1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình huống sư phạm xảy ra thường ngày trong nhà trường có đáp án gợi ý

13 3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

44 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM XẢY RA TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN CẤP THPT Có gợi ý đáp án Tình huống 1 Khi bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng c

Trang 1

44 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM XẢY

RA TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN CẤP THPT

( Có gợi ý đáp án) Tình huống 1

Khi bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn lúc này giờ học đã bắt đầu được 10 phút Bạn xử lý như ra sao ?

Tình huống 2

Trong giờ trả bài kiểm tra, một học sinh đứng dậy tố cáo bạn A khi làm bài kiểm tra đã sử dụng tài liệu nên được điểm cao Bạn xử lý ra sao ?

Tình huống 3

Bạn là giáo viên nữ mới ra trường, khi bạn đang giảng bài trên bảng thì ở dưới lớp có 2 HS nam cá biệt ngồi xem các hình ảnh không lành mạnh bằng điện thoại thông minh

Bạn phát hiện ra việc đó và đề nghị hai bạn chấm dứt ngay hành động của mình Tuy nhiên, một trong hai bạn nam đó đã phản ứng lại một cách gay gắt đồng thời cho các bạn cùng lớp xem một số hình ánh nhạy cảm của bạn Bạn phải xử lý tình huống này như thế nào ?

Tình huống 4

Bạn là GV trẻ mới ra trường Vào tiết học, khi bạn ghi đầu bài của tiết học lên bảng, các em HS dưới lớp cũng đang ghi theo, bỗng nhiên bạn phát hiện mình

đã ghi nhầm đầu đề của bài học Bạn xin lỗi và thông báo cho HS ghi lại và bạn cũng ghi lại đầu bài lên bảng Em B nổi tiếng là HS cẩn thận trong lớp Em cảm thấy bực mình và nói ghi thế mà cũng ghi Bạn đã nghe thấy hết những lời đó Bạn

sẽ chọn cách nào ? Tại sao ?

1 Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói của B

2 Quay lại hỏi em HS nào đã nói câu vừa rồi và phê bình em đó trước lớp

3 Nhận sự sơ xuất của mình trước các em HS, đồng thời phân tích cho các em hiểu những sai sót không đáng có của em B GV nói cho các em hiểu rằng : Trong cuộc sông đôi khi mọi người cũng có lúc nhầm lẫn

Tình huống 5

Khi đang trên đường vào lớp GV nghe thấy một nhóm HS đang đứng phía ngoài lớp nói chuyện với nhau : « Lão/mụ ấy đến rồi , vào lớp thôi chúng mày

ơi » HS cũng đã biết bạn đã nghe thấy được những lời trên Bạn xử lý ra sao ?

Tình huống 6

Giờ học sắp hết, một HS đứng lên nêu một thắc mắc hóc bùa mà GV không trả lời được Bạn là giáo viên đó, xử lý ra sao ?

Tình huống 7

Trong lớp học có một HS nữ, cá biệt Lớp vào học khoảng 10 đến 15 phút thì

HS này tự ý lấy bánh mỳ ăn trước lớp mà không xin phép GV ra ngoài ăn Khi

GV nhắc nhở thì HS đó nói với « Thầy/Cô có quyền gì mà cấm tôi ăn » Trước tình huống đó bạn phải xứ lý ra sao ?

Tình huống 8 :

Trang 2

Trong phòng thi có một em HS là con của đồng nghiệp bị bắt quả tang đang quay cóp bài thi và thậm chí có lời lẽ thiếu lễ phép với giám thị Nếu bạn cũng có mặt ở đó, bạn ứng xử như thế nào ?

Tình huống 9

Vào lớp, GV trả bài kiểm tra một tiết cho HS xong, sau đó quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì nghe thấy tiếng xé và vò giấy, quay lại thấy một em

HS đã xé tan bài kiểm tra điểm thấp của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp Khi GV hỏi tại sao em xé bài, thì HS đó trả lời : « BÀi của em thì em xé » ! Trước sự việc đó, Bạn là GV, bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 10

Giáo viên giảng bài được khoảng 10 – 15 phút thì HS phát hiện ra và nói với

GV là giảng nhầm bài( thực sự là giảng nhầm bài) Bạn xử lý ra sao ?

