1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa Tôn giáo và Chính trị

25 5,8K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 36,38 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀCHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị 1.1 Khái niệm tôn giáo và chính trị 1.2 Mối quan hệ giữa tôn gi

Trang 1

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ

CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị

1.1 Khái niệm tôn giáo và chính trị

1.2 Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong lịch sử phát triển nhân loại

Chương 2: Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị ở Việt Nam

2.1 Sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với chính trị

2.1.1 Tích cực

2.1.2 Mặt trái của tôn giáo đối với chính trị

2.2 Sự tác động trở lại của chính trị đối với tôn giáo ở Việt Nam

2.2.1 Những tác động tích cực

2.2.2 Những tác động tiêu cực

2.3 Giá trị và ý nghĩa của mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị ở Việt Nam 2.4 Chính sách tôn giáo Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị ở thời đại ngày nay

2.5 Những bài học kinh nghiệm

PHẦN NỘI DUNG

Trang 2

Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị

1.3 Khái niệm tôn giáo và chính trị

1.1.1 Tôn giáo

Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một haynhiều vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy

Có nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng,

về bản chất, tôn giáo chỉ là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xãhội Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ăngghen viết: “ Tất cả mọi tôn giáochẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu con người của những lựclượng bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánhtrong đó những thế lực trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trầnthế ”

Như vậy, về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh ýthức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu nhiênnào đó Về mặt hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ thống hoàn chỉnhcác quan niệm, ý thức tín ngưỡng, thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôngiáo, hành vi và hoạt động tôn giáo với những giáo lý, giáo luật, lễ nghi vàgiáo hội được tổ chức chặt chẽ

Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội của loài người, hoàn thiện

và biến đổi gắn liền với các nguồn gốc, đó là:

+ Nguồn gốc kinh tế-xã hội

Tôn giáo ra đời trong điều kiện xã hội có trình độ sản xuất còn thấp kém,

con người hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, bất lực trước các hiệntượng tự nhiên như thiên tai, bệnh tật, chết chóc,… Con người không hiểu,

Trang 3

không chế ngự được tự nhiên nên sợ hãi và lý giải các hiện tượng tự nhiênbằng sự suy đoán sai lệch thành các lực lượng siêu nhiên, thần bí Đó chính lànguồn gốc ban đầu của tôn giáo.

Bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự nhiên, khi xã hội bắtđầu xuất hiện những giai cấp đối kháng, phân hóa giàu nghèo, xung đột bộtộc, bộ lạc, áp bức bóc lột,…con người lại cảm thấy bất lực trước những sứcmạnh tự phát của xã hội Không lý giải được nguồn gốc của sự phân hóa giaicấp và xã hội ấy, con người lại ảo tưởng vào một thế giới “bên kia” màV.I.Lênin đã nói: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranhchống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thếgiới bên kia”

Trong cuộc sống hiện nay, dù khoa học và sản xuất ngày càng phát triển,con người dần thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào tự nhiên, giải thích được cáchiện tượng tự nhiên, đồng thời các quan hệ xã hội cũng vận động, phát triển.Tuy nhiên, cả tự nhiên và xã hội vẫn còn tồn tại những hiện tượng mà conngười chưa thể hiểu biết đầy đủ, triệt để và chế ngự được Trong điều kiện xãhội nhất định, con người – nhất là những người lao động, chưa thể có hạnhphúc đầy đủ, thực sự như người ta mong muốn Vì vậy, con người vẫn tin vàothần linh, thượng đế, vẫn tìm đến tôn giáo với chính sách tôn giáo để sinhhoạt tinh thần, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tâm linh

+Nguồn gốc nhận thức

Sự hiểu biết của con người thời nguyên thủy rất nông cạn, mơ hồ, hạn hẹp

về thế giới là một trong những tiền đề hình thành tín ngưỡng, tôn giáo Sựlung túng nảy sinh từ sự hạn chế trong trình độ nhận thức của con người đãdấn đến sự thừa nhận những linh hồn sau khi thân thể chết đi Cũng bằng cách

Trang 4

hoàn toàn giống như thế, sự nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên làm nảysinh các vị thần đầu tiên.

Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thế giới kháchquan, khái quát hóa thành các khái niệm, quy luật Nhưng càng khái quát hóa,trừu tượng hóa thì sự vật hiện tượng được con người nhận thức càng có khảnăng xa rời hiện thực và phản ánh sai lệch hiện thực Sự nhận thức bị tuyệtđối hóa, cường điệu hóa của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan,mất dần cơ sở hiện thực để trở thành siêu nhiên thần thánh

Giới tự nhiên là vô cùng tận, nhận thức và khả năng cải tạo tự nhiên củacon người cũng là vô tận nhưng trong những điều kiện lịch sử cụ thể là cóhạn Mặc dù khoa học đã phát triển cao, song khoa học càng phát triển thìngười ta lại càng phát hiện ra nhiều điều bí ẩn chưa giải thích được, cần tiếptục nghiên cứu Điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì người ta thườngphải nhờ đến sức mạnh của linh cảm, của tâm linh, nhờ “đấng sáng tạo” đểtìm ra nguyên nhân cuối cùng của thế giới

+Nguồn gốc tâm lý

Cảm xúc, tình cảm, tâm trạng của con người trước sức mạnh tự nhiên và

xã hội, trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống của cá nhân và cộngđồng xã hội là một nguyên nhân của sự ra đời, tồn tài và phát triển của tôngiáo

Cảm giác về sự phụ thuộc là cơ sở của tôn giáo, sự sợ hãi đẻ ra thần linh,thượng đế Mặt khác, lòng biết ơn, tôn kính những người có công cũng dẫnđến sự ngưỡng mộ đến mức tưởng tượng, suy diễn những người thật, việc thậtthành hình tượng thánh thần, có sức mạnh siêu phàm, có khả năng “cứu rỗi”.Trong tình cảm, con người luôn có nhu cầu được an ủi, vỗ về khi gặp khó

Trang 5

khăn, hoạn nạn, bất hạnh; tôn giáo chính là sự bù đắp những hụt hẫng, đemđến cho người ta hạnh phúc hư ảo C.Mác đã chỉ rõ: “Tôn giáo là tiếng thở dàicủa chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giốngnhư nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”.

Như vậy, tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển có nguồn gốc từ những điềukiện cụ thể của xã hội, trong nhận thức và tâm lý của con người khi đứngtrước những sức mạnh của tự nhiên và xã hội Nhưng cũng phải thấy rằng sựtuyên truyền, tác động của giáo hội thông qua các chức sắc, các nhà tu hành

và hệ thống nghi lễ, kết hợp các công cụ và biện pháp khác như kinh tế, vănhóa, từ thiện,…tới con người và các cộng đồng người, cũng là một nguyênnhân cho sự tồn tài và phát triển của tôn giáo Thậm chí trong lịch sử nhânloại, đã từng xảy ra các cuộc chiến tranh tôn giáo nhằm bảo vệ và phát triểntôn giáo này, đẩy lùi, hạn chế sự mở rộng và phổ biến của các tôn giáo kháccũng làm cho tôn giáo phát triển, biến đổi, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trêntoàn thế giới

1.1.2 Chính trị

Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, đấu tranh giai cấp (mà đỉnh cao làcuộc đấu tranh ấy là đấu tranh nhằm giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị,quyền lực nhà nước cho một giai cấp nhất định); là việc giải quyết mối quan

hệ giữa các giai cấp và giai tầng xã hội trong việc phân bổ các lợi ích (đặc biệt

là lợi ích kinh tế)

Quyền lực chính trị tất yếu luôn thuộc về giai cấp, tầng lớp xã hội đại diệncho phương thức sản xuất tiên tiến, cho xu hướng tiến bộ của xã hội, cho lợiích của quảng đại quần chúng nhân dân

Trang 6

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề trung tâm, then chốt,trực tiếp nhất trong chính trị là vấn đề quyền lực nhà nước Nó là công cụ cơbản nhất để giải quyết các quan hệ kinh tế, các quan hệ giai cấp, theo hướng

có lợi cho lực lượng nắm quyền

Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm rằng, chính trị của giai cấp vô sản làthái độ của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh tự giải phóng khỏi ách áp bứcbóc lột, là việc giai cấp vô sản phải vươn lên giành lấy quyền lực nhà nước từtrong tay các giai cấp bóc lột, là việc sử dụng nhà nước vào sự nghiệp xâydựng xã hội mới

Chính trị trong xã hội đương đại không chỉ là quan hệ giữa các giai cấp,

mà còn là quan hệ giữa các cộng đồng (các nhóm lợi ích, các lực lượng xãhội, các công dân) với nhà nước Đây tức là quá trình đấu tranh để xác lập cácthể chế, thiết chế quyền lực nhà nước hợp lí, có hiệu quả vì sự ổn định và pháttriển của xã hội, là hoạt động của các chính đảng, các tổ chức đại diện nhómlợi ích xã hội trong việc giành, chia sẻ và thực thi quyền lực nhà nước vì lợiích khách quan của các lực lượng chính trị, của các cộng đồng công dân

