1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quan niệm mới về chí làm trai của Phan Bội Châu qua bài thơ Xuất dương lưu biệt

5 13K 111

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 68,5 KB
File đính kèm XUAT DUONG LUU BIET.rar (14 KB)

Nội dung

Quan niệm mới về chí làm trai và vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước qua “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu.. MỞ BÀI: - Khái q

Trang 1

Quan niệm mới về chí làm trai và vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước qua “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu.

MỞ BÀI:

- Khái quát về tác giả (Vị trí của tác giả, nội dung thơ văn)

- Khái quát tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung)

Phan Bội Châu là một trong những người khai sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản dân chủ những năm đầu thế kỷ XX Tuy không thành, nhưng tên tuổi ông vẫn mãi ngời sáng vì tấm lòng nhiệt thành với lý tưởng cứu nước cứu dân Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc suy

tôn Phan Bội Châu là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” Phan Bội Châu vào đời để làm một người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập tự do

của dân tộc, chứ ông không xem văn chương là mục đích của đời mình Vì nhiệm vụ của người chiến sĩ, sẵn tư chất văn chương và nguồn cảm xúc sôi trào trước cảnh nước nhà trong cảnh nô lệ, cộng thêm sự từng trải và thử thách qua những bước đường cách mạng, buộc ông phải cầm bút để phục vụ cho

cách mạng “Nếu như trong lịch sử dân tộc, bóng dáng Phan Bội Châu vươn lên cao lớn trên chân trời đầy dông bão đầu thế kỷ, thì trong nền văn học yêu nước, Phan Bội Châu là một trong những cây đại thụ mà cành lá vẫn còn che mát cho nhiều thế hệ sau” (Thương Châu – Thơ văn PBC – NXBVHHN –

1985) Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị và là cây bút xuất

sắc nhất của văn thơ cách mạng đầu thế kỷ XX “Xuất dương lưu biệt” là bài thơ tiêu biểu thể hiện

những nét đặc sắc của phong cách thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Phan Bội Châu Vào những năm đầu thế ký XX, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản cũng có nghĩa là hướng đến một chân trời mới đầy hy vọng và ước mơ Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật, ông làm bài thơ này để từ giả bạn bè đồng chí Bài thơ thể hiện quan niệm mới về chí làm trai và vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước

THÂN BÀI:

1 Quan niệm mới về chí làm trai của Phan Bội Châu:

“Xuất dương lưu biệt” là bài thơ trực tiếp bộc lộ chí khí, hoài bão của tác giả, ít nhiều gần gũi với loại thơ nói chí phổ biến trong văn học thời trung đại như Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của

Nguyễn Công Trứ, nhưng tâm hồn và ý chí con người thì đã mang nhiều dấu ấn của thời đại mới Đó là gan ruột, là tâm huyết mà tác giả muốn gửi gắm cho đời Tất nhiên, ông đã từng thể nghiệm nó bằng chính cuộc đời mình, và đến đây, ta thấy ông biểu hiện nó trong thơ

a Hai câu đề: Đề cập đến chí làm trai nói chung và khẳng định một lẽ sống cao đẹp.

Hai câu thơ đầu, Xuất dương lưu biệt đã đề cập đến chí làm trai nói chung, và qua đó khẳng định

một lẽ sống cao đẹp:

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

(Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời)

Phan Bội Châu nói “phải lạ”, có nghĩa là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn, chứ không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để cho con tạo vần xoay “Há để càn khôn tự chuyển dời” Với Phan Bội Châu, đó là sự tiếp nối khát vọng sống mãnh liệt của chàng trai đầy nhiệt huyết, nhân vật trữ tình trong

bài hát nói Chơi xuân trước đó:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi

Trang 2

Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”

Cảm hứng và ý tưởng đó có phần gần gũi với lí tưởng nhân sinh của các nhà nho anh hùng thuở trước:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

(Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão)

Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Hay:

Chí làm trai nam bắc đông tây

Phải phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

(Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ)

Nhưng ở Phan Bội Châu, ta thấy có phần quyết liệt và táo bạo hơn, mới mẽ hơn Nó là sự tiếp nối

khát vọng mãnh liệt gắn liền trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược Nếu Phạm Ngũ Lão chỉ “cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông trải mấy mùa thu”, nếu Nguyễn Công Trứ chỉ mới “phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”, thì Phan Bội Châu là con người dám đối mặt với càn khôn để tự khẳng định mình.