Tình huống 12

Một cô giáo mới ra trường vào dạy lớp 11, lớp cô dạy có nhiều học sinh cá biệt và rất ngịch trong tiết học của cô nhiều bạn nam ngang nhiên nói to trong lớp

và cười đùa rất quá đáng Nếu bạn là cô giáo trẻ đó, bạn xử lý như thế nào ?

Tình huống 13

Một cô giáo trẻ mới ra trường vào chủ nhiệm lớp 12 là cô giáo xinh đẹp, trẻ trung, trong thời gian chủ nhiệm có một bạn nam đem lòng yêu mến Bạn Nam đó dấu diếm và không thổ lộ ra với cô giáo mình, Nếu rơi vào tình huống đó, bạn xử

lý như thế nào ?

Tình huống 14

Trong giờ dạt học Lịch sử, cả lớp đang tập trung nghe giảng rất chăm chú Bỗng nhiên cả lớp xôn xao GV qun sát lớp thì thấy một em HS đang gục trên bàn khóc Bạn là GV sẽ xử lý ra sao ?

Tình huống 15

trong tiết dạy học có các thầy cô trong tổ bộ môn của trường đến dự GV đưa

ra câu hỏi để HS trả lời nhưng không một HS nào giơ tay phát biểu, Bạn xử lí như thế nào ?

Tình huống 16

Trong giờ sửa bài tập môn sinh học, khi thấy giáo viên đang sửa bài trên bảng thì ở dưới lớp ồn ào GV quay lại hỏi « có chuyện gì vậy ? » nhưng không một HS nào đứng dậy trả lời Khi GV quay lại bảng thì tiếng xì xào lại bắt đầu Sự thực là trong lúc GV sửa bài thì bị sai mất một câu nhưng không biết bạn là GV

đó sẽ xử lý như thế nào ?

Tình huống 17

Nhà trường yêu cầu GV và HS khi lên lớp không được sử dụng điện thoại Tuy nhiên, do sơ suất nên trong lúc đang dạy thì điện thoại của GV đổ chuông Bạn sẽ xử lý như thế nào ?

Tình huống 18

Giáo viên môn Toán đã nghỉ dạy Bạn được phân công giảng dạy cho lớp 11

đó Trong những buổi đầu lên lớp bạn thấy các HS không có biểu hiện gì SAu một thời gian, bạn nghe GV chủ nhiệm lớp 11 đó nói với bạn rằng : Lớp phàn nàn

là bạn dạy không hay và đề nghị đổi GV Khi nghe xong câu trao đổi ý kiến, bạn nên xử lý như thế nào ?

Trang 3

Tình huống 19

Bạn đang say sưa giảng bài, bông nhiên cuối lớp có một HS đứng dậy nói to : Thưa thầy cho em ra ngoài Bạn xử lý tình huống này ra sao ?

Tình huống 20

Một đồng nghiệp của bạn bị ốm, bạn được phân công dạy thay GV đó Khi kết thúc bài giảng HS đều nói « Cô dạy lớp chúng em luôn cô nhé, cô A dạy chẳng hay gì cả ».Đóng vai trò là một GV bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 21

GV bước vào lớp và bắt đầu bài giảng được khoảng 10 phút thì có HS đứng dậy nói « Thưa cô em bị mất tiền Em đưa tiền quỹ đi nộp mà lúc nãy ra chơi giờ vào không thấy nữa » lúc này lớp nhốn nháo, HS đó thì khóc Trong trường hợp này bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 22

Cô giáo ăn mặc rất đẹp bước vào lớp, không khí lớp học sôi nổi lên Có em thì nói :

- Cô giáo quá đẹp !

- Cô giáo diện quá !

- Cô giáo hấp dẫn quá !

- Cô giáo thu hút quá !

- Em yêu cô quá !

Các em tranh luận rất mất trật tự Trước tình huống đó, cô giáo nên xử lý thế nào ?

