Khi áp dụng Style "SomeStyle" chomột vùng văn bản là ta đã định dạng vùng văn bản đó theo các thông số được quyđịnh trong Style này; và ta nói vùng văn bản đó có Style là "SomeStyle".. K
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 4
LỜI NÓI ĐẦU 4
Phần 1 Sử dụng Style để định dạng văn bản 5
1.1 Các ưu điểm của việc sử dụng Style 6
1.2 Phân loại Style 6
1.3 Áp dụng một Style cho văn bản 6
1.4 Nhận biết Style của một đoạn văn bản 7
1.5 Loại bỏ định dạng của văn bản 8
1.6 Thay đổi thông số của một Style 8
1.7 Thêm / loại bỏ một Style khỏi hộp chọn nhanh 10
1.8 Xóa một Style 11
1.9 Tạo một Style 11
Phần 2 Đánh số tự động chương, mục 13
2.1 Đánh số chỉ bằng các chữ số 14
2.2 Đánh số bao gồm cả tiêu đề trước chỉ số 16
2.3 Tự động ngắt trang trước mỗi chương 19
Phần 3 Đánh số tự động các đối tượng 21
3.1 Đánh số tự động các bảng biểu 21
3.2 Cập nhật chỉ số 22
3.3 Đánh số đa cấp 23
3.4 Đánh số tự động các hình vẽ 24
3.5 Đánh số tự động các công thức 25
3.6 Đánh số tự động các đối tượng khác 32
Phần 4 Tham chiếu tự động các đối tượng 33
4.1 Tham chiếu trực tiếp 33
4.2 Tham chiếu gián tiếp 36
Trang 34.3 Tham chiếu trực tiếp củ chuối 39
Phần 5 Tạo danh sách và tham chiếu tài liệu tham khảo 40
5.1 Sử dụng tham chiếu trực tiếp 41
5.2 Sử dụng tham chiếu gián tiếp 43
Phần 6 Một số thao tác khác 46
6.1 Tạo các đề mục không đánh số 46
6.2 Tạo mục lục cho văn bản 46
6.3 Tạo danh mục hình vẽ, bảng biểu có trong văn bản 48
6.4 Chèn các ảnh, bảng biểu nhỏ vào văn bản 49
LỜI KẾT 52
LỜI KẾT 52
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Là một người từng sử dụng MS Office Word để làm đồ án tốt nghiệp, viếtluận án, soạn giáo án, viết báo nên tôi khá thường xuyên phải thực hiện việcđánh số công thức, đánh số bảng biểu, đánh số hình vẽ, đánh số tài liệu thamkhảo và tham chiếu đến chúng Trước đây, tôi thực hiện việc đánh số và thamchiếu đó một cách thủ công Và tôi rất thấm thía cái khó khăn, vất vả khi cầnthêm/bớt một đối tượng trong văn bản Khi đó, tôi sẽ phải rà soát lại toàn bộ vănbản, kiểm tra lại sự chính xác của việc đánh số và tham chiếu
Tài liệu này sẽ giới thiệu cách đánh số và tham chiếu tự động các đối tượngnhư hình vẽ, bảng biểu, công thức, sử dụng chức năng của Microsoft OfficeWord Ngoài ra, tài liệu cũng hướng dẫn bạn sử dụng Style để định dạng văn bảnmột cách hiệu quả Phần minh họa được thực hiện với Word 2010, có thể áp dụngtrực tiếp với Word 2007 Việc áp dụng cho Word 97/2003 cũng tương tự, chỉ cóphần giao diện người dùng là khác
Tôi muốn đặc biệt gửi tặng bài viết này cho các anh Nguyễn Đức Công, BùiĐức Trình, Đỗ Quang Trung, Hoàng Đức Thọ và bạn Vũ, cũng như toàn thể các
em lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Học viện FSO Chúc toàn thể anh emhoàn thành tốt khóa học và trở về nước công tác Hi vọng rằng bài viết này giúpđược anh em phần nào khi viết tiểu luận, bài báo, đồ án tốt nghiệp và luận án
Xin cảm ơn các đồng nghiệp của tôi, đặc biệt là ThS Vũ Đình Thu, đãkhuyến khích tôi xây dựng tài liệu này này Và cảm ơn vợ tôi đã gánh vác côngviệc nhà để tôi có nhiều thời gian hơn cho việc viết lách
Mọi ý kiến xin gửi về
Nguyễn Tuấn Anh
: Khoa An toàn thông tin – Học viện Kỹ thuật mật mã – 141 Chiến Thắng, TânTriều, Thanh Trì, Hà Nội
: (04)3552-51-38 : 0977-199-902 : summerlant@gmail.com
Trang 5Phần 1 Sử dụng Style để định dạng văn bản
Style có thể được hiểu là một tập hợp các thông số định dạng (font chữ, cỡ
