Tả hình dáng, tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước (02.2). Nguyễn Thị Thu - 5G Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất. Bài làm Trong những năm học vừa qua, đã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Thành, người đã dạy em trong năm học lớp hai. Cô có một tầm vóc vừa phải. Tuổi của cô đã trạc gần bốn mươi nhưng sao trông cô vẫ còn rất trẻ, vẫn như cô tiên dịu hiền như hồi nào luôn dìu dắt, yêu thương chúng em. Cô ăn mặc rất giản dị. Cách ăn mặc đó luôn trong tâm trí em. Những bộ quần áo trang nhã nhưng lại lịch sự ấy chắc đó chính là một nét gì đó trong cô. Từng bước đi uyển chuyển càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng dịu hiền của cô. Khuôn mặt cô tròn trịa, phúc hậu. Nước da trắng hồng rất phù hợp với mái tóc xoăn như một làn suối trong mát của cô. Đôi mắt hiền hậu ấy mà cô luôn nhìn chúng em đầy tình yêu thương bao la cũng đã đủ để nói rằng: Cô như một người mẹ hiền thứ hai của em. Giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em hiểu cũng chỉ để tốt cho chúng em. Từng lời nói, từng cử chỉ ân cần của cô đều truyền cảm hứng cho cho chúng em càng say mê vào bài học hơn. Khi cô giảng bài trên lớp, chúng em như được lạc vào một thế giới khác, một thế giới tri thức với những lời dạy bổ ích. Khi em mắc những lỗi lầm gì, cô luôn nhắc nhở, bảo ban một cách dịu dàng. Trong giờ học, cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến, cô như càng phấn khởi thêm về lòng say mê học tập của chúng em. Khi đang tập viết, cô nắn nót viết từng nét chữ lên bảng rồi co xuống từng bàn tận tình hướng dẫn chúng em viết bài. Thấy bạn nào viết đẹp, cô liền nở một nụ cười tươi và khen ngợi. Cô Thành: người mẹ thứ hai của em, một người mẹ đặc biệt như trong câu hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thwơng". Những điều cô đã dạy, những tình cảm cô đã dành cho chúng em sẽ luôn là một động lực dẫn bước em trong cuộc sống va cũng chính là một động lực dẫn bước em trong học tập. “Ăn nhớ kẻ trồng Có danh có vọng nhớ thầy xưa” Đó câu thơ nói nghề giáo, nghề mà yêu quý, kính trọng Tôi yêu mến thầy cô giáo mình, người để lại cho ấn tượng sâu sắc cô Hà – cô giáo chủ ngiệm lớp Chắc hẳn học sinh lớp Một bước vào trường tiểu học với đầy bỡ ngỡ sợ sệt Tôi ! Ngày học, nắm tay mẹ bước vào trường, mà thứ lạ lẫm, xa lạ với thế! Thế bỡ ngỡ, lo sợ lại dâng lên Tôi sợ đến trường bố mẹ bên cạnh để che chở, thương yêu, chơi với tôi, bị cô mắng không làm … Nhưng trái với lo lắng ấy, lại đón nhận yên mến bạn bè chăm sóc tận tình cô giáo Cô Hà – người chăm sóc, bảo cho nét chữ, số chữ Cô người uốn nắn nên người, người truyền đạt cho vô số kiến thức hay bổ ích Cô mỉm cười học tốt; khuyến khích, động viên tôi buồn hay tự làm điều mới, cô ôn tồn bảo làm sai,… Trong mắt tôi, cô bà tiên giáng trần, đường cho bước bước đường học tập Cô thật hiền diệu nhân hậu Mỗi lần đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 lại muốn gởi lời chúc cảm ơn đến cô : “Em chúc cô yêu nghề, tận tâm với nghề giáo, dạy dỗ nhiều lớp sau thêm giỏi vui vẻ sống tốt bên gia đình Em cảm ơn cô nhiều!” Tôi cảm thấy may mắn thật tự hào học sinh cô Cô Giáo Của Em Màn đêm cứ lặng lẽ buông dần. Đêm nay sao Quỳnh Anh cảm thấy nhớ đến cô giáo của mình thật nhiều . Bên trang giấy trắng học trò, cô bé vội vã viết thơ về cho Cô . Quỳnh Anh và Cô mất liên lạc vơí nhau đã hơn 2 năm, đó là từ ngày Quỳnh Anh rời Việt Nam để định cư tại Hoa Kỳ và cũng chính là ngày cô giáo rời Việt Nam sang du học tại Pháp. Quỳnh Anh may mắn là đã liên lạc được với một cô bạn cùng thời đại học bên VN . Đó là Kim Long, người bạn đang du học tại vùng Quebec, Montreal, Canada . Cô bé mừng rỡ như bắt được vàng khi Long đã cho Quỳnh Anh địa chỉ hiện nay của Cô tại Việt Nam. Những hàng chữ run run viết về hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của Cô làm cho Quỳnh Anh hồi tưởng và hình dung ra tất cả những kỷ niệm mà thầy trò đã từng gắn bó với nhau khi còn là sinh viên dưới mái trường Đại Học Kinh Tế (DHKT) ( Đại Học Văn Khoa cũ). Quỳnh Anh còn nhớ rõ lắm những ngày rộn ràng bước chân vào trường. Niềm vui thi đậu vào trường chưa dứt thì Quỳnh Anh lại gặp chuyện không may . Nhà trường đã đưa ra kế hoạch kiểm tra ngoại ngữ của toàn thể sinh viên. Ai mà thi qua được bài kiểm tra chất lượng của môn tiếng Anh, thì mới được ghi danh vào các lớp tiếng Anh của trường, bằng ngược lại sẽ bị dồn vào các lớp tiếng Pháp và tiếng Nga . Hơn nữa, lúc đó mối quan hệ của Việt Nam và Nga Xô khá thắm thiết, phong traò học và sử dụng tiếng Nga bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong khắp tất cả các trường tiểu học, trung học và đại học. Vì vậy DHKT không là một ngoại lệ trong vấn đề học hỏi và tiếp thu cơ cấu phát triển kinh tế của Nga Xô, cũng như những học thuyết và lý luận của Mác Lê Nin đã thấm nhuần vào trong tư tưởng của hầu hết các sinh viên. Quỳnh Anh vì đã lo luyện thi các môn Toán, Lý, Hoá để thi vào trường nên cô bé đã lơ hẳn vốn sinh ngữ của mình. Cô bé đã thi trượt bài kiểm tra tiếng Anh đầu năm. Như một cơn ác mộng, Quỳnh Anh đã ngậm ngùi ghi danh vào lớp học tiếng Pháp, mặc dù biết rằng : Tiếng Nga lúc ấy phổ biến hơn tiếng Pháp rất nhiều . Thật ra mà nói, Quỳnh Anh hình như chẳng có một chút cảm tình gì khi nghe người Nga nói, xem sách và chữ của tiếng Nga . Ngày đầu tiên lên lớp tiếng Pháp, cả lơp' vỏn vẹn khoảng 15 sinh viên, đang hồi hộp ngồi đợi cô giáo của mình. Vài phút lơ đểnh trôi qua, bỗng dưng cả lớp ai nấy đều tròn mắt nhìn khi thấy cô giáo bước vào . Như một nàng kiều nữ, Cô đẹp quá ngoài sức tưởng tượng của mọi người . Cả lơp' còn ngạc nhiên hơn nữa khi nghe giọng nói Hà Nội thật nhẹ nhàng và ngọt ngào của Cô cất lên. Cô giáo tự giới thiệu: - Cô tên là: Phạm Đức Ngọc. Cô có trách nhiệm hướng dẫn lơp' tiếng Pháp của các em trong năm học này . Cô hy vọng là thầy trò chúng ta sẽ cùng hợp tác vui vẻ. Phạm Đức Ngọc ! Cái tên sao mang nhiều cá tính của con trai, mặc dù trước mắt mọi người là một cô gái mảnh khảnh và có nét đẹp thanh tú. Quỳnh Anh ngồi chăm chú nhìn và nghe giọng nói của Cô rồi cố mường tượng ra cô giống ai rất quen. Cuối cùng, Quỳnh Anh đã nhẹ nhàng ghi vào tấm giấy nhỏ và truyền sang cho Long: - Long nè, mi có thấy cô giáo giống như nữ ca sĩ Ái Vân không ? Long cũng gật gật ra vẽ đồng ý lắm. Quỳnh Anh liền truyền sang cho Long thêm một mảnh giấy nhỏ khác: - Nếu cho Quỳnh Anh một điều ước bây giờ , Quỳnh Anh sẽ ước làm con trai để đi cua con gái Hà Nội đó. Long không nhịn cười được khi thấy Quỳnh Anh đã hết tập trung vào baì học. Cô giáo thì đẹp, nói tiếng Pháp lại lưu loát như Tây, nhưng mà bài học đầu tiên thì Quỳnh Anh thấy khó nuốt vô cùng. Chỉ mấy câu giới thiệu, sức khỏe, tên tuổi, nhà cửa thôi mà cả lớp cứ bập bẹ cả buổi không xong, Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. BÀI LÀM Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Thuận – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học. Cô Thuận kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú. Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt. Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu. Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì. Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi. Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường Trần Quốc Toản thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi. Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi. Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.