năng cập nhật và bảo trì ứng dụng Web mà không phải phân phối và cài đặt phần mềm trên hàng ngàn máy tính là lý do chính cho sự phổ biến của nó. Ứng dụng web đƣợc dùng để hiện thực mail, bán hàng trực tuyến, đấu giá trực tuyến, wiki, diễn đàn thảo luận, Weblog, MMORPG, hệ quản trị nội dung, phần mềm quản lý nguồn nhân lực và nhiều chức năng khác.

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp

và đào tạo theo nhu cầu xã hội Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnhbiên soạn tài liệu giảng dạy trình độ Trung cấp chuyên nghiệp tất cả các môn học thuộccác ngành, chuyên ngành đào tạo tại trường, giúp cho học sinh có điều kiện học tập, nângcao tính tự học và sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Lập trình Web 1 thuộc học phần chuyên ngành của ngành đàotạo Tin học ứng dụng

Sau khi học xong môn học này, học sinh có khả năng :

- Rèn luyện tác phong làm việc, đức tính cẩn thận, chính xác, khoa học

Thời lượng và nội dung môn học:

Thời lượng : Lý thuyết 45 tiết; Thực hành 30 tiết

Nội dung môn học gồm các chương:

Chương 1: Lập trình Web & ASP.NET

Chương 2: Tìm hiểu và sử dụng các Server Controls

Chương 3 : Master Page – Web Navigation

Chương 4 : Quản lý trạng thái

Chương 5 : Sử dụng các Validation Controls

Chương 6 : Các đối tượng dữ liệu (Rich Controls – Login )

Trong quá trình biên soạn tài liệu này tác giả đã chọn lọc những kiến thức cơ bản, bổích nhất, có chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập củahọc sinh bậc Trung cấp chuyên nghiệp tại trường

Tuy nhiên, quá trình thực hiện không thể tránh những thiếu sót, tác giả rất mong nhậnđược sự đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp và các em học sinh để hiệu chỉnh tài liệugiảng dạy ngày càng hiệu quả hơn

Trân trọng cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 4

CHƯƠNG 1 LẬP TRÌNH WEB VÀ ASP.NET

Sau khi học xong chương này, học sinh có khả năng

1.1 GIỚI THIỆU VỀ ỨNG DỤNG WEB

Trong kỹ thuật phần mềm, một ứng dụng web hay webapp là một trình ứng dụng mà cóthể tiếp cận qua web thông qua mạng như Internet hay intranet

Ứng dụng web phổ biến nhờ vào sự có mặt vào bất cứ nơi đâu của một chương trình Khảnăng cập nhật và bảo trì ứng dụng Web mà không phải phân phối và cài đặt phần mềmtrên hàng ngàn máy tính là lý do chính cho sự phổ biến của nó Ứng dụng web được dùng

để hiện thực mail, bán hàng trực tuyến, đấu giá trực tuyến, wiki, diễn đàn thảoluận, Weblog, MMORPG, hệ quản trị nội dung, phần mềm quản lý nguồn nhân lực vànhiều chức năng khác

1.2 GIỚI THIỆU VỀ ASP VÀ ASP.NET

1.2.1 Giới thiệu ASP

ASP (Active Server Pages) là ngôn ngữ lập trình web được viết bởi hãng Microsoft ra đờinăm 1997, rất phổ biến trên hệ điều hành Microsoft Windows Các trang web viết bằngngôn ngữ này có phần mở rộng là asp (ví dụ HelloWorld.asp) thay vì htm hay html Nộidung file ASP về cơ bản rất giống trang Html bình thường, nó bao gồm các cú pháp htmltrộn lẫn các mã lập trình ASP (còn gọi là các script, được viết bằng VBScript hayJavaScript) Các script trong ASP thực thi trên server được đặt nằm trong cặp dấu <%

%> Có thể nói trang ASP là sự kết hợp các thẻ html, các script và các ActiveXComponent

1.2.2 Giới thiệu ASP.NET

ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) được phát triển và

cung cấp bởi Microsoft, cho phép những người lập trình tạo ra những trang web động,

Trang 5

Microsoft's Active Server Pages(ASP) ASP.NET được biên dịch dưới dạng CommonLanguage Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi.NET language.

