1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi ngữ văn olympic lớp 10

13 3,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 291,5 KB

Nội dung

ĐỀ 1: Olympic 304 năm 2001Tình yêu đôi lứa là đề tài muôn thuở của thi ca. Đặc biệt trong ca dao – dân ca, tình cảm đó càng được thể hiện đầy đủ, sâu sắc ở mọi cung bậc. Bằng hiểu biết của mình về ca dao dân ca, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.ĐỀ 2: Olympic 304 năm 2002Co ý kiến cho rằng: “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của phụ nữ được thể hiện hết sức độc đáo theo cách nhìn riêng của bà”.Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.ĐỀ 3: Olympic 304 năm 2003Anh (chị) hãy:1. Nêu ngắn gọn hai đặc trưng cơ bản chất của văn học dân gian.(Lưu ý: không yêu cầu chứng minh)2. Trình bày những suy nghĩ về nhận định sau:“Ca dao là tấm gương của tâm hồn dân tộc.”ĐỀ 4: Olympic 304 năm 2004Từ cách nhìn tạo vật của Nguyễn Trãi, anh (chị) hãy làm rõ tài thơ và tình thơ của ông qua một số thi phẩm sau: Bảo kính cảnh giới (bài số 43), Dục Thúy Sơn, Cây chuối.ĐỀ 5: Olympic 304 năm 2007Câu 1: (10 điểm)Nước mắt và nụ cười trong truyện cổ tích Việt Nam.Câu 2: (10 điểm)Bi kịch nhân phẩm bị chà đạp của nàng Kiều trong đoạn “Nỗi thương mình”.(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, sách Ngữ văn 10, tập II, NXB Giáodục – năm 2006)

Trang 1

Phần 1:

Các đề thi chính thức Olympic 30 – 4

ĐỀ 1: Olympic 30-4 năm 2001

Tình yêu đôi lứa là đề tài muôn thuở của thi ca Đặc biệt trong ca dao – dân ca, tình cảm đó càng được thể hiện đầy đủ, sâu sắc ở mọi cung bậc

Bằng hiểu biết của mình về ca dao dân ca, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

ĐỀ 2: Olympic 30-4 năm 2002

Co ý kiến cho rằng: “Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của phụ nữ được thể hiện hết sức độc đáo

theo cách nhìn riêng của bà”.

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

ĐỀ 3: Olympic 30-4 năm 2003

Anh (chị) hãy:

1 Nêu ngắn gọn hai đặc trưng cơ bản chất của văn học dân gian

(Lưu ý: không yêu cầu chứng minh)

2 Trình bày những suy nghĩ về nhận định sau:

“Ca dao là tấm gương của tâm hồn dân tộc.”

ĐỀ 4: Olympic 30-4 năm 2004

Từ cách nhìn tạo vật của Nguyễn Trãi, anh (chị) hãy làm rõ tài thơ và tình thơ của ông qua một số

thi phẩm sau: Bảo kính cảnh giới (bài số 43), Dục Thúy Sơn, Cây chuối.

ĐỀ 5: Olympic 30-4 năm 2007

Câu 1: (10 điểm)

Nước mắt và nụ cười trong truyện cổ tích Việt Nam

Câu 2: (10 điểm)

Bi kịch nhân phẩm bị chà đạp của nàng Kiều trong đoạn “Nỗi thương mình”.

(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, sách Ngữ văn 10, tập II, NXB Giáo

dục – năm 2006)

ĐỀ 6: Olympic 30-4 năm 2008

Câu 1: (8 điểm)

CHIẾC BÌNH NỨT

Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về nước trong bình chỉ còn một nửa Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: “Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ về mình Tôi muốn xin lỗi ông” “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi “Chỉ vì tôi bị nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức ông bỏ ra.” – Chiếc bình nứt nói “Không đâu – Ông chủ trả lời – Khi đi trên

Trang 2

đường về ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía

ấy Trong những năm qua, ngươi đã vun tưới cho chúng và ta hái hoa về trang hoàng cho căn nhà của mình Nếu không có ngươi, căn nhà của ta có duyên dáng và ấm cúng được hay không?”

Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt…

(Theo Qùa tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2003)

Anh (chị) có đồng ý với câu kết của văn bản trên không?

Câu 2: (12 điểm)

Tiếng nói nhân đạo mới mẻ và sâu sắc qua hai đoạn trích: Trao duyên (Truện Kiều – Nguyễn Du),

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản

diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?))

ĐỀ 7: Olympic 30-4 năm 2009

Câu 1: (8 điểm)

VIẾT CHỮ LÊN CÁT

Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc Họ cứ đi, đi

mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia

Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng lẽn cát: Hôm nay bạn thân nhất

đã tát tôi"

Họ lại đi tiếp, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn Người bạn bị đánh vì vội vàng uống

nước và tắm rửa nên trượt chân và bắt đầu chìm dần Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên Khi mọi sự đã qua, người bạn bi đánh lúc nãy khắc một dòng lên phiền đá: "Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu tôi

Người bạn đã đánh và cũng là người cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi:

“Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?”

Người kia mỉm cười và đáp: “Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỉ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xoá đi được!”

Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát?

(Theo Qùa tặng cuộc sống)

Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Câu 2: (12 điểm)

Về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh

Khiêm

Trang 3

ĐỀ 9: Olympic 30-4 năm 2012

Câu 1: (8 điểm)

“Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời sống cần có một tấm lòng, dù chỉ là

để gió cuốn đi…” (Trịnh Công Sơn)

Điều tâm niệm trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì?

Câu 2: (12 điểm)

Nhà văn Anatole France đã từng nói:

“Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ đó, trình bày cảm nhận của mình về tâm hồn Nguyễn

Du trong bài thơ Độc tiểu Thanh kí.

Đề 10: Olympic 30-4 năm 2014

Cấu 1: Nghị luận xã hội

Từ điển Oxford vừa công nhận YOLO (viết tắt của You only live once – mang ý nghĩa là Bạn chỉ

sống một lần) là từ mới kể từ năm 2012 Trong khi những từ khác phải mất rất nhiều năm mới được

ghi nhận sự tồn tại của mình một cách chính thức thì YOLO chỉ cần một năm sau ngày “chào đời”

vào tháng 11/2011

(Theo Hạ Chi – Báo Hoa học trò)

Anh/chị có suy nghĩ gì về việc mọi người, đặc biệt là giới trẻ, đón nhận khẩu hiệu YOLO một cách nồng nhiệt đến vậy?

Câu 2: Nghị luận văn học

Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách

Khi thì nâng niu Khi thì hạch sách

Khi giày vò mỗi chữ

Khi trân trọng ngắm từ xa

Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa.

(Thơ bình phương – đời lập phương,

Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002)

Trang 4

Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ trên? Bằng những hiểu biết về Truyện Kiều, đặc biệt là các đoạn trích được học trong chương trình Ngữ văn 10, hãy chứng minh Truyện Kiều của đại thi hào

Nguyễn Du xứng đáng là một kiệt tác qua trăm lần thử lửa.

Đề 11: Olympic 30-4 năm 2015

Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

Nhà văn Lỗ Tấn khẳng định: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành

đường thôi”.

Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi/ Và tôi chọn lối đi không có dấu chân

người”.

Anh/ chị sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường hay lối đi không có dấu chân

người?

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

Nhà thơ Xuân Diệu nhận định: “Trán thi sĩ chạm mây nhưng trong ruột thơ vẫn cháy lên một ngọn

lửa đời rất ấm”.

Anh/ chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy cảm nhận về ngọn lửa đời rất ấm trong các tác phẩm Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du).

Đề 12: Olympic 30-4 năm 2016

Câu 1: (8,0 điểm)

“Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Thì chắc gì ta nhận được ra ta?”

(Tự sự - Nguyễn Quang Hưng)

Đoạn thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về vấn đề “ta nhận được ra ta” trong đời sống?

Câu 2: (12 điểm)

Nhà văn là “người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa vết thương cho người khác”.

(Theo Sỏi đá buồn tênh – Nguyễn Ngọc Tư)

Bằng một vài tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10, anh/ chị hãy làm sáng tỏ

ý kiến trên

Trang 5

Phần 2:

Các đề thi tự luyện

ĐỀ 1:

Câu 1: (8 điểm)

Chúng ta đứng thẳng bằng cách cúi xuống giúp đỡ người té ngã Chúng ta vương cao bằng cách nâng đỡ người khác đứng lên.

(Robert Green Ingersolt) Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Câu 2: (12 điểm)

Những câu thơ mỏng tựa cánh buồm Ngàn năm bay ngược bão

Mang sấm sét của những vùng chưa qua Mang ánh trăng của những thời chưa tới.

(Trích Bản Xô-nát ánh trăng – Trần Nhuận Minh) Dựa vào các trích đoạn Truyện Kiều đã học trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10 Nâng cao, hãy làm

sáng tỏ ý thơ trên

ĐỀ 2:

Câu 1: Nghị luận xã hội

Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Câu 2: Ngị luận văn học

Nỗi đau và ước mơ của người phụ nữ qua các tác phẩm văn học dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 10 nâng cao

Trình bày suy nghĩa của anh/chị về ý kiến trên

ĐỀ 3:

Câu 1: (8 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

BA CÂU HỎI

Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những

gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?"

- Chờ một chút - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?

- Ồ không - người kia nói- Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và

Trang 6

- Được rồi - Xô-cơ-rát nói- Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?

- Không, mà ngược lại

- Thế à? - Xô-cơ-rát tiếp tục- Câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?

- Không, cũng không hoàn toàn như vậy

Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: " "

(Theo Phép mầu nhiệm của đời, Nxb trẻ 2004)

Theo anh (chị), Xô-cơ-rát sẽ nói với người khách như thế nào? Hãy bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên

Câu 2: (12 điểm)

Nhận xét về hai bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Cảm hoài (Đặng Dung) có ý kiến cho rằng:

“Đó là những dòng tâm sự nhưng nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ những suy tư riêng của cá nhân

mà trở thành tiếng nói tiêu biểu cho một thế hệ trong một giai đoạn lịch sử” và giọng điệu “dù trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt”.

Anh/chị có đồng ý với nhận xét trên?

ĐỀ 4:

Câu 1: (8 điểm)

ĐEN VÀ TRẮNG

Chuyện xảy ra vào giờ sinh hoạt lớp tại một trường phổ thông trung học Tập thể học sinh trong một lớp nọ sôi nổi tranh luận chủ đề cách đánh giá một con người Córất nhiều ý kiến khác nhau Ai cũng cho là mình đúng Cuộc tranh cãi xem chừng không có hồi kết Cuối cùng, cả lớp đồng tình xin ý kiến cô giáo chủ nhiệm Cô giáo không trả lời ngay mà dùng hai hình ảnh để các em tham khảo Lần thứ nhất, cô giáo đưa ra một tờ giấy trắng, trên đó có một vết mực đen, cô giáo hỏi: “Các

em nhìn thấy gì?” Cả lớp đồng thanh: “Chúng em nhìn thấy vết mực đen” Cô giáo bảo: “Vết mực đen là một phần rất nhỏ, còn phân lớn là tờ giấy trắng tinh, sao các em không nhận ra” Tiếp theo,

cô giáo đặt lên bàn một quả cầu, rồi hỏi: “Các em thấy quả cầu màu gì?” Cả lớp hô to: “Màu đen ạ” Bỗng cô giáo quay quả cầu 180 độ rồi hỏi: “Bây giờ các em thấy quả cầu màu gì?” Lần này, các học sinh lại nhìn thấy nó có màu trắng Cô giáo bảo: “Các em thấy không, nếu nhìn từ hai góc độ khác nhau, các em thấy màu sắc quả cầu khác nhau Con người ta ai cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu, nhưng mặt tốt là cơ bản, là nhiều hơn Muốn đánh giá một con người được hính xác, các em phải nhìn nhận, phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau để tránh sa vào lối đánh giá cào bằng, phiến diện.”

(Sống đẹp)

Anh (chị) nghĩ gì về bài học được rút ra từ câu chuyện trên?

Câu 2: (12 điểm)

“Đọc – hiểu văn bản văn học là phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản.” (Theo Sách Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1, trang 136, Nhà xuất bản Giáo dục 2012)

Giải thích ý kiến trên Anh (chị) hãy phát hiện tư tưởng, tình cảm của mỗi nhà thơ ẩn chứa trong hai

bài thơ: bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã học; từ đó, so sánh

về tư tưởng, tình cảm của mỗi nhà thơ thể hiện qua từng tác phẩm nêu trên

Trang 7

ĐỀ 5:

Câu 1: (8 điểm)

HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân

mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó

là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên

Câu 2: (12 điểm)

Con người cá nhân trong văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX qua

các đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm), Nỗi sầu oan của người cung nữ (trích Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều) và Trao

duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

ĐỀ 6:

Câu 1: (8 điểm)

Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền

trong cuộc sống ngày nay

Câu 2: (12 điểm)

Trong bài Nhân ngày Giổ Tổ vua Hùng, báo Nhân dân, ngày 29/4/1969, cố Thủ tướng Phạm Văn

Đồng có nhận định:

“Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi vào đó tâm tình thiết tha của mình cung với thơ và mộng Chấp đôi cánh của trí tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu còn ưa thích”

Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định trên? Bằng truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị

Châu – Trọng Thủy” (bản in trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, nâng cao của NXB Giáo dục, anh

(chị) hãy làm rõ nhận định trên

ĐỀ 7:

Câu 1: (8 điểm)

Sau khi học xong truyện cười Tam đại con gà, em hãy nêu suy nghĩ của mình về thói “sĩ diện hão”

đang tồn tại trong xã hội ngày nay

Câu 2: (12 điểm)

Trang 8

THỜI GIAN

Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi Rơi

Như tiếng sỏi

Trong lòng giếng cạn Riêng những câu thơ

còn xanh Riêng những bài hát

còn xanh

Và đôi mắt em

Như hai giếng nước

(Văn Cao, Lá)

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa bài thơ trên? Dựa vào Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm sáng tỏ

điều đó

ĐỀ 8:

Câu 1: (8 điểm)

Những giọt sương lặn vào trong cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố

Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương.

(Thanh Thảo – Sự bùng nổ của mùa xuân)

Hiện tượng trên gợi ra cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Câu 2: (12 điểm)

Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:

“Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời Văn học sẽ không là gì cả nếu không

vì cuộc đời mà có Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nới đi tới của văn học.”

(Tố Hữu – Về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2002, tr.66) Qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ 9:

Câu 1: (10 điểm)

“Hơn tất cả các thể loại khác của văn học dân gian, truyện cổ tích đã xây dựng thành công một thế giới trong mơ ước, trình bày lí tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó người lương thiện, tốt bụng, tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng với những phẩm chất tốt đẹp của họ.”

(Sách Ngữ văn 10 Nâng cao – Tập I)

Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Trang 9

Câu 2: (10 điểm)

Thử tưởng tượng mình là nhân vật Thúy Vân để kể lại câu chuyện giữa hai chị em Thúy Kiều và

Thúy Vân trong đêm “trao duyên” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

ĐỀ 10:

Câu 1: (10 điểm)

Em hãy phát biểu suy nghĩ về ý kiến sau: “Văn học dân gian là một thế giới hiện thực biết ước mơ.”

Câu 2: (10 điểm)

Nhân vật người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam

ĐỀ 11:

Câu 1: (10 điểm)

Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo

Câu 2: (10 điểm)

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

“Trăm năm trong cõi người ta Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau”

Theo em, Tài – Mệnh tương đố có phài là một trong những tư tưởng chủ đạo trong Truyện Kiều hay

không? Hãy giải thích vì sao

ĐỀ 12:

Câu 1: (10 điểm)

Nhận định về phần truyện thơ, sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập I – chương trinh Nâng cao, có viết:

“Một trong hai chủ đề nổi bật của truyện thơ là khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi.”

Anh (chị) hãy phân tích những đoạn trích đã học và đọc thêm trong truyện thơ “Tiễn dặn người

yêu” để làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2: (10 điểm)

Từ nội dung bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của

mình về cuộc sống giản dị mà thanh cao, sáng ngời nhân cách trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh

ĐỀ 13:

Câu 1: (10 điểm)

Bàn về truyện cổ tích, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập I (NXB Giáo dục, 2000, trang 37) có viết:

“Truyện cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước.”

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Minh họa bằng truyện Chử Đồng Tử.

Câu 2: (10 điểm)

Bàn về Truyện Kiều sách giáo khoa cho rằng:

“Có thể nói, Nguyễn Du muốn xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những

gì là đẹp, là tinh hoa của của con người.”

Qua những trích đoạn Truyện Kiều đã học và đọc thêm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ 14:

Trang 10

Câu 1: (10 điểm)

Vai trò yếu tố kì ảo đối với số phận của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm cám.

Câu 2: (10 điểm)

Bình luận về Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân đã nói: Nguyễn Du là người “có con mắt

nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ sốt nghìn đời.”

(Theo sách Ngữ văn 10, tập 2 Nâng cao – NXB Giáo dục, 2006)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích đoạn trích Trao duyên để chứng minh.

ĐỀ 15:

Câu 1: (10 điểm)

“Đoạn trích Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – Truyện thơ của dân tộc Thái) là khúc hát đẹp về tình yêu chung thủy, về thái độ ứng xử đúng đắn, nhân hậu giữa những người tuổi trẻ xưa và nay rất đáng trân trọng, đáng học tập.”

(Sách Văn bản Ngữ văn 10, trang 71, NXB Giáo dục, năm 2006) Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên

Câu 2: (10 điểm)

“Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.”

(Phần Ghi nhớ bài thơ Nhàn, sách

Ngữ văn 10, tập Một, NXB Giáo dục, năm 2006)

Qua bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề đó.

Đề 16:

Câu 1: (8 điểm)

Suy nghĩ về câu chuyện sau:

CON LỪA

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình Họ xúc đất và đổ vào giếng Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng Sau một vài xẻng đất,ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài

(Những bài học về cuộc sống – Trích Internet)

Câu 2: (12 điểm)

Bình luận về ý kiến sau:

“Ca dao là thơ, là nhạc và cũng là tình.”

ĐỀ 17:

Câu 1: (8 điểm)

Ngày đăng: 15/05/2016, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w