1.Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của NN là đấu tranh giai cấp đối kháng trong xã hội chưa có Nhà nước.2.Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong Nhà nước là yếu tố thuộc về bản chất giai cấp của Nhà nước.3.Chức năng đối ngoại và chức năng đối nội của Nhà nước không có mối liên hệ với nhau.4.Ở nước ta, Quốc hội được quy định là cơ quan hành chính cao nhất.5.Ở nước ta chỉ Tòa án nhân dân mới có chức năng xét xử.6.Chủ tịch nước của nước ta chỉ do quốc hội bầu.7.Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.8.Bản chất của pháp luật và bản chất của Nhà nước là như nhau.9.Nhà nước là người đặt ra pháp luật.10.Pháp luật và Nhà nước là hai hiện tượng độc lập với nhau.11.Chỉ có pháp luật mới có tính cưỡng chế.12.Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để quản lý nhà nước.13.Chỉ có pháp luật mới được Nhà nước cho phép tồn tại.14.Chỉ có pháp luật mới có tính quy phạm phổ biến.15.Quan hệ pháp luật là bộ phận của quan hệ xã hội.16.Quan hệ pháp luật có cấu trúc xác định chặt chẽ.17.Chủ thể của quan hệ pháp luật chỉ là cá nhân.18.Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.19.Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.20.Mọi hành vi trái pháp luật đều chịu trách nhiệm cưỡng chế của Nhà nước.21.Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có yếu tố lỗi.22.Động cơ trong cấu thành của vi phạm pháp luật có thể chính là mục đích trong cấu thành vi phạm pháp luật.23. Chỉ có chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.24.Chủ thể của vi phạm pháp luật chỉ là cá nhân.25.Chỉ quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.26.Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ của chủ thể.27.Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận giả định, quy định, chế tài.28.Một quy phạm pháp luật có thể được quy định ở nhiều điều luật, nhiều quy phạm pháp luật được quy định trong một điều luật.29.Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân đó tự quy định.30.Người say rượu là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế.31.Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.32.Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.33.Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn so với năng lực pháp luật của người chưa thành niên.34.Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân.35.Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.36.Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng trong ngành luật dân sự.37.Thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh đặc biệt của ngành luật dân sự.38.Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và hình sự là như nhau.39.Hiến pháp là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật Việt Nam.40. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là tất cả các quan hệ xã hội.41.Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp chỉ là cho phép.42.Hiến pháp hiện hành của nước ta hiện nay là Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.43.Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm đồng nhất với nhau.44.Cả Chính phủ và Quốc Hội đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.45.Bộ giao thông vận tải không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.46.Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.47.Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật là như nhau.48.Chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành văn bản áp dụng pháp luật.49.Người có quyền chiếm hữu, định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó.50.Người có quyền định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó.51. Luật Hình sự hiện hành chỉ quy định về hình phạt tù.52.Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.53.Hình phạt là trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải gánh chịu.54.Tội phạm và người phạm tội là hai khái niệm đồng nhất với nhau.55. Án treo là hình phạt trong bộ Luật hình sự Việt Nam.56.Người chưa thành niên mà vi phạm pháp luật hình sự thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự.57.Hình phạt tù không áp dụng đối với tội phạm là người chưa thành niên.58.Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn theo quy định của pháp luật.59.Ly hôn là quyền của vợ hoặc chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.60.Người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn.61.Năng lực pháp luật là điều kiện cần để cá nhân tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình.62.Năng lực hành vi dân của cá nhân được mở rộng theo sự phát triển của độ
Trang 1NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
DÀNH CHO CÁC LỚP
1 Trình bày nguồn gốc Nhà nước theo quan điểm Mác Lê Nin
2 Phân tích bản chất nhà nước
3 Trình bày đặc trưng và chức năng của nhà nước
4 Trình bày kiểu nhà nước, hình thức nhà nước
5 Trình bày và phân tích về các cơ quan nhà nước
6 Trình bày nguồn gốc, bản chất, chức năng và các thuộc tính của pháp luật
7 Trình bày các kiểu pháp luật, hình thức pháp luật
8 Trình bày khái niệm và cấu trúc của quy phạm pháp luật
9 So sánh quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác
10 Trình bày khái niệm, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
11 Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật
12 So sánh quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác
13 Trình bày khái niệm áp dụng pháp luật, chủ thể có quyền áp dụng pháp luật
14 Trình bày khái niệm vi phạm pháp luật, phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật
15 Trình bày nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013
16 Trình bày bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
17 Trình bày và phân tích nội dung cơ bản của Luật Dân sự, Hôn Nhân và gia đình, Luật Hình sự
18 So sánh chủ thể của Luật Hôn nhân và gia đình với chủ thể của Luật Dân sự, hình sự
19 Phân biệt đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự và Luật Hình sự
20 Phân tích tội phạm và những quy định áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội
II Câu hỏi nhận định đúng sai và giải thích tại sao?