chữ, màu chữ, kiểu chữ, màu nền, đóng khung, cách dòng, cách đoạn, căn lề, kiểuđánh số ) để áp dụng cho một vùng văn bản nào đó Vùng văn bản có thể là mộtđoạn (paragraph), một nhóm ký tự (characters), một bảng biểu (table), một danhsách (list) Mỗi Style có một tên đặc trưng Khi áp dụng Style "SomeStyle" chomột vùng văn bản là ta đã định dạng vùng văn bản đó theo các thông số được quyđịnh trong Style này; và ta nói vùng văn bản đó có Style là "SomeStyle" Một Style(ví dụ, "SomeStyle") có thể được áp cho nhiều vùng văn bản Khi đó, các vùng này
có chung Style Khi ta thay đổi thông số trong "SomeStyle" thì tất cả các vùng vănbản có Style là "SomeStyle" sẽ được tự động định dạng lại theo các thông số mới.Như vậy, có thể thấy rằng Style là một công cụ hiệu quả để thực hiện định dạngvăn bản Microsoft Office Word hỗ trợ Style rất tốt Tuy nhiên, thực tế cho thấyrằng rất ít người dùng Word biết và sẵn sàng sử dụng tính năng định dạng văn bảntuyệt vời này Do vậy, trong phần này, ta sẽ tìm hiểu sơ qua về Styles trong Word
Trong Word 2003, Word 1997, hộp chọn Style thường được đặt trên thanh
định dạng (Formatting toolbar) Còn trong Word 2007 và Word 2010, bảng chọnnày nằm trong mục Home (xem hình 1 1)
Hình 1.1 Hộp chọn Styles trong Word 2007 và Word 2010Mỗi mục trong hộp chọn này (Heading 1, Heading 2, Heading3, Title, )
chính là một kiểu (Style) định dạng văn bản Phía trên mỗi tên của Style là minh
họa cho kết quả sẽ đạt được, tức là văn bản của ta sẽ trông như thế khi áp dụng
Style tương ứng.
Trang 61.1 Các ưu điểm của việc sử dụng Style
Sử dụng các Styles có các ưu điểm sau:
− Style thực ra rất dễ hiểu, dễ sử dụng;
− Style cho phép thực hiện nhanh chóng các thao tác định dạng: chỉ một cái
click chuột, ta có thể thiết lập các thông số định dạng cần thiết (font chữ, cỡchữ, kiểu chữ, màu chữ, màu nền, cách dòng, cấp đề mục, tabs ) cho mộtvùng văn bản;
− Style cho phép thực hiện nhanh chóng việc thay đổi các thông số định dạng
cho văn bản;
− Quan trọng hơn cả, việc sử dụng hợp lý các Styles sẽ giúp ta có được văn
bản với định dạng đẹp, khoa học
1.2 Phân loại Style
Khi thực hiện định dạng văn bản, ta có thể muốn định dạng cho tòan bộ mộtđoạn (Paragraph), hoặc cho một phần của đoạn, hoặc cho một bảng biểu, hoặc cho
một danh sách liệt kê Tương ứng với các trường hợp này, các Style có thể được
chia thành 5 loại:
1 Paragraph: để áp dụng cho toàn bộ một Paragraph;
2 Character: để áp dụng cho một phần của một Paragraph;
3 Linked (Paragraph and character):
4 Table: để áp dụng cho một bảng biểu;
5 List: để áp dụng cho một danh sách liệt kê
Trong số 5 loại Style được liệt kê trên đây thì loại thứ nhất là thường được sử
dụng nhất
1.3 Áp dụng một Style cho văn bản
Để áp dụng một Style cho một vùng văn bản, trước hết, ta lựa chọn vùng văn bản cần áp dụng, sau đó nhấn chuột vào tên của Style trong hộp chọn Style (xem
hình 1 1) Có thể nhấn chuột vào mũi tên mở rộng ( ) ở bên phải hộp chọn để cóđược thêm các lựa chọn (Hình 1 2)
Trang 7Hình 1.2 Danh sách mở rộng các StyleCách khác, nhấn chuột phải vào vùng văn bản đã chọn, sau đó rê chuột tớimục "Styles" trên context menu, khi đó cũng sẽ xuất hiện bảng chọn tương tự nhưtrên hình 1 2.
Nếu Style được áp dụng là thuộc loại Paragraph thì nó sẽ được áp dụng cho
toàn bộ đoạn văn bản dù chỉ một phần của đoạn được chọn, hay thậm chí chỉ cần
đặt con trỏ soạn thảo trong đoạn đó Tức là, nếu muốn áp dụng một Paragraph
Style cho một đoạn văn bản thì chỉ cần nhấn chuột vào đoạn đó, sau đó nhấn chuột
vào tên của Style cần áp dụng.
