1.1 Những hoạt động chính IMF hỗ trợ các nước thành viên thông qua những hoạt động sau: Đưa ra những lời khuyên về chính sách cho các chính phủ và ngân hàng trungương dựa trên sự phân
Trang 1Câu hỏi 3: So sánh vai trò của IMF và WB đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam
1. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Pháttriển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng
7 năm 1944 Tính đến nay, IMF bao gồm 188 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩyhợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đóinghèo trên toàn thế giới
1.1 Những hoạt động chính
IMF hỗ trợ các nước thành viên thông qua những hoạt động sau:
Đưa ra những lời khuyên về chính sách cho các chính phủ và ngân hàng trungương dựa trên sự phân tích về xu hướng phát triển kinh tế, và những kinh nghiệm thực tếxuyên quốc gia;
Nghiên cứu, thống kê, dự báo, và phân tích kinh tế thông qua việc theo dõi các nềnkinh tế và thị trường riêng lẻ, khu vực và toàn cầu;
Đưa ra các nguồn vốn cho vay để giúp các quốc gia vợt qua các giai đoạn kinh tếkhó khăn;
Đưa ra những nguồn vốn không lãi suất và có thời gian đáo hạn dài để giúp cácnước phát triển chống lại đói nghèo;
Trợ giúp kĩ thuật và đào tạo để giúp các nước phát triển cải thiện khả năng điềuhành nền kinh tế của mình
1.2 Các chức năng cơ bản của IMF
Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên;
Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanhtoán;
Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nướcthành viên
Tư vấn cho các nước hội viên về chính sách kinh tế vĩ mô
Cung cấp trợ giúp kĩ thuật
1.3 Cơ cấu quản trị
Cơ cấu quản trị của IMF bao gồm những bộ phận chính như sau:
Trang 2 Hội đồng thống đốc: là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và mộtthống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên.
Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộtrưởng: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế (IMFC- International Monetary and FinancialCommittee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee)
Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu tráchnhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF Ban Giám đốc Điều hành bàn luận vàgiải quyết tất cả các vấn đề từ việc xem xét tình trạng kinh tế của các nước thành viênđược chuẩn bị bởi nhân viên của IMF cho đến các vấn đề về chính sách kinh tế có liênquan đến nền kinh tế toàn cầu
2 Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung cấp nhữngkhoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chươngtrình vay vốn WB được thành lập năm 1944 tại Bretton Wood Mục tiêu chính của WB làgiảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân ở các nước có thu nhập thấp và trungbình
2.1 Những hoạt động chính
Trang 3Hoạt động chính của WB là huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sửdụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển Có năm thể thức chovay chủ yếu:
• Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận Khoản vốn này
có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5năm
• Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằmkhôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay
• Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương,
và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình
• Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chứcphi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ởcác nước đang phát triển Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác
• Trợ giúp kĩ thuật: Cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xâydựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển Những chương trình này tập trungvào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo Trợ giúp kĩthuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay Chỉ cho vay đối với các nước thành viên;nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh
2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của WB
WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là vay củangười này để cho kẻ khác mượn
Chức năng, nhiệm vụ của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện
• Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tếsau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo.Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục , IBRD cấp tài chính cho các nước đangphát triển;
• Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chínhcho các nước nghèo;
• Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tưnhân ở các nước nghèo;
• Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDIvào các nước đang phát triển;
• Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như mộtdiễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài vớinước nhận đầu tư
Trang 42.3 Cơ cấu quản trị
Cơ cấu hiện hành của WB gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Chủtịch, 5 Tổng Giám đốc và các cán bộ của WB
Hội đồng Thống đốc: là cơ quan quyết định cao nhất tại WB Mỗi nước hội viên cử mộtđại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc
Uỷ ban Phát triển được thành lập vào năm 1974, có trách nhiệm tư vấn cho Hội đồngThống đốc của WB về các vấn đề liên quan đến cung cấp vốn cho các nước đang pháttriển
Ban Giám đốc Điều hành: gồm 24 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 người được bổnhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh); và
19 người được bầu chọn; chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng ngày của WB,thực hiện nhiệm vụ theo các chức năng và quyền hạn được giao phó theo Điều lệ hoặcđược Hội đồng Thống đốc giao
Chủ tịch do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm Chủ tịch tham giavào các cuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển Ngoài ra, Chủ tịch cònphụ trách về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điềuhành và duy trì mối liên hệ với Chính phủ các nước hội viên, Giám đốc Điều hành, các cơquan thông tin và các tổ chức khác Giúp việc cho Chủ tịch có 5 Tổng giám đốc
Cán bộ của Nhóm WB: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tạitrụ sở chính tại Washington D.C và 3000 cán bộ làm việc tại trên 100 văn phòng đại diệnđặt tại các nước hội viên Dưới Tổng giám đốc có 25 Phó Chủ tịch phụ trách các khu vực
và các mảng nghiệp vụ
3 Hợp tác giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế
Mặc dù WB và IMF là hai thực thể riêng biệt, song chúng có sự hợp tác chặt chẽ vớinhau Từ khi WB và IMF thành lập thì sự hợp tác này đã trở nên rõ rệt hơn kể từ nhữngnăm 1970 Kể từ đó các hoạt động của WB ngày càng phản ánh sự nhận thức rằng tốc độphát triển kinh tế và xã hội chỉ tăng trưởng khi chính sách tài chính và kinh tế ổn định vàphù hợp với điều kiện của quốc gia IMF cũng công nhận rằng chính sách tài chính vàkinh tế không lành mạnh thường liên quan đến việc sử dụng không hiệu quả lâu dài củanguồn lực kinh tế - xã hội thông qua sự thích nghi ngắn hạn cuả chính sách tài chính.Chính sách này sẽ không mang lại hiệu quả để WB phát triển các dự án hỗ trợ dài hạn.Mặt khác, nó cũng không tốt cho IMF khi giúp thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái, kiểm soátchính sách tiền tệ của một quốc gia Chìa khoá để giải quyết những vấn đề này được nhìnthấy trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để các dự án tiềm năng có thể thực hiệntrong nền kinh tế và sự ổn định nền kinh tế có thể tăng trưởng một cách có hiệu quả Các nền tảng của sự hợ tác giữa WB và IMF là sự tương tác thường xuyên giữa các nhàkinh tế và các cơ quan trong cùng một quốc gia Các nhân viên WB mang đến một cái
