1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý chất lượng công trình xây dựng-Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng số 4A – Nghị định 209/2004/NĐ-CP

80 953 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 592 KB

Nội dung

Quản lý chất lượng, công trình xây dựng,Biên bản nghiệm thu, công việc xây dựng số 4A ,Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Trang 1

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng số 4A –

Nghị định 209/2004/NĐ-CP Câu hỏi:

Công dân Trần Minh, địa chỉ Email (tranminhvinaincon@yahoo.com) hỏi:

“Tôi có xem phần trả lời qua thư điện tử của Cục giám định Nhà nước

về chất lượng công trình xây dựng chất lượng cho hòm thư bạn đọc haitk266@gmail.com về việc biên bản nghiệm thu công việc xây dựng kèm theo phụ lục khối lượng công việc Về việc này tôi không đồng ý với ý kiến của Cục giám định "Việc đưa nghiệm thu khối lượng vào Biên bản nghiệm thu công việc theo mẫu Phụ lục 4A của Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng là trái với quy định" vì những lý do sau:

1 Trong quá trình thi công thực tế tại hiện trường, việc tính toán khối lượng chính xác để nghiệm thu thanh toán khi lập biên bản 4A là rất khó thực hiện vì vậy Nghị định 209/2004/NĐ-CP không bắt buộc phải có phụ lục khối lượng đi kèm, tuy nhiên việc nhà thầu và Chủ đầu tư vẫn có thể lập phụ lục khối lượng này phù hợp với bản vẽ hoàn công chi tiết công việc thực hiện Việc kèm theo phụ lục khối

lượng nghiệm thu tại biên bản số 4A là không bắt buộc chứ không phải hoàn toàn

trái với quy định

2 Trong trường hợp Hợp đồng thực hiện theo hình thức Chỉ định thầu có giá điều chỉnh theo thời điểm nghiệm thu thanh toán thì việc xác định khối lượng hoàn thành tại thời điểm nghiệm thu là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện hợp đồng, tránh tình trạng thời điểm nghiệm thu đã diễn ra ở giai đoạn trước khá lâu mới lập

hồ sơ thanh toán giai đoạn và xác định khối lượng thanh toán tại thời điểm thanh toán Trong tình huống này rất có thể đẩy giá trị công trình lên rất lớn do điều chỉnh chế độ chính sách của Nhà nước và tình hình biến động giá lớn như hiện nay”

Trả lời:

1 Biên bản nghiệm thu công việc được lập theo mẫu Phụ lục 4A của Nghị định209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng côngtrình xây dựng nhằm “đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắpđặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật - điểm

c khoản 2 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP” Như đã trả lời công

dân, địa chỉ Email (haitk266@gmail.com) “Để thanh toán khối lượng thì kèmtheo mỗi biên bản nghiệm thu công việc là phải có bản vẽ hoàn công công việc -

khoản 6 mục B của phụ lục 3 Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựngướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) Dựa vào bản vẽ hoàn công nhà thầu thi công có thể tính toán

khối lượng để thanh toán”

Chính vì vậy mà trong Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng không có nộidung nghiệm thu khối lượng Đây là mẫu của Nghị định do Chính phủ ban hànhbởi vậy “Việc đưa nghiệm thu khối lượng vào Biên bản nghiệm thu công

Trang 2

việc theo mẫu Phụ lục 4A của Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ

về quản lý chất lượng công trình xây dựng là trái với quy định”

Nghị định 209/2004/NĐ-CP cũng không quy định phải có Phụ lục khối lượng kèmtheo Biên bản nghiệm thu Bởi vậy “việc nhà thầu và Chủ đầu tư vẫn có thể

lập phụ lục khối lượng này phù hợp với bản vẽ hoàn công chi tiết công việc thực hiện” là việc thỏa thuận giữa nhà thầu thi công xây dựng với chủ đầu

tư trong hợp đồng thi công xây dựng

2 Chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu kịp thời khi có Phiếu yêu cầu nghiệmthu của Nhà thầu thi công xây dựng Theo quy định tại Thông tư 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính “Sửa đổi, bổ sung một số điểm củaThông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn vềquản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồnvốn ngân sách nhà nước” thì:

“Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán vàđiều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửiKho bạc nhà nước, bao gồm:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (Quy địnhtại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của BộXây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng hoặc văn bản bổsung thay thế, nếu có);

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

ty chúng tôi đang gấp rút thi công nhằm đuổi kịp tiến độ (chậm 03 tháng) Tuy nhiên, phía Chủ đầu tư muốn chúng tôi tìm hiểu xem có quy định nào cho phép công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng một phần hay không? Nếu được, chúng tôi xin phép nghiệm thu cụm bồn thứ nhất và hệ thống ống dẫn để kịp cung cấp cho tàu dầu vào khoảng tháng 4/2008, sau đó khi hoàn thành toàn bộ phần còn lại của

Trang 3

dự án (dự kiến vào tháng 07/2007), chúng tôi sẽ làm thủ tục nghiệm

thu cuối cùng Đề nghị quý Bộ hướng dẫn thực hiện”

Trả lời:

1 Công trình mở rộng Trạm phân phối chế phẩm hóa dầu của công ty AP cókhoảng 30 bồn chứa hóa chất (30 hạng mục công trình) được chia làm 03 cụmhoạt động độc lập Việc nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụngđược thực hiện như sau:

a) Nghiệm thu từng hạng mục công trình hoàn thành;

b) Nghiệm thu từng cụm bồn độc lập hoàn thành;

c) Nghiệm thu công trình (gồm cả 3 cụm) hoàn thành

2 Quý Công ty có thể đề nghị Chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu theo như kếhoạch đã nêu Tuy nhiên, cụm bồn thứ nhất và hệ thống ống dẫn phải bảo đảmcác điều kiện an toàn chịu lực, an toàn vận hành, sử dụng và an toàn phòngchống cháy nổ theo các quy định hiện hành

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

1 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đang hiệu lực thì chúng tôi phải áp dụng theo Nghị định này hay TCXDCN 371-2006 để thực hiện nghiệm thu?

2 Yêu cầu của Chủ đầu tư và Nhà thầu giám sát thi công xây dựng có hợp lý không?

3 Chúng tôi có phải áp dụng theo quy định tại 4.4.4.10 của TCXDVN 371-2006

cụ thể là "Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng Thời hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn thành hạng mục, công trình theo qui định" hay không?

Trả lời:

1 Khoản 2 Điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định

“Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau vềcùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” Nghị định209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Tiêu chuẩn xây

Trang 4

dựng TCXDVN 371 : 2006 "Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng"được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BXD ngày29/12/2006 đều quy định về công tác nghiệm thu công trình xây dựng nhưng doNghị định là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn nên cho đến thời điểm này vẫnphải áp dụng Nghị định để thực hiện nghiệm thu

2 Tiêu chuẩn TCXDVN 371:2006 qui định nội dung và trình tự tiến hành công tácnghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp(xây dựng mới và cải tạo) đã hoàn thành Công trình mà Quý Công ty thi côngphục vụ đóng tàu nõu là bến, ụ nâng tầu, âu thuyền là công trình giao thông thyêu cầu của Chủ đầu tư và Nhà thầu gim st thi công xây dựng là không hợp lý

3 Do lý do đã nêu ở khoản 1 nên Quý Công ty không phải áp dụng theo quy địnhtại 4.4.4.10 của TCXDVN 371-2006

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

- Biên bản nghiệm thu Công việc xây dựng và nghiệm thu Giai đoạn thi công xây dựng của nội bộ Nhà thầu sẽ do những ai ký? (Theo chúng tôi là do Trưởng, phó phòng kỹ thuật hoặc do một trưởng (có chuyên môn) bộ phận chuyên phụ trách giám sát các công trình xây dựng của Nhà thầu ký cùng với phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu, nhưng một số Chủ đầu tư lại yêu cầu phải là Giám đốc Cty ký cùng CNCT, chúng tôi không nhất trí vì cho rằng nếu Giám đốc đi công tác xa, hoặc công trình ở nơi xa cty và Giám đốc không biết về kỹ thuật thì làm sao mà ký nghiệm thu được)

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng do ai ký?

- Bản vẽ hoàn công trong nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định là do Tư vấn giám sát, kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu và Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu Trong trường hợp này khung tên của bản vẽ hoàn công ngoài những người như trên có Chữ ký và dấu của Lãnh đạo bên Chủ đầu tư hay của đơn vị tư vấn giám sát không?”

Trả lời:

1 Về việc nghiệm thu nội bộ:

Đây là thủ tục của Nhà thầu để tự khẳng định chất lượng trước khi yêu cầu Chủđầu tư nghiệm thu Việc quy định người ký là trách nhiệm của Nhà thầu Nghiệmthu nội bộ các công việc xây dựng, bộ phận công trình và giai đoạn thi công xâydựng thì không cần phải người ký là Giám đốc Trường hợp nghiệm thu nội bộhoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành công trình thì người ký phải là

Trang 5

Người đại diện pháp luật của Nhà thầu (Giám đốc) hoặc được Người đại diệnpháp luật của Nhà thầu uỷ quyền

2 Về Phiếu yêu cầu nghiệm thu:

Chủ nhiệm công trình là người ký Phiếu yêu cầu nghiệm thu bộ phận công trìnhxây dựng cũng như hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

CP/2004 quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng:

a) Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;

b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại

Xin Quý cơ quan cơ quan cho biết đối với công trình sửa chữa vừa và nhỏ cầu đường bộ thì công tác bảo hành được áp dụng như thế nào? Nếu áp dụng theo Nghị định 209 thì có nhiều hạng mục không thể đáp ứng được như công trình xây dựng mới"

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi đã quy định tại khoản 1.5, mục 1, phần II của Thông tư số08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 về Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xâydựng cụ thể là:

Thời hạn bảo hành công tác bảo trì được tính từ ngày chủ sở hữu, chủ quản lý

sử dụng ký biên bản nghiệm thu công tác bảo trì để đưa vào sử dụng và đượcquy định thời gian như sau:

- Không ít hơn 06 tháng đối với mọi loại công trình được thực hiện bảo trì cấp duy

tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;

- Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình được thực hiện bảo trì cấpsửa chữa vừa, sửa chữa lớn

Như vậy, đối với trường hợp công trình sửa chữa vừa và nhỏ cầu đường bộ củabạn hỏi, tuỳ thoả thuận trong hợp đồng nhưng thời gian bảo hành không ít hơn 06tháng

Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Trang 6

Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình và hoạt động của Hội

đồng Nghiệm thu nhà nước Câu hỏi:

Công dân Lê Quang Mỹ, địa chỉ Email (quangmy07@yahoo.com) hỏi: "Trong Luật Xây dựng không quy định về chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình và hoạt động của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước Vì sao Nghị định 209/2004/NĐ-CP lại quy định về chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình? Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước dựa vào đâu để

được thành lập và hoạt động?"

Trả lời:

Trong Luật Xây dựng tại khoản 3 Điều 4 quy định: “Bảo đảm chất lượng, tiến độ,

an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy nổ, vệsinh môi trường” và tại điểm b khoản 2 Điều 80 quy định: “Bảo đảm an toàn trongvận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng” Vì vậy, đối với những côngtrình nếu để xảy ra sự cố do kém chất lượng có thể gây ra thảm hoạ về người vàtài sản, môi trường, Nghị định 209 đã quy định phải thực hiện kiểm tra và cấpchứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình cho các đối tượng công trìnhnày trước khi đưa công trình vào sử dụng Việc chứng nhận chất lượng nhằmnâng cao công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thôngqua sự kiểm tra của đơn vị chuyên môn độc lập với nhà thầu thi công xây dựng,nhà thầu TVGS để đánh giá sự hoàn tất các yêu cầu về an toàn nhằm phòngngừa sự cố xảy ra đối với các công trình vì lợi ích chung cho cộng đồng Ngoài

ra, với những quy định này cũng tạo điều kiện cho bên thứ ba áp dụng trong cáctrường hợp thuê mua bất động sản, bảo hiểm cho công trình xây dựng , từngbước hội nhập với các thông lệ quốc tế

Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng là do Thủ tướng Chínhphủ thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm soát tình hình chất lượng cáccông trình xây dựng quan trọng thông qua các hoạt động kiểm tra và nghiệm thucủa Hội đồng Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đang hoạt động được thành lậpbằng Quyết định số 68/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Trang 7

Trả lời:

1 Việc lập quy trình bảo trì công trình do nhà thầu thiết kế xây dựng công trìnhlập Hiện nay, phần lớn các loại thiết bị công trình và thiết bị công nghệ trongcông trình dân dụng, công nghiệp… đều có quy trình bảo trì theo quy định củanhà sản xuất, chế tạo hoặc nhà thầu lắp đặt Các bộ có công trình xây dựngchuyên ngành đều có ban hành các tiêu chuẩn quy định bảo trì công trình chuyênngành giao thông, thuỷ lợi… Các tiêu chuẩn bảo trì đang đợc hoàn thiện và bổsung đầy đủ cho các các loại công trình và lĩnh vực Một trong các tiêu chuẩnquan trọng về bảo trì mà bạn có thể tham khảo là TCXDVN 318 : 2004 hướngdẫn công tác bảo trì kết cấu bê tông và bê tông cốt thép ban hành theo Quyếtđịnh số 18/2004/QĐ-BXD ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

2 “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng” (Điều 33 Nghịđịnh 209/2004/NĐ-CP) có nghĩa là tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì đối với bộ phậncông trình hoặc loại công trình cần phải bảo trì

Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Hệ thống khí y tế của công trình Bệnh viện đa khoa, tư vấn giám sát Hệ

thống khí y tế phải là ai? Chứng chỉ này do cơ quan nào cấp?”

Trả lời:

Người giám sát hạng mục lắp đặt hệ thống khí y tế trong công trình xây dựngBệnh viện đa khoa phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựngchuyên ngành về cơ khí hoặc chuyên ngành liên quan đến hệ thống khí theo Quychế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hànhtheo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng

dài 37.5 m trên nền đất đó, như vậy đúng hay sai?”

Trả lời:

Trang 8

Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 205:1998 “Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế”, tronggiai đoạn khảo sát kỹ thuật:

- Độ sâu thăm dò khi thiết kế cọc ma sát không nhỏ hơn một trong các giá trị sau:06m phía dưới mũi cọc và 10 lần đường kính phía dưới mũi cọc

- Độ sâu thăm dò khi thiết kế cọc chống vào đá không nhỏ hơn một trong các giátrị sau: 06m trong đá và 3 lần đường kính trong đá

Theo nội dung câu hỏi của bạn thì công trình của bạn dự kiến sử dụng cọc masát, vì vậy nếu chiều sâu thăm dò 20m thì cần tăng thêm cho phù hợp với chiềusâu cọc dự kiến 37,5m

Vụ Khảo sát, Thiết kế XD

16/01/2008

Tiêu chuẩn xây dựng Câu hỏi:

Công dân Dinh Kha, địa chỉ Email (dinhkhapham@gmail.com) hỏi:

“1 Theo quyết định 09/2005/QĐ-BXD ngày 07/4/2005 và quyết định 35/2006/QĐ-BXD ngày 22/11/2006, có phải Tiêu chuẩn XD của tất cả các nước đều được phép sử dụng? Có phải có văn bản chấp thuận của Bộ không?

2 Trong các công trình xây dựng (chung cư, các công trình công cộng, ), Có quy định nào quy định chiều cao tầng 1 (có tẩng lửng) và phần trăm diện tích tầng lửng so với tầng 1 không?”

Trả lời:

1 Tại Điều 1 “Phạm vi điều chỉnh” của “Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựngnước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam” ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 09/2005/QĐ-BXD ngày 7/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quyđịnh:

“Quy chế này quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng cấp quốc gia củacác nước trên thế giới, của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức tiêu chuẩnkhu vực (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài) trong hoạt độngxây dựng trên lãnh thổ Việt Nam”

2 Thẩm quyền chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài đã đượcquy định cụ thể tại Điều 6 của Quy chế trên

3 Hiện nay chưa có quy định nào về chiều cao tầng 1 có tầng lửng và tỉ lệ diệntích của tầng lửng so với tầng 1

Trang 9

nghĩa vụ" của giám sát tác giả Trong trường hợp đơn vị tư vấn thiết kế không cử cán bộ xuống công trình để giám sát tác giả thì có được không? Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bắt buộc phải giám sát tác giả

không?”

Trả lời:

1 Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ đượctheo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 77 của Luật Xây dựng Cũng theo quy địnhtại khoản 28 Điều 3 của Luật Xây dựng thì “Giám sát tác giả là hoạt động giám

sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế”, bởi vậy nhà thầu thiết kế không được

thuê tổ chức thiết kế khác không trực tiếp thiết kế để thực hiện giám sát tác giả

2 Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Xây dựng thì khi nhà thầuthiết kế không thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả thì chủ đầu tư có quyền “Yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết” Nếu nhà thầu thiết kế

cũng vẫn không thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư thì căn cứ điểm d khoản 2Điều 58 của Luật Xây dựng mà chủ đầu tư có thể xử lý: hủy bỏ hợp đồng, khởikiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) do không giám sát tác giả

3 Nhà thầu thiết kế có những quyền hạn và nghĩa vụ khi thực hiện giám sát tácgiả được quy định tại Điều 77 của Luật Xây dựng và Điều 22 của Nghị định209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng côngtrình xây dựng và khoản 3.5 mục III của thông tư 12/2005/TT-BXD ngày15/7/2005 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượngcông trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt độngxây dựng”

Việc giám sát tác giả không lập báo cáo nhưng kết quả việc thực hiện phải đượcghi trong số nhật ký thi công xây dựng để làm cơ sở để cơ quan kho bạc, tài

chính thanh toán cho chí phí giám sát tác giả Và điều cần lưu ý là “ Người được nhà thầu thiết kế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của

sơ để chứng minh năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì thiết kế thì ai sẽ

Trang 10

chịu trách nhiệm kiếm tra các nội dung này?”

Trả lời:

Điểm 2 Khoản 6 Điều 1 Nghị định 112/CP quy định “Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của các cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định” là một trong các nội dung thẩm định thiết kế cơ

sở của cơ quan có thẩm quyền

Khoản 1, 2, 3 Điều 48 Nghị định 16/CP quy định các tổ chức, cá nhân hoạtđộng tư vấn xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án; loại,cấp công trình và công việc quy định tại các Điều 59, 60, 61 của Nghị định Cánhân đảm nhiệm chủ nhiệm thiết kế và chủ trì thiết kế phải có chứng chỉ hànhnghề theo quy định

Vì vậy, khi thẩm định thiết kế cơ sở, cơ quan thẩm định được quyền yêu cầu

tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở cung cấp chứng nhận đăng ký kinh doanhcủa tổ chức, chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm thiết kế và chủ trì thiết kế;quyết định của tổ chức tư vấn giao nhiệm vụ chủ trì, chủ nhiệm thiết kế

Khi lựa chọn tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở, chủ đầu tư phải kiểm tra điềukiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghềcủa các cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định 16/CP và phảichịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình

Việc cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở kiểm tra điều kiện năng lực hoạt độngxây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của các cá nhân lập thiết

kế cơ sở khi thẩm định thiết kế cơ sở không làm giảm trách nhiệm của chủđầu tư đối với việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở và không làmgiảm trách nhiệm của tổ chức tư vấn đối với việc giao nhiệm vụ chủ trì, chủ

Công dân Lê Nam, địa chỉ Email (namquocsonha2005@yahoo.com) hỏi:

"Xin cho biết nhà cấp IV, cấp III, cấp II, cấp I là dựa vào tiêu chuẩn nào.

Tham khảo tài liệu nào?"

Trả lời:

Hiện nay, việc đánh giá, phân cấp nhà ở được quy định như sau:

1 Việc đánh giá chất lượng nhà ở được quy định tại Nghị định số

209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trìnhxây dựng

2 Việc phân cấp nhà ở được quy định tại Thông tư số 05/BXD-ĐT ngày 09 tháng

Trang 11

02 năm 1993 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định diện tích sửdụng và phân cấp nhà ở

Cục Quản lý nhà

27/03/2008

Một số vấn đề liên quan đến Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Câu hỏi:

Công dân Hùng Cường, địa chỉ Email (buicuongnhatrang@yahoo.com.vn)

hỏi: ”Theo điểm b khoản 1 điều 19 và điểm c khoản 1 điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định: trước khi vật tư, vật liệu đưa vào công trình thì nhà thầu thi công phải cung cấp cho chủ đầu tư giấy chứng nhận chất lượng vật tư, vật liệu của nhà sản xuất và kết quả thí nghiệm của các phòng hợp chuẩn (LAS) đối với vật tư, vật liệu, cấu kiện đó Vậy:

- Khi Nhà thầu thi công đã có đủ giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất và kết quả thí nghiệm đối với vật tư, vật liệu, cấu kiện thì Tư vấn giám sát có phải tiến hành nghiệm thu vật tư, vật liệu, cấu kiện đó không, nghiệm thu thì theo mẫu nào của NĐ 209/2004/NĐ-CP

- Ví dụ gói thầu xây lắp theo tuyến dài Khi thi công nhà thầu tiến hành tập kết vật liệu từ mỏ tới vị trí từng hạng mục dọc theo tuyến của gói thầu trên theo tiến độ thi công (ngày thứ nhất 02 xe cát, 03 xe đá để thi công; hết vật liệu tiếp tục tập kết 03 xe cát, 04 xe ) Nếu tiến hành nghiệm thu vật tư, vật liệu đối với của gói thầu trên thì tiến hành như thế nào?

- Khi nhà thầu tiến hành kiểm định chất lượng vật tư, vật liệu tại phòng thí nghiệm

đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì nhà thầu có phải trình chủ đầu tư phê duyệt phòng thí nghiệm mà nhà thầu đó dự kiến làm không?” Sau khi nghiên

cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến nhưsau:

- Khi chủ đầu tư kiểm tra, nhà thầu có đủ giấy chứng nhận chất lượng của nhàsản xuất và kết quả thí nghiệm đối với vật liệu, cấu kiện được thực hiện bởiphòng thí nghiệm hợp chuẩn theo đúng các quy trình, tiêu chuẩn áp dụng chocông trình thì chủ đầu tư cho phép nhà thầu được đưa các vật liệu, cấu kiệnvào sử dụng, không phải lập biên bản Trường hợp trong quá trình kiểm tra,nếu chủ đầu tư phát hiện hoặc thấy nghi ngờ vật tư, cấu kiện đưa vào sửdụng không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư có thể yêu cầu thử nghiệm lại

- Nghị định 209/2004/NĐ-CP không yêu cầu chủ đầu tư phải lập biên bản nghiệmthu các loại vật liệu Chất lượng vật liệu đưa vào sử dụng trong công trình phảiđược kiểm tra, thử nghiệm theo tiêu chuẩn như quy định tại điều 19, điều 21 củaNghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng của nhà thầu và giám sát chấtlượng của chủ đầu tư Tần suất lấy mẫu và các chỉ tiêu phải thí nghiệm đối vớitừng loại vật liệu tuân theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụngcho công trình

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

03/04/2008

Trang 12

Hướng dẫn ghi nhật ký thi công công trình xây dựng

Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Cường, địa chỉ Email (cuongnstkv@gmail.com) hỏi: “Tôi công tác ở Ban quản lý dự án, trong quá trình thực hiện ghi nhật ký thi công công trình chúng tôi đã thực hiện ghi nhật ký thi công theo hướng dẫn được quy định tại Điểm 3.4, khoản 3, phần II của Thông tư 12/2005/ TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng Nhưng Nhật ký chung cho công trình có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng ghi theo hướng dẫn tại phụ lục I của TCVN ISO 4055 : 1985”

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II của Thông tư BXD ngày 15/7/2008 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chấtlượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạtđộng xây dựng” sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được lập thành 1 quyểntrong đó chia làm hai phần: phần của nhà thầu thi công xây dựng công trình và phầncủa Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tácgiả thiết kế Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấugiáp lai của nhà thầu thi công xây dựng

12/2005/TT-Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi vào Phần thứ nhất của nhật ký thi côngxây dựng công trình các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham giaxây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến tình hình thicông hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thựchiện; mô tả vắn tắt phương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sửdụng; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biệnpháp sửa chữa; nội dung bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau;nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xâydựng Phần nhật ký của nhà thầu thi công xây dựng có thể lập theo mẫu Phụ lục 1của “TCVN 4055-1985-Tổ chức thi công”

Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giảthiết kế ghi vào Phần thứ hai của sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung:danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sátthi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thicông xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng;những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

07/04/2008

Trang 13

Thành phần cấp phối của lớp dăm sạn đệm Câu hỏi:

Công dân, địa chỉ Email (vudydao@gmail.com) hỏi: ”Xin cho biết thành phần cấp phối của lớp dăm sạn đệm? Các tiêu chuẩn thiết kế, thi công

và nghiệm thu của nó?”

Nếu là một thành phần của các lớp cấu tạo đường, thì xác định theo tiêu chuẩnthiết kế đường: từ tải trọng xe trên mặt đường, xác định mô đun đàn hồi E yêucầu của đường và xác định chiều dầy các lớp

Vụ Khảo sát, thiết kế Xây dựng

07/04/2008

Thực hiện thí nghiệm kiểm tra vật liệu và năng lực của nhà thầu thi công

xây dựng Câu hỏi:

Công dân Doãn Hoài Nam, địa chỉ Email (namchu_lai@yahoo.com.vn) hỏi:

“1 Nhà thầu thi công xây dựng có thể tự thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình do mình thi công hay không Trường hợp thành lập xí nghiệp có chức năng thí nghiệm mà hạch toán phụ thuộc thì có được làm thí nghiệm cho các công trình của Công ty đang thi công hay không?

2 Có thể vận dụng để giảm bớt các điều kiện về hạng doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương được không? Làm như vậy có bị xem là vi phạm pháp luật và thông đồng để chọn đơn vị trúng thầu hay không?”

Trả lời:

1 Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện tạiPhòng thí nghiệm được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận của bản thân nhà

Trang 14

thầu hoặc thuê Phòng thí nghiệm được công nhận phải đáp ứng được các điềukiện được qui định tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 - Tiêu chuẩn Phòng thínghiệm chuyên ngành xây dựng

Nếu Xí nghiệp có Phòng thí nghiệm được công nhận thì được làm thí nghiệmcho các công trình của Công ty đang thi công

Riêng việc kiểm định chất lượng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ phải do các

tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận mới được thực hiện

2 Năng lực của nhà thầu thi công xây dựng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượngcông trình Bởi vậy không thể “vận dụng để giảm bớt các điều kiện về hạng

doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương” Theo quy định

tại điểm c khoản 2 Điều 64 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng đã nêu rõ “Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng được thi công công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ”

Theo quy định tại khoản 7 Điều 48 Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì “Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không

đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc” Bởi vậy việc giảm bớt các điều kiện về hạng doanh nghiệp là vi phạm pháp luật

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

17/04/2008

Thiết kế cơ sở dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Công, địa chỉ Email (congnd_tt@yahoo.com) hỏi:

1 Trong bản vẽ thiết kế 2 bước: Thì thiết kế cơ sở có phải là thiết kế kỹ thuật hay không? Hay chỉ là mang tính sơ sài? (nếu sơ sài thì chúng tôi rất khó trong việc tiên lượng và làm hồ sơ mời thầu)

2 Các bản vẽ ngoài mang tính kiến trúc ra có cần thể hiện phần kết cấu có thể hiện rõ kết cấu thép hay không?

3 Trong thiết kế mạng đường ống cấp nước (Đây là cấp nước nông thôn) có được áp dụng Quy phạm 33/2006 hay không?

+ Độ dốc tuyến ống: Theo TCXD33/2006 “Khi địa hình bằng phẳng thì độ dốc đặt ống cho phép giảm đến 0,0005” Như vậy, 1km dài là chênh cao 0,5m Trong khi đó chúng tôi dùng bơm áp lực thì có cần thiết phải đưa độ dốc vào hay không?

+ Hào chôn ống: Theo TCXD33/2006 độ sâu chôn ống:

* Với D<300mm thì độ sâu chôn ống tối thiểu là 0,5 m so với đỉnh ống

Trang 15

* Với D>300mm thì độ sâu chôn ống tối thiểu là 0,7 m so với đỉnh ống

Như vậy, với các đường kính khác nhau thì độ sâu cụ thể như thế nào, với địa hình là nông thôn thì phạm vi đường dong ngõ xóm là rất nhỏ và rất sát với móng nhà, tường dậu nên hạn chế cho việc đào sâu và rộng gây ảnh hưởng tới công trình của nhà dân Vậy, chúng tôi có thể tự định ra độ sâu trung bình và bề rộng của hào chôn ống sao cho phù hợp với tình hình của địa phương hay không?

Trả lời:

1 Trong bản vẽ thiết kế 2 bước, thiết kế cơ sở không phải là thiết kế kỹ thuật, nộidung bản vẽ thiết kế cơ sở của thiết kế 2 bước hay 3 bước đều phải thực hiệnđầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 1, điểm 3, mục 3 của Nghị định số112/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,đảm bảo đủ điều kiện để làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư dự án và triểnkhai các bước thiết kế tiếp theo

2 Các bản vẽ thiết kế cơ sở ngoài mang tính kiến trúc phải thể hiện được các kếtcấu chịu lực chính của công trình, không thể hiện chi tiết bố trí cốt thép của kếtcấu công trình

3 - Theo chỉ dẫn của tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn áp dụng để thiết

kế mới hoặc cải tạo mở rộng các hệ thống cấp nước đô thị; các điểm dân cưnông thôn và các khu công nghiệp, vì vậy trong thiết kế mạng đường ống cấpnước đối với cấp nước nông thôn cũng được áp dụng tiêu chuẩn trên

- Trong tuyến ống dùng bơm áp lực vẫn phải đảm bảo độ dốc theo tiêu chuẩn quyđịnh

- Tiêu chuẩn chuyên ngành xây dựng (ký hiệu TCXD) là tiêu chuẩn thuộc loại tựnguyện áp dụng, phạm vi áp dụng tiêu chuẩn theo sự lựa chọn của chủ đầu tưcông trình xây dựng thông qua hợp đồng kinh tế Vì vậy nếu trong hợp đồng kýkết giữa chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế quy định áp dụng theo tiêu chuẩnTCXDVN 33:2006 thì khi thiết kế độ sâu chôn ống phải tuân thủ theo quy địnhtrong tiêu chuẩn Khi triển khai xây dựng phải nghiên cứu để có giải pháp thiết kế

và biện pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi xây dựng công trìnhđảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, an toàn công trình và các công trình lâncận

Vụ Quản lý Hoạt động XD

21/04/2008

Vấn đề liên quan đến việc lập biên bản nghiệm thu công việc xây dựng Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Xuân Hùng, địa chỉ Email (hungnx77@yahoo.com) hỏi:

“Hiện nay đơn vị chúng tôi đang sử dụng mẫu biểu nghiệm thu công

việc thi công với đầy đủ các thông tin như trong mẫu nghiệm thu công việc xây dựng (phụ lục 4A) trong nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhưng cách trình bày có khác so với mẫu trong phụ lục 4A của nghị định 209/2004/NĐ-CP Do đó, đơn vị Tư vấn QLDA không chấp nhận ký xác nhận thanh toán và yêu cầu chúng tôi lập lại biên bản nghiệm thu theo đúng như mẫu 4A trong NĐ 209/2004/NĐ-CP Vậy Biên bản nghiệm thu

Trang 16

như đơn vị chúng tôi đang sử dụng có được chấp thuận như mẫu trong

NĐ 209/2004/NĐ-CP không, hay phải lập theo đúng như cách trình bày của mẫu trong NĐ 209/2004/NĐ-CP?”

Trả lời:

1 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 do Chính phủ ban hành hướngdẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng áp dụngđối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công táckhảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng côngtrình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam Bởi vậy, công tác nghiệm thu công việc xâydựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và côngtrình đều áp dụng mẫu được quy định tại các Phụ lục kèm theo Nghị định này

2 Ngày 18/4/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP Tại Nghị định

49/2008/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 12, 16, 17, 24, 25, 26 liên quan đến nghiệmthu công trình Sau khi Nghị định 49/2008/NĐ-CP có hiệu lực, chủ đầu tư có thể

tự soạn hoặc chấp thuận các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong cáctiêu chuẩn thi công và nghiệm thu do nhà thầu giám sát thi công xây dựng đềnghị nhưng phải bảo đảm các nội dung của biên bản nghiệm thu được quy địnhtại Nghị định này

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

25/04/2008

Xác định cấp công trình xây dựng Câu hỏi:

Công dân Hồ Văn Thiện, địa chỉ Email (huebic@gmail.com) hỏi:

“Hiện tôi đang thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện Đa Khoa cấp tỉnh (hạng 2) có quy mô:

+ Tổng diện tích sàn: 36.100m2

+ Tổng mức 620 tỷ đồng (bao gồm trang thiết bị)

+ Chiều cao tối đa: 7 tầng

+ Dự án gồm nhiều tòa nhà trên cùng một mặt bằng và có liên kết bằng nhà cấu nối Trong đó khối lớn nhất là 900 m2 cao 7 tầng

Hiện nay chúng tôi đang tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát địa chất phục vụ công tác thiết kế kĩ thuật nhưng chưa xác định được cấp công trình để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực Có hai ý kiến liên quan đến vấn đề như sau:

- Ý kiến 1 cho rằng dự án này thuộc cấp đặc biệt vì có tổng diện tích sàn >= 15000m2

- Ý kiến 2 cho rằng dự án này thuộc cấp II vì nó gồm nhiều khối nhà trong đó khối nhà lớn nhất cao < 9 tầng và diện tích sàn < 10.000 m2”

Trả lời:

Trang 17

Tại phụ lục 1 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chớnh phủ

về quản lý CLCTXD đã quy định cụ thể về việc phân loại và cấp cho các côngtrình công cộng, trong đó có công trình y tế Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoacấp tỉnh được đề cập có tổng diện tích sàn 36.100 m2, tuy nhiên Dự án gồm nhiềutoà nhà liên kết bằng nhà cầu, trong đó khối nhà lớn nhất chỉ cao 7 tầng và códiện tích sàn 900 m2 Chiểu theo quy định tại phụ lục này thì cấp công trình của

Dự án nói trên thuộc cấp III

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Viễn thông và thông tin liên lạc như: Thiết kế mạng ngoại vi (cáp

quang, cáp đồng, hệ thống cống bể v.v…); Thiết kế hệ thống Anten, nhà trạm, v.v… Tuy nhiên việc triển khai chức năng nói trên gặp nhiều khó khăn do chưa có chứng chỉ hành nghề Thiết kế công trình Viễn thông - Thông tin liên lạc Theo quy định tại Quyết định số:

15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 tôi đã lập hồ sơ xin cấp phép chuyển đến Sở Xây Dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng Sở xây dựng trả lời việc này không thuộc thẩm quyền của Sở Vậy kính mong Bộ Xây Dựng xem xét, hướng dẫn để tôi có thể đăng ký hồ sơ cấp chứng chỉ Thiết kế công

trình Viễn thông-thông tin liên lạc”

Trả lời:

Theo quy định của Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xâydựng, nếu bạn có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành được đàotạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, có thời gian ít nhất 5 năm kinhnghiệm về thiết kế, tham gia thiết kế ít nhất 5 công trình thì được xem xét cấpchứng chỉ hành nghề kỹ sư với nội dung phù hợp với chuyên môn được đào tạo

và kinh nghiệm hoạt động thuộc lĩnh vực đó Nếu bạn có đủ các điều kiện theoquy định này thì bạn nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng để được xem xét cấp chứng chỉhành nghề

Vụ Xây lắp

11/01/2008

Thẩm định thiết kế cơ sở Câu hỏi:

Công dân Lâm Tứ Toàn, địa chỉ Email (lttsxddaklak@yahoo.com.vn) hỏi:

“Hiện nay Sở Xây dựng ĐắkLắk đang tiến hành thẩm định thiết kế cơ sở một số công trình Tuy nhiên việc xác định tài liệu điạ chất làm cơ sở cho thiết kế cơ sở còn lúng túng Vì vậy, Sở đề nghị hồ sơ tài liệu đất chất kèm theo thiết kế cơ sở như sau có hợp lệ không: Để giảm thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư, trong hồ sơ thiết kế cơ sở chỉ cần tham khảo tài liệu địa chất cuả các công trình lân cận để làm căn cứ lập

Trang 18

hồ sơ thiết kế cơ sở Khi triển khai lập thiết kế bản vẽ thi công chủ đầu

tư mới tiến hành khảo sát địa chất như vậy có được không?”

án đầu tư xây dựng công trình quy định thiết kế cơ sở: ”… là căn cứ để xác định

tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo” và tại Tiết 3.3 Khoản 3

Mục III Thông tư 06/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/11/2006 về việchướng dẫn khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựngcông trình có quy định đối với nhà thầu thiết kế: “chỉ thực hiện thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo kết quả khảo sát đã được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định”

Như vậy, việc sử dụng tài liệu khảo sát địa chất nào để phục vụ thiết kế xây dựngcông trình do nhà thầu thiết kế đề xuất và phải được chủ đầu tư chấp thuận(nghiệm thu), cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sởkhông quy định nội dung này Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ đảm bảo với chủ đầu

tư về chất lượng của hồ sơ thiết kế để làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư của

dự án và triển khai các bước thiết kế tiếp theo

TK, vậy chủ đầu tư ở đây được hiểu là nhà đầu tư hay là cơ quan nhà nước có thẩm quyền?”

Trả lời:

Theo điều 6 khoản 1 Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chấtlượng công trình xây dựng thì: Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấnthiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt

Như vậy trường hợp bạn hỏi thì chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt nhiệm vụkhảo sát Chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng là người sở hữu vốn hoặc

là người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Trang 19

Trả lời:

Khoản 17, Điều 3 Luật Xây dựng giải thích: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợpcác đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạonhững công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định”

Như vậy, dự án đầu tư xây dựng mở rộng, nâng công suất Nhà máy sản xuấtgạch men của Quý Công ty bao gồm thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở Nếu dự

án thuộc nhóm A thì thiết kế cơ sở do Bộ Xây dựng thẩm định; nếu dự án thuộcnhóm B, C thì thiết kế cơ sở do Sở Xây dựng thẩm định./

Vụ Khảo sát, Thiết kế xây dựng

13/02/2008

Tính toán khối lượng khi nghiệm thu Câu hỏi:

Công dân Đặng Đức Tín, địa chỉ Email (truongbqlda@gmail.com) hỏi:

“1 Đơn vị tôi đang thi công hạng mục móng cấp phối đá dăm thuộc tuyến đường

A, khi tiến hành kiểm tra nghiệm thu hoàn thành hạng mục trên chủ đầu tư có đào kiểm tra bề dày kết cấu, kết quả như sau:

+ Tại mặt cắt C1: 29,5 cm

+ Tại mặt cắt C2: 30,5 cm

+ Tại mặt cắt C3: 29,5 cm

+ Tại mặt cắt C4: 30,5 cm (chiều dày thiết kế là 30 cm)

Căn cứ theo quy trình thi công và nghiệm thu 22TCN 252-98 (có quy định sai số cho phép về chiều dày là + 5mm) thì việc thi công như trên là đạt yêu cầu Khi tính toán khối lượng chủ đầu tư lấy chiều dày tại các mặt cắt trên như sau:

+ Tại mặt cắt C1: 29,5 cm

+ Tại mặt cắt C2: 30,0 cm

Trang 20

+ Tại mặt cắt C3: 29,5 cm

+ Tại mặt cắt C4: 30,0 cm

(Tức là phần +5mm so với chiều dày thiết kế không được tính)

Ví dụ: chiều dài đoạn trên là 200m, rộng 6m thì khối lượng chủ đầu tư tính là: (0,295+0,30+0,295+0,30)/4*200*6 Xin hỏi quý Bộ cách tính trên có hợp lý không? Hay phải lấy chiều dày theo sai số cho phép (tức lấy cả phần +5mm: (0,295+0,305+0,295+0,305)/4*20*6)?

2 Trong hầu hết các quy trình thi công và nghiệm thu đều có quy định các sai số cho phép trong quá trình thi công và làm căn cứ để nghiệm thu Vậy nếu một hạng mục công trình được thi công đúng yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế và đảm bảo các sai số cho phép theo quy trình thì khối lượng hạng mục đó có được nghiệm thu hết theo hồ sơ thiết kế không hay phải tính lại như trên?”

Trả lời:

Đối với nghiệm thu công trình xây dựng, nếu công tác thi công đảm bảo tuân thủđúng quy trình thi công được áp dụng cho công trình, tuân thủ đúng thiết kế đượcduyệt và được tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu thì khối lượng đượcnghiệm thu là khối lượng được tính theo bản vẽ hoàn công của công trình được

Công dân Ha Can, địa chỉ Email (canmanhha@gmail.com) hỏi:

“1 Tại điều 24,25 thì thành phần trực tiếp NT gồm 2 bên, trong đó có "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" và "người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình": Vậy cần phải hiểu nội dung "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" là như thế nào?

a Nếu hiểu "bộ phận giám sát thi công XDCT của Chủ đầu tư" là bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi dự án bên phía Chủ đầu tư - thì trong điều 24,25 đều không

có mặt nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình Trong khi đó, theo quy định thì nhà thầu giám sát thi công XDCT đều phải ký xác nhận vào các biên bản nghiệm thu công việc XD, bộ phận XD và công trình XD (tuỳ từng nội dung

mà người ký nhận là giám sát viên, giám sát trưởng hay người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công)

b Nếu hiểu "bộ phận giám sát thi công XDCT của Chủ đầu tư" là nhà thầu TVGS của Chủ đầu tư thì mâu thuẫn với điều 26 vì thành phần tham gia NT tại điều 26 lại bao gồm cả "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư"

Trang 21

và "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình"

2 Vai trò của đơn vị Tư vấn quản lý dự án trong các công tác nghiệm thu trên”

Trả lời:

1 Trước hết cụm từ “bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầutư” chỉ sử dụng tại Điều 25 và Điều 26 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

2 Theo quy định tại các khoản 11, 12, 13 Điều 1 của Nghị định số

112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì Người quyếtđịnh đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án:

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đểgiúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án Bộ phận giám sát thi công xây dựngcông trình của chủ đầu tư được hiểu đối với hai trường hợp cụ thể như sau:

- Ban quản lý dự án chỉ thực hiện giám sát thi công xây dựng khi có đủ điều kiệnnăng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xâydựng Đối với trường hợp này thì Bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình

của chủ đầu tư chính là Ban quản lý dự án Người ký Biên bản nghiệm thu theo

mẫu Phụ lục 5A và Phụ lục 7 là Trưởng phòng giám sát thi công xây dựng hoặcTrưởng phòng quản lý chất lượng (QA/QC) của Ban quản lý dự án

- Khi Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xâydựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005thì phải thuê nhà thầu giám sát thi công xây dựng Đối với trường hợp này thì Bộ

phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư chính là Nhà thầugiám sát thi công xây dựng Người ký Biên bản nghiệm thu theo mẫu Phụ lục 5A

là Trưởng đoàn tư vấn giám sát hoặc Đội trưởng đội giám sát hoặc tổ trưởng tổgiám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng (người được Nhà thầu giámsát thi công xây dựng ủy quyền quản lý toàn bộ nhân lực giám sát tại hiệntrường)

Theo các quy định đã dẫn thì Chủ đầu tư không được khoán trắng công tác quản

lý chất lượng cho Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án đặc biệt khi Banquản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án thuê tư vấn quản lý, giám sát mà Chủđầu tư “có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án” và “vẫn phải sử dụng các đơn vị

chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án” Chính vì vậy mà khi nghiệm

thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng thì ngoài nhà thầu giám sát thicông xây dựng thì phải có bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ

đầu tư Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư ký

Biên bản nghiệm thu theo mẫu Phụ lục 7 khi này là Giám đốc Ban quản lý dự ánhoặc Giám đốc quản lý dự án

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

12/02/2008

Trang 22

Phân loại - cấp công trình xây dựng Câu hỏi:

Bà Huỳnh Thị Thục Oanh, địa chỉ Email (Oanh@tadcompany.com) hỏi:

“Công trình được xây dựng trong khu đất khu công nghiệp có diện tích 14.950 m 2 với các hạng mục chính sau: (01 tầng trệt và 01 tầng lầu với diện tích đất xây dựng khoảng 3.500 m 2 )

Trả lời:

1 Điều 14 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượngcông trình đã nêu: “Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiềuloại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tạiNghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng Tuỳ theo quy mô, tính chất củacông trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theomột bước, hai bước hoặc ba bước”

Khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật Xây dựng đã quy định “Mỗi loại công trìnhđược chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹthuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng” Tại Nghị định209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng côngtrình xây dựng đã quy định việc phân cấp công trình chủ yếu dựa vào qui mô, tínhphức tạp về kỹ thuật của công trình để phân cấp cho mỗi loại công trình Nhưvậy, đối tượng phân cấp là công trình chưa không phải “dự án”

Điều cần nhấn mạnh rằng, việc xác định cấp công trình là dựa theo quy mô củatừng công trình thuộc dự án chứ không xác định theo quy mô của dự án Theoquy mô và tính chất thì dự án đã được phân thành: dự án quan trọng quốc gia, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C

2 Do nội dung câu hỏi chưa rõ ràng nên không thể xác định được cấp công trìnhcho từng hạng mục công trình (công trình thành phần của Dự án) Bởi vậy, đềnghị Bà Oanh cần dựa vào các thông số của từng hạng mục công trình trongtừng khối để có cơ sở xác định cấp công trình bao gồm: loại công trình (nhà thínghiệm, xưởng sản xuất, nhà bảo vệ, trạm kiểm định, nhà để xe …), số tầng, tổngdiện tích sàn, kích thước nhịp Việc xác định cấp công trình theo tổng diện tíchsàn của khối chính (14.770 m2) và khối phụ (833,4 m2) là không phù hợp với các

Trang 23

quy định đã nêu tại khoản 1 của văn bản này

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

12/02/2008

Các văn bản pháp lý cần thiết khi nộp hồ sơ thẩm định thiết kế cơ sở của

dự án Câu hỏi:

Công dân Trần Văn Trọng, địa chỉ Email (tvtrong.petroland@gmail.com) hỏi:

”Theo quy định của nghị định 16/2005 và nghị định 112/2006 về QLDA đầu tư xây dựng công trình thì dự án nhóm A (công trình dân dụng > 20 tầng, công trình của công ty chúng tôi là cao ốc Văn phòng 30 tầng) thì phải do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở Vậy có thể cho biết các văn bản pháp lý của hồ sơ nộp để xin thẩm định thiết kế cơ sở gồm có những gì? (Vì hiện nay quy định về hồ sơ xin thẩm định thiết kế cơ sở ở mỗi các sở xây dựng ở mỗi nơi khác nhau rất nhiều, cụ thể tại sở XD thành phố HCM thì yêu cầu hồ sơ nộp xin phép thẩm định thiết kế phải

kèm với "văn bản thẩm duyệt PCCC của cơ quan có thẩm quyền")”

Trả lời:

Điểm 3, Mục III, Phần I Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 hướngdẫn: Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập và gửi hồ sơ dự án tới đơn vị đầumối thẩm định dự án để tổ chức thẩm định trước khi trình người có thẩm quyềnphê duyệt

Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án của chủđầu tư và gửi tới các đơn vị có liên quan để lấy ý kiến, đồng thời gửi hồ sơ để lấy

ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ

sở quy định tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP

Nội dung hồ sơ dự án được quy định tại Điều 37 Luật Xây dựng, trong đó phầnthiết kế cơ sở được quy định cụ thể hơn tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số112/2006/NĐ-CP Như vậy hồ sơ trình thẩm định thiết kế cơ sở gồm:

- Văn bản xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của đơn vị đầu mối thẩm định dự ánđầu tư xây dựng

- Thuyết minh và bản vẽ thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số112/2006/NĐ-CP

- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt (hoặc tổng mặt bằng tỷ

lệ 1/500 được phê duyệt đối với trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng

tỷ lệ 1/500 được phê duyệt)

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu lập thiết kế cơ sở; chứng chỉhành nghề của chủ nhiệm và các chủ trì thiết kế

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu khảo sát xây dựng; chứng chỉhành nghề của chủ nhiệm khảo sát xây dựng (nếu có tài liệu khảo sát xây dựngtrong hồ sơ thiết kế cơ sở)

Trang 24

- Văn bản của các cơ quan có liên quan đến dự án…

Vụ Khảo sát, Thiết kế xây dựng

mà hai bên đã thoả thuận vậy bên thuê có quyền buộc bên thiết kế phải chỉnh sửa lại hồ sơ cho phù hợp với tiêu chuẩn mới không?”

Trả lời:

Theo các quy định hiện hành của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và cácvăn bản quy phạm pháp luật có liên quan, việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựngViệt Nam hoặc tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài là tự nguyện Người quyết địnhđầu tư xem xét và quyết định áp dụng tiêu chuẩn xây dựng phù hợp

Nếu có sự thay đổi về tiêu chuẩn xây dựng thì việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựngmới do người quyết định đầu tư xem xét và quyết định Về các phát sinh, chủ đầu

tư tự thương thảo với các bên có liên quan

Vụ khoa học công nghệ

21/02/2008

Vấn đề liên quan đến việc giám sát thi công xây dựng

Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Nghĩa Thông, địa chỉ Email (tuvansongtien@vnn.vn) hỏi:

“Công ty thực hiện gói thầu Tư vấn giám sát công trình thuộc dự án nhóm C Trong gói thầu này, Công ty chúng tôi có thành lập 01 tổ giám sát gồm 03 thành viên, trong đó Người phụ trách tổ giám sát (Giám sát trưởng) có trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ hành nghề giám sát do Bộ xây dựng cấp, 02 thành viên còn lại (Giám sát hiện trường) có trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát Trong tổ giám sát có phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên, Giám sát trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung và ký các biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng , các giám sát hiện trường trực tiếp theo dõi quá trình thi công hằng ngày, ghi chép nhật ký công trình và ký các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng như quy định của Nghị định 209/2004/NĐ-CP Như vậy chúng tôi có vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, cũng như vi phạm Nghị định 16/2005/NĐ-CP về hành nghề giám sát

không?”

Trang 25

Trả lời:

Theo quy định tại mục 3 điều 48 nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định” Như vậy, về nguyên tắc, người thực hiện công việc giám

sát thi công xây dựng chịu trách nhiệm ký các biên bản nghiệm thu theo quy địnhtại các điều 24,25,26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP phải có chứng chỉ hànhnghề giám sát thi công xây dựng Việc công ty thành lập tổ giám sát trong đó cónhững cá nhân có trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp, đã học qua lớp bồidưỡng tư vấn giám sát thì những cá nhân này chỉ được tham gia công việc với

tư cách là người giúp việc cho giám sát viên, không có quyền ký biên bảnnghiệm thu công theo quy định tại các điều 24, điều 25, điều 26 của Nghị định209/2004/NĐ-CP Các biên bản nghiệm thu này phải do người giám sát thi côngxây dựng có chứng chỉ hành nghề ký và chịu trách nhiệm

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

29/02/2008

Cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Anh Dũng, địa chỉ Email (dung_tvgt@yahoo.com.vn) hỏi:

”Tôi được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình Giao thông cách đây hơn 05 năm và đã được đổi chứng chỉ này lần 2 cách đây vài tháng Vừa rồi tôi làm hồ sơ để xin được cấp chứng chỉ khảo sát Địa hình, nhưng sở Xây Dựng của tỉnh tôi không chịu nhận hồ sơ, với lý do

là tôi vừa đuợc cấp lại chứng chỉ hành nghề thiết kế nên tạm thời chưa nhận hồ sơ cấp chứng chỉ khảo sát cho tôi Qua nghiên cứu các văn bản quy định về cấp chứng chỉ hành nghề của Bộ Xây Dựng ban hành, tôi chưa thấy có quy định như trên Vậy trường hợp tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát Địa hình không?”

Trả lời:

Nếu bạn có trình độ đại học thuộc chuyên ngành khảo sát và có đủ các điều kiện

để xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động khảo sát xây dựng theo quyđịnh tại Điều 7 Quy chế cấp chứng chỉ hành kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xâydựng ban hành theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xâydựng thì bạn nộp hồ sơ tới Sở Xây dựng địa phương để được cấp chứng chỉ SởXây dựng từ chối không nhận hồ sơ với lý do là mới cấp chứng chỉ hành nghềthiết kế công trình giao thông cũng có thể đúng, nếu bạn không đáp ứng điềukiện nêu trên

Vụ Xây lắp

04/03/2008

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình dân

dụng và công nghiệp

Trang 26

Câu hỏi:

Công dân Trần Quang Khánh, địa chỉ Email (khanhtq@hcm.vnn.vn) hỏi:

“Trước đây tôi đã tốt nghiệp đại học Tổng hợp nghành Hóa, sau đó tôi tham gia khóa học chuyển đổi chương trình đào tạo kỹ thuật môi trường, được cấp giấy chứng nhận, ngoài ra tôi có bằng kỹ sư kinh tế của Đại học Bách khoa Hà nội Tôi đã làm đơn và được Sở Xây dựng TPHCM cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình xử lý chất thải Sau đó tôi có tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình và được giấy chứng nhận Hiện tại tôi có liên hệ sở Xây dựng để xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp đặt thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chủ yếu thiết

bị công nghệ xử lý chất thải, nhưng Sở Xây dựng TPHCM từ chối Nay tôi gửi những thông tin này đến Vụ xây lắp về trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề giám sát của tôi.”

Trả lời:

Trường hợp nếu bạn đã được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư thiết kế xây dựngcông trình xử lý chất thải, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế cấp chứngchỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định

số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng thì bạn chỉ cần có thêmchứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình do cơ sởđào tạo được Bộ Xây dựng công nhận và nộp hồ sơ tới Sở Xây dựng để xem xét

Công dân, địa chỉ Email (benguyen611@yahoo.com) hỏi: ”Em là kỹ sư môi

trường, chuyên về thiết kế, thi công công trình xử lý nước thải Từ khi ra trường cho đến nay (3 năm) em làm về giám sát công trình xây dựng nhà cao tầng (xây dựng và hoàn thiện) Như vậy, kỹ sư môi trường như

em có được lấy chứng chỉ hành nghề giám sát được không? Nếu dược

thì em cần phải có điều kiện gì?”

Trả lời:

Bạn muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thìbạn phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế cấp chứng chỉhành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng Theo đó bạn là kỹ sư môitrường mới có 3 năm kinh nghiệm thì chưa được cấp chứng chỉ giám sát xâydựng, vì theo quy định nêu trên bạn phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm

Vụ Xây lắp

04/03/2008

Trang 27

Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Câu hỏi:

Công dân Phạm Thị Như Nguyệt, địa chỉ Email (lucky_thao82@yahoo.com)hỏi: “Tại khoản 3, Điều 2 trong Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám

sát thi công xây dựng công trình kèm theo Quyết định số BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng, có nêu: “ Cá nhân đang là công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước không được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình theo Quy chế này” Như vậy ở trường hợp của tôi có được cấp chứng chỉ không? Cụ thể: Trước đây, từ năm 2000 đến hết năm 2005 tôi làm việc giám sát thi công xây dựng công trình (năm 2000 tốt nghiệp trung cấp Xây dựng, năm 2005 tốt nghiệp kỹ sư Xây dựng); Đầu tháng 01/2006 tôi có chuyển công tác về Sở Xây dựng (hợp đồng) đến tháng 03/2007 tôi chính thức là công chức nhà nước (biên chế) Như vậy, trường hợp của tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề không?”

12/2005/QĐ-Trả lời:

Cán bộ, công chức phải thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003

và theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của BộXây dựng thì công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nướckhông được cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng Hiện nay bạnđang là công chức nhà nước thì bạn không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạtđộng xây dựng

Vụ Xây lắp

04/03/2008

Thời gian tồn tại của mẫu bê tông và quy định cấp chứng chỉ hành nghề

giám sát thi công xây dựng Câu hỏi:

Công dân, địa chỉ Email (lqhung1107@yahoo.com) hỏi:

“1 Thời gian tồn tại cho phép của mẫu bê tông là bao nhiêu ngày? Vì công trình của tôi sau khi lấy mẫu bê tông cho hạng mục cọc khoan (mẫu trụ 150x150x150mm) thì ngưng thi công gần 06 tháng và đơn vị thi công không đem

đi thí nghiệm ở tuổi 27 ngày theo quy định Nay phía đơn vị thi công yêu cầu lấy mẫu bê tông trên (đã 06 tháng tuổi) để đi nén thí nghiệm như vậy có chấp nhận được không?

2 Tôi xin hỏi thêm về qui định cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công Tôi đã tốt nghiệp kỹ sư xây dựng chuyên ngành Vật Liệu Xây Dựng tại trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và tôi đang hành nghề giám sát thi công công trình cao tầng, vậy nếu đủ thời gian 05 năm thì tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công không? Và tôi có đủ pháp nhân để hành nghề với vai trò giám sát trưởng không?”

Trả lời:

Trang 28

1- Về thời gian tồn tại cho phép của mẫu bê tông:

Thời gian tồn tại của mẫu bê tông do tư vấn thiết kế quy định, về nguyên tắccường độ bê tông được xác định ở tuổi 3, 7, 14, 28, 90, 180 ngày… (không cóquy định mẫu bê tông ở tuổi 27 ngày) Trong trường hợp nhà thầu thi công khôngnén mẫu bê tông 28 ngày mà đã để lưu mẫu qua 6 tháng thì mẫu bê tông đóđược sử dụng để xác định cường độ ở tuổi 6 tháng; để đánh giá sự phù hợp củacường độ bê tông so với yêu cầu của thiết kế thì phải quy đổi giá trị của cường

độ về tuổi 28 ngày (phương pháp tính quy đổi không có độ chính xác và tính pháp

lý cao) hoặc phải tiến hành khoan lấy mẫu để xác định cường độ thực tế của kếtcấu

2- Về quy định cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

Việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng thực hiện theo Quyếtđịnh số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hànhQuy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng Việc bạn thựchiện giám sát thi công xây dựng trong khi không có chứng chỉ hành nghề giámsát là sai với quy định Trường hợp bạn có đủ thời gian tham gia hoạt động xâydựng theo quy định, để được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi côngxây dựng bạn cần làm đơn và lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 của

- Trách nhiệm lỗi sai thuộc về đơn vị nào, mức độ ra sao?

- Biện pháp xử lý (phạt, trách nhiệm ) đối với các đơn vị liên quan?

- Các văn bản PL xử lý những nội dung nói trên”

Trả lời:

1 Về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng (NT): NT đã thực hiện công

Trang 29

việc sai thiết kế, không đảm bảo chất lượng công trình, không có biên bảnnghiệm thu

a) Nếu trong quá trình thi công, NT không có phiếu yêu cầu nghiệm thu hoặc cóphiếu yêu cầu nghiệm thu nhưng không được Tư vấn giám sát (TVGS) nghiệmthu mà vẫn thi công, dẫn tới những sai phạm trên, theo quy định tại điểm i, điểm kmục 2 điều 79 của Luật Xây dựng và mục 2 điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CPcủa Chính phủ thì NT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đã thực hiện côngviệc sai thiết kế, không đảm bảo chất lượng công trình và phải đền bù thiệt hại dolỗi của mình gây ra Trường hợp này TVGS không phải chịu trách nhiệm

b) Nếu trong quá trình thi công, NT đã có phiếu yêu cầu nghiệm thu nhưng TVGSkhông tổ chức nghiệm thu hoặc không có văn bản từ chối nghiệm thu, NT vẫn thicông tiếp thì những phần đã thi công đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chủđầu tư vẫn phải nghiệm thu cho NT Trường hợp thi công sai thiết kế và khôngđảm bảo chất lượng, theo quy định tại điểm i, điểm k mục 2 điều 79 của Luật Xâydựng thì NT vẫn là người chịu trách nhiệm chính Trường hợp này thì TVGS cólỗi rất lớn Theo quy định tại mục d điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chínhphủ thì Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (ở đây làTVGS) có trách nhiệm: “Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trìnhnhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường Kếtquả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tratheo quy định” TVGS cú trỏch nhi?m tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịpthời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng Căn cứvào hợp đồng giữa chủ đầu tư và TVGS, chủ đầu tư có biện pháp xử lý, yêu cầuTVGS bồi thường thiệt hại

2 Trường hợp những sai phạm gây hậu quả nghiệm trọng, làm lãng phí lớn tàisản của Nhà nước thì những đơn vị, cá nhân liên quan còn bị xem xét xử lý hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

thì áp dụng những trường hợp nào?”

Trả lời:

Việc xác định chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các trường hợp cải tạo,sửa chữa, mở rộng có tính toán kết nối với dây chuyền công nghệ của công trìnhhiện có tham khảo hướng dẫn tại điểm 3.2, mục 3 của định mức chi phí quản lý

dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố tại văn bản số 1751/BXD-VPngày 13/8/2007 của Bộ xây dựng Trường hợp của bạn hỏi nếu không có tính

Trang 30

toán kết nối với dây chuyền công nghệ của công trình hiện có thì không được áp

Công dân, địa chỉ Email (trule75@yahoo.com.vn) hỏi:

“- Tôi là tác giả tư vấn thiết kế công trình xây dựng dân dụng, tôi có thiết kế 01 công trình thuộc nguồn vốn nhà nước, tôi đã tham gia nghiệm thu các bước từ khâu định vị công trình cho đến nghiệm thu công trình đưa vào Như vậy tôi còn phải tham gia nghiệm thu gì nữa không?

- Chủ đầu tư có mời tôi tham gia nghiệm thu công trình hết thời gian bảo hành của nhà thầu xây dựng bảo hành chất lượng xây dựng công trình với chủ đầu tư (sao 01 năm kể từ ngày nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng) Như vậy tôi phải tham gia nghiệm thu theo lời mời của chủ đầu tư không? Nếu tham gia thì tại sao phải tham gia? Còn không tham gia thì tại sao? Tác giả thiết kế công trình tham gia nghiệm thu từng cấu kiện, giai đoạn nào của công trình?“

tư với Nhà thầu thiết kế

2 Khi hết thời hạn bảo hành công trình, nếu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu chấtlượng công trình có mời nhà thầu thiết kế thì nhà thầu thiết kế tham gia Nếu cầnchi phí thì hai bên cùng thỏa thuận Nếu công việc này đã ghi trong hợp đồngthiết kế thì nhà thầu thiết kế phải thực hiện theo hợp đồng

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

209 không áp dụng được cho công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới

(san nền, làm kè dọc sông, đường của dự án )"

Trả lời:

Trang 31

Quy định phân cấp công trình đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trong Nghị định209/2004/NĐ-CP chỉ áp dụng cho công trình cấp thoát nước và công trình xử lýchất thải Hiện nay, đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong khu đô thịmới chưa có quy định cụ thể về phân loại và phân cấp công trình

Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ xung và ban hành các quychuẩn xây dựng, theo đó cấp và loại công trình xây dựng sẽ được điều chỉnh, bổsung chi tiết

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

kế móng như vậy có phải là thay đổi thiết kế cơ sở không? Có phải trình

duyệt lại theo quy định không?”

Trả lời:

Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 6, Điều 1 Nghị định số112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 không bao gồm việc lựa chọn cọc đóng hay cọckhoan nhồi cho công trình Cho nên nếu trong thiết kế cơ sở được thẩm định, dựđịnh sử dụng cọc đóng nhưng khi triển khai bước thiết kế tiếp theo, căn cứ vào sốliệu cụ thể về địa chất công trình tại vị trí xây dựng phải điều chỉnh thành cọckhoan nhồi cho phù hợp thì theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định số16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 việc điều chỉnh việc điều chỉnh trên do chủ đầu

tư quyết định Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước nếu việc điều chỉnh trênlàm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người

Vụ Khảo sát, Thiết kế xây dựng

26/03/2008

Thay đổi cấp động đất giữa thiết kế kỹ thuật và thiết kế cơ sở

Câu hỏi:

Công dân Hà Anh Minh, địa chỉ Email (haminh@ptcon.com.vn) hỏi: “Thiết kế

cơ sở đã được Sở Xây dựng thẩm định và chủ đầu tư phê duyệt chọn cấp động đất thiết kế là cấp VIII Khi triển khai thiết kế kỹ thuật, chủ đầu tư đề nghị chọn cấp động đất thiết kế là cấp VII Cần hoàn tất thủ

Trang 32

tục pháp lý nào để việc điều chỉnh cấp động đất đảm bảo đúng trình tự theo quy định hiện hành?”

Trả lời:

Cấp động đất sử dụng trong thiết kế cơ sở do nhà thầu thiết kế lập và đã được chủ đầu tư chấp thuận trình Sở Xây dựng thẩm định là cấp VIII Vì vậy, trườnghợp nhà thầu thiết kế thay đổi cấp động đất khi lập thiết kế kỹ thuật thì việc thayđổi phải phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng và phải được chủ đầu tư chấp thuận.Trường hợp việc thay đổi cấp động đất dẫn đến làm thay đổi thiết kế cơ sở thìnhững nội dung thay đổi phải được thẩm định lại

Vụ Khảo sát, Thiết kế xây dựng

23/03/2008

Vấn đề liên quan đến việc thiết kế bản vẽ thi công Câu hỏi:

Công dân Trần Văn Bẩy, địa chỉ Email (tranbay.mt@gmail.com) hỏi: “Sau

khi có thông báo trúng thầu, nhà thầu thi công tiến hành khảo sát phục

vụ công tác lập bản vẽ thi công Trong quá trình khảo sát tuyến đường chúng tôi thấy cao độ và địa chất thực tế sai khác với hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chúng tôi đã mời đại diện chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế đi kiểm tra, đo đạc lập biên bản hiện trường ghi nhận những sai

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

03/04/2008

Cấp công trình, loại công trình phải khoan khảo sát địa chất

Câu hỏi:

Trang 33

Công dân Ngô Hoàng Anh, địa chỉ Email (ktshuynhanh@yahoo.com)

hỏi: "Cấp công trình, loại công trình nào cần thiết khoan khảo sát địa chất? Khi không có khoan khảo sát địa chất, người thiết kế giả định cường độ đất Rđ = ? kg/cm2 để tính kết cấu móng có đúng theo quy định không? Công trình 2 tầng (1 trệt, 1 lầu) có cần thiết khoan khảo sát địa chất không? Nếu không khoan khảo sát địa chất - vậy có đúng theo quy định nhà nước không?"

Trả lời:

Công trình nào cũng phải khảo sát địa chất, trong đó KHOAN là 1 trong những phương pháp chính, hay làm và đơn giản để khảo sát địa chất Nếu công trình quy mô nhỏ, liền bên cạnh là công trình khác đã có tài liệu khảo sát địa chất tin cậy, thì việc sử dụng tài liệu khảo sát địa chất bên cạnh để thiết kế nền móng và kiểm tra lại địa chất công trình của mình trong quá trình thi công, cũng là một phương pháp khảo sát địa chất nhưng độ tin cậy thấp Phương pháp khảo sát địa chất do tư vấn thiết kế đề xuất và chủ đầu tư quyết định, phụ thuộc vào quy mô và mức độ quan trọng của công trình

Khi không khảo sát địa chất, giả định cường độ đất để tính kết cấu móng là không có cơ sở, nên thiết kế móng sẽ không chuẩn xác

Công trình 2 tầng cũng như các công trình khác đều phải khảo sát địa chất, phương pháp khảo sát địa chất do tư vấn thiết kế và chủ đầu tư lựa chọn quyết định

Vụ Khảo sát, thiết kế XD

14/04/2008

Trang 34

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình Câu hỏi:

Công dân Trần Thế Hùng, địa chỉ Email (trghung@fpt.vn) hỏi: "Truớc đây tôi

có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát do Bộ Giao thông vận tải cấp Nay đã sắp hết hạn Theo tôi được biết, hiện nay việc cấp chứng chỉ hành nghề chuyển về các Sở Xây dựng cấp Vậy để cấp lại chứng chỉ TVGS cũ do Bộ GTVT cấp thì hồ sơ - thủ tục như thế nào? Tôi có phải học lại khoá đào tạo nào không?"

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 17 Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi côngxây dựng công trình ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày18/4/2005 của Bộ Xây dựng thì kể từ ngày 01/01/2006 khi hành nghề giám sát thicông xây dựng công trình phải có chứng chỉ mới theo quy định của Quy chế trên

Do đó, đến nay bạn vẫn sử dụng chứng chỉ cũ là vi phạm pháp luật về xây dựnghiện hành Tuy nhiên, nếu đáp ứng các điều kiện thì bạn nộp hồ sơ theo quy địnhhiện hành, trong đó chứng chỉ cũ được coi là giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp

vụ giám sát nếu chưa quá 5 năm

Vụ Xây lắp

08/04/2008

Cấp công trình, loại công trình phải khoan khảo sát địa chất

Câu hỏi:

Công dân Ngô Hoàng Anh, địa chỉ Email (ktshuynhanh@yahoo.com) hỏi:

"Cấp công trình, loại công trình nào cần thiết khoan khảo sát địa chất? Khi không có khoan khảo sát địa chất, người thiết kế giả định cường độ đất Rđ = ? kg/cm2 để tính kết cấu móng có đúng theo quy định không? Công trình 2 tầng (1 trệt, 1 lầu) có cần thiết khoan khảo sát địa chất không? Nếu không khoan khảo sát địa chất - vậy có đúng theo quy định

nhà nước không?"

Trả lời:

Công trình nào cũng phải khảo sát địa chất, trong đó KHOAN là 1 trong nhữngphương pháp chính, hay làm và đơn giản để khảo sát địa chất Nếu công trìnhquy mô nhỏ, liền bên cạnh là công trình khác đã có tài liệu khảo sát địa chất tincậy, thì việc sử dụng tài liệu khảo sát địa chất bên cạnh để thiết kế nền móng vàkiểm tra lại địa chất công trình của mình trong quá trình thi công, cũng là mộtphương pháp khảo sát địa chất nhưng độ tin cậy thấp Phương pháp khảo sát địachất do tư vấn thiết kế đề xuất và chủ đầu tư quyết định, phụ thuộc vào quy mô

và mức độ quan trọng của công trình

Khi không khảo sát địa chất, giả định cường độ đất để tính kết cấu móng là không

có cơ sở, nên thiết kế móng sẽ không chuẩn xác

Công trình 2 tầng cũng như các công trình khác đều phải khảo sát địa chất,

Trang 35

phương pháp khảo sát địa chất do tư vấn thiết kế và chủ đầu tư lựa chọn quyếtđịnh

Vụ Khảo sát, thiết kế XD

14/04/2008

Phương pháp thí nghiệm độ đầm chặt của cát san nền trong vùng ngập

nước Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Hoàng Linh, địa chỉ Email (dauthau11@yahoo.com.vn) hỏi:

“Hiện nay chúng tôi đang thi công san nền một công trình - Chủ đầu tư là nước ngoài - bằng phương pháp hút, bồi cát (sử dụng các tàu để hút cát ngoài biển và bơm vào bãi san nền) Theo biện pháp nhà thầu đưa ra khi đấu thầu là bơm cát dàn trải trên toàn mặt bằng đến cao độ thiết kế, và chỉ hành lu lèn đối với lớp san lấp bên trên mặt nước thủy triều cao nhất vì đối với lớp bên dưới mực nước thủy triều cát khi được phun vào bãi sẽ tự sắp xếp lại do mực nước thủy triều lên xuống nên đã đảm bảo độ chặt thiết kế K85 Chiều dày san lấp của bãi trung bình khoảng 3,8m thì có khoảng 2m thấp hơn mực nước thủy triều cao nhất Đến khi thi công chủ đầu tư yêu cầu lấy mẫu thí nghiệm đối với lớp cát bên dưới mực nước thủy triều theo tiêu chuẩn TCVN 4447-1987 (từ 200-400 m 3 cát san lấp lấy một tổ mẫu trên tổng khối lượng san lấp của gói thầu khoảng 2triệu m 3 ) Tuy nhiên việc lấy mẫu đối với lớp cát san nền bên dưới mực nước thủy triều theo các phương pháp thông thường (dao vòng, rót cát…) là không thể thực hiện được do lớp cát luôn trong trạng thái bão hòa về nước Còn nếu thí nghiệm bằng các phương pháp khác (như siêu âm …) thì chi phí quá cao Kính mong bộ giúp chúng tôi phương án giải quyết? Hiện tại đã có văn bản nào quy định, hướng dẫn

về việc thi công, nghiệm thu san nền bằng phương pháp hút, bồi cát hay chưa?”

Trả lời:

1 Tiêu chuẩn TCVN 4447-1987 “Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệmthu” có phần “Bồi đắp các công trình đất” và các phần khác liên quan đến quyđịnh về tàu hút bùn, ống dẫn Các Điều từ 5.35 đến 5.52 nêu rõ trách nhiệm củathiết kế và công nghệ bồi đắp Các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn san nền bằngphương pháp bồi đắp các công trình đất có thể tra ở trang thông tin của Tổng Hộixây dựng sieuthixaydung.com.vn, phần cơ sở dữ liệu

2 Mục đích san nền trong dự án đầu tư xây dựng phụ thuộc vào yêu cầu sửdụng của các hạng mục công trình cụ thể Thông thường nền cát san lấp cầnđược quản lý về độ đầm chặt, về tốc độ lún của nền đất Theo kinh nghiệm nêutrong điều 5.52 thì sau khi ổn định độ chặt của đất bồi đắp trong nước sẽ đạtđược độ chặt như bồi đắp trên cạn Mức độ đầm chặt thực tế phải được xác địnhthông qua thí nghiệm trong phòng và hiện trường Đối với cát bão hoà nước nằmdưới mực nước biển không thể lấy được mẫu theo các phương pháp thôngthường, vì vậy độ chặt của nó phải được xác định bằng các thí nghiệm hiệntrường như xuyên động, xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn Các thí nghiệm kiểmchứng do thiết kế tuỳ theo mục đích sử dụng của từng hạng mục cụ thể

Vụ Khoa học Công nghệ

Trang 36

“Hiện nay chúng tôi đang thi công san nền một công trình - Chủ đầu tư

là nước ngoài - bằng phương pháp hút, bồi cát (sử dụng các tàu để hút cát ngoài biển và bơm vào bãi san nền) Theo biện pháp nhà thầu đưa

ra khi đấu thầu là bơm cát dàn trải trên toàn mặt bằng đến cao độ thiết

kế, và chỉ hành lu lèn đối với lớp san lấp bên trên mặt nước thủy triều cao nhất vì đối với lớp bên dưới mực nước thủy triều cát khi được phun vào bãi sẽ tự sắp xếp lại do mực nước thủy triều lên xuống nên đã đảm bảo độ chặt thiết kế K85 Chiều dày san lấp của bãi trung bình khoảng 3,8m thì có khoảng 2m thấp hơn mực nước thủy triều cao nhất Đến khi thi công chủ đầu tư yêu cầu lấy mẫu thí nghiệm đối với lớp cát bên dưới mực nước thủy triều theo tiêu chuẩn TCVN 4447-1987 (từ 200-400 m3 cát san lấp lấy một tổ mẫu trên tổng khối lượng san lấp của gói thầu khoảng 2triệu m3) Tuy nhiên việc lấy mẫu đối với lớp cát san nền bên dưới mực nước thủy triều theo các phương pháp thông thường (dao vòng, rót cát…) là không thể thực hiện được do lớp cát luôn trong trạng thái bão hòa về nước Còn nếu thí nghiệm bằng các phương pháp khác (như siêu âm …) thì chi phí quá cao Kính mong bộ giúp chúng tôi

phương án giải quyết? Hiện tại đã có văn bản nào quy định, hướng dẫn

về việc thi công, nghiệm thu san nền bằng phương pháp hút, bồi cát hay chưa?”

Trả lời

1 Tiêu chuẩn TCVN 4447-1987 “Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu” có phần “Bồi đắp các công trình đất” và các phần khác liênquan đến quy định về tàu hút bùn, ống dẫn Các Điều từ 5.35 đến 5.52 nêu rõ trách nhiệm của thiết kế và công nghệ bồi đắp Các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn san nền bằng phương pháp bồi đắp các công trình đất

có thể tra ở trang thông tin của Tổng Hội xây dựng

sieuthixaydung.com.vn, phần cơ sở dữ liệu

2 Mục đích san nền trong dự án đầu tư xây dựng phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng của các hạng mục công trình cụ thể Thông thường nền cátsan lấp cần được quản lý về độ đầm chặt, về tốc độ lún của nền đất Theo kinh nghiệm nêu trong điều 5.52 thì sau khi ổn định độ chặt của đất bồi đắp trong nước sẽ đạt được độ chặt như bồi đắp trên cạn Mức

độ đầm chặt thực tế phải được xác định thông qua thí nghiệm trong phòng và hiện trường Đối với cát bão hoà nước nằm dưới mực nước biển không thể lấy được mẫu theo các phương pháp thông thường, vì vậy độ chặt của nó phải được xác định bằng các thí nghiệm hiện trường như xuyên động, xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn Các thí nghiệm kiểm chứng do thiết kế tuỳ theo mục đích sử dụng của từng hạng mục cụ thể

Vụ Khoa học Công nghệ

Trang 37

Nghiệm thu công trình xây dựng Câu hỏi:

Trung tâm kiểm định AG, địa chỉ Email ( kdxdag076@yahoo.com.vn) hỏi:

“1 Trong công tác nghiệm thu công việc, thành phần trực tiếp ký nghiệm thu của nhà thầu thi công là người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp, người đó

có phải là chỉ huy trưởng công trình tham gia và bắt buộc phải ký tên trong các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hay không? Nếu không thì không cần thiết phải có chức danh chỉ huy trưởng công trường?

2 Trường hợp Chỉ huy trưởng công trường ủy quyền cho người không đủ điều

kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường (không có bằng cấp chuyên môn) ký toàn bộ biên bản nghiệm thu và chịu trách nghiệm trước mình, công

ty, pháp luật về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động là đúng hay sai?

3 Việc nghiệm thu vật liệu xây dựng trước khi đưa vào sử dụng trong công trình ở TCXDVN 371-2006 và Nghị định 209 có quy định khác nhau, việc này thực hiện như thế nào?” Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1 Trong công tác nghiệm thu, Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã quyđịnh 3 bước nghiệm thu là:

- Nghiệm thu công việc xây dựng;

- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (gọitắt là nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn);

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựngđưa vào sử dụng (gọi tắt là nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành) Đối với bước nghiệm thu công việc xây dựng, người ký biên bản nghiệm thucông việc về phía nhà thầu là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp công việcđược nghiệm thu

Đối với bước nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn, theo Nghị định

209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu làngười phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu (có thể là Tổ trưởng tổ quản lýchất lượng, Trưởng phòng kỹ thuật của nhà thầu hoặc Chỉ huy trưởng côngtrường nếu được phân công phụ trách kỹ thuật)

Đối với bước nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành, theo Nghị định209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phíanhà thầu là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu và người phụ trách thicông trực tiếp của nhà thầu Người phụ trách thi công trực tiếp ký ở bướcnghiệm thu này là người chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thi công tạihiện trường toàn bộ hạng mục hoặc công trình được nghiệm thu (chỉ huytrưởng công trường)

Theo điều 64 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì chức danh Chỉ huy trưởngcông trường là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để xác định điềukiện năng lực của nhà thầu, để lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp vớiphạm vi công việc

Trang 38

2 Trước tiên phải khẳng định việc ủy quyền trên là vi phạm quy định của phápluật vì thứ nhất người được ủy quyền không có năng lực phù hợp với công việcđược ủy quyền, thứ hai là người được ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm trước người

ủy quyền, người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật vềcác công việc mà người được ủy quyền thực hiện

3 Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư cótrách nhiệm kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vàocông trình thông qua việc:

- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm, kếtquả kiểm định

- Thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trìnhtrong trường hợp có nghi ngờ về chất lượng

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP không hạn chế việc nghiệm thu vật tư, vật liệu vàthiết bị lắp đặt vào công trình như TCXDVN 371-2006 đã quy định Vì vậy Chủđầu tư có quyền tổ chức nghiệm thu theo TCXDVN 371-2006 nếu thấy cần Tuynhiên việc nghiệm thu này nên được thống nhất ngay từ đầu với các đơn vị thamgia xây dựng công trình

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

25/04/2008

Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Tấn Sang, địa chỉ Email (saomaikt05@yahoo.com) hỏi:

“1 Chúng tôi đang thực hiện một dự án nhóm B sử dụng vốn ngân sách nhà nước, được phê duyệt vào năm 2003 Khi triển khai gói thầu 01, 02 thì thiết kế bản vẽ thi công và dự toán do Sở Xây dựng thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt, đến khi thực hiện gói thầu 03 (2007), chúng tôi thuê tư vấn thẩm tra thiết kế BVTC và dự toán rồi tự phê duyệt Thực hiện như vậy là đúng hay sai? Có cần trình thẩm định thiết kế cơ sở gói thầu 03 không?

2 Thiết kế bản vẽ thi công trong báo cáo kinh tế-kỹ thuật có phải trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ở địa phương tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở hay không?”.

Trả lời:

1 Theo hướng dẫn tại Mục I Phần IV Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày14/02/2007 của Bộ Xây dựng về xử lý chuyển tiếp về thủ tục lập, thẩm định, phêduyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và các công việc tiếp theo đã nêurõ: ”Đối với các dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định 16/CP có hiệulực nếu người quyết định đầu tư đã lựa chọn thủ tục thực hiện các bước còn lạitheo quy định trước ngày Nghị định 16/CP có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theocác quy định đó; nếu đã lựa chọn thực hiện theo các quy định của Nghị định16/CP thì chuyển sang thực hiện theo Nghị định 112/CP ”

Trang 39

Như vậy, với gói thầu 03, nếu người quyết định đầu tư đã lựa chọn thực hiệntheo các quy định của Nghị định 16/CP và Nghị định 112/CP thì phải trình cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ở địa phương tổ chức thẩmđịnh thiết kế cơ sở theo quy định

2 Theo hướng dẫn tại Mục IV Phần I Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày14/02/2007 của Bộ Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹthuật thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán côngtrình Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình của chủđầu tư là một trong các nội dung hồ sơ trình thẩm định báo cáo kinh tế-kỹ thuật Như vậy, chủ đầu tư không phải trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

về xây dựng ở địa phương tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong báocáo kinh tế-kỹ thuật với các nội dung thẩm định thiết kế cơ sở

a) Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng;

b) Có đủ năng lực khảo sát xây dựng;

Vậy xin hỏi Bộ Xây Dựng thì mục (b) được hiểu như thế nào? Một doanh nghiệp có đăng ký hoạt động nhưng chưa có phòng thí nghiệm hợp chuẩn thì có được tham gia khảo sát xây dựng hay không? Người chủ nhiệm khảo sát cần phải có hợp đồng lao động dài hạn đối với tổ chức thực hiện khảo sát hay không?” Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động XD có ý kiến như sau:

Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được quy định cụ thể tại Điều

58 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình Do đó, khi tham gia hoạt động khảo sát xây dựng,doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định nêu trên Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì trong cùngmột thời gian cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng chỉđược ký hợp đồng lao động dài hạn (có thời hạn) với một tổ chức tư vấn

Vụ Quản lý Hoạt động XD

29/04/2008

Trang 40

Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế/giám sát công trình đến cấp điện áp

35kV

Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Trung, địa chỉ Email (xuantrung.vietlong@gmail.com) hỏi:

“Tôi đã học xong lớp bồi dưỡng giám sát công trình, đã tham gia thiết

kế, giám sát hơn 05 công trình (đúng theo quy định tại Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD và 15/2005/QĐ-BXD) thì tôi có được xem xét và cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát công trình điện không? Hiện tại Sở Xây dựng không cấp thêm 01 chứng chỉ nữa với lý do là nếu cấp 02 chứng chỉ thì số năm kinh nghiệm cho mỗi lĩnh vực là 05 năm, tức để có

được 02 chứng chỉ, người được cấp chứng chỉ phải có kinh nghiệm tối

thiểu là 10 năm kinh nghiệm”

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thicông xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày18/4/2005 của Bộ Xây dựng thì trường hợp cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề

kỹ sư khi đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng côngtrình chỉ cần có thêm chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xâydựng công trình Tuy nhiên, thời gian, kinh nghiệm, chứng nhận bồi dưỡngnghiệp vụ giám sát thi công công trình phải đáp ứng các quy định hiện hành

Vụ Quản lý Hoạt động XD

29/04/2008

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuỷ lợi Câu hỏi:

Công dân Nguyễn Văn Yên, địa chỉ Email (nguyen_yen7@yahoo.com) hỏi:

"Thời điểm bắt đầu tính kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình được tính từ khi tốt nghiệp đại học hay

từ khi đi làm việc (công nhân) Cụ thể:

- Trước năm 2002, tôi là công nhân lái máy ủi, sau đó là đội trưởng Đội cơ giới của Cty xây dựng Thủy lợi; tôi đã tham gia xây dựng nhiều công trình thủy lợi từ cấp III trở xuống (trên 20 công trình)

- Đến tháng 8 năm 2002 tôi có bằng kỹ sư Thủy lợi, và từ đó đến nay tôi mới chỉ giám sát thi công 01 công trình thủy lợi cấp III Vậy theo qui định thì tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi hay chưa?"

Trả lời:

Theo quy định của Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xâydựng về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây

Ngày đăng: 06/05/2016, 08:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w