PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG, TÍNH TOÁN SƠ BỘ VÀ LẬP PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 01 ĐIỂM SỰ CỐ LÚN TRƯỢT NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRÊN ĐẤT YẾU NÂNG CẤP ĐƯỜNG LƯƠNG ĐỊNH CỦA (ĐOẠN TỪ TRẦN NÃO ĐẾN NGUYỄN THỊ ĐỊNH)
Trang 1MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU CHUNG 2
1.1 Vị trí địa lý 2
1.2 Quy mô – tiêu chuẩn kỹ thuật 3
1.3 Điều kiện tự nhiên 3
1.3.1 Địa hình 3
1.3.2 Địa chất công trình 4
1.4 Điều kiện thủy văn 5
II CƠ SỞ LÝ THUYẾT & KẾT QUẢ TÍNH LÚN 5
2.1 Tiêu chuẩn về độ lún 5
2.1.1 Hệ số an toàn ổn định nền 6
2.2 Phương pháp tính lún 6
2.2.1 Ứng suất do tải trọng nền đường gây ra 6
2.2.2 Tính toán độ lún 7
2.2.3 Độ lún cố kết S c 7
2.2.4 Dự tính độ lún cố kết theo thời gian trong trường hợp thoát nước một phương đứng 7
2.2.5 Tăng sức kháng cắt do cố kết 8
2.3 Thông số tính toán 8
2.3.1 Kết quả tính toán độ lún 9
2.4 Phân tích nguyên nhân gây lún 9
2.4.1 Tác động của đất đắp nền đường 9
2.4.2 Tác động của tải trọng xe 9
2.4.3 Tác động của đất nền bên dưới tải trọng đắp 9
III GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 10
3.1 Đề xuất và lựa chọn phương án 10
3.2.1 Nguyên tắc thiết kế cọc DSMC 12
3.2.2 Phương án thiết kế xử lý nền bằng cọc đất xi măng 13
3.3 Tính toán độ lún nền gia cố cọc đất xi măng 15
3.3.1 Tính toán độ lún S1 15
3.3.2 Tính toán độ lún S2 16
3.3.3 Kết quả tính lún nền gia cố bằng DSMC 16
Trang 2=============================================================== Ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Môn học : Địa kỹ thuật ứng dụng
GVHD :
Học viên :
MSHV :
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Chuyên đề:
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG, TÍNH TOÁN SƠ BỘ VÀ LẬP PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 01 ĐIỂM SỰ CỐ LÚN/ TRƯỢT NỀN ĐƯỜNG ĐẮP TRÊN ĐẤT YẾU
Công trình:
NÂNG CẤP ĐƯỜNG LƯƠNG ĐỊNH CỦA (ĐOẠN TỪ TRẦN NÃO ĐẾN NGUYỄN THỊ ĐỊNH)
Địa điểm: PHƯỜNG AN PHÚ - QUẬN 2 – TP HỒ CHÍ MINH
I GIỚI THIỆU CHUNG
I.1 Vị trí địa lý
Đường Lương Định Của là tuyến giao thông quan trọng trong khu vực Quận 2, là cửa ngõ đi vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm và kết nối hạ tầng giao thông Khu đô thị Thủ Thiêm với mạng lưới giao thông trong vùng và nhằm phục vụ cho sự phát triển của các khu dân cư và một số các dự án khác mà chính phủ đã phê duyệt
Việc nâng cấp mở rộng tuyến đường Lương Định Của nhằm đáp ứng mật độ giao thông ngày càng tăng, nhu cầu kết nối giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật các dự án đang triển khai dọc tuyến và phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Tuyến đường sau khi hoàn thành kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với đại lộ Mai Chí Thọ và Đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và hoàn thiện mạng lưới giao thông của quận 2
Trang 3Hình 1: Sơ đồ vị trí tuyến đường (theo quy hoạch 1/2000 được duyệt)
I.2 Quy mô – tiêu chuẩn kỹ thuật
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường được xác định theo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật quốc gia và theo Thiết kế cơ sở được phê duyệt như sau:
Loại công trình: Đường trong đô thị – Đường chính khu vực