Phải là một hành động gì đó khác thường và vượt hẳn người đời Trong một bài thơ khác, ta vẫn bắt gặp cái khẩu khí trào lộng rộng mở ấy:

Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

(Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông)

Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảm nhận được cái khẩu khí anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại Đấng nam nhi muốn làm nên điều lạ ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm như trong một vần thơ cổ:

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương.

(Bữa bữa những mong ghi sử sách,

Lập thân xoáng nhất ấy văn chương)

(Tùy biên thi thoại – Viên Mai)

Đấng nam nhi muốn làm nên điều lạ ở trên đời ấy có một bầu máu nóng sôi sục: “Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu chết để thành đạo nhân, nước mắt đầm đìa rỏ xuống ướt đẫm cả giấy…” (Ngục

trung thư)

Thế đấy, con người nuôi mộng “kinh bang tế (tái) thế” ấy đã vượt lên cái mộng công danh thường gắn liền với hai chữ hiếu trung để vươn tới những lý tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn và cao cả hơn nhiều Xưa nay, con tạo vần xoay vốn là lẽ thường tình, nhưng với Phan Bội Châu, ông ôm ấp khát vọng có thể xoay chuyển càn khôn, không để cho nó tự chuyển vần, cũng có nghĩa là không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh Lí tưởng sống cao đẹp đã tạo cho con người một tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ, thách thức với hoá công

b Hai câu thực: Chí làm trai gắn liền với ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc nước nhà, trước lịch sử dân tộc.

Hai câu thực của bài thơ lại tiếp tục triển khai thật cụ thể ý tưởng mới về chí làm trai đã mở ra ở hai câu đề Con người sống phải biết làm nhiều điều lạ, nhiều điều người khác không dám làm nhưng những điều đó phải là điều có ích Thì đây, chí làm trai đã gắn liền với ý thức về cái tôi, nhưng đây là một cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời:

Trang 3

Ư bách niên trung tu hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai?)

Cuộc thế trăm năm này cần phải có ta, không phải là để hưởng lạc thú, mà là để cống hiến cho đời Đó là một cách khẳng định dứt khoát, vượt khỏi danh lợi tầm thường để lưu danh thiên cổ, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm mà lịch sử giao phó Ý tưởng này rất cao đẹp, là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức khi chưa xẻo thịt lột da, ăn gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)

Hay:

“Ngẫm thù lớn, há đội trời chung

Căm giặc nước, thề không cùng sống

Dau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”

(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)

Với một lẽ sống như thế, tất sẽ làm nên sự nghiệp, và tên tuổi chẳng lẽ không lưu truyền mãi mãi tới cả ngàn năm sao! Nhưng với Phan Bội Châu, không chỉ là khẳng định, mà ý nghĩa toát ra từ đấy mới đáng quý, đáng trân trọng Câu thơ thứ ba khẳng định dứt khoát, đến câu thứ tư, tác giả chuyển giọng nghi vấn, nhưng cũng nhằm để khẳng định quyết liệt hơn một khát vọng sống hiển hách, phát huy hết tài năng và chí khí cống hiến cho đời Sự khẳng định này càng tăng thêm ý thức trách nhiệm, sự cứng cỏi đầy khí phách của nhà thơ Câu thơ tự hỏi mình, nhưng cũng là để hỏi người, hỏi thời đại

Ý thơ được tăng cấp lên, đồng thời thêm giọng khuyến khích, giục giã, thức tỉnh mọi người Bước vào đầu thế kỷ XX, sau những thất bại liên tiếp của các phong trào vũ trang chống Pháp, một nỗi thất vọng,

bi quan đè nặng tâm hồn những người Việt Nam yêu nước Tâm lý buông xuôi, an phận, cam chịu cảnh

“cá chậu chim lồng” có nguy cơ phát triển Phan Bội Châu gọi đó là cái vạ chết lòng Hồi chuông thức

tỉnh của Phan Bội Châu thật có ý nghĩa rất lớn

c Hai câu luận: Chí làm trai gắn liền với hoàn cảnh thực tế của nước nhà.

Hai câu thơ 5 và 6 cũng không nằm ngoài ý triển khai đề của tác giả Chí làm trai của trang nam nhi đến đây biểu hiện thật cụ thể: phải gắn liền với hoàn cảnh thực tế của nước nhà:

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

(Non sông đã chết, sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài).

Câu thơ thứ 6 cần dịch lại cho sát nghĩa với phiên âm, vì người dịch thơ đã dịch thoát nghĩa, làm

mất đi khẩu khí và tư tưởng của tác giả: “Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi”.

Tác giả phủ nhận lối sống nhục nhã để tìm lẽ sống vinh quang gắn liền với sự tồn vong của dân tộc “Non sông đã chết” – đất nước đã mất, con người mất tự do thì chẳng khác nào là nô lệ? Sống

trong cảnh cá chậu chim lồng, “bôi mặt mà thờ kẻ thù sẽ là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ, sao bằng ngẩng đầu lên mà làm một người lỗi lạc của Tổ quốc”? (Hải ngoại huyết thư) Đó là cội nguồn cảm

xúc của tác giả trong toàn bài thơ, nó gần gũi với tư tưởng yêu nước từng thấy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:

Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ

(Ngư tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu)

Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao

Trang 4

Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ

Hay:

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh

Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Nhưng đến câu thơ thứ 6, thì ý tưởng của Phan Bội Châu lại vựot hẳn lên, mang những sắc thái mới của tư tưởng thời đại Nếu như cảm hứng yêu nước trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu ít nhiều

còn vương vấn hai chữ hiếu, trung:

Quân thần một gánh nặng hai vai

Hay:

Chừng nào thánh đế ân soi thấu

Một trận mưa nhuần rửa núi sông

Thì ở Phan Bội Châu đã khác Ông đã dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để nhận thức một chân lí: sách vở thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm giữ chỉ là “ngu” mà thôi Để giành được tự do cho Tổ quốc thì phải hành động, làm cuộc võ trang cách mạng chứ không thể lấy lý thuyết suông về đạo trung, hiếu của sách vỡ thánh hiền mà cứu rỗi cảnh vong quốc Tất nhiên, ông chưa đến mức phủ nhận cả nền học vấn nho giáo đó, nhưng có được một tư tưởng

như thế quả là đã hết sức táo bạo đối với một người từng gắn bó với cửa Khổng sân Trình Có được

dũng khí và nhận thức sáng suốt đó trước hết phải kể đến tấm lòng yêu nước nồng cháy mà ông đã thể hiện ở câu trên, đến khát vọng tìm con đường đi mới có thể đưa nước nhà thoát khỏi cảnh khổ đau Bên cạnh đó, không thể không nói đến ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới đã len lõi vào đất nước ngay từ

mấy năm cuối thế kỉ XIX mà Phan Bội Châu đón nhận qua những cuốn Tân thư lưu truyền bí mật.

Nhân vật trữ tình ở đây đã thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng đi tiên phong cho thời đại mới

Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu về cơ bản vẫn nằm trong vòng ý thức hệ Nho gia Nó thật gần gũi với những điều đã được phát biểu trong thơ của Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ…, nó cũng gắn liền với mấy chữ “công danh” mà các bậc chính nhân quân tử xưa vẫn ao ước tạo dựng Mặc dầu vậy, không thể không nhận thấy những nét mới trong quan niệm của Phan Bội Châu trên vấn

đề này, và điều đó có được chủ yếu nhờ sự nhạy cảm của chính nhà thơ trước những đòi hỏi của đất nước, của thời đại Đối với Phan Bội Châu, chuyện lưu danh thiên cổ của một cá nhân chưa phải là mục đích tối hậu Đích nhắm đến của ông là khôi phục chủ quyền của đất nước Kẻ làm trai, trước hết phải thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, thấy việc không thể không làm, không cần phải băn

khoăn nhiều về khả năng sự nghiệp bị bỏ dở dang, bởi “sau này muôn thuở há không ai?” Thêm nữa,

điều quan trọng là phải biết dứt khoát từ bỏ cái học từ chương, sách vở đã trở thành một lực cản trên đường đi của kẻ mang hoài bảo cứu dân, cứu nước Rõ ràng, xét ở mức độ nào đó, quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu đã có phần vượt lên quan niệm cũ từng được khẳng định trong suốt thời trung đại

2 Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước:

Ở 6 câu thơ đầu, tác giả tập trung khắc hoạ hình ảnh một trang nam nhi hiện ra trước “càn khôn” rộng lớn, trước “bách niên trung”, trước “dư tải hậu”…Con người ấy, đối mặt với cả non sông gấm vóc để nuôi một chí lớn “kinh bang tế thế”, độ nước độ dân qua cơn binh biến Cho nên, càng về sau, chân dung của con người ấy, cái tôi ấy càng sắc nét với tất cả những gì lớn lao nhất cái không gian duy nhất có thể chứa đựng được con người ấy chỉ có thể là vũ trụ bao la

Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất Và hai câu thơ này cũng tập trung làm rõ vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước:

Trang 5

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Muôn trùng bạch lãng nhất tề phi

(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)

Bài thơ kết bằng hai câu thơ đầy hùng tâm tráng chí, nhưng tiếc thay câu thơ dịch dịch chưa hết

nghĩa câu thơ phiên âm “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”, dịch là “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”, rõ ràng là chưa lột tả hết ý thơ, đặc biệt là cái hào khí dồn ở ba chữ cuối “nhất tề phi”.Hình ảnh

“muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” êm ả như một cuộc tiễn đưa bình thường, khi con tàu vượt trùng dương Trong nguyên tác, hai câu 7-8 tạo thành một tứ thơ đẹp Con người “đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông”, cả vũ trụ bao la “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” Tất cả hình ảnh lớn lao: bể đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc tạo thành một bức tranh hoành tráng mà hài hòa, ở đó, con người là

trung tâm, được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao, đã vút bay cao cùng ngọn gió, lồng lộng giữa trời biển mênh mông Và bên dưới cánh đại bàng ấy là ngàn con sóng cùng lúc dâng cao, tung bọt trắng xóa như muốn tiếp sức cho con người, bay thẳng tới chân trời mơ ước Đây là hình ảnh hào hùng, đầy chất sử thi, đã thắp sáng niềm tin và hy vọng cho một thời đại mới, một thế kỉ mới

Hình ảnh ấy mang vẻ đẹp hào hùng, nhưng cũng không kém phần lãng mạn Con người dường như được chắp thêm đôi cánh thiên thần, bay bổng ở bên trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la Trong thực tế, đây là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước chỉ le lói những tia sáng của khát vọng, ước mơ Vậy mà con người ra đi tìm đường cứu nước vẫn hăm hở, tự tin và đầy quyết tâm như thế

Trở lên trên, ở 6 câu thơ đầu, chúng ta cũng bắt gặp không ít hình ảnh mang cảm hứng lãng mạn Cảm hứng lãng mạn bay bổng ở chỗ, chí làm trai của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước, trong thực tại nước nhà lại gắn với những hình tượng nghệ thuật kì vĩ, trường tồn: đất

trời cao rộng (càn khôn), cuộc nhân sinh một đời người (trong khoảng trăm năm) và cả tương lai nối dài phía sau (sau này muôn thuở) Tất cả, càng làm tăng đến vô cùng sức mạnh của khát vọng và niềm

tin mãnh liệt về sự đổi mới xã hội của con người trong thời đại mới

KẾT BÀI:

- Khái quát lại vấn đề

- Lưu lại cảm xúc trong lòng người đọc.

“Lưu biệt khi xuất dương” thể hiện quan niệm mới về chí làm trai và vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng

của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX: ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, tác giả đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam ở thời điểm cam go nhất Giọng điệu bài thơ tâm huyết sâu lắng mà sôi sục, hào hùng, cùng với bút pháp khoa trương thể hiện niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng những tư tưởng cách mạng của tác giả Hình ảnh thơ kỳ vĩ, lớn lao kết hợp với những từ ngữ gây ấn tượng mạnh đã làm nổi bật được chí vá trời, lấp biển của nhà thơ Phan

Bội Châu Khép lại “Xuất dương lưu biệt”, người đọc nhận ra một khí phách, một nhân cách của một

nhân vật lỗi lạc đầu thế kỷ XX Bài thơ thổi một luồng sinh khí vào văn chương thời đại, mở ra những trang đầy hào khí của văn thơ yêu nước đầu thế kỷ, tiếp nối tinh thần bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập của thế kỷ trước, có giá trị động viên bao thế hệ yêu nước nối tiếp người chiến

sĩ Phan Bội Châu Đến ngày nay, bao trái tim con người, đều cho rằng: “đọc thơ văn Phan Bội Châu, lí trí chưa kịp nhận thức và tán thành thì ngó lại, trái tim đã bị nó hoàn toàn chinh phục rồi” Điều đó,

thật đúng lắm thay!

Huỳnh Văn Hối, Xuân Giáp Ngọ, 2014

Ngày đăng: 30/04/2016, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w