Tình huống 23

Trong tiết học địa lý, GV phát hiện một HS rất chăm chú nghe giảng nhưng không hề ghi chép Bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 24

sau khi cho lớp làm bài kiểm tra , thầy giáo chấm điểm các bài làm và phát hiện ra một bài kiểm tra của 1 HS trung bình có sức học không khs nhưng lai làm bìa kiểm tra khá tốt Trong quá trình học hành em đó cũng chăm chỉ ngoan ngoãn Trong trường hợp này bạn cần phải đánh giá bài kiểm tra của em ấy như thế nào ?

Tình huống 25

sau khi vào lớp GV ngồi vào bàn rồi kiểm tra bài cũ GV bất đầu giảng bài mới, sau khi viết bảng GV quay lại thì một HS nói lớn : « Thưa thầy/cô mông thầy/cô dính phấn » bạn là GV, bạn sẽ xử lý thế nào ?

Tình huống 26

bạn là GV dạy tại trường THPT được một năm Bạn nhận được dạy bộ môn Toán lớp 11 lớp này vó nhiều HS khs và giỏi đax làm đơn lên Ban Giám hiệu xin đổi GV với lý do : GV dạy không thỏa mãn với yêu cầu của HS và cho điểm rất chặt Nếu bạn là GV đó, bạn sẽ xử lý tình huống đó nhue thế nào ?

Tình huống 27

ĐAng say sưa giảng bài, bỗng vang lên những tiếng gọi, la hốt hoảng vì một bạn gái ngất xỉu nagy trong lớp học Trước tình huống đó bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 28

Trang 4

Bắt đầu giờ học, thầy/cô cho lớp kiểm tra 15 phút Có mấy em lên nộp bài sớm, nhưng xem lướt qua không phải là câu trả lời cho bài kiểm tra mà là một bức thư gửi GV Trong thư em đã bày tỏ nỗi lòng thầm kín của mình và mong được đáp trả Trước tình huống đó bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 29

Trong lúc đang dạy học, có một HS nam lén ném viên phấn lên bảng trúng vào người của GV nhưng không rõ là bạn nào ? Trước tình huống đó bạn phải xử

lý như thế nào ?

Tình huống 30

Trong giờ học GV đang giảng bài thì dưới lớp có một HS nói chuyện nhiều lần và GV nhắc nhở HS đó Tuy nhiên HS này không im lặng mà còn nói vô lễ với

GV Nếu là bạn sẽ xử lý như thế nào ?

Tình huống 31

Khi đến lớp GV phát hiện soạn nhầm bài giảng hôm nay tức là soạn trước một bài Trong khi đó bài dạy hôm nay chưa soạn nên cũng không thể định hình được sẽ dạy thế nào cả Trong tình huống đó bạn phải xứ lý như thế nào ?

Tình huống 32

Khi bước vào lớp, bạn thấy bảng chưa lau và những mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học Bạn gọi một HS ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi, nhưng em HS đó đứng dậy nói : « Thưa Thầy/cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật » Nói xong em HS đó ngồi xuống Bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 33

Một GV trẻ mới ra trường tình cờ nghe được 2 HS đi trước đang nói chuyện

và có ý chê bai bài giảng của mình vừa nông cạn, vừa kém hấp dẫn Trong tình huống đó GV nên xử lý như thế nào ?

Tình huống 34

GV đang say sưa giảng bài thì có một em HS phóng máy bay giấy lên bục giảng Bạn xử lý tình huống đó như thế nào ?

Tình huống 35

Trong giờ dạy học môn toán Bạn phát hiện một số HS không ghi bài vào vở

mà ghi cẩu thả vào giấy nháp Bạn phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 36

Trong tiết dạy có một số kiến thức liên quan đến bài cũ Bạn gọi một HS lên

để nhắc lại kiến tức đã học nhưng em đó đứng lên và trả lời: “ Em không biết” Bạn xử lý tình huống đó như thế nào ?

Tình huống 37

Khi được phân công chủ nhiệm tại một lớp mới Trong quá trình chủ nhiệm thì lớp tổ chức đi chơi như đi biển và đi hát karaoke…) Các bạn trong lớp mời đi rất nhiệt tình, bạn sẽ làm gì để từ chối khi xảy ra tình huống này ?