Cấp công trình: Cấp II
Cấp kỹ thuật: 50 km/h
Quy mô mặt cắt ngang: Mặt cắt ngang đường 30m gồm: 4,25m (vỉa hè) + 21,5m (lòng đường) +4,25m (vỉa hè)
Tải trọng trục xe thiết kế: 120 kN
I.3 Điều kiện tự nhiên
I.3.1 Địa hình
Địa hình khu vực: Tuyến đường Lương Định Của (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định) có chiều dài theo dự án được duyệt là 2538,87m (bao gồm cầu Ông Tranh) Đầu tuyến giao với đường Trần Não và cuối tuyến giao với đại lộ Mai Chí Thọ (nút giao An Phú) Khu vực tuyến đi qua có địa hình tương đối bằng phẳng cao độ trung bình khoảng +(0.50÷0.80)m, riêng các vị trí mương rạch có cao độ trung bình khoảng -(0.50 ÷0.80)m Hiện trạng sử dụng đất: Khu vực tuyến dân cư tập trung đông đúc Dọc hai bên tuyến
là các công trình, dự án đang triển khai và nhà cửa dày đặc (nhà lầu, cấp 4 xen kẽ một số nhà tạm) trừ vị trí cống ngang đường đầu tuyến… dừa nước, xen kẽ một số nhà tạm, nhà cấp 4 Khu vực tuyến là phần đất trống có dừa nước và cỏ dại dày đặc, hầu hết đã được giải toả đền bù
Trang 4Hiện trạng các giao cắt trên tuyến: Theo hiện trạng và theo quy hoạch được duyệt thì tuyến sẽ giao cắt với các đường ngang theo dạng ngã ba, ngã tư với hình thức giao đồng mức
I.3.2 Địa chất công trình
Toàn tuyến có 16 lỗ khoan khảo sát địa chất (gồm 07 lỗ khoan bước DAĐT và 09 lỗ
khoan bước BVTC) Khoan khảo sát địa chất dọc tuyến thuộc Gói thầu 01 gồm 10 lỗ khoan, từ số liệu thu được cho thấy sự phân chia địa tầng khu vực từ trên xuống dưới gồm các lớp sau đây:
Lớp 1: (Đất đắp) trong phần đường là nhựa đường, đá nền và cát san lấp, bên ngoài
lòng đường là cát pha, sét pha lẫn dăm sạn màu xám đen Lớp này xuất hiện tại tất cả các
hố khoan khảo sát Bề dày lớp thay đổi từ 1.4m đến 2.0m
Lớp 2: Bùn sét (sét tính dẻo cao, trạng thái chảy) Đây là lớp đất yếu, không có khả
năng chịu tải trọng công trình, tính nén lún cao Lớp này xuất hiện trên toàn tuyến khảo sát, bề dày lớp tại đường Trần Não lớn (12.5m) Tuy nhiên đến cuối tuyến bề dày lớp xuất hiện mỏng (3.8m) Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý cho các đặc trưng sau:
01 Dung trọng tự nhiên w = 1.52 g/cm3
03 Hệ số rỗng e0 = 1.92
04 Góc ma sát trong = 454’
Lớp 3: Sét pha, sét lẫn cát (sét dẻo thấp) màu nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo
mềm Đây là lớp đất có tính nén lún lớn Lớp này xuất hiện dạng thấu kính, bên dưới lớp
2, bên trong lớp 4 và lớp 6 Các hố khoan khảo sát xuất hiện lớp này gồm: hố khoan LĐC3 (K0+170); HKC (K0+340); LĐC5 (K1+050); LĐC7 (K1+920); LĐC8 (K2+480):
01 Dung trọng tự nhiên w = 1.82 g/cm3
04 Góc ma sát trong = 1420’
Lớp 4: Sét tính dẻo thấp trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng Lớp này xuất hiện tại tất
cả các hố khoan khảo sát trong giai đoạn này Chiều sâu khảo sát chưa khảo sát hết bề dày lớp Đây là lớp đất có chỉ tiêu cơ học cao, khả năng chịu được những công trình có tải trọng nhỏ Lớp này thường xuất hiện bên dưới lớp 2:
01 Dung trọng tự nhiên w = 1.89 g/cm3
04 Góc ma sát trong = 1507’
Lớp 5: Cát trung pha bụi sét, trạng thái dẻo, kết cấu xốp (rời rạc) đến chặt vừa Lớp
này chỉ xuất hiện tại hố khoan HKC bên dưới lớp 4 và LĐC7 bên dưới lớp 2 Chiều sâu khảo sát chưa khảo sát hết bề dày lớp Đây là lớp có chỉ tiêu cơ học trung bình:
01 Dung trọng tự nhiên w = 1.92 g/cm3
04 Góc ma sát trong = 2504’
Lớp 6: Cát trung pha bụi sét, trạng thái dẻo, kết cấu chặt đến rất chặt Lớp này chỉ
xuất hiện tại hố khoan HKC xen kẹp giữa lớp 5 và lớp 3 Chiều sâu khảo sát chưa khảo sát
Trang 5hết bề dày lớp Đây là lớp có chỉ tiêu cơ học cao Khoan đến chiều sâu 20m vẫn chưa qua hết lớp này Kết quả thí nghiệm cơ lý cho các đặc trưng chủ yếu sau:
01 Dung trọng tự nhiên w = 2.01 g/cm3
04 Góc ma sát trong = 3258’
Theo số liệu khảo sát về địa chất khu vực tuyến nêu trên cho thấy tuyến đi qua vùng
có địa chất khá yếu Như vậy đối với nền hiện hữu, qua thời gian khai thác nền đường đã
ổn định nên tính toán kết cấu áo đường dựa trên cơ sở Môđuyn đàn hồi nền đường hiện hữu Eo=700Kg/cm2 70MPa Đối với phần đường xây dựng mới thì cần có giải pháp xử
lý nền đất yếu khi xây dựng kết cấu mặt đường cấp cao
I.4 Điều kiện thủy văn
Theo thống kê số liệu thủy văn trạm Phú An - sông Sài Gòn, số liệu thủy văn khu vực tuyến như sau:
Mực nước cao Hmax (1%) = +1,76m
Mực nước cao Hmax (5%) = +1,64m
Mực nước thấp Hmin (TN) = -2,74m
Theo số liệu điều tra dọc tuyến số liệu thủy văn khu vực tuyến như sau:
Mực nước cao nhất Hmax(CN) = +1,49m
Mực nước thấp Hmin(TN) = -2,35m
II CƠ SỞ LÝ THUYẾT & KẾT QUẢ TÍNH LÚN
Các điều kiện địa chất tại khu vực dự án cho thấy rằng lớp đất dưới bề mặt tại khu vực
dự án có các lớp sét yếu với độ dày thay đổi từ 6m đến 12m Khi xây dựng tuyến đường trên lớp đất yếu, tải trọng của đường đắp trên sẽ gây ra độ lún lớn và gây mất ổn định nền
Vì vậy sẽ phải tính toán, dự báo độ lún tổng cộng và kiểm tra độ ổn định của nền đường đắp, từ đó đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu phù hợp nhằm đem lại hiệu quả đầu tư
Để đảm bảo sự an toàn cho các tuyến đường trong Dự án, các biện pháp xử lý đất yếu như DSMC, PVDV và PS được đề xuất Trong bài tiểu luận này sẽ trình bày các tiêu chí thiết kế và giải pháp thiết kế xử lý đất yếu
I.5 Tiêu chuẩn về độ lún
Theo điều 1.3.5 tiêu chuẩn ngành 22TCN-211-06 sau khi thi công xong kết cấu áo đường, độ lún cố kết trong thời hạn thiết kế 15 năm, đối với đường cấp 2 trở lên thì độ lún
cố kết cho phép còn lại trong 15 năm là: đoạn gần mố cầu <10cm; đoạn chỗ có cống
<20cm; đoạn nền đắp bình thường <30cm
Theo điều II.2.3 tiêu chuẩn ngành 22TCN 262-2000, độ lún cố kết còn lại tại trục tim của nền đường đối với đường cấp 60 trở xuống: đoạn gần mố cầu <20cm; đoạn chỗ có cống <30cm; đoạn nền đắp bình thường <40cm
Tham khảo hướng dẫn xử lý đất yếu của Hiệp hội đường Nhật Bản (2012), thì độ lún còn lại cho phép tại tim đường đắp nằm trong khoảng 10cm~30cm trong vòng 3 năm sau khi hoàn tất thi công kết cấu áo đường Cần lưu ý rằng độ lún còn lại quá lớn sau khi thi
đó, để hoạt động giao thông được êm thuận và giảm tác động đối với các kết cấu xung quanh khu vực nền đắp, hướng dẫn khuyến nghị giảm tổng độ lún do nền đường gây ra
bằng các sử dụng các phương pháp xử lý trong khi thi công Hình 2 trình bày sơ đồ về
mối quan hệ giữa thời gian và độ lún
Trang 6Hình 2: Độ lún trong một khoảng thời gian nhất định sau khi thi công xong kết cấu áo
đường và độ lún còn lại trong một khoảng thời gian nhất định
I.5.1 Hệ số an toàn ổn định nền