Trong số các Style thì "Normal" là Style phổ dụng nhất Nó thuộc loại
Paragraph, và là Style ngầm định của một văn bản và thường được áp dụng cho
phần thân của văn bản Khi ta loại bỏ hết tham số định dạng của một vùng văn bản
(xem mục 1.5) thì vùng đó sẽ có Style "Normal".
1.4 Nhận biết Style của một đoạn văn bản
Nếu muốn biết một đoạn văn bản đã được áp dụng Style nào, ta làm như sau.Đưa con trỏ soạn thảo (nhấn chuột) vào đoạn văn bản cần kiểm tra Sau đó nhấn tổhợp phím Shift-F1 Khi đó, hộp thoại "Reveal Formatting" sẽ xuất hiện ở bên phảimàn hình soạn thảo Mục "Paragraph style" trong hộp thoại này sẽ cho ta biết têncủa Style đã được áp dụng cho đoạn văn bản Nếu Style của đoạn văn bản là
"Normal" thì mục này sẽ không có
Trang 8Ngoài ra, khi ta nhấn chuột vào một vùng văn bản, Word sẽ tự động đánhdấu (đóng khung) tên của Style tương ứng với vùng văn bản đó trong hộp chọnnhanh và trong danh sách đầy đủ các Style.
1.5 Loại bỏ định dạng của văn bản
Khi cần loại bỏ các thông số định dạng đã thiết lập cho một vùng văn bản,trước hết, ta cần chọn phần văn bản cần loại bỏ định dạng, sau đó nhấn vào nút mở
rộng bên phải hộp chọn Styles (Hình 1 2) và chọn "Clear Formatting" Cách khác,
nhấn chuột phải lên vùng đã chọn, rê chuột đến mục "Styles" trên context menu vàsau đó cũng chọn "Clear Formatting"
Vùng văn bản sau khi loại bỏ định dạng sẽ được định dạng theo các thông số
ngầm định, tức là theo Style "Normal".
1.6 Thay đổi thông số của một Style
Để thay đổi (hoặc bổ
sung) các thông số định
dạng cho một Style, ta nhấn
chuột phải vào tên của Style
đó và chọn "Modify " Khi
đó, hộp thoại "Modify style"
sẽ hiện lên như trên hình 1
Hình 1.3 Các thao tác với một Style
Trang 9Hình 1.3 Thay đổi thông số thông số định dạng của một Style
Sau khi hoàn thành các thay đổi và nhấn nút OK, tất cả các vùng văn bản đã
và sẽ được áp dụng Style này sẽ được tự động định dạng lại theo các thông số vừathiết lập
Nếu một đoạn văn bản nào đó đã được định dạng một cách thủ công (không
sử dụng Style hoặc sau khi sử dụng Style) và ta muốn một Style nào đó sử dụngcác thông số định dạng của đoạn văn bản này thì ta làm như sau Trước hết, lựachọn đoạn văn bản Sau đó nhấn chuột phải vào tên của Style và chọn "Update
<Style Name> to Match Selection" (Error: Reference source not found) trongcontext menu Ở đây, <Style Name> là tên của Style mà ta đang muốn cập nhật Ví
dụ, nếu ta muốn cập nhật thông số cho Style có tên là "Normal" thì mục này trongcontext menu sẽ là "Update Normal to Match Selection"
Trang 10Nếu chỉ muốn đổi tên của Style thì chỉ cần nhấn chuột phải vào tên của Style
đó và chọn mục "Rename" (Error: Reference source not found) trong contextmenu
Lưu ý Thường thì ta được yêu cầu trình bày phần chính của văn bản sử dụng
font Times New Roman 14pt, cách dòng 1.5, căn lề đều hai biên, thụt đầu dòng thứnhất 1,25 cm Do vậy, trước khi bắt tay vào soạn thảo văn bản, ta cần thay đổithông số của Style "Normal" cho phù hợp với các yêu cầu này Nên đánh dấu chọn
"New documents based on this template" để không phải lặp lại việc này khi soạnthảo các văn bản mới
1.7 Thêm / loại bỏ một Style khỏi hộp chọn nhanh
Hộp chọn Style mà ta thấy trên hình 1 1 và 1 2 được gọi là "Quick StyleGallery" Ta có thể tùy biến hộp chọn này bằng cách thêm vào hoặc loại bỏ nhữngStyle mà ta ít dùng Khi đó, trong hộp này sẽ chỉ chứa những Style ta thường dùng
Và như thế, ta có thể nhanh chóng tìm thấy Style cần thiết
Để loại bỏ một Style ra khỏi hộp chọn
nhanh, nhấn chuột phải vào Style tương ứng
và chọn "Remove from Quick Style Gallery"
(Error: Reference source not found) Sau khi
bị loại bỏ khỏi hộp chọn nhanh, Style vẫn
được lưu trong file, ta có thể tìm thấy nó trong
danh sách đầy đủ bằng cách nhấn chuột vào
mũi tên ( , Hình 1 1) ở góc dưới bên phải
hộp chọn Style Khi đó, danh sách Style sẽ
xuất hiện như trên hình Error: Reference
source not found
Để đưa một Style từ danh sách đầy đủ vào hộp chọn nhanh, ta nhấn chuộtphải vào Style đó và chọn "Add to Quick Style Gallery" trong context menu Lưu ýrằng, nếu Style đã có trong hộp chọn nhanh thì khi nhấn chuột phải, trong context
Hình 1.5 Danh sách đầy đủ
các Style
Trang 11menu sẽ không có "Add to Quick Style Gallery" mà thay vào đó là "Remove fromQuick Style Gallery".
1.8 Xóa một Style
Để xóa một Style (khi không cần dùng nữa chẳng hạn), trong danh sách đầy
đủ (Error: Reference source not found), nhấn chuột phải lên tên của Style cần xóa
và chọn "Delete <Style Name> " trong context menu Trong đó <Style Name> làtên của Style cần xóa, ví dụ, "Delele Title "
Lưu ý là có một số Style không thể xóa được Ví dụ: Normal, Heading 1,Heading 2, Strong, Quote
Khi một Style bị xóa, các vùng văn bản đã được áp dụng Style đó sẽ bị loại
bỏ định dạng, tức là sẽ được áp Style "Normal" (xem mục 1.5)
1.9 Tạo một Style
Khi soạn thảo một văn bản dài và ta biết rằng cần sử dụng một số kiểu địnhdạng (Style) khác nhau cho các vùng khác nhau trong văn bản thì ta nên tạo cácStyle tương ứng với các kiểu định dạng đó để sử dụng, bởi vì việc sử dụng Stylemang lại nhiều lợi ích (xem mục 1.1) Ví dụ, ta có thể điều chỉnh và sử dụng
"Normal" cho phần chính của văn bản; tạo Style "FigCaption" để quy định cáchđịnh dạng tên gọi của hình vẽ; tạo Style "TableCaption" để quy định cách địnhdạng tên gọi của bảng biểu; tạo Style "Code" để trình bày phần trích dẫn các dònglệnh,
Để tạo mới một Style, ta mở danh sách đầy đủ (Error: Reference source notfound) và nhấn nút ("New Style") ở góc dưới, bên trái Khi đó, hộp thoại
"Create New Style from Formatting" sẽ xuất hiện, hoàn toàn tương tự như hộpthoại "Modify Style" (Hình 1 3)
− Name: Tên của Style (ngầm định là Style1, Style2 );
− Style type: Loại style;
− Style based on: Thừa kế định dạng của Style nào
Trang 12Nếu ta tạo Style kiểu Paragraph thì trong hộp thoại sẽ có mục "Style for
following paragraph" Mục này quy định Style cho đoạn văn bản (Paragraph) kếtiếp (khi ta gõ phím Enter) Thông thường, ta để mục này là "Normal"
Ở phía dưới hộp thoại, có hai lựa chọn là "Only in this document" và "Newdocuments based on this template" Nếu chọn phương án thứ nhất, Style ta tạo rachỉ xuất hiện trong văn bản (file) mà chúng ta đang soạn thảo Nếu chọn phương
án thứ hai, Style này sẽ xuất hiện cả trong các văn bản mà chúng ta tạo mới về sau(nếu sử dụng cùng template với văn bản ta đang soạn thảo – và thường là vậy)
Nếu ta đánh dấu vào mục "Add to quick style list" thì Style mà ta tạo ra sẽxuất hiện trong bảng chọn nhanh Style (Quick Style Gallery)
Không nên đánh dấu chọn "Automatically update" Lựa chọn này sẽ gây khókhăn trong việc quản lý định dạng cho người chưa có kinh nghiệm sử dụng Style
Trang 13Phần 2 Đánh số tự động chương, mục
Một bài viết dài (một bài báo, một đồ án tốt nghiệp, một cuốn sách )thường được chia thành các phần, mỗi phần như thế lại có thể được chia thành cácphần nhỏ và các phần này thường được đánh số thứ tự Ta xem xét hai ví dụ sauđây:
Ví dụ 1 Bài báo "Lịch sử phát triển mật mã học"
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MẬT MÃ HỌC
Đây là phần tóm lược một cách ngắn gọn (trong khoảng 5 dòng) nội dung của bài báo, cũng như đối tượng mà bài báo hướng đến.
1 Mật mã thời kỳ sơ khai
Nội dung của phần nhỏ thứ nhất Có thể trình bày bất kỳ Xin đừng quan tâm nội dung của những gì được viết trong các ví dụ Hãy chú ý đến định dạng của chúng mà thôi.
1.1 Mật mã thời kỳ công xã nguyên thủy
Chắc là thời kỳ này chưa có mật mã rồi Nhưng mà ta cần các đề mục nhỏ nên cứ tạm chia thế này cho vui.
1.2 Mật mã thời kỳ chiếm hữu nô lệ
Cách phân chia này không hợp lý nhưng đó không phải là vấn đề của chúng ta Quan trọng là cần chia mục để xem xét phần định dạng.
Trang 14Chương 1 Lịch sử mật mã
Chú ý rằng, nội dung của ví dụ này được định dạng một cách thủ công, không sử dụng Style Mật mã ra đời từ khi nào đó và được sử dụng thế nào đó ở dạng đơn giản nào đó trong một khoảng thời gian nào đó Giới thiệu sơ qua vài câu thì người ta sẽ xem xét các mục cụ thể hơn.
1.1 Mật mã thời kỳ sơ khai
Nội dung của phần nhỏ thứ nhất Có thể trình bày bất kỳ Xin đừng quan tâm nội dung của những gì được viết trong các ví dụ Hãy chú ý đến định dạng của chúng mà thôi.
Chương 3 Một số hệ mật hiện đại
Nhận xét rằng, có một sự khác biệt giữa cách đánh số trong ví dụ 1 và cáchđánh số trong ví dụ 2 Trong ví dụ 1, trong phần đánh số chỉ có các con số (và dấuchấm) Còn trong ví dụ 2, trước con số chỉ thứ tự của chương còn có chữ
"Chương" Vì có sự khác nhau này mà cách thực hiện đánh số tự động cho haitrường hợp này sẽ khác nhau
Mật mã thời kỳ sơ khai
Trang 15Nội dung của phần nhỏ thứ nhất Có thể trình bày bất kỳ Xin đừng quan tâm nội dung của những gì được viết trong các ví dụ Hãy chú ý đến định dạng của chúng mà thôi.
Mật mã thời kỳ công xã nguyên thủy
Chắc là thời kỳ này chưa có mật mã rồi Nhưng mà ta cần các đề mục nhỏ nên cứ tạm chia thế này cho vui.
Mật mã thời kỳ chiếm hữu nô lệ
Cách phân chia này không hợp lý nhưng đó không phải là vấn đề của chúng ta Quan trọng là cần chia mục để xem xét phần định dạng.
− Nhấn chuột vào dòng chữ "Mật mã thời kỳ sơ khai";
− Từ Ribbon Home, nhấn chuột vào nút Multilevel list trong nhóm Paragraph và chọn loại danh sách đi kèm với Heading (Hình 2 4) Khi đó, dòng chữ "Mật mã
thời kỳ sơ khai" sẽ được đánh số "1" và được định dạng theo Style "Heading 1".Tức là, để điều chỉnh định dạng cho dòng chữ đó, ta cần thay đổi các thông sốđịnh dạng trong "Heading 1";
− Tiếp theo, áp dụng Style "Heading 2" cho dòng chữ "Mật mã thời kỳ công xãnguyên thủy" Khi đó, dòng này sẽ được đánh số "1.1" và được định dạng theoStyle "Heading 2";
− Tương tự, áp dụng Style "Heading 2" cho các dòng chữ "Mật mã thời kỳ chiếmhữu nô lệ" Khi đó, dòng này sẽ được đánh số "1.2" và được định dạng theoStyle "Heading 2"
Trang 16− Tương tự, Style "Heading 1" cho các dòng "Mật mã cổ điển" và "Mật mã hiệnđại" Khi đó, hai dòng này sẽ được tự động đánh số là "2" và "3", và được địnhdạng theo "Heading 1".
− Tiêu đề của bài báo và chữ "Kết luận" phải được định dạng bởi các Style khác
Hình 2.4 Multilevel list tương ứng với headingSau khi định dạng xong văn bản, ta có thể xóa bớt các đề mục hoặc chènthêm các đề mục để kiểm tra tính năng đánh số tự động của Word
2.2 Đánh số bao gồm cả tiêu đề trước chỉ số
Như có thể thấy trên Hình 2 4, Word cũng đã cung cấp sẵn một số mẫudanh sách đa cấp (multilevel list) mà có tiêu đề đi trước chỉ số, nhưng các tiêu đềnày bằng tiếng Anh (Article, Section, Chapter) Để định dạng văn bản tiếng Việt
Trang 17(như ở ví dụ 2 chẳng hạn) ta không thể sử dụng các mẫu có sẵn này Thay vào đó,
ta cần định nghĩa một kiểu danh sách mới
Giả sử văn bản trong ví dụ 2 chưa được định dạng (xem mục 2.1 để hiểu hơngiả sử này) Để định dạng nó, ta làm như sau:
− Nhấn chuột vào dòng chữ "Lịch sử mật mã" (lúc này chưa có chữ "Chương 1");
− Từ ribbon Home, nhấn nút Multilevel list trong nhóm Paragraph (Hình 2 4),
sau đó chọn "Define new multilevel list " Trong hộp thoại hiện ra, nhấn nút
"More >>" thì ta thu được hộp thoại như ở Hình 2 5
Hình 2.5 Định nghĩa một Multilevel list kèm heading
− Ô "Apply changes to": chọn "Whole list";
− Ở ô "Level" (góc trên, bên trái), chọn số 1 để xác định cách thể hiện của thànhphần cấp 1
Ô "Link to level style": chọn "Heading 1";
Trang 18 Ô "Enter formatting for number": gõ chữ "Chương " (và dấu cách) trước
số "1", gõ dấu chấm (".") sau số "1";
Ô "Number style for this level": chọn "1, 2, 3, ";
Ô "Follow number with": chọn "Space";
− Ở ô "Level", chọn số 2 để xác định cách thể hiện của thành phần cấp 2
Ô "Link to level style": chọn "Heading 2";
Ô "Number style for this level": chọn "1, 2, 3, ";
Ô "Include level number from": chọn "Level 1";
Ô "Enter formatting for number": nhấn chuột vào giữa hai chữ số "1" và
gõ dấu chấm; gõ thêm dấu chấm vào sau số "1" thứ hai;
Ô "Follow number with": chọn "Space"
− Tương tự như thế, có thể xác định cách thể hiện của các thành phần các cấpthấp hơn (3, 4, ) nếu cần;
− Nhấn OK để hoàn tất việc định nghĩa Multilevel List Lúc này, nếu dòng "Lịch
sử mật mã" chưa đổi thành "Chương 1 Lịch sử mật mã" và chưa được địnhdạng theo Style "Heading 1" thì chỉ cần áp dụng Style "Heading 1" cho dòng đó
là được;
− Áp dụng Style "Heading 2" cho các dòng: "Mật mã thời kỳ sơ khai", "Mật mã
cổ điển", "Mật mã hiện đại";
− Áp dụng Style "Heading 1" cho các dòng "Một số hệ mật cổ điển", "Một số hệmật hiện đại";
− Sau khi định dạng tiêu đề "CƠ SỞ LÝ THUYẾT MẬT MÃ" (bằng một Stylenào đó chẳng hạn), ta sẽ được văn bản với định dạng như được trình bày trong
ví dụ 2
Có thể thấy rằng, chính cách đánh số vừa được trình bày trên đây đã được sửdụng để định dạng bản hướng dẫn này Sau khi định dạng xong văn bản, ta có thểxóa bớt các đề mục hoặc chèn thêm các đề mục để kiểm tra tính năng đánh số tựđộng của Word
Trang 192.3 Tự động ngắt trang trước mỗi chương
Thông thường, người ta bắt đầu một chương ở một trang mới Để thực hiệnđiều đó, nhiều người chèn một "Page break" vào cuối chương trước, không ítngười gõ phím ENTER nhiều lần để sang trang Cả hai giải pháp trên đây đềukhông phải là giải pháp tốt, nhất là giải pháp thứ hai Để các chương tự động bắtđầu ở một trang mới, ta thực hiện như sau
Ở đây, các chương (đúng ra là tên của chương) được áp dụng Style có tên là
"Heading 1" Nhấn chuột phải vào Style này và chọn "Modify " để thay đổi thông
số định dạng của nó (tham khảo Error: Reference source not found và Hình 1 3)
Nhấn nút Format, chọn Paragraph
Trang 20Hình 2.6 Tự động ngắt trangTrong tab "Line and Page break" đánh dấu chọn mục "Page break before" vànhấn OK để xác nhận Khi đó, tất cả các chương (nói chung là tất cả các đoạn vănbản có Style là "Heading 1") sẽ tự động bắt đầu ở một trang mới.
Trang 21con trỏ chuột lên vùng
bảng biểu, ở góc trên, bên
trái của bảng sẽ xuất hiện
dấu cộng ( ) Nhấn chuột
phải lên dấu cộng này và
chọn "Insert caption " trong context menu Hộp thoại "Caption" sẽ hiện lên nhưtrên Hình 3 7
Trong ô "Label", ban đầu có ba giá trị là "Table", "Figure" và "Equation".Đây là các chữ tiếng Anh, không phù hợp cho văn bản tiếng Việt Do đó, ta nhấnnút "New Label " và nhập vào chữ "Bảng" Từ bây giờ, chữ "Bảng" sẽ xuất hiệntrong hộp chọn "Label" cho ta lựa chọn
Hình 3.7 Đánh số bảng biểu
Trang 22Thường thì tên của bảng phải đặt bên trên bảng, do vậy, ở ô "Position", tachọn giá trị "Above selected item".
Hãy gõ tên của bảng vào phía sau chỉ số mà Word đã tự động xác định (trênHình 3 7, chỉ số này là 1) và nhấn OK Sau thao tác này, tên của bảng sẽ xuất hiệncùng với chỉ số của nó Ta có thể tùy ý chỉnh sửa tên bảng nhưng tuyệt đối khôngchỉnh sửa thủ công chỉ số của nó
Để định dạng nhất quán tên gọi của
các bảng biểu, ta nên định nghĩa một Style
(xem Phần 1.), ví dụ như "TableCaption", và
áp dụng cho tên của các bảng Dễ thấy rằng
tên bảng nên luôn đi cùng với bảng (không
nên để tên bảng ở cuối một trang, còn bản
thân bảng bắt đầu ở trang kế tiếp) Để thực
hiện điều này tự động, đối với Style "TableCaption", trong nhóm thông số
Format\Paragraph\Line and Page Breaks\Pagination (Hình 3 8), đánh dấu chọn
"Keep with next" Bên cạnh đó, ta cũng muốn tên gọi của bảng phải nằm ở khoảngcách nhất định so với đoạn trước nó và so với bảng biểu Hãy thực hiện điều nàybằng cách thay đổi thông số "Before" và "After" trong nhóm thông số
Format\Paragraph\Indents and spacing\Spacing.
Tạo tiếp bảng thứ hai (phía dưới bảng thứ nhất) và đánh số cho bảng thứ hainày, ta sẽ thấy chỉ số đã tự động tăng lên thành 2
Chèn vào khoảng giữa bảng thứ nhất và bảng thứ hai một bảng khác và thựchiện việc đánh số, ta sẽ thấy chỉ số của bảng mới này là 2 và chỉ số cho bảng thứhai (cũ) tự động tăng lên thành 3
3.2 Cập nhật chỉ số
Như được trình bày ở phần cuối của mục 3.1, khi ta tạo thêm các bảng vào
văn bản thì chỉ số của các bảng được cập nhật tự động và ngay lập tức Sau khi có
được ba bảng biểu (Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3) như trên, ta hãy xóa bảng có chỉ số là
Hình 3.8 Style "TableCaption"
Trang 232 Ta hi vọng rằng, sau khi ta thực hiện thao tác xóa đó, chỉ số của Bảng 3 sẽ tựđộng giảm xuống thành 2 Nhưng điều đó không xảy ra Để thực hiện cập nhật chỉ
3.3 Đánh số đa cấp
Thường thì người ta không đánh số các bảng biểu theo thứ tự 1, 2, 3, xuyên suốt toàn bộ văn bản, mà người ta đánh số 1.1, 1.2, 1.3, cho các bảngthuộc chương 1, đánh số 2.1, 2.2, 2.3, cho các bảng thuộc chương 2
Để thực hiện tự động việc đánh số đa cấp như vậy, ta làm như sau
Trước hết, cần phải sử dụng chức năng đánh số tự động các chương, mục(xem Phần 2.) cho văn bản
Trang 24separator" có thể chọn giá trị tùy ý, thường là dấu chấm (".") hoặc dấu gạch nối("-").
Lưu ý, nếu trong văn bản chưa sử dụng chức năng đánh số chương, mục tựđộng thì Word sẽ đưa ra cảnh báo Có thể thử với giá trị "Heading 2" hoặc giá trịkhác trong ô "Chapter starts with style" để xem kết quả
− Nếu trong mục "Label" chưa có giá trị "Hình" thì nhấn vào nút "New Label "
và nhập vào giá trị "Hình" Từ dây về sau, giá trị này sẽ xuất hiện trong hộpchọn "Label"
Hình 3.10 Đánh số tự động các hình vẽ
Để định dạng nhất quán tên gọi của các hình vẽ, ta nên định nghĩa một Style(xem Phần 1.), ví dụ như "FigureCaption", và áp dụng cho tên của các hình vẽ Mặtkhác, tá cũng nên đặt một Style khác, tên là "Figure" chẳng hạn, để quy định cáchđịnh dạng của hình vẽ Cũng như trong trường hợp bảng biểu, ta muốn hình vẽ vàtên của nó luôn đi liền nhau Tức là không muốn xẩy ra trường hợp hình ở cuốimột trang, còn tên hình lại ở đầu trang kế tiếp Để đạt được điều đó, đối với Style
Trang 25"Figure", trong nhóm thông số Format\Paragraph\Line and Page Breaks, đánh
dấu chọn "Keep with next" (Hình 3 8, trang 22) Còn để quy định tên gọi của hình
vẽ phải nằm ở khoảng cách nhất định so với đoạn sau nó và so với bản thân hình
vẽ, hãy thay đổi thông số "Before" và "After" trong nhóm thông số
Format\Paragraph\Indents and spacing\Spacing.
3.5 Đánh số tự động các công thức
Trên đây, chúng ta đã xem xét cách đánh số tự động các bảng biểu và hình
vẽ Khi đánh số chúng, trong hộp thoại "Caption" (Hình 3 7và Hình 3 10), ởmục "Position" ta thấy có 2 lựa chọn là "Above selected item" (tên và chỉ số củađối tượng đặt bên trên đối tượng) và "Below selected item" (tên và chỉ số của đốitượng đặt bên dưới đối tượng) Trong khi đó, khi đánh số công thức, ta thường đặtchỉ số của công thức sát lề phải và ngang hàng với công thức đó Ngoài ra, khác
với trường hợp bảng biểu hay hình vẽ, chỉ số của công thức không có nhãn (Label)
đi kèm Do vậy, đánh số công thức có một chút khác biệt so với đánh số bảng biểuhay hình vẽ
3.5.1 Giới thiệu MathType để soạn thảo công thức
Trước hết, lời khuyên cho tất cả mọi người là sử dụng MathType (phiên bản6.7a tương thích Office 2010: http://depositfiles.com/files/s7d7s2cqb) để soạn thảocông thức Bộ công cụ này rất dễ sử dụng Văn bản có chứa công thức tạo ra bởiMathType có thể được mở bình thường trên các máy không có MathType Tuynhiên, để chỉnh sửa các công thức này thì phải phải cài MathType vào máy Dovậy, người dùng cần đặc biệt lưu ý trường hợp văn bản mình soạn ra phải đượcbiên tập lại bởi người khác (gửi bài viết cho các tạp chí chẳng hạn) Trong trườnghợp này, cần tìm hiểu xem bên biên tập có chấp nhận văn bản chứa công thức đượcsoạn thảo bẳng MathType hay không Bản thân tác giả bài viết này cũng đã gặp rắcrối không nhỏ khi bên biên tập không thể chỉnh sửa các công thức như thế, họ thậmchí không chấp nhận định dạng văn bản Office 2007 (.docx) mà chỉ nhận văn bản
có định dạng tương thích Office 97/2003 (.doc) Bộ công cụ MathType hỗ trợ khá
Trang 26tốt việc đánh số và tham chiếu công thức Tuy nhiên, ở đây ta sẽ không trình bàykhả năng này mà chỉ xem xét cách đánh số công thức với khả năng của Word.
Nhưng trước khi trình bày khả năng đánh số các công thức một cách tự độngbằng khả năng của Word, tôi muốn được trình bày kinh nghiệm của mình trongviệc trình bày công thức, cụ thể là cách thức mà tôi làm để đặt chỉ số của công thức
ở sát lề phải, ngang hàng với công thức
Ta hãy xem xét một công thức được trình bày theo cách thông thường nhất:
2 1,2
4 2
b b ac x
a
Ở đây, công thức được đặt giữa trang giấy (theo chiều ngang), còn chỉ số
công thức thì đặt ở sát lề bên phải Có hai cách để thực hiện điều này: sử dụng tab (đây cũng là cách mà MathType sử dụng) và sử dụng bảng.
3.5.2 Trình bày công thức sử dụng tab
Cách này cũng chính là cách được sử dụng để trình bày công thức ( 3 1) Ta
sẽ đặt hai giá trị tab: một tab giữa (center tab) để căn chỉnh vị trí của công thức và một tab phải (right tab) để căn chỉnh vị trí của chỉ số Để thực hiện điều này, ta tạo
một Style (xem mục 1.9) có tên là "EquationLine" Ta thiết lập các thông số choStyle này như sau (Hình 3 11)
Style type: Paragraph;
Style based on: Normal;
Style for following paragraph: Normal;
Nhấn chuột vào nút "Format", chọn "Paragraph " Ở mục "Special" trongkhung "Indentation" chọn giá trị "None"