Tình huống 38

Trong lúc thầy đang say sưa giảng bài thì có hai bạn ngồi nói chuyện với nhau không chú ý bài giảng của thầy Trong tình huống đó bạn sẽ xử lý ra sao ?

Tình huống 39

Trang 5

Cả lớp đang tập trung nghe GVgiảng bài nhưng có 1 HS không tập trung mà làm việc riêng là sử dụng điện thoại di động Bạn xử lý ra sao ?

Tình huống 40

GV đang giảng bài Khi quay lưng lên bảng thì nghe tiếng đồng xu và tiếng cười khúc khích Khi GV quay xuống thì cả lớp im lặng Bạn xử lý tình huông đó như thế nào ?

Tình huống 41

Trên đường vào trường học thấy 2 em HS đang đi tới Thầy A tưởng các em

sẽ chào thầy vì thầy đang dạy lớp có những em HS đó Tuy nhiên cả hia em đều đi thẳng qua thầy mà không chào.Nếu bnaj là thầy A bạn sẽ giải quyết như thế nào ?

Tình huống 42

Trong một giờ làm bài tập Toán Sau khi GV giảng xong bài trên bảng thì có

1 em HS đứng dậy nói: “ Thưa thầy/cô bài giảng của thầy/cô bị sai, vì em đi học ở thầy B, thầy không làm như vậy mà ra kết quả khác”( sự thật là bài giảng của thầy/cô đúng, còn thầy B sai) Nếu là GV đó bạn phải xử lý như thế nào để không làm mất uy tín của đồng nghiệp ?

Tình huống 43

Khi GV phát bài kiểm tra, cả lớp xem bài và xin GV cho kiểm tra lại vì điểm qua thấp Trong trường hợp đó, bạn xử lý như thế nào ?

Tình huống 44

Trong giờ học Địa lý, có HS thắc mắc một vấn đề rất khó nhưng có liên quan đến kiến thức của bài giảng Bạn chưa giải đáp được BẠ phải xử lý như thế nào ?

Tình huống 45

Trong tiết học địa lý, có hai trường hợp xảy ra

- Bài học đã hết( kể cả xong phần thực hành – luyện tập) nhưng vẫn còn 5 phút mới hết giờ học

- Bài học chưa hết nhưng đã hết giờ học

Bạn phải xử lý như thế nào ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN Tình huống 1:

Nên nhẹ nhàng ra hiệu cho HS vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục bài giảng bình thường Như vậy, giờ giảng vẫn tiếp tục, không bị gián đoạn và HS cũng không có gì để bàn tán hay phân tán sự chú ý Hết tiết học, bạn gọi em HS

đó lên tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của HS rồi nhắc nhở, động viên khuyến khích đi học đúng giờ Bạn cũng nên nhắc HS mược vở các bạn khác để chép lại phần bài chưa học vì đi muộn Nếu HS đó thường xuyên đi muộn, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như: Báo với GV chủ nhiệm, gặp gia đình để nhắc nhở …

Tình huống 2:

GV hoan nghênh tinh thần đấu tranh thẳng thắn của HS và trả lời: Thầy sẽ nghiên cứu, giải quyết vấn đề này sau Sau đó bằng mọi cách điều tra thêm bạn

A rồi mới đưa ra quyết định Chú ý động viên HS khiếu nại: Lần sau mạnh dạn đấu tranh khi đnag làm bài sẽ hay hơn

Tình huống 3:

Trang 6

Các bước xử lý:

1 Bình tĩnh ổn định lớp, mời HS ngồi xuống

2 Chỉ ra các lỗi của HS như sau:

- Làm việc riêng trong giờ học( xem ảnh có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng tới nhân cách, đọa đức của HS, tác động xấu đến những người xung quanh)

- Lời lẽ không đúng mực, đe dọa GV

- Cáo buộc người khác bằng những chứng cứ chưa xác thực( tội “ Vu khống”, Điều 122, Bộ luật Dân sự)

- Cố ý bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác( “quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín” và”Quyền bí mật đời tư” đã được quy định cụ thể ở điều 37 và điều 38 Bộ Luật Dân sự)

