Luật biển trước hết là một ngành luật điều chỉnh trong việc sử dung và quản lý không gian biển.Ở khía cạnh này luật biển quy định quyền hạn và nghĩa vụ củacác quốc giacó biển hoặc không
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
I Khái quát chung 5
1 Gi ới thiệu về luật biển quốc tế 5
2 Khái quát chung về nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị biển 6
II Vai trò của nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị biển 13
1 Nguyên tắc tự do biển cả 13
1.1 Vai trò 13
1.2 Đánh giá 26
2 Nguyên tắc đất thống trị biển 27
2.1 Vai trò 27
2.2 Đánh giá 33
3 Mối quan hẽ giữa hai nguyên tắc 33
III Thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị biển 34
1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc tự do biển cả 34
2 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc đất thống trị biển 38
IV Kết luận 48
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Biển chiếm gần 71% bề mặt trái đất của chúng ta và ngày càng có một vaitrò quan trọng trong đời sống của các quốc gia, các dân tộc Biển có một mạnglưới giao thong thuận tiện ,một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và quý giáđối với đời sống của con người.Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật và nhu cầu phát triển kinh tế của các dân tộc đã thúc đẩy các quốc gia tíchcực tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển Bởi sự phát triểncủa khoa học kĩ thuật, ngày càng mở rộng tri thức không chỉ về tài nguyên khổng
lồ quý giá của biển mà còn về cách thức khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyênbiển; sự phát triển nhanh chóng đã đặt ra một loạt vấn đề quan trọng lợi ích củacác quốc gia như các vấn đề kinh tế, chính trị, quốc phòng, pháp lý và các vấn đềkhác Nhận thức được tầm quan trọng của biển cũng như là tính cấp thiết của việcgiải quyết các vấn đề về biển trong thực tiễn quốc tế mà luật biển đã ra đời từ rấtsớm Luật biển phải điều chỉnh một loạt hoạt động của các thành viên cộng đồngquốc tế trong việc sử dụng và khai thác biển cũng như tài nguyên của biển Luậtbiển ra đời đã góp phần đáng kể vào việc quy định các quốc gia có thể khai thác,
sử dụng, qua lại trên biển dễ dàng cũng như tránh xung đột, mâu thuẫn nảy sinhgiữa các nước trên thế giới về vấn đề biển cả
Luật biển quốc tế là một nghành luật của Luật quốc tế, Luật biển hình thành
và phát triển dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế: bình đẳng về chủquyền giữa các quốc gia; cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; giải quyếtcác tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; không can thiệp vào công việcnội bộ của nhau; tôn trọng quyền dân tộc tự quyết Tuy nhiên, biển có những đặcthù rất riêng vì thế Luật biển cũng có những nguyên tắc riêng của nó: nguyên tắc
tự do biển cả; nguyên tắc đất thống trị biển; nguyên tắc công bằng; nguyên tắc disản chung của loài người Mỗi nguyên tắc có một vai trò quan trọng nhất địnhTrong giới hạn nội dung của đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích vai trò của
Trang 3hai nguyên tắc cơ bản và quan trọng của Luật biển quốc tế đó là: nguyên tắc tự dobiển cả và nguyên tắc đất thống trị biển.Bởi việc thiết lập hai nguyên tắc này đã
mở ra một thời đại mới trong mối quan hệ quốc tế: ngoài việc giúp cho sự thôngthương giữa các quốc gia, việc khai thác, nghiên cứu, sử dụng những nguồn lợi tàinguyên vô giá của biển được thực hiện một cách dễ dàng thuận tiện, hai nguyêntắc này còn góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa các nước thông qua nguyên tắc
“tự do biển cả” và mở rộng chủ quyền quốc gia ra hướng biển, đem lại những sứcmạnh to lớn về nhiều mặt cho các quốc gia thông qua nguyên tắc “đất thống trịbiển”.Chính những điều đó đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển loài người
Trang 4I KHÁI QUÁT CHUNG:
1 Giới thiệu về luật biển quốc tế:
1.1 Khái niệm:
Luật biển là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
quốc tế xuất hiện từ thời xa xưa và có vai trò quan trọng trong đời sống quan hệquốc tế.Lúc đầu mới hình thành,luật biển tồn tại dưới dạng những tập quán quốc tếchỉ được một số ít quốc gia thừa nhận và vận dụng.Về sau,trải qua thời gian dàihợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia, Luật biển ngày càng phát triển và hoànthiện tạo nên môi trường pháp lý cho cộng đồng quốc tế trong việc quản lí, khaithác và sử dụng biển có hiệu quả, điển hình là sự ra đời của các công ước quốc tếlớn về luật biển như công ước quốc tế về luật biển năm 1958,năm 1982 và các quyphạm tập quán hiện hành
Luật biển trước hết là một ngành luật điều chỉnh trong việc sử dung và quản
lý không gian biển.Ở khía cạnh này luật biển quy định quyền hạn và nghĩa vụ củacác quốc gia(có biển hoặc không có biển), điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữacác quốc gia và các chủ thể khác ở những vùng biển với các chế độ pháp lý khácnhau.Mặt khác, luật biển cũng là một ngành luật mang tính chức năng.Các chứcnăng này phát triển và thay đổi cùng với sự phát triền các quan hệ quốc tế tronglĩnh vực biển.Một thời gian dài các chức năng này gắn liền với việc thực thi chủquyền trên một vùng biển hẹp như chiến tranh và xung đột vũ trang,đăng kí quốctịch cho tàu thuyền,…dần dần các thẩm quyền nhà nước được mở rộng ra phíabiển và được bổ sung thêm những chức năng mang tính cộng đồng như:bào vệmôi trường biển, nghiên cứu khoa học biển,…
Một cách khái quát có thể định nghĩa Luật biển quốc tế là một ngành luậtđộc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm những nguyên tắc, quy phạm
Trang 5điều chỉnh các quan hệ của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong việc khai thác vàbảo vệ biển và đại dương vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
1.2 Các nguyên tắc của luật biển quốc tế:
Trong thời kì phong kiến, nhiều quốc gia và thành phố cảng biển đã đưa rađòi hỏi đối với biển cả, trong đó Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia cóhạm đội thương thuyền mạnh nhất thế giới đã tự ý thỏa thuận phân chia toàn bộĐại Tây Dương; Thái bình Dương với nhau.Hà Lan là quốc gia nhất quán ủng hộnguyên tắc tự do biển cả Học thuyết tự do biển cả lần đầu tiên được đưa ra bởiHugo Grotius trong cuốn “Mare Liberum” (tựa tiếng Anh : The Freedom of Sea)trong đó ông bảo vệ kiên quyết nguyên tắc tự do biển cả, chống lại các yêu cầu,đòi hỏi vô lối của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha.Cuốn sách lần đầu tiên được xuấthiện tại Leiden bởi nhà xuất bản Elzevier vào mùa xuân năm 1609
Cho đến thế kỉ 18, nguyên tắc tự do biển cả đã chiến thắng.Từ đây, tất cảcác hạn chế thương mại của giai cấp phong kiến bị thủ tiêu, các yêu cầu đòi hỏicủa các quốc gia đối với biển cả bị loại bỏ
Trang 6Luận cứ của học thuyết này bắt nguồn từ bản chất tự nhiên của biển cả, đó
là tính động, tính lỏng, tính thống nhất, tính không cạn kiệt của tài nguyên (theoquan niệm của thời kỳ đó) và Luật tự nhiên Cách tiếp cận của thuyết Biển tự do là
để đi đến khẳng định, các quốc gia có quyền tự do thương mại quốc tế thông quađường biển Theo lập luận của thuyết biển tự do thì biển cả được để mở, khônghạn chế về hàng hải
Sau thế chiến thứ hai, quá trình pháp điển hóa luật quốc tế diễn ra mạnh
mẽ, quan điểm tự do biển cả cũng từ đó mà được các học giả, các tuyên bố đơnphương của các quốc gia và thực tiễn khẳng định và phát triển:
- Tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào17/08/1962, Arvid Pardo Đại sứ Malte đã đưa ra tư tưởng coi vùng đáy đại dươngnằm ngoài vùng tài phán quốc gia là di sản chung của nhân loại
- Nghị quyết 2479 (XXV) ngày 17/12/1970 có nội dung tuyên bố vềcác nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúngnằm ngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia
- Phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế: Nguyên tắc tự do thôngthương hàng hải và nghĩa vụ của mọi quốc gia không được sử dụng lãnh thổ củamình nhằm mục đích chống lại quyền của các quốc gia khác (Vụ eo biển Corfoungày 09/04/1949 giữa Anh – Albani)
- Hội nghị pháp điển hóa lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biểnnăm 1958 tại Geneve đã cho ra đời hai công ước:
+ Công ước về biển cả (hiệu lực từ ngày 30/09/1962) với 52 quốc gia phêchuẩn
+ Công ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển (hiệu lực
từ ngày 02/03/1966) với 36 quốc gia phê chuẩn
- Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển được triệu tập tạiNew York với nhiều vòng đàm phán, từ năm 1973 đến năm 1982 Ngày10/12/1982, tại Montego Bay, thủ phủ của Jamaica, đại diện có thẩm quyền của
117 quốc gia, Hội đồng của Liên hợp quốc về Nammibia và các đảo Cuc đã ký
Trang 7chính thức công bố Công ước luật biển 1982.Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày16/11/1994.Tính đến thời điểm hiện nay thì đã có 154 quốc gia và Cộng đồngchâu Âu phê chuẩn công ước.
Và trong công ước 1982 thì nguyên tắc tự do biển cả đã được thừa nhậnnhư một nguyên tắc cơ bản nhất của luật biển quốc tế Do đó mà chế độ pháp lýcủa biển cả được tập trung chủ yếu trong nguyên tắc tự do ở biển cả Theo nguyêntắc này, biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia có biển hay không có biểnđều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển
cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cảthuộc chủ quyền của mình Điều đó có nghĩa là trong biển cả tất cả các quốc giađều được hưởng các quyền tự do được quy định trong luật quốc tế Song, mỗiquốc gia khi thực hiện các quyền tự do của mình phải tôn trọng quyền lợi của cácquốc gia khác
Theo quy định tại Điều 87- Công ước luật biển 1982, những quyền tự dotrên biển xuất phát từ nguyên tắc tự do biển cả bao gồm:
- Tự do hàng hải: nội dung chủ yếu của quyền này liên quan đến tự do
đi lại trên biển cả và thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền khi hoạt động trên
Trang 8biển cả.Tàu thuyền một nước nhất định không phải chịu sự tài phán của một quốcgia khác, trừ quốc gia mà tàu mang quốc tịch, khi hoạt động trong vùng biển cả.
- Tự do hàng không: Đây là quyền tự do được bổ sung tiếp theo trongquá trình phát triển Luật biển quốc tế, đồng thời được thừa nhận là nguyên tắcchuyên biệt của luật hàng không quốc tế Theo nguyên tắc này, trong vùng trờiquốc tế, các phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàngkhông Đồng thời, khi hoạt động ở vùng trời quốc tế, phương tiện bay chỉ chịuthẩm quyền tài phán của quốc gia đăng tịch phương tiện bay, phát sinh từ cơ sởpháp lý của nguyên tắc thẩm quyền phương tiện bay.Đây là thẩm quyền riêng biệt.Tuy vậy, quyền tự do hàng không cũng có những giới hạn nhất định, đó là trongthời gian bay trong không phận quốc tế, các phương tiện bay phải chấp hành vàtuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, các yêu cầu về an ninh hàng không được ghinhận trong điều ước quốc tế về hàng không cũng như các văn bản do tổ chức hàngkhông quốc tế ban hành Tất cả các quốc gia phải áp dụng các biện pháp an ninh
an toàn hàng không cho các phương tiện bay của mình, tuân thủ nghiêm túc cácquy định của luật hàng không quốc tế
- Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm: quyền tự do đặt dây cáp vàống dẫn ngầm được vận dụng chủ yếu từ sau thế chiến thứ hai.Quyền này đượchiểu rộng hơn, là bao gồm cả việc bảo vệ và nghiêm cấm phá hoại dây cáp và ốngdẫn ngầm được đặt dưới biển.Quốc gia đặt dây cáp và ống dẫn ngầm có nghĩa vụphải đặc biệt quan tâm đến tình trạng của chúng đã được xây dựng ở dưới đáybiển, không được gây cản trở cho quá trình sửa chữa các dây cáp và ống dẫn ngầmhiện có
- Tự do đánh bắt hải sản các quốc gia có quyền tự do đánh bắt tàinguyên sinh vật biển.Tàu thuyền và công dân của mỗi quốc gia có thể sử dụng mọinguồn tài nguyên thiên nhiên của biển Trên khu vực biển cả có thể đánh bắt hảisản tùy theo khả năng của con người, vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn và vớibất kỳ phương tiện đánh bắt nào Tuy nhiên, trong công ước cũng quy định về mộtvùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven bờ với chiều rộng 200 hải lý tính từ
Trang 9đường cơ sở, trong vùng này các quốc gia được tự do đánh bắt hải sản Vùng đặcquyền kinh tế chiếm khoảng 40% diện tích biển, đây là những vùng giàu hải sảnnhất, chiếm 90% tổng sản lượng đánh bắt trên thế giới.Như vậy, quyền tự do đánhbắt hải sản không được áp dụng trên một vùng biển rất rộng lớn, nguyên tắc nàyhiện nay ít có ý nghĩa thực tiễn.
- Tự do nghiên cứu khoa học
- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luậtquốc tế cho phép
Trong các quyền tự do nói trên, quyền tự do hàng hải và tự do hàng không
bị hạn chế như đối với các quyền tự do khác thì bị hạn chế phần nào Về quyền tự
do đánh bắt cá ở biển cả không phải không có giới hạn mà ngược lại, quốc giađánh bắt cá ở biển cả có nghĩa vụ tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như lợiích của các quốc gia ven biển; áp dụng các biện pháp để bảo tồn và quản lý tàinguyên sinh vật ( Điều 116, 117, 118, 119 của công ước 1982)
Hai quyền sau cùng này xuất phát từ nhu cầu phát triển của khoa học kỹhiện đại bao gồm tự do nghiên cứu khoa học phải tuân thủ các phần VI, VIII trongcông ước Luật biển 1982 và tự do xây dựng các đảo nhân tạo, các thiết bị khácđược pháp luật quốc tế,với điều kiện tuân thủ phần VI trong công ước 1982
Các quốc gia dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do sử dụng các tàuthuyền của mình trên biển cả để thực hiện các quyền tự do nêu trên
Phạm vi áp dụng nguyên tắc này là biển cả, vùng(được coi là đáy đại dương
và nằm ngoài thềm lục địa), vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, một số vùngbiển đặc thù
2.2 Nguyên tắc đất thống trị biển:
a Lịch sử hình thành:
Những triển vọng to lớn về sử dụng biển đã trở thành một trong các vấn đềnóng bỏng của thời đại liên quan đến các lợi ích về chính trị, kinh tế , an ninh quốcphòng,… Đã có rất nhiều cuộc chiến trong việc phân chia lợi ích trên biển, các vấn
Trang 10đề nảy sinh liên quan đến vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia venbiển.
Trước đây, không hề có quan niệm nào về vấn đề “ đất thống trị biển “, mãicho đến năm 1969, khi 6 quốc gia vùng Bắc Cực tranh chấp vùng Biển Bắc Lầnđầu tiên người ta bắt đầu quan tâm đến chủ quyền và quyền chủ quyền của quốcgia ven biển
Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 đã chính thức ghi nhận vấn đềnày và nó trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng xác định chủ quyền vàquyền chủ quyền của quốc gia ven biển – nguyên tắc đất thống trị biển Nhờ cónguyên tắc này, mà người ta có thể xây dựng chế độ pháp lý quốc tế của các vùngbiển mà quốc gia có chủ quyền và quyền chủ quyền
b Nội dung:
Đất thống trị biển là sự thể hiện của học thuyết Res nullius.Theo nguyên tắcnày, các quốc gia ven biển được hưởng chủ quyền và quyền chủ quyền ở các vùngbiển lân cận.Điều 2 Công ước quốc tế về luật biển 1982 quy định: “lãnh thổ làđiều kiện tien quyết để mở rộng lãnh thổ quốc gia ra vùng lãnh hải và các vùngkhác như vùng nước quần đảo.Hay như điều 49 Công ước 1982 quy định về quyềnđược mở rộng chủ quyền của ra các vùng nước quần đảo của quốc gia vùng đảophải dựa trên chủ quyền của quốc gia đó trên các đảo của mình.Nguyên tắc nàycòn thể hiện trong sự phân định bằng yêu cầu không được sửa chữa lại tự nhiêntheo đó mỗi quốc gia được quyền hưởng phần kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ củamình ra biển
Theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982:
- Vùng biển mà quốc gia có chủ quyền: vùng nội thủy, vùng lãnh hải;
- Vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền: vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
Vùng nội thủy ( Internal waters ): “Nội thủy” (còn gọi “vùng nước nội
địa”) là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở (baseline) để tính chiều rộngcủa lãnh hải (nói tắt là “đường cơ sở”) và giáp với bờ biển Đường cơ sở này do
Trang 11quốc gia ven biển quy định vạch ra Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi
là lãnh hải
Vùng lãnh hải ( Territorial sea ): lãnh hải là lãnh thổ biển, nằm ở phía
ngoài nội thủy Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc giatrên biển Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải củamỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở Điều 3 Công ước nêu rõ:
“Mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng của lãnh hải đến một giới hạn không quá
12 hải lý từ đường cơ sở được xác định phù hợp với công ước này”
Vùng tiếp giáp lãnh hải ( Contiguous zone ): vùng tiếp giáp lãnh hải là
vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải Phạm vi của vùng tiếp giáplãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở Điều 33 Công ước về Luậtbiển năm 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từđường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”
Vùng đặc quyền kinh tế ( Exclusive economic zone ): vùng đặc quyền
kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có phạm virộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở Như vậy phạm vi lãnh hảirộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùngđặc quyền kinh tế là 188 hải lý Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó cả vùngtiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc giaven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế đượcCông ước về Luật biển 1982 quy định
Thềm lục địa ( Continental shelf ): thềm lục địa nói nôm na là cái nền
của lục địa Nó bắt đầu từ bờ biển, kéo dài thoai thoải ra khơi và ngập dưới nước,đến một chỗ sâu hẫng xuống thì hết thềm Thực tế ở nơi nào bờ biển bằng phẳngthì vùng đáy biển này trải ra rất xa Ở nơi nào bờ biển khúc khuỷu, vùng này cohẹp lại gần bờ hơn (như ven biển miền Trung Việt Nam từ bờ ra ngoài khoảng 50
km (hơn 26 hải lý) thì thụt sâu xuống hơn 1.000 m) Các nhà địa chất học gọi vùngđáy biển thoai thoải đó là thềm lục địa Vùng đó kéo dài đến đâu thì thềm lục địacủa nước đó ra đến đó; không kể độ sâu là bao nhiêu Vì thềm lục địa là sự mở
Trang 12rộng tự nhiên của lục địa đất liền ra biển, là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốcgia ven biển, cho nên nó thuộc về quốc gia ven biển Về mặt pháp lý quốc tế,Công ước về Luật biển năm 1982 định nghĩa: “Thềm lục địa của một quốc gia venbiển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia
đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó chođến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộnglãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gầnhơn” (khoản 1 Điều 76)
Phạm vi áp dụng nguyên tắc đất thống trị biển là các vùng biển mà quốc giaven biển có chủ quyền: vùng nội thủy và vùng lãnh hải; vùng mà quốc gia venbiển có quyền chủ quyền: vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa
II VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TẮC TỰ DO BIỂN CẢ VÀ NGUYÊN TẮC ĐẤT THỐNG TRỊ BIỂN:
1 Nguyên tắc tự do biển cả:
1.1 Vai trò của nguyên tắc tự do biển cả :
Nguyên tắc tự do biển cả không chỉ thể hiện trong quy chế pháp lý của biển
cả và vùng mà còn thể hiện trong quy chế pháp lý của các vùng biển khác Trongcác vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, các vùng biển thuộc quyền chủ quyềncủa quốc gia, các vùng biển đặc thù vẫn tồn tại nguyên tắc này, nhưng mức độ ảnhhưởng của nguyên tắc tự do biển cả đối với việc hình thành quy chế pháp lý cácvùng biển tăng dần khi đi từ đất liền ra biển
a Đối với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia:
Càng đi sâu vào đất liền thì ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả lạicàng giảm đi.Đối với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng củanguyên tắc này ít hơn so với các vùng biển khác
Lãnh hải
Trang 13Theo công ước 1982 chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng rangoài phạm vi lãnh thổ và vùng nội thuỷ của mình.Đối với quốc gia quần đảo,chủquyền này được mở rộng ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng biển tiếpgiáp gọi là lãnh hải Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải,cũngnhư đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này (Điều 2 Công ước);
Vai trò của nguyên tắc tự do biển cả thể hiện trong lãnh hải:
● Thứ nhất qua quyền “qua lại không gây hại”
Trong lãnh hải thì các quốc gia khác có quyền “qua lại không gây hại”.Quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải là một quytắc tập quán quốc tế đã được thừa nhận từ lâu trong lĩnh vực hàng hải và nay đãtrở thành điều ước được quy định tại Điều 17 Công ước 1982 “Với điều kiện phảichấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không cóbiển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải” Quyền nàyđược cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển, hợp tác trên tất cả các lĩnhvực chính trị, kinh tế, thương mại, hàng hải và an ninh, quốc phòng của các quốcgia trong quan hệ quốc tế từ trước tới nay
Quyền “qua lại không gây hại” ở trong lãnh hải được cụ thể hóa tại Điều
18, 19 của Công ước 1982
Điều quy định, thuật ngữ “đi qua” là đi trong lãnh hải, nhằm mục đích:
- Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thuỷ, không đậu lại trong một vũngtàu hoặc một công trình cảng ở bên ngoài nội thuỷ hoặc;
- Đi vào hoặc rời khỏi nội thuỷ hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hoặcmột công trình cảng ở ngoài nội thuỷ (khoản 1)
- Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm
cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ trong trường hợp gặp phải những sự cốthông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạnhoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguyhoặc mắc nạn (khoản 2)
Trang 14Điều 19 Công ước 1982 cũng giải thích nghĩa của thuật ngữ “đi qua khônggây hại”: “không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh quốc gia venbiền Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng quy định củaCông ước và các quy tắc khác của Luật quốc tế”
Việc qua lại được coi là không gây hại chừng nào nó không làm phương hạiđến hoà bình, trật tự, môi trường sinh thái hoặc an ninh của quốc gia ven biển, nếunhư ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sauđây:
a) Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặcđộc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với cácnguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
c) Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc giaven biển;
d) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc giaven biển;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
f) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống hàng trái vớicác luật và quy định về hải quan, thuế khoá, y tế hoặc nhập cư của quốc gia venbiển;
h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
i) Đánh bắt hải sản;
j) Nghiên cứu hay đo đạc;
k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọitrang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua” ( khoàn 2)Theo các điều khoản của Công ước 1982 (Điều 17,18,19,20,23,24) quyềnqua lại không gây hại được áp dụng rộng rãi cho các tàu thuyền dân sự, quân sư,
Trang 15tàu ngầm cũng như tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử, tàu chở những chấtphóng xạ hay những chất độc hại Tuy nhiên, khi qua lại lãnh hải của các quốc giaven biển, tàu ngầm và các phương tiện khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốctịch ( Điều 20 Công ước 1982).
● Thứ hai, nguyên tắc tự do biển cả thể hiện ở việc quốc gia ven biểnkhông được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi một
vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi tàu đi vào lãnh hải, hoặc tàu chỉ đi qua lãnhhải mà không vào nội thủy.( Điều 27 Công ước 1982)
Hay các quốc gia ven biển không có quyền bắt tàu dừng lại hoặc thay đổihành trình hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm để thực hiện quyền tài phán dân
sự đối với người trên tàu đó (khoản 1 điều 28 Công ước 1982)
Bên cạnh đó,trong lãnh hải các tàu quân sự nhà nước được hưởng quyềnmiễn trừ về thẩm quyền tài phán dân sự và hình sự nhưng không được hưởngquyền miễn trừ pháp lý.Tàu quân sự nước ngoài như tất cả các tàu thuyền khácphải tôn trọng luật lệ của quốc gia ven biển liên quan tới quyền qua lại không gâyhại
Nội thủy
Nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tínhchiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn,tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.Điều 8 Công ước quy định: “Trừtrường hợp đã được quy định ở phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ
sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ của quốc gia” Phần IV - phần được loại trừ ở đây
là phần quy định về quốc gia quần đảo
Cấu trúc của nội thủy dưới góc độ luật quốc tế gồm có: Vịnh thiên nhiên,vịnh lịch sử và vùng nước lịch sử, cảng biển, vũng đậu tàu, cửa sông
Ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả đối với nội thủy rất hạn chế.Trongvùng nước nội thuỷ, mặc dù quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn
và đầy đủ như trên đất liền.Tuy nhiên, chủ quyền này chỉ được áp dụng đối vớicon tàu chứ không phải đối với cá nhân, pháp nhân, người nước ngoài ở trên tàu
Trang 16đó.Bất kỳ tàu thuyền nào của nước ngoài muốn vào nội thủy của nước ven biểnđều phải xin phép trước và có sự cho phép của quốc gia ven biển mới đượcvào.Các tàu thương mại vào cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thôngthương và có đi có lại,thường phải đến một địa điểm quy định trước làm các thủtục an ninh, hải quan, vệ sinh y tế của nước ven biển và sau khi được phép sẽ vàocảng biển theo sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải nước này.
Trên tàu thuyền cũng tồn tại chế độ lãnh thổ nổi.Các tàu thuyền nước ngoàiđặt dưới thẩm quyền tương đối của quốc gia ven biển về trật tự, an ninh, cảnh sát,
Tàu nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu quân sự đượchưởng quyền miễn trừ.Thẩm quyền tài phán hình sự với các tàu này trong một sốtrường hợp:
- Vi phạm xảy ra trên boong tàu:
+ Chủ hành vi thuộc thủy thủy đoàn thì quyền tài phán thuộc về quốc giatàu mang cờ
+ Chủ hành vi không thuộc thủy thủ đoàn, nạn nhân là nhân viên trên tàuthì cả hai bên đều có thẩm quyền
+ Chủ hành vi và nạn nhân không thuộc thủy thủ đoàn thì quốc gia cảng cóthẩm quyền tuyệt đối
- Vi phạm xảy ra ngoài tàu : quốc gia cảng có thể bắt kẻ phạm tội nhưngphải trao trả cho thuyền trưởng con tàu nếu ông ta có yêu cầu ( Điều 218 – Côngước)
Trang 17b Đối với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia:
Tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng nằm ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnhhải.Theo khoản 2, Điều 33 Công ước: “ Vùng tiếp giáp không thể mở rông quá 24hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”.Tại đây, quốc giaven biển thực hiện các thẩm quyền có tính chất riêng biệt và hạn chế đối với tàuthuyền nước ngoài
Đây là vùng biển mang tính chất đệm giữa vùng thuộc chủ quyền của quốcgia ven biển và vùng thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó
Ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả đối với vùng tiếp giáp lãnh hải thểhiện ở chỗ các quốc gia khác và tàu thuyền nước ngoài được hưởng các quyền tự
do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm tại đây
Tuy nhiên,trong trường hợp tàu thuyền nước ngoài chỉ đi qua vùng tiếpgiáp mà không vào các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hoặc không phải từcác vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia đi ra thì không phải chịu sự kiểm tra,giám sát của quốc gia ven biển Điều này giống như một quyền tự do hàng hảinhưng có sự hạn chế
Trang 18- Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
- Tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc
tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tư do này và phù hợp với các quy địnhkhác của Công ước 1982, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền,phương tiện bay và dây cáp,ống dẫn ngầm
Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng này phảiđược sự dồng ý của các quốc gia ven biển Đồng thời khi hoạt động trong vùngđặc quyền kinh tế các quốc gia khác phải tôn trọng pháp luật của quốc gia venbiển và những quy địng của pháp luật quốc tế
Quốc gia ven biển không được phép viện dẫn bất kỳ lý do gì để cản trởviệc thực hiện những quyền này, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo chotàu thuyền nước ngoài thực hiện những quyền tự do trên
Đặc biệt Công ước 1982 đã dành cho các quốc gia không có biển hoặcbất lợi về địa lý được quyền tham gia vào việc khai thác số cá dư trong các vùngđặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển cùng phân khu vực hoặc khu vực.Tuy nhiên quyền này chỉ được thực hiện khi quốc gia ven biển không có khả năngkhai thác sản lượng cá và cho phép nước ngoài vào đánh bắt số cá thừa theo nhữngđiều kiện được các bên hữu quan thực hiện
Như vậy,trong vùng đặc quyền kinh tế cũng tồn tại quyền khai thác tàinguyên sinh vật của các quốc gia khác (là một quyền trong nguyên tắc tự do biển),nhưng quyền này chỉ mang tính hạn chế vì nó phụ thuộc vào việc nước ven biển
có công bố tồn tại một dư lượng tài nguyên sinh vật hay không, và phụ thuộc vàoviệc giữa nước ven biển với nước hữu quan có sự thỏa thuận về chia sẻ nguồn tàinguyên hay không
Thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với tàu thuyền mang quốc tịchnước mình khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển tuântheo nguyên tắc “Luật nước treo quốc kỳ”, loại trừ quyền tài phán của quốc giaven biển
Thềm lục địa
Trang 19Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dướiđáy biển, bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiêncủa lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đếncách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài củarìa lục địa của quốc gia đó có khoảng cách gần hơn (khoản 1 Điều 76 Công ước).
Ảnh hưởng của nguyên tắc đất thống trị biển đối với thềm lục địa là rất lớn,nên nguyên tắc tự do biển cả chỉ có một phần ảnh hưởng, thể hiện ở việc các quốcgia khác trên thềm lục địa có các quyền về tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dâycáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển
c Đối với biển cả và vùng:
Đây là hai vùng biển thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất nguyên tắc tự do biểncả
Biển cả.
Biển cả, theo Điều 86 – Công ước luật biển 1982 là: “…tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia, cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo”
Như đã đề cập ở trên thì chế độ pháp lý của biển cả tập trung chủ yếu trongnguyên tắc tự do biển cả, quyền tự do trên biển cả thể hiện trong nội dung củanguyên tắc tự do biển cả bao gồm:
* Tự do hàng hải:
Nội dung của quyền tự do hàng hải bao gồm các quyền liên quan đến việc
tự do đi lại và thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền khi hoạt động trên biển cả
Trước hết, đó là việc cho phép xác định quyền tự do đi lại của tất cả cácloại tàu thuyền của quốc gia trên khu vực biển cả ở bất kỳ khu vực nào mà họmuốn Các tàu thuyền khi hoạt động trên biển cả có địa vị pháp lý ngang bằngnhau và chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia mà tàu mang cờ Như vậy, khihoạt động trên biển cả, tàu thuyền chỉ tuân theo “ luật của nước mà tàu treo cờ”,theo đó, các quyền kiểm soát tàu thuộc về tàu chiến và tàu cảnh sát của quốc gia
Trang 20mà tàu thuyền mang cờ Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm hay bất kỳ sự cốhàng hải nào trên biển cả, mà trách nhiệm hành chính hay hình sự rơi vào bất kỳthành viên nào thuộc thủy thủ đoàn, thì chỉ có thể yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý các đương sự trước cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cờhoặc cơ quan của quốc gia mà đương sự có hành vi vi phạm là công dân.
Tương xứng với thẩm quyền nên trên thì tất cả các quốc gia đều phải cótrách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm đối với tàu thuyền của nước mình khi hoạtđộng trên biển cả, đồng thời phải gánh chịu mọi trách nhiệm do tàu thuyền củanước mình gây ra cho tàu thuyền của nước khác
Riêng đối với tàu quân sự và tàu Nhà nước dùng cho hoạt động phi thươngmại khi hoạt động trên biển cả được hưởng quyền bất khả xâm phạm và quyềnmiễn trừ tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác, ngoài quốc gia mà tàu mang quốckỳ
Đồng thời, trong vùng biển cả, bất kỳ quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ :ngăn ngừa và trừng trị tội cướp biển; ngăn ngừa và trừng trị tội buôn bán và vậnchuyển nô lệ; đấu tranh chống các hành vi phát sóng bất hợp pháp; ngăn ngừa vàtrừng trị tội buôn bán ma túy và các chất kích thích; và có quyền truy đuổi Đâychính là các ngoại lệ của nội dung tự do hàng hải Ngoại lệ về quyền trấn áp phổcập đối với tội cướp biển và ngoại lệ về quyền truy đuổi phát sinh từ hiệu lực củacác quy phạm được công nhận chung của luật quốc tế Đây là loại quy phạm cóhiệu lực đối với tất cả các quốc gia Ngược lại, các ngoại lệ còn lại được quy địnhtrong các điều ước quốc tế, chỉ có hiệu lực với các quốc gia thành viên điều ước.Mặt khác, các ngoại lệ trên không áp dụng với các tàu quân sự
* Tự do hàng không
Nội dung của nguyên tắc là trong vùng trời quốc tế, các phương tiện baycủa tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng không, khi hoạt động ở vùng trờiquốc tế, phương tiện bay chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia đăng tịchphương tiện bay Trong thời gian bay trong không phận quốc tế, các phương tiệnbay phải chấp hành và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, các yêu cầu về an ninh
Trang 21hàng không được ghi nhận trong điều ước quốc tế về hàng không cũng như cácvăn bản do tổ chức hàng không quốc tế ban hành Tất cả các quốc gia phải ápdụng các biện pháp an ninh an toàn hàng không cho các phương tiện bay củamình, tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật hàng không quốc tế.
* Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
Các quốc gia được quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm trong vùng biển
cả Quyền này được hiểu rộng hơn, là bao gồm cả việc bảo vệ và nghiêm cấm pháhoại dây cáp và ống dẫn ngầm được đặt dưới biển.Quốc gia đặt dây cáp và ốngdẫn ngầm có nghĩa vụ phải đặc biệt quan tâm đến tình trạng của chúng đã đượcxây dựng ở dưới đáy biển, không được gây cản trở cho quá trình sửa chữa các dâycáp và ống dẫn ngầm hiện có
Như vậy các quốc gia đều được tự do đánh bắt cá trên biển cả nhưng cónghĩa vụ tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các quốc gia venbiển; áp dụng các biện pháp để bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả; hợp tácquốc tế trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật
* Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác và quyền tự donghiên cứu khoa học
Theo quy định của nguyên tắc luật biển 1982, các quốc gia có biển cũngnhư không có biển đều có quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do xây dựng cácđảo nhân tạo và các thiết bị khác được luật quốc tế cho phép Tuy nhiên, do việc
Trang 22vùng đặc quyền kinh tế được thành lập với chiều rộng 200 hải lý tình từ đường cơ
sở và quyền của quốc gia ven biển trong thềm lục địa có chiều rộng tối thiểu là
200 hải lí và tối đa là 350 hải lí hoặc 100 hải lí tình từ đường đẳng sâu 2500m,theo đó tồn tại chế độ cho phép quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việcxây dựng thiết bị, đảo nhân tạo và nghiên cứu khoa học nên đã hạn chế phần lớnphạm vi không gian của hai quyền tự do bổ sung này
Vùng
Theo Điều 1 Công ước 1982 “vùng” (zone) là đáy biển và lòng đất dướiđáy biển nằm ngoài giới hạn thẩm quyền tài phán quốc gia”.Như vậy có thể hiểuvùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài ranh giới phíangoài thềm lục địa của tất cả các quốc gia
Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của nhân loại (Điều 136 Côngước)
Nguyên tắc tự do biển cả một mặt đặt cơ sở để thiết lập trên Vùng quyền sởhữu quốc tế và loại bỏ sự chiếm hữu bất hợp pháp của một quốc gia đối với biển
cả, mặt khác, xác định cơ chế kiểm soát quốc tế đối với việc khai thác và sử dụngnguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển cả và vùng, nhằm hạn chế tình trạng sửdụng bừa bãi nguồn tài nguyên, ảnh hưởng tới môi trường biển
Vùng không thuộc sự chiếm hữu của bất kỳ quốc gia nào; tất cả các quốcgia được phép sử dụng vùng vì mục đích hoà bình; tất cả các quốc gia được quyền
sử dụng,quản lý, khai thác một cách công bằng trên vùng Quản lý vùng có Cơquan quyền lực đáy đại dương có trụ sở tại Jamaica, tổ chức điều hành của cơquan gồm Hội nghị các nước thành viên và Hội đồng gồm 36 thành viên, trong đó
18 thành viên được phân bổ theo tiêu chuẩn địa lý (như hội đồng bảo an) và 18thành viên được phân chia gồm 4 nước xuất khẩu nhiều nhất về quặng được khaithác; 4 nước sản xuất nhiều nhất; 4 nước nhập khẩu nhiều nhất; 6 nước còn lại đạidiện cho các quyền lợi khác (Điều 161 Công ước).Dưới cơ quan quyền lực đáy đạidương có các xí nghiệp
d Đối với các vùng biển đặc thù:
Trang 23Vùng nước quần đảo.
Vùng nước quần đảo là khái niệm gắn liền với quốc gia quần đảo Quốc giaquẩn đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều đảo hoặc cókhi bởi một số hòn đảo khác Quần đảo được hiểu là một tổng thể các đảo, baogồm cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tựnhiên khác có mối liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức tạo thành một thểthống nhất về địa lý, chính trị, kinh tế hay được coi như vậy về mặt lịch sử ( Điều46- Công ước)
Vùng nước quần đảo là vùng biển nằm bên trong của đường cơ sở quầnđảo, dùng để tính chiều rộng lãnh hải và do quốc gia quần đảo ấn định Muốn xácđịnh được vùng nước quần đảo cần phải vạch được đường cơ sở quần đảo Cácđiều kiện để vạch được đường cơ sở quần đảo quy định tại điều 47 – Công ước
Vai trò của nguyên tắc tự do biển cả ảnh hưởng đối với vùng này được thểhiện qua các quy chế phá lý như:
- Các quốc gia láng giềng có quyền đánh bắt hải sản truyền thống cũng nhưcác hoạt động chính đáng trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo củaquốc gia quần đảo, quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước quốc tếhiện hành đã được kí kết với các quốc gia khác và thừa nhận (Xem điều 51 Côngước)
-Các quốc gia khác có quyền đặt các dây cáp ngầm và đi qua các vùng nướcquần đảo của quốc gia quần đảo mà không đụng chạm đến bờ biển của quốc giaquần đảo ( xem Điều 51 Công ước)
-Tàu thuyền của quốc gia khác đều được hưởng quyền đi qua vô hại vùngnước quần đảo, cũng như quyền quá cảnh theo hành lang hàng hải tại vùng nướcnày.( xem Điều 52 Công ước)
Theo điều 53 Công ước 1982, quốc gia quần đảo phải xác định các hànhlang hàng hải đảm bảo việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài một cách liên tục vànhanh chóng, không gặp trở ngại gì trong vùng nước quần đảo của mình Nếuquốc gia quần đảo không xác lập các hành lang như vậy thì tàu thuyền có thể đi
Trang 24qua vùng nước quần đảo theo các lộ trình hàng hải đã được sử dụng thường xuyêntrong lưu thông hàng hải quốc tế Quyền quá cảnh có nội dung rộng hơn so vớiquyền đi qua vô hại, cụ thể quyền quá cảnh không thể bị đình chỉ, tàu ngầm quân
sự có thể đi qua ở tư thế chìm và phương tiện bay quan sự cũng như dân sự đều cóthể sử dụng quyền này, có quyền bay qua vùng trời trên vùng nước quần đảo
Eo biển quốc tế
Eo biển theo nghĩa thông thường là đường nối các vùng biển rộng lớnvới nhau và có tính chất tự nhiên, không do con người tạo ra và có đặc điểm chung
là tương đối hẹp Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế được hiểu là eo biển nằmgiữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phậnkhác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế ( Điều 37 Công ước)
Nguyên tắc tự do biển cả có tác động và ảnh hưởng đến quy chế pháp
lý của các eo biển, đặc biệt là các eo biển nối liền biển cả hoặc vùng đặc quyềnkinh tế với nhau và được sử dụng cho hàng hải quốc tế, ví dụ như eo biển Gibralta,các eo biển Đan Mạch, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ,
Tại các eo biển này áp dụng nguyên tắc quyền quá cảnh Tàu thuyền vàphương tiện bay của các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và tự do hàngkhông với điều kiện đi qua phải liên tục, nhanh chóng qua eo biển Yêu cầu quácảnh liên tục và nhanh chóng không ngăn cản việc đi qua eo biển để đến lãnh thổcủa một quốc gia ven biển hoặc để rời khỏi lãnh thổ đó, theo các điều kiện chophép của quốc gia này
Quyền quá cảnh này được áp dụng cho cả tàu thuyền và phương tiện bay.Các phương tiện bay được hưởng quyền tự do bay cao hơn so với quyền tự
do hàng hải của tàu thuyền, cụ thể các phương tiện bay thực hiện quyền tự do baykhông phải theo các hành lang bay quy định như trong trường hợp của tàu thuyềnphải tôn trọng các tuyến đường hàng hải và hệ thống phân chia luồng giao thông
do các quốc gia ven eo biển xác lập phù hợp với các quy định quốc tế đã đươccông nhận chung
Trang 251.2 Đánh giá vai trò cùa nguyên tắc tự do biển cả:
Nguyên tắc tự do biển cả là nguyên tắc pháp lý của Luật biển quốc
tế, có giá trị chi phối nhiều quy phạm của luật này Nói cách khác nguyên tắc này
là cơ sở pháp lý để thiết lập chế độ pháp lý các vùng của các vùng biển và duy trìtrên đó họat động của các đối tượng tham gia sử dụng biển Điều này có nghĩarằng, tự do biển cả với những nội dung nêu trên không chỉ tồn tại duy nhất ở vùngbiển cả, mà nó còn có vai trò ảnh hưởng đối với những vùng biển thuộc chủ quyền
và các vùng thuộc quyền chủ quyền quốc gia.Tự do biển cả không có nghĩa là tự
do một cách tuyệt đối, mà tự do phải phù hợp với định chế của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước năm 1982) và các quy phạm khác của Luật quốc tế
Tự do hợp tác trong khai thác và sử dụng biển cả một cách hợp lý, vì mỗiquốc gia là một thành viên của cộng đồng quốc tế nên quyền tự do biển cả cầntính đến sự hài hoà về lợi ích giữa các quốc gia Nguyên tắc tự do biển cả (Điều87) là quy phạm có tính chất mệnh lệnh của Luật biển quốc tế nên các quốc gia không thể tự thoả thuận với nhau để thay đổi nó.Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng, trực tiếp giải quyết một vấn đề có tính toàn cầu
đó là nhân loại cùng nghiên cứu và sử dụng đại dương phục vụ lợi ích cộngđồng
Vấn đề này xuất phát từ lý luận truyền thống: Biền là không gian mở đốivới các quốc gia, theo đó, việc thiết lập các vùng biển có quy chế pháp lý khácnhau không có nghĩa là tạo ra sự chia cắt hoàn toàn độc lập giữa những khoảngkhông gian này với nhau, dự a theo các nhóm lợi ích đối lập.Vì vậy, vận dụngnguyên tắc tự do biển cả để thiết lập trật tự pháp lý trên biển phải đảm bảo đựơchai vấn đề:
- Thứ nhất là đảm bảo duy trì quyền tự do cơ bản và truyền thống củacộng đồng quốc tế trong sử dụng biển;
- Thứ hai là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia trong hưởng lợiích và sử dụng biển vì mục đích hòa bình