Trang 5nhìn dài hạn của quá trình chậm phát triển và sự hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu về cáutrúc và tiềm năng kinh tế của một quốc gia Còn IMF đã đưa ra quan điểm về duy trì dòngchảy than toán quốc tế cho các chủ nợ và thu vút vốn đầu tư tài chính của một quốc gia,cũng như làm thế nào để đất nước thích nghi được với nền kinh tế thế giới Sự trao đổithông tin này được hỗ trợ bởi sự phối hợp của các thành viên Ví dụ, WB đã phê duyệtcho vay cơ cấu ngành điều chỉnh cho hầu hết các nước đang tận dụng sự hỗ trợ tài chính
từ IMF Ngoài ra, cả hai tổ chức khuyến khích cho vay, cả tư nhân và các tổ chức, thamgia với họ trong đồng tài trợ dự án và huy động các khoản tín dụng cho các nước co nhucầu Hợp tác giữa các tổ chức Bretton Woods có hai kết quả: việc xác định các chươngtrình để khuyến khích sự phát triển trong một môi trường kinh tế ổn định và phối hợp cácnguồn tài chính để đảm bảo sự thành công của các dự án
Hợp tác giữa WB và IMF đã có hơn một thập kỷ và được chính thức hoá với thủ tục củaIMF để cung cấp tài chính ở dưới giá thị trường sang các nước thành viên nghèo Các thủtục này cho phép IMF hỗ trợ từ 12 đến 70 tỷ đô la cho các nước thành viên nghèo để điểuchỉnh cơ cấu của nền kinh tế, cải thiện sự cân bằng của các quốc gia về thanh toán và thúcđẩy tăng trưởng WB tham gia với IMF trong việc cung cấp thêm tiền cho các nước này từIDA Nhưng những gì mà IDA có thể cung cấp nguồn lực tài chính chỉ là một phần củanhu cầu tối thiểu của thế giới đối với sự ưu đãi tài chính từ bên ngoài Mặc dù vậy, chínhphủ và các cơ quan quốc tế đã phản ứng tích cực với những chương trình hành động đặcbiệt của WB cho người có thu nhập thấp, các nước nợ bằng cách cam kết thêm 7 tỷ đô lađồng tài trợ các chương trình sắp xếp của WB
Trong bối cảnh ngày càng nhiều các quốc gia đang phát triển mong muốn IMF và WBgiúp đối phó với tình trạng sụt giảm trên các thị trường hàng hóa và nguồn tín dụng ngàymột siết chặt hơn Tại Hội nghị Mùa Xuân 2016 của IMF và WB ở Washington (Mỹ),giữa bối cảnh những lo ngại kéo dài về trạng sa sút của kinh tế toàn cầu, các Bộ trưởngTài chính thế giới cam kết sẽ chung tay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Hội nghị lần này đã không có phản ứng rõ ràng trước lời kêu gọi thiết lập một kế hoạch
hỗ trợ ở quy mô quốc tế nếu tăng trưởng bắt đầu chững lại
IMF đã điều chỉnh hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống 3,2%, đồng thời cảnh báo dòng người tị nạn, những biến động trên thị trường tài chính, xu hướng vỡ
nợ doanh nghiệp và khả năng Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) là các mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đang bấp bênh
Tổng Giám đốc Christine Lagarde đã miêu tả tuần qua như là một quá trình để "chuyển
từ trạng thái tiêu cực mà chúng ta đang phải đối mặt sang cách tiếp cận lạc quan để xác định các giải pháp"
Tại hội nghị này, đại diện các nước cũng bàn luận về vụ rò rỉ “Hồ sơ Panama” gây chấnđộng thế giới, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của "cuộc chiến" chống nạn trốn thuế
và rửa tiền trong việc giúp các quốc gia củng cố tài chính và thúc đẩy tăng trưởng
Trang 6Các Bộ trưởng Tài chính đến từ năm nền kinh tế hàng đầu của châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha đã đề xuất lập một danh sách đen các “thiên đường trốn thuế”nếu những nước này không chia sẻ các dữ liệu đăng ký doanh nghiệp và thông tin thuế.Mục đích của yêu cầu này là nhằm xác định chủ thể thực sự đứng sau các công ty, các quỹtín thác và các thực thể khác nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, với các nền kinh tế phát triển
và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần hành động để chấm dứt việc giữ bí mật thông tin
về các công ty "ma" giúp tiếp tay cho hành vi trốn thuế, rửa tiền và tham nhũng
