- Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, GTVT, thương mại, thông tin liên lạc, và cũng cố an ninh quốc phòng.. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiề
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 10 HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
Chương VIII ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP Câu 1 Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp.
Hướng dẫn:
* Vai trò:
- Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
- Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, GTVT, thương mại, thông tin liên lạc, và cũng cố an ninh quốc phòng
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển ở các vùng lãnh thổ
- Tạo các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập
* Đặc điểm:
a Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc
b Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm
c Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
- Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất
- Công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người
Câu 2 So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Hướng dẫn:
Giống
nhau
Đều là ngành sản xuất hàng hóa, yêu cầu tính tập trung cao, tạo ra sản phẩm mang nhiều lợi ích, phục vụ cho nhu cầu của con người
Khác
nhau
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên
- Không gồm, mang tính chất đơn lẻ
nhiều ngành
- Có tính mùa vụ
- Không chú trọng vào giai đoạn
- Không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
- Gồm nhiều ngành, mang tính tỉ mỉ cao
- Không có tính mùa vụ
- Có 2 giai đoạn
Câu 3 Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với
sự phân bố công nghiệp?
Hướng dẫn:
Trang 2Nhân tố vị trí địa lí Trong điều kiện hiện nay, vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam
Câu 4 Trình bày đặc điểm và vai trò của ngành cơ khí, điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm.
Hướng dẫn: Xem SGK địa lí 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp.
Câu 5 Vì sao ngành công nghiệp hóa chất lại được coi là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới?
Hướng dẫn:
*Công nghiệp hóa chất được coi là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới Vì:
- Trong điều kiện của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại, công nghệ hóa học được ứng dụng vào mọi mặt của sản xuất, đời sống và các chế phẩm của nó được sử dụng rất rộng rãi
- Đối với các nước nông nghiệp, công nghiệp hóa chất là đòn bẩy để thực hiện quá trình hóa học, góp phần tăng trưởng sản xuất với năng xuất cao
- Cung cấp những vật tư chiến lược cho nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc chống dịch bệnh, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi…
Câu 6 Trình bày những đặc điểm chính của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Hướng dẫn:
a Điểm công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Gồm 1-2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản
+ Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ giữa các XN
+ Phân công lao động về mặt địa lí, độc lập về kinh tế, công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh
b Khu công nghiệp tập trung
- Đặc điểm:
+ Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng
+ Chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ
+ Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu
c Trung tâm công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ
+ Có các xí nghiệp hạt nhân(thể hiện hướng chuyên môn hóa)
+ Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ
Trang 3d Vùng công nghiệp
- Đặc điểm: Chia làm hai vùng:
+ Vùng công nghiệp ngành: là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại
+ Vùng công nghiệp tổng hợp:
+ Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa
+ Có các ngành phục vụ, bổ trợ
Chương IX ĐỊA LÍ DỊCH VỤ Câu 1 Thế nào là ngành dịch vụ? Tại sao nói ngành dịch vụ có cơ cấu ngành hết sức phức tạp? Nêu vai trò của ngành dịch vụ.
Hướng dẫn:
a Khái niệm: Dịch vụ là ngành phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.
b Nói ngành dịch vụ có cơ cấu ngành hết sức phức tạp vì ngành dịch vụ được chia ra
nhiều nhóm và mỗi nhóm lại gồm rất nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau, :
- Dịch vụ kinh doanh: GTVT, thông tin liên lạc, bảo hiểm, tài chính,…
- Dịch vụ tiêu dùng: bán buon, bán lẻ, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, TDTT,…) ,…
- Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, hoạt động đoàn thể,…
c Vai trò:
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập
- Khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản, văn hóa lịch sử, và thành tựu KHKT…
Câu 2 Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới.
Hướng dẫn:
a Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ
Xem SGK địa lí 10 trang 135
b Tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới:
- Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây
- ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 - 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu)
- Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%
Câu 3 Trình bày vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải Vì sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Hướng dẫn:
a Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải:
Trang 4* Vai trò:
-Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên kiệu cho các cơ sở sản
xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân
- Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế xã hội giữa cá địa phương
- Góp phần thúc đẩy các hoạt đông kinh tế văn hoá vùng sâu, xa, tăng cường sức mạnh quốc phòng và tạo mối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các nước trên thế giới
* Đặc điểm:
-Sản phẩm : sự chuyên chở người và hàng hoá
-Chỉ tiêu đánh giá :+ Khối lượng vận chuyển
+ Khối lượng luân chuyển
+ Cự li vận chuyển TB
b Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:
* Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải
- Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải
- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải
- Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường
- Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải
* Các điều kiện kinh tế-xã hội
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải
+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải
- Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô)
c Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước vì:
- Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể "cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế
- Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi
- Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển
Câu 4 So sánh ưu, nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô; giao thông vận tải đường biển và đường hàng không.
Hướng dẫn:
Trang 5a So sánh ưu, nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô:
Ưu
điểm
- Vận chuyển được
các hàng nặng trên
những tuyến đường
xa
- Tốc độ nhanh, ổn
định, mức đô an
toàn và tiện nghi
cao => tiết kiệm
thờigian
- Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu
- Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trungbình
- Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng
- Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác
Nhược
điểm
- Chỉ hoạt động trên
hệ thống đường ray
có sẵn => tuyến
đường cố định
- Tốn nhiên liệu vận chuyển
- Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường
- Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn
- Tai nạn giao thông đường ô tô
- Vận tải bằng ô tô ngày càng chiếm ưu thế Khối lượng luân chuyển bằng ô tô bằng ½ khối lượng luân chuyển bằng tàu hỏa
- Thế giới hiện nay có khoảng 700 triệu đầu xe ô tô, trong đó có 4/5 là xe du lịch các loại
Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây
ra những vấn đề nghiêm trong về môi trường
b So sánh ưu, nhược điểm của giao thông vận tải đường biển và đường hàng không:
Ưu
điểm
- Đảm nhiệm 3/5 khối
lượng luân chuyển
hàng hóa của thế giới
- Vận chuyển trên
những tuyến đường
quốc tế khá dài
- Thuận lợi trong việc
giao lưu kinh tế giữa
các khu vực trên thế
giới
- Lộ trình đường đang
được rút ngắn lại
- Tốc độ vận chuyển khá cao, thời gian vận chuyển ngắn
Nhược
điểm
- Luôn đe dọa gây ô
nhiễm biển và đại
dương
- Khó khăn trong việc
quản lí nhập cư, quản
lí hàng hóa của các
nước
- Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên chở ngặt nghèo…
- Vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng
- Gây ô nhiễm môi trường
- Năm 2008 thế giới có khoảng 5.616 sân bay dân dụng, trong đó có 413 sân bay quốc tế
- Bắc Mỹ tập trung 30% sân bay của thế giới, Châu
Âu 26,3%, Châu Á chiếm 11,2%
Trang 6- Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga…
- Các tuyến hàng không sầm uất nhất là tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ và Nam
Mỹ, nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Câu 5 Thị trường là gì? Vật ngang giá là gì? Phân tích qui luật cung – cầu trong thị trường.
Hướng dẫn:
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Vật ngang giá là vật để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ Vật ngang giá hiện đại là
tiền
- Qui luật cung – cầu trong thị trường:
+ Khi cung lớn hơn cầu: Giá cả giảm, người mua có lợi, không có lợi cho người bán
và người sản xuất => sản xuất bị đình đốn
+ Khi cung nhỏ hơn cầu: Giá cả tăng, kích thích sản xuất mở rộng
+ Khi cung bằng cầu: Giá cả ổn định
Câu 6 Vai trò của ngành thương mại là gì? Thế nào là cán cân xuất nhập khẩu? Nêu đặc điểm của thị trường thế giới.
Hướng dẫn:
a Vai trò của ngành thương mại:
- Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, giúp sản xuất mở rộng và phát triển
+ Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước,thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân
+ Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước
b Cán cân xuất nhập khẩu: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch
xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu)
- Xuất khẩu > Nhập khẩu: Xuất siêu
- Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu
c Đặc điểm của thị trường thế giới:
- Thị trường thế giới là một hệ thống toàn cầu
- Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới tăng liên tục, tập trung chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mĩ, đặc biệt là những nước tư bản chủ nghĩa phát triển
- 3 trung tâm buôn bán lớn trên thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản
- Những ngoại tệ mạnh trên thế giới gồm: Đô la, Ơ rô, đồng Bảng, đồng Yên…
Trang 7Chương X MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Câu 1 Môi trường là gì? So sánh sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
Hướng dẫn:
* Môi trường là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người
* Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
- Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con
người,con người tác động vào môi trường tự nhiên thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên
- Môi trường nhân tạo: là kết quả lao động của con người,phụ thuộc vào con người,con
người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại
Câu 2 Trình bày chức năng của môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loại người.
Hướng dẫn:
a Chức năng
- Là không gian sống của con người
- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
b Vai trò
Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người (vai trò quyết định sự phát triển xã hội
là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất)
Câu 3 Tài nguyên thiên nhiên là gì? Phân loại tài nguyên thiên nhiên.
Hướng dẫn:
- Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên)
mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng
- Phân loại:
+ Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản
+ Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch
+ Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
\ Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản
\ Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng
\ Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước
Câu 4 Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường?
Hướng dẫn:
a Ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm:
- Lịch sử đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm và vạch ra rằng: sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người Môi trường tự nhiên muốn có sự thay đổi phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển
Trang 8của xã hội.
- Trên thế giới, có nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, ngược lại có nhiều quốc gia khác, rất giàu tài nguyên, nhưng kinh tế - xã hội lại chậm phát triển Nhiều dân tộc trước kia bị thất học dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng sau khi giành độc lập, chỉ một thời gian ngắn đã thoát khỏi nạn mù chữ lại phát triển được nền giáo dục của mình, trong khi đó, khí hậu vẫn chưa có
sự thay đổi nào đáng kể,
- Ở trong nước là trước đây, từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đến nay đã đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi điều kiện tự nhiên hầu như không (hoặc ít) có sự thay đổi
b Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi trường có vai trò rất quan
trọng đối với xã hội loài người
Câu 5 Thế nào là sự phát triển bền vững? Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?
Hướng dẫn:
a Sự phát triển bền vững làphát triển để thỏa mãn các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai
b Những khó khăn về mặt kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển khi giải quyết vấn đề môi trường:
- Các nước đang phát triển phần lớn là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế- xã hội Vì thế, để phát triển kinh tế các nước này đã đẩy mạnh việc khai thác các tài nguyên
- Ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, tỉ lệ gia tăng dân số nhanh
đã gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường(làm tăng quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên như đất, nước, sinh vật , đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường)
- Việc ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại trong sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đã làm cho giá nguyên liệu nhiều loại khoáng sản giảm Chính vì vậy, nhiều nước đang phát triển đã phải tăng cường khai thác khoáng sản xuất khẩu đ hù lại giá thấp
- Nông nghiệp còn tiến hành theo lối quảng canh, nên ờ các nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm rấy phá rừng để lấy đất canh tác Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho các đồi núi trọc,
- Được giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở vật chất - kĩ thuụi.ể các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước iư hàn phái triển Trong vài ha chục năm ưở lại đây, các nước phát triển đẩy mạnh đầu lư vào các nước đang phát triển, (1 các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động không cần công nghệ cao, dễ gây ô nhiễm môi trường Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển bao giờ cũng chịu phần nhiệt và phải trả giá đắt về sự ô nhiễm và suy thoái môi trường
Câu 6 Nếu em là nhà quản lí của một dự án về môi trường, em sẽ đề ra những biện pháp thiết thực nào để bảo vệ môi trường?
Hướng dẫn:
(Học sinh tự làm)
*** -***Chúc các em ôn luyện và thi tốt*** -***