Sự tham gia của công dân vào các hoạt động chính trị, xã hội được xemnhư một giá trị dân chủ và đó cũng là một môi trường để mọi công dân pháthuy tính tích cực chính trị - xã hội của mình với tư cách kà một con ngườichính trị Đặc biệt, trong xã hội công dân – một xã hội văn minh dựa trên nềntảng pháp luật và được điều hành bởi những nhà lãnh đạo có năng lực và vănhóa chính trị cao…một xã hội đã được dân chủ hóa và hội đủ những điều kiện

cơ bản nhất để phát triển toàn diện, bền vững với sự tham gia tích cực củacông dân vào công việc của cộng đồng xã hội – đòi hỏi sự đối thoại công khai

Trang 7

và có sự tham gia rộng rãi, phải tạo cơ hội cho mọi công dân có được tiếngnói trong các quyết định ảnh hưởng đến họ….

1.4 Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong lịch sử phát triển nhân loại

Mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị luôn được xem là vấn đề phức

tạp, tế nhị, tinh vi và nhạy cảm vào bậc nhất so với các hiện tượng khác thuộcthượng tầng kiến trúc - xã hội Từ trước đến nay, nhận thức về mối quan hệnày đã tạo ra những cuộc tranh luận, không phải là "có hay không có quanhệ", mà là "quan hệ như thế nào" Các nhà triết học, thần học, tôn giáo học vàchính trị học từ trước đến nay thường đưa ra 3 ý kiến khác nhau về mối quan

hệ này

Một là, tôn giáo hoá chính trị.

Hai là, chính trị hoá tôn giáo.

Ba là, phi chính trị hoá tôn giáo và thế tục hoá chính trị.

Trong các thời đại lịch sử khác nhau, tính chất, nội dung và hình thứccủa mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị đều do những điều kiện kinh tế, xãhội, văn hóa, chính trị quy định Vào thời cổ đại, mối quan hệ đó nổi lên làtình hình tôn giáo đối đầu với chính trị, hoặc chính trị lợi dụng tôn giáo, tùytheo vị thế của các lực lượng chính trị khác nhau Thời phong kiến ở châuÂu,tôn giáo, mà cụ thể là Kitô giáo, là thế lực đứng trên chính trị, chi phối toàn

bộ đời sống xã hội Chế độ chính trị phổ biến là chính trị thần quyền Nhưngđến cuối thời phong kiến, sang thời kỳ tư bản, giữa nhà nước chính trị và giáohội nảy sinh cuộc xung đột quyết liệt theo hướng thế tục hoá chính trị và tự trịhoá tôn giáo Lúc đó, chính trị muốn thoát khỏi ảnh hưởng của thần học, tôngiáo đã trở về với bản chất thế tục, thực thi quyền lực chính trị - nhà nước.Luận điểm "tách nhà nước ra khỏi nhà thờ" của giai cấp tư sản ở những thế kỷ

Trang 8

trước, và sau đó, C.Mác, Ăngghen, Lênin phát triển lên, có thể xem là biểuhiện tiêu biểu của khuynh hướng này Còn trong tôn giáo này, phong trào cảicách tôn giáo diễn ra với tính chất là phi chính trị hoá tín ngưỡng.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các loại tôn giáo lớn trên thế giớingày càng chuyển hoá phức tạp và lộ dần xu hướng phân hoá, mâu thuẫn Đặcbiệt, càng ngày các tôn giáo mang tầm thế giới, xuyên lục địa càng xích gầnchính trị, xuất hiện xu thế chính trị hoá tôn giáo

Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị được tập trung biểu hiện: chính– giáo hợp nhất, chính – giáo phân ly và chính – giáo hòa hợp

Thứ nhất, chính – giáo hợp nhất, tức là nhà nước và giáo hội - nhà thờ hợplàm một

Thứ hai, chính - giáo phân ly Đây là hình thức ngược lại với chính giáohợp nhất Dưới hình thức chính giáo phân ly, nhà thờ - giáo hội tách khỏi nhànước

Thứ ba, chính - giáo hòa hợp Có thể coi đây là hình thức mang tính tổnghợp và hình thức này cũng có các mô thức khác nhau:

Mô thức thứ nhất, thần học tôn giáo có vai trò chủ đạo trong hệ tư tưởng trị

nước, đồng thời là nguồn gốc của pháp luật

Mô thức thứ hai, về quan phương, nhà nước là thế tục, nhưng nhà nước khai

thác, sử dụng những tư tưởng thần học phù hợp để phục vụ mục đích củamình Giáo hội và các đoàn thể tôn giáo đồng thuận cùng nhà nước Giáo sĩ,nhà tu hành trong những chừng mực nhất định tham gia vào công quyền Tôngiáo được huy động vào các hoạt động, nhất là các hoạt động xã hội Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay có thể xếp vào mô thứcnày

Trang 9

Chương 2: Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị ở Việt Nam

2.1 Sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với chính trị

2.1.1 Tích cực

Tôn giáo có sự đóng góp tích cực cho sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc.

Trải qua các triều đại, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, trên con đường đấu tranh

dựng nước và giữ nước, quốc gia Đại Cồ Việt, rồi Đại Việt không ngừng đượccủng cố, trưởng thành và vững mạnh Để có một đất nước hùng cường, bêncạnh việc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập, một vấn đề đặt ra khôngkém phần quan trọng là đấu tranh cho nền thống nhất vững chắc của đất nước

Đã từ lâu đời, đại gia đình các dân tộc chung sống ổn định trên lãnh thổ thuộcquốc gia Đại Việt đã biết chụm nhau lại, đoàn kết thành một khối để tồn tại vàphát triển “đoàn kết là sức mạnh”, chân lý đó không còn là một bài học đầumiệng, mà đã thấm vào xương tủy và biến thành hành động đối với mọi thànhviên trong xã hội Chân lý ấy đã nhào nặn lên tâm hồn, đức tính và những giátrị tinh thần của dân tộc Việt Nam

Trong sức mạnh tinh thần ấy, thực tiễn đã chứng minh khẳng định có tưtưởng chủ đạo của đạo Phật, mà các vị vua Trần là những Phật tử thuần thành,

là những thiền sư, đã trị nước với tâm vô ngã, vị tha của đạo Phật Nhờ vậy đãhội tụ được những tướng sĩ tài ba thao lược, dân và quân một lòng yêu nướcthương nhà, đồng tâm đoàn kết Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợpvới tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam rõ ràng không chỉ làmnên một bản lĩnh ý chí chiến đấu mà còn là nền tảng của chính sách ngoại giaomềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc Phậtgiáo với tư tưởng truyền thống ái quốc bấy giờ với những ông vua đời Trần mà

Trang 10

hàng đầu là các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông Đó lànhững ông vua đã biết lấy lòng dân làm lòng mình, lấy ý muốn của dân làm ýmuốn của mình Những ông vua ấy đã học, hiểu và thi hành giáo lý uyên báccủa đạo Phật, để trở thành những đấng minh quân Những ông vua Phật ấy đãđiều khiển được sức mạnh tinh thần kỳ diệu tạo nên chiến công vẻ vang.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh “mong đồng bào đoànkết thêm chặt chẽ trong cuộc kháng chiến để phụng sự Đức Chúa, phụng sự Tổquốc và để thực hiện lời Chúa dạy: “Hoà bình cho người lành dưới trần thế”.Theo Người, kính Chúa yêu nước thì không nên có ảo tưởng nào đối với bọnthực dân cướp nước và bọn tay sai, vì chúng đã và đang gieo đau thương tangtóc, giết hại đồng bào ta không kể Lương hay Giáo Nỗi đau không của riêng

ai, đồng bào có đạo cần tích cực tham gia kháng chiến để trả thù cho nhữngngười đã hy sinh vì chính nghĩa, vì Tổ quốc Thực tế, qua hai cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hầu hết các tổ chức tôn giáo vàđồng bào tôn giáo đã tin theo tiếng gọi của Đảng, của Tổ quốc với tinh thần:

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhiều đồng bào tôn giáo sẵn sàng hy sinh

ta luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôngiáo và giúp đỡ các hoạt động hành đạo Chính từ đây, đạo và đời, tôn giáo vàcông cuộc bảo vệ, xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn gắn bó và hòa hợp

Trang 11

Trong việc xây dựng gia giáo và ổn định chính trị - xã hội Việt Nam

Muốn cải tạo xã hội, trước hết phải chuyển hóa con người, chuyển vọngthành chân, chuyển mê thành ngộ Mà muốn thay đổi con người phải tin rằngmỗi con người đều có trong mình phật tính Đó là lời ân cần nhắc nhở của thiền

sư Viên Chứng với vua Trần Thái Tông: “Sơn bản vô Phật, duy tồn hồtâm” (Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong tâm ta) Điều quan trọng

là không những chiến thắng đối phương mà còn tự chiến thắng chính mình,như vua Trần Nhân Tông nói:

“Buông lửa giác ngộ đốt hoại thảy rừng tà ngày trước

Cầm kiếm trí tuệ quét cho không tính thức thuở nay”

(Cư trần lạc đạo phú) Phật giáo đã tích cực góp phần tạo dựng cho xã hội đời Trần thành tựu rực

rỡ Một xã hội được giáo dục bằng giáo lý Ngũ giới (không sát sinh, khôngtrộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) và Thập thiện (bađiều thuộc về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, ba điềuthuộc về ý thức: không tham lam, không thù hận, không si mê, bốn điều thuộc

về khẩu: không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không áckhẩu) mà các vua Trần xem đó là khuôn mẫu, là một chuẩn mực sống cho toàndân Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng qua phần lịch sử Phật giáo đờiTrần đã góp phần xây dựng cải tạo gia đình và xã hội, đem lại an vui, hạnhphúc cho mọi người, hướng đến đời sống chân, thiện, mỹ Vì cá nhân có anvui, gia đình, xã hội mới bình an, mà các vua đầu đời Trần đã thể nghiệm và rấtthành công Giáo lý Ngũ giới hay Thập thiện chẳng phải là vấn đề xa xôi, mộtgiáo điều nghiêm ngặt, hay những điều mang tính thần thánh cao siêu mà nó rấtthiết thực, rất gần gũi con người, không chỉ ở quá khứ, hiện tại hay tương lai,

mà chừng nào con người còn những nỗi thống khổ, bức bách trong đời sống,thì khi đó nó vẫn còn có giá trị Từ đó chúng ta mới thấy rõ giá trị và lợi íchthiết thực của Ngũ giới hay Thập thiện đối với cuộc sống, thấy rõ tài đức củacác vị vua đời Trần đã giác ngộ, giáo dục người dân sống hạnh phúc, xã hộiđược hài hòa, ổn định

Trang 12

Là chổ dựa tinh thần cho quần chúng bị áp bức

Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tôn giáo thậm chí là chổ dựa tinhthần cho những ước muốn chân chính của quần chúng bị áp bức, phục vụ cholợi ích của họ đồng thời phản ánh sự phản kháng của nhân dân lao động chốngbất công và thể hiện khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn…

Vai trò của tôn giáo đối với đoàn kết dân tộc và xây dựng đồng thuận xã hội Trên nền tảng của sự đoàn kết, hưởng ứng chính sách đổi mới của Đảng và

Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, các tôn giáo tham gia tích cực vào khối đạiđoàn kết dân tộc Biểu hiện rõ nhất là các tôn giáo xác định đường hướng đồnghành cùng dân tộc, đồng thuận với những mục tiêu chung mà Đảng Cộng sảnViệt Nam đề ra, các tín đồ và chức sắc tôn giáo tích cực tham gia vào các hoạtđộng chính trị - xã hội, tham gia xây dựng các cấp chính quyền Xét về góc độvăn hoá, các tôn giáo tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng đời sống văn hoá

cơ sở, xây dựng làng văn hoá, xã văn hoá, gia đình văn hoá Các tôn giáo đãgóp phần quan trọng vào việc kìm hãm sự suy thoái đạo đức dưới tác động mặttrái của cơ chế thị trường

Tôn giáo với việc điều chỉnh hành vi con người, phát huy các giá trị và chuẩn mực xã hội

Các lực lượng xã hội khác, kể cả các đảng phái chính trị hay nhà nước,việc giám sát đạo đức và bảo vệ đạo đức, đều không thể nào “đọ” được với các

tổ chức tôn giáo Tôn giáo thuyết giáo về đạo đức, đương nhiên không phải làpháp luật, không có tính cưỡng chế, nhưng không phải vì thế mà hiệu lựckhông bằng pháp luật Giá trị của nó là từ sâu thẳm nội tâm, nó thúc đẩy conngười hành xử Đứng trước qui tắc tôn giáo, các tín đồ không nghĩ đến viphạm, đến chế tài, đơn giản vì việc thực hiện giáo lý xuất phát từ lương tri sâuthẳm của họ

Tôn giáo đang góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi củacon người, tác động tích cực đến các quan hệ xã hội, củng cố và phát huy cácchuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh theo hướng

Ngày đăng: 15/06/2016, 02:09

w