4 Vai trò của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đối với nền kinh tế thế giới 4.1 Sự thành công của Ngân hàng thế giới đối với nền kinh tế thế giới qua các hoạt động, dự án
4.1.1 Cho vay vốn
Bangladesh – Cải thiện dinh dưỡng cho người dân
Mức độ suy dinh dưỡng tại Bangladesh vẫn còn cao nhất trên thế giới Đây là rào cản rấtlớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Gần 700 trẻ em chết do các bệnh có liên quanđến suy dinh dưỡng tại Bangladeah trong 1 ngày Trong số trẻ sống sót gần 60% thiếucân, điều này làm giảm trí thông minh về sức khoẻ của trẻ Cả nước mất khoảng 1 tỷ đô lamột năm cho chi phí điều trị và chi phí do năng suất lao động giảm sút
Trong năm 1995, chính phủ nước này đã đưa ra dự án dĩnh dưỡng toàn Bangladesh(BINP) với sự hỗ trợ của UNICEF và khoản tín dụng 59,8 triệu đô la của Ngân hàng thếgiới Đây là một trong các chương trình dinh dưỡng lớn nhất trên thế giới Vào cuối năm
2001, dự án đã đến được với hơn 3 triệu gia đình ở trên 13.000 làng trên toàn Bangladesh,cung cấp các dịch vụ như theo dõi mức độ tăng trưởng của trẻ và cung cấp thức ăn bổdưỡng cho những người có nguy cơ suy dinh dưỡng nhất như trẻ em dưới 2 tuổi và phụ
nữ mang thai hoặc cho con bú
Vào năm 2000, WB đã thông qua một khoản vay khác trị giá 92 triệu đô la cho Chươngtrình Dinh dưỡng quốc gia quy mô rộng hơn Chương trình mới này hi vọng đảm bảocung cấp thực phẩm dinh dưỡng và đa dạng cho một nhóm chiếm gần 1/3 dân sốBangladesh Dự án BINP đã thành công trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và khôiphục sức khoẻ cho hơn 1,2 triệu trẻ em gái, 191.000 phụ nữ cho con bú, 158.000 bà mẹđang mang thai và 718.000 trẻ em dưới 2 tuổi
4.1.2 Dự án phát triển
Loại hình này còn gọi là cho vay đầu tư cụ thể Loại hình cho vay là bộ phận cấu thànhchủ yếu trong nghiệp vụ cho vay của WB Đại bộ phận các khoản cho vay của WB đốivới nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, năng lượng, công nghiệp, giao thông, phát triển đôthị và cấp nước đều thuộc loại này Mục đích chủ yếu là tạo ra năng lực sản xuất mới, đàotạo nhân tài, tăng đầu tư hoặc đảm bảo nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng thích hợp Trọng điểm
Trang 7của công tác cho vay là phân tích khả thi về kỹ thuật, tài vụ và kinh tế của dự án đầu tư
cụ thể, cơ sở chính sách ngành liên quan trực tiếp với hiệu suẩt sản xuất của đầu tư, nhưgiá nguyên vật liệu và giá sản phẩm, hiệu suất của xí nghiệp… Việc đánh giá và giám sátcác khoản cho vay theo dự án chủ yếu do viên chức của ngân hàng đảm nhiệm, thời gianthực hiện các khoản vay theo dự án thường từ 4 đến 9 năm
Indonesia – Cho phép người dân nông thôn nói tiếng nói của mình
Dự án Phát triển Kecamatan (KDP) được triển khai thí điểm từ năm 1998 ở 28.000 thônlàng của Indonesia KDP là một trong những chương trình phát triển dựa vào cộng đồnglớn nhất thế giới, trao quyền ra quyết định phát triển cho cấp cơ sở, tới hàng vạn dânnghèo trên toàn đất nước Indonesia Chương trình này cho phép các cộng đồng nông thôn
tự quyết định cách thức cải thiện sinh kế của họ, xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp, cungcấp dịch vụ y tế và giáo dục, xây dựng các hoạt động, tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn,tìm cách sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên hạn hẹp và củng cố các thể chế có hiệuquả trong cộng đồng cũng như chính quyền
Các khoản tài trợ dao dộng từ 50.000 đến 150.000 USD cho mỗi kecamatan (tức là tiểukhu, tương dương cấp xã), được cấp thẳng cho các cộng đồng làm kinh phí thực hiện chonhững hoạt động mà người dân cho là quan trọng nhất Các cán bộ hướng dẫn đã qua đàotạo tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng trên cả nước Trong vòng 9 năm, KDP đã cảithiện đời sống của nhân dân ở hơn 34.000 thôn làng – gần bằng một nửa tổng số các cộngđồng nghèo vùng nông thôn ở Indonesia KDP đã xây dựng được 19.000 km đường và tutạo 3500 chiếc cầu Dự án cũng xây dựng 5200 hệ thống tưới tiêu để tăng sản lượng và đãcung cấp nước sạch cho 2800 cộng đồng Đối với trẻ em sống tại các khu làng đó, KDP
