Hiện nay sông Nhuệ Đáy đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội đặc biệt là của các khu công nghiệp,khu khai thác và chế biến , các điểm dân cư…sự ra đời và hoạt độn
Trang 1A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và toàn bộ sinh vật trên Trái đất Nước tham gia vào các hoạt động sống cũng như hoạt động sản xuất của con người.Cùng với quá trình phát triển của xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa -hiện đại hóa làm tăng nhu cầu sử dụng nước và xả thải ra môi trường một lượng chất thải rất lớn Hơn nữa, sự bùng nổ dân số khiến cho nhu cầu về nguồn nước ngày càng cao, con người càng phải khai thác triệt để nguồn nước nhằm phục vụ hoạt động sống của mình
Sự khai thác tràn lan và xả ra môi trường lượng chất thải chưa qua xử lý đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước.Ở nước ta, các lưu vực sông lớn như: lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Các lưu vực sông đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng cũng như trữ lượng, nhiều con sông có nguy cơ trở thành sông chết Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam ;có vị trí địa lý đặc biệt , giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng đồng bằng song Hồng Tuy nhiên, lưu vực sông này hiện đang là một trong ba điểm nóng về Tài nguyên nước ở nước ta Nguồn nước của hai con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt nước thải công nghiệp và sinh hoạt, y tế không qua xử lý đổ trực tiếp ra sông Hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và tình hình thực tế của lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy”
2. Mục đích:
Nhằm hiểu rõ vấn đề hiện trạng môi trường và tầm quan trọng của tài nguyên nước trên lưu vực song
Trang 2Ứng phó với những thách thức về sự khan hiếm nước,sự gia tăng tình trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên nước ở lưu vực song
Nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người
B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung
Diện tích tự nhiên của lưu vực: 7.665km2 (Chiếm khoảng hơn 2% diện tích cả nước); Tổng lượng nước hàng năm: khoảng 28,8 tỷ m3
Các sông chính trong lưu vực: Nhuệ , Thanh Hà , Tích , Hoàng Long , Châu Giang , Đào , Ninh Cơ Sông Tô Lịch là nhánh chính của sông Nhuệ nhận nước từ sông Lừ , Kim Ngưu , Sét
Mật độ lưới sông : biến đổi từ 0,7 – 1,2 km/km2
Các tỉnh có liên quan lưu vực sông Nhuệ - Đáy : Hà Nội , Hà Tây , Hà Nam , Hòa Bình , Ninh Bình , Nam Định
Dân Số : 10.186.000 người (2005)
Mật độ dân số : 874 người/km2 (cao hơn 3,5 lần mật độ trung bình cả nước)
Số cơ sở sản xuất công nghiệp : trên 4.000 cơ sở
Số làng nghề : 458 làng nghề
Số cở sở khám chữa bệnh : 1.400 cơ sở y tế ; khoảng 26.300 giường bệnh
2. Một số khái niệm và cơ sở pháp lý
Một số khái niệm
Lưu vực sông : là vùng lãnh thổ mà tất cả mưa rơi trên đó hình thành nên dòng chảy (chảy mặt và ngầm) và tiêu thoát về cùng một dòng, lưu vực sông còn là nguồn nuôi dưỡng của các con sông, con suối, mọi hoạt động trong lưu vực đều ảnh hưởng đến dòng sông
Tài nguyên nước : là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường : Số: 52/2005/QH11
2
Trang 3Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực song
Luật tài nguyên nước : Luật số: 17/2012/QH13
3. Điều kiện tự nhiên
