Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 . Lý thuyết tài chính tiền tệ chương 1 .
Trang 1Chương 1
Những vấn đề chung về tiền tệ, tài
chính và ngân hàng
Trang 2Vì sao nghiên cứu tiền tệ (Money)?
Tiền tệ là gì?
Là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với kinh tế hàng hoá – K Marx
“Do xã hội có sự mua bán rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật nên việc sử dụng vật trung gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận Đó là tiền tệ” – P Samuelson
“Tiền hoặc lượng tiền cung ứng được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ” – F Mishkin
Nếu bạn cho rằng bạn hiểu một cách chính xác tiền tệ là gì thì bạn giỏi hơn nhiều nhà kinh tế – M Spencer
Trang 3 Tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao tiền tệ vẫn là một phạm trù bí ẩn
Theo quan niệm cổ điển tiền là vàng, bạc, hoặc giấy bạc ngân hàng…
Theo quan niệm hiện đại tiền là trái quyền, VD: Hối phiếu, séc, thẻ thanh toán…
Vậy “tiền” là gì? – chúng ta sẽ còn gặp phải vấn đề này trong suốt quá trình nghiên cứu môn học này
Theo nghĩa hẹp: Tiền được hiểu là các đồng tiền giấy, tiền kim loại VD:…
Theo nghĩa rộng hơn: tiền đồng nghĩa với của cải (wealth)
Tiền đôi khi được đồng nghĩa với thu nhập (income)
Trang 4trong một đơn vị thời gian.
Kết luận
Tiền được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hoá hay dịch vụ hay để trả nợ
Tiền khác với của cải và khác với thu nhập
Các chức năng của tiền
Phương tiện trao đổi: giúp giảm chi phí giao dịch, khuyến khích chuyên môn hoá, phân công lao động xã hội
Phương tiện cất trữ giá trị: là nơi chứa giá trị mua hàng qua thời gian Tiền không phải là nơi chứa giá trị duy nhất
Trang 5Tiền có tính lỏng cao nhất vì nó là phương tiện trao đổi
Việc giữ tiền với tư cách là vật mang giá trị còn phụ thuộc
vào yếu tố lạm phát
Phương tiện đo lường giá trị: nếu không có tiền, thì trong nền kinh tế có N mặt hàng sẽ có N(N-1)/2 giá thay vì N giá Điều này có ý nghĩa làm giảm chi phí giao dịch về thời gian nhờ giảm số giá cần xem xét
Đo lượng tiền
Phương pháp lý thuyết: tiền là một phương tiện trao đổi vì vậy tổng lượng cung ứng tiền sẽ bao gồm tiền mặt, các tài khoản tiền gửi thanh toán
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm khi không bao hàm hết những thành tố khác cũng có thể được coi là tiền
Trang 6định về việc cái gì thì được coi là tiền sao cho phép đo
lượng tiền có hiệu quả nhất trong việc dự báo về lạm phát hay chu kỳ kinh doanh…
Phương pháp này cũng có nhược điểm do nó không phải lúc nào cũng hoàn hảo trong nhiều loại dự báo khác nhau
FED đưa ra phương pháp đo Tổng lượng tiền (monetary
aggregates) như sau:
M1 - Tổng lượng tiền theo nghĩa hẹp bao gồm Tiền mặt và các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn
M2 - Tổng lượng tiền theo nghĩa rộng bao gồm M1 cộng
thêm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
M3 - Tổng lượng tiền theo nghĩa rộng hơn bao gồm M2 cộng thêm tiền gửi kỳ hạn loại lớn (kém lỏng hơn)
Trang 7 L - Tổng lượng tiền rộng nhất bao gồm M3 cộng thêm một số chứng khoán có tính lỏng cao như tín phiếu kho bạc ngắn hạn, thương phiếu các loại…
Tiền tệ và lạm phát (Inflation)
Nếu tuần trước bạn đi xem phim ngoài rạp thì bạn phải trả 30,000 trong khi giá vé cách đây 20 năm là 500 đồng
Giá trung bình của sản phẩm dịch vụ trong một nền kinh tế được gọi là Mức giá tổng hợp
Lạm phát là một tình trạng tăng giá liên tục
Lạm phát tác động tới cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ
Trang 9 Giải thích nguyên nhân gây ra lạm phát?