1.2.3 Sự khác nhau giữa ASP.NET và ASP

ASP.NET được phác thảo lại từ đầu, nó được thay đổi tận gốc rễ và phát triển phù hợpvới yêu cầu hiện nay cũng như vạch một hướng đi vững chắc cho tương lai tin học

1.2.3.1 Sự thay đổi cơ bản

ASP đã và đang thi hành sứ mạng được giao cho nó để phát triển mạng một cách tốt nhất.Vậy thì tại sao ta cần phải đổi mới hoàn toàn? Lý do đơn giản là vì ASP đã không cònđáp ứng đủ nhu cầu hiện nay trong lĩnh vực phát triển mạng của công nghệ tin học ASPđược thiết kế riêng biệt và nằm ở tầng phía trên hệ điều hành Windows và InternetInformation Server do đó các công dụng của nó hết sức rời rạc và giới hạn

Trong khi đó, ASP.NET là một phần trong các cấu tạo của hệ điều hành Windows dướidạng nền tảng NET Như vậy ASP.NET không những có thể dùng các object của cácứng dụng cũ mà còn có thể sử dụng tất cả mọi tài nguyên Windows có một cách dễ dàng

Ta có thể tóm tắt khái quát sự thay đổi như sau:

• Tập tin của ASP.NET (ASP.NET file) có extension là ASPX, còn tập tin của ASP

• ASP.NET hỗ trợ tất cả các browser và quan trọng hơn nữa là yểm trợ các thiết bịlưu động (mobile devices) Chính các thiết bị lưu động, mà mỗi ngày càng phổbiến, đã khiến việc dùng ASP trong phát triển mạng nhằm vươn tới thị trường mới

đó trở nên vô cùng khó khăn

Trang 6

1.2.3.2 Những ưu nhược điểm khi sử dụng ASP.NET

ASP.net được coi là một công cụ tuyệt vời để tạo các trang web động cũng như các ứngdụng web Nhưng ASP.net cũng còn nhiều hạn chế Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xemASP.net có những ưu và nhược điểm gì khi lập trình web

Nhược điểm của ASP.NET:

• Chỉ chạy trên hệ điều hành Windows

• Không có Visual Studio thì khó có thể viết mã lệnh cho ASP.NET

Ưu điểm khi sử dụng ASP.NET

• ASP.Net cho phép lựa chọn một trong các ngôn ngữ lập trình : C#, VisualBasic.Net, J#,…

• Trang ASP.Net được biên dịch trước Thay vì phải đọc và thông dịch mỗi khitrang web được yêu cầu, ASP.Net biên dịch những trang web động thành nhữngtập tin DLL mà Server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả

• ASP.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của Net Framework,làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua ADO.Net,…

• ASPX và ASP có thể cùng hoạt động trong 1 ứng dụng

• ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide Tách code riêng, giaodiện riêng Dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì

• Kiến trúc lập trình giống ứng dụng trên Windows

• Hỗ trợ quản lý trạng thái của các control

• Tự động phát sinh mã HTML cho các Server control tương ứng với từng loạiBrowser

• Hỗ trợ nhiều cơ chế cache

• Triển khai cài đặt

+ Không cần lock, không cần đăng ký DLL+ Cho phép nhiều hình thức cấu hình ứng dụng

• Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở mức toàn cục

+ Global.asax có nhiều sự kiện hơn+ Quản lý session trên nhiều Server, không cần Cookies

• Với rất nhiều ưu điểm và chỉ với hai khuyết điểm trên thì ASP.net vẫn xứng đáng

là công cụ tuyệt với để tạo ra các trang web cũng như ứng dụng web Đặc biệt làđối với những người đã quen với việc sử dụng hệ điều hành Windown

1.3 WEB SERVER IIS

1.3.1 Giới thiệu IIS 7.0

IIS 7.0 là phiên bản mới nhất cho web server của Microsoft IIS có trong WindowsServer từ khi Windows 2000 Server với tư cách là một thành phần của Windows và từWindows NT thì là một tùy chọn IIS 7.0 hiện được cung cấp trong Windows Vista vàWindows Server 2008, hệ điều hành máy chủ được dự định sẽ phát hành vào đầu năm

2008 IIS 7.0 là một phiên bản được xem xét một cách tỉ mỉ trong thiết kế từ kinh nghiệmcủa các phiên bản trước Phiên bản 7.0 ra đời tạo một nền tảng linh hoạt và an toàn nhấtcho việc cấu hình web và các ứng dụng

