1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường dự án nuôi trồng thủy sản tại xã trung tú và đồng tân, huyện ứng hòa, hà tây

70 1,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Đánh giá chi tiết các tác động tới môi trường đất, nước, không khí khi thực hiện dự án nuôi trồng cá nước ngọt như cá rô phi, cá chép, các quả tại 2 xã Trung Tú và Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Báo cáo này đã được sở tài nguyên môi trường Hà Nội phê duyệt năm 2008

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

3 Nội dung chính của nghiên cứu 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

I: MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3

1 Các khái niệm cơ bản 3

2 Quá trình hình thành ĐTM 3

II CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGHÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT 6

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

1 Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: 8

2 Phương pháp chuyên gia: 8

3 Phương pháp lập bảng hỏi: 8

4 Phương pháp so sánh: 9

5 Phương pháp đánh giá nhanh: 9

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

3.1 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO 10

3.1.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 10

3.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 10

3.2 TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11

3.2.1 TÓM TẮT DỰ ÁN 11

3.2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19

3.2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 29

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 31

Trang 2

3.4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ GIÁM SÁT, KẾT

LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 48

3.4.1 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 48

3.4.2 Chương trình quản lí và giám sát môi trường 58

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

1.Kết luận 61

2 Kiến nghị 62

CHƯƠNG V: TÀI LIỆU VÀ PHỤ LỤC 63

1.Tài liệu 63

2.Phụ lục 63

Trang 3

Bảng 3.2 Các hạng mục chính của dự án 13

Bảng3.3 Yêu cầu chất lượng nước ao nuôi 15

Bảng 3.4 Kết quả phân tích thổ nhưỡng (một phẫu diện đại diện) 20

Bảng 3.5 Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường nước 22

Bảng 3.6 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước mặt 23

Bảng 3.7 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngầm 24

Bảng 3.8 Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí 25

Bảng 3.9 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí 26

Bảng 3.10 Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường đất 27

Bảng 3.11 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường đất 28

Bảng 3.12 Nguồn gây tác động tới môi trường nước 31

Bảng 3.12 Nguồn gây tác động tới môi trường nước 32

Bảng 3.13 so sánh chất lượng nước ao nuôi trồng 36

Bảng 3.14 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 42

Bảng 3.15 Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 42

Bảng 3.16 Vị trí các điểm giám sát môi trường nước mặt giai đoạn vận hành 59

Trang 4

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình kĩ thuật nuôi cá 31

Trang 5

BVMT Bảo vệ môi trường

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Nuôi trồng thủy sản là một trong những hoạt động kinh tế chủ lực củavùng ĐBSCL và cả nước và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn chonước nhà Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng hoạt động NTTS là

sự suy thoái ngày càng nhanh chóng môi trường sinh thái, môi trường sinhthái bị hủy hoại đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với cuộc sống conngười

Trong các giai đoạn của một dự án nuôi trồng thủy sản thì giai đoạn các

ao nuôi đi vào hoạt động gây sức ép tới môi trường nhiều nhất Chất thải vàcác tác động mang tính chu kì và lặp lại Lượng chất thải và nồng độ chất gây

ô nhiễm cao được sinh ra từ quá trình sống của thủy sản, hoạt động chăm sóc

ao nuôi và sinh hoạt của các hộ nuôi trồng

Môi trường nước mặt bị ảnh hưởng nhiều do đặc thù của nghành nuôitrồng thủy sản là dùng một lượng lớn nước làm môi trường sống cho thủy sản,các chất thải trong mọi hoạt động sẽ lắng đọng hoặc hòa tan trong môi trườngnước Để đảm bảo môi trường sống cho cá được sạch sẽ thì cần thay nướcthường xuyên Chính điều này làm cho lượng nước thải từ nuôi trồng tủy sảnthải ra môi trường nước mặt là khá lớn

Những vấn đề này cần được quan tâm và giải quyết ngay từ giai đoạn lậpphương án phát triển, nghiên cứu khả thi để nuôi trồng và phát triển nghànhthủy sản bền vững Vì vậy trong khuôn khổ thời gian cho phép, em lựa chọn

đề tài: Đánh giá tác động môi trường nước dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuậtphục vụ phát triển khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Trung Tú-ĐôngTân-Ứng Hòa-Hà Nội trong giai đoạn vận hành.”

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định các nguồn gây tác động, đối

tượng, quy mô bị tác động, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của dự

án tới môi trường nước trong giai đoạn vận hành của dự án

Trang 7

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa vàứng phó sự cố môi trường của dự án.

- Xây dựng các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý vàgiám sát môi trường của dự án

Từ đó kết hợp với định hướng và mục tiêu của ủy ban nhân dân huyệnỨng Hòa và ủy ban nhân dân hai xã Trung Tú, Đồng Tân xây dựng, phát triểnkhu nuôi trồng thủy sản được bền vững, hiệu quả cao

3. Nội dung chính của nghiên cứu

Nội dung chính của nghiên cứu gồm các phần nội dung chính:

- Tổng quan chung về ĐTM và nghành thủy sản

- Các phương pháp nghiên cứu

- Tóm tắt dự án và đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội của khu vựcnghiên cứu

- Đánh giá các tác động

- Biện pháp giảm thiểu và chương trình quản lí giám sát

Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUANI: MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1 Các khái niệm cơ bản

Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến mộtvật thể hoặc một sự kiện nào đó

Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì “Môi trường bao gồm cácyếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đếnđời sống, sản xuất, sự tồn tai, phát triển của con người và sinh vật ”

Môi trường theo cách hiểu tương đố có thể là rất rộng ( như vũ trụ, tráiđất, không khí….) và cũng có thể là hạn hẹp( môi trường nước bề mặt, môitrường sông, môi trường sống trong căn hộ…)

Trong các khái niệm về môi trường ngoài các yếu tố tự nhiên, phải luôncôi trọng các yếu tố văn hoá, xã hội, kinh tế…bởi vì chúng là các thành phầnhết sức quan trọng tạo ra môi trường sống

2 Quá trình hình thành ĐTM

Con người trong quá trình tồn tại và phát triển dù ngẫu nhiên háy cốtình cũng luôn luôn tạo ra các tác động vào môi trường Ngược lại, môitrường cũng luôn luôn tác động tới con người Quá trình phát triển luôn luônkèm theo việc sử dụng ( đất, gỗ nước, không khí, nhiện liệu hoá thạch, tàinguyên các loại) đông thời cũng thải vào môi trường các phế thải( chất thảirắn, lỏng, khí từ sinh hoạt, từ công nghiệp, từ nông nghiệp, giao thông, ytế…) Những chất thải đó dần dần làm ô nhiễm môi trường Chính vì vậy,người ta đã cho rằng: phát triển là đồng hành với ô nhiễm

Sự phân huỷ chất bẩn trong môi trường là quy luật hàng vạn năm Quátrình phân huỷ như vậy là nhờ tác động tích cực của đất, vi sinh vật, nước,

Trang 9

bức xạ mặt trời, động và thực vật các loài… Vì vậy quá trình đó là quá trình

“tự làm sạch” Các quá trình tự là sạch tuân theo một quy luật riêng của chúng

và ứng với một “ tốc độ làm sạch” xác định

Như vậy con người muốn tồn tại và phát triển trong được trong môitrường của mình thì nhất thiết phải xác lập tốt mối tương quan giữa phát triểnvới quá trình tự làm sạch của môi trường

Để làm được các nhiệm vụ trên, cần hiểu được ảnh hưởng của các hoạtđộng kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất đến các yếu tố cấu thành môitrường ngược lại cũng cần hiểu được các phản ứng của môi trường đến cácthành phần môi trường Quá trình hiểu, xác định đánh giá đó được gọi là đánhgiá tác động môi trường (ĐTM)

Do đó, luật bảo vệ môi trường 2005 (điều 3-20) đã định nghĩa: Đánhgiá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trườngcủa dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp cụ thể khi triển khai dự ánđó

Vào khoảng cuối những năm 60 của của thế kỷ 20, khái niệm đánh giátác động môi trường đã được hình thành rõ nét và được thực hiện tại Mỹ.Sang những năm 70 của thế kỷ, ĐTM đã được sử dụng nhiều ở các quốc gianhư: Anh, Đức, Nhật, Canada và Trung Quốc

Ở Việt Nam, những vấn đề môi trường bức xúc bắt đầu xuất hiện khá

rõ từ năm 1990 Vì vậy khái niệm đánh giá tác động môi trường không còn làkhái niệm riêng của các nàh khoa học nữa Khái niệm ĐTM đã chuyển vàođội ngũ các nhà quản lí và khoa học – kỹ thuật rộng hơn đồng thời đã đượcđưa vào luật bảo vệ môi trường (1994)

Trang 10

Như vậy việc lập báo cáo ĐTM cho một dự án đã trở thành yếu tố rấtquan trọng trong khoa học môi trường, hơn thế nữa trở thành yếu tố bắt buộctrong công tác quản lí nhà nước về BVMT.

Báo cáo ĐTM phải đạt được những yêu cầu những yêu cầu sau:

- Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc thực hiệnquyết định của cơ quan quản lí

- Phải xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy

mô bị tác động, phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của dự án tới môitrường trong các giai đoạn

- Phải đề xuất được phương án phòng tránh, giảm bớt cáctác động tiêu cực, tăng cường các mặt có lợi mà vẫn đạt được đầy đủ các mụctiêu và yêu cầu của phát triển

- Phải là công cụ có hiệu lực để khắc phục những hậu quảtiêu cực của các hoạt động đã được hoàn thành hoặc đang được tiến hành

- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu

- Báo cáo ĐTM phải chặt chẽ về mặt pháp lí

Do hoàn cảnh kinh tế chưa mạnh nên từ khoảng 1985 đến 1992 các dự

án lớn và trung bình của ta về cơ bản chưa lập được báo cáo ĐTM mà chỉ đềcập sơ bộ đến một số vấn đề môi trường có thể xảy ra Sau năm 1992 một số

dự án quan trọng đã được đánh giá tác động môi trường như thuỷ điện Sơn

La, Sông Hinh hoặc nhà máy đường mía Đài Loan( Thanh Hoá), nhiều côngtrình thăm dò dầu khí cũng được lập báo cáo ĐTM

Hiện nay hầu như tất cả các dự án đều được quan tâm về vấn đề môitrường Tuỳ theo quy mô của dự án mà lập báo cáo đánh giá môi trường chiếnlược, đánh giá tác động môi trường hoặc lập cam kết bảo vệ môi trường, được

Trang 11

quy đinh trong nghị định 29/2011/NĐ – CP và theo hướng dẫn trong thông tư26/2011/TT – BTNMT.

II CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGHÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT.

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổchức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sản lượng thủy sản năm 2022 là

181 triệu tấn, tăng 18% so với mức trung bình giai đoạn 2010 - 2012 Trong

đó, sản lượng thủy sản khai thác chỉ tăng 5%, nuôi trồng tăng 35%, đạt 85triệu tấn trong năm 2022 Giai đoạn 2013 - 2022, nuôi trồng dự kiến tiếp tụctăng trung bình 2,4%/năm, giảm gần 5,9% so với giai đoạn 10 năm trước đó

Báo cáo của FAO cho thấy, nhu cầu thủy sản trên đầu người cũng đangtăng dần với mức tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là 1,6% Cụ thể, từ17,4 kg/người (năm 2006) lên 17,6 kg/người (năm 2007); 17,8 kg/người (năm2008); 18,1 kg/người (năm 2009), 18,6 kg/người (năm 2010); 18,8 kg/người(năm 2011) và có thể lên đến 19,1 kg/người (năm 2015) và 19 - 20 kg/người(năm 2030).Các yếu tố trên cho thấy ngành thủy thế giới đang tiếp tục tăngtrưởng về cả quy mô, sản lượng

Trong hơn hai thập kỷ vừa qua ở nước ta, nuôi trồng thủy sản (NTTS)nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng phát triển rất nhanh, đã và đangmang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội Theo thống kê cả năm 2012

cả nước có trên 1 triệu ha nước mặt NTTS với nhiều loại hình nuôi trồng, tăng45% so với năm 2001, bình quân giai đoạn 2001-2012 tăng 4,5%/năm, về sảnlượng đạt 2,74tr tấn các loại Trong đó ĐBSH chiếm 11,64%, ĐBSCL chiếm70.19% Những thành tựu này là kết quả của những định hướng đúng đắn cảchính phủ, sự nhanh nhạy về thị trường của người nuôi và sự tận dụng tối đađiều kiện địa hình

Trang 12

Năm 2012 toàn địa bàn Hà Nội có khoảng 10.000 ha nuôi trồng thuỷsản, chiếm 7% diện tích đất nông nghiệp Sản lượng thuỷ sản đạt 100.000 tấn/năm chủ yếu là các loại thuỷ sản truyền thống như cá chép, trắm, trôi, mè, trê,

rô phi và một số loại cá khác Tổng thu ước tính khoảng 2000 tỷ đồng, đãđóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏ vào cơ cấuGDP của thành phố, làm tăng thu nhập cho người nông dân Thành phố đangđẩy mạnh công tác chuyển đổi, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, hỗ trợngười dân vốn, kĩ thuật nuôi trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,giúp nhân dân cải thiện đời sống

Tại huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội, đất nông nghiệp chủ yếu là đấttrũng, dễ bị ngập úng khiến cho việc thâm canh lúa nước không hiệu quả.Nắm rõ tình tình, TP Hà Nội đã chủ trương cho nhân dân chuyển đổi đất nôngnghiệp canh tác không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ hải sản, tăng hiệu quảcanh tác

Cùng với sự phát triển NTTS đã có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cựcđối với môi trường cũng như đối với chính sự phát triển bền vững của NTTSnước ngọt Luật Thuỷ sản năm 2003 và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM)trong nuôi trồng thủy sản để phát triển nghành thủy sản bền vững

Trang 13

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:

- Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượngmôi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí tại khu vực thựchiện dự án Chủ đầu tư phối hợp cùng với đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sátthực địa và lấy mẫu phân tích, vị trí điểm lấy mẫu và kết quả phân tích đượcthể hiện trong phần “hiện trạng các thành phần môi trường” Báo cáo này thừahưởng kết quả khảo sát, đo đạc, phân tích của công ty cổ phần đầu tư và pháttriển công nghệ cao Minh Quân

2 Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lí những đánhgiá dự báo bằng các tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnhvực hạn hẹp của khoa học-kĩ thuật hoặc sản xuất

Chuyên gia là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đềtồn tại trong lĩnh vực của mình,đồng thời về mặt tâm lí họ luôn hướng vềtương lai để giải quyết những vấn đề dựa trên những hiểu biết sâu sắc, linhcảm nghề nghiệp nhạy bén

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm,khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của chuyên gia giỏi và xử líthống kê câu trả lời một cách khoa học Nhiệm vụ của phương pháp là đưa racác dự báo khách quan các vấn đề môi trường trong tương lai dựa trên việc xử

lí có hệ thống các đánh giá dự báo của chuyên gia

3 Phương pháp lập bảng hỏi :

Phương pháp lập bảng hỏi được áp dụng trong quá trình điều tra, thuthập các thông tin tại khu vực xây dựng dự án Các thông tin điều tra baogồm: thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các thông tin về địa

Trang 14

hình, địa vật; các thông tin trực quan về môi trường, các ảnh hưởng tới môitrường nước, không khí do 35 ha ao nuôi đang tồn tại gây ra, một số vấn đề

về công tác nuôi trồng giữ gìn vệ sinh môi trường trong các ao nuôi …nhằm giúp cho việc đánh giá các tác động môi trường được chính xác, thựctế và khách quan hơn

Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc xây dựng các câu hỏitrong phiếu điều tra, câu trả lời sẽ nhận được từ người dân vực dự án, chủ các

ao nuôi Từ đó tổng hợp và đánh giá

4 Phương pháp so sánh:

Phương pháp này dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở

so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môitrường … đối với các thành phần môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn…

Phương pháp này được áp dụng trong phần đánh giá hiện trạng môitrường hiện trạng môi trường, làm cơ sở cho quá trình quả lí môi trường, kiểmsoát ô nhiễm khi dự án đi vào hoạt động

Đánh giá sức chịu tải của môi trường, làm cơ sở cho việc đánh giá cáctác đánh giá tác động môi trường dự án

5 Phương pháp đánh giá nhanh:

Phương pháp này được thực hiện dựa vào các hệ số ô nhiễm đã đượccác tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới hay tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng

và khuyến cáo áp dụng để tính toán nhanh tải lượng hoặc nồng độ của một sốchất ô nhiễm trong môi trường Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quảnhanh và tương đối chính xác về tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm.Phương pháp này được sử dụng trong phần “đánh giá các tác động môi trườngcủa dự án”

Trang 15

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN BÁO CÁO

3.1.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;

- Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 01/06/1998 của Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật thủy sản 2003

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chínhphủ về việc quy định đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tácđộng môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 về đánh giá tác động môi trườngchiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

3.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- Tiêu chuẩn TCVN 38:2011/BTNMT Chất lượng nước mặt bảo vệ đờisống thủy sinh;

- Quy chuẩn 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạncho phép của kim loại nặng trong đất;

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về chất lượng nước mặt;

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về chất lượng nước ngầm;

Trang 16

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về nước thải sinh hoạt;

3.2 TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.

3.2.1 TÓM TẮT DỰ ÁN.

a Tên dự án

Tên đầy đủ của dự án: “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển

khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại các xã: Trung Tú - Đồng Tân, huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội”.

Chủ dự án: Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa

Khu vực dự án nằm trên cánh đồng thuộc địa phận hai xã Trung Tú và

xã Đồng Tân nằm ở phía Nam của TP Hà Nội Vị trí địa lý của hai xã nhưsau:

Phía Bắc giáp với khu vực dân cư thôn Đồng Vinh (xã Chuyên Mỹ)Phía Tây Bắc giáp với khu dân cư thôn Cao Xá (xã Trung Tú)

Phía Nam giáp hai thôn Quảng Tái và Tự Trung (xã Trung Tú)

Phía Đông là cánh đồng thuộc thôn Tứ Kỳ (xã Đồng Tâm)

Trong khu vực dự án không có các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng nhưkhông có các khu di tích, văn hóa lịch sử

Trang 17

+ các hạng mục chính của dự án

Quy mô và các hạng mục dự án được thể hiện trong 2 bảng sau:

Trang 18

Bảng 3.1 Quy mô xây dựng dự án

1 Diện tích mặt nước ao nuôi (219 Ao) 201,6 ha

2 Đường giao thông (Tuyến N1 đến N4) 5.028,24m

3 Trạm bơm đầu mối (01 trạm cấp và 01

trạm tiêu)

Mỗi trạm bơm lắp 03 máy loại HL1900-4,5

4 Hệ thống điện cao thế và hạ thế, TBA TBA (400KVA;320KVA;

250KVA); đường dây 22kv;

5 Bờ bao vùng dự án (bờ bao 01 và 02) 5.051,94m

8 Cống tiêu, cống tiêu, cầu máng, cầu 481 cái

9 San nền khu đầu mối + nhà quản lý Nền 5ha, nhà cấp IV, 2x80m 2

10 Chợ đầu mối thu gom sản phẩm 1.600m 2

Trang 19

c Quy trình công nghệ nuôi trồng

+ Thời vụ nuôi cá và tỷ lệ nuôi ghép

Các loại cá truyền thống như: trắm, trôi, mè, chép

Vụ Xuân thả cá giống lưu từ năm trước để cuối năm thu hoạch

Vụ Thu thường thả cá giống sản xuất trong năm, thu hoạch vào khoảngtháng 3-4 năm sau

Các loại cá xuất khẩu như: cá rô phi đơn tính…

Vụ chính nuôi từ tháng 4 đến tháng 10: Nuôi cá rô phi đơn tính

Vụ phụ: từ tháng 11 đến tháng 3 nuôi các loài cá ở địa phương: cáchép, trôi, mè…

+ Kỹ thuật nuôi áp dụng cho vùng dự án

Về ao nuôi

Tổng số 219 ao nuôi, cụ thể:

Diện tích 1 ao nuôi từ 5.000 đến 10.000 m2/ao

Độ sâu nước thiết kế: 1,5 m; độ cao an toàn 0,5m

Đáy ao phẳng dốc về phía cống tiêu: 0,1%

Mỗi ao có 1 cửa lấy nước và 1 cống tháo nước riêng theo chế độ tựchảy, tại cửa cống cấp nước phải có lưới lọc tránh các địch hại vào ao

Mỗi ao phải có 2 máy quạt nước

Môi trường nước ao nuôi

Trang 20

Bảng3.3 Yêu cầu chất lượng nước ao nuôi

Nhiệt độ nước 18- 350CLượng oxy hoà tan từ >= 3 mg/lHàm lượng NO2 < 0,05 mg/l

và vô cơ nuôi tảo trước khi thả cá Trước khi thả cá giống, mực nước trong ao60cm, bổ sung 5~10cm mỗi ngày sau khi thả cho tới khi đạt độ sâu 1,2mdừng lại Sau 30 ngày nước được bổ sung đạt độ sâu thiết kế 1,5m

- Thay nước và thoát nước.

Thay nước là giải pháp kỹ thuật nhằm điều chỉnh các yếu tố môi trườngtốt nhất Việc thay nước thường xuyên định kỳ 1 tháng thay nước một lần,mỗi lần thay 1/3 lượng nước trong ao

Nước thải từ các ao trong quá trình thay nước được xử lý đảm bảo vềcác chỉ tiêu môi trường sau đó tiêu ra kênh A2-8

+ Trình tự công việc thực hiện trong vụ nuôi chính

Chuẩn bị ao nuôi

Trang 21

Phải hoàn tất 15 ngày trước khi thả giống theo trình tự sau:

Cải tạo tu bổ ao: dọn bùn (lớp bùn 15-25cm), đắp bờ chống sạt, lỗ dò rỉ,phát quang cây bụi, tạo độ dốc ao Phơi ao, bón phân hữu cơ và phân vô cơ,bón vôi

Trước khi thả cá vào ao nuôi thì dùng 8-10kg vôi bột để tẩy cho 100m2đáy ao (rắc vôi cả các mái và bờ ao) Tẩy vôi nhằm mục đích: diệt trừ hếtnhững loại cá dữ, cá tạp, những ký sinh trùng và bao tử gây bệnh cho cá,phòng bệnh cho cá, đẩy mạnh phân giải vật chất hữu cơ, giải phóng các chấtN-P-K bị bùn hấp thụ, làm giàu chất dinh dưỡng cho nước

Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên

- Bón phân hữu cơ

Bón lót phân chuồng xuống đáy ao Có thể bón 30-50kg phân /100m2Bón bổ sung nhằm duy trì lượng thức ăn tự nhiên trong nước cho cá,bón theo chu kỳ 5-7 ngày 1 lần, lượng bón 10-15kg phân /100m2

- Bón phân xanh

Thường gieo điền thanh hoặc trồng rau lấp xuống đáy ao hoặc dùngthân và lá xanh của các loại cây (cây không gây độc hại cho cá) bó thành từng

bó đặt cách đáy ao 20cm

- Phân vô cơ

Bón phân hoá học nên theo tỷ lệ N/P = 2/1 và lượng 0,2-0,3kg/100m2

ao cho mỗi lần bón Tuần bón 2 lần cách nhau 3-4 ngày

Công thức bón lót cho 100m2 ao: Phân chuồng 20-30kg + phân xanh10kg + phân vô cơ 0,3-0,4kg

Thả cá giống

Trang 22

Đối với nuôi cá truyền thống: Mật độ thả 1,4con/m2; Tiêu chuẩn cágiống: Cá mè: 10-12cm, Cá trắm cỏ: 12-15cm, Cá chép, trôi, rô hu: 7-10cm

Đối với cá rô phi đơn tính: Mật độ cá giống: 4,5 – 5 con/m2

+ Chăm sóc trong quá trình nuôi

Cho cá ăn

Cho cá ăn theo nguyên tắc “4 định”:

Định lượng thức ăn: duy trì thức ăn cho cá có chất lượng ổn định

Định số lượng thức ăn: lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cá ổnđịnh, tăng dần theo nhu cầu của cá

Định thời gian cho ăn: Hàng ngày, người nuôi cá nên cho cá ăn 2 lần,vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, vào những giờ nhất định

Định địa điểm cho ăn: cho cá ăn tại 1 hay nhiều vị trí cố định Vị trí cho

ăn là nơi có đáy tương đối trơ, bằng phẳng, nước sâu trung bình và sạch sẽ

Thức ăn cho cá

Thức ăn xanh bao gồm các loại cây, cỏ thân non, mềm không độc như:

cỏ cạn, rong nước, lá sắn, thân ngô non, lá chuối, các loại rau cho người

Lượng thức ăn cho cá: cỏ cạn từ 20-30% khối lượng cá /ngày; rongnước, cỏ khác từ 60-80% khối lượng cá/ngày; thức ăn tinh 1-2% tổng khốilượng cá/ngày trong các tháng mới thả hoặc sắp thu hoạch

Thức ăn chính cho rô phi đơn tính có thể tham khảo công thức áp dụng

ở Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I (Nguyễn Tiến Thành, 2001-2003)

Chăm sóc ao nuôi

Trang 23

Hàng ngày phải theo dõi các chỉ tiêu của môi trường nước ao (độ sâu,

độ trong, to, pH, DO…) Định kỳ 10- 15 ngày quan trắc các chỉ tiêu BOD,COD, NH3N, H2S, NO2N… để có điều chỉnh kịp thời Định kỳ 10 ngày lấymẫu cá kiểm tra tốc độ sinh trưởng phát hiện bệnh tật, sức khoẻ của cá để cóbiện pháp xử lý kịp thời

Phải thường xuyên giữ đủ mức nước quy định, hàng ngày kiểm tra bờ,cống rãnh chuẩn bị trước đăng mành, cọc để phòng lũ lụt cá đi mất

Mỗi tháng đùa khuấy ao một lần, hàng tuần vớt sạch rác, thức ăn thừa.Sau khi đùa ao, kết hợp cấp thêm nước mới

+ Công tác thu hoạch

Có 2 cách thu hoạch:

Đánh tỉa, thả bù: Cá nuôi được 6-8 tháng, những con lớn đã đạt kích cỡ

thu hoạch nên tiến hành đánh tỉa và thả bổ sung cá giống

Thu cuối năm: Cá nuôi tích cực 1 năm đạt kích cỡ, cá trắm cỏ 1,5 - 2kg/

con, cá mè, cá trôi 0,4 - 0,5kg/con, dùng lưới thu hoạch bớt, sau đó tát cạn bắthết, tẩy dọn ao nuôi tiếp năm sau Những con không đạt quy cỡ giữ lại đểnuôi năm sau

Trang 24

3.2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

a Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực

Địa hình vùng dự án khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, hàm lượng chấtdinh dưỡng trong đất rất phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản

b Đặc điểm địa chất công trình

Lớp 1: Phân bố từ 0 – 30 cm, đây là lớp đất mầu trồng trọt có màuxám đen lẫn mùn thực vật, do ngập nước nên thường xuyên ở trạng thái bùn

Lớp 2: Phân bố ở độ sâu 30- 110cm, lớp đất này chủ yếu là đất sét pha,màu vàng xẫm đến vàng nâu, trạng thái dẻo đến dẻo mềm

Các chỉ tiêu lý hoá của mỗi mẫu đất được thí nghiệm với 10 chỉ tiêucho thấy đều thoả mãn tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản

Trang 25

Bảng 3.4 Kết quả phân tích thổ nhưỡng (một phẫu diện đại diện)

Nguồn: Báo cáo thuyết minh chung của dự án

c Điều kiện khí tượng

Nhiệt độ không khí

Nhiệt trung bình tháng trong năm dao động từ 10,0oC đến 29,00C Mùalạnh nhiệt độ trung bình là 14-150C Mùa nóng nhiệt độ trung bình thườngtrên 230C, tháng nóng nhất là tháng 5,6, khoảng dưới 29oC

Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình từ 83% - 86% 3 tháng mùa xuân là thời kỳ

có độ ẩm lớn nhất, tháng 3 lên tới 88% Các tháng cuối mùa thu và đầu mùaĐông là thời kỳ khô hanh nhất, độ ẩm xuống dưới 64%

Trang 26

Chế độ gió

Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió nam và đông nam, mùađông có gió Bắc và Đông bắc Các cơn bão đổ bộ vào vùng này thường gây ramưa lớn trong 2 đến 5 ngày, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sốngnhân dân.Bão úng thường xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9 trong năm

d Điều kiện thủy văn khu vực

Trên toàn xã có sông Nhuệ, máng mười (A10) và kênh A2-8 chảy qua.Trong đó máng mười làm nhiệm vụ cấp nước là chính với nguồn nước từsông Đáy mang nhiều phù sa màu mỡ Về mùa mưa mực nước sông thườngdâng cao hơn nước trong đồng gây úng lụt cục bộ ở các vùng đất trũng KênhA2-8 có chức năng tiêu là chính

Việc lấy nước thường diễn ra hai lần chính trong năm trước khi thả cágiống trùng với thời gian cấp nước cho sản xuất lúa, lúc này A10 được cungcấp nước từ sông Đáy, hàm lượng chất dinh dưỡng nước sông tương đối tốt

Trang 27

e Hiện trạng môi trường nước

Vị trí các điểm lấy mẫu, đo đạc hiện trạng môi trường nước được thểhiện qua bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5 Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường nước

TT Ký hiệu Tọa độ địa lý Mô tả vị trí lấy mẫu, đo đạc

Trang 29

<0,001

Trang 30

f Hiện trạng môi trường không khí

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa vật, đặc điểm thời tiết khu vực thựchiện dự án, vị trí các điểm lấy mẫu, đo đạc hiện trạng môi trường không khíđược thể hiện qua bảng dưới đây:

Vị trí các điểm lấy mẫu

Bảng 3.8 Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường không khí

TT Ký hiệu Tọa độ địa lý Mô tả vị trí các điểm lấy mẫu

Trang 31

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp

Kết quả đo đạc TCVN 5949 –

1998 QCVN 05 – 2009 KK01 KK02 KK03 KK04 KK05

Trang 32

Vị trí các điểm lấy mẫu

Bảng 3.10 Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường đất

Trang 33

Bảng 3.11 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường đất

QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

(-): Giá trị không quy định

Trang 34

Qua các kết quả điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu, quan trắc hiệntrạng môi trường khu vực Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triểnkhu nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Trung Tú – Đồng Tân, huyệnỨng Hòa cho thấy chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm,môi trường đất đều khá tốt Hầu hết các kết quả phân tích được đều nằm tronggiới hạn cho phép của Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia về môi trường

h Hiện trạng hệ sinh thái khu vực

Hệ sinh thái trên cạn

Thực vật: Khu vực được đánh giá là nghèo về đa dạng sinh học, thựcvật trên cạn chủ yếu là các cây cỏ, một số loài thuộc họ hoà thảo sống theomùa

Động vật: Không có giá trị kinh tế và nguồn gen Các loài thường gặptrong sinh cảnh là chuột, thằn lằn, rắn sãi thường, rắn hổ mang, ếnh, nhái

Hệ sinh thái dưới nước

Thực vật: chủ yếu là các loài lúa nước

Động vật: Các loài cá mang đặc thù của hệ cá đồng bằng sông Hồngvới các loài như: cá trơn, Mè, Gáy, Chép, Lươn, Trạch, Rô, Riếc, Cua, trai ốc,tôm…

Nhìn chung, Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước tại khu vực số lượngloài ít, độ đa dạng và năng suất sinh học thấp

3.2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

a Điều kiện về kinh tế

Năm 2012 tổng diện tích gieo trồng 859ha Sản lượng thóc quy tiền đạt

10 tỷ 540 triệu đồng Nhiều hộ đã tích cực gắn sản xuất đi đôi với việc cải tạo,

Trang 35

khai thác kinh tế vườn để tăng thu nhập kinh tế gia đình Đẩy mạnh chuyểndịch diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh.

Diện tích nuôi trồng thủy sản do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài gây ngậphúng 80% diện tích nuôi thả cá nên sản lượng cá quy tiền ước đạt 429 triệuđồng

Đàn trâu, bò hiện có 168 con, đàn lợn có 1.980 con, đàn gia cầm cókhoảng 35.500 con Giá trị chăn nuôi ước đạt 8.875 triệu đồng

Giá trị TTCN – XD, TN – dịch vụ ước đạt 16.567 triệu đồng Số laođộng sản xuất ngành nghề ngày càng tăng mức thu nhập lao động bình quân

từ 1triệu đến 2 triệu đồng/tháng Các nghề tiểu thủ công nghiệp như mộc dândụng, Đan tế, mây giang đan và khảm trai …

b Điều kiện về xã hội

Hoạt động của ban văn hóa thông tin xã có nhiều chuyển biến tích cựcphục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương Vận động nhân dân thực hiệntốt cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư

Các mặt giáo dục trong khối nhà trường ngày càng phát triển, cơ sở vậtchất trang thiết bị đồ dùng dạy và học tập ngày càng được quan tâm hơn, đãtừng bước đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập

Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện tốtchương trình y tế quốc gia, mạng lưới y tế thôn bản hoạt động đi vào nề nếphiệu quả, giữ vững chuẩn quốc gia về y tế

Đã kịp thời giải quyết tốt các chế độ chính sách do nhà nước quy địnhcho các đối tượng chính sách

Ngày đăng: 29/04/2016, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w