1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích nhân vật ông sáu trong truyện chiếc lược ngà

1 2,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 40 KB

Nội dung

Bài phân tích sát với nội dung chương trình giảng dạy trong nhà trường, phù hợp với GV, HS đang cần tài liệu để ôn thi vào chương trình lớp 10 THPT. 1. Mở bài Nguyễn Quang Sáng viết truyện “Chiếc lược ngà” năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Mặc dù viết về đề tài chiến tranh nhưng truyện lai viết về tình cảm đời sống gia đình mà cụ thể là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện khắc họa hình ảnh nhân vật ông Sáu một người cha rất mực thương con, qua đó ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng

Trang 1

*Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

1 Mở bài

- Nguyễn Quang Sáng viết truyện “Chiếc lược ngà” năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt

- Mặc dù viết về đề tài chiến tranh nhưng truyện lai viết về tình cảm đời sống gia đình mà cụ thể là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh

- Truyện khắc họa hình ảnh nhân vật ông Sáu một người cha rất mực thương con, qua đó ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng

2 Thân bài

a Tình cha con sâu nặng của ông Sáu được thể hiện trong những ngày nghỉ phép

- Ông Sáu thoát li đi kháng chiến, khi bé Thu đứa con gái đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất

của ông chưa đầy một tuổi Tám năm sau, ông mới có dịp về thăm nhà thăm con, cho nên “đến lúc được

về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh” Bởi vậy, khi xuồng vừa vào bến “thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhay thót lên…” Ông vui mừng

“bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to – Thu!con” Thế nhưng, đáp lại sự vồ vập mong chờ của cha, đứa con lại nhìn ông ngờ vực “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy kêu thét lên…” khiến ông ngỡ ngàng, hụt hẫng “mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”

- Những ngày sau đó, ông Sáu tìm mọi cách để gần con an ủi con, thì đứa con lại lạnh nhạt xa lánh

Ông mong đứa con gọi ông một tiếng ba, nhưng đứa con không chịu gọi và cứ “nói trổng” Những lúc như thế ông chỉ biết nhìn con “ vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi” Trong bữa cơm ông gắp cái trứng cá to vàng cho con, nhưng nó không ăn và hất tung ra ngoài khiến cho ông “giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó…”

- Trong buổi sáng cuối cùng, khi phải chia tay mọi người để trở lại khu căn cứ thì bất ngờ đứa con

mới chịu nhận ông là cha và cất tiếng gọi “ba” Đây là tiếng “ba” mà bấy lâu nay ông mong mỏi được nghe, ông sung sướng, hạnh phúc “Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt” Có thể nói đây là đoạn văn diễn tả một cách

chân thực nhất, xúc động nhất về tình cảm cha con Chứng kiến những biêu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy

có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình

b Khi trở lại khu căn cứ

- Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà, nhưng được biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ

- Khi trở lại khu căn cứ, nỗi day dứt ân hận ám ảnh ông trong suốt nhiều ngày khi chia tay với gia

đình là việc ông đánh con trong lúc nóng giận Rồi lời dặn của đứa con “Ba về! Ba mua con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng con

- Khi kiếm được khúc ngà, ông đã vô cùng vui mừng sung sướng “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”, rồi ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược “những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Chiếc lược ngà đã

trở thành một vật quý giá thiêng liêng với ông Sáu Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình

cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối phần nào tâm trạng của anh Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”.

- Thế nhưng một chuyện không may đã xảy ra, trong một trận càn của giặc ông Sáu đã hi sinh

“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược…” Chiếc lược ngà đã làm xong,nhưng mãi mãi

nó chỉ là kỉ vật thiêng liêng của người cha dành cho đứa con gái bé bỏng, và nó là chứng nhân cho câu chuyện về tình phụ tử sâu nặng

3 Kết bài:

- Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu, mà còn gợi cho người đọc suy nghĩ và thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, gia đình

- Câu chuyện cảm động về tình cha con ông Sáu còn là bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả chúng ta về bao nhiêu mất mát hi sinh của các thế hệ cha anh vì độc lập dân tộc, gợi nhắc về thái độ sống của thế hệ trẻ hôm nay với quê hương, đất nước

Ngày đăng: 09/05/2016, 14:45

w