Trang 7

IIS 7.0 được thiết kế để trở thành một nền tảng Web và ứng dụng linh động và an toànnhất cho Microsoft Microsoft đã thiết kế lại IIS từ những nền tảng đã có trước đó vàtrong suốt quá trình phát triển, nhóm thiết kế IIS đã tập trung vào 5 lĩnh vực lớn:

• Bảo mật

• Khả năng mở rộng

• Cấu hình và triển khai

• Quản trị và chuẩn đoán

• Hiệu suất

1.3.2 Những điểm mới ở IIS 7.0

Hầu hết mọi thứ trong IIS 7.0 đều là mới Microsoft đã tập trung vào việc modul hóa khixây dựng IIS 7.0, điều đó đã giảm thiểu được bề mặt tấn công của web server

Kiến trúc IIS 7

Bên cạnh những thay đổi đối với các thành phần lõi trong IIS 7.0, sự tập trung với cácthiết kế modul luôn luôn được thực hiện trong sản phẩm này Thiết kế modul làm cho IIS7.0 linh động hơn và bảo mật tốt hơn so với các phiên bản IIS trước đây

Hình 1.1 Tổng quan về các modul chính và thành phần của IIS 7.0

Ưu điểm chính của thiết kế modul mới là sẽ giảm được dấu vết, điều làm cho nền tảngweb server được an toàn hơn khi tấn bề mặt tấn công được giảm thiểu IIS 7.0 cung cấpmột API mới, thay thế cho bộ lọc ISAPI trong các phiên bản trước Với API mới này, IIS7.0 hiện có thể mở rộng bằng các modul mở rộng hoặc thậm chí thay thế bất kỳ modulđính kèm bằng các modul được viết

1.4 TẠO ỨNG DỤNG WEB VỚI VISUAL STUDIO

Visual Studio là một công cụ cực kỳ mạnh của hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft Hiệnnay, có nhiều phiên bản sử dụng: vs2005, vs2008, vs2010…., với công cụ này bạn có thểphát triển được các ứng dụng phần mềm, web với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau đặtbiệt với các ứng dụng winform webform C# hay Visual Basic được hỗ trợ rất tốt

Bây giờ chúng ta sẽ tạo dự án Website bằng Visual Studio 2008 Bạn khởi động VisualStudio lên và chọn thực đơn FileNewWeb Site

Trang 8

Hình 1.2 Thao tác tạo Website mới

Lúc này một cửa sổ mới hiện ra bạn chọn vào ASP.Net Web Site phía dưới chọn

vào ngôn ngữ C# và nơi chứa ứng dụng website của bạn

Hình 1.3 Hộp thoại chọn cấu hình mẫu Website

Nhấn nút OK, vậy là tạo được một website ASP.net bằng Visual Studio bây giờ chúng ta

sẽ tìm hiểu các công cụ và làm quên với giao diện của phần mềm này

1.5 KHẢO SÁT GIAO DIỆN VISUAL STUDIO

1.5.1 Màn hình giao diện Visual Studio

Trang 9

Hình 1.4 Giao diện Visual Studio

1.5.2 Các công cụ trong giao diện Visual Studio

Bảng 1.1 Các công cụ thường dùng trong Visual Studio

1 Toolbox: Chứa những công cụ cho ta sử

dụng trong quá trình làm việc ví dụ như:

Textbox, Button, DataGrid, GridView,

HyperLink…

4 2

Trang 10

Hình 1.5 Giao diện Toolbox

2 Design & Code : Đây là vùng cho phép chúng ta thiết kế giao diện hiển thị trên

Trang 11

4 Properties: Thanh thuộc tính của một

đối tượng, có thể đổi tên đối tượng, gán

Trang 12

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày sự khác nhau giữa ASP và ASP.NET

2 Trình bày ưu, nhược điểm của ASP.NET

3 IIS 7 là gì ? Trình bày những điểm mới của IIS7

Trang 13

THỰC HÀNH CHƯƠNG 1

1 Hướng dẫn cài đặt và cấu hình HTTP Web Server IIS - windows 7

Cài đặt và cấu hình HTTP Web Server là điều mà bạn không thể không biết nếu bạnmuốn cài máy tính của mình thành máy chủ web Sau đây tôi xin hướng dẫn cách thựchiện Với các bước thực hiện, tôi hướng dẫn đồng thời trên Windows XP, WindowsVista, Windows 7 Các hệ điều hành khác, cách thực hiện tương tự

Các bước thực hiện

1 Cài đặt Web Server (IIS)

2 Cấu hình Firewall trên Server cho phép nhận kết nối đến qua giao thức HTTP

Bước 1: Cài đặt WebServer IIS

IIS là dịch vụ máy chủ web, đây là thành phần không thể thiếu của một Web Server đểquản lý giao dịch và xử lý yêu cầu cũng như quản lý mọi tài nguyên liên quan đếnwebsite

* Nếu bạn đang cài Windows XP thì xem hướng dẫn cài IIS tại đường dẫn trên như sau

Trang 14

Hình 1.9 Giao diện chức năng Windows Features

Chú ý: Nếu bạn cần cài FTP Server thì nhớ đánh dấu luôn vào mục FTP Server

Nhấn OK và đợi Windows tự động kích hoạt IIS

Để test thử quá trình cài đặt IIS đã thành công hay chưa, mở Internet Explorer và gõ địachỉ: http://localhost -> Enter Nếu màn hình chào của IIS xuất hiện thì có nghĩa là bạn đãcài đặt thành công

Hình 1.10 Giao diện thử nghiệm IIS7

Bước 2: Cấu hình Firewall cho phép nhận kết nối đến qua giao thức HTTP

Mục đích của việc này là để mở cổng Firewall của Windows cho phép nhận kết nối từ bên ngoài qua cổng của giao thức HTTP, mặc định là cổng 80

* Trên WindowsXP

- Vào Control Panel -> Windows Firewall

- Trong Tab Exceptions, click vào nút Add Port để thêm cổng 80

Trang 15

Hộp thoại Add Port hiện ra, trong mục Name gõ tên bất kỳ, Port Number gõ số 80, click chọn vào mục TCP (xem hình dưới)

- Nhấn OK

- Log Off hoặc Restart lại máy

Hình 1.11 Cấu hình thêm port

* Trên Windows Vista, Windows 7:

Vào Start -> Control Panel -> Windows Firewall -> Ở menu bên trái chọn Advanced settings

Menu bên trái, click vào mục Inbound Rules

Trang 16

1.12 Giao diện Inbound Rules

Mặc định thì Windows đã có sẵn mục Word Wide Web Service, bạn tìm trong danh sách

và Click chuột phải -> Properties, đánh chọn Enabled và Allow the connection như hình

Hình 1.13 Giao diện thuộc tính của World Wide Web Service

Log Off hoặc Restart lại máy

2 Hướng dẫn cài đặt Visual Studio 2008

Đặt đĩa cài đặt Visual Studio 2008 và chọn Install Visual Studio 2008

Trang 17

Hình 1.14 Giao diện khởi động cài đặt Visual Studio 2008

–> Chọn Next để bắt đầu cài đặt

Hình 1.15 Giao diện Visual Studio

Bước 4: Chọn I have read and accept the license terms –> Gõ vào mục Name (Tên người dùng) –> Chọn Next

Trang 18

Hình 1.16 Giao diện chấp nhận quy định sử dụng Visuall Studio

Bước 5: Chọn hình thức cài đặt

- Default: Cài đặt theo mặc định của nhà sản xuất

- Full: Cài đặt đầy đủ các thành phần của VS2008

- Custom: Cài đặt theo lựa chọn của người dùng

–> Chọn Next

Trang 19

Hình 1.17 Giao diện chọn loại cài đặt

–> Chọn hoặc bỏ chọn các thành phần –> Chọn Install

Hình 1.18 Giao diện lựa chọn các thành phần cài đặt

–> Chờ cho đến khi máy cài đặt xong –> Chọn Finish

Hình 1.19 Giao diện hoàn tất cài đặt

Bước 6: Khởi động lại máy tính Chọn Restart Now

Trang 20

Hình 1.20 Giao diện yêu cầu khởi động lại máy

3 Hướng dẫn cài đặt MS SQL Server 2008

Đặt đĩa cài đặt SQL Server 2008 vào ổ đĩa CD, sau khi chạy file Setup.exe sẽ ra hình sau,bạn chọn tiếp "Tab" Installation, chọn New SQL Server Stand-alone installation or addfeatures to an existing installation

Hình 1.21 Giao diện khởi động quá trình cài đặt

 Chờ Setup check các điều kiện cần thiết trước khi cài đặt

Trang 21

Hình 1.22 Giao diện kiểm tra các điều kiện cần thiết

Sau khi ấn vào OK Setup sẽ hỏi bạn Product Key, bạn nhập đầy đủ số Key rồi ấn Next

Hình 1.23 Giao diện nhập số Product Key

 Chọn I accept the license terms rồi ấn tiếp Next

Trang 22

Hình 1.24 Giao diện chấp nhận quy định sử dụng

Hình 1.25 Giao diện kiểm tra các file hỗ trợ cài đặt

 Sau khi ấn Next Setup sẽ hỏi bạn cài đặt các Feature

Trang 23

Hình 1.26 Giao diện chọn thành phần cần cài đặt

 Cài đặt Instance mới hoặc để Default (nếu bạn đã cài SQL Server 2000 hoặc 2005

trước rồi thì phải đặt Instance name khác)

Hình 1.27 Giao diện cấu hình Instance

Trang 24

 Thiết lập quyền chạy dịch vụ (services)

Hình 1.28 Giao diện cấu hình Server

Hình 1.29 Giao diện cấu hình Server

 Thiết lập tiếp quyền quản trị (admin) & Authentication Mode, nếu bạn chọn

Trang 25

Hình 1.30 Giao diện cấu hình Database Engine

Hình 1.31 Giao diện cấu hình Database Engine

 Các bạn ấn tiếp và Add Current User (lấy User hiện tại làm người quản trị)

Trang 26

Hình 1.32 Giao diện cấu hình Analysis Services

 Thiết lập đường dẫn mặc định lưu trữ dữ liệu (các file mdf,backup )

Hình 1.33 Giao diện cấu hình Analysis services

Trang 27

Hình 1.34 Giao diện cấu hình Report Services

Hình 1.35 Giao diện thông báo lỗi

Trang 28

Hình 1.36 Giao diện kiểm tra trước khi cài đặt

Hình 1.37 Tiến hành cài đặt

Trang 29

Hình 1.38 Giao diện thông báo cài đặt hoàn tất

Trang 30

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG CÁC SERVER CONTROLS

Sau chương này, học sinh có khả năng :

2.1 CẤU TRÚC TRANG ASP.NET

Một trang ASP.NET thông thường gồm 3 phần:

Phần 1: Được gọi là Page Directives, phần này cung cấp cho ASP.NET những thông tin

đặc biệt để trình biên dịch biết cách thực thi trang ASP.NET, cũng như những thông tindùng trong tiến trình biên dịch (during the compiling process), gồm các thông tin sau:

<%@ Page Language="C#" AutoEventWireup="true" CodeFile="ChaoMung.aspx.cs" Inherits="ChaoMung" %>

- <%Page %> : Khai báo các biên dịch trang

- Language : Khai báo ngôn ngữ được sử dụng để viết mã cho trang (C#, VB.Net…)

- Auto EventWireup: Nếu giá trị là true thì các sự kiện của trang được tự động gọi

đúng tên như Page_Load mà không cần khởi tạo sự kiện chỉ đến phương thức Page_Load.

- CodeFile : Chỉ rõ tên tập tin code behind có phần mở rộng aspx.cs (chứa các đoạn

mã thực thi các biến cố) được liên kết với trang ASP.NET có phần mở rộng aspx.

Trang 31

- Inherits : Cho biết là trang giao diện thừa kế từ lớp nào là tên của lớp (class) của tập

tin code behind, theo thí dụ là trang ChaoMung.aspx.cs.

Phần 2: <script runat="server"> </script>, phần này còn gọi là Code Declaration

Block, giống như mã ở phía client (Client Side) nhưng có kèm theo thuộc tính runat="server" cho biết đoạn mã này được thực thi ở phía server (Server Side) Ta có

thể đặt để phần này ở bất cứ nơi nào trong trang web , nhưng để phân biệt mã củaASP.NET với mã của HTML ta nên sắp xếp ở phần đầu tiên của trang