Mức cung ứng tiền tệ và mức giá luôn có quan hệ mật thiết
VD: Argentina, Peru lạm phát cao gắn liền với tăng trưởng tiền tệ cao trong khi Thụy sỹ và Đức thì trải qua thời kỳ lạm phát thấp với mức tăng trưởng tiền tệ thấp
“Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ” – Milton Friedman Chúng ta sẽ còn nghiên cứu sâu hơn trong phần về Học thuyết tiền tệ một lý thuyết về mối liên hệ giữa sự thay đổi về lượng tiền tệ và sự thay đổi về hoạt động kinh tế và mức giá
Tiền tệ và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle)
Trong 20 năm trở lại đây, nền kinh tế liên tục được mở
rộng với tăng trưởng GDP cao, thất nghiệp giảm…
Tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những chu kỳ kinh doanh
Trang 11 Bằng chứng cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ suy giảm
trước mỗi cơn suy thoái
Có thể nói rằng những thay đổi trong lượng tiền cung ứng có thể là động lực quyết định đứng đằng sau những dao
động theo chu kỳ kinh doanh
Tiền tệ và lãi suất (Interest Rate)
Lãi suất là chi phí để vay hoặc phải trả để thuê vốn
Trong nền kinh tế có nhiều loại lãi suất khác nhau: Lãi suất tiền gửi, lãi suất vay mua nhà, lãi suất trái phiếu chính
phủ…
Lãi suất ảnh hưởng đến sức khoẻ chung của một nền kinh tế vì nó ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm hay tiêu dùng của các cá nhân cũng như các quyết định đầu tư của doanh nghiệp VD:…
Trang 12thuận với sự tăng trưởng tiền tệ mặc dù điều này là ngược lại trên lý thuyết
Thực thi chính sách tiền tệ (Monetary Policy) - CSTT
Vai trò của ngân hàng trung ương Ở Việt nam là Ngân
hàng Nhà nước (SBV), ở Mỹ là Hệ thống Dự trữ Liên bang (FED.)
Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về việc thực thi CSTT trong các chương sau
Thâm hụt ngân sách (Budget Deficit) và CSTT
Thâm hụt ngân sách được hiểu là việc chi tiêu của chính phủ vượt quá các khoản thu của chính phủ mà chủ yếu là từ thuế khoá
Trang 14 Nhiệm vụ của chúng ta trong các chương sau là tìm hiểu nguyên nhân
vì sao thâm hụt ngân sách lại dẫn tới tăng trưởng tiền tệ cao, lạm phát cao và lãi suất cao?
Ngân hàng được hiểu đơn giản là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay
Thuật ngữ ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các liên hiệp tín dụng…
Ngân hàng có vai trò to lớn trong nền kinh tế:
Vai trò trung gian tài chính
Vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng tiền
Vai trò tạo ra động lực đổi mới tài chính
Trang 15 Trung gian tài chính (Financial Intermediary)
Trung gian tài chính có chức năng khơi nguồn vốn từ người có vốn sang những người có ý tưởng sử dụng nó để sinh lợi
Ngân hàng là một trung gian tài chính lớn nhất bên cạnh đó còn có các trung gian khác như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các quỹ đầu tư các loại…
Thị trường tài chính là nơi vốn được chuyển từ những người có vốn dư thừa sang những người thiếu vốn
Thị trường tài chính giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh vượng của khu vực dân cư và các quyết định của các doanh nghiệp
Trang 16 Là nơi lãi suất được xác định
Có nhiều loại lãi suất khác nhau trên thị trường này như lãi suất tín phiếu kho bạc 3 tháng, lãi suất trái phiếu công ty…
Tuy nhiên, các lãi suất này có xu hướng đi đến đồng nhất
Thị trường cổ phiếu (Stock Market)
Là nơi mua bán các loại cổ phiếu công ty
Các tin tức về thị trường cổ phiếu luôn thu hút được nhiều chú ý
Chỉ số (index) của mỗi thị trường là mức giá trung bình của các loại cổ phiếu được niêm yết trên thị trường
Ở VN là VN-Index, ở Mỹ là Dow Jones, S&P…
Trang 17 Giá cổ phiếu có ảnh hưởng quan trọng tới việc lựa chọn đầu
tư của doanh nghiệp
Giá cổ phiếu tăng đồng nghĩa với việc các công ty có nhiều tiền hơn để đầu tư mở rộng sản xuất
Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market)
Là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau
Giá cả là tỷ giá hối đoái
Tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định tiêu dùng
VD: Đồng USD hiện nay yếu đi khiến cho người Mỹ ít đi du lịch châu âu hơn, ít tiêu dùng các mặt hàng nhập khẩu hơn…
Trang 18Nhận xét
Lĩnh vực tiền tệ, tài chính và ngân hàng là một lĩnh vực năng động
Nó có tác động trực tiếp tới đời sống của bạn, tới các quyết định của các doanh nghiệp
Sự thần kỳ kinh tế thường thấy trên báo chí
Trọng tâm của những tranh luận gay gắt về việc thực thi các chính sách kinh tế
Những thảo luận sôi nổi trên trường chính trị
Trang 19 Thảo luận
1 Câu nào trong 3 câu sau đây được các nhà kinh tế định nghĩa là “tiền”:
a Bạn đã kiếm được bao nhiêu tiền tuần trước?
b Khi đi tới cửa hàng tôi luôn chắc là tôi mang đủ tiền
c Lòng ham muốn tiền là gốc rễ của mọi điều xấu xa
2 Có 3 loại hàng hoá trong nền kinh tế
Táo – Chủ vườn táo
Chuối – Người trồng chuối
Chocolate – Người sản xuất chocolate
Trang 20chocolate, Người sản xuất chocolate chỉ thích táo thì có hoạt động thương mại xảy ra không? Việc đưa tiền vào nền kinh tế có tác dụng như thế nào?
3 Hãy sắp xếp tài sản sau đây theo thứ tự từ lỏng nhất đến kém lỏng nhất: Tiền gửi thanh toán, Nhà, Tiền mặt, Máy giặt, Tiền gửi tiết kiệm, cổ
phiếu.
4 Tiền trong thời kỳ lạm phát là một “củ khoai tây nóng” Giải thích