1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN

19 680 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

Một trong những vấn đề đang được các Doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế khác quan tâm đó chính là Bảo hiểm, đặc biệt là Bảo hiểm tài sản.. Ở Việt Nam, hoả hoạn và các rủi ro đặ

Trang 1

ĐỀ TÀI: SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN

LỜI MỞ ĐẦU:

Những năm gần đây, các vụ hỏa hoạn xảy ra tại Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng khi phạm vi ngày một rộng và tổn thất gây ra cho các chủ sở hữu nhà ở tư nhân hay doanh nghiệp ngày càng lớn ảnh hưởng không nhỏ đến

sự phát triển của từng cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nói chung Một trong những vấn đề đang được các Doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế khác quan tâm đó chính là Bảo hiểm, đặc biệt là Bảo hiểm tài sản

Những thông tin gần đây cho chúng ta thấy rõ mối nguy hại lớn nhất đối với tài sản chính là hỏa hoạn bởi sức tàn phá khủng khiếp mà nó gây ra trên diện rộng Ở Việt Nam, hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng thường xuyên xảy

ra gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, ví dụ như các vụ cháy lớn như: cháy chợ Đồng Xuân, cháy vũ trường Vĩnh Lợi (Tp Hồ Chí Minh), xí nghiệp giày Hiệp Hưng, cháy toà nhà trung tâm thương mại ITC - Tp Hồ Chí Minh, cháy lớn tại chợ Phố Hiến- Hưng Yên, cháy tại khu công nghiệp Quang Minh ( Hà Nội),…gây thiệt hại lớn cả người và của.

Để khắc phục những thiệt hại về hỏa hoạn các công ty, doanh nghiệp…đã đưa ra những biện pháp kinh tế, trong đó phương pháp hữu hiệu nhất chính

là Bảo hiểm hỏa hoạn Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến tầm quan trọng cũng như lợi ích từ loại bảo hiểm này để cùng hiểu sâu hơn chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về đề tài: “ SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN”.

Chương 1: Khái quát chung về Bảo hiểm hỏa hoạn.

Chương 2: Thực trạng của bảo hiểm hỏa hoạn tại Việt Nam những năm 2011 đến 2014.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hỏa hoạn tại Việt Nam.

Chương 1: Khái quát chung về Bảo hiểm hỏa hoạn.

Căn cứ pháp lý

Trang 2

Quyết định 142-TCQĐ ngày 02-5-1991

Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ký ngày 9/12/2000

Nghị định số 130/2006/NĐ-CP

Thông tư 220/2010/TT-BTC

QĐ 212/ TCQĐ- BH 12/4/1993

1 Khái niệm:

- Cháy : là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

- Hỏa hoạn : là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng, gây thiệt hại cho tài sản và những người xung quanh.

- Thiệt hại : là sự mất mát, hủy hoại hay hư hỏng của những tài sản được bảo hiểm tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Tổn thất : là toàn bộ thiệt hại về người và tài sản bị gây ra do các rủi ro được bảo hiểm.

- Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn

hoặc nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu.

- Tổn thất toàn bộ ước tính : là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm.

- Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng

cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, khoảng cách gần nhất đảm bảo tối thiểu 10m nếu khoảng cách giữa các ngôi nhà hoặc nhà kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy ,và 20m đối với các nhà kho ngoài trời bằng vật liệu dễ cháy Việc xác định một đơn vị rủi ro một cách chính xác là cơ

sở xác định mức định mức độ rủi ro cũng như là cơ sở để xác định mức phí.

2 Đối tượng bảo hiểm:

Bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác)

Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:

+ Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai)

Trang 3

+ Máy móc thiết bị phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.

+ Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho

+ Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất + Các loại tài sản khác

3 Giá trị bảo hiểm:

+ Giá trị bảo hiểm nhà cửa vật kiến trúc được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng Có thề dực trên thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu làm cơ sở hoặc xác định mới cho từng phần nền móng, sàn nhà, tường, mái, trang trí nội thất

+ Giá trị bảo hiểm của bất động sản khác: Máy móc thiết bị được xác định trên

cơ sở giá mua mới bao gồm cả chi phí vận chuyển và lắp đặt hoặc tương đương trừ đi khấu hao đã sử dụng

+ Giá trị bảo hiểm của vật tư hàng hóa đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở được xác định bằng giá trị bình quân của các loại hàng hóa có mặt trong thời gian bảo hiểm

4 Số tiền bảo hiểm:

Là số tiền người tham gia bảo hiểm đăng ký với người bảo hiểm trên cơ sở giá trị bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa khi tài sản được bảo hiểm tổn thất toàn bộ Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu nhưng phải được sự chấp nhận của người bảo hiểm, nó có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị bảo hiểm

5 Phí bảo hiểm:

Là khoản tiền mà người tham gia nộp cho công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phí bảo hiểm Tỷ lệ phí tính riêng cho từng loại rủi ro Đối với rủi ro hỏa hoạn việc định phí dựa trên các yếu tố sau: + Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng những tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh

+ Vị trí địa lý của tài sản

+ Độ bền vững của nhà xưởng vật kiến trúc

+ Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm

+ Tính chất của hàng hóa vật tư và cách sắp xếp bảo quản hàng hóa trong kho +Trang thiết bị và đôi ngũ tuần tra phòng chống cháy của người được bảo hiểm

Cách xác định phí BHHH

Trang 4

P = S x R

Trong đó: S: STBH

R: Tỉ lệ phí BH

P: Phí BH

6 Thời hạn bảo hiểm:

Tùy theo yêu cầu của người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm trong một năm hoặc bảo hiểm ngắn hạn Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể đóng phí tiếp và yêu cầu tái tục bảo hiểm Hiệu lực bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm

7 Giám định và bồi thường tổn thất:

khi rủi ro tổn thất xảy ra người được bảo hiểm phải gửi thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường cho người bảo hiểm trong đó có bản kê chi tiết ước tính giá trị tài sản bị tổn thất, làm cơ sở cho công việc giám định Người bảo hiểm có thể yêu cầu người được bảo hiểm cho xem dấu vết của tài sản bị tổn thất bằng ảnh chụp hoặc tại hiện trường cũng như chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình đang sử dụng cho đến trước khi xảy ra rủi ro tai nạn

+ Đối với nhà cửa: cơ sở tính giá trị thiệt hại là chi phí sửa chữa

+ Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác: nếu tổn thất có thể sửa chữa được thì cơ sở tính là chi phí sửa chữa Nếu không sửa chữa hoặc sửa chữa không kinh tế thì cơ sở tính là chi phí mua mới trừ đi giá trị khấu hao nếu bảo hiểm theo giá trị còn lại

+ Đối với thành phẩm: Cơ sở tính là giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý, (nếu giá thành sản xuất cao hơn giá bán thì tính theo giá bán)

+ Đối với hàng hóa dự trữ trong kho và hàng hóa ở các cửa hàng: Cơ sở tính là giá mua(theo hóa đơn mua hàng)

8 Rủi ro được bảo hiểm.

Rủi ro cơ bản - rủi ro A.

- Hỏa hoạn (do cháy nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác) nhưng loại trừ:

+ Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên

+ Thiệt hại gây ra do tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt hoặc chịu tác động của một quá trình sử lý nhiệt

+ Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới hoặc đốt cháy rừng với mục đích làm sạch ruộng đồng, đất đai dù ngẫu nhiên hay không

Trang 5

- Sét đánh: Chỉ bồi thường cho những thiệt hại xảy ra do sét đánh trực tiếp lên

đối tượng bảo hiểm (làm biến dạng hoặc gây hỏa hoạn cho tài sản đó)

- Nổ: Nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt

nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên

Rủi ro phụ- rủi ro B

Là những rủi ro từ bên ngoài, độc lập không nằm trong rủi ro cháy nhưng có thể được lựa chọn để bảo hiểm cùng với bảo hiểm cháy

- Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào tài sản được bảo hiểm gây thiệt hại

- Gây rối, đình công, bãi công, sa thải

- Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nước biển tràn vào do hậu quả của động đất và núi lửa phun

- Giông bão, lũ lụt, mưa đá

- Vỡ hay tràn nước từ các từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đuờng ống dẫn nước

- Hành động ác ý nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng thực hiện hành động trộm cắp

Rủi ro không được bảo hiểm ( rủi ro loại trừ)

+ Những thiệt hại do gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch

+ Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào hoặc bất kỳ tổn thất hay chi phí có liên quan trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến phóng xạ i-on hóa, nhiễm phóng xạ từ nguyên, nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải của nó, nổ hoặc các thuộc tính nguy hểm khác của thiết bị nổ hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó

+ Những tổn thất do hành động cố ý, đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra + Những thiệt hại về hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi, tiền bạc, kim loại quý,

đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, bản vẽ hay tài liệu thiết kế (trừ khi những hạng mục này được xác định cụ thể là chúng được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm này)

+ Những thiệt hại đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện nào hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện chịu tác động trực tiếp do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, dò điện hay bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét)

Trang 6

+ Những thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn (ngoại trừ những thiệt hại đối với tài sản xảy ra do: Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm.)

+ Những thiệt hại mang tính hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm + Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba như đối tượng bảo hiểm bị cháy lan sang các tài sản khác không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm

+ Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn bồi thường

9 Sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm hỏa hoạn.

- Mọi vật xung quanh ta đều dễ cháy, đặc biệt là tài sản, máy móc trang thiết bị

- Cháy hay hoả hoạn có thể xảy ra bất kỳ nơi nào vào bất kỳ thời điểm nào => nguy cơ cháy là rất lớn

- Nền văn minh hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn năng lượng mà các nguồn năng lượng hiện tại đều dễ cháy

- Khi tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ trợ giúp cho người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và cách PCCC

10. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn.

- Quyền của bên mua bảo hiểm

1 Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ để mua bảo hiểm cháy, nổ.

2 Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ.

3 Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và chính xác theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.

4 Thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về những nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhưng không trái với các quy định của pháp luật.

5 Khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường không đúng thời hạn, không chính xác theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.

- Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

1 Tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật

2 Tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của nhà nước.

3 Hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

4 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Trang 7

5 Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về những yếu tố làm thay đổi mức độ rủi ro để điều chỉnh điều kiện và mức phí bảo hiểm.

- Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

1 Thu phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm và phù hợp với biểu phí theo quy định của pháp luật.

2 Từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3 Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

1 Thực hiện bảo hiểm hỏa hoạn theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo hợp đồng bảo hiểm

2 Chi trả bồi thường đầy đủ, nhanh chóng và chính xác theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan.

3 Đóng góp kinh phí để phục vụ cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4 Giải thích đầy đủ cho bên mua bảo hiểm những thông tin liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và của doanh nghiệp bảo hiểm, cung cấp cho bên mua bảo hiểm nội dung biểu phí, quy tắc bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành.

5 Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm.

6 Phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cơ sở mua bảo hiểm thực hiện chế độ bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất đối với

cơ sở được bảo hiểm.

7 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

8 Định kỳ báo cáo với Bộ Tài chính về kết quả kinh doanh bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Chương 2: Thực trạng hỏa hoạn tại Việt Nam những năm

2011 -2014.

I Giới thiệu một số vụ cháy nổ lớn gần đây.

- Cháy lớn tại Nhà máy may Hà Phong ( 6/4/2013)

Trang 8

Vụ cháy đã thiêu rụi hai phân xưởng may (diện tích gần 11.000 m2), 1.500

xe máy, 2.500 máy móc, thiết bị các loại; 100 máy vi tính, máy in, 1,2 triệu sản phẩm hoàn thiện (quần áo các loại), 800.000 mét vải, của Công ty may

Hà Phong Ước tính tổng thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng Toàn bộ hàng hóa do Công ty Hà Phong gia công cho Công ty Crystal Apparel trong nhà xưởng đã tham gia bảo hiểm tài sản tại Bảo hiểm Bảo Việt với tổng số tiền là 600.000 USD

- 11/12/2013, khu chợ Nhật Tân, (đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) đã gặp phải hỏa hoạn Vụ cháy đã khiến nhiều ki ốt hàng hóa bị cháy rụi, ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng

- Khu chợ Phố Hiến mới được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 1/2014 Chợ có hơn 100 ki-ốt chủ yếu bán hàng quần áo, giày dép, đồ nhựa các loại Ước tính thiệt hại hàng hóa sau vụ cháy của các tiểu thương lên tới hơn 50

tỷ đồng

- Cháy Trung tâm thương mại Hải Dương xảy ra ngày 15/9/2013, gây thiệt hại

500 tỷ đồng

- Vụ hỏa hoạn ở Công ty Việt Hà, khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) năm 2014 đã thiêu rụi khoảng 13.000m2 diện tích kho và nhà xưởng, ước tính thiệt hại lên tới 130 tỷ đồng

- Cháy công ty TNHH Hồng Ngọc và Liên Hưng Phát tỉnh Hải Dương

(7.2.2015): hiện nay chưa thống kê được mức thiệt hại.

….

II Tình hình hỏa hoạn tại Việt Nam trong những năm 2011- 2014

Trang 9

Nguồn: báo cáo và thống kê tài chính TTATXH

Tổng số vụ cháy nổ năm 2011 là 1128 vụ với tổng số thiệt hại thống kê là 283.82 tỷ đồng

Trang 10

Tổng số vụ cháy nổ năm 2012 là 1638 vụ và thiệt hại 445,11 tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo và thống kê tài chính TTATXH

Từ biểu đồ so sánh trên chúng ta thấy qua mỗi tháng các vụ hỏa hoạn đều tăng

hơn so với năm 2011 số vụ hỏa hoạn năm 2012 tăng lên khá lớn Cụ thể là đã tăng lên 510 vụ, tương đương với 45,2% so với năm 2011

Ngày đăng: 29/05/2016, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w