1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO LẬP TRÌNH NHÚNG : Tìm hiểu chuẩn giao tiếp cổng nối tiếp RS232

19 791 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 640 KB

Nội dung

MỤC LỤC Chương I. Chương I. MỞ ĐẦU 2 1. Tên đề tài 3 2. Lý do chọn đề tài 3 3. Mục đích – Mục tiêu 3 Chương II. NỘI DUNG 4 1. Tổng quan về chuẩn nối tiếp 5 1.1 Giới thiệu 5 1.2 Một số chuẩn nối tiếp 5 2. Giới thiệu chuẩn nối tiếp RS232 6 2.1 Chuẩn nối tiếp RS232 6 2.2 Đánh giá 6 2.3 Những đặc điểm cần lưu ý 7 2.4 Các mức điện áp đường truyền 7 2.5 Sơ đồ chân công kết nối 8 2.6 Dạng tín hiệu truyền mô tả như sau: 10 Bit chẵn lẻ hay Parity bit. 10 2.7 Truyền thông giữa hai nút 11 2.8 Sơ đồ ghép nối RS232 12 Chương III. KẾT LUẬN 14 1. Kết quả đạt được 15 Tài liệu tham khảo 16

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO LẬP TRÌNH NHÚNG

Đề tài: Tìm hiểu chuẩn giao tiếp cổng nối tiếp

RS-232

Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Hà

Sinh viên thực hiện: Trần Thế Trung

Trần Sỹ Quân Nguyễ Vũ Hiệp

Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I

Chương I MỞ ĐẦU 2

1 Tên đề tài 3

2 Lý do chọn đề tài 3

3 Mục đích – Mục tiêu 3

Chương II NỘI DUNG 4 1 Tổng quan về chuẩn nối tiếp 5

1.1 Giới thiệu 5

1.2 Một số chuẩn nối tiếp 5

2 Giới thiệu chuẩn nối tiếp RS-232 6

2.1 Chuẩn nối tiếp RS-232 6

2.2 Đánh giá 6

2.3 Những đặc điểm cần lưu ý 7

2.4 Các mức điện áp đường truyền 7

2.5 Sơ đồ chân công kết nối 8

2.6 Dạng tín hiệu truyền mô tả như sau: 10

Bit chẵn lẻ hay Parity bit 10

2.7 Truyền thông giữa hai nút 11

2.8 Sơ đồ ghép nối RS232 12

Chương III KẾT LUẬN 14 1 Kết quả đạt được 15 Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

Chương I MỞ ĐẦU

Nội dung chính:

- Tên đề tài

- Lý do chọn đề tài

- Mục đích – mục tiêu

Trang 4

1 Tên đề tài

Tìm hiểu chuẩn giao tiếp cổng nối tiếp RS-232

2 Lý do chọn đề tài

Ngày nay các thiết bị đo lường, điều khiển đều phải giao tiếp với máy tính để quan sát thông số và chế độ hoạt động của thiết bị như thế nào? Chuẩn giao tiếp được coi là đơn giản và dễ dùng đó là RS232 Hầu như các thiết bị đều được giao tiếp với máy tính thông qua chuẩn này

Chính vì thế qua đề tài này chúng em xin nói về cơ bản chuẩn giao tiếp RS232: Tổng quan chung về RS232, Sơ đồ ghép nối, Giao diện phần mềm

3 Mục đích – Mục tiêu

- Nắm bắt được khái niệm tính năng của chuẩn giao tiếp

- Đánh giá được ưu nhược điểm

- Tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của chuẩn giao tiếp RS-232

Trang 5

Chương II NỘI DUNG

Nội dung chính:

- Tổng quan về chuẩn nối tiếp

- Giới thiệu về chuẩn nối tiếp RS-232

Trang 6

1 Tổng quan về chuẩn nối tiếp

1.1 Giới thiệu

Cổng nối tiếp (Serial port) là một cổng thông dụng trong các máy tính trong các máy tính truyền thống dùng kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính như: bàn phím, chuột điều khiển, modem, máy quét Cổng nối tiếp còn có tên gọi khác như: Cổng COM, communication

Mặc dù khái niệm cổng nối tiếp có thể được hiểu theo một nghĩa khác: Các cổng hoạt động theo nguyên lý "nối tiếp", nhưng bài này chỉ nói đến các loại cổng nối tiếp được hiểu như COM, RS-232 mà không phải nói đến một nghĩa rộng hơn nó Ngày nay, do tốc độ truyền dữ liệu chậm hơn so với các cổng mới ra đời nên các cổng nối tiếp đang dần bị loại bỏ trong các chuẩn máy tính hiện nay, chúng được thay thế bằng các cổng có tốc độ nhanh hơn như: USB, FireWire

Cổng nối tiếp thường được tích hợp sẵn trên các máy tính cá nhân từ giữa năm

1990 trong các hệ thống máy tính cá nhân sử dụng CPU thế hệ thứ tư (486) Chúng thường được tích hợp sẵn trên các bo mạch chủ để thuận tiện hơn mà không cần sử dụng các bo mạch riêng cho chúng

1.2 Một số chuẩn nối tiếp

a Cổng song song

Cổng song song là một cổng thường được dùng kết nối máy in vào máy tính trong thời gian trước đây Tuy nhiên chúng còn được sử dụng kết nối đến nhiều thiết bị khác với một tốc độ cao hơn so với cổng nối tiếp

b USB

USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy

tính USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy mà với tính năng cắm nóngthiết bị (nối và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống)

c IEEE 1394

IEEE 1394 là một chuẩn giao tiếp với băng thông cao do IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) công bố vào cuối năm 1995 (theo thứ tự công bố chuẩn thứ 1394 như một sự tình cờ hoặc là lý do để chuẩn này được đặt tên như vậy)

Trang 7

2 Giới thiệu chuẩn nối tiếp RS-232

2.1 Chuẩn nối tiếp RS-232

Chuẩn RS-232 (RS: Recommended Standard) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1964 bới Hiệp hội Kỹ thuật điện tử EIA

Ngày nay các thiết bị đo lường, điều khiển đều phải giao tiếp với máy tính để quan sát thông số và chế độ hoạt động của thiết bị Chuẩn giao tiếp được coi là đơn giản và dễ dùng đó là RS232 Hầu như các thiết bị đều được giao tiếp với máy tính thông qua chuẩn này Nó là một chuẩn giao tiếp nối tiếp dùng định dạng không đồng bộ, kết nối nhiều nhất là hai thiết bị Các máy tính thường có 1 hoặc 2 cổng nối tiếp theo chuẩn RS232 được gọi là cổng Com Chúng được dùng ghép nối cho chuột, modem, thiết bị đo lường

Chiều dài kết nối lớn nhất cho phép để đảm bảo dữ liệu là 12.5 đến 25.4m (trong thực tế chiều dài kết nối càng ngắn càng tốt), chuẩn tốc độ công nghiệp

là 19,2 kb/s và một chuẩn hay sử dụng là 2,4kb/s, 9,6kb/s, 115,2kb/s Ý nghĩa của chuẩn truyền thông nối tiếp nghĩa là trong một thời điểm chỉ có một bit được gửi đi dọc theo đường truyền

Có 2 phiên bản RS232 được lưu hành trong thời gian tương đối dài là RS232B

và RS232C Nhưng cho đến nay thì phiên bản RS232B cũ thì ít được dùng còn RS232C hiện vẫn được dùng và tồn tại thường được gọi là tên ngẵn gọn là chuẩn RS232

Trên main máy tính có loại 9 chân hoặc lại 25 chân tùy vào đời máy và main của máy tính Việc thiết kế giao tiếp với cổng RS232 cũng tương đối dễ dàng, đặc biệt khi chọn chế độ hoạt động là không đồng bộ và tốc độ truyền dữ liệu thấp

2.2 Đánh giá

Ưu điểm:

- Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao

- Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp điện

- Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua công nối tiếp

Nhược điểm:

- Có chiều dài đảm bảo dữ liệu giới hạn, nếu quá giới hạn dữ liệu có thể bị nhiễu hoặc bị tiêu hao

Trang 8

-2.3 Những đặc điểm cần lưu ý

- Trong chuẩn RS232 có mức giới hạn trên và dưới (logic 0 và 1) là +-12V

- Hiện nay đang được cố định trở kháng tải trong phạm vi từ

3000 ôm - 7000 ôm

- Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V đến -12V, mức logic 0 từ +-3V đến 12V

- Tốc độ truyền nhận dữ liệu cực đại là 100kbps ( ngày nay có thể lớn hơn)

- Các lối vào phải có điện dung nhỏ hơn 2500pF

- Trở kháng tải phải lớn hơn 3000 ôm nhưng phải nhỏ hơn 7000 ôm

- Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp RS232 không vượt qua 15m nếu chúng ta không sử model

- Các giá trị tốc độ truyền dữ liệu chuẩn :

50,75,110,750,300,600,1200,2400,4800,9600,19200,28800,38400 56600,1

15200 bps

2.4 Các mức điện áp đường truyền

Mức điện áp của tiêu chuẩn RS232( chuẩn thường được dùng bây giờ) được mô tả như sau:

Mức logic 0: +3V, +12V (SPACE)

Mức logic 1: -12V, -3V (MARK)

Các mức điện áp trong phạm vi từ -3V đến 3V là trạng thái chuyển tuyến Chính vì

từ -3V tới 3V là phạm vi không được định nghĩa, trong trường hợp thay đổi giá trị logic từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, một tín hiệu phải vượt qua quãng quá

độ trong một thời gian ngắn hợp lý Điều này dẫn tới việc phải hạn chế về điện dung của các thiết bị tham gia và của cả đường truyền Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài của dây dẫn.Đa số các hệ thống hiện nay chỉ hỗ trợ với tốc độ 19,2kbit/s

Trang 9

2.5 Sơ đồ chân công kết nối

Các máy tính thường có một hoặc hai cổng nối tiếp theo chuẩn RS232 được gọi là cổng COM Chúng được dùng để ghép nối cho chuột, modem, thiết bị đo lường…Trên main máy tính có loại 9 chân hoặc loại 25 chân tùy vào đời máy và main của máy tính

Cổng COM có hai dạng: đầu nối DB25 (25 chân) và đầu nối DB9 (9 chân) mô tả như:

hiệu

Hướng

2 3 TxD DTE -> DCE Transmitted data: dữ liệu truyền

3 2 RxD DCE -> DTE Received data: dữ liệu nhận

4 7 RTS DTE -> DCE Request to send: DTE yêu cầu truyền dữ liệu

5 8 CTS DCE -> DTE Clear to send: DCE sẵn sàng nhận dữ liệu

6 6 DSR DCE -> DTE Data set ready: DCE sẵn sàng làm việc

8 1 DCD DCE->DTE Data carier detect: DCE phát hiện sóng mang dữ

liệu

20 4 DTR DTE->DCE Data terminal ready: DTE sẵn sàng làm việc

22 9 RI DCE->DTE Ring indicator: báo chuông

23 - DSRD DCE->DTE Data signal rate detector: dò tốc độ truyền

24 - TSET DTE->DCE

Transmit Signal Element Timing: tín hiệu định thời

truyền đi từ DTE

15 - TSET DCE->DTE Transmitter Signal Element Timing: tín hiệu định thời

truyền từ DCE để truyền dữ liệu

17 - RSET DCE->DTE

Receiver Signal Element Timing: tín hiệu định thời

truyền từ DCE để truyền dữ liệu

Trang 10

21 - RL DCE->DTE Remote Loopback: Tạo ra bởi DCE khi tín hiệu nhận

từ DCE lỗi

14 - STxD DTE->DCE Secondary Transmitted Data

16 - SRxD DCE->DTE Secondary Received Data

19 - SRTS DTE->DCE Secondary Request To Send

13 - SCTS DCE->DTE Secondary Clear To Send

12 - SDSRD DCE->DTE Secondary Received Line Signal Detector

Định dạng của khung truyền dữ liệu theo chuẩn RS-232 như sau:

Trang 12

2.6 Dạng tín hiệu truyền mô tả như sau:

Truyền dữ liệu qua cổng nối tiếp RS232 được thực hiện không đồng bộ Do vậy nên tại một thời điểm chỉ có một bit được truyền Bộ truyền gửi một bit bắt đầu (bit start)

để thông báo cho bộ nhận biết một ký tự sẽ được gửi đến trong lần truyền bit tiếp theo Bit này luôn bắt đầu bằng mức 0 Tiếp theo đó là các bit dữ liệu (bit data) được gửi dưới dạng mã ASCII (có thể là 5,6,7, hay 8 bit dữ liệu) sau đó là một Parity bit (kiểm tra bit chẵn, lẻ hay không) và cuối cùng là bit stop (còn gọi là bit dừng) có thể

là 1 hay 2 bit Stop

Tốc độ baud.

Đây là một tham số đặc trưng của RS232 Tham số này chính là đặc trưng cho quá trình truyền dữ liệu qua cổng nối tiếp RS232 là tốc

độ truyền nhận dữ liệu hay còn gọi là tốc độ bit Tốc độ bit được định nghĩa là số bit truyền được trong thời gian 1 giây Tốc độ bit này phải được thiết lập ở bên phát và bên nhận đều phải có tốc độ

như nhau ( tốc độ giữa vi điều khiển và máy tính phải chung nhau một tốc độ truyền bit)

Ngoài tốc độ bit còn một tham số để mô tả tốc độ truyền là tốc độ baud Tốc độ baud liên quan đến tốc độ mà phân tử mã hóa dữ liệu được sử dụng để diễn tả bit được truyền, còn tốc độ bit thì phản ánh tốc độ mà phân tử mã hóa dữ liệu được sử dụng để diễn tả bit được truyền Vì một phần tử báo hiệu sự mã hóa một bit nên khi đó hai tốc

độ bit và tốc độ baud là phải đồng nhất

Một số tốc độ baud thường dùng: 50, 75, 110, 150, 300, 600, 1200, 2400,

4800, 9600, 19200, 28800, 38400, 56000, 115200 Trong thiết bị thường dùng tốc độ baud là 19,2 kbs

Bit chẵn lẻ hay Parity bit.

Đây là bit kiểm tra lỗi trên đường truyền Thực chất của quá trình kiểm tra lỗi khi truyền dữ liệu là bổ sung thêm dữ liệu được truyền để tìm ra hoặc sửa một số lỗi trong quá trình truyền Do đó trong chuẩn RS232 sử dụng một kỹ thuật kiểm tra chẵn lẻ Một bit chẵn lẻ được bổ sung vào dữ liệu được truyền để thấy số lượng các bit “1”

Trang 13

2.7 Truyền thông giữa hai nút

Sơ đồ kết nối khi dùng cổng nối tiếp

Khi thực hiện kết nối như trên, quá trình truyền phải bảo đảm tốc độ ở đầu phát

và thu giống nhau Khi có dữ liệu đến DTE, dữ liệu này sẽ được đưa vào bộ đệm và tạo ngắt Ngoài ra, khi thực hiện kết nối giữa hai DTE, ta còn dùng sơ đồ sau:

Trang 14

Khi DTE1 cần truyền dữ liệu thì cho DTR tích cực -> tác động lên DSR của DTE2 cho biết sẵn sàng nhận dữ liệu và cho biết đã nhận được sóng mang của

MODEM (ảo) Sau đó, DTE1 tích cực chân RTS để tác động đến chân CTS của DTE2 cho biết DTE1 có thể nhận dữ liệu Khi thực hiện kết nối giữa DTE và DCE, do tốc độ truyền khác nhau nên phải thực hiện điều khiển lưu lượng Quá trinh điều khiển này có thể thực hiện bằng phần mềm hay phần cứng Quá trình điều khiển bằng phần mềm thực hiện bằng hai ký tự Xon và Xoff Ký tự Xon được DCE gởi đi khi rảnh (có thể nhận dữ liệu) Nếu DCE bận thì sẽ gởi ký tự Xoff Quá trình điều khiển bằng phần cứng dùng hai chân RTS và CTS Nếu DTE muốn truyền dữ liệu thì sẽ gởi RTS để yêu cầu truyền, DCE nếu có khả năng nhận dữ liệu (đang rảnh) thì gởi lại CTS

2.8 Sơ đồ ghép nối RS232

Mạch chuẩn giao RS232 dùng IC Max232

Max232 là IC chuyên dùng cho giao tiếp giữa RS232 và thiết bị ngoại vi Max232 là

IC của hãng Maxim Đây là IC chay ổn định và được sử dụng phổ biến trong các mạch giao tiếp chuẩn RS232 Giá thành của Max232 phù hợp (12K hay 10K) và tích hợp trong đó hai kênh truyền cho chuẩn RS232 Dòng tín hiệu được thiết kế cho chuẩn RS232 Mỗi đầu truyền ra và cổng nhận tín hiệu đều được bảo vệ chống lại sự phóng tĩnh điện ( hình như là 15KV) Ngoài ra Max232 còn được thiết kế với nguồn +5V cung cấp nguồn công suất nhỏ

Mạch giao tiếp như sau :

Trang 15

Mạch chuẩn giao tiếp RS232 dùng DS275

Đây cũng là IC của hãng Maxim DS275 được dùng trong các mạch giao tiếp của chuẩn RS232 nhưng do nó chỉ là bán song công và dùng trong các thiết kế công suất nhỏ

Mạch chuẩn giao tiếp RS232 dùng transitor

Mạch sử dụng 2 transior để giao tiếp RS232

Trang 17

Chương III KẾT LUẬN

Nội dung chính:

- Kết quả quả đạt được

Trang 18

1 Kết quả đạt được

- Nắm bắt tổng quan về chuẩn nối tiếp

- Nhận biết chuẩn nối tiếp RS232

- Nắm được nguyên lý hoạt động

Trang 19

Tài liệu tham khảo

[1] http://documents.tips/documents/rs232-rs485-55b0824e4924b.html

[2] http://ytuongnhanh.vn/chi-tiet/bai-2-chuan-giao-tiep-noi-tiep-rs232-54.html [3] http://baitaplon.net/nghien-cuu-tim-hieu-ve-chuan-noi-tiep-rs-232c/

[4] http://hoiquandientu.com/baiviet/co-ban-va-ghep-noi-ve-chuan-giao-tiep-rs232.html

Ngày đăng: 18/05/2016, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w