1 Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của NN là đấu tranh giai cấp đối kháng trong xã hội chưa có Nhà nước.
Đúng Vì Nhà nước là sản phẩm của các cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có sự phân hóa thành các giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của toàn bộ xã hội, trong một nc với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
2 Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong Nhà nước là yếu tố thuộc về bản chất giai cấp của Nhà nước.
Đúng Tại vì tính giai cấp là 1 trong 2 bản chất của nhà nước, quyền lực nhà nước năm trong tay giai cấp thống trị và giai cấp thống trị dung quyền lực này để trấn áp các giai cấp khác trong xã hội, phục vụ quyền lợi giai cấp mình
3 Chức năng đối ngoại và chức năng đối nội của Nhà nước không có mối liên hệ với nhau.
Trang 2Sai Tại vì cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị, chúng là hai mặt của một thể thống nhất Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước, ngược lại tính chất và những nhu cầu của những chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội
4 Ở nước ta, Quốc hội được quy định là cơ quan hành chính cao nhất.
Sai Tại vì Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Chính phủ thuộc hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước và đứng đầu hệ thống cơ quan đó) có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong phạm vi cả nước, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cũng như việc ban hành các văn bản quản lý tương đối độc lập với các cơ quan Nhà nước khác trong việc thực hiện những nhiệm vụ quan trọng
5 Ở nước ta chỉ Tòa án nhân dân mới có chức năng xét xử.
Đúng Tại vì theo khoản 1 điều 102 HP 2013 thì Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án Nhân dân Tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương
6 Chủ tịch nước của nước ta chỉ do quốc hội bầu.
Đúng Tại vì theo khoản 1 điều 87 của Hiến pháp 2013 thì chủ tịch nước do quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội
7 Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Đúng Tại vì một là sự phát triển của nền kinh tế trong xã hội nguyên thủy từ chỗ vô cùng thấp kém, lạc hậu và chế độ sở hữu chung đến chỗ dần dần có của cải dư thừa và xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân (tư hữu) về tư liệu sản xuất và của cải làm ra; hai là, sự phân hóa xã hội thành những tầng lớp, giai cấp có lợi ích đối kháng nhau và mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp phát triển đến mức không thể điều hòa được
8 Bản chất của pháp luật và bản chất của Nhà nước là như nhau.
Đúng Tại vì bản chất nhà nước và bản chất pháp luật đều có tính xã hội và tính giai cấp, nên …
9 Nhà nước là người đặt ra pháp luật.
Đúng Tại vì theo khái niệm thì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nức đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
10 Pháp luật và Nhà nước là hai hiện tượng độc lập với nhau.
Sai Vì NN và PL là hai hiện tượng xã hội có quan hệ mật thiết, gắn bó lẫn nhau, tồn tại không thể thiếu nhau Trong sự xuất hiện và phát triển, giữa nhà nước và pháp luật có mối quan hệ hữu
cơ, chúng tạo hành hạt nhân chính trị - pháp lý của thượng tầng kiến trúc của xã hội, nhà nước tồn tại không thể thiếu PL, bởi vì theo nghĩa chung nhất, NN nước là một hệ thống tổ chức cơ cấu nhân sự trên một trật tự pháp lý được hình thành từ những quy định của PL Và ngược lại, pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện ý chỉ hợp quy luật và điều kiện khách quan mà
NN nhận thức được, nhưng chính NN lại phụ thuộc vào PL xuất phát từ nguyên tắc XH hợp pháp
Trang 311 Chỉ có pháp luật mới có tính cưỡng chế.
Đúng Vì khi người VPPL Nhà nước dùng các biện pháp cưỡng chế và được đảm bảo thực hiện bằng quân đội, công an
12 Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để quản lý nhà nước.
Đúng Tại vì Nhà nước ra đời, đồng thời là sự ra đời của Hiến pháp để quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước, trên cơ sở của Hiến pháp các bộ luật được hình thành để điều chỉnh hoạt động của nhà nước ở những lĩnh vực cụ thể với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo công bằng xã hội Đó là nhà nước pháp quyền, nhà nước Việt nam là nhà nước pháp quyền XHCN
13 Chỉ có pháp luật mới được Nhà nước cho phép tồn tại.
Sai Vì điều luật nội quy quy chế không phải là QPPL Các QPPL khác cũng được nhà nước cho phép tồn tại
14 Chỉ có pháp luật mới có tính quy phạm phổ biến.
Đúng Tại vì pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng, bao quát, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi hành vi trong xã hội Trong khi đó, các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức ( ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Điều lệ công đoàn,…) Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị - xã hội,… Nên nó không có tính quy phạm phổ biến như pháp luật
15 Quan hệ pháp luật là bộ phận của quan hệ xã hội.
Sai Tại vì quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, quan hệ pháp luật là phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật QHXH được nhiều khoa học xã hội khác nhau nghiên cứu, còn QHPL do khoa học pháp lý nghiên cứu Quan hệ pháp luật không phải là 1 bộ phận của quan hệ xã hội
16 Quan hệ pháp luật có cấu trúc xác định chặt chẽ.
Đúng Tại vì
Phương pháp thể hiện: nội dung của pháp luật phải được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật Nội dung của pháp luật phải đc thể hiện bằng những ngôn ngữ pháp lý rõ àng, chính xác và có một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp
Phương pháp hình thành: pl phải đc thể hiện theo thủ tục chặt chẽ, thẩm quyền hợp lý và minh bạch
17 Chủ thể của quan hệ pháp luật chỉ là cá nhân.
Sai Tại vì Điều 1 Bộ luật Dân sự về Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự đã quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự : “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác “ Như vậy, theo quy định này
chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác
Trang 418 Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.
Đúng Tại vì hành vi vi phạm pháp luật là hành trái pháp luật, có lỗi của chủ thể mà chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, đã xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật chứa đựng hành vi trái pháp luật, và hành vi trái pháp luật sẽ là hành vi
vi phạm pháp luật nếu như hành vi đó chứa đựng lỗi của chủ thể mà chủ thể đó có năng lực hành
vi, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, được chủ thể thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý
19 Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Sai.Tại vì: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thểmà chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý (có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý), đã xâm hại tới quan hệ xã hội (đối tượng) được pháp luật bảo vệ Có nghĩa là hành vi trái pháp luật được gọi là vi phạm pháp luật chỉ khi nó chứa đựng lỗi của chủ thể mà chủ thể đó phải có năng lực hành vi, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luậtchỉ hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý (tức là có chứa đựng lỗi của chủ thể mới được coi là vi phạm pháp luật) Ex: một em bé 6 tuổi hoặc 1 người điên đốt cháy nhà ng khác thì đó là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật vì thiếu yếu tố năng lực trách nhiệm pháp lý
20 Mọi hành vi trái pháp luật đều chịu trách nhiệm cưỡng chế của Nhà nước.
Sai Vì người không có năng lực trách nhiệm pháp lý ( ex: người bị tâm thần,…) thực hiện hành
vi trái pháp luật (ex: giết người, ), theo điều 21 bộ luật HS 2015 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khă năng điều khiển hành vi của mình không phải chịu trách nhiệm hình sự
21 Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có yếu tố lỗi.
Đúng Tại vì nó là một trong những dấu hiệu để hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là dấu hiệu thứ 3, hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng yếu tố lỗi của chủ thể Lỗi là tâm trạng tâm lý, phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện và hậu quả nguy hiểm do hành vi mình gây ra Lỗi bao gồm hai loại, lỗi có ý và lỗi vô ý
22 Động cơ trong cấu thành của vi phạm pháp luật có thể chính là mục đích trong cấu thành vi phạm pháp luật.
Đúng Ví dụ như vụ án giết người cướp tiền chơi game tại Hà Nội 2012, sinh viên tên Sơn nghiện game, cần có tiền chơi game ( động cơ thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi), giết bà Nội và tháo chiếc nhẫn vàng của bà đi bán được 650k(mục đích là kết quả cuối cùng chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội)
23 Chỉ có chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.
24 Chủ thể của vi phạm pháp luật chỉ là cá nhân.
Sai Tại vì khái niệm vi phạm pháp luật cho thấy chủ thể của vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hay tổ chức, mà cá nhân hay tổ chức này thực hiện hành vi phản ứng tiêu cực, gây hại cho nhà nước xã hội và nhân dân, đi ngược lại với ý chí của nhà nc Chủ thể của VPPL có thể là chủ thể
Trang 5của các QHPL, đó là những cá nhân hay tổ chức, dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật, mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
25 Chỉ quy phạm pháp luật mới mang tính giai cấp.
Sai Tại vì ngoài quy phạm pháp luật thì các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tôn giáo, chính trị cũng mang tính giai cấp
26 Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
Đúng Vì theo điều 3 của văn bản quy phạm pháp luật thì Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật (chính là nội dung của quy phạm pháp luật)
27 Mọi quy phạm pháp luật đều phải có đầy đủ ba bộ phận giả định, quy định, chế tài.
Sai, tại vì theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần lượt là giả định,quy định, chế tài,tuy nhiên đây không phải là yêu caaif bắt buộc mà trật tự của các bộ phận giả định, quy định và chế tài trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn (Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần quy định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.)
28 Một quy phạm pháp luật có thể được quy định ở nhiều điều luật, nhiều quy phạm pháp luật được quy định trong một điều luật.
Đúng Tại vì kỹ thuật lập pháp cho phép một quy phạm pháp luật có thể được quy định ở nhiều điều luật, nhiều quy phạm pháp luật được quy định trong 1 điều luật
29 Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân đó tự quy định.
Sai Năng lực hành vi do pháp luật quy định theo điều 19 bộ luật dân sự
Trang 630 Người say rượu là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế.
sai bởi vì người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện các chất kích thích lâu ngày,thân nhân,người trong gia đình sẽ đến toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu toà án cũng như các cơ quan này công nhận và ra quyết định người này là người có năng lực hành vi hạn chế,như vậy người say rượu trong nhất thời không thể nói là người có năng lực hành vi hạn chế được
31 Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Sai Tại vì người đủ 18 tuổi trở lên chỉ có thể là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật khi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự Nếu bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có những quan hệ pháp luật mà người này ko được tư ý quyết định mà cần có người giám hộ Còn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự mà tham gia quan hệ pháp luật cần có người giám hộ
32 Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
Sai Tại vì như trong quan hệ kết hôn thì chủ thể là cá nhân chứ không phải là nhà nước
33 Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn so với năng lực pháp luật của người chưa thành niên.
S Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn so với năng lực pháp luật của người chưa thành niên Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân ( thể nhân), pháp nhân ( tổ chức, cơ quan) hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định NLPL là hiện tượng pháo lí độc lập Trong PL dân sự, NLPL của cá nhân xuất hiện từ khi người đó sinh ra và mất đi khi người đó chết Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định “ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cua cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự, mọi cá nhân đều có năng lực PL dân sự như nhau “ ( điều 16) Nội dung NLPL của cá nhân quy định tại điều 17 : “ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản, quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó “, “ năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế trừ TH do PL quy định “ ( điều 18)
34 Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân.
Đúng Chủ thể luật hôn nhân gia đình là cá nhân Cá nhân muốn tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình phải có năng lực pháp luật hôn nhân gia đình và năng lực hành vi gia đình NLPL pháp luật hôn nhân gia đình là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình, ví dụ như quyền được sống với bố mẹ khi chưa thành niên, quyền được kết hôn, năng lực pháp luật hôn nhân gia đình của cá nhân là như nhau Năng lực hành vi gia đình của cá nhân là bằng hành vi của mình tạo ra cho bản thân những quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình Năng lực hành ci gia đình của cá nhân phát sinh khi đến một độ tuổi nhất định
35 Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Sai Vì chủ thể luật hôn nhân gia đình là cá nhân có năng lực pháp luật hôn nhân gia đình và năng lực hành vi gia đình
Trang 736 Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng trong ngành luật dân sự.
Sai Tại vì phương pháp điều chỉnh ngành luật dân sự là bình đẳng, tự dịnh đoạt, tự chịu trách nhiệm
37 Thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh đặc biệt của ngành luật dân sự.
38 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và hình sự là như nhau.
Sai Chủ thể của QHPLDS có thể là nhà nước, cá nhân hoặc pháp nhân Chủ thể của QHPLHS chỉ có thể là nhà nước, cá nhân
39 Hiến pháp là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
40 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là tất cả các quan hệ xã hội.
41 Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp chỉ là cho phép.
Sai Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp có thể là phương pháp cho phép, phương pháp bắt buộc và phương pháp cấm đoán Ví dụ khoản 3 điều 35 Luật hiến pháp 2013 ghi rõ
“nghiêm cấm phân biệt đối xử, cướng bức lao động, sử dụng nhân xồn dưới độ tuổi lao động tối thiểu”
42 Hiến pháp hiện hành của nước ta hiện nay là Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.
Sai Hiến pháp hiện hành của nước ta hiện nay là hiến pháp 2013, được quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28/11/2013
Kể từ ngày 1945 đến nay nước ta đã có 105 hiến pháp, cụ thể là
- Hiến pháp 1946 ( QH khóa 1 thông qua ngày 9/11/1946)
- HP 1959 ( QH khóa 1 thông qua ngày 31/12/1959)
- HP 1980 ( QH Khóa VI thông qua ngày 18/12/1980)
- HP 1992 ( QH khóa VIII thông qua ngày 15/ 4/ 1992)
- HP 2013 ( QH khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013)
43 Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm đồng nhất với nhau.
S sự khác biệt giữa quyền con người và quyền công dân
Một là, tư tưởng về quyền con người được hình thành cùng với sự xuất hiện của những nền văn minh cổ đại Còn khái niệm quyền công dân chỉ xuất hiện cùng với cách mạng tư sản Vì cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị thần dân trở thành công dân – với tư cách là những thành viên bình đẳng trong một nhà nước, và pháp ddieeunf hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân Như vậy, khái niệm quyền công dân xuất hiện sau khái niệm quyền con người
Trang 8Hai là, xét tổng quát, quyền công dân có nội hàm hẹp hơn so với quyền con người, do quyền công dân chỉ là những quyền con người được các nước nhà thừa nhận và áp dụng cho riêng công dân của mình Chẳng hạn, trong một số trường hợp, hiến pháp của một số quốc gia có thể quy định những quyền vốn không được nêu trong luật nhân quyền quốc tế, như quyền sở hữu và sử dụng súng Tuy nhiên, đây chỉ là một số TH ngoại lệ Xét tổng quát, các quyền hiến định trong hiến pháp của các quốc gia đều đã được ghi nhận hoặc hàm chứ trong các quyền đã được ghi nhận bớt luật nhân quyền quốc tế
ở nhiều góc dộ khác nhau – xem so sánh, có thể chứng minh quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân Ví dụ về tính chất, quyền con người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước như quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, nên chủ thể có quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền
so sánh quyền con người, quyền công dân
Lịch sử
QCN : tư tưởng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại, luật nhân quyển quốc tế chỉ có từ năm 1945
QCD: từ cách mạng tư sản ( khoảng thế kỉ 16 )
Công cụ ghi nhận và bảo đảm
QCN: luật quốc tế ( toàn cầu và khu vực ) và luật quốc gia
QCD : luật quốc gia ( trước hết là hiến pháp )
Nội hàm
QCN : những tự do và bảo đảm mà mọi thành viên trong gia đình nhân loại được hưởng và được cộng đồng quốc tế bảo về
QCD ; những tự do và bảo đảm mà một quốc gia dành cho các công dân của nước mình
Tính chất
QCN: tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia mà cá nhân là công dân với cộng đồng nhân loại
QCD; do các nhà nước xác định bằng pháp luật: thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia mà cá nhân đó là công dân
Trang 9Đặc điểm
QCN: áp dụng toàn cầu, đồng nhất trong mọi hoàn cảnh, không thay đổi theo thời gian
QCD: áp dụng trong lãnh thổ quốc gia, không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia, có thể bị thay đổi theo thời gian
Chủ thể có quyền
QCN: mọi thành viên của nhân loại, bất kể dân tộc, thành phần xuất thân, tôn giáo, tư tưởng, giới tính, độ tuổi
QCD: chỉ những người có quốc tịch của một quốc gia
Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm
QCN: các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân đều có trách nhiệm
QCD: các nhà nước là chủ thế chính, ngoài ra các doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân cũng có trách nhiệm
Cơ chế bảo vệ:
QCN: các diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực
QCD: tòa án và một số cơ chế tài phán khác ở mỗi quốc gia Trong một số TH, các cơ chế quốc tế được áp dụng như là giải pháp tiếp nối
Nhóm quyền chủ yếu
QCN: kinh tế, xã hội, văn hóa
QCD: dân sự, chính trị
44 Cả Chính phủ và Quốc Hội đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đúng Theo điều 4 Luật ban hành về QPPL 2015 Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của chính phủ
45 Bộ giao thông vận tải không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đúng Theo điều 4 Luật ban hành vb QPPL 2015 HP, luật, nghị quyết, nghị định của chính phủ
Trang 1046 Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đúng Theo khoản 1 điều 1 luật 2008 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này hoặc trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
47 Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật là như nhau.
Sai Tại vì văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do các thẩm quyền ban hành theo hình thức và trình tự thủ tục do pháp luật quy định, nhầm cá biệt hóa quy phậm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định
Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nc ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình bày, thủ tục, được quy định trong Luật hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đông nhân dân, trong dó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chugn được Nhà nc bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội
48 Chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
Đúng Định nghĩa VBADPL câu 47
49 Người có quyền định đoạt một vật là chủ sở hữu của vật đó.
Sai Tại vì quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hưu theo quy định của pl Chủ sở hữu có thể là người, phân nhân và chủ thể khác có đủ 3 quyền trên
50 Luật Hình sự hiện hành chỉ quy định về hình phạt tù.
Sai Tại vì ngoài hình phạt tù thì LHS còn quy định về các hình phạt khác, ví dụ như điều 34,35,36,37,… BLHS là cảnh báo, phạt tiền,cải tạo không giam giữ,trục xuất,…
51 Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Đúng Tại vì theo điều 30 BLHS thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó
52 Hình phạt là trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải gánh chịu.
53 Tội phạm và người phạm tội là hai khái niệm đồng nhất với nhau.
Sai, tại vì đây là hai khái niệm khác nhau Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và bị xử lý bằng hình phạt Người phạm tội là người thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự có lội và bị xử lý bằng hình phạt