<%@ Page Language="C#" AutoEventWireup="true" CodeFile="ChaoMung.aspx.cs" Inherits="ChaoMung" %>

public partial class ChaoMung : System.Web.UI.Page

Phần mã này tạo ra một phương thức (hàm) có tên là Page_Load mặc định (default) cho

các trang ASP.NET, phương thức này sẽ thực hiển gán chuỗi "Lập trình Web với

ASP.Net 3.5" vào trong thuộc tính Text của Label Control mỗi khi trang được thực thi Phần 3: <html> <html>, đây là nơi ta bắt đầu phần mã của HTML Phần này chính là

hình thức trình bày nội dung của trang được soạn bởi mã ASP.NET trước khi gởi về và

hiển thị trong trình duyệt (browser) của Client Ngoài ra, ASP.NET cũng cho phép ta

kèm theo những chỉ thị (instructions) trong Code Render Block bắt đầu với <% và kết

thúc với %>

2.2 BIẾN CỐ TRANG ASP.NET

Các biến cố của trang ASP.NET gồm

a) Page_Init

Sự kiện này xảy ra đầu tiên khi trang web được yêu cầu

b) Page_Load

Trang 33

2.3 GIỚI THIỆU ASP.NET SERVER CONTROLS

Khi chúng ta tạo một ứng dụng web ASP.NET, chúng ta có thể sử dụng 4 loại điều khiển:

HTML server controls cung cấp các điều khiển thể hiện các thẻ của HTML trên trang

server

Web server controls các điều khiển này các nhiều chức năng hơn so với điều khiển

HTML server control

Validation control Cho phép kiểm tra việc nhập liệu của người dùng trên các đối tượng

User controls các điều khiển do lập trình viên tạo ra , cho phép nhúng User control đến

1 trang ASP.NET khác hoặc có thể tái sử dụng

2.4 HTML SERVER CONTROL

Mặc định, các phần tử HTML trong phạm vi 1 trang ASP.NET được xem là 1 chuỗi vănbản và không được tham chiếu trong đoạn mã phía server Để giúp cho các phần tử này

có thể được lập trình, chúng ta xác định các thẻ HTML phải được chuyển sang chạy trên

server bằng thuộc tính “runat=server” Kế đó, chúng ta đặt tên cho thuộc tính id của đối

tượng HTML để dễ dàng phân biết với các đối tượng khác và thuận tiện trong lập trình

2.4.1 Điều khiển HtmlTextArea

Tạo 1 điều khiển server cho phép người dùng nhập nhiều dòng văn bản

Bảng 2.1 Ví dụ tạo HtmlTextArea

<textarea id="TextArea1" cols="40"

rows="4" runat="server" />

2.4.2 Điều khiển HtmlInputReset

Tạo 1 điều khiển trên trang server có chức năng là nút nhấn reset

<input id="Reset1" type="reset" value="Clear" runat="server" />

Trang 34

2.4.3 Điều khiển HtmlInputSubmit

Tạo điều khiển trên server có chức năng là nút nhấn submit

Bảng 2.2 Ví dụ tạo HtmlInputSubmit

<input id="Submit1" type="submit"

value="Submit" runat="server" />

2.4.4 Điều khiển HtmlInputPassword

Tạo điểu khiển server cho phép người dùng gõ chuỗi mật khẩu

Bảng 2.3 Ví dụ tạo HtmlInputPassword

<input id="Password1" type="password"

runat="server" />

2.4.5 Điều khiển HtmlInputText

Tạo điều khiển server có chức năng nhận chuỗi ký tự từ người dùng <input type=text>

Bảng 2.4 Ví dụ tạo HtmlInputText

<input id="Value1" type="Text"

runat="server"/>

2.4.6 Điều khiển HtmlInputFile

Tạo điều khiển server có chức năng cho phép người dùng tải tập tin lên máy chủ

Bảng 2.5 Ví dụ tạo HtmlInputFile

<input id="MyFile" type="file"

runat="server" />

2.4.7 Điều khiển HtmlImage

Tạo điều khiển server có chức năng hiển thị hình ảnh

Trang 35

2.4.8 Điều khiển HtmlInputCheckbox

Tạo điều khiển server có chức năng cho phép chọn true hoặc false

Bảng 2.6 Ví dụ tạo HtmlInputCheckBox

<input id="Check1" type="checkbox"

runat="server" checked="checked"/>

2.4.9 Điều khiển HtmlInputRadio

Tạo điều khiển server có chức năng cho phép chọn true hoặc false

Bảng 2.7 Ví dụ tạo HtmlInputRadio

<input type="radio" id="Radio1"

name="Mode" runat="server"/>

2.4.10 Điều khiển HtmlInputHidden

Tạo điều khiển server cho phép lưu thông tin ngầm trên form

<input id="HiddenValue" type="hidden" value="Initial Value" runat="server" />

2.4.11 Điều khiển HtmlSelect

Tạo điều khiển server cho phép hiển thị danh sách

Bảng 2.8 Ví dụ tạo HtmlSelect

Trang 36

<select id="ColorSelect" runat="server">

2.4.12 Điều khiển HtmlTable

Tạo điều khiển server cho phép tạo 1 bảng

2.5 ASP.NET WEB SERVER CONTROL

So với những hạn chế của các HTML server control, ASP.NET Web server control cungcấp các button, list, image, hyperlinks và các điều khiển nâng cao có thể làm việc với dữliệu tĩnh và động