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy thuộc phần Tây Nam của đồng bằng Bắc bộ , ở phía hữu ngạn của sông Hồng ,phạm vi lưu vực được giới hạn 20 độ đến 21độ20’vĩ độ Bắc,từ 105độ đến 106độ30’kinh độ Đông, với tổng diện tích 7.665km2 , chiều dài lưu vực là 314km,
hệ số uốn khúc 1.53, phong phú đa dạng về tài nguyên.Lưu vực có dạng dài , hình nan quạt , bao gồm gần như toàn bộ tỉnh Hà Tây , Hà Nam , Ninh Bình , Nam Định , một phần Hà Nội và Hòa Bình Sông Đáy dài 237 km chảy qua Hà Tây , Hà Nam , Nam Định , Ninh Bình và đổ ra biển qua cửa Đáy Sông Đáy nguyên là một phần lưu tự nhiên của sông Hồng
Sông Nhuệ dài 74 km , lấy nước từ sông hồng qua cống Liên Mạc , Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội , thị xã Hà Đông và chảy vào sông và chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ Lý , song Nhuệ có diện tích lưu vực 1.070 km
Lưu vực có một số nhánh sông chính lấy nước từ song hồng qua các công trình điều tiết nước là song Đáy,sông Nhuệ song, Châu Giang và sông Đào.Ngoài ra lưu vực còn thu nhận nguồn nước tự nhiên,làm nhiệm vụ thoát nước của các sông nhánh khác như sông Tích ,sông Hoàng Long , sông Thanh Hà sau khi chayrqua các thành phố , thị trấn , thị
xã , khu dân cư, khu công nghiêp , khu dịch vụ , làng nghề…
Sông Hồng cung cấp khoảng 85 – 90 % tổng lượng nước cho LVS Nhuệ - Đáy.Trên lưu vực mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm đóng góp từ 70 – 80 % lượng dòng chảy cả năm.Vào mùa kiệt từ than 11 đến tháng 5, nước của hai dòng chính trong lưu vực được cung cấp chủ yếu từ sông Hồng : sông Nhuệ lấy nước sông hồng qua cống Liên Mạc ; sông Đào lấy nước từ sông Hồng và đổ về sông Đáy
Trang 4Chế độ dòng chảy của sông Đáy không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu (trước hết là mưa) mà còn phụ thuộc vào chế độ nước sông Hồng và chế độ triều vịnh Bắc
Bộ Dòng chảy của sông Nhuệ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ đóng mở của các cống điều tiết: cống Liên Mạc (lấy nước từ sông Hồng),cống Thanh Liệt (lấy nước từ song Tô Lịch),và các cống trên trục chính như : Hà Đông , Đồng Quan , Nhật Tựu , Lương Cổ -Điệp Sơn
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều vịnh bắc bộ,thủy triều gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thoát nước thải , thoát nước,tiêu úng của các sông
4. Kinh tế - xã hội
Tổng dân số của 6 tỉnh thuộc LVS Nhuệ - Đáy là 10.186.000 người (ước tính năm 2005), mật độ trung bình đạt trên 874 người/km2 ,cao hơn 3,5 lần so với mật độ trung bình cả nước(252 người/km2).Hà Nội , Nam Định và Hà Tây có mật độ dân số cao hơn nhiều lần mức trung bình.Trong giai đoạn 1996-2002 , dân số LVS Nhuệ - Đáy tăng với tốc độ bình quân năm là 1,27%,đặc biệt là dân số thành thị.Sông Nhuệ ,song Đáy chảy qua khu vực
có mật độ dân số cao tạo sự lien kết trong một vùng rộng lớn
Trong lưu vực đã hình thành một mạng lưới đô thị, với Hà Nội là thủ đô,Thành phố Nam Định (Đô thị loại 2) cùng nhiều thị xã, tỉnh lỵ và khu công nghiệp.Dân số đô thị, các tỉnh thành phố thuộc lưu vực đã tăng lên đáng kể với mức tăng bình quân giai đoạn 1996-2003 của toàn vùng là 5% /năm (riêng Hà nội là 5,58%).Quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh nhưng hạ tầng cơ sở phát triển khôg theo kịp quá trình này
Hiện nay sông Nhuệ Đáy đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội đặc biệt là của các khu công nghiệp,khu khai thác và chế biến , các điểm dân cư…sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố các hoạt động tiểu thủ công nghiệp,trong các làng nghề,các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác,chế biến khoáng sản,canh tá trên hành lang thoát lũ…đã làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng của lưu vực song biến đôi nhiều
Cơ cấu kinh tế của các địa phương trên lưu vực dựa trên công nghiệp,nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.Trong đó nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đóng góp một tỉ trọng
4
Trang 5đáng kể (đóng góp đến 21% của tổng GDP trong lưu vực ), nhưng có đến 60-70% lực lượng dân cư làm trong lĩnh vực nông nghiệp.Trong vài năm trở lại đây kinh tế của các tỉnh trong lưu vực tăng trưởng hết sức mạnh mẽ
Toàn lưu vực có 458 làng nghề với các lĩnh vực dệt lụa,nhuộm,chế biến thực phẩm,sắt thép,thủ công mỹ nghệ,chế biến gỗ…Trong đó Hà Tây có 219 làng nghề
5. Giá trị của lưu vực sông lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Bản chất đa chức năng của LVS:
• Cung cấp các nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất và sinh hoạt:nước,đất đai,rừng,khoáng sản,thủy sản
• Bảo vệ sự sống của con người và các hệ sinh thái
• Là môi trường tiếp nhận,chuyển tải và tự làm sạch các loại chất thải
• Là nơi tập hợp nhiều loại hàng hóa tự nhiên có giá trị về mặt kinh tế
giá trị của tài nguyên nước ở LVS:
• cung cấp nước cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội,sinh hoạt ,sản xuất
• Tham gia vào quá trình hình thành thời tiết,phân bố nhiệt ẩm theo không gian
và thời gian,điều hòa khí hậu
• Hấp thụ một lượng lớn đáng kể CO2,tạo điều kiện ổn định CO2 khó quyển
• Là nơi khởi nguồn sự sống và môi trường sống của thủy sinh vật
• Là nơi nhận,chứa,xử lý chất thải làm sạch môi trường
• Là điều kiện phát triển giao thông đường thủy và nguồn cung cấp năng lượng sạch
• Là một thành tố tự nhiên không thể thiếu của cảnh quan tạo nên tính hệ thống,hoàn chỉnh và các quá trình diễn ra trong nó tạo ra các giá trị khoa học,văn hóa,thẩm mỹ,phong thủy…
giá trị sử dụng trực tiếp:
• Cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp
• Cung cấp nước tưới
• phục vụ thủy điện
• Phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
• Phòng chống xâm nhập mặn
• Phát triển nông thôn
giá trị sử dụng gián tiếp:
• Phục vụ giao thông vận tải thủy
• Khai thác cát lòng sông
• Cung ứng dịch vụ phi thị trường:tiếp nhận và tự làm sạch các chất thải
• Tạo cảnh quan môi trường
• Phục vụ các hoạt động thể thao,giải trí trên sông
giá trị bảo tồn:
Trang 6• Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên
• Duy trì hệ sinh thái nước lành mạnh
• Bảo tồn đa dạng sinh học dưới nước
• Bảo tồn các vùng đất ngập nước có giá trị
6. Chất lượng nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn tiếp tục suy giảm
Do hoạt động phát triển kinh tế-xã hội ngày càng lớn nên thời gian gần đây, chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Nhuệ-Đáy đã suy giảm so với năm 2006 từ 10-20% Một số đoạn sông chảy qua các khu công nghiệp, làng nghề, khu khai thác chế biến thuộc địa bàn Hà Nội, Nam Định đều có mức độ ô nhiễm vượt gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép, có nơi ô nhiễm lên tới mức báo động
Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Trung tâm Quan trắc Môi trường (Tổng cục Môi trường): Hiện mỗi ngày sông Nhuệ-Đáy phải tiếp nhận gần 4 triệu m3 nước thải, trong
đó lượng nước thải từ trồng trọt, chăn nuôi chiếm 62% Trong tổng các nguồn thải đang gây ô nhiễm cho lưu vực sông này, Thành phố Hà Nội chiếm tới 48,8%, tiếp đó
là các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và thấp nhất là Hòa Bình chiếm 4,4% Riêng 45.500 cơ sở sản xuất kinh doanh, 19 khu công nghiệp, nhiều cụm công nghiệp
và khoảng 450 làng nghề ở 5 tỉnh và thành phố ước tính mỗi năm xả thải 232 triệu m3, làm môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy ngày một ô nhiễm nghiêm trọng và đang gia tăng theo thời gian
Năm 2010, Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh tra đối với 33 cơ sở sản xuất và
23 khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh nằm trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy, kết quả có tới 20 cơ sở xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN) từ dưới 2 lần đến gấp 10 lần trở lên, 10 cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại nhưng không thực hiện đăng ký nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định Các cơ sở tuy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải song không đảm bảo xử lý đạt QCVN; đồng thời cũng chưa tự giác thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, dẫn đến ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn tiếp diễn Đặc biệt, tình trạng thải nước thải chưa qua xử
lý vào hệ thống thoát nước mưa vẫn khá phổ biến, gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp tại đây
7. Báo động ô nhiễm nước ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy
a) Hiện trạng ô nhiễm :
6
Trang 7Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu tác động mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp,nông nghiêp và thủy sản trong khu vực.Hiện nay,trên LVS Nhuệ - Đáy,chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã
bị ô nhiễm đến mức báo động.Nước song bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ , dinh dưỡng , lơ lửng , mùi hôi , độ màu và vi khuẩn , đặc biệt vào mùa khô.Xu hướng ô nhiễm của nước sông trong lưu vực ngày càng tăng Các báo cáo gần đây cho thấy, toàn LVS Nhuệ - sông Đáy phải tiếp nhận lượng nước thải khoảng 800.000 m3/ngày đêm, trong đó nguồn nước thải riêng khu vực Hà Nội cũ (chưa
mở rộng) chiếm gần 50% lượng nước thải LVS Nhuệ - sông Đáy là một trong 3 LVS đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta
Nguồn nước ô nhiễm là do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ Các con số thống kê còn cho thấy, có hơn 700 nguồn thải: công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, sinh hoạt thải vào sông Nhuệ - sông Đáy, hầu hết không qua xử lý, gây ô nhiễm nghiêm trọng
Các sông nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng :
Tại những con sông trong nội thành Hà Nội , nước mặt; đã bị ô nhiễm nghiêm trọng , các thông số đo được đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần Tại các con sông trong nội thành Hà Nội, các thông số đo được đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt (QCVN:08-2008/ BTNMT), thậm chí còn vượt cả tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt (QCVN:14- 2008/BTNMT) Kết quả đợt quan trắc cuối năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, giá trị DO đạt rất thấp, giá trị COD vượt 7 - 8 lần, BOD5 vượt 7 lần
Phần lớn nước mưa , cùng với nước thải sinh hoạt và sản xuất của Hà Nội đều được đưa vào các sông trong thành phố.sau đó,lượng nước thải này đổ tập trung vào sông
Tô Lịch rồi chảy vào song Nhuệ (qua đập Thanh Liệt).Gần đây,hệ thống hồ điều hòa Yên Sở đã làm nhiệm vụ tiếp nhận phần lớn nước thải của Hà nội và bơm ra sông Hồng(chủ yếu hoạt động vào mùa khô),hạn chế bớt một phần nguồn nước của sông Tô Lịch đưa sang sông Nhuệ thời điểm mùa khô.Tuy nhiên vào mùa mưa,nước từ sông
Tô Lịch vẫn được đưa ra sông Nhuệ với tải lượng rất lớn các chất ô nhiễm
Trang 8Tài nguyên nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng sau khi nhận nước từ sông
Tô Lịch:
Mặc dù tại khu vực đầu nguồn(sau khi nhận nước song Hồng)nước sông không bị ô nhiễm,nhưng từ đoạn chảy qua khu vực thị xã Hà Đông cho tới trước khi nhận nước song Tô Lịch nước đã bắt đầu bị ô nhiễm: các giá trị COD,BOD5 vượt quá têu chuẩn TCVN từ 3-4 lần.Nước màu đen,có váng,cặn lắng và có mùi tanh.Sau khi tiếp nhận nước thải của song Tô Lịch, nước song Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng.Đặc biệt là vào mùa khô không có nước song Hồng đổ vào pha loãng cho song Nhuệ.Vào mùa mưa,tuy nước sông nhuệ có nguồn bổ sung,nhưng các thông số đặc trưng cho ô nhiễm như COD, BOD5, SS, cùng với các hợp chất dinh dưỡng chứa Nitơ,Phốtpho Và Coliform trong nước sông vẫn vượt quá nhiều lần
Dọc theo đoạn sông từ sau khi nhận nước song Tô Lịch cho tới cuối nguồn(hợp lưu với song Đáy) , mức độ ô nhiễm của nước sông Nhuệ tuy có giảm dần do quá trình tự làm sạch của dòng sông nhưng vẫn vượt TCVN
Tài nguyên nước sông Đáy bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ngày càng gia tăng,đặc biệt nước sông chịu ảnh hưởng của ô nhiễm song Nhuệ:
Từ thị xã Hà Đông(Hà Tây) đến thị xã Phủ Lý(Hà Nam) , nước sông Đáy chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ ở từng đoạn song với các mức độ khác nhau,như các đoạn sông chảy qua Ứng Hòa,Mỹ Đức(Hà Tây),thị trấn Kim Bảng, thị xã Phủ Lý (Hà Nam).Các thông
số đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ đều vượt TCVN
Tại cầu Hồng Phú (Phủ Lý , Hà Nam-hợp lưu của sông Nhuệ,Đáy và song Châu Giang) nước sông bị ô nhiễm hữu cơ tương đối cao,đặc biệt là vào mùa khô(từ tháng
11 năm trước đến tháng 3 năm sau).Các thông số như : COD, BOD5,hợp chất Nitơ, Coliform đều không đạt TCVN
Từ thị xã Phủ Lý đến điểm hợp lưu của sông Hoàng Long đổ vào sông Đáy(cầu Gián Khẩu - Gia Viễn – Ninh Bình): ngoài ảnh hưởng của nước sông Nhuệ,đoạn sông này còn chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thị xã Phủ Lý dồn xuống nên nước sông bị ô nhiễm khá nghiêm trọng(BOD5 vượt TCVN từ 2 đến 3 lần).Trong đoạn này,mặc dù được nhận thêm nước sông Hoàng Long,chất lượng nước
8
Trang 9sông Đáy cũng không được cải thiện do nước của sông Hoàng Long cũng đã bị ô nhiễm sau khi chảy qua địa phận Hòa Bình và Ninh Bình(Gia Viễn)
Hạ lưu sông Đáy (từ Kim Sơn –Ninh Bình ra cửa Đáy):mặc dù lượng thải ở thượng nguồn dồn về đã được pha loãng cộng với quá trình tự làm sạch của dòng sông nhưng
do ảnh hưởng của nguồn thải từ hai bên sông nên chất lượng nước ở hạ lưu song Đáy vẫn không được cải thiện nhiều so với các đoạn trên.Các thông số thể hiện mức độ ô nhiễm vẫn không đạt TCVN
Như vậy chất lượng nước song Đáy diễn biến rất phức tạp.nếu xét cả về thời gian và không gian thì mức độ ô nhiễm của song Đáy thấp hơn song Nhuệ.Mức độ ô nhiễm của từng đoạn sông rất khác nhau.Tuy nhiên chất lượng nước sông Đáy đã có sự suy giảm trong những năm gần đây
Ngoài ra, các sông khác trong lưu vực cũng có xu hướng suy giảm chất lượng nước
b) Nguyên nhân gây ô nhiễm(nguồn gây ô nhiễm).
Trên lưu vực sông có nhiều nguồn thải gây ô nhiễm nước sông.Sau đây là thứ tự các nguồn thải gây ô nhiễm nhiều nhất cho đến các nguồn gây ảnh hưởng ít hơn,theo thứ tự:nước thải sinh hoạt,y tế,công nghiệp,nông nghiệp,làng nghề…
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt đóng góp tỷ lệ lớn nhất(56%) – Đây là một đặc trưng nổi bật của lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Tải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao,đã làm cho chất lượng nước song Nhuệ và một số đoạn của sông Đáy bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng.Trong đó,Hà Nội đóng góp 54% lượng nước thải sinh hoạt của toàn lưu vực,tiếp đến là Hà Tây với 17% Cùng với mật độ dân số trung bình cao,quá trình gia tăng dân số trong các tỉnh thuộc LVS Nhuệ - Đáy đã dẫn đến việc gia tăng lượng nước thải.Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh,trong khi hạ tần kỹ thuật dô thị không phát triển tương xứng,đã làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các sông,hồ trong lưu vực
Nước thải y tế:
Trang 10Nước thải y tế là loại nước thải nguy hại, cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.Tuy nhiên,hiện nay hầu hết các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải,lượng nước thải này đều được thải trực tiếp vào hệ thống tiếp nhận nước thải sinh hoạt và đổ vào nguồn nước mặt trong LVS
Nước thải công nghiệp:
Các hoạt động của các cơ sở công nghiệp đã phát sinh nhiều chất thải (rắn,lỏng,khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước LVS
Nhuệ - Đáy.Đây là một yếu tố quan trọng làm suy giảm chất lượng tài nguyên nước của các thủy vực trong hku vực
Xét về lưu lượng nước thải,sản xuất công nghiệp của Hà Nội tạo nguồn nước thải lớn nhất so với các tỉnh rong lưu vực(khoảng 100.000m3/ngày,chiếm hơn 30%),tiếp đến là Hà Tây (khoảng 80.000m3/ngày chiếm 25%).Theo số liệu điều tra,trong tổng số 218 cơ sở có nguông thải chính tại LVS Nhuệ - Đáy , nghành công nghiệp cơ khí chiếm tỷ lệ lớn nhất(33%).Tuy nhiên nước thải của các nghành lại có các đặc trưng và tác động khác nhau.nước thải nghành cơ khí chứa nhiều dầu
mỡ và chất rắn lơ lửng,trong khi nước thải của các cơ sở ché biến thực phẩm lại chứa nhiều các hợp chất hữu cơ.Đặc điểm cua nước thải sản xuất dệt nhuộm là chứa nhiều loaih hóa chất như: xút,thuốc tẩy,phèn,nhựa thông,phẩm màu…gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn nước LVS và môi trường
Sản xuất nông nghiệp:
Số dân tham gia sản xuất nông nghiệp trong LVS chiếm khoảng 60-70% dân số toàn lưu vực
Trồng trọt:các sông trong LVS là các hệ thống thủy lợi liên tỉnh,phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trong vùng.Chế độ dòng chảy chị ảnh hưởng rất nhiều bởi hệ thống các cống điều tiết trong lưu vực.chế độ đóng mở của các cống này tác động rất mạnh đến chất lượng nước trong lưu vực(đặc biệt là hệ thống thủy lợi song Nhuệ)
Ngoài ra,hoạt động canh tác trên LVS Nhuệ-Đáy còn ảnh hưởng đến tài nguyên nước do sử dụng phân bón và thuốc BVTV không đúng quy cách
10