1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nạn đói ất dậu năm 1945

34 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 622 KB

Nội dung

Những người đang sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng c

Trang 1

Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

  

BÀI THUYẾT TRÌNH

MÔN: Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐỀ TÀI: Nạn đói Ất Dậu năm 1945

NHÓM1.TRƯƠNG THỊ QUỲNH

Mã SV: CQ5230432.NGUYỄN HOÀNG QUYÊN

Mã SV: CQ522982Lớp : Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - 37

Trang 2

Hà Nội, năm học 2012

Trang 3

MỤC LỤC

A-LỜI MỞ ĐẦU 2

B-NỘI DUNG 3

I-BỐI CẢNH LỊCH SỬ 3

II-NGUYÊN NHÂN 4

1 Nguyên nhân trực tiếp - Ứng xử của Pháp 4

2 Nguyên nhân gián tiếp - Tác động của Nhật Bản và Hoa Kỳ 4

3 Nguyên nhân tự nhiên 5

III- NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945 5

1.Diễn biến nạn đói 6

1.1 Tại Hà Nội 6

1.2 Ở khắp đồng bằng miền Bắc 8

Trang 4

3 Chống giặc đói 13 IV- KHÔNG THỂ QUÊN BIỂU TƯỢNG NẠN ĐÓI NĂM 1945 16

C-KẾT LUẬN 17

Trang 5

A-LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh Nhưng chúng

ta cũng không thể quên những đau thương, mất mát của dân tộc mình Những người đang sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng của cái đói Năm đó,

1945, cũng là năm Ất Dậu, cách đây 67 vòng quay của vũ trụ

Tiết xuân thanh khiết, đắm ngọt trong gió lành và lộc biếc Con đường phẳng rộng thênh thênh chạy từ phố xá phồn hoa đến làng mạc trù phú Lúa chiêm xanh non trải từ bờ ruộng mải miết đến tận chân trời Từ thành phố Thái Bình xe chạy chừng nửa tiếng đồng hồ thì đến xã Tây Lương, huyện Tiền Hải Làng quê khang trang như phố; người xe vui như hội Cảnh thái bình no ấm đầy căng trong tiếng trẻ nô cười Nhưng

67 năm trước, nơi đây là một địa ngục thảm khốc

Nhà thơ Bảng Bá Lân đã viết bài thơ “ Đói “ vẽ lên một phần thảm cảnh nạn đói Ất Dậu 1945 :

“Năm Ất Dậu, tháng ba, còn nhớ mãi

Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!

Những thây ma thất thểu đầy đường,

Rồi ngã gục không đứng lên vì đói!

Trang 6

Đói ở Thái Bình đói tới Gia Lâm.

Khắp đường xa những xác đói rên nằm…”

Trang 7

B-NỘI DUNG

I-BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Tháng 9-1939, Chiến tranh tgế giới thứ hai bùng nổ Ở châu Âu, tháng

6-1940 quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt –Trung

Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy ; hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng

Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9-1940) , rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng Ngày 23-7-1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa

Pháp và Nhật – Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.

Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất Trước hết, chúng thi

hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để

nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu

cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế Riêng các khoản thuế rượu, muooí và thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần

Trang 8

Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây ra nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bác chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945.

Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân ta bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng

Trang 9

II-NGUYÊN NHÂN

1 Nguyên nhân trực tiếp - Ứng xử của Pháp

Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh

tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt

và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam

Á và khống chế Trung Quốc Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ Sản lượng lúa gạo và hoa mầu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp

2 Nguyên nhân gián tiếp - Tác động của Nhật Bản và Hoa Kỳ

Trang 10

Trong Đệ nhị Thế chiến Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên

bị quân Đồng Minh - chủ yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản Kết quả là hệ thống giao thông ở Đông Dương bị hư hại nặng Tính vào thời điểm năm 1945 thì đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường thiên lý bắc nam cũng bị phá hoại Đường biển thì quân Đồng minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không thông thương được

Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đâu giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm

1944 chỉ còn 6.830 tấn Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ Cùng lúc đó thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được khiến chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua Hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc

Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản Giá gạo thị trường lúc

Trang 11

bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng Bản thân lực lượng quânn quản Nhật cũng thi hành chính

sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản

xuất quân trang, quân phục

Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 năm

1945 nên bộ máy chính quyền của Pháp nhanh chóng tan rã Việc tiếp vận và phân phối sau đó càng bị tê liệt Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói,

đã manh nha từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4 năm

1945 đã cố gắng huy động việc cứu đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên triều đình Huế không làm thuyên giảm được hậu quả ghê gớm của nạn đói

3 Nguyên nhân tự nhiên

Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, tình hình thời tiết ngoài Bắc cũng đã góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước Sau

đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần Mùa đông năm 1944-45 ác nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới

Trang 12

III- NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945

Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ dân Việt lại chịu một tai nạn xã hội nhân văn lớn lao như thế này về số người tử nạn và qui mô của vùng bị tai nạn Có nhiều vụ lụt lội hay hạn hán kiểu “Sơn tinh, Thủy tinh” từng xảy ra trong suốt dòng lập quốc của dân Việt nhất là xưa kia của nòi Việt

ở đồng bằng Sông Hồng và sau này từ khi người Việt mở mang bờ cõi về phương Nam, xuống đồng bằng sông Cửu Long

Nói trận đói năm Ất Dậu là một sự kiện nhân nạn, chết người tập thể vô tiền khoáng hậu cũng không ngoa, vì có lẽ chỉ thua về những thiệt hại nhân mạng và tài sản của chiến tranh giữa hai phe Quốc-Cộng từ năm 1945-1975, trải dài 30 năm Nhưng về số người bị nạn tập trung trong một thời gian kỷ lục, thì sự kiện Nạn Đói năm Ất Dậu vẫn là độc nhất vô nhị cho đến nay Bằng chứng sống động là những tầng văn hóa khảo cổ ở địa bàn thủ đô Hà Nội-Thăng Long người ta vừa phát quật mới đây, nhân

cơ hội thám sát nền đất để xây tòa nhà quốc hội và các cơ quan công quyền, nơi đó chất chứa cả nhiều thế kỷ thành Thăng Long và có thể cả các khu ngoại vi bị chôn vùi dưới nhiều đợt lũ lụt do nước sông Hồng tạo

ra diễn tiến và qui mô nạn đói

Trong bối cảnh Thế chiến II, nạn đói xảy đến với Bắc Kỳ vào đúng lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, nhất là khi quân đội Nhật chiếm đóng Đông dương từ năm 1941 với những toán quân tiền tiêu

từ Trung Quốc xung đột với quân Việt Pháp ở đồn Tà Lùng, từ năm

1940, cửa ngõ vào Lạng Sơn Mà nếu chiếm đóng Lạng Sơn, con đường

Trang 13

vào sâu trong đồng bằng miền Bắc Việt Nam kể như bỏ ngỏ, vì từ Lạng Sơn, người ta chỉ cần di chuyển 120 km là đến Hà Nội, trung tâm vùng Đồng Bằng Bắc Việt.

Chính trong các diễn biến chiến tranh tích lũy từ những năm đầu thập niên 1940 đã đưa đến nạn đói khủng khiếp giết chết ít nhất hai triệu người vào năm 1945, từ phía Bắc miền Trung ra tới Đồng Bằng Bắc Kỳ

1.Diễn biến nạn đói

Tại Tràng Tập Hà Nội có khoảng 120 chú chủng sinh, các chú được nhà trường cho ăn mỗi ngày chỉ có một bữa tạm no với một chén cơm đầy, còn hai bữa kia, ăn cháo với cám xay Có chú tuy thấy đói, nhưng không chịu ăn cám, vì khó nuốt, đã đổ đi hết Thực ra Ban giám đốc Tràng Tập cho các chú ăn cháo với cám, vì muốn cho có đủ chất bổ do cám mang lại

Trang 14

Hàng ngàn câu chuyện đã được kể qua lời kể của chính những con người may mắn thoát khỏi nạn đói thảm khốc 1945 :

Nơi đóng cửa trần gian

Dưới chân cầu vượt là một ống cống lớn bắc qua sông Sét, chảy cắt ngang đường Sau ống cống đó là một ngã ba có con phố rẽ tay phải dẫn đến những khu nhà đang hối hả xây dựng Đó là những khu dân cư, các công ty và kho hàng Ít ai biết 67 năm trước đây là điểm tụ tập đông nhất những sinh linh trước giờ chết đói: trại tế bần

Ông Đặng Văn Cự, người dân gốc ở làng Tám (Giáp Bát), nay 87 tuổi, kể lại: thời đó làng Tám là ngoại ô, thuộc tổng Thịnh Liệt, Thanh Trì Khu bến xe, ga tàu, bệnh viện Bạch Mai bây giờ là cánh đồng mênh mông với con sông Sét chảy vắt ngang Từ Hà Nội đi qua cống Phố Hàn (nay là cống sông Sét nằm trên đường Giải Phóng) khoảng 20m có khu gia binh rộng 25 mẫu

Theo Báo Bình Minh ra ngày 12-4-1945, những người VN hảo tâm khi

thành lập đoàn khất thực để cứu trợ đồng bào đã chọn khu gia binh làm trại tế bần Bắt đầu từ ngày 9-4, có 2.000 người ăn xin đã được đưa xuống đó, được phát cháo và nghỉ ngơi Sau đó, những người ốm đau, hấp hối cũng được đưa về trại bằng xe bò

Khi người đói chưa nhiều, trại còn có ngày hai bữa phát chẩn Nhưng chỉ sau vài tuần số người tự tìm đến đã đông hàng vạn Lương thực dù có nhiều đến mấy cũng không đủ cho mỗi người một bát cháo/ngày

Trang 15

Ông Nguyễn Văn Điền ở Giáp Bát kể: mọi ngả đường chết đói của thành phố đều dồn về đây, từng đoàn từng đoàn những hình nhân tưởng như bất tận Họ ngồi chật kín trại, kín cổng trại, kín cả đường vào trại và vật vờ, xiêu vẹo trên cống Phố Hàn, gặp ai cũng chìa tay xin ăn Từ đây trại Giáp Bát trở thành nơi chứa người chết đói.

Báo Tin Mới số ra ngày 29-4-1945 viết: “Tấm bảng treo trước cổng trại

ghi: ngày 26-4: buổi sáng số người còn lại 3.020 – số người chết 16 Buổi chiều, số người mới vào 2.000, số người chết 18” Ông Điền kể: đó là số người trong trại, còn những người chờ chực bên ngoài thì nhiều vô kể và

họ chết bất cứ lúc nào Ông nhớ mãi hình ảnh một cụ già tuy đã đói khổ nhiều ngày nhưng nhìn rất quắc thước, đạo mạo

Cụ ngồi trên cống Phố Hàn giống mọi người Nhưng điều rất đặc biệt là

cụ không xin ai một câu nào Ai cho thì nhận Ánh mắt cụ rất buồn, long lanh chứ không vàng nhợt vô hồn Cụ ngồi đó mấy ngày rồi không ai thấy nữa Người trong và ngoài trại chết ngày một nhiều Khẩu phần lương thực phân phát cho người đói thành muối bỏ biển và tạo nên những cuộc tranh giành thảm khốc Nhưng rồi hàng vạn sinh linh ấy cũng “gặp nhau” trong những cuộc mai táng đau thương…

Những hố chôn tập thể

Suốt 60 năm sau, bà Chén (Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) vẫn sống trên mảnh đất quê nhà Tây Lương Bao dâu bể đổi dời, tâm khảm không ngừng muốn xóa nhòa quá khứ đau thương, khiến nhiều câu chuyện,

Trang 16

nhiều dấu tích của nạn đói đã không còn lưu giữ trong bà Nhưng bà vẫn biết rằng dưới ba thước đất, trong lòng đất quê hương, những ánh mắt trẻ, những tiếng khóc già cùng sự quằn quại của những linh hồn đói khát vẫn còn đó.

Còn đó trong những nấm mồ chôn vùi hàng chục, hàng trăm sinh mạng không hương khói, không mộ chí, không gỗ ván – ở quê hương bà đó là

gò Ông Cảm, gò Lâu nằm giữa cánh đồng thôn Hiên bát ngát cánh cò…

Bà nhớ khi người chết đói quá nhiều, trai đinh, lính tuần khuân xác người trong những manh chiếu, mảnh vó buộc túm hai đầu, quăng xuống những cái hố to như cái ao rồi lấp Hôm nay lấp hố này, mai lại lấp hố khác Khi không còn chiếu, còn vó, còn bao bố và không còn cả sức người thì họ lấy dây thừng, dây thép buộc vào cổ, vào tay, chân những thây người khô khẳng đó, cho trâu, bò kéo lê theo đường ruộng hoặc trên bùn ướt rồi quăng xuống hố

Trong tài liệu của Viện Sử học, rất nhiều địa phương như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định… đã đặt tên cho những hố chôn tập thể như thế thành cồn Ma, mả Quán, mả Đói, gò Ma… Tuy nhiên nhắc đến hố chôn tập thể thì khủng khiếp nhất vẫn là ở Hà Nội

Ông Nguyễn Ngọc Liên (khu tập thể Kim Liên) kể: ngày ngày sếp đội mặc quần soóc, chạy ra phố huýt một tiếng, đám đông khất thực liền chạy

ùa lại Sếp chỉ tay vào chiếc xe kéo thùng gỗ hai bánh, nói vài câu rồi chia hai người một xe kéo rong ruổi suốt từ phố Hàm Long đến chợ Mơ,

Trang 17

rồi dọc tuyến Hàng Đẫy, Tràng Tiền… về gần cầu Giấy đi nhặt xác người.

Mới đầu người ta còn bọc chiếu, sau thì chỉ túm đầu, túm chân quẳng lên thùng xe Trẻ con, người già, đàn bà, đàn ông, đầu, tay chân… lủng lẳng hoặc kéo lê trên đất Ngày nào cũng vài chục xe như vậy rong ruổi Mấy người kéo xe kể: nhiều hôm họ quăng xác chết lên xe, trong xe có tiếng thều thào… Có anh xe dừng lại bới đống xác thì không thấy ai kêu nữa

Có anh xe thì nói vọng vào: “Thôi đằng nào cũng ra nghĩa địa thì đi đi kẻo mai không ai chôn”

Mọi chuyến xe đều đổ về hai nghĩa trang Hợp Thiện và Phúc Thiện nằm

ở cánh đồng ngoại ô hai đầu nam – bắc thành phố Nay Hợp Thiện thuộc quận Hai Bà Trưng, bám bên sông Kim Ngưu Phúc Thiện nằm trong công viên Thủ Lệ Tại nghĩa trang người ta đào những cái hố sâu 3-4m, dài rộng hàng chục mét, quẳng xác chết xuống đó rồi rắc vôi bột lên trên

và lấp Từ khi xuất hiện trại tế bần Giáp Bát với lượng người chết 30-50 người mỗi ngày thì cánh đồng xung quanh cũng trở thành những hố chôn người

Ông Điền kể rằng sau nạn đói, cánh đồng Giáp Bát lúa năm ấy không trồng nhưng từ những gốc rạ vẫn trổ đòng xanh ngăn ngắt Người ta tranh nhau đi gặt Gặt xong cày bừa, tung lên bao nhiêu đầu lâu, chân tay Còn

ở cánh đồng thôn Hiên, những đêm đông rét buốt hoặc những buổi trăng rằm sương lạnh trước vụ mùa, bà Chén vẫn như nghe thấy ngoài gò Ông

Ngày đăng: 18/05/2016, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w