1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THU HOạCH tham quan vườn quốc gia cúc phương và khu cứu trợ các loài thú linh trưởng

13 3,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

hệ thống rừng nguyên sinh ở trong Cúc Phương thì ở vùng thung lũng thực vật chiara làm 5 tầng tán : +Tầng cao nhất là tầng vượt tán bao gồm các cây gỗ có độ cao trên 40m, không có nhánh

Trang 1

BÀI THU HOẠCH Tham quan Vườn Quốc Gia Cúc Phương và

khu cứu trợ các loài thú linh trưởng.

PHẦN 1:

“Tìm hiểu về HST rừng nguyên sinh tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương.”

ườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) cách thủ đô Hà Nội 120km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp thuộc địa phận ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa (51% nằm ở tỉnh Ninh Bình) với tổng diện tích là 22.200ha Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam Được thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng chính phủ

V

Hình 1.1: VQG cúc phương.

Theo số liệu điều tra gần đây, Cúc Phương có 2234 loài thực vật bậc cao, trong đó có hơn 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin,… Trong đó có nhiều loài mới cho khoa học Một số các cây cổ thụ như: cây Chò ngàn năm, cây Đăng cổ thụ, cây Sấu…

Sinh cảnh tự nhiên sẽ quyết đinh đến vấn đề môi trường và kiểu khí hậu Đối với

Trang 2

hệ thống rừng nguyên sinh ở trong Cúc Phương thì ở vùng thung lũng thực vật chia

ra làm 5 tầng tán :

+Tầng cao nhất là tầng vượt tán bao gồm các cây gỗ có độ cao trên 40m, không có nhánh ở thân, phân bố không đều và mỏng như cây chò chỉ, chò xanh,…

+Tầng thứ hai là tầng tán chính của rừng, thực vật ở tầng này có độ cao từ 20-35m

+Tầng thứ ba là tầng dưới tán- tầng cây gỗ có độ cao 8-10m

+Tầng thứ tư là tầng cây bụi có độ cao dưới 8m

+Tầng thứ năm là tầng cây cỏ quyết có độ cao không quá 1m

Trên sườn núi bị rửa trôi xuống thung lũng nên thành phần dinh dưỡng ở đó không có nhiều Vì vậy cấu trúc thực vật nhỏ hơn, thưa hơn và sinh cảnh ít đa dạng hơn dưới thung lũng Cấu trúc thực vật chia ra làm 3 tầng tán

Trên đỉnh núi do ảnh hưởng của vấn đề địa lý , gió, lượng mưa và lượng rửa trôi nên thành phần thực vật còn nghèo hơn nữa chỉ gồm có hai tầng:

+Tầng trên cao là tầng cây gỗ và cây bụi

+Tầng thấp là tre, trúc và cỏ quyết

Để tạo được yếu tố sinh cảnh của thực vật thì phải nhờ yếu tố thực vật ở thung lũng vì nó có cấu trúc đa dạng sinh học dày đặc Trong một phạm vi rất là nhỏ thì

có rất nhiều thành phần vi sinh vật và thực vật sống cùng nhau Ví dụ như trong khoảng 10m2 thôi có khoảng vài chục loài thực vật sống cạnh tranh , tương tác , hỗ trợ nhau tạo nên một kiểu khí hậu, điều hòa tốt không khí

Trong quá trình đi bộ 3km từ trung tâm đến cây chò, trên đường dây leo bàm bàm khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, chạy dài 1 km vắt ngang rừng và loài Đa bóp cổ Hạt đa nảy mầm trên các hốc cây khác Khi rễ của chúng đã

bám đất phát triển rất nhanh, dần bóp chết cây chủ Bên cạnh đó có những cây Chò chỉ cao tới 70m, thân thẳng, tròn đều, nhìn xa như một phi thuyền lao vút lên trời cao

Hình 1.2: Dây leo thân gỗ

Trang 3

Đặc biệt nhất là một trong những cây cổ thụ đặc trưng ở Cúc Phương

-Cây Chò ngàn năm, tên thật là cây chò xanh: là cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết Cây chò này được phát hiện vào năm 1959 trong quá nghiên cứu về các loài động thực vật trong rừng, các nhà khoa học đã phát hiện ra trữ lượng đa dạng sinh học cao ở đây và họ

đã đệ trình lên chính phủ Đến năm 1962 thành lập vườn Quốc Gia Cúc Phương 1/2/1964, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và cái đoàn cấp cao của chính phủ đến đây thăm quan và cố thủ tướng đã đặt tên cho cây chò này là

“Chò Ngàn Năm” Chữ “Ngàn” không có nghĩa là nghìn tuổi mà nó được hiểu là trường tồn, ước mong muốn rằng bảo vệ cho cây chò này và rừng này luôn được trường tồn Chúng ta cần chung tay để bảo vệ tài nguyên thiên ở hiện tại và trong tương lai nhiều hơn nữa thì nó mới trường tồn được Cây chò xanh là thực vật di thực từ miền khô hạn nhiệt đới ở chân núi Himalaya của Ấn Độ nó di thực

sang Việt Nam qua sự biến đổi

khí hậu, hoạt động núi lửa,

bão….đưa các hạt bụi phấn từ

nơi này sang nơi khác qua nhiều

triệu năm và xuất hiện tại rừng

Cúc Phương cách đây khoảng 60

triệu năm Mặc dù là thực vật di

thực nhưng do chúng ở đây quá

lâu và phù hợp với điều kiện môi

trường sống ở rừng Cúc Phương

nên nó có mặt khá nhiều ở

đây.Tuy nhiên thì không phải

cây nào cũng to và cây Chò

Ngàn Năm này là cây chò xanh

to nhất và lâu năm nhất trrong

rừng Theo các nhà khoa học đến

đây để nghuên cứu về sự ra

hoa ,kết quả ,thân cây và độ tuổi

bình quân của cây mà người ta đã

đưa ra phỏng đoán cây chò này có độ tuổi khoảng 1400 năm tuổi và đây là một trong những cây già nhất trong rừng Cúc Phương

Hình 1.3: Cây Chò ngàn năm

Trang 4

PHẦN 2:

“Tìm hiểu về một số loài động vật quý hiếm tại

Trung tâm cứu hộ Thú Linh Trưởng của VQG Cúc Phương.”

Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương nằm trong khu vực rừng quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương được thành lập vào tháng 1/1993 với mục đích chăm sóc, cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam, nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học và trả chúng trở về với môi trường sống tự

nhiên Không chỉ là nơi bảo tồn và nghiên cứu khoa học, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương còn là nơi những người yêu thích thiên nhiên có thể quan sát các hoạt động, vẻ độc đáo của từng loài linh trưởng và thu thập các kiến thức bổ ích Từ đó, thức tỉnh tình yêu, ý thức bảo vệ thiên nhiên trong mỗi người tham quan, tạo cơ sở cho các hành vi trách nhiệm với môi trường thiên thiên trong thực tế

Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương hiện nuôi dưỡng gần 160

cá thể của 14 loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam như vọc đầu trắng Cát

Bà, voọc mông trắng, voọc chà vá, voọc ngũ sắc, vượn…Các loài linh trưởng ở đây đều được tịch thu từ các cuộc mua bán, săn bắn… Một số loài linh trưởng rất khó để thả chúng về tự nhiên vì một số loài nó khó có thể thích nghi do môi trường sống của chúng không an toàn nên không dám thả hoặc do chúng quen với cuộc sống nuôi nhốt lâu năm trước khi được đưa về trung tâm nên chúng bị mất hết bản tính hoang dã không có khả năng kiếm mồi ngoài tự nhiên được nên chúng được giữ lại ở đây có thể là mãi mãi ,để mang tính chất giáo dục cho du khách và phục vụ quá trình nghiên cứu Sau khi tịch thu từ các cuộc săn bắt và buôn bán chúng sẽ được cho phục hồi sức khỏe, chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt Sau đó ,chúng được cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt để phục vụ mục đính nghiên cứu Cuối cùng thả chúng về với tự nhiên Đây là 1 trong 3 trung tâm thành công nhất trên thế giới khi cho các loài này sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt Hằng năm có khoảng 10 -12 cá thể có con sinh sản tại đây

Trong trung tâm có các loài là vượn ,vooc và culi, nhưng do thăm quan ban ngày nên không được quan sát culi vì Culi là loài động vật ngủ ngày thức đêm Đuôi của các loài linh trường thể hiện mức độ tiến hóa của chúng Loài có đuôi càng ngắn thì mức độ tiến hóa của chúng càng cao Vooc là loài có đuôi dài nhất nên có độ tiến hóa là thấp nhất tổ chức sinh sống theo kiểu bầy đàn và

có quan hệ cận huyết nên tuổi thọ của chúng tầm 20-25 tuổi Thức ăn chủ yếu

Trang 5

của loài vooc là lá cây và tán cây, chúng không ăn được đồ ngọt Nếu ăn đồ ăn ngọt thì chúng không tiêu hóa được vì dạ dày của loài này có ngăn giống như trâu bò nên khi mà thức ăn vào trong dạ dày của nó là ăn đồ ngọt hay ăn thịt thì rất khó có thể tiêu hóa ,không thể lên men và nếu có thì rất là chậm dẫn đến việc đường tiêu hóa bị phá hủy nhiều con có thể bị ốm nếu nặng thì sẽ chết

*Đặc điểm của một số loài linh trưởng quý hiếm tại Cúc Phương.

1.Vọoc mông trắng ( Vọoc quần đùi trắng)

Voọc mông trắng là một trong các loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam

và được vườn quốc gia Cúc Phương chọn làm biểu tượng Đặc điểm của loài này là có dải lông trắng ở mông kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi nên còn được gọi là Voọc quần đùi trắng.Vùng phân bố của nó ở vườn quốc gia Cúc Phương cũng như một số vùng phụ cận gần Cúc Phương Ngoài tự nhiên trên thế giới loài này còn khoảng 200-250 cá thể chỉ có ở khu bảo tồn Vân Long, tỉnh Ninh Bình và vườn Quốc gia Cúc Phương Thức ăn chủ yếu là chồi cây, lá và quả cây

2.Vọoc Hà Tĩnh

Voọc Hà Tĩnh lần đầu tiên

các nhà khoa học tìm ra loài này ở

tỉnh Hà Tĩnh nên người ta lấy tên tỉnh đặt cho tên loài Ngoài ở miền Trung ra thì đặc biệt là chúng phân

bố ở vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ở Quảng Bình Số lượng của chúng chỉ còn khoảng 600-800 cá thể ở ngoài tự nhiên Loài voọc này

có bộ lông màu đen tuyền và chỉ có vệt lông màu trắng kéo dài từ mép ra sau gáy Ngoài thiên nhiên khó phân biệt được chúng với loài voọc đen

má trắng

Hình 2.2: Vọoc Hà Tĩnh

Hình 2.1: Vọoc quần đùi trắng

Trang 6

3.Vượn đen má trắng

Là loài linh trưởng tiến

hóa hơn voọc với sự khác biệt cơ

bản là đuôi bị tiêu biến và phát

triển chi trên rất là mạnh nên có

thể cầm nắm và di chuyển rất

nhanh và chính xác Tổ chức xã

hội của chúng là một cặp như

người hoặc 1 gia đình từ 3-5 cá

thể và không bao giờ quan hệ cận

huyết, con của chúng đến tuổi

trưởng thành sẽ tự tách đàn để

tìm bạn đời nên con bố không thể

quan hệ cận huyết với con con vì

vậy nên tuổi đời của chúng khá cao từ 30-35 năm Đến tuổi trưởng thành vượn cái luôn có lông màu vàng và vượn đực có lông đen Khi mới sinh ra, vượn có màu lông vàng giống mẹ ,sau 1 năm tuổi chúng đổi màu lông thành màu đen giống bố và đến tuổi trưởng thành con cái sẽ chuyển về màu lông vàng 1 lần nữa và giữ màu đó đến già còn con đực thì vẫn giữ nguyên màu đen, khi lớn lên Thức ăn chủ yếu của chúng là hoa quả hoặc là củi Phân bố dọc từ miền bắc đến miền trung Đây cũng là loài bị đe dọa cao trong tự nhiên

4.Vooc chà vá chân xám

Chà vá chân xám hay còn gọi là ngũ sắc chân xám vì giống với loài Chà

vá chân nâu chỉ khác chân của chúng có màu xám, là loài hiếm, phân bố của nó

ở khu vực Trường Sơn của Việt Nam và Lào, có giá trị khoa học lớn.Chúng có ngoại hình và tập tính sinh hoạt tương tự voọc chà vá chân nâu Quần thể có số lượng ít, ước tính khoảng dưới 200 cá thể

Hình 2.4: Vọoc chà vá chân xám

Hình 2.3: Vượn đen má trắng

Trang 7

5.Vooc chà vá chân nâu

Chà vá chân nâu hay còn gọi

là Voọc Ngũ sắc chân nâu là một

loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam,

Campuchia và Thái Lan Chúng có

thân hình thon mảnh, vì bộ lông của

nó có 5 màu sắc khác nhau , trán

màu đen, mặt, cằm trắng nhạt, vùng

dưới mắt, dưới họng, cổ, ngực màu

hung đỏ rực rỡ, lưng mầu xám nhạt,

vai màu xám đen, đùi màu đen, ống

chân màu nâu đỏ thẫm, đuôi rất dài,

màu trắng Ngoài tự nhiên còn

khoảng 1000 cá thể

6.Vooc Cát Bà

Voọc Cát Bà, nằm trong danh sách 25 loài thú linh trưởng quý hiếm nhất trên toàn thế giới hiện nay có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và được đưa vào danh sách cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ thế giới.Đây là loài linh trưởng hiếm nhất châu Á, đồng thời không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, chỉ còn tồn tại duy nhất ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) Theo thống kê, số lượng voọc Cát Bà cũng chỉ còn khoảng 40-60 cá thể, phân bố rải rác tại các đảo đá vôi trên biển, thuộc Vườn quốc gia Cát Bà

Hình 2.6: Vọoc Cát Bà

Hình 2.5: Vọoc chà vá chân nâu

Trang 8

PHẦN 3:

“Tìm hiểu về một số loài rùa quý hiếm tại Trung Tâm bảo tồn rùa Cúc Phương.”

Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương –Được thành lập năm 1998 với sự tài trợ của các tổ chức WWF cũng như FFI Hầu hết các loài rùa về đây cũng như các loài linh trưởng đều được tịch thu từ các vụ mua bán , săn bắt Chương trình đang chăm sóc hơn 600 cá thể của 19 loài trên tổng số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam Đã cho sinh sản thành công 15 loài trong điều kiện nuôi nhốt Tuy nhiên rùa là một trong những loài động vật rất thích nghi với môi trường tự nhiên nên từ khi thành lập đến giờ người ta đã thả khoảng 1000

môi

trường sống của chúng không an toàn vì nó siêu lợi nhuận Hiện nay ở Việt Nam có 3 loài rùa rất là quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng rất là cao ngoài

tự nhiên Đó là rùa Vàng , rùa Trung Bộ rất là quý hiếm có giá dao động từ 5-10 nghìn USD/con , đây là lý do nạn săn bắt 2 loại rùa này trở nên ráo riết và hầu như không nhìn thấy chúng ngoài tự nhiên ,chủ yếu nhìn thấy trong nuôi nhốt của các hộ kinh tế tư nhân để bán Rùa Mai Mềm Hồ Gươm là loài rùa to nhất hiện nay Theo các nhà khoa học năm ngoái trên Thế giới chỉ còn lại 4 cá thể nhưng rất tiếc là con rùa ở Hồ Hoàn Kiếm đã chết nên hiện nay trên thế giới chỉ còn lại 3 con trong đó thì còn 1 con ở Việt Nam là ở Đồng Mô/ Sơn Tây/Hà Tây

cũ và 2 con còn lại ở vườn thú Dương Châu –Trung Quốc, theo các nhà khoa

Trang 9

học thì 3 con này đều trên 150 tuổi nên chúng không có khả năng sinh sản ,vì vậy chúng sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai gần

Ở Việt Nam rùa được chia làm 4 nhóm: rùa biển , rùa nước , rùa nửa cạn nửa nược và rùa cạn Trung tâm không cứu hộ rùa biển vì không có môi trường cho nó Có rất nhiều cách để phân biệt cá thể rùa đực với cái thể rùa cái Qua quan sát bằng măt thường nếu ta thấy con nào có bụng bằng phẳng và đuôi ngắn thì nó là con cái và nếu bụng nó hõm và đuôi rất dài thì nó là con đực Trứng rùa thì giống như trứng gà nhưng dài hơn một chút và bé hơn một chút ở trung tâm thì trứng được nuôi trong các lồng ấp vì nếu để bên ngoài thì trứng sẽ

bị một số loài ăn mất Để tỷ lệ trứng nở ra cao thì trứng sẽ được ấp trong lồng

ấp ở nhiệt độ thích hợp từ 26 -32oC thì trứng sẽ nở ra con Rùa là loài bò sát mà tất cả các loài bò sát đều là động vật máu lạnh nên chúng ta có thể kiểm soát tý

lệ đực cái bằng nhiệt độ Nếu ta tăng nhiệt độ thì sẽ thu được tỷ lệ con cái nhiều hơn đực và nếu giảm nhiệt độ thì sẽ thu được tỷ lệ đực nhiều hơn cái Vì vậy trong tự nhiên thì rùa cũng như các loài bò sát chúng đẻ trứng ra thì chưa xác định được giới tính chỉ khi nào chúng ra môi trường bên ngoài thì mới biết được

là đực hay cái phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Tuổi thọ của rùa khoảng 80 tuổi đến hàng trăm tuổi khi đó thì chúng phát triển khá là chậm và mỗi một loài

có kích cỡ khác nhau

Một số loài rùa quý hiếm đang được bảo tồn tại TCC.

1.Rùa Sa Nhân

Rùa Sa Nhân thuộc nhóm rùa cạn, là một trong những loài rùa quý hiếm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương Rùa sa nhân là loài nguy cấp (EN) được liệt

kê trong sách đỏ IUCN 2012 Sa nhân là loại rùa cạn có kích thước tối đa 18-20cm Mai rùa sa nhân mô phỏng theo hình chiếc lá khô để ngụy trang, màu mai

là màu nâu và câm, mắt màu đỏ, đầu lớn và có vằn, mỏ cứng Yếm rùa sa nhân

có bản lề nên rùa có thể khép hờ yếm trước khi gặp nguy hiểm Hiện nay số lượng cá thể rùa Sa nhân tồn tại ngoài tự nhiên còn rất ít Năm 2012 chương trình đã cho ấp sinh sản thành công 7 cá thể rùa Sa nhân trong điều kiện nuôi nhốt Thức ăn chính của nó là thịt

như ốc núi, giun,…

2.Rùa Tai Đỏ

Hình 3.1: Rùa Sa Nhân

Trang 10

Rùa Tai Đỏ là một

trong những loài động vật

ngoại lai xâm haị đến từ

Floria/Mĩ Chúng có hại

cho môi trường bởi vì

chúng ăn tạp, chúng có thể

ăn mọi thứ giống như là ốc

bươu vàng nhưng chúng

còn tệ hơn do trọng lượng

cơ thể của chúng lớn hơn

ốc bươu vàng rất nhiều Và

loài rùa này có khả năng

sinh sản rất là nhanh Nếu

như các loại rùa bình thường có thể đẻ 6,7 trứng trong 1 năm thì loài này có thể

đẻ 30 trứng trong năm Mục đích của trung tâm không phải là bảo vệ loài rùa này mà chỉ trưng bày ở đây để giáo dục du khách Nếu thấy loài rùa này thì chúng ta chỉ nuôi làm cảnh mà không được thả về tự nhiên hoặc tiêu hủy chúng

3.Rùa Lá Phun Kim

Rùa Lá Phun Kim là loài rùa có khả năng sống cả trên cạn và dưới nước Mai của chúng có hình giống cái lá Đây không hẳn là rùa quý hiếm nhưng nó thường bị bắt nuôi làm cảnh Vì vậy nên cần phải bảo tồn Ở trung tâm loài này được trưng bày với mục đích giáo dục du khách cái gì ở tự nhiên thì cứ để chúng ở tự nhiên chúng ta không nên chăm sóc chúng làm vật cảnh vì đôi khi chăm sóc chúng không đúng cách , hiểu biết sai về chúng cho chúng ăn sai thức

ăn và nuôi chúng trong môi trường chật hẹp thì chúng sẽ bị bệnh và chết

4.

Rùa Hộp Trán Vàng

Rùa hộp trán vàng là một loài rùa cạn Đầu có nhiều tấm sừng, mai gồ cao,

có màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen Chân hình trụ, ngón chân không có màng Rùa trán vàng trưởng thành dài khoảng 30 cm, nặng khoảng 3,5 kg Con cái có xu hướng to hơn và tròn hơn con đực trong khi con đực có đuôi lớn hơn

tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, mỗi lứa đẻ từ 4 trứng đến 5 trứng, kích thước trứng khoảng 4 cm đến

5 cm và có tập tính vùi trứng vào đất Thức ăn của chúng chủ yếu là hoa quả, củ và rau

Hình 3.2: Rùa Tai Đỏ

Hình 3.4: Rùa Hộp Trán Vàng

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w