Hệ số an toàn tối thiểu cho phân tích độ ổn định của mái dốc dưới đây được chọn theo tiêu chuẩn Việt Nam (22 TCN 262-2000)
I.6 Phương pháp tính lún
I.6.1 Ứng suất do tải trọng nền đường gây ra
Ứng suất thẳng đứng do tải trọng nền đường đắp gây ra được tính toán theo công thức Osterberg như sau:
I.6.2 Tính toán độ lún
Lún nền đường là chuyển vị theo phương đứng dưới tác dụng của ứng suất pháp tuyến
Tổng độ lún S t của nền đường trên đất yếu bao gồm ba thành phần như Biểu thức (1): độ
lún tức thời S i ; độ lún cố kết S c ; độ lún từ biến S s
Trang 7i c s
Lún tức thời của nền thường xảy ra nhanh, ngay sau khi công trình được đặt tải, độ lún có giá trị nhỏ, và không làm ảnh hưởng tới độ lún của nền đường trong quá trình khai thác
Lún cố kết là kết quả của sự giảm hệ số rỗng trong đất sét bão hòa do nước thoát ra,
và áp lực tải trọng ngoài được truyền từ từ lên kết cấu hạt Độ lún cố kết diễn ra chậm phụ thuộc vào thời gian do hệ số thấm thấp Lún cố kết có thể xảy ra hàng chục tới hàng trăm năm
Lún từ biến là sự giảm hệ số rỗng trong đất khi áp lực nước lỗ rỗng đã tiêu tán hết dưới một ứng suất không đổi,xảy ra sau khi lún cố kết kết thúc Độ lún từ biến không làm ảnh hưởng tới độ lún của nền đường trong quá trình khai thác vì độ lún dư của nền đường dưới mặt đường mềm được tính trong 15 năm rất nhỏ so với thời gian độ lún cố kết kết thúc
Độ lún được tính theo phương pháp phân tầng lấy tổng, chiều sâu ảnh hưởng lún được tính đến độ sâu mà tại đó P = 0,15P0 (P: ứng suất do tải trọng nền đắp, P0: Ứng suất bản thân nền đắp)
I.6.3 Độ lún cố kết S c
Độ lún cố kết S c của nền đất yếu được tính toán dựa trên kết quả thí nghiệm nén lún cố kết một chiều (Oedometer) Công thức tính lún tùy thuộc vào lịch sử của đất được xác
định thông qua tỉ số cố kết trước OCR (OCR = σ p /σ’σ’ v0) như Biểu thức (2) và (3):
+ Cho trường hợp đất cố kết trước, OCR>1:
'
0 0 0
'
p v
(2)
+ Cho trường hợp đất cố kết thường (OCR = 1) hoặc chưa cố kết (OCR <1)
'
0 0
' 0
log 1
v
p
H
e
Trong đó: H 0 là chiều dày ban đầu của lớp đất yếu có tính nén lún lớn; e 0 : hệ số rỗng
ban đầu của lớp đất; C c : chỉ số nén lún; C r : chỉ số nén lại; '
vo
: ứng suất đứng có hiệu ban đầu ở điểm giữa của lớp đất xét đến;'p: ứng suất cố kết trước có hiệu ở điểm giữa lớp đất đang xét; '
: áp lực đứng có hiệu thêm vào do gia tải
I.6.4 Dự tính độ lún cố kết theo thời gian trong trường hợp thoát nước một phương
đứng
Việc xác định độ lún cố kết theo thời gian đối với công trình nền đường đắp trên nền đất yếu để: (i) xác định độ lún cố kết của nền đường đắp theo thời gian từ khi đưa công trình vào sử dụng; (ii) xác định độ lún cố kết còn lại từ thời điểm hiện tại đến năm thứ 15 của quá trình khai thác
Độ lún cố kết theo thời gian S t được xác định theo lý thuyết của Terzaghi như sau:
Trong đó: U là độ cố kết của nền đường Độ cố kết chính là % mà nước thoát ra tương
ứng với một cấp tải trọng
Độ cố kết U phụ thuộc vào nhân tố thời gian T v được tính theo (Biểu thức 5 và 6): Nếu U = 0 – 60%:
2
4
v v
T U
Trang 8Nếu U > 60%:
1,781
0,933
v
T v
Xác định nhân tố thời gian Tv như sau:
2
tb v v
C
H
Trong đó: tb
v
C : là hệ số cố kết trung bình theo phương đứng của các lớp đất yếu trong
phạm vi chiều sâu chịu lún Z a được xác định theo biểu thức:
2 2
v
i vi
Z C
h C
Trong đó: h i : là bề dày các lớp đất yếu nằm trong phạm vi Z a (Z a = ∑hi) có hệ số cố kết khác nhau; C vi : xác định thông qua thí nghiệm nén lún không nở hông đối với các mẫu
nguyên dạng đại diện cho lớp đất yếu i tương ứng với áp lực trung bình (σiv0+Δσiz)/2 mà
lớp đất yếu i phải chịu trong quá trình cố kết; H : là chiều sâu thoát nước cố kết theo phương thẳng đứng, nếu chỉ có một mặt thoát nước phía trên thì H = Z a còn nếu hai mặt
thoát nước cả trên và dưới thì H=1/2Z a
I.6.5 Tăng sức kháng cắt do cố kết
I.7 Thông số tính toán
Căn cứ điều kiện địa chất công trình, quy mô mặt cắt ngang và chiều cao nền đắp để lựa chọn các mặt cắt tính toán đại diện cho từng đoạn nền đường
Vật liệu đắp nền đường: Nền đường được đắp bằng cát, đầm chặt K95, g=1.85T/m3, phi = 300
Trang 9Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý các lớp đất dùng cho tính toán:
Tên
lớp
Loại
đất
Chiều dày
Dung trọng
Lực dính
Góc ma sát
Chỉ số nén
Chỉ số nở
Hệ số rỗng
Hệ số cố kết
Ứng suất tiền cố kết
I.7.1 Kết quả tính toán độ lún
Chiều cao nền đắp trung bình tính từ mặt đất tự nhiên khoảng 0.8~1.2m, đoạn qua ao mương hiện hữu có chiều cao đắp khoảng 2.0m Theo kết quả dự tính lún nền đường đắp cho thấy độ lún theo thời gian của nền đường như sau:
Kết quả dự báo lún nền đường – Tải trọng tính lún không xét đến hoạt tải
độ lún
Độ lún tức thời
Độ lún cố kết
Độ lún sau
15 năm
Độ lún còn lại
Đắp phần đường hiện hữu (tb: 0.8m)
( Hđắp tt : 0,97m )
Đắp phần đường mở rộng (tb: 1.2m)
( Hđắp tt : 2,08m )
Đắp qua ao, mương (tb: 2.0m)
( Hđắp tt : 3.74m )
Kết quả dự báo lún nền đường – Tải trọng tính lún có xét đến hoạt tải
độ lún
Độ lún tức
Độ lún sau 15 năm
Độ lún còn lại
Đắp phần đường hiện hữu (tb: 0.8m)
( Hđắp tt : 1,50m )
Đắp phần đường mở rộng (tb: 1.2m)
( Hđắp tt : 2.95m )
Đắp qua ao, mương (tb: 2.0m)
( Hđắp tt : 4.35m )
(Chi tiết xem phụ lục tính lún đính kèm)
I.8 Phân tích nguyên nhân gây lún
I.8.1 Tác động của đất đắp nền đường
Đất đắp nền đường là cát có độ chặt K98 nên ảnh hưởng độ lún bản thân không đáng
kể so với lún nền đất bên dưới Có hai nguyên nhân do đất đắp ảnh hưởng đến độ lún của đường: (1) đặc tính của đất đắp như: độ chặt, loại vật liệu đắp (ảnh hưởng đến độ lún bản thân lớp đất đắp); (2) chiều cao của đất đắp (ảnh hưởng đến tải trọng tác dụng trên nền tự nhiên)
I.8.2 Tác động của tải trọng xe
Theo Bảng 2, cấp kỹ thuật của đường thiết kế với vận tốc V=40 km/h tương ứng với 11 m/s Xét trên chiều dài lốp xe tác dụng lên mặt đường (0,4m theo phương dọc) thì thời gian đặt tải là 0,05s Thời gian tải trọng xe tác dụng lên mặt đường rất nhỏ, không ảnh hưởng đến áp lực gây lún Ngoài ra, theo 22TCN 262-2000 “Quy trình khảo sát thiết kế
Trang 10nền đường ô tô đắp trên đất yếu” khi tính toán Sc chỉ có tải trọng nền đắp thiết kế bao gồm
cả phần đắp phản áp (nếu có) mà không xét đến tải trọng xe cộ Vậy tác động của tải trọng
xe không là nguyên nhân gây lún đường
I.8.3 Tác động của đất nền bên dưới tải trọng đắp
