Đã xem 2927 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng Chuyên mục : Ống kính LENS Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AIS Một trong những đặc điểm thu hút nhất của các máy ảnh Nik
Trang 112/12/2014 Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AIS
VUA NHIẾP ẢNH VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng Chụp ảnh tài ba Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed
Thiết bị nhiếp ảnh Ống kính (LENS)
Gửi bài viết qua email
In ra
Lưu bài viết này
Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AI S
Đăng lúc: Thứ bảy 04/01/2014 06:54. Đã xem 2927 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Phân biệt các
đời ống kính
Nikon non AI ,
AI và AIS
Một trong những đặc điểm thu hút nhất của các máy ảnh Nikon SLR chính là ngàm ống kính F . Được giới thiệu lần đầu tiên với sự ra đời của Nikon F vào năm 1959 , cho đến ngày nay , Nikon F cùng Pentax K là hai ngàm ống kính duy nhất không bị các hãng sản xuất máy ảnh từ bỏ . Mặc dù vậy , trong quá trình phát triển , ngàm F cùng các ống kính của nó cũng đã được Nikon nâng cấp với các tính năng hiện đại , và không phải ống kính ngàm F nào cũng gắn lên được tất cả các thân máy ngàm F . Bài viết này sẽ trình bày cho bạn về thông tin cũng như là cách nhận biết các đời ống kính lấy nét tay ngàm F
Ngàm F nguyên thủy , hay còn gọi là nonAI , NAI hay PreAI
Trang nhất Ảnh
đẹp
Thuật ngữ
Thông tin thiết bị
Video Hỏi đáp Liên
hệ
Giới
thiệu
Thiết bị nhiếp ảnh
Kỹ thuật nhiếp ảnh
Trang 212/12/2014 Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AIS
Là thế hệ ống kính Nikkor ngàm F đầu tiên , các ống kính nonAI được sản xuất từ năm 1959 cho đến năm
1977 . Đặc điểm dễ nhận biết nhất của các ống nonAI là chúng chỉ có 1 hàng hiển thị khẩu độ ( so với 2 hàng với các ống AI , AIS ) cùng với 1 đôi “tai thỏ” không có lỗ . Những ống kính ban đầu có sơn hàng chữ
“Nippon Kogaku Japan” và có tiêu cự thể hiện bằng cm . Đến năm 1965 , thể hiện tiêu cự được thay bằng mm
và đến năm 1971 thì “Nippon Kogaku Japan” được thay thế bằng “Nikon” . Năm 1974 , một thế hệ ống kính Nikkor có tên là đời K , vẫn là ngàm nonAI , nhưng có ngoại hình thay đổi với vòng lấy nét được bọc vỏ cao
su . Lưu ý : nhiều thân máy Nikon đời sau không gắn được ống kính NonAI . Nếu vẫn cố gắng gắn vào sẽ gây
hư hỏng vĩnh viễn cho thân máy
Ngàm AI và AI modified / AI’d
Trang 3
12/12/2014 Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AIS
Ra mắt năm 1977 , ống kính AI ( viết tắt của Aperture Indexing chỉ số khẩu độ ) được Nikon bổ sung một cái lằn trên vòng khẩu độ để thông báo khẩu độ đang dùng , cùng một cái ngạnh sau đuôi ống kính để thông báo khẩu độ lớn nhất cho bộ phận đo sáng trong thân máy . Ngoài ra, các ống kính AI còn có thêm một hàng hiển thị khẩu độ nhỏ , nằm sát đuôi ống kính , bên cạnh hàng hiển thị khẩu độ lớn thông thường , tổng cộng là 2 hàng hiển thị khẩu độ Đôi tai thỏ cũng được đục lỗ để lấy ánh sáng vào hàng hiển thị khẩu độ thứ 2 . Một số ống kính non AI được chính hãng Nikon hoặc người dùng thông thường chuyển đổi sang ngàm AI . Những ống kính này được gọi là AI modifiled hay AI’d , khác biệt với ống AI nguyên bản ở chỗ nó không có cái
ngạnh báo khẩu độ lớn nhất sau đuôi ống kính
Ngàm AIS và AIP
Trang 4
12/12/2014 Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AIS
Ra mắt năm 1981 , ống kính AIS ( Aperture Indexing Shutter ) cũng tương tự như các ống AI nhưng được Nikon bổ sung thêm một cái chỗ khuyết ( “móng ngựa” ) sau vành đuôi lens và có khẩu nhỏ nhất được sơn màu cam . Nikon gọi cái chỗ khuyết này là “ dấu hiệu nhận biết loại ống kính “ . Ống kính AIS chỉ khác ống kính AI ở chỗ là nó có thao tác khép khẩu được tiêu chuẩn hóa , giúp cho tốc độ màn trập nhảy chính xác hơn trong chế độ chụp ưu tiên tốc độ hay chế độ Program . Một điều thú vị là , những ống kính Series E giá rẻ của Nikon ra đời đầu tiên năm 1979 cũng chính là những ống AIS , chỉ khác chỗ là nó không có đôi tai thỏ
Những ống kính AIS đời sau này cũng được Nikon loại bỏ luôn đôi tai thỏ . Một số ít ống kính AIS , bao gồm 45mm 2.8P , 500mm 4.0P và 12001700mm 5.68.0P , được tích hợp CPU để có thể giao tiếp điện tử với thân máy , được gọi là ống AIP . Các ống kính Zeiss ZF.2 và Voigtlander SL II cũng là ống kính AIP . Ngoài
ra , tất cả các ống kính Nikon AF ( lấy nét tự động ) đều là ống kính AIS
Tổng kết
Trang 5
12/12/2014 Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AIS
Nhìn chung , các ống kính AI , AI’d , AIS , Series E , AF đều có thể gắn và sử dụng bình thường với hầu hết các thân máy Nikon , film cũng như số . Các ống kính Non AI chỉ gắn và sử dụng tốt với các máy ảnh Nikon
từ F3 ( 1980 ) trở về trước , với F4 ( 1988 ) và F5 ( 1996 cần nâng cấp ) là ngoại lệ . Các thân máy Nikon số không có động cơ lấy nét tích hợp trong thân máy như D40/D40x/D60/D3x00/D5x00 có thể gắn được các ống kính Non AI , nhưng sẽ không có đo sáng
Những ống Non AI và Series E đa số là singlecoat ( chỉ có 1 lớp tráng phủ chống phản xạ ) . Một số ống non
AI được sản xuất từ đầu những năm 70 , có ghi chữ C ( coat ) trong tên gọi , là multicoat ( tráng phủ nhiều lớp ) . Các ống AI trở đi đều là Multicoat . Theo thời gian , các ống kính Nikon đời càng mới có thiết kế vỏ ( build ) càng gọn nhẹ và tiện dụng , nhưng cũng kém bền và cho cảm giác sử dụng chán hơn
Nguồn tin: facebook.com/notes/7buanet
Chia sẻ 0
Từ khóa:
cảm biến máy ảnh, chống rung quang học, máy ảnh DSLR, máy ảnh số, mua máy ảnh, ống kính máy ảnh, vua nhiếp ảnh, vua máy ảnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 4.5/5
Những tin mới hơn
150
Thích Chia sẻ
Trang 612/12/2014 Phân biệt các đời ống kính Nikon non AI , AI và AIS
Phân loại ống kính máy ảnh (12/01/2014)
Sử dụng ống kính tele (14/01/2014)
Những tin cũ hơn
Chụp ảnh phong cảnh với ống kính siêu rộng (03/01/2014)
Dùng ống kính máy phim cho máy DSLR (01/01/2014)
Chọn ống kính máy ảnh phù hợp nhu cầu (29/12/2013)
Lựa chọn ống kính 85 và 50mm (28/12/2013)
Chọn ống kính tele của người mới chơi (25/11/2013)
Cách chọn mua ống kính mới (24/11/2013)
+ Xem phản hồi Gửi phản hồi
Ý kiến bạn đọc
Tên của bạn Email
N
ộ
i
d
u
n
g
Cách chụp ảnh Canon 60D Hướng dẫn chụp ảnh Sài Gòn xưa máy ảnh compact máy ảnh
DSLR Hà nội Chụp ảnh cưới kỹ xảo máy ảnh số
Vua Nhiếp Ảnh là trang web của Phạm Hải Đăng
Xem bản: Desktop | Mobile
58 nghìn
Thích
Chia sẻ