đã cấp vốn xây dựng 285 ngôi trường mới
“Trước đây, các chương trình phát triển được “ban phát” cho chúng tôi, và những người ởcấp trên quyết định xem chúng tối cần gì”, một người dân tự hào nói: “Chương trình KDP
đã nâng cao vị thế của chúng tôi, giúp chúng tôi tự ra quyết định dựa vào nhu cầu thực tế.Chúng tôi dã tham gia vào quá trình này ngay từ đầu và bây giờ rất hài lòng với kết quảđạt được”
Những đặc điểm về cấu trúc chương trình KDP:
- Cam kết đa ngành và hướng tiếp cận dưới hình thức “thực đơn mở” sẽ giúp ngườidân có cơ sở để tự mình chọn lựa ra các dự án hoặc hoạt động mà học coi là quantrọng nhất;
- Lồng ghép chương trình tín dụng cho các hoạt động kinh tế, mặc dù vẫn còn đanggây tranh luận về những mức lãi suất hợp lý, nhưng làm tăng sự lựa chọn ở cấpthôn ấp, và có thể cung cấp một hình thức quản lý rủi ro được “xã hội hoá”;
Trang 8- Việc thiết kế kỹ lưỡng và nhanh chóng như chuẩn bị một chiến dịch quy mô ngay
từ đầu, sẽ làm tăng độ tin cậy với người dân địa phương về những lợi ích màchương sẽ đem lại cho họ;
- Người dân cần được khuyến khích để tự nêu lên ý kiến của mình, hơn là thông quatrung gian như các tổ chức cộng đồng;
- Chuyển giao trách nhiệm thực hiện đến một cơ quan có năng lực hạn chế hơn,nhưng có cơ cấu triển khai ở cấp vùng hoặc cấp cơ sở, cho phép Ngân hàng xâydựng khung chương trình dễ dàng;
- Ngân hàng thế giới sẵn sàng cam kết hỗ trợ về nhân lực ở mức cao, với các nhânviên hoạt động ngay trong nước, để giám sát việc thiết kế và thực thi chương trình
4.1.3 Hỗ trợ kỹ thuật
Mục đích là nhằm tăng cường năng lực hoạch định chính sách phát triển và chuẩn bị dự
án đầu tư cụ thể của các tổ chức hữu quan của các nước vay vốn Có 2 loại viện trợ kỹthuật: một loại có liên quan tới công trình, là viện trợ vốn cho công tác tư vấn kỹ thuật và
tư vấn kinh tế đối với những dự án chuẩn bị đầu tư, một loại có liên quan đến cơ cấu tổchức là sự giúp đỡ phân tích và giải quyết các vấn đề cơ cấu hoặc chính sách, cũng có thể
là troj vốn cho quy hoạch nền kinh tế quốc dân, cải tiến xí nghiệp quốc doanh, quản lýkinh doanh Thời gian thực hiện các khoản thường là 3-6 năm
Trường Đại học ảo của Châu Phi
Hơn một nửa số dân 700 triệu của Châu Phi dưới độ tuổi 20 Không có gì đáng ngạcnhiên khi thấy nhu cầu giáo dục đại học là rất lớn đến nỗi nhiều học sinh tốt nghiệp trunghọc phổ thông không thể vào được trường đại học khu vực
Tận dụng ưu thế công nghệ hiện đại, Ngân hàng thế giới đã giúp xây dựng trường đại học
ảo (AUV), một mạng lưới cung cấp thông tin tương tác thành lập phục vụ các nước hâuPhi AUV sử dụng công nghệ viễn thông để cung cấp các chương trình giáo dục và đàotạo chất lượng quốc tế cho sinh viên và chuyên gia
AUV ban đầu là một dự án của WB sau chuyển thành tổ chức liên chính phủ độc lậpđóng tại Nairobi, Kenya với 34 trung tâm giáo dục tại 17 nước Châu Phi WB tiếp tục làngười ủng hộ lớn nhất với cam kết cho vay trị giá 13 triệu đô la trong 3 năm
Cho đến nay, AUV đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức đối tác trên toàn ChâuPhi, với trung tâm giáo dục chủ yếu tập trung tại các trường đại học công lập Tổ chứcnày cấp chứng chỉ chính thức về vi tính Các bài giảng có độ dài bằng một cuộc hội thảođược truyền tải đến sinh viên tại các trường đại học Châu Phi qua tín hiệu vệ tinh truyềntrên internet Hơn 23000 sinh viên đã đăng ký vào các khoá học của avu và gần 2500chuyên gia đăng ký vào các cuộc hội thảo kinh doanh
4.2 Vai trò của IMF đối với nền kinh tế thế giới
Trang 94.2.1 Giúp đỡ tài chính
IMF chỉ cho vay tiền những nước nào gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong cán cânchi tiêu ngoại địa, nghĩa là số tiền ngoại tệ có từ xuất khẩu không đủ để thanh toán nhữnghàng hoá nhập khẩu Nguồn ngoại tệ của một nước có là do từ những xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ, từ những chi tiệu tại chỗ của những du khách ngoại quốc, từ những đầu tư củacác hãng xưởng ngoại quốc, từ những giúp đỡ tài chánh của các nước giàu cho nhữngnước nghèo
Những nước gặp khó khăn có thể rút ra ở IMF 25% phần mình đã đóng góp trả bằngvàng hay tiền những nước lớn Nếu không đủ, Quỹ có thể cho vay một số tiền tươngđương với 75% phần đóng góp, chia ra làm ba lần, mỗi năm có thể rút một lần Nếu lầnrút 25% là tiền nước đã đóng góp (reserve tranche - tranche de réserve) thì 75% sau làtiền Quỹ cho mượn (credit tranche - tranche de crédit) Khi Quỹ đồng ý giúp 75%, điềunày có nghĩa là Quỹ sẽ chỉ định một hay nhiều nước hội viên khác có nền kinh tế vữngchắc đổi tiền nước họ lấy tiền nước đang cần trợ giúp Nước mượn tiền sẽ phải trả lại tiền
đã đổi để các nước khác mà tiền đã bị đổi có thể xử dụng để vay Quỹ trong trường hợpcần thiết Đây là nguyên tắc nền tảng và cũng là điều giải thích tại sao, mặc dù như đã nóiQuỹ có khoảng 300 tỷ dollar Mỹ tiền các nước hội viên đóng góp, nhưng 75% là tiềnquốc gia của các nước hội viên cho nên Quỹ không thể cho vay một lúc cả 300 tỷ dollar IMF quan tâm đặc biệt đến chính sách tiền tệ, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngânhàng Bởi vì số lượng tiền tệ lưu hành nhiều hay ít là do những chính sách của ngân hàngtrung ương qua việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trong nước Số lượng cho vay của cácngân hàng quá lớn sẽ khuyến khích nhập cảng gia tăng Việc kiểm soát và giới hạn hoạtđộng cho vay của hệ thống ngân hàng là điều Quỹ bắt nước cần mượn phải thực hiện.IMF thường đòi nước phải hạ tỷ giá hối đoái để giới hạn phần nhập khẩu và để phần xuấtkhẩu
Hệ thống tài chính ngân hàng thế giới trong những năm qua liên tục chứng kiến nhiều vụ
bê bối lớn, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã xảy ra trong phạm vi lớn cũngnhư ở một vài nước Hậu quả là rất lớn, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái Và chỉnhững lúc như thế này, các nhà kinh tế cũng như toàn thế giới lại trông đợi vào vai tròcủa một tổ chức trung gia tài chính lớn nhất toàn cầu đó là IMF
Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính ở Hi Lạp, EU và IMF đã thông qua gói cứu trợ
110 tỷ Euro (tương đương 136 tỷ USD), với khoản vay đầu tiên trị giá 14.5 tỷ Euro đãđược giải ngân vào ngày 18/05/2010 EU và IMF cũng đã lập quỹ chống khủng hoảng trịgiá 750 tỷ Euro (gần 1,000 tỷ USD)
Quỹ cũng khuyến khích nước phải giảm những chi tiêu trong ngân sách quốc gia : ít côngchức hơn, giảm đầu tư công cộng, giới hạn việc giúp các doanh nghiệp quốc doanh nếukhông muốn nói là phải tư hữu hoá, xoá bỏ những hạn chế về giá cả và ngay cả đườnglối cứng rắn chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ, nguồn gốc của nhiều cản trở và hoangphí cho sự phát triển kinh tế
Trang 10Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng KTTG 2008 – 2009
Khái quát về cuộc khủng hoảng KTTG
Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ
21 nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước nó Có thể gọi đây là cuộc khủngkhoảng của các nhà băng, khủng khoảng tín dụng hay cuộc khủng khoảng "phi vật chất" Thếgiới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi sức lan tỏa của cuộc khủng hoảng này
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng: Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 được đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất,nặng nề nhất trên thế giới trong hơn 60 năm qua từ sau Đại khủng hoảng kinh tế Thế giới 1929-
1933 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở
Mỹ Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lại được xác định có nguyên nhân từ việc các ngân hàngthương mại (NHTM) cho vay mua nhà “dưới chuẩn” với một quy mô lớn Việc một số lượng lớnngười dân đổ xô vào vay tiền ngân hàng (trả lãi và vốn trong một thời gian dài) là do tình trạnglãi suất ưu đãi và dễ vay mượn ở Mỹ mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện để khuyếnkhích sản xuất và tiêu dùng, cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái sau cuộc khủng hoảng năm 2000-
2001 (chỉ từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, FED đã 11 lần giảm lãi suất cho vay từ 6,5%xuống còn 1,75%/năm) Còn các NHTM có thể cho người dân vay mua nhà “dưới chuẩn” đầy rủi
ro với một quy mô lớn là do được các công ty tài chính và ngân hàng đầu tư, trong đó đặc biệt làhai công ty Fanie Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ bảo trợ, “cấp vốn” bằng cách mua lạicác khoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành loại chứng từ được bảo đảm bằng cáckhoản vay thế chấp để bán lại cho các công ty, các ngân hàng đầu tư lớn khác như: Bear Stearms,Merrill Lynch…Các công ty tài chính, ngân hàng đầu tư này lại phát hành trái phiếu trên cơ sởcác chứng từ cho vay thế chấp đó để bán cho các ngân hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nướctrên thế giới làm tài sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành Việc “chứng khoán hoá”các khoản vay thế chấp đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước Chuỗi hoạt động kinh doanhmang tính chất đầu cơ đã làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà đất bị đẩy lên cao, trở thành
“bong bóng” “Bong bóng” nổ là không thể tránh khỏi Đó chính là những nguyên nhân trực tiếpdẫn đến khủng hoảng tài chính Mỹ, và sự buông lỏng quản lý nhà nước và những sai lầm trongchính sách kinh tế của nhà nước là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính ở
Mỹ vừa qua
- Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế toàn cầu, vì thế mà cuộckhủng hoảng tài chính trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và sau đó nhanh chóng lanrộng, làm suy giảm kinh tế toàn cầu,
Hậu quả của cuộc khủng hoảng
Trang 11- Hậu quả lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thếgiới Trước hết là đối với nước Mỹ Ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủnghoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3trong 1” Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả nhữngngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ Bear Stearn – một trong những tập đoàn môigiới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đã có bề dày hoạt động 85 năm trênthị trường tài chính Mỹ, bị thua lỗ nặng nề khi thị trường nhà đất sụt giá, ngày 16/3/2008 đãtuyên bố phá sản, bị Morgan Chase mua lại với giá 2 USD một cổ phiếu Còn Lehman Brather,ngân hàng đầu tư đứng hàng thứ tư ở phố Wall có 158 năm hoạt động, ngày 15/9/2008 đã phảinộp đơn xin bảo hộ phá sản do thua lỗ, tổng số nợ lên đến 768 tỷ USD.…
- Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn Ngành sản xuất ô tô, mộttrong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng Bahãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motor, Ford, Chrysler đều thua lỗ nặng nề.Tháng 1/2008, Nortel Networks Corp, một trong những tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất của
Mỹ, tháng 2/2008, Lyondell Chemical, một trong những nhà sản xuất hoá chất lớn nhất nước
Mỹ, đã phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản… Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọnglàm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn buộc phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản Sản xuất đìnhđốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mỹ tăng lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25năm trước đó, từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu năm 2008 và 4,61 triệu người vàotháng 2/2009
- Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phásản nhiều ngân hàng Theo thống kê, từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009 toàn thế giới đã cókhoảng 33 ngân hàng ở các qui mô khác nhau bị mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản
Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã có những ảnh hưởng đáng kể đốivới nền kinh tế toàn cầu Và đây cũng là lúc khẳng định vai trò quan trọng của IMF trongviệc thực hiện các gói cứu trợ cho các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng
Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng KTTG 2008 – 2009
Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của IMF
Bước vào quý IV năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mớikhi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng Iceland là nướcđầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia Chính phủ Iceland đã phải đóng cửathị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu Từ đó, đồng nội tệ
krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ Trước tình hình trên, ngày
24/10/2008 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland,
họ đã cho Iceland vay một khoản tiền trị giá 2,1 tỷ USD khi hệ thống ngân hàng của nướcnày đối mặt với sự sụp đổ
Trang 12Ngày 26 tháng 10, năm 2008 IMF đưa ra gói cứu trợ với Ukraina trị giá 16,5 tỷ USD.Ngày 27 tháng 10, IMF cho Hungary vay khoản tiền trị giá 15,7 tỷ USD.
Đối với các nước đang phát triển, IMF cam kết cho các nước này vay 175 tỷ USD để ổn
định thị trường tài chính (Iceland, Ukraina, Pakistan, Hungari )
Đối với các nước có thu nhập thấp, IMF đã thực hiện một gói cứu trợ toàn diện để trợ
giúp các nước này trong thời kỳ khủng hoảng Cụ thể:
Ngay khi cuộc khủng hoảng lan rộng ra trên toàn cầu, Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) đã thông qua các biện pháp chưa từng có để tăng mạnh các nguồn lực sẵn có chocác nước thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng Các nguồn tài nguyên bao gồm từ việcbán vàng của IMF, đẩy mạnh cho vay ưu đãi của Quỹ lên đến $ 17 tỷ USD cho đến năm
2014, trong đó có tới 8 tỷ USD trong hai năm 2008-2009 Ngoài ra, IMF thông báokhông thanh toán lãi suất trên số dư nợ cho vay ưu đãi cho đến cuối năm 2011 cho tất cảcác thành viên có thu nhập thấp Một tập hợp các công cụ cho vay mới được củng cố tăngcường trong gói hỗ trợ này Cụ thể:
• IMF tăng cường các nguồn lực ưu đãi: Để đáp ứng với sự gia tăng nhu cầu tài
chính của các nước thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, IMFtăng cho vay ưu đãi đáng kể từ 1,2 tỷ USD trong năm 2008 đến 3,8 tỷ USD năm
2009, và trung bình hàng năm 2,0 tỷ đô la Mỹ trong thời gian 2010-2012
• Lãi suất cứu trợ, IMF thông báo các nước có thu nhập thấp không phải thanh toánlãi suất trên số dư nợ cho vay ưu đãi của mỗi nước cho đến cuối năm 2011 để giúpcác nước vượt qua khủng hoảng
• Một tập hợp các công cụ tài chính mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của các nướcthu nhập thấp hơn và phù hợp để đáp ứng những thách thức của cuộc khủnghoảng:
1 Cơ sở tín dụng mở rộng (ECF): để cung cấp linh hoạt hỗ trợ trung hạn;
2 Quỹ tín dụng dự phòng: để giải quyết nhu cầu ngắn hạn và phòng ngừa;
3 Cơ sở tín dụng nhanh, cung cấp hỗ trợ khẩn cấp với điều kiện hạn chế
Ngoài ra, Ban điều hành của IMF trong thời gian này đã ủng hộ đề nghị của Giám đốcđiều hành cho một phân bổ SDR mới là $ 250 tỷ đồng, trong đó hơn $ 18 tỷ đồng sẽ gópphần tăng cường dự trữ ngoại hối của các nước thu nhập thấp
• Các điều kiện được linh hoạt hơn