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng lún đường đang trong quá trình khai thác là do lún cố kết đất yếu nền đường bên dưới tải trọng đắp Đất có các chỉ tiêu cơ lý như đất ở trạng thái chảy đến dẻo chảy; hệ số rỗng e>1 là loại đất yếu, có tính biến dạng lớn (theo 22TCN 262-2000) Dưới tác dụng của tải trọng đắp, đất nền sẽ bị lún theo thời gian Theo
số liệu địa chất khảo sát, dọc tuyến có lớp đất yếu dày 5~12m, ở trạng thái dẻo mềm, e<1, B< 0,75 Độ lún cố kết của một số đoạn có chiều cao đắp nhỏ vẫn không đảm bảo tiêu chí
độ lún còn lại cho phép sau 15 năm < 0,2m theo Quyết định 3095/QĐ-BGTVT “Quy định tạm thời về các giải pháp kỹ thuật công nghệ đối với đoạn chuyển tiếp giữa đường và cầu (cống) trên đường ô tô”
III GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
I.9 Đề xuất và lựa chọn phương án
Với kết quả tính toán độ lún cố kết của nền đắp trong 15 năm như trên, ta thấy độ lún nền đường đang xét nằm trong giới hạn độ lún cho phép theo tiêu chuẩn 22TCN-211-06, trừ trường hợp nền đắp qua ao mương; xét theo điều II.2.3 tiêu chuẩn ngành 22TCN
262-2000 thì độ lún còn lại của nền đường mở rộng đều không thỏa yêu cầu cho phép về độ dư lún còn lại Ngoài ra, theo kết quả dự báo lún thì độ dư lún chênh lệch khá lớn với những
vị trí khác nhau trên mặt cắt ngang đường, và độ lún còn lại quá lớn sau khi đưa đường vào sử dụng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng trên tuyến và hiệu quả khai thác tuyến Mặt khác, khi xét đến ảnh hưởng của hoạt tải thì độ dư lún còn lại rất lớn; để đảm bảo độ ổn định của nền đắp và độ bền vững của các công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến, Học viên xin đề xuất các giải pháp xử lý nền như sau:
TT Phương
pháp
Phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải thông thường (PVD)
Phương pháp gia
cố bấc thấm kết hợp bơm hút chân không (PVDV)
Phương pháp giếng cát kết hợp gia tải thông thường (SVD)
Phương pháp gia cố bằng cừ tràm
Phương pháp cọc đất gia cố xi măng (DSMC)
thảo
phương
pháp
- Xây dựng hệ thống thoát nước đứng bằng cách lắp đặt đường ống thoát nước nhân tạo, kết hợp đắp đất gia tải trước, đẩy nhanh quá trình cố kết đất.
- Xây dựng hệ thống thoát nước đứng bằng cách lắp đặt đường ống thoát nước nhân tạo, kết hợp bơm hút chân không, đẩy nhanh quá trình cố kết đất.
- Xây dựng hệ thống thoát nước đứng bằng cách thi công cọc cát đường kính 40cm, kết hợp đắp đất gia tải trước, đẩy nhanh quá trình cố kết đất.
- Tăng độ chặt của đất nền bằng cách đóng cừ tràm xuống nền đất yếu.
- Dùng máy khoan chuyên dụng khoan
và phụt vữa xi măng trộn với đất nền Sau phản ứng thủy hóa giữa xi măng và đất sẽ hình thành cột xi măng đất.
quả
thoát
nước
- Đất nén chặt lại nhờ sự thoát nước
và cố kết.
- Dưới tải trọng đất đắp, nước trong lỗ rỗng sẽ thoát lên, đất cố kết chặt lại.
- Đất nén chặt lại nhờ sự thoát nước
và cố kết.
- Nhờ tải trọng đắp
và lực hút chân không, nước trong
lỗ rỗng sẽ thoát lên, đất cố kết chặt lại.
- Đất nén chặt lại nhờ sự thoát nước
và cố kết.
- Cơ chế thoát nước như PVD nhưng khả năng thoát nước giảm lớn bởi sức cản thủy lực của dòng
- Đất nền sau khi đóng cừ
sẽ chặt lại, cường độ tăng, tính nén lún giảm, đồng thời làm giảm chiều dày lớp đất
- Đất nền sau gia
cố có cường độ cao, giảm lún Từ
đó, tải trọng bên trên được truyền xuống lớp đất cứng bên dưới thông qua
hệ cọc Ở độ sâu lớn, phương pháp này rất hiệu quả