3 Đưa ra các bài học :

- Không nên dựa dẫm, ỷ lại vào người khác

- Cần kiểm chứng tính xác thực của các thông tin trên mạng internet, không nhận định hồ đò cũng như cố ý bôi nhọ người khác, tránh các hậu quả đáng tiếc như trong thực tế đã xảy ra

- Sử dụng Smart phone, thiết bị công nghệ khác, Website, mạng xã hội một cách hiệu quả, phục vụ công việc học tập

4 Định hướng gặp riêng HS để giải quyết

5 Định hướng mời phụ huynh HS, BAn giám hiệu nhà trường và những người liên quan để tiếp tục giải quyết

6 Đối với những bạn nam còn lại: Nhắc nhở, cảnh cáo, định hướng gặp phụ huynh HS để tiếp tục giải quyết

7 Ổn định lớp và tiếp tục tiết học

Tình huống 4:

Nên thành thật nhận lỗi trước HS là đã có sự nhầm lẫn BẠn có thể đưa ra một lý do nào đó để giải thích và mong các em thông cảm Bạn cũng phải phân tích cho em Bvaf các bạn kahcs trong lớp thấy được cách phản ứng không hay vừa rồi Bạn nên nói cho các em hiểu ở đời không ai là không một lần sơ xuất Thầy/cô đã nhầm nhưng đáng lẽ ra em B không nên có phản ứng mạnh như vậy Cẩn thận và ý thức nghiêm túc trong học tập là điều rất cần thiết, tuy nhiên các

em cần phải biết thông cảm trước sai lầm của người khác và cần có sự ứng xử phù hợp hơn Khuyên HS tránh có những biểu hiện và lời nói không phù hợp trong những tình huông giao tiếp xã hội khác

Với cách ứng xử thứ nhất, thái độ im lặng của bạn khoonglam cho HS thỏa mãn vì: Các em phải viết lại, làm xấu vở học nhưng không do lỗi của mình HS đnag cần lời xin lỗi nên không thỏa mãn Vì vậy trong tình huống này thái độim lặng của GV là không nên

Với cách ứng xử thứ hai: Sự nghiêm khắc của bạn có thể làm HS nể sợ vì trong lòng các em không thực sự bằng lòng, nể phục vì cảm giác bị mắng oan

Tình huống 5:

Trang 7

GV không nên phê phán trực diện HS Nên lồng vào nội dung bài giảng hay một câu chuyện kể trong khi giảng bài để giáo dục HS về cahs xưng hô, quan hệ của người học trò

Tình huống 6:

Ý kiến của em là một vấn đề lý thú, cần phải được giải đáp tuy nhiên bây giờ thời gian gần hết, cho nên em và cả lớp về nhà tiếp tục suy nghĩ timg lời giải đáp để hôm sau chúng ta trao đổi tiếp

Tình huống 7:

Trước hết GV khuyên HS đó:

- Không nên ăn trong lớp

- Trả lời lại câu: “ Thầy có quyền gì mà cấm tôi ăn” GV có thể nói

“Thầy/cô có quền của một nhà giáo, người đang trực tiếp dạy em và các bạn Thầy/cô không chỉ trang bị kiến thức cho các em mà còn hướng dẫn các em về cách sống, cách giao tiếp, ứng xử Yêu cầu em đó không được tiếp tục ăn Nếu không thì báo với giám thị, cô giáo chủ nhiệm và nhà trường để có biện pháp xử lý đồng thời báo về gia đình biết

Tình huống 8:

Đầu tiên, bạn nhẹ nhàng giải thích cho em HS đó biết rằng em đã vi phạm nội quy của nhà trường nên không thể xin phép các thầy cô bỏ qua trước sự chứng kiến của mọi người được GV có thể nói để em yên tâm: Em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhỏe em thôi chứ không có gì nặng nề cả Nấu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy/cô sé sẵn sàng giúp đỡ em sau

Tình huống 9:

Xuống chỗ ngồi của em dể phân tích về hành động vừa rồi của HS Bạn

có thể nói: “ Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn Nhưng

em đã kịp xem lại bài của mình vì nguyên nhân gì chưa ? Em nói “ bài của em thì em xé ! ” là đúng, nhưng dù sao đó cũng là bài mà thầy/cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để em lần sau không sai sót Thầy/cô không ngờ công sức của em trong một tiết học và của cả thầy/cô nữa đã bị em

xé toạc Dù sao em cũng đã trót làm, thầy cô có thể thông cảm lần đầu Mong rằng em hiểu và cố gắng hơn trong những bài làm sau Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau không có

những phản ứng nóng nảy như thê

Tình huống 10:

Cách 1: Xin lỗi, thầy nhầm và vui vẻ giảng lại từ đầu

Cách 2: Thầy giảng trước bài này, còn bài hôm sau thầy muốn giảng theo phương pháp mới Sau đó, về nhà GV phải chuẩn bị bài giảng theo pp mới

Tình huống 12:

GV vẫn tiếp tục bài giảng VÙa giảng vùa nhìn xuống bàn có các bạn cá biệt Qua ánh mắt, bạn cho các HS thấy là bnaj đnag để ý Sau đó, từ từ bươc xuống chỗ các bạn ngồi đưa tay gõ nhẹ lên bàn để nhắc nhở nhưng không làm ảnh hưởng đến HS khác trong lớp Hết tiết học, bạn gọi riêng các HS đó ở lại gặp Bnj nói rõ cho các em biết hành động vừa rồi là sai, làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp cũng như khả năng tiếp thu bài của chính các em Thầy/cô

Trang 8

muốn các em tự mình nhận ra acis sai của mình mà sửa chữa chứ không muốn trách phạt các em

Tình huống 13:

Bạn đối xử bình thường với bạn nam đó như các bạn còn lại trong lớp Ban không được tỏ ra lúng túng hay tránh né trước bạn em đó đứng trên cương vị của một cô giáo, bạn gặp riêng bạn nam đó và nói cho abnj đó hiểu rằng: “tình cảm là xuất phát từ trái tim mỗi người, cô rất cảm ơn và tôn trọng tình cảm mà

em đã dành cho cô nhưng quan trọng với em bây giờ là em phải cố gắng học tập thật tốt để thi tốt nghiệp và thực hiện ước mơ đại học của mình Emvà cô không cùng đối tượng cho nên đừng để chuyện tình cảm làm ảnh hưởng đến việc học của chính em

Tình huống 14:

Đầu tiên GV ngừng giảng bài, sau đó bước xuống lớp xem em HS đó bị làm sao

Trường hợp nếu HS đó bị ốm, thì nhanh chóng đưa em đó về phòng y tế của trường, sau đó ổn định lớp và tiếp tục bài học

Trường hợp nếu HS đó gặp chuyên không vui hoặc chuyện gai điình,… GV nên động viên an ủi nhẹ nhàng HS tiếp theo, có thể cho em ra khỏi lớp ngh ngơi hoặc cho về nhà, vì HS đó ở lại lớp tiếp thu bài không được Sau đó GV ổn định lớp và tiếp tục bài giảng

Tình huống 15:

GV nên chọn một HS học tốt trong lớp trả lời câu hỏi của mình sau đó có thể gọi một vài ban khác đánh giá câu trả lời của bạn đó và cuối cùng đưa ra nhận xét, chốt lại câu trả lời của các em HS

Tình huống 16:

GV phải động viên nói ra ý kiến của mình để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng mất trật tự Nếu biết được mình sủa bài sai, GV phải xin lỗi HS và sau đó sửa lại bài

Tình huống 17:

Tắt chuông điện thoại đang reo, sau đó xin lỗi HS và giải thích “do vội nên thầy /cô không nhớ, mong các em thông cảm”

Hoặc có thể nói: “Nhà thầy/cô có việc hết sức quan trọng phải chở điện thoại, mong các em thông cảm” Sau đó ra ngoài nghe điện thoại hoặc giả vờ nghe điện thoại một chút

Tình huống 18:

Sau khi nghe GV chủ nhiệm trao đổi, bạn đừng nên vội vã bào chữa hoặc

khẳng định cách dạy của mình Bạn có thể trao đổi với GV chủ nhiệm: Vì mới vào lớp dạy lần đầu tiên nên chưa hiểu được cách học của lớp Có theercacs em

đã quen cách dạy của GV cũ nên phương pháp mới các em chưa phù hợp tiếp thu Tiếp tục, bạn nên:

- Tìm hiểu ở GV chủ nhiệm về cách học, về tâm tư tình cảm của lớp Hỏi xem HS nào mạnh về môn của mình để hiểu rõ hơn về lớp dạy

- Tìm hiểu các ưu điểm của GV bộ môn cũ Nên tìm gặp GV đó để trao đổi kinh nghiệm dạy học hiệu quả

Trang 9

- Bản thân tự tìm kiếm nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi nghiệp

vụ, kinh nghiệm để dạy học tốt hơn

- Không nên có thái độ tức giận, trách móc, nặng lời với lớp

Tình huống 19:

Ra hiệu cho phép HS ra ngoài để bài giảng tiếp tục bình thường Cố gắn vào một nội dung nào đó để liên hệ, giáo dục theo hướng: Trong lớp học, khi xin không nên nói to

Tình huống 20:

Bạn nên cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe cô giảng bài Sau đó nhẹ nhàng giải thích cho các em hiểu rằng: Mỗi GV có mỗi phương pháp dạy khác nhau nhưng cùng một mục đích là làm sao giúp các em hiểu bài, nắm vững kiến thức:

“ cô và cô A cũng như nhau thôi các em ạ”

Bạn có thể nói: “ các em ạ, các em đã rất may mắn vì đã được học cô A, đó

là một cô giáo có kinh nghiệm, có chuyên môn cao, đã đào tạo được nhiều HS giỏi, được nhiều thế hệ HS yêu quý và ngợi ca CÓ thể các em chưa quen với phương pháp dạy của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng Nếu có gì chưa rõ các em nên thẳng thắn trao đổi với cô A để nắm chắc kiến thức Theo cô các em nên chăm chú lắng nghe để có thể điều chỉnh cách học của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất Cô chúc lớp mình luôn vui vẻ đoàn kết và học giỏi” Qua cách giải quyết của bạn đồng nghiệp có thể nhận ra được những khiếm khuyết trong công tác giảng dạy và có thể điều chỉnh phù hợp

Tình huống 21:

GV nên bình tĩnh tiếp tục bài giảng và nói với các em HS đó cố gắng học

bài mới Sau tiết học cô sẽ giải quyết giúp GV cố gắng dạy sớm khoảng 10-15 phút để cuối giờ giải quyết vụ việc Trước tiên GV nên ổn định lớp để giảm sự căng thẳng Sau đó, ân cần hỏi lại HS đó có chắc chắn mất tiền ở lớp không Nếu chắc chắn là mất ở lớp thì GV có thể sử dụng lời nói mang tính giáo dục sau: “

Cô biết lớp mình từ trước đến nay rất hay đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, hôm nay bạn A bị mất một khoán tiền, khoản tiền đó với một số người khác không đáng

là bao nhưng đối với hoàn cảnh của bạn A là rất lớn Bây giờ bạn rất khó để xin lại bố mẹ vì vậy bạn nào trong lớp trót cầm hoặc nhặt lại của bạn thì nên đưa lại cho bạn Nếu không muốn đưa trực tiếp cho bạn A thì các em có thể đưa cho cô

để cô nộp quỹ giúp bạn Cô rất vui khi các em đoàn kết giúp đỡ nhau”

Tình huống 22:

Bằng cử chỉ dịu dàng, cởi mở thân thiện GV nói với HS: “các em ạ, làm đẹp cũng là một nghệ thuật Vì trân trọng các em và mọi người nên khi vào lớp

cô phải mặc đẹp Cô cung muốn lớp ta mặc thật đẹp khi đế lớp và đúng quy định của trường Nếu làm đuộc điều như cô vừa nòi thì lớp ta thật tuyệt vời phải không các em Thôi chuyện đó chúng ta sẽ tiếp tục bàn sau, bây giờ cô cung các

em vào bài học mới nhé

Tình huống 23:

GV vui vẻ góp ý với HS: “Chú ý lắng nghe bài giảng là tốt nhưng em nên kết hợp ghi chép đầy đủ để về nhà ôn bài thuận lợi và tốt hơn”

Trang 10

Tình huống 24:

Cho điểm bài kiêm rtra của em đó đúng với chất lượng của bài làm và cho điểm cao để động tinh thần học tập và thái độ vươn lên của HS

Tình huống 25:

GV nên bình tĩnh, vui vẻ trả lời:” Vậy à, cám ơn em đúng là con người không thể thấy những gì sau lưng mình”; Hoặc” nghề giáo là thế đó các em ạ” sau đó GV sẽ tìm một nơi tiện nghi để phủi phấn một cách tế nhị Đồng thời GV đến gần bạn đã nhắc mình và nói thầm nhưng đủ để cả lớp nghe: “ Lần sau lỡ cô thầy nào gặp trường hợp thế này thì các em nên nói nhỏ với thầy cô thôi nhé”

GV nói với thái độ vui vẻ, có chút gì đó hài hước sẽ tốt hơn

Tình huống 26:

Bạn cần thể hiên thái độ tôn trọng nguyện vọng chính đáng của HS đó vì nó liên quan đến quyền lợi và kết quả học tập của HS sau này

Bạn nên lắng nghe cẩn thận và phải có cách để thẩm định lại độ chính xác những lời đề nghị đó

Xin gặp lớp 15 phút vào tiết sinh hoạt cuối tuần để tìm hiểu lí do vì sao các

em muốn đổi GV Có thể trao đổi, nói chuyện với lớp một cách thân thiện cởi

mở, thân thiện theo hướng: “ Vì Cô mới ra trường nên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa

có nhiều kinh nghiệm Do đó nội dung bài dạy của cô chưa đpá ứng được nhu cầu học tập của các em” GV nhận phần thiếu sót đó về mình và nói cố gắng hơn sau một thời gian Nếu trong thời gian đó vẫn cjhuwa đáp ứng được về yêu cầu học tập thì cô sẽ tôn trọng ý kiến cả lớp là đổi GV.GV cám ơn cả lớp đã thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình để cô hoàn thiện bản thân trong quá trình giảng dạy Còn việc cô chấm điểm chạt là cô chấm điểm theo va ra rem đáp án

Cô đánh giá điểm trong đó có một phần ý thức của các em Tuy nhiên cô cũng phải xem lại cách đánh giá của mình sao cho phù hợp và có lợi hơn đối với các em

Tình huống 27:

Ngừng giảng bài, bình tĩnh xuống lớp xem tình trạng em đó như thế nào nhanh chóng nhờ một bạn trai bế bạn gái đó xuống phòng y tế., dặn dò xem tình trạng bạn đó như thế nào và phải lên lại lớp ngay để tiếp tục học Sau đó khẩn trương ổn định lớp và bảo rằng “chúng ta tiếp tục học nhé vì thời gian không còn nhiều Phần bạn bị ốm đã có các cô ở phòng y tế chăm sóc nen các em cứ yên tâm, đừng lo lắng Nhiệm vụ quan trọng bây giờ là các em phải tập trung hết sức vào việc học hết tiết, cô trò cùng xuống thăm bạn, các em có đồng ý không ?” Tạo lại hứng thú và tiếp tục bài giảng

Tình huống 28:

Cách 1: Giả vờ như đó là một bài kiêm tra bình thường, xem như không có

gì xảy Buổi học sau hoặc giờ sinh hoạt lớp, GV đưa ra trao đổi vấn đề tình cảm tuổi học trò để giáo dục

Cách 2: đợi các em nộp bài xong, giành ít phút để kể một câu chuyện

ttuwowng tự và kết luận: “Tuổi học trò, ai trong đời cũng có một lần rung động

vu vơ đó là tình cảm bồng bột cô tôn trọng tình cảm ngây thơ mới lớn đó, nhưng phải đung nơi đúng lúc, đúng đói tượng Cô nghĩ: nhiệm vụ của các em bây giờ là học tập thật tốt để hoàn thành tốt nghiệp và vào các trường đại học

Ngày đăng: 09/06/2016, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w