2.5.1 Điều khiển Label Web server

Dùng để hiển thị văn bản hoặc điền thông tin từ cơ sở dữ liệu trong trang ASP.NET Nộidung được hiển thị thông qua thuộc tính Text

<asp:Label ID="Label1" runat="server" Text="<u>N</u>ame:"></asp:Label>

Trang 37

Cho phép người dùng điền thông tin trong trang ASP.NET như văn bản, số và ngày giờ.

Sử dụng thuộc tính Text để hiển thị và nhận thông tin từ người dùng

Bảng 2.10 Ví dụ tạo TextBox

<asp:TextBox ID="TextBox1"

runat="server" Text=”Nhap thong tin” />

2.5.3 Điều khiển Button, ImageButton, LinkButton

Mặc định là những nút submit cho phép người dùng gởi 1 trang đến server

Bảng 2.11 Ví dụ tạo Button, ImageButton, LinkButton

<asp:LinkButton ID="LinkButton1" runat="server"

2.5.4 Điều khiển DropDownList

Cho phép người dùng chọn 1 mục trong danh sách đã được định nghĩa trước

Các thuộc tính quan trọng

Bảng 2.12 Các thuộc tính quan trọng của DropDownList

Trang 38

Thuộc Tính Mô Tả

Text Chuỗi hiển thị trong DropDownList

Value Chứa giá trị kết hợp với 1 danh mục nhưng không hiển

thị trong DropDownListSelected Xác định mục được chọn

<asp:ListItem Text="Male" Value="1"></asp:ListItem>

<asp:ListItem Text="Female" Value="2"></asp:ListItem>

2.5.5 Điều khiển ListBox

Dùng để hiển thị danh mục đã được định nghĩa trước và cho phép người dùng chọn mộthoặc nhiều mục

Bảng 2.14 Ví dụ tạo ListBox

Trang 39

<asp:ListBox id="drop1" rows="3" runat="server">

<asp:ListItem selected="true">Item 1</asp:ListItem>

2.5.6 Điều khiển CheckBox

Cho phép người dùng lựa chọn yes/no

Bảng 2.15 Ví dụ tạo CheckBox

<asp:CheckBox id="check1" Text="English"

TextAlign="Right" runat="server" />

2.5.7 Điều khiển RadioButton

Cho phép người dùng lựa chọn loại trừ lẫn nhau

Trang 40

2.5.8 Điều khiển Image

2.5.9 Điều khiển Calendar

Dùng để hiển thị lịch trên trang ASP.NET

Bảng 2.18 Ví dụ tạo Calendar

<asp:Calendar runat="server" />

Ngày đăng: 15/06/2016, 14:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Phương Bình, Thái Kim Phụng, Các Giải Pháp Lập Trình ASP.NET 2.0, NXB Giao Thông Vận Tải, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Giải Pháp Lập Trình ASP.NET 2.0
Nhà XB: NXB Giao Thông Vận Tải
2. Nguyễn Minh Đạo, Giáo Trình Lập Trình Web với ASP.NET, NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Lập Trình Web với ASP.NET
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc GiaTPHCM
3. Hoàng Đức Hải, ASP 3.0 &amp; ASP.NET, NXB Lao Động Xã Hội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASP 3.0 & ASP.NET
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
4. Nguyễn Văn Lân, Kỹ Thuật Xây Dựng Ứng Dụng ASP.NET, NXB Lao Động Xã Hội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Xây Dựng Ứng Dụng ASP.NET
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
5. Phạm Hữu Khang, C# 2005, NXB Lao Động Xã Hội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C# 2005
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
6. Dương Quang Thiện, .NET Toàn Tập, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NET Toàn Tập
Nhà XB: NXB Tổng Hợp TP.HCM
7. Đỗ Lâm Thiên, Lập Trình Ứng Dụng Web với ASP.NET, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập Trình Ứng Dụng Web với ASP.NET
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc GiaTP.HCM

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w