1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu mạng máy tính

12 330 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 237 KB

Nội dung

- Mạng máy tính: Là tập hợp các máy tính được nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dữ liệu: cáp, sóng điện từ, … - Mục đích:  Tạo khả năng sử dụng chung các tài nguyên hệ thốn

Trang 1

1 Mạng điện báo sử dụng những mã nào? Để tăng tốc độ truyền người ta làm gì?

- Sử dụng mã Morse để mã hóa mã hóa thông tin truyền

- Để tăng tốc độ truyền, hệ thống Baudot thay thế mã morse bằng mã nhị phân 5 bit (có thể mã hóa 32 ký tự)

2 Đặc điểm của mạng đthoại?

- Mạng chuyển mạch định hướng nối kết

- Thiết lập nối kết tận hiến giữa hai bên truyền nhận

3 Đặc điểm của mạng huớng đầu cuối Vẽ mô hình

- Mạng của các máy tính lớn (Main Frame)

- Các Dumb Terminal thường là dạng máy tính lớn

- Tận dụng các nguồn tài nguyên đắt tiền của các máy tính lớn để chia sẽ tài nguyên

4 Mạng máy tính là gì? Mục tiêu của mạng máy tính Nêu 1 vài ứng dụng Các yếu tố của mạng máy tính gồm các phần nào?

- Mạng máy tính: Là tập hợp các máy tính được nối với nhau thông qua các phương tiện truyền

dữ liệu: cáp, sóng điện từ, …

- Mục đích:

 Tạo khả năng sử dụng chung các tài nguyên hệ thống

 Nâng cao độ tin cậy

 Giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn

 Tiết kiệm chi phí

 Tăng cường tính bảo mật thông tin

 Việc phát triển mạng sẽ tạo ra nhiều ứng dụng mới

- Ứng dụng của mạng máy tính

 Có khả năng truy xuất các chương trình và dữ liệu từ xa

 Thông tin liên lạc dể dàng và hiệu quả

Ví dụ: Đăng ký vé máy bay tại nhà, điện thoại Internet, …

 Tìm kiếm thông tin nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới

Ví dụ: Các dịch vụ tìm kiếm trên mạng, email, …

- Yếu tố mạng đầy đủ gồm 3 thành phần:

 Đường biên mạng

 Mạng đường trục

 Mạng truy cập

5 Mô hình Client / Server và P2P (Workgroup)

Mô hình Client /Server:

- Client: thường là những máy có cấu hình yếu Có nhiệm vụ gởi yêu cầu đến Server,

đồng thời nhận và hiển thị kết quả trả về từ Server

- Server: thường là những máy có cấu hình mạnh Có nhiệm vụ nhận yêu cầu từ Client,

đồng thời xử lý, thực thi và trả kết quả về cho Client

Trang 2

Mô hình P2P

Các máy tính trong mạng chia sẽ tài nguyên với nhau, không có máy nào làm nhiệm vụ gởi, nhận, thực thi hay trả két quả…

6 Đặc điểm của mạng chuyển mạch.Có bao nhiêu phương pháp thực hiện chuyển mạch.

- Thiết lập kênh truyền tận hiến giữa hai bên truyền nhận

- Hai phương pháp thực hiện:

 Phân chia theo tần số (FDMA-Frequency Division Multi Access)

 Phân chia theo thời gian (TDMA- Time Division Multi Access)

7 Đặc điểm của mạng chuyển gói Mạng chuyển gói sử dụng kỹ thuật gì?

- Thông tin truyền đi trong những đơn vị là gói tin (packet)

- Sử dụng kỹ thuật lưu và chuyển tiếp (store and forward)

8 So sánh mạng chuyển mạch và mạng chuyển gói.

Một đường truyền 1 Mbit

Mỗi người dùng được cấp 100Kbps khi truy cập “active”

Thời gian active chiếm 10% tổng thời gian

Khi đó:

 Chuyển mạch (circuit-switching): cho phép tối đa 10 users

 Chuyển gói (packet switching): cho phép 35 users (xác suất có hơn 10 “active” đồng thời là nhỏ hơn 0.004)

9 Hệ điều hành mạng là gì? Phải đáp ứng các chức năng gì?

- Hệ điều hành mạng là một phần mềm hệ thống

- Chức năng:

+ Quản lý tài nguyên của hệ thống:

Tài nguyên thông tin (về phương diện lưu trữ) Tài nguyên thiết bị

+ Quản lý người dùng và các công việc trên hệ thống

+ Hệ điều hành đảm bảo giao tiếp giữa người sử dụng, chương trình ứng dụng với thiết bị của hệ thống

+ Cung cấp các tiện ích cho việc khai thác hệ thống thuận lợi

Các hệ điều hành mạng thông dụng nhất hiện nay là: Windows XP, Windows 2K, Windows 2K3, Unix, Linux, Ubuntu

10 Phần mềm mạng có chức năng gì trong hệ thống mạng máy tính

Điều khiển hoạt động của mạng

11 Dịch vụ là gì? Giao diện là gì? Giao thức là gì?

 Giao thức (protocol): Mô tả cách hai thành phần trong mạng giao tiếp với nhau.

 Dịch vụ (Services): Mô tả những gì mà mạng máy tính cung cấp cho thành phần muốn giao tiếp với nó

 Giao diện (interfaces): Mô tả cách thức mà khách hàng có thể giao tiếp và sử dụng

các dịch vụ mạng và cách thức mà dịch vụ có thể truy cập đến

12 Dịch vụ định hướng nối kết và dịch vụ không nối kết

- Định hướng kết nối (Connection oriented): vận hành theo hệ thống điện thoại, đầu tiên bên

gửi thiết lập cuộc gọi, trao đổi thông tin và cuối cùng là giải phóng cuộc gọi

- Dịch vụ không nối kết (Connectionless): vận hành theo kiểu thư tín Dữ liệu được đặt vào

một bao thư trên đó có ghi rõ địa chỉ người nhận và người gởi Sau đó gởi cả nội dung và bao thư cho người nhận

13 So sánh sự khác biệt giữa dịch vụ và giao thức Hai yếu tố phổ biến để phân loại mạng máy tính là 2 yếu tố nào?

- Dịch vụ: là tập các phép toán mà một tầng cung cấp cho tầng phía trên nó gọi sử dụng.

Trang 3

- Giao thức: Là tập các luật mô tả khuôn dạng dữ liệu, ý nghĩa của các gói tin và thứ tự các gói

tin được sử dụng trong qua trình giao tiếp

- Hai yếu tố phổ biến để phân loại mạng máy tính:

 Phân loại theo kỹ thuật truyền tin

 Phân loại theo phạm vi địa lý

14 Đđiểm của mạng dạng điểm nối điểm,quảng bá

- Dạng điểm nối điểm: Các máy tính nối với nhau thành từng cặp Thông tin sẽ được gởi từ

máy truyền đến máy nhận trực tiếp hay thông qua các máy trung gian

- Dạng quảng bá:

 Tất cả các máy trên mạng sử dụng chung đường truyền

 Khi một máy gởi tin, nó sẽ gởi đến tất cả các máy trên mạng

 Tại một thời điểm chỉ có một máy được phép sử dụng kênh truyền

15 Đặc điểm của mạng LAN, phạm vi hoạt đông của mạng LAN như thế nào? Mạng MAN có những đặc điểm gì? Mạng WAN có những đặc điểm gì? Phạm vi hoạt động.

- Mạng LAN có các đặc điểm:

 Băng thông lớn có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng

 Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị

Phạm vi hoạt động: một khu vực nhỏ, như: một căn phòng, một toà nhà

- Mạng MAN có các đặc điểm:

 Băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc gia như: chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng…

 Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng đồng thời việc quản

lý sẽ khó khăn hơn

Phạm vi giới hạn của MAN là một thành phố hay một quốc gia

- Mạng WAN có đặc điểm:

 Băng thông thấp, dể mất kết nối thường chỉ phù hợp với các ứng dụng online như: E-mail, Web, FTP

 Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn

 Mạng WAN rất phức tạp và có tính toàn cầu Vì thế, thường là các tổ chức quốc tế đứng ra quy định và quản lý

Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa hay toàn cầu (điển hình là mạng Internet)

16 Lược đồ hình Bus

Trong mạng đường trục tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung gọi là Bus

Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là Terminator

Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T - Connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver)

17 So sánh Server Base và P2P

- Mô hình Server Base: là mô hình mạng được thiết kế gồm server (máy chủ) và các Client

(người dùng hay các trạm làm việc)

- Mô hình mạng Peer to Peer

 Là mô hình mạng trong đó các máy tính liên lạc trực tiếp với nhau không thông qua

sự quản lý của server

 Nó là các mang ngang hàng

18 Hình trạng mạng là gì? Khi nói đến Tubo mạng diện rộng thông thuờng là gi? Khi nói đến Tubo mạng cục bộ thông thừong là gì?Có bao nhiêu Tubo của mạng Lan?

Cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học mà ta gọi là topo của mạng

Trang 4

Khi nói đến topo của mạng diện rộng thông thường là nói đến sự liên kết giữa các mạng cục

bộ thông qua các bộ dẫn đường (router) và kênh viễn thông

Khi nói đến topo của mạng cục bộ người ta nói đến sự liên kết của chính các máy tính

Các topo mạng : sao, bus, vòng, cây và không quy tắc

19 Kiến trúc hình Sao có những ý nghĩa? Đặc điểm gì so với hình Bus

Tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm

và chuyển đến trạm đích

So sánh Bus với Star

Bus: Dùng dây dài nối máy tính, độ tin cậy kém

Star: Dùng bộ tập trung ( Hub, Switch ) độ tin cậy cao

20 Lược đồ hình vòng có những ưu điểm va nhựoc điểm gì?

 Chí phí cao hơn

 Công nghệ tiên tiến

 Lắp đặt, bảo trì dể dàng

 Không gián đoạn

 Thông dụng nhất hiện nay

21 Mô hình Osi gồm bao nhiêu tầng Vẽ ra cụ thể Đơn vị dữ liệu giao thức của mổi tầng trong mô hình OSI Nhiệm vụ của mỗi tầng

Gồm 7 tầng:

(1) Tầng vật lý: điều khiển truyền tải thật sự các bits trên đường truyền vật lý Bits (2) Tầng liên kết dữ liệu: phát hiện lỗi và sữa lỗi Frames (3) Tầng mạng: vạch đường để chuyển các gói tin Packets (4) Tầng vận chuyển: đảm bảo gói tin được truyền đi đúng Segment (5) Tầng phiên: cung cấp cơ chế mã hoá Data (6) Tầng trình bày: chuyển đổi định dạng dữ liệu Data (7) Tầng ứng dụng: giao tiếp với người dùng Data

22 Khi nói đến liên mạng Tầng nào trong mô hinh Osi là quan trọng nhất vì sao?

Tầng mạng là quan trọng nhất Chọn đường chuyển các gói tin từ mạng này sáng mạng khác

23 Có bao nhiêu phương pháp chọn đường ở tầng mạng Một kỹ thuật chọn đường phải thực hiện những chức năng nào Chọn đường tối ưu và cập nhật thông tin về mạng.

Có 2 phương pháp chọn đường:

- Phương thức chọn đường xử lý tập trung

- Phương thức chọn đường xử lý tại chỗ

Một kỹ thuật chọn đường phải thực hiện hai chức năng chính sau đây:

+ Quyết định chọn đường tối ưu: dựa trên các thông tin đã có về mạng tại thời điểm đó

thông qua những tiêu chuẩn tối ưu nhất định

+ Cập nhật các thông tin về mạng: thông tin dùng cho việc chọn đường trên mạng luôn

có sự thay đổi nên việc cập nhật là việc cần thiết

24 Các thông tin đo lường và sử dụng cho việc chọn đường là gì?

 Trạng thái của đường truyền

 Thời gian trể khi truyền trên mỗi đường dẫn

 Mức độ lưu thông trên mỗi đường

 Các tài nguyên khả dụng của mạng

25 Ở tầng vận chuyển người ta chia giao thức vận chuyển thành các loại nào?

 Mạng loại A: Có tỷ suất lỗi và sự cố có báo hiệu chấp nhận được (tức là chất lượng

chấp nhận được)

 Mạng loại B: Có tỷ suất lỗi chấp nhận được nhưng tỷ suất sự cố có báo hiệu lại không

chấp nhận được

Trang 5

 Mạng loại C: Có tỷ suất lỗi không chấp nhận được (không tin cậy) hay là giao thức

không liên kết

26 Tầng phiên có các hàm cơ bản nào?

 Give Token: cho phép người sử dụng chuyển một token cho một người sử dụng khác

của một liên kết giao dịch

 Please Token: cho phép một người sử dụng chưa có token có thể yêu cầu token đó.

 Give Control: dùng để chuyển tất cả các token từ một người sử dụng sang một người

sử dụng khác

27 Tầng trình bày phải đảm bảo tính năng gì?

Đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi thông tin cho nhau

28 Nêu một vài ứng dụng của người dùng thuộc Tầng ứng dụng.

- DNS: truy vấn tên mạng

- Web Browser (Netscape Navigator, Internet Explorer ), Mail User Agent (Outlook Express, Netscape Messenger, ) hay các chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như: các Web Server (Netscape Enterprise, Internet Information Service, Apache, ), các FTP Server, các Mail server (Send mail, MDeamon)

29 Vẽ mô hình TCP/IP và nêu nhiệm vụ của mỗi tầng

- Tầng ứng dụng: quản lý các giao thức, như hổ trợ việc trình bày, mã hóa

- Tầng vận chuyển: truyền dữ liệu thông qua giao thức TCP,UDP.

- Tầng mạng: vạch đường để chuênr các gói tin

- Tầng truy cập mạng: chia gói tin thành các bit thô, phát hiện và sửa lỗi sau đó truyền trên

đường truyền vật lý

30 Địa chỉ IP V4 là gì? Cấu trúc của nó.

- IP V4 còn được gọi là địa chỉ logical Dùng 32 bit gán cho một giao diện mạng của một nút

- Cấu trúc: Gồm 2 phần địa chỉ mạng, địa chỉ host

31 Địa chỉ mạng là gi ? Địa chỉ host là gì ?

- Địa chỉ mạng : là địa chỉ mà các bit ở phần địa chỉ máy đều bằng 0 Ví dụ: 192.168.1.0

- Địa chỉ host : là địa chỉ phân biệt các máy trong cùng một mạng Ví dụ : 192.168.1.7

32 Mặt nạ mạng mặc định ứng với từng lớp trong đc IP V4

Mặt nạ mạng chuẩn: Là địa chỉ mà các bit phần địa chỉ mạng đều bằng 1.

A : 255.0.0.0 B : 255.255.0.0 C : 255.255.255.0

33 Địa chỉ quảng bá là gì ?

Là địa chỉ có phần địa chỉ máy đều bằng 1 Ví dụ: 192.168.1.255

34 Kỹ thuật subneting là gì ?

Là kỹ thuật phân mạng ra thành nhiều mạng con nhỏ hơn

35 Mặt nạ mạng con là gì ?

Là địa chỉ mà các bit ở phần nhận dạng mạng và mạng con đều bằng 1

36 Giao thức ARP là gì ?RARP là gì, nhiệm vụ.

- ARP (Address Resolution Protocol): Ánh xạ từ một địa chỉ IP về địa chỉ MAC.

- RARP (Reverse Address Resolution Protocol) : Ánh xạ từ địa chỉ MAC về địa chỉ IP

37 Giao thức điều khiển thông điệp Internet.

- ICMP: Internet Control Message Protocol

- ICMP tạo ra các thông điệp hữu ít

 Đích đến không tới được (Destination Unreachable)

 Thăm hỏi và trả lời (Echo Request and Rely)

 Chuyển hướng (Redirect)

 Vượt quá thời gian (Time Exceeded)

 Quảng bá bộ chọn đường (Router Advertisement)

 Cô lập bộ chọn đường (Roputer Solicitation)

Trang 6

38 Card mạng là gì ? Các chức năng chính, nêu tên 1 vài card mạng giao tiếp qua khe cắm PCI và chuẩn ISA.

- Card mạng là thiết bị nối kết giữa máy tính và cáp mạng

- Các chức năng chính của card mạng:

 Chuyển từ dạng byte, bit sang tín hiệu điện để có thể truyền trên cáp

 Gởi dữ liệu đến máy tính khác

 Kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp

Ví dụ tên card mạng:

 Các PC hiện đại thường hỗ trợ loại khe cắm thiết bị ngoại vi theo chuẩn PCI…

 Các máy tính đời cũ có hỗ trợ chuẩn ISA

39 Địa chỉ MAC là gì ? Cấu trúc của nó Viết lệnh để xem địa chỉ MAC của 1 card mạg.

- Địa chỉ Mac là: địa chỉ vật lý Mỗi card mạng có một địa chỉ riêng dùng để phân biệt card

mạng này với card mạng khác trên mạng

- Cấu trúc : Địa chỉ này gồm 6 byte (48 bit), có dạng XXXXXX.XXXXXX, 3 byte đầu là mã

số của nhà sản xuất, 3 byte sau là số serial của các card mạng do hãng đó sản xuất Ghi cố định vào ROM

Ipconfig -all.

40 Đặc điểm của các kiểu truyền dẫn: đơn công, bán song công, song công Cho ví dụ.

- Đơn công (Simplex): thiết bị phát tín hiệu và thiết bị nhận tín hiệu được phân biệt rõ ràng:

 Thiết bị phát chỉ đảm nhiệm vai trò phát tín hiệu

 Thiết bị thu chỉ đảm nhiệm vai trò nhận tín hiệu

V

í dụ : truyền hình thuộc kiểu truyền dẫn này

- Bán song công (Half-Duplex):

 Thiết bị có thể là thiết bị phát, vừa là thiết bị thu

 Nhưng tại một thời điểm thì chỉ có thể ở một trạng thái (phát hoặc thu)

Ví dụ: Bộ đàm là thiết bị hoạt động ở kiểu truyền dẫn này

- Song công (Full-Duplex):

 Tại một thời điểm, thiết bị có thể vừa phát vừa thu

Ví dụ: Điện thoại là một minh họa cho kiểu truyền dẫn này

41 Cáp đồng trục có những loại nào, cấu trúc chung, tốc độ truyền tối đa

Cáp đồng trục (coaxial): có 2 loại

+ Đồng trục mỏng: tốc độ truyền tối đa 10Mbps

+ Đồng trục dày:

- Cấu trúc chung:

 Dây dẫn trung tâm

 Một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn phía trong

 Ngoài cùng là một lớp vỏ plastic bảo vệ cáp

- Ưu điểm: là rẻ tiền, nhẹ, mềm và dễ kéo dây.

42 Chiều dài đường chạy tối đa của cáp đồng trục gầy, béo

 Cáp mỏng (thin cable/thinnet): có đường kính khoảng 6mm, thuộc họ RG-58, chiều

dài đường chạy tối đa là 185 m

 Cáp dày (thick cable/thicknet): có đường kính khoảng 13mm thuộc họ RG-58, chiều

dài đường chạy tối đa 500m

43 Cáp xoắn đôi có những loại nào? Cấu trúc chung.

- Gồm 2 loại : STP,UTP

- Cấu trúc chung : Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát

xạ nhiểu điện từ

44 Cáp đồng trục dầy, mỏng dùng loại đầu nối gì ? BNC

Trang 7

45 Cáp xoắn đôi loại STP và UTP sử dụng đầu nối gì ?

STP : DIN (DB-9)

UTP : RJ45

46 Tôc độ truyền của mỗi loại cáp xoắn đôi UTP ?

 Loại 1: truyền âm thanh, tốc độ < 4Mbps

 Loại 2: cáp này gồm bốn dây xoắn đôi, tốc độ 4Mbps

 Loại 3: truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 10 Mbps Cáp này gồm bốn dây xoắn đôi với

ba mắt xoắn trên mỗi foot ( foot là đơn vị đo chiều dài, 1 foot = 0.3048 mét).

 Loại 4: truyền dữ liệu, bốn cặp xoắn đôi, tốc độ đạt được 16 Mbps

 Loại 5: truyền dữ liệu, bốn cặp xoắn đôi, tốc độ 100Mbps

47 Băng thông là gì ? cho ví dụ.

Là tốc độ truyền tải thông tin giữa hai máy tính trên mạng trong một đơn vị thờigian Đơn vị: Kbps

VD: tốc độ truyền của mạng LAN là 100Mbps

48 Có bao nhiêu cách bấm cáp mạng, cách dùng của từng cách.

Có 3 cách bấm cáp mạng

- Cáp thẳng (Straight-through cable): là cáp dùng để nối PC và các thiết bị mạng như Hub,

Switch, Router…

- Cáp console: Dùng để nối PC vào các thiết bị mạng chủ yếu dùng để cấu hình các thiết bị

- Cáp chéo: Là cáp dùng nối trực tiếp giữa hai thiết bị giống nhau như: PC–PC, Hub–Hub,

Switch-Switch

49 Cách bấm cáp chéo, thằng và Console

- Bấm thẳng: Dùng hai cặp dây xoắn nhau và dùng chân 1, 2, 3, 6 trên đầu RJ45

Cặp dây xoắn thứ nhất nối vào chân 1, 2.

Cặp xoắn thứ hai nối vào chân 3, 6

Đầu kia của cáp dựa vào màu nối vào chân của đầu RJ45 và nối tương tự.

- Bấm chéo: Cáp chéo trật tự dây cũng giống như cáp thẳng nhưng đầu dây còn lại phải chéo cặp dây xoắn sử dụng (Pin 1 đổi với Pin 3 và Pin 2 đổi với Pin 6)

- Bấm Consol: Thông thường khoảng cách dây Console ngắn nên chúng ta không cần chọn cặp dây xoắn, mà chọn theo màu từ 1 - 8 sao cho dễ nhớ và đầu bên kia ngược lại từ 8 - 1

50 Cáp quang, cấu tạo chung Chiều dài đường chạy và băng thông, ưu nhược điểm.

- Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế

nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng

- Sợi quang được tráng một lớp nhằm phản chiếu các tín hiệu Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện)

- Cáp dùng nguồn sáng laser, diode phát xạ ánh sáng

- Chiều dài đường chạy có thể dài đến vài km Băng thông cho phép đến 2Gbps.

- Ưu điểm Cáp rất bền và độ suy giảm tín hiệu rất thấp nên đoạn cáp

- Khuyết điểm giá thành cao và khó lắp đặt.

51 Những thiết bị dùng cho cáp quang, cáp quang có mấy chế độ chuyển.

- Thiết bị:

 Hộp đấu nối cáp quang: do cáp quang không thể bẻ cong nên khi nối cáp quang vào các thiết bị khác chúng ta phải thông qua hộp đấu nối

 Đầu nối cáp quang: đầu nối cáp quang rất đa dạng thông thường trên thị trường có các đầu nối như sau: FT, ST, FC…

Chế độ chuyển:

 Chế độ đơn: một tia sáng trên đường truyền tải

 Hai chế độ/đa chế độ: nhiều tia sáng cùng được truyền song song nhau

Trang 8

52 Repeater hoạt động ở tầng mấy? Đặc điểm và cách dùng, khuyết điểm.

Tầng 1 (tầng vật lý)

- Đặc điểm: là thiết bị dùng để khuếch đại tín hiệu trên các đoạn cáp dài

- Cách dùng: để nối dài đoạn cáp và nối các nhánh mạng cùng chuẩn.

- Khuyết điểm: mỗi lần khuếch đại các tín hiệu điện yếu sẽ bị sai do đó nếu cứ tiếp tục dùng

nhiều Repeater để khuếch đại và mở rộng kích thước mạng thì dữ liệu sẽ ngày càng sai lệch

53 Hub hoạt động ở tầng mấy? Cách tryền nhận dữ liệu giữa các máy tính nối với nhau bằng Hub.

- Hoạt động ở tầng vật lý trong mô hình OSI

- Khi một máy gửi, tất cả máy khác đều nhận dữ liệu Sau đó so sánh địa chỉ đích với địa chỉ vật lý MAC của nó

 Nếu khớp: nó chính là người nhận dữ liệu

 Nếu không khớp: nó sẽ bỏ qua dữ liệu đó

54 Có bao nhiêu loại Hub, đặc điểm của mỗi loại.

Có 3 loại Hub :

Passive Hub: là thiết bị đấu nối cáp dùng để chuyển tiếp tín hiệu từ đoạn cáp này đến các

đoạn cáp khác.

Active Hub: là thiết bị đấu nối cáp dùng để chuyển tiếp tín hiệu từ đoạn cáp này đến các

đoạn cáp khác với chất lượng cao hơn, hoạt động như một repeater có nhiều cổng.

Intelligent Hub: là một active hub có thêm các chức năng vượt trội

 Cho phép quản lý từ các máy tính

 Chuyển mạch (switching), cho phép tín hiệu điện chuyển đến đúng port cần nhận không chuyển đến các port không liên quan

55 Cầu nối hoạt động ở tầng mấy, làm nhiệm vụ gì?

- Bridge hoạt động ở tầng hai (Data link) trong mô hình OSI

-nLà thiết bị cho phép nối kết hai nhánh mạng, có chức năng chuyển có chọn lọc các khung đến nhánh mạng chứa máy nhận khung

56 Cầu nối có những loại nào? Ưu và khuyết điềm.

Có thể phân Bridge thành 3 loại:

- Bridge trong suốt (Transparent Bridge): Cho phép nối các mạng Ethernet/ Fast Ethernet lại

với nhau

- Bridge xác định đường đi từ nguồn (Source Routing Bridge): Cho phép nối các mạng Token

Ring với nhau

- Bridge trộn lẫn (Mixed Media Bridge): Cho phép nối mạng Ethernet và Token Ring lại với

nhau

Ưu điểm: cho phép mở rộng cùng một mạng logic với nhiều kiểu cáp khác nhau Chia mạng

thành nhiều phân đoạn khác nhau nhằm giảm lưu lượng trên mạng

Khuyết điểm: chậm hơn Repeater vì phải xử lý các gói tin, chưa tìm được đường đi tối ưu

trong trường hợp có nhiều đường đi Việc xử lý gói tin dựa trên phần mềm

57 Nguyên lý hoạt động của cầu nối trong suốt.

Học vị trí của các máy tính trên mạng bằng cách phân tích địa chỉ máy gởi của các khung mà

nó nhận được từ các cổng của mình

Dựa trên tiến trình này, cầu nối xây dựng được một Bảng địa chỉ cục bộ (Local address table)

mô tả địa chỉ của các máy tính so với các cổng của nó

Cầu nối sử dụng bảng địa chỉ cục bộ này làm cơ sở cho việc chuyển tiếp khung

 Nếu máy nhận nằm cùng một cổng với cổng đã nhận khung, cầu nối sẽ bỏ qua khung

vì biết rằng máy nhận đã nhận được khung

Trang 9

 Nếu máy nhận nằm trên một cổng khác với cổng đã nhận khung, cầu nối sẽ chuyển khung sang cổng có máy nhận

 Nếu không tìm thấy địa chỉ máy nhận trong bảng địa chỉ, cầu nối sẽ gởi khung đến tất

cả các cổng còn lại của nó, trừ cổng đã nhận khung

58 Cầu nối trong suốt được sử dụng khi nào

Được sử dụng để nối các mạng Ethernet lại với nhau Sự hiện diện và hoạt động của nó thì trong suốt với các máy trạm

59 Ý nghĩa của từ trong suốt.

Khi liên mạng bằng cầu nối trong suốt các máy trạm không cần cấu hình gì thêm mà vẫn có thể truyền tải thông tin wa liên mạng

60 Cho sơ đồ mạng gồm nhiều nhánh mạng được kết nối với nhau bằng cầu nối, hãy

mô tả quá trình gửi 1 khung giữa 2 máy tính trên liên mạng Cho biết bảng địa chỉ cục bộ của các cầu nối.

61 Vòng quẩn là gì?

Là hiện tượng rác trên mạng

62 Nêu mục tiêu của giải thuật Spaning Tree Yêu cầu của giải thuật các bước của giải thuật.

- Mục tiêu: Để khắc phục hiện tượng vòng quẩn

- Giải thuật yêu cầu các vấn đề sau:

 Mỗi cầu nối phải được gán một số hiệu nhận dạng duy nhất

 Mỗi cổng cũng có một số nhận dạng duy nhất và được gán một giá Giải thuật trải qua 4 bước sau:

 Cầu gốc (Root Bridge): cầu nối có số nhận dạng nhỏ nhất

 Cổng gốc (Root Port): đường đi từ cầu nối hiện tại về cầu nối gốc thông qua nó là thấp nhất so với các cổng còn lại

 Trên mỗi LAN, chọn cầu nối được chỉ định (Designated Bridge): là cầu nối mà thông qua nó, giá đường đi từ LAN hiện tại về gốc là thấp nhất Cổng nối LAN và cầu nối được chỉ định được gọi là cổng được chỉ định (Designated Port)

 Đặt tất cả các cổng gốc, cổng chỉ định ở trạng thái hoạt động, các cổng còn lại ở trạng thái khóa

63 Cầu nối xác định đường đi từ nguồn được dùng khi nào và những quy định của nó.

Cầu nối xác định đường đi từ nguồn để nối các mạng Token Ring

- SRB qui định rằng: đường đi đầy đủ từ máy tính gởi đến máy nhận phải được đưa vào bên

trong của khung dữ liệu gởi đi bởi máy gởi (Source)

SRB chỉ có nhiệm vụ lưu và chuyển các khung như đã được chỉ dẫn bởi đường đi được lưu trong trong khung

64 Nguyên lý của cầu nối SRB.

- Giả sử rằng máy X muốn gởi một khung dữ liệu cho máy Y Đầu tiên X chưa biết được Y có nằm cùng LAN với nó hay không

- Để xác định điều này, X gởi một Khung kiểm tra (Test Frame) Nếu khung kiểm tra trở về X

mà không có dấu hiệu đã nhận của Y, X sẽ kết luận rằng Y nằm trên một nhánh mạng khác

- Để xác định chính xác vị trí của máy Y trên mạng ở xa, X gởi một Khung thăm dò (Explorer Frame)

- Mỗi cầu nối khi nhận được khung thăm dò Bridge1 và Bridge2 sẽ copy khung và chuyển nó sang tất cả các cổng còn lại

- Thông tin về đường đi được thêm vào khung thăm dò khi chúng đi qua liên mạng

- Khi các khung thăm dò của X đến được Y, Y gởi lại các khung trả lời cho từng khung mà nó nhận được theo đường đi đã thu thập được trong khung thăm dò

Trang 10

- X nhận được nhiều khung trả lời từ Y với nhiều đường đi khác nhau X sẽ chọn một trong số đường đi này, theo một tiêu chuẩn nào đó

- Thông thường đường đi của khung trả lời đầu tiên sẽ được chọn vì đây chính là đường đi ngắn nhất trong số các đường đi (trở về nhanh nhất)

- Sau khi đường đi đã được xác định, nó được đưa vào các khung dữ liệu gởi cho Y trong trường thông tin về đường đi (RIF- Routing Information Field)

- RIF chỉ được sử dụng đến đối với các khung gởi ra bên ngoài LAN

65 Cấu trúc của RIF trong khung gửi đi

- Routing Control Field: là trường điều khiển đường đi, nó bao gồm các trường con sau:

+ Type: Có thể có các giá trị mang ý nghĩa như sau:

* Specifically routed: Khung hiện tại có chứa đường đi đầy đủ đến máy nhận

* All paths explorer: Là khung thăm dò

* Spanning-tree explorer: Là khung thăm dò có sử dụng giải thuật nối cây để giảm bớt số khung được gởi trong suốt quá trình khám phá

+ Length: Mô tả chiều dài tổng cộng (tính bằng bytes) của trường RIF

+ D - Bit: Chỉ định và điều khiển hướng di chuyển (tới hay lui) của khung

+ Largest Frame: Chỉ định kích thước lớn nhất của khung mà nó có thể được xử lý trên tiến trình đi đến một đích

- Routing Designator Fields: Là các trường chứa các Bộ chỉ định đường đi Mