1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những lý luận chung về GDP xanh việt nam

90 326 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 43,6 MB

Nội dung

Trang 1

Ease eS oe HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA KINH TẾ =====_- C5) ====== 4 |

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP KHOA

Ì NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VẺ GDP XANH VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài : ThS Phạm Thanh Thủy

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN MO DAU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GDP VÀ SỰ CẦN THIẾT TÍNH CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM

1 Một số vấn đề về chỉ tiêu GDP 1.1 Khái niệm GDP

1.2 Các phương pháp đo lường chỉ tiêu GDP 1.3 Thực tế áp dụng chỉ tiêu GDP ở Việt Nam 2 Sự cần thiết tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

CHƯƠNG 2: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỈ TIÊU GDP

XANH Ở VIỆT NAM l3

1 Khái niệm GDP xanh 13

2 Phuong pháp tính chỉ tiêu GDP xanh .14

2.1 Phương pháp tính GDP xanh xuất phát từ mô hình IO mở rộng 14

2.2 Phương pháp tính GDP xanh trong SEEA 22

2.2.1 Gidi thigu SEEA 22

2.2.2 Hạch toán các tài khoản trong hệ thống 2.2.3 Phương pháp tính GDP xanh trong SEEA

2.3 Một số điểm khác biệt giữa hạch toán GDP trong SNA và SEEA 3 Đề xuất phương pháp tiếp cận xây dựng tài khoản “xanh” ở Việt Nam 3 3 3 5 7 wd

3.1 Các tiếp cận đối với việc áp dung GDP xanh ở Việt Nam

Trang 3

DANH MUC CAC KY HIEU, CAC CHU VIET TAT GDP: Tổng sản phẩm quốc nội XHCN: Xã hội chủ nghĩa NI: Thu nhập quốc dân GNP: NNP: San phẩm quốc dan rong ‘éng san phẩm quốc dân NDP: sản phẩm quốc nội ròng,

SNA: Hệ thống tài khoản quốc gia

SEEA: Hệ thống hạch toán Kinh tế ~ Môi trường

MPS: Hệ thống các bảng kinh tế quốc dân UN: Lién Hợp Quốc

HDI: Chi sé phat trién con người ICOR: Hệ số sử dụng vốn

Trang 4

PHÀN MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tăng trưởng kinh tế bền vững là sự kết hợp giữa kinh tế, xã hội và môi trường và đang trở thành xu thế phổ biến ở hẳu hết các quốc gia trên thế giới

Những nghiên cứu gần đây đều cho thấy tăng trưởng kinh tế có liên quan đến ô

nhiễm môi trường và sử dụng tài nguyên Yếu tố tài nguyên và môi trường chính

là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng

Hiện nay trước thực trạng cho thấy nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị

khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém kiệu quả, môi trường thiên nhiên ở

nhiều nơi bị phá hủy nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động Đó

là do một phần các quốc gia đang tìm mọi biện pháp phát triển nhanh nền kinh

tế của mình để tạo ra đời sống xã hội không ngừng tăng lên Nhưng thực tế bên cạnh sự giàu có của mỗi quốc gia tăng lên, thì toàn cầu trong đó có cả các nước giàu, các nước đang phát triển và các nước nghèo đều phải gánh chịu hậu quả

xấu về môi trường thiên nhiên, sức khỏe và bệnh tật do phát triển sản xuất bằng,

mọi giá Do Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) được sử dụng là chỉ số quan trọng

nhất để tính toán tăng trưởng kinh tế đã không phản ánh đầy đử sự cạn kiệt tài

nguyên thiên nhiên và chỉ phí ô nhiễm môi trường xuất hiện cùng với các hoạt

động kinh tế và đời sống nên các nhà kinh tế học đã đưa ra chỉ tiêu chất lượng

hơn đó là chỉ tiêu GDP phần còn lại sau khi GDP đã trừ đi các chỉ số về cạn kiệt tài nguyên và thiệt hại do ô nhiễm môi trường, gọi đó là chỉ tiêu GDP xanh

Trong các thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng khá cao nhưng lại dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng liên quan đến các

ngành công nghiệp gây ô nhiễm và cường độ sử dụng năng lượng cao Chỉ tiêu

GDP xanh cho phép chúng ta có được chính sách tăng trưởng bền vững hơn,

tránh tình trạng tăng trưởng bất chấp mọi giá Tuy nhiên GDP xanh hiện nay vẫn

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và tài nguyên Cho nên mục tiêu nghiên cứu đề tài là để hiểu rõ hơn về chất lượng tăng trưởng thực sự của một quốc gia và qua đó thấy được sự cần

thiết phải tính chỉ tiêu GDP xanh

- Giới thiệu một số phương pháp tính GDP xanh và xem Việt Nam gặp những khó khăn gì khi tính chỉ tiêu GDP xanh

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 6

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE GDP VA SU CAN THIET TÍNH CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM

1 Một số vấn đề về chỉ tiêu GDP

1.1 Khái niệm GDP

Để quản lý được nền kinh tế thì cần phải đo lường và đánh giá được nó, trong

lịch sử khoa học kinh tế có rất nhiều trường phái tìm cách để đo lường nền kinh

tế Trường phái trọng nông cho rằng nước nào có nhiều hàng hóa được khai thác từ tự nhiên (sản phẩm nông nghiệp) thì quốc gia đó giàu có, trường phái trọng

thương cho rằng vàng là đại diện cho sức mạnh của nền kinh tế, do vậy theo quan điểm này sức mạnh của nền kinh tế được đo lường bằng vàng Khi còn hệ

thống các nước XHCN Đông ÂU và Liên Xô trên thế giới có hai hệ thống đo lường nền kinh tế song song tồn tại Các nước XHCN theo mô hình kinh tế kế

hoạch hóa tập trung sử dụng các bảng cân đối vật chất hay được gọi là hệ thống, sản phẩm vật chất Việt Nam là một nước XHCN vì vậy sau khi chiến tranh kết

thúc (năm 1975) nước ta bắt đầu sử dụng MPS trong phạm vi cả nước MPS

được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết kinh tế Các Mác Theo hệ MPS cho

rằng sức mạnh kinh tế của một quốc gia được thể hiện bằng tổng sản phẩm xã

hội GO (Gross Output) GO được tính bằng phương pháp dồn doanh thu của các

đơn vị chuyên sản xuất Phương pháp này có hai nhược điểm cơ bản đó là tính trùng lặp các hàng hóa trung gian và bỏ sót không tính giá trị dịch vụ

Để phù hợp với xu hướng chung của thế giới nhiều quốc gia đã chuyển từ sử

dụng MPS sang sử dụng SNA Cách hạch toán theo hệ SNA — System of

National Accounts (hé théng tai khoan quốc gia ) phát triển từ giữa thế kỷ 20 ở

các nước tư bản chủ nghĩa, sau đó được Liên Hợp Quốc (UN) chấp nhận và sử

dụng làm hệ thống thống kê cho các nước thành viên, Việt Nam cũng chấp nhận hệ thống này từ năm 1993 bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,

Trang 7

quá trình sử dụng nguồn sản phẩm được sản xuất ra và kết quả của quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập nói cách khác hệ thống tài khoản quốc gia

được thiết lập ở một quốc gia thể ở mọi mối quan hệ kinh tế của quốc gia

đó Trong hệ thống này, một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng, để

đo lường nền kinh tế đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) GDP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cơ bản từ đó thiết lập các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác như

NI, GNP, NNP, NDP

Tổng sản phẩm quéc ndi (Gross Domestic Product GDP) là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường, là một năm) Để hiểu rõ hơn về khái niệm GDP chúng ta cùng làm rõ một số

thuật ngữ;

(lLà chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường: GDP cộng rất nhiều loại sản

phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế, Để làm được n mà

điều này, GDP phải sử dụng giá thị trường Do giá thị trường biểu thị s

mọi người sẵn sàng chỉ trả cho các hàng hóa khác nhau, nên nó phản ánh giá trị của những hàng hóa này

(2) Của tắt cả : GDP cô gắng biểu thị một cách đầy đủ Nó bao gồm tắt cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên thị trường Tuy nhiên, trên thực tế có một số sản phẩm bỏ sót do tính toán chúng, quá khó khăn GDP không tính những sản phẩm được sản xuất ra và bán trong nền kinh tế ngầm Ví dụ: các dược phẩm bắt hợp pháp Nó cũng không tính

được những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trong gia đình và do vậy

không bao giờ được đưa ra thị trường Ví dụ: những loại rau quả nằm trong các cửa hàng tạp phẩm là một phần của GDP, nhưng việc bạn tiêu dùng rau quả

trong vườn nhà bạn thì lại không nằm trong GDP

(3) Hang hóa và dịch vụ : GDP bao gồm giá trị của những hàng hóa hữu

Trang 8

bệnh ) Ví dụ khi bạn trả tiền để nghe một buổi hòa nhạc có nghĩa là bạn mua

một dịch vụ và giá vé cũng nằm trong GDP

(4) Cuối cùng : Có nghĩa là GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hóa

và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian

(6) Được sản xuất ra : GDP bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản

xuất ra trong thời kỳ hiện tại Nó không bao gồm những giao dịch liên quan đến

hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ

(6) Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia : GDP tính theo phạm vi lãnh thổ kinh tế Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia được quan niệm bao gồm các đơn vị

hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức một tô chức, cá nhân, hộ gia đình thường trú

(7) Trong một thời kỳ nhát định : GDP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện

trong một khoảng thời gian cụ thẻ thường là một năm

1.2 Các phương pháp đo lường chỉ tiêu GDP

Có ba phương pháp tính GDP mà hẳu hết các quốc gia là thành viên của Liên

Hợp Quốc sử dụng, chúng ta lần lượt xem xét các phương pháp tính GDP:

Thứ 1: Phương pháp luồng sản phẩm ( phương pháp chỉ tiêu): GDP là tổng của bốn bộ phận cấu thành chính sau:

+ Chỉ tiêu cho tiêu dùng cá nhân về hàng hóa và dịch vụ (C): bao gồm tổng,

giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua trên thị trường để

chỉ dùng trong đời sống hàng ngày của họ Như vậy bộ phận này chỉ bao gồm

những sản phẩm được bán trên thị trường

+ Tổng đầu tư tư nhân trong nước (1): bao gồm trang thiết bị là những tài sản

cố định của doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng, chênh lệch hàng tồn

kho của các hãng kinh doanh Như vậy đầu tư tính trong tổng sản phẩm quốc nội

là việc mua tư liệu mới, tạo ra tư bản hiện vật như các nhà máy mới, không bao

Trang 9

cùng, không bao gồm đầu tư tài chính Đầu tư vào dự trữ, hàng, tồn kho là đầu tư vào vốn luân chuyển, có thể là có kế hoạch cũng có thể là ngoài kế hoạch

+ Chỉ tiêu của Chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ (G): là các chỉ phí thực sự mà Chính phủ bỏ ra để mua sắm hàng hóa và địch vụ Chính phủ vừa là người

tiêu dùng, vừa là người sản xuất vì vậy Chính phủ các nước đều phải chỉ tiêu

hàng năm những khoản tiền rất lớn Tuy nhiên không phải mọi khoản chỉ trong,

ngân sách nhà nước đều được tính vào GDP, mà nó chỉ bao gồm những khoản

chỉ tiêu để mua sắm hàng hóa và dịch vụ

+ Xuất khẩu ròng (NX): các nước có nền kinh tế mở đều tham gia vào các

hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Đây là bộ phận cấu thành cuối

cùng của GDP, và bộ phận này ngày càng quan trọng trong những năm gần đây

'Xuất khẩu ròng chính là chênh lệch giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (IM) hàng

hóa và dịch vụ

Tóm lại: GDP = C + I+G + NX

Thứ 2: Phương pháp thu nhập hay phương pháp chỉ phí

Theo phương pháp này GDP bao gồm tổng các bộ phận cầu thành sau đây:

+ Tiền lương (w — wages) là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao

động

+ Tiền lãi (chỉ phí thuê vốn - i: interest) là thu nhập nhận được do cho vay,

tính theo một mức lãi suất nhất định

+ Tiền thuê nhà, đất ( r — rent) là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai,

nhà cửa và các loại tài sản khác Thực chất nó bao gồm 2 phần, một là khẩu hao

tài sản cho thuê và hai là lợi tức chủ sở hữu tài sản

+ Lợi nhuận (Pr) là khoản thu nhập còn lại của doanh thu do bán sản phẩm

sau khi đã thanh toán tất cả các chỉ phí sản xuất

+ Khấu hao (De) là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố

Trang 10

+ Thuế gián thu (Ti) là thuế gián tiếp đánh vào thu nhập được coi là một khoản chỉ phí để sản xuất ra luồng sản phẩm

Tóm lại: GDP = w + ¡ + r+ Pr + De + Tỉ

Thứ ba: Phương pháp sản xuất: GDP theo phương pháp sản xuất được tính

qua hai bước:

+ Bước 1: Tính giá trị tăng thêm (giá trị gia tăng) của từng ngành ( hoặc thành phần kinh tế) Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất — Chỉ phí trung gian Trong đó: Giá trị sản xuất: là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra

trong một thời kỳ nhất định do lao động trong các đơn vị sản xuất được pháp

luật nhà nước cho phép hoạt động thực hiện

Chỉ phí trung gian: là toàn bộ chỉ phí vật chất thường xuyên ( như nguyên vật liệu, nhiên liệu và dịch vụ (dịch vụ vận tải, dịch vụ phi vật chất, ngân hàng du

lịch ) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác của đơn vị sản xuất trong một thời kỳ nhất định

+ Bước 2: GDP = Tổng giá trị tăng thêm của tắt cả các ngành sản xuất trong

nên kinh tế

1.3 Thực tẾ áp dụng chỉ tiêu GDP ở Việt Nam

Như vây có ba phương pháp để đo lường GDP đó là phương pháp chỉ tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất Hiện nay ở Việt Nam, căn cứ vào các kênh thông tin thống kê thu thập thì GDP được tính theo phương pháp

sản xuất là chủ yếu, các phương pháp khác chỉ mang tính chất tham khảo hoặc

nếu có tính thì chỉ mang tính chất bổ sung Theo phương pháp sản xuất, GDP sẽ

phụ thuộc vào kết quả giá trị gia tăng trong phạm vỉ từng ngành kinh tế

Trang 11

khích thực hiện tiết kiệm chỉ phí trung gian trong quá trình sản xuất sẽ dẫn đến

tăng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế, và giá trị gia tăng này sẽ phản ánh

hiệu quả hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế

Như vậy có thể nói GDP là một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ

tiêu đánh giá kết quả sản xuất như:

- Là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia Các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữa các nước với nhau Để thực hiện được điều đó các nhà kinh tế phải tính chuyển số liệu GDP của các nước tính theo đồng nội tệ về một đồng tiền chung (đồng đôla Mỹ

hoặc đồng Euro), thực hiện thông qua tỷ giá bình quân liên ngân hàng

- Là chỉ tiêu căn cứ để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân

cư như chỉ tiêu: GDP bình quân đầu người Thực tế mức sống dan cư một nước phụ thuộc không những vào số lượng hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó sản xuất ra mà còn phụ thuộc khá nhiều vào quy mô của dân số và năng suất lao

động

~ Là chỉ tiêu căn cứ cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch tiền tệ, ngân sách ngắn hạn

- Là chỉ tiêu căn cứ để tính các chỉ tiêu tổng hợp khác như chỉ số HDI, hệ số

ICOR, TFP và một số chỉ tiêu tổng hợp khác

Bên cạnh những mặt đạt được thì chỉ tiêu GDP còn có một số mặt còn hạn

chế như:

Thứ nhất: Do việc khuyến khích tiết kiệm chỉ phí trung gian trong quá trình

sản xuất của các ngành kinh tế sẽ dẫn tới việc du nhập và sử dụng những máy

móc thiết bị và công nghệ lạc hậu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa

và dịch vụ dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và đặc biệt

gây ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề lớn chưa được các ngành kinh tế quan

Trang 12

Thứ hai: Hiện nay các ngành kinh tế có khai thác và sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên vào quá trình sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cầu GDP

như các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp khai thác,

Công nghiệp chế biến, xây dựng Đây là những ngành được coi là sử dụng nhiều nhất nguồn tài nguyên và đóng góp chủ yếu vào tổng lượng chất thải từ

các hoạt động sản xuất Như vậy nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên không được

sử dụng một cách hợp lý sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên

nhiên trong tương lai

'Như vậy, thông qua chỉ tiêu GDP, bức tranh thực tế và sâu sắc về nền kinh tế chưa được khắc họa một cách rõ nét bởi chỉ tiêu này chưa tính đến các yếu tố

môi trường và sinh thái, đặc biệt hơn GDP chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường, suy giảm sinh thái và việc tăng GDP Như vậy nhìn vào bức

tranh này chúng ta chỉ nhìn thấy bề nổi đó là thấy được mức tăng trưởng kinh tế

và không nhìn thấy được những thiệt hại mà hoạt động sản xuất gây ra Như vậy dựa vào chỉ tiêu GDP chúng ta không thể đánh giá được những thiệt hại phải chịu ở hiện tại ( mức độ ô nhiễm môi trường) do GDP bỏ qua chất lượng môi trường, vừa không tìm ra được biện pháp hữu hiệu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Những thiệt hại này không chỉ nền kinh tế hiện tại phải gánh chịu và còn gây ra những hệ lụy trong tương lai

Trước thực trạng nêu trên, đẻ đánh giá sự phát triển kinh tế một đất nước, bên

cạnh chỉ tiêu GDP nên bổ sung thêm chỉ tiêu GDP xanh không những phản ánh

sự phát triển kinh tế mà còn cho biết sự phát triển kinh tế có bền vững hay

không? Đây là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm

2 Sự cần thiết tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Trang 13

đủ những chỉ phí liên quan đến bảo vệ môi trường cũng như chưa phản ánh hết được sự xuống cấp, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động

kinh tế, sinh hoạt của con người gây ra Ví dụ như các tài khoản của SNA truyền thống không thể hiện riêng biệt các khoản chỉ để bảo vệ môi trường hoặc giảm

bớt sự xuống cấp của môi trường, môi trường cung cắp cho con người nhiều loại sản phẩm trong đó có nhiều loại sản phẩm có giá trị nhưng không được trao đổi

mua bán trên thị trường nên giá trị của chúng không được biểu thị trong giá sản

phẩm được đem bán trên thị trường, môi trường cũng cung cấp nhiều loại dịch

vụ cho đời sống của con người, nhưng những loại dịch vụ này lại không được

tính vào SNA SNA truyền thống thường tính khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị) vào tài khoản khấu hao, trong khi đó phần dự trữ tài nguyên bị mắt

đi do bị khai thác và sử dụng trong quá trình sản xuất lại được tính vào tài khoản thu nhập

Do những nhược điểm của GDP truyền thống, nhiều nước trên thế giớ

đã

thống nhất quan điểm cần nghiên cứu và hoàn thiện thêm hệ thống hạch toán

quốc gia hiện hành theo hướng đưa thêm tài khoản môi trường vào SNA truyền

thống Theo đó phương pháp hạch toán kinh tế gắn với môi trường đã xuất hiện

bổ sung cho việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế thuần túy đặc biệt là chỉ tiêu GDP

hiện nay đang được sử dụng Do đó chỉ tiêu GDP xanh được nhiều nước trên thế giới quan tâm

'Vào những năm 70 của thế kỷ XX, một số nước phát triển như Na Uy, Pháp, Phần Lan đã có nhiều nỗ lực để xây dựng một cơ chế tích hợp các thiệt hại môi

trường và suy giảm tài nguyên vào hạch toán kinh tế quốc gia Đến năm 1993,

Liên Hợp Quốc và WB đã phối hợp xây dựng phương pháp luận cho việc xây

dựng các tài khoản tự nhiên và môi trường và công bố một bản hướng dẫn về hệ

thống hoạch toán kinh tế và môi trường tổng hợp - SEEA 1993.Văn bản này

được sửa đổi năm 2003 (SEEA 2003) và trở thành khung phương pháp chuẩn về

Trang 14

hạch tốn mơi trường đã được áp dụng rộng rãi trên thể giới Tuy nhiên, cách

tính nào phù hợp với điều kiện của Việt Nam?

Trong những thập kỷ qua tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt được

con số Ấn tượng bất chấp thời điểm kinh tế thế giới tăng trưởng âm Tuy nhiên một thực tế là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác tài

nguyên thiên nhiên, với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và cường độ sử

dụng năng lượng cao

Trên thực tế, Việt Nam có mô hình tăng trưởng được đánh giá là thiếu bền

vững khi chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên Dù đã được cảnh

báo từ lâu nhưng đến nay những đánh giá định lượng về suy thối mơi trường và

hao hụt tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức Xét về cơ

cấu và tốc độ tăng trưởng của một số ngành kinh tế trong những năm gần đây

cho thấy các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và các ngành sử dụng tài nguyên

thiên nhiên luôn giữ vị trí quan trọng và giữ tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước

và đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Mặt khác tốc

độ tăng trưởng của các ngành Công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm luôn đạt ở

mức cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước Đặc biệt

trình độ công nghệ ở Việt Nam còn thấp, chỉ đạt mức trung bình so với các quốc

gia khác trên thế giới, đồng thời công tác quản lý môi trường nhìn chung còn

nhiều bất cập Từ thực trạng trên cho thấy Việt Nam phải đối mặt với những

thách thức to lớn về tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên, gia tăng ô nhiễm và

xuống cấp môi trường cùng với quá trình phát triển kinh tế trong thời gian qua

và trong tương lai

Đứng trước thực trạng đáng lo ngại trên, Đảng và Nhà nước đã đề ra chiến

lược phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững Vì vậy sự cần thiết phải lượng hóa được những tác động của hoạt

động kinh tế xã hội đến môi trường thiên nhiên đã được đặt ra như một nhiệm vụ cần thiết và ưu tiên trong thời gian tới

Trang 15

'Việt Nam hiện nay là một trong số những nước nghèo, đang phát triển, mặc dù điều kiện tự nhiên ưu đãi với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

đa dạng, song Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các ngành khai thác nguyên liệu

thô nên nguồn tài nguyên của nước ta đang dần bị cạn kiệt Trong những năm

gần đây nền kinh tế nước ta phát triển khá nhanh, kèm theo đó là nguồn tài

nguyên bị suy giảm nhanh chóng và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng Tuy Công nghiệp nước ta chưa thực sự phát triển nên lượng khí thải từ công nghiệp

thấp hơn so với các nước trong khu vực và các quốc gia khác trên thế giới,

nhưng môi trường nước ta ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì công nghệ xử

lý chất thải chưa cao, chưa có điểu kiện để cải tạo môi trường ô nhiễm Điều này

được thấy rất rõ ở một số tỉnh, thành phố đông dân cư, đặc biệt các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như thành phó Hà Nội, thành phó Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng

Trước thực trạng này các chuyên gia trình kinh tế và môi trường ở Việt Nam

đã lên tiếng và cho rằng cần phải tính toán các chỉ phí phục hồi môi trường vào GDP thì mới phản ánh đúng được thực trạng phát triển của nền kinh tế, phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững Hay nói cách khác phát triển kinh tế phải đi

đôi với bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái

Trang 16

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VÈ CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM

1 Khái niệm GDP xanh

Chỉ tiêu GDP hiện nay không phản ánh quá trình giàu lên hay nghèo đi về tài

nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường của một quốc gia Để khắc phục sự thiếu hụt đó, đã xuất hiện khái niệm GDP xanh

GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã khấu trừ chỉ phí về tiêu dùng về tài nguyên và mắt mát về môi trường do hoạt động kinh tế: Cụ thể là

GDP xanh = GDP thuần - Chỉ phí tiêu dùng tài nguyên và mắt mát về môi trường do hoạt động kinh tế

Chỉ tiêu GDP xanh ra đời với mục đích chính đẻ đánh giá chỉ phí của thiệt

hại môi trường, với tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến GDP thuần Như vậy chỉ tiêu GDP xanh sẽ phản ánh được thực chất phát triển

kinh tế của một đất nước trên cả ba mặt: kinh té, xã hội và môi trường Chỉ tiêu này không những phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế về số lượng mà còn

phản ánh cả chất lượng tăng trưởng, đây là điều quan tâm của mọi quốc gia trên

thế giới

Việc xác định chỉ tiêu GDP xanh hiểu theo nghĩa rộng chính là “hạch toán chỉ phí môi trường” hay còn gọi là “hạch toán xanh” Cho dù được gọi theo

thuật ngữ nào thì về thực chất đây là việc tính đúng, tính đủ các chỉ phí liên quan

tới hoạt động bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm ở cấp độ doanh nghiệp

hay đó là việc thay đổi cách thể hiện trong tài khoản quốc gia Theo đó người ta

bổ sung thêm vai trò của môi trường vào kết quả hoạt động nói chung của nền

kinh tế Nói cách khác, trước kia trong hàm sản xuất Cob Douglas truyền thống thường bao gồm các yếu tố vốn, lao động, công nghệ, thì hiện nay cần bỗ sung thêm cả yếu tố môi trường như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

Trang 17

Việc đưa ra chỉ tiêu GDP xanh đồng nghĩa với việc cần đưa ra kèm theo nó

một hệ thống lý thuyết và khung nội dung cơ bản để đánh giá mối quan hệ nói chung giữa kinh tế và môi trường Đây là nhiệm vụ cấp bách cho sự phát triển

bền vững, cho việc đánh giá chất lượng tăng trưởng, thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện chỉ tiêu GDP truyền thống, giúp

phản ánh một cách toàn lện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ

môi trường và bảo vệ đời sống của con người

2 Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

Việc tính toán chỉ tiêu GDP xanh hay nói cụ thể hơn là hạch toán môi

trường trong tài khoản quốc gia, đây chính là bước hoàn thiện tài khoản quốc gia

của Liên Hợp Quốc, do vậy phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh được xem xét

trên cơ sở của phương pháp tính chỉ tiêu GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia Theo thống kê Liên Hợp Quốc, tính chỉ tiêu GDP xanh có thể xuất phát từ bảng

1O hoặc theo cách hạch tốn mơi trường (bảng SEEA)

2.1 Phương pháp tính GDP xanh xuất phát từ mô hình IO mở rộng

Bảng cân đối liên ngành (còn gọi là bảng IO) là mô hình phản ánh bức

tranh về toàn bộ hoạt động sản xuất của nền kinh tế Xuất phát từ mô hình IO rút

gọn được thể hiện đó là quan hệ của các số lớn phản ánh các quan hệ giữa các

ngành trong nền kinh tế của quá trình sản xuất và sử dụng các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu theo một hệ thống hàm tuyến tính Hàm này thể

hiện mối quan hệ về công nghệ sản xuất và sử dụng sản phẩm trong một thời kỳ

nhất định Mô hình IO sẽ thể hiện một cách khái quát cầu trúc bởi các ngành theo cột và được coi là các ngành sản xuất; các ngành theo dòng được coi là các

ngành sử dụng (theo sơ đồ 1)

Trang 18

Sơ đồ 1 Mô hình IO Sử dụng cuối cùng Các ngành sản xuất (Final demand — : Téng sir dung i FD) (Gross Ouput) Tiéu ding trung : gian (Intermediate Y Các ngành Consumption — IC); Ô, ` sản phẩm 6, zy 1 Gia tri tang thém: VA; O3

Téng dau vao hoặc

tong chi phi (Gross

input - GI); X

- O1( Tiêu dùng trung gian): Thẻ hiện chỉ phí trung gian của các ngành,

bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ; phần tử a; của ma trận A thẻ hiện ở ÔI phản ánh ngành j sử dụng

sản phẩm ¡ làm chỉ phí trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm j

- Ô2 (Sử dụng cuối cùng): Thể hiện những sản phẩm vật chất và sản phẩm

dịch vụ được sử dụng cho nhu cầu cuối cùng, bao gồm được sử dụng cho tiêu

dùng cuối cùng; tích lũy tài sản; xuất khẩu và nhập khẩu

- Ô3 (Tổng giá trị tăng thêm): Bao gồm các khoản thu nhập của người lao động; thuế sản xuất; thặng dư sản xuất và khấu hao tài sản cố định

Quan hệ hàm số cơ bản của mô hình IO có dạng:

AX+Y=X

Hoặc X =(I— A)'Y

Trong đó: A là hệ số chỉ phí trung gian trực tiếp X là véc tơ giá trị sản xuất

Y là véc tơ sử dụng cuối cùng

Trang 19

Tuy nhiên theo sơ đồ 1 mô hình (IO) đơn giản chưa thấy thể hiện rõ nét

sự thay đổi tổng sử dụng (GO) của mỗi ngành sản phẩm hay tổng chỉ phí của mỗi ngành sản xuất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề môi trường Do vậy để xác định mức độ ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động sản xuất gây ra

bằng cách thông qua sự mở rộng của mô hình (IO) hay nói cách khác xác định tính GDP xanh thông qua mô hình IO mở rộng

Trong mô hình IO mở rộng thừa nhận có hai loại hình hoạt động, đó là:

~ Tất cả các hoạt động kinh tế

- Hoạt động chống chất thải gây ô nhiễm môi trường (gồm chất thải đầu vào và chất thải đầu ra) của hoạt động kinh tế

GDP xanh = GDP - chỉ phí của những hoạt động chống ô nhiễm

Mô hình IO mở rộng dựa trên cơ sở n ngành (loại trừ các hoạt động chống

lại chất thải gây ô nhiễm môi trường); m là số loại chất thải gây ô nhiễm môi

trường, được xác định theo các véc tơ và ma trận như sau:

A¡ : là hệ số chỉ phí trung gian trực tiếp ma trận cấp (n x n) của n ngành

kinh tế, các chỉ phí sản xuất từ các hoạt động kinh tế (đo lường bằng đơn vị

tệ) so với đơn vị giá trị sản xuất của các hoạt động kinh tế

Xị, là véc tơ giá trị sản xuất cấp (n x 1) của các hoạt động kinh tế (đo lường bằng đơn vị tiền tệ)

Yj, là véc tơ sử dụng sản phẩm cuối cùng cấp (n x 1) từ các hoạt động

kinh tế (đo lường bằng đơn vị tiền tệ)

X,: la véc tơ giá trị sản xuất cấp (m x 1) của các hoạt động chống lại chất

thải gây ô nhiêm môi trường do các ngành kinh tế tạo ra (đo lường bằng đơn vị vật chất)

g¡ là ma trận hệ số các chất thải gây ô nhiễm môi trường trực tiếp từ các

hoạt động kinh tế, ma trận cấp (m x n), với m là số loại chất thải gây ô nhiễm môi trường và n là số ngành sản phẩm được nghiên cứu trong mô hình, phần tử của ma trận phản ánh khối lượng chất thải (đơn vị tính là vật chất) trên một đơn

Trang 20

vị sản phẩm (đơn vị tính là tiền tệ) được tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó

ga: là ma trận hệ số các chất thải gây ô nhiễm môi trường trực tiếp từ các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường, ma trận (cấp m x n), m 1a

số loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, phần tử của ma trận phản ánh khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường (đơn vị tính là vật chất) trên một đơn vị khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường được xử lý (đơn vị tính là vật chất)

được tạo ra từ trong các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm

ga: là ma trận hệ số các chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường từ tiêu

dùng cuối cùng hộ gia đình, ma trận cấp (m x n), m là số loại chất thải gây ô

nhiễm môi trường (đơn vị tính vật chất), phần tử của ma trận phản ánh khi hộ

gia đình tiêu dùng sản phẩm j thì sẽ tạo ra chất thải loai i

H: là ma trận hệ số trung gian trực tiếp của các hoạt động chống lại chất

thải gây ô nhiễm môi trường, ma trận cấp (n x m), phần tử của ma trận thể các hoạt động chống lại chất thải loại j thì cần phải sử dụng sản phẩm i lam chi

phí trung gian

Y;: là véc tơ thể hiện các chất thải gây ô nhiễm môi trường tạo ra trong

các hoạt động kinh tế và các véc tơ của chất thải gây ô nhiễm môi trường không

được xử lý, cấp của véc tơ là (1 x m)

Xác định các véc tơ của chất thải gây ô nhiễm môi trường tạo ra trong các

hoạt động kinh tế và các véc tơ của chát thải gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt

động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường, vận dụng từ mô hình (IO)

được thể hiện như sau: X= AX: + HX, + Yi 2) Xp=eiXitwX~+BYi-Ye ) Công thức (2) và (3) được trình bày theo khuôn khổ của một ma trận đơn

: ô hình IO thông thường như sau: :

giản là mô hình IO thông, 8 THUVIEN

HỌC VIEN TAICHINH)

Trang 21

*⁄,] [4m1.[X1 Em

= x} f+]! @)

*,] |zø;| |X,] |øh-,

Công thức (2) dựa trên quan hệ hệ thống I/O , nó chỉ ra việc sử dụng giá

trị sản phẩm của các hoạt động kinh tế, trong đó:

AX:: là chỉ phí sản xuất đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất ra

sản phẩm của các hoạt động kinh tế

HX,: là chỉ phí đầu vào của hoạt động xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi

trường

X,; 1a số lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường được xử lý

H: là ma trận hệ số chỉ phí trung gian trực tiếp của các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường

Y;: là sản phẩm của các hoạt động kinh tế nó được sử dụng cho tiêu dùng

cuối cùng, giả sử không có sử dụng cuối cùng nào khác

Công thức (3) chỉ ra tổng số khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường,

X, được xử lý Nó tương đương với khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường do các ngành kinh tế tạo ra (ví dụ: g¡X)), các chất gây ô nhiễm môi trường được tạo ra bởi đầu ra của các hoạt động xử lý các chất thải gây ô nhiễm

môi trường (ví dụ g;X, ), các chất thải gây ô nhiễm môi trường được tạo ra bởi

tiêu dùng cuối cùng (ví dụ g:Y)), trừ đi các chất gây ô nhiễm môi trường không

nhiễm môi trường do các hoạt

được xử lý Y„ cùng với việc xác

động kinh tế gây ra mà được xã hội chấp nhận ở mức độ nhất định, điều này đã được thể hiện ở một số quốc gia và Chính phủ đưa ra thành những tiêu chuẩn chung nhằm bảo vệ môi trường,

Để tính toán GDP xanh dựa vào mô hình IO thông thường, xuất phát từ

công thức (2) và (3) có 2 trường hợp:

Trang 22

- Trường hợp 1:

Giả định tiêu dùng cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ được thừa nhận là không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường, tức là gạ = 0 và toàn bộ các

chất thải gây ô nhiễm môi trường được tạo ra từ các ngành đều được xử lý, tức

là Y¿ = 0, công thức (2) và (3) được viết lại như sau:

Xi=AXI +HX,+Yi @®)

X; = gi + 2X: (6)

Công thức (6) được viết lại thông qua thay X, bằng Xụ và Xụ thay bằng X„

vào công thức (5) Ta có công thức được viết lại như sau: X¿=d~ø) gi: 12) X= AX, + H(-g)"giXi + Yr (8) Hay công thức (8) được viết lại như sau: X= [A + H(Y = g2)"gi)X1 + Yi Chỉ phí trực tiếp Chỉ phí trực tiếp sử dụng,

được sử dụng cho sử dụng cho các hoạt động cuối cùng các hoạt động kinh tế _ chống lại chất thải gây ô

nhiễm môi trường

Hay Yi=Xị - [A + H-g)'g]Xi (9)

Trong công thức (9), Y¡ là GDP xanh không bao gồm chỉ phí để chống lại

chất thải gây ô nhiễm môi trường, là một phần giá trị thực cho sử dụng cuối

cùng

Y = HH - g) gX¡ + Y¡ (10)

Do vậy chỉ tiêu GDP xanh nhỏ hơn rất nhiều so với chỉ tiêu GDP thông thường Y, Là do chỉ tiêu GDP thông thường Y phải trừ đi chỉ phí trực tiếp sử dụng cho các hoạt động chống lại chất thải gây ô nhiễm môi trường

Trang 23

- Trường hợp 2:

Giả định mối quan hệ trong mô hình bao gồm các chất thải gây ô nhiễm

môi trường, nguyên nhân là do sử dụng cuối cùng tạo nên (g;Y¡) trong công, thức (4) và trong đó cũng không bao gồm toàn bộ các chất thải gây ô nhiễm môi

trường đã được xử lý, nhưng bên cạnh đó còn mức ô nhiễm môi trường đã được

xã hội chấp nhận (Y,) trong công thức (4)

Ta có công thức (2) được viết lại và Y¡ được trình bày biểu diễn qua Xị

như sau:

Y= (I-A)X; - HX, (ay

Thay thế Y; trong công thức (3) và X, duge biéu dién qua X; nhu sau:

X, = [I— (6; — øsH)[ [gi + gí — AX — [I—(ø;— øH)]”Y, (12)

Cho R=I~ (g;— g:H)

Công thức (12) được đơn giản hóa như sau:

X;=RÌ[g, + g[-A)]Xi - RỶY, (13)

Thay X, trong công thức (2) vào công thức (13) viết lại công thức (2) theo thuật ngữ Xị và biến ngoại sinh Y„ ta được công thức (14) như sau:

Xi={A + HR [eit e0-A}X1 - HRỲY, + Yi

Chỉ phí trực tiếp chỉ phí trực tiếp được chỉ phí trực tiếp sử của chất thải gây dụng ô nhiễm môi trường — cuối

được sử dụng cho sản sử dụng cho các hoạt

xuất giá trị sản phẩm của — động chống lại chất thải

các ngành kinh tế gây ô nhiễm môi trường, mà chất thải đó cùng

không được xử lý

Mối quan hệ được thể hiện trong công thức (14) miêu tả một cách đơn

giản trong trường hợp công thức (9) của mô hình IO giản đơn Trong trường hợp

này ô nhiễm môi trường GDP(Y) nó tương đương với ô nhiễm môi trường

GDP(Y,)), cộng với chỉ phí trực tiếp sử dụng cho các hoạt động chống lại chất

Trang 24

thải gây ô nhiễm mơi trường Nếu tồn bộ các chất thải gây ô nhiễm môi trường

được xử lý trừ đi chỉ phí trực tiếp các chất thải gây ô nhiễm môi trường không bị

xử lý Ta có công thức :

Y=Yi + (HR [gi + gạ([— A)]}Xị = HRY, GDP xanh được tính theo công thức:

Yị=Y~ {HR [gi + g(1— A)]}Xịi+ HR”Y,

Hiện nay, ở Việt Nam nếu tính GDP xanh từ bảng IO sẽ có một số vấn

đề bắt cập như sau:

- Khó xác định được ma trận hệ số chất thải trực tiếp từ sản xuất và tiêu

dùng cuối cùng, vì hiện nay chưa xác định được cụ thể số loại và lượng chất thải, đặc biệt là số loại và lượng chất thải ra không khí, nếu có thì chỉ có thể xác

định được một số loại chất thải và ước lượng được khối lượng chất thai ra dat va nước nhưng cũng chỉ mang tính chất tương đối

- Trong bảng phân ngành kinh tế ở Việt Nam, không phân chia nền kinh tế thành hai hoạt động tách bạch (đó là các hoạt động kinh tế thuần túy và các

hoạt động chống ô nhiễm), trong thực tế ở Việt Nam không có hoạt động chống

chất thải riêng biệt, phạm vi mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp trong thực tế cũng,

có những khoản kinh phí đầu tư cho hoạt động chống ô nhiễm môi trường trong

quá trình hoạt động sản xuất nhưng mức chỉ phí bỏ ra có thể chưa tương xứng

với mức độ gây ô nhiễm Do vậy nếu áp dụng theo mô hình IO chỉ cho rằng có

những hoạt động khử chất thải riêng biệt thì sẽ thiếu phần hoạt động chống ô

nhiễm môi trường mà các ngành và các doanh nghiệp đã bỏ ra, mặc dù phần chỉ phí bảo vệ môi trường bỏ ra của các đơn vị và doanh nghiệp chắc chắn sẽ tháp

hơn nhiều so với các đơn vị và các doanh nghiệp gây ô nhiễm Mặt khác nếu

tính GDP xanh theo mô hình IO thì cũng chưa tính đến phần cạn kiệt nguồn tài

nguyên mà các đơn vị, các doanh nghiệp đã khai thác và sử dụng trong quá trình

sản xuất, đặc biệt Việt Nam khai thác nguồn tài nguyên là tương, đối lớn

Trang 25

2.2 Phương pháp tính GDP xanh trong SEEA 2.2.1 Giới thiệu SEEA

Hệ thống hạch toán Kinh tế và Môi trường SEEA đã được phát triển dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia hiện hành để gắn kết số liệu thống kê môi

trường với các số

thống kê kinh tế Hệ thống giúp thu thập số liệu thống kê môi trường kết hợp với số liệu thống kê kinh tế trong cùng một giai đoạn Việc này có thể cung cấp thông tỉn về tính bền vững về môi trường trong sản xuất và

tiêu dùng và những ảnh hưởng kinh tế của các chính sách môi trường

Ơ nhiễm mơi trường được tính đến dựa trên nguyên tắc là giá trị của sản

phẩm hoặc dịch vụ là chỉ tiêu hoặc thu nhập từ sản phẩm đó hoặc hoạt động đó Nếu người gây ra ô nhiễm không bị trả tiền cho thiệt hại môi trường thì chỉ phí không bị trừ trong thu nhập quốc gia Vì vậy, thiệt hại không được trừ từ thu

nhập lao động hay cổ phiếu doanh nghiệp

Các tài khoản của SEEA có thể được đo lường hoặc bằng đơn vị vật chất

ật chất có

hoặc tiền tệ hoặc cả hai Các tài khoản được đo lường bằng đơn vị

thể được thể hiện trong các đơn vị có sẵn đã được chuẩn hóa quốc tế về chiều

dài, khối lượng, diện tích như: mét, lít, hécta hay kilogam Tóm lại, tất cả chúng,

được gọi là “các tài khoản vật chất” Các tài khoản tiền tệ được tính toán về mặt

giá trị

Có 4 loại tài khoản trong SEEA, bao gồm:

~ Các tài khoản vật chat và các tài khoản dòng tổng hợp ~ Các tài khoản kinh tế và các giao dịch môi trường

- Các tài khoản tài sản theo đơn vị vật chat và tiền tệ

- Mở rộng hệ thống tài khoản quốc gia SNA để tính đến tổn thất tài

nguyên, các chỉ phí phòng ngừa và suy thối mơi trường

Từ kinh nghiệm quốc tế, do tính phức tạp và các vấn đề của phương pháp đo lường trong SEEA nên không một nước nào trên thế giới đã áp dụng hạch toán quốc gia xanh có thể tính đến hết được tất cả các khía cạnh thất thoát tài

Trang 26

nguyên thiên nhiên và chỉ phí môi trường Đó là vì vẫn còn những lĩnh vực trong

cuốn số tay SEEA này cần được tiếp tục xem xét về phương pháp đo lường Phần lớn các nước này thường chọn chỉ đưa vào một số tài nguyên thiên nhiên

và một số các chỉ phí môi trường

2.2.2 Hạch toán các tài khoản trong hệ thống tài khoản quốc gia

Trong hệ thống tài khoản quốc gia, các tài khoản chủ yếu được hạch toán

dựa theo đẳng thức sau:

* Đẳng thức về nguôn — sử dụng, được thể hiện như sau: O+IM=IC+C+CF+X Trong đó: O: Gid tri sản phẩm vật chất và dịch vụ được sản xuất ra 1M: Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ IC: Tiêu dùng trung gian C: Tiêu dùng cuối cùng CF: Tổng tích lũy tài sản

X: Xuất khâu hàng hóa và dịch vụ

* Đẳng thức về gia tăng đối với một ngành kinh tế, được thể hiện như

sau:

NVA; = O; — II; - CC;

Trong đó:

NVA; Giá trị gia tăng thuần ngành ï

O¿ Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành i sản xuất ra

1l; Chỉ phí trung gian của ngành ¡

CC: Tiêu dùng tài sản có định của ngành ¡

* Đẳng thức về sản phẩm trong nước được thể hiện như sau:

GDP =C+CF+X-IM

Trong đó:

GDP: Tổng sản phẩm trong nước

Trang 27

C: Tiêu dùng cuối cùng

CF: Tổng tích lũy tài sản

X: Xuất khẩu hàng hóa và địch vụ IM: Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

2.2.3 Phương pháp tính GDP xanh trong SEEA

Mô hình SEEA mở rộng và bồ sung các tài khoản nguồn lực tự nhiên theo

luồng và khối với các tài khoản sản xuất và tài sản Bằng việc tính các chỉ phí do suy giảm (cả c mặt trữ lượng và giá trị) các nguồn lực tự nhiên không sản xuất

được do các hoạt động kinh tế gây ra Trong SEEA, các đẳng thức nói trên được

điều chỉnh tương ứng, gắn với chỉ phí do những tổn thất và do sự xuống cấp môi

trường mà các hoạt động kinh tế — xã hội gây ra Theo đó đẳng thức nguồn và sử

dụng được điều chỉnh bằng việc dựa vào đó đại lượng IC — vừa là chỉ phí môi

trường, nhưng đồng thời cũng chính là sự tổn thất và sự xuống cấp môi trường

do hoạt động kinh tế gây ra

Hạch toán gộp môi trường vào các tài khoản kinh tế tương ứng với hệ

thống SEEA được biểu thị như sau:

* Đẳng thức về nguồn — sử dụng được biểu thị như sau:

O+IM=(IC + ECc) + C + (CF - EC,) + X

Trong đó:

O: giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra IM: Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

IC: Tiêu dùng trung gian ECc: Chỉ phí môi trường

C: Tiêu dùng cuối cùng, CF: Tổng tích lũy tài sản

EC: Giá trị tổn thất và xuống cắp tài nguyên môi trường X: Xuất khâu hàng hóa và dịch vụ

Trang 28

* Đẳng thức về giá trị gia tăng (có tính đến yếu tố môi trường) đối với

một ngành kinh tế được thể hiện như sau:

EVA; = O;- Il - CC; - EC¡ = NVA; — EC¡ Trong đó:

EVA¡: Giá trị gia tăng thuần có yếu tố môi trường của ngành ¡ O¡: Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành ¡ sản xuất ra

II; Chỉ phí trung gian của ngành ¡

CC: tiêu dùng tài sản có định của ngành ¡

EC:: Chỉ phí do tổn thất và xuống cấp môi trường của ngành ¡ gây ra

NVA:: Giá trị gia tăng thuần của ngành ¡

* Đẳng thức về sản phẩm trong nước có tính đến yếu tỐ môi trường, được thể hiện như sau:

EDP = EEVA¡ - EC,= NDP - EC =C + CF CC — EC + X—IM

Trong đó:

EDP: Tổng sản phẩm trong nước thuần có yếu tố môi trường hay GDP

xanh

EVA¿: Tổng VÀ thuần có yếu tố môi trường

EC¡¿ Chỉ phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia

đình gây ra

'NDP: Tổng sản phẩm trong nước thuần

EC: Chỉ phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp môi trường

CF: Tích lũy tài sản CC: Tiêu dùng tài sản

Trong SÉEA, các tài khoản liên quan tới môi trường được gắn kết với tài khoản kinh tế như trình bày trong 3 đẳng thức trên Theo đó đã có hai khoản

được bổ sung vào SNA truyền thống dưới dạng hiện vật, đó là:

“Thứ nhất: Sự tiêu hao tài sản môi trường do hoạt động kinh tế gây ra, thể

hiện ở “tiêu dùng vốn tai nguyên thiên nhiên”, bao gồm các loại tải nguyên như

Trang 29

đất nước, rừng Đây là những loại tai sản thường không được thể hiện trong tài

sản kinh tế của SNA

Thứ hai: Những chỉ phí môi trường mà các ngành kinh tế và hộ gia đình đã chỉ trả cho việc sử dụng các tài sản môi trường trong quá trình sản xuất, làm

cho các tài sản đó cạn kiệt, xuống cáp Những khoản chỉ phí này thể hiện ở “chỉ

phí môi trường của ngành kinh tế” và “chỉ phí môi trường của hộ gia đình” Trên

cơ sở hai khoản mục đó, một số chỉ tiêu kinh tế được điều chỉnh lại như: “tổng

tích lũy tài sản (CE)” được chuyển thành “tổng tích lũy tài sản có gắn với môi

trường (ECF)”; “giá trị gia tăng thuần (NVA)” được chuyển thành “giá trị gia tăng thuần có tính tới môi trường (EVA)”; và “tổng sản phẩm trong nước thuần (GDP)? chuyển thành “ tổng sản phẩm trong nước thuần có tính đến môi trường

(GDP xanh)

Xuất phát từ phương pháp hạch toán GDP xanh trong SEEA, phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh được thực hiện theo ba phương pháp:

Phương pháp sản xuất: GDP xanh = Tông giá trị gia tăng thuần có tính

đến yếu tố môi trường của các ngành kinh tế — chỉ phí xử lý ô nhiễm môi trường,

do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra

Phương pháp thu nhập: GDP xanh = Tổng sản phẩm trong nước thuần (NDP) - chi phi bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi

trường,

Phương pháp tiêu dùng: GDP xanh = Tiêu dùng cuối cùng + tích lũy tài

‘én thất, xuống cấp

sản — khẩu hao tài sản — chỉ phí bảo vệ môi trường và gi

tài nguyên môi trường + chênh lệch xuất khẩu và nhập khâu hàng hóa, dịch vụ

2.3 Một số điểm khác biệt giữa hạch toán GDP trong SINA va SEEA

Hạch toán GDP trong SNA chưa thể hiện đầy đủ những chỉ phí liên quan

tới bảo vê môi trường cũng như chưa phản ánh hết sự xuống cấp, suy thoái

nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động kinh tế - đời sống của con người

gây ra Một trong những nhược điểm của hạch toán GDP trong SNA truyền

Trang 30

thống là chưa thể hiện đầy đủ các khoản chỉ phí có liên quan tới bảo vệ mơi trường và suy thối tài nguyên, được thể hiện cụ thể như sau:

- Trong các tài khoản SNA truyền thống không thể hiện riêng biệt các khoản chỉ phí để bảo vệ môi trường hoặc để giảm bớt sự xuống cấp của môi

trường, Ví dụ: Những chỉ phí mà nhà máy phải bỏ ra để mua thiết bị kiểm sốt hoặc sử lý ơ nhiễm, chỉ phí phải bỏ ra để phục hồi lại tài sản đã mắt do thiên tai

gây ra cho đến nay đều được hạch toán gộp chung lại với những khoản chỉ

khác trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hoặc được hạch toán vào tài khoản

thu nhập của quốc gia Chính vì những chỉ phí này không được hạch toán riêng

biệt, cho nên những chủ thể đã gây ra tác động tới môi trường không thấy được mức độ chỉ phí mà họ phải bỏ ra để bù đắp tổn hại cho môi trường Do đó, các

chỉ phí này dường như không tác động tới hành vi thân thiện với môi trường của các nhà sản xuất cũng như của những nhà hoạch định chính sách

- Môi trường cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm, trong đó có

nhiều loại sản phẩm tuy có giá trị nhưng lại không được trao đổi mua bán trên

thị trường hoặc chỉ được mua với giá thấp (ví du: nguồn tải nguyên nước ) do vậy, nhiều trường hợp giá trị của những loại sản phẩm đó không được biểu thị

trong giá sản phẩm (do bỏ qua) hoặc không thể tách riêng biệt từ giá của sản

phẩm được đem bán trên thị trường

~ Trong thực tế môi trường cung cấp nhiều loại dịch vụ cho đời sống con

người (như rừng có tác dụng bảo vệ lưu vực sông, điều hòa khí hậu; hệ sinh thái

Tuy nhiên những loại

có tác dụng lọc chất ô nhiễm trong nước và không khí

dịch vụ này không được tính trong SNA, mà cụ thể là giá trị sản phẩm địch vụ

phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư Một trong những lý do của sự bỏ

qua này là trong nhiều trường hợp, người ta không định giá các sản phẩm và dịch vụ của môi trường bằng giá thị trường

- GDP trong SNA tính cả phần khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị) vào tài khoản khấu hao Trong khi đó phần trữ lượng tài nguyên bị mắt đi do

Trang 31

bị khai thác và do được sử dụng trong quá trình sản xuất lại được tính vào khoản

thu nhập Theo các nhà môi trường, nguồn tài nguyên cũng phải được coi là một

loại

sản Do đó sự suy giảm trữ lượng nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất cũng phải được tính vào tài khoản khấu hao giống như các tài sản cố định

khác

Hạch toán GDP trong SEEA (hay GDP xanh) về cơ bản dựa trên hạch

toán GDP trong SNA, tuy nhiên hạch toán GDP trong SEEA đã trừ phần khấu hao tài sản có định đồng thời có bổ sung thêm những thông tin về tài sản môi

trường dưới dạng hiện vật và giá trị, về quá trình sử dụng tài sản đó vào sản xuất, tiêu dùng của hộ dân cư và xã hội, hay nói một cách khác hạch toán GDP trong SEEA đã thể hiện khá đầy đủ những chỉ phí liên quan tới bảo vệ môi

trường cũng như phản ánh sự xuống cấp, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên

do các hoạt động kinh tế - đời sống của con người gây ra

Tuy nhiên để tính toán đầy đủ bằng giá trị các tài khoản môi trường và

việc ước tính chỉ tiêu GDP xanh không chỉ phụ thuộc vào giá trị của các tài sản

tự nhiên không do sản xuất tạo ra Liên hợp quốc đã giới thiệu ba phương pháp

định giá môi trường trong hệ thống SEEA như sau:

* Định giá nguôn tài nguyên thiên nhiên theo giá thị trường

Phương pháp định giá nguồn tài nguyên theo giá thị trường được sử dụng

để tính mức khấu hao tài nguyên Qua đó có thể tính được những thay đổi về giá trị của nguồn tài nguyên đã được ghỉ trong mục "sự thay đổi về lượng khác”

trong tài khoản tài sản của SNA Sự thay đổi này bao gồm: khấu hao tài nguyên,

sự cạn kiệt nguồn tài nguyên do khai thác và sự xuống cấp chất lượng tài nguyên do ô nhiễm mối trường gây ra (được tính bằng giá thị trường của trữ lượng tài

nguyên đó) Trong SEEA, giá thị trường của khấu hao tài nguyên, sự cạn kiệt và

sự xuống cấp chất lượng tài nguyên được chuyển từ khoản mục “sự thay đổi về

lượng khác” trong tài khoản Tài sản sang tài khoản Sản xuất

Trang 32

Trên thực tế có thể sử dụng giá thị trường để xác định giá trị của nguồn tài

nguyên Trong trường hợp như vậy, có thể áp dụng một số phương pháp tính

như sau:

~ Tính giá trị hiện tại thuần (NPV) của trữ lượng tài nguyên: Bằng (=) gid

thị trường của hàng hóa, dịch vụ (dự kiến) mà nguồn tài nguyên có thể cung cấp, trừ (-) chỉ phí (dự kiến) phải bỏ ra để khai thác nguồn tài nguyên sẽ được phần

thu hồi tịnh, rồi từ đó chuyển thành giá hiện tại bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu

Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này là khó có thể tính giá hiện tại

của trữ lượng tài nguyên nào đó, nếu như tài nguyên này do nhiều ngành kinh tế

khác nhau đồng thời cùng khai thác sử dụng Trong trường hợp như vậy đòi hỏi

phải có thông tỉn về chỉ phí và khai thác tài nguyên của mỗi ngành kinh tế Để

có được thông tin chỉ tiết như vậy là rất phức tạp Hơn nữa việc áp dụng tỷ lệ

chiết khấu là bao nhiêu để tỉnh NPV của trữ lượng nguồn tài nguyên cũng là một vấn đề đang còn tranh cãi Nếu áp dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau thì sẽ cho

kết quả giá trị hiện hành của các tài nguyên khác nhau

- Tính giá tịnh (net price) của tài nguyên: Phương pháp nảy bỏ qua sự

giảm sút giá trị của tài nguyên do bị xuống cấp theo thời gian Đơn giá tịnh của một đơn vị tài nguyên được tính bằng giá thị trường thực tế của nó trừ (-) chỉ phí

khai thác một đơn vị tài nguyên Gía trị của nguồn tài nguyên sau đó được tính

bằng khối lượng của nguồn tài nguyên nhân (x) với đơn giá một đơn vị tài

nguyên

- Xác định tương đối giá trị xuống cấp, cạn kiệt nguồn tài nguyên, được

tính đơn giản bằng hiệu giá trị của trữ lượng tài nguyên (theo cách tính trình bày

ở trên) vào đầu kỳ trừ (-) giá trị trữ lượng tài nguyên vào cuôi kỳ xem xét

* Định giá việc bảo vệ, phục hồi tài sản môi trường

Phương pháp tính giá trị tài nguyên môi trường nêu trên chỉ được áp dụng

đối với những loại tài nguyên có thể tính được giá trị kinh tế của nó Nói cách

Trang 33

khác nó chỉ được áp dụng đối với những loại tài nguyên có thể giao dịch được

trên thị trường (như các loại khoáng sản, một số loại đất đai ) trong khi đó đối với một số loại tài nguyên khác (như nước, không khí, đất hoang ) thì không,

thể áp dụng cách tính trực tiếp giá trị của chúng theo giá thị trường vì những tài

nguyên này ít được đem ra thị trường mua bán Để tính được sự thay đổi về giá

trị của những loại tài nguyên môi trường này, người ta có thể sử dụng cách tính

chỉ phí để duy trì, bảo toàn nguồn tài nguyên thay thế cho cách tính dựa vào giá

thị trường nói trên

Chỉ phí để bảo vệ, phục hồi tài nguyên môi trường là chỉ phí lẽ ra phải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định để tránh sự xuống cấp hay tránh những tác động

tiêu cực có thể xảy ra cho môi trường do hoạt động kinh tế gây ra Giá trị tổn

thất về môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra, nó không chỉ xảy ra trong

hiện tại mà nó còn có khả năng ảnh hưởng đến tương lai Nói cách khác, đây là

tổng thể của những tổn thất về khả năng cung ứng của môi trường do các hoạt động kinh tế hiện tại có thể gây ra (vào thời điểm hiện tại hay trong tương lai) Với cách tiếp cận như vậy thì giá trị kinh tế của những tổn thất môi trường đã

xảy ra trong giai đoạn hiện tại mới chỉ phản ánh một phần các tác động của môi

trường đến đời sống kinh tế — xã hội trong hiện tại mà chưa phản ánh khả năng, ảnh hưởng đến tương lai

Trong trường hợp các hoạt động kinh tế không gây tác động xấu tới chất

lượng môi trường thì chỉ phí bảo toàn chất lượng môi trường được coi như bằng

0 Ví dụ: nguồn nước tự nhiên đủ thỏa mãn nhu cầu của hoạt động kinh tế, sinh hoạt mà không làm xấu đi chất lượng nước

* Định gid dich vụ môi trường theo phương pháp ngẫu nhiên

Định giá dịch vụ môi trường theo phương, pháp ngẫu nhiên liên quan tới

việc đưa ra các tình huống giả định để hỏi một nhóm đối tượng có liên quan xem

họ sẵn sàng chỉ trả bao nhiêu tiền để được hưởng thụ một loại dịch vụ môi

Trang 34

trường nào đó Phương pháp này được thực hiện dưới dạng các cuộc phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan trả lời của họ qua các phiếu hỏi

Trong SEEA, định giá theo phương pháp ngẫu nhiên thường được áp

dụng khi phải xác định giá trị của các dịch vụ môi trường hay mức độ thiệt hại,

tổn thất đối với môi trường Nhìn chung phương pháp ngẫu nhiên rất khó đo

được một cách chính xác giá trị thực của dịch vụ môi trường cũng nhu mức độ

tổn hại (theo giá trị) đối với môi trường Đặc biệt, rất khó có thể đảm bảo độ chính xác của phương pháp khi được sử dụng để xác định giá trị của các tổn hại

môi trường có thể xảy ra trong tương lai

Trên thực tế, việc áp dụng các phương pháp nêu trên để xác định giá trị tài

nguyên và mức độ tổn hại của môi trường do các hoạt động kinh tế — xã hội gây

ra là không hề đơn giản, giá trị các sản phẩm và lao động có thể xác định được

khi đưa ra thị trường và giá trị của chúng được phản ánh qua thị trường Nhưng

còn yếu tố môi trường thì sẽ phản ánh như thế nào? Vì khi nó không đưa vào thị

trường Do vậy theo một số chuyên gia kinh tế đã khuyến nghị nên thay chỉ phí

tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế bằng

chỉ phí của những hoạt động chống ô nhiễm

3 Đề xuất phương pháp tiếp cận xây dựng tài khoản “xanh” ở Việt Nam

3.1 Các tiếp cận đối với việc áp dụng GDP xanh ở Việt Nam

Việc áp dụng GDP xanh với việc gắn kết các tài khoản “xanh” vào các tài

khoản kinh tế quốc gia hiện nay sẽ rất phức tạp và khó khăn Cho đến nay, những nước trên thế giới đã thử nghiệm việc này đều không có ý định đưa tất cả

các khía cạnh của SEEA vào trong đánh giá GDP xanh của họ Phần lớn các

nước này đều áp dụng SEEA theo từng phần nghĩa là chỉ tập trung vào xây dựng các tài khoản xanh được xem là quan trọng nhất đối v

sau đó gắn kết các tài khoản này thành tài khoản kinh tế quốc gia hiện nay Việc

nền kinh tế của họ và

này được thực hiện hàng năm ở một số nước phát triển như Đan Mạch, UC

nhưng ít thường xuyên hơn ở nước khác Đôi với các nước đang phát triển, xây

Trang 35

dựng các tài khoản xanh vẫn được xem là giai đoạn thử nghiệm Hơn nữa, sáng kiến xây dựng các tài khoản xanh và gắn kết chúng vào hệ thống tài khoản quốc

gia hiện hành là tự nguyện chứ không phải là đã được thể chế hóa và cần phải được áp dụng đối với một nước Mặc dù vậy, việc xây dựng các tài khoản xanh theo cách dé dam bảo cấu trúc của các tài khoản thống nhất với thiết lập tài

khoản quốc gia hiện hành sẽ có một ngụ ý chính sách quan trọng đối với các nhà

hoạch định chính sách Việc này cung cấp thông tin hữu ích cho họ để xem xét phương thức tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triển bền vững Nói tóm lại, các ngụ ý chính sách của việc áp dụng GDP “xanh” không chỉ được đưa ra khi GDP đã được điều chỉnh sau khi các khía cạnh tài nguyên và môi trường đã được tính

đến mà còn được đưa ra khi xây dựng các tài khoản xanh - thông tin đầu vào đối với chỉ số GDP xanh Gắn kết các tài khoản “xanh” vào SNA giúp chúng ta thấy được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường hoặc là những ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đối với môi trường và ngược lại những ảnh hưởng của các chính sách bảo vệ môi trường đối với nền kinh tế

Tính linh hoạt của việc áp dụng hạch tốn xanh theo khn khổ SEEA ở

nhiều nước cho thấy rằng Việt Nam có thể áp dụng tương tự mặc dù sẽ có một số thách thức ban đầu Việt Nam đang trong quá trình phát triển chiến lược tăng

trưởng xanh Xây dựng các tài khoản “xanh”cho thấy một cam kết thực tế trong,

việc thực hiện chiến lược này Việc này cũng cung cấp thông tin hữu ích cho các

tổ chức quản lý nhà nước, đặc biệt là các tổ chức có liên quan trong lĩnh vực này

như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài chính để hướng dẫn việc thực

hiện chiến lược này trong tương lai

3.2 Tiêu chí lựa chọn các tài khoản xanh thực hiện ở Việt Nam

biệt là kinh nghiệm của những nước

Dựa vào kinh nghiệm quốc tế, đặ

đang phát triển , việc lựa chọn các tài khoản xanh để phát triển cho Việt Nam

dựa vào các tiêu chí sau:

Trang 36

~ Tập trung vào các tài khoản “xanh” quan trọng đối với nền kinh tế Ví

dụ, đôi với các tài khoản tài nguyên thiên nhiên, các tài khoản quan trọng đối

với nền kinh tế như tài nguyên khoáng sản, nước, rừng, đất có thể được lựa

chọn Tương tự như vậy, liên quan đến môi trường, các tài khoản liên quan đến một vài vấn đề môi trường nổi bật hiện nay như ô nhiễm nước, ô nhiễm không

khí (đặc biệt là khí thải CO;), chất thải rắn cũng có thể được lựa chọn Ngoài ra,

chỉ tiêu cho môi trường cũng nên tách ra khỏi chỉ tiêu khác của hệ thống tài khoản quốc gia để phân tích vai trò và trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình trong bảo vệ môi trường

- Bước đầu tập trung vào các tài khoản mà thông tin đầu vào hoặc là có sẵn hoặc là có thể thu thập được trong tương lại Hệ thống thống kê hiện nay của

Việt Nam có thể cung cấp thông tin đầu vào cơ bản cho một số tài khoản xanh

như tài khoản tài nguyên khoáng sản, tài khoản chỉ tiêu công cho môi trường

mặc dù thông tin có thể phân bổ rải rác và chưa thống nhất Việc lựa chọn các

lệt Nam (đặc

tài khoản “xanh” để phát triển dựa trên nguyên tắc này sẽ giúp Vị

biệt là cơ quan thống kê) một mặt sử dụng được thông tin có sẵn và mặt khác

tích cực xác lập nguồn thông tin đầu vào Đó chính là nhân tố quan trọng nhất

trong việc phát triển thành công các tài khoản “xanh” cho Việt Nam

- Các tài khoản “xanh” được lựa chọn nên được xây dựng ở cả hai dạng để

hiện vật và giá trị Các tài khoản “xanh” cần được xây dựng ở dạng bằng tỉ

gắn kết được với hệ thống tài khoản quốc gia hiện hành Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều nước về việc áp dụng hạch toán xanh cho thấy phân tích các tài khoản xanh về mặt hiện vật trong nhiều trường hợp có thể đưa ra nhiều gợi ý chính

sách có ý nghĩa hon là mặt tiền tệ Tuy nhiên, các tải khoản về mặt hiện vật có thể sử dụng để tính toán hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

4 Một số khó khăn và bắt cập khi tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Để phục vụ tính toán chỉ tiêu GDP xanh cần phải có nguồn số liệu thống,

kê ô nhiễm môi trường và thống kê sử dụng nguồn tải nguyên Nhưng do đặc

Trang 37

tính số liệu thống kê ô nhiêm môi trường và thống kê sử dụng nguồn tài nguyên

mang tính đa ngành, đồng thời công tác thống kê môi trường và thống kê tài

nguyên tại cơ quan tổng cục thống kê cũng như các Bộ, Ngành liên quan còn rất hạn chế cả về phương pháp cũng như thu thập số liệu

- Số liệu chung về

óng kê ô nhiễm môi trường ở Việt Nam về cơ bản là có nhưng không đầy đủ, đồng thời lại không phân tách theo nguồn gây ô nhiễm,

tức là chưa tương thích với cách phân ngành của SNA Nhìn chung, các số liệu

điều tra cơ bản hiện nay đều dựa vào hệ thống quan trắc hiện có và một số kết

quả điều tra nhưng phạm vi thu thập số liệu còn chưa đầy đủ

~ Số liệu chung thống kê tài nguyên của Việt Nam còn hạn chế Hiện tại nguồn số liệu về sử dụng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế

ới chức năng là

nguồn đầu vào của sản xuất, tuy có hạch toán nhưng chưa đầy đủ và chưa được tách riêng trong bảng cân đối tài sản của các đơn vị kinh tế Vì vậy, cơ quan thống kê chưa thể tách bạch được mức độ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên

của các ngành kinh tế tương ứng với hệ thống SNA

Số liệu về chỉ tiêu cho bảo vệ môi trường chưa được tổng hợp đầy đủ ở

Việt Nam Hiện nay chưa có cơ quan có trách nhiệm nào công bố được hàng, năm mức chỉ tiêu cho các hoạt động bảo vệ môi trường Sở dĩ như vậy vì chỉ

tiêu cho hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta chủ yếu là từ nguồn ngân sách

nhà nước và được phân bổ cho rất nhiều Bộ, ngành có chức năng thực hiện các

hoạt động bảo vệ môi trường (như Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công nghiệp; Bộ Thủy sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ) đáng chú ý

phần chỉ ngân sách cho các Bộ, ngành để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi

trường lại không được hạch toán riêng thành một khoản mục trong các báo cáo

thu — chi ngân sách nên rất khó có thể tách bạch được Hơn nữa vai trò của các

su trong công tác bảo vệ môi trường còn

doanh nghiệp và hộ gia đình trong chỉ

rất mờ nhạt, do vậy số liệu nếu thu thập được chỉ là một “ phần kinh phí doanh

nghiệp bỏ ra để xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường” thông qua một cuộc

Trang 38

điều tra doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp, như vậy chưa phản ánh hết

phần kinh phí thực tế phải bỏ ra để thực hiện ô nhiễm mơi trường trong tồn bộ

nên kinh tế

5 Kiến nghị

Để tính được GDP xanh của toàn bộ nền kinh tế cần phải triển khai thực

hiện những nội dung sau:

- Sém xây dựng phương pháp luận gắn kết hạch toán môi trường trong tài

khoản quốc gia trên cơ sở những lý luận đã được các tổ chức quốc tế đưa ra và

vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam

- Cải tiến phương pháp thu thập số liệu để từ đó thống kê được rõ ràng và

mình bạch tổng chỉ phí xử lý ô nhiễm môi trường

- Tang cường hợp tác quốc tế học hỏi kinh nghiệm về phương pháp tính

toán GDP xanh với một số nước đã tiến hành tính toán thử nghiệm như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác

~ Tiến hành điều tra, tính toán và thử nghiệm theo một số chuyên đề liên quan tới vấn đề môi trường trong một số ngành để tiếp tục nghiên cứu hoàn

thiện về mặt phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP xanh, từ lý luận kết hợp với

thực tiễn ở Việt Nam để lựa chon một giải pháp và phương pháp tính cụ thể phù

hợp với thực tế nhằm đảm bảo phương pháp có tính khả thi cao

~ Sau khi hoàn thiện phương pháp luận cho việc hạch toán kinh tế gắn với

môi trường cần thẻ chế hóa việc áp dụng phương pháp hạch tốn này để cơng,

việc hạch toán này trở thành một cơng việc hạch tốn, thống kê chính thức và

bắt buộc trong hệ thống thông tin kinh tế - xã hội ở cấp vĩ mô

- Phải cỏ sự phân công cụ thể việc tổ chức tính và phân tích chỉ tiêu GDP

xanh trong tổng cục Thống kê, nhằm đảm bảo có đủ các dữ liệu cho tính toán và

có đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp tính toán và phân tích chỉ tiêu GDP xanh

Trang 39

KÉT LUẬN

Tinh chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, nó cho phép

đánh giá một cách sát thực hơn về tăng trưởng kinh tế có gắn kết yếu tố môi trường và phản ánh sự tăng trưởng bền vững Gần đây, chính phủ Việt Nam đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triển bền vững hơn bằng hàng loạt các chính sách quy định như Luật bảo vệ môi

trường (2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi 2011 — 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội 2011 — 2015 Hiện nay, chính phủ đang trong quá

trình hình thành chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2030 Một trong những nỗ lực quan trọng trong những văn bản này là thiết

lập hệ thống hạch toán quốc gia xanh ở Việt Nam Như đã quy định trong Quyết

định số 43/2010/QD-TTg ngày 02 tháng 6, 2010 của Thủ Tướng, chính phủ Việt

Nam dự định giới thiệu chỉ tiêu “GDP xanh” trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế ~ xã hội trên toàn quốc từ năm 2014

Trong quá trình nghiên cứu do thời gian có hạn và đề tài về GDP xanh

vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam nên không thể tránh khỏi những thiếu sót

Tác giả đề tài rất mong nhận được sự góp ý kiến của hội đồng nghiệm thu và các

nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 David Begg, Staley Ficher, Rudiger Dornbusch, Kinh té hoc, Nha xuat ban thống kê, Hà Nội 2008 2.N Gregory Mankiw: Nguyên lý kinh tế học tập II, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2003 3 Paul A Samuelson, Wiliam D Nordhalls: Kinh té hoc tap II, Nhà xuất bản tài chính 4 PGS.TS Nguyễn Van Dan, Giáo trình Kinh tế học vĩ mô I, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 201 1 5 PGS.TS Nguyễn Văn Dan, Kinh tế học vĩ mô, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2007

6 ThS Bùi Văn Quyết, Kinh tế môi trường, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2008

7 “ Hach tốn mơi trường trong hệ thống tài khoản quôc gia” 2004; “khả năng và phạm vi hạch toán môi trường ở Việt Nam” 2006

8 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo quốc gia về môi trường năm 2010

9 Trang wed: Vietbao.vn/Xa-hoi/GDP- xanh- de- phat trien www.vietnamplus.vn/xay-dung-gdp-xanh

Vienthongke.vn/mot-vai-suy-nghi-ve-chi-tieu-GDP-xanh

Ngày đăng: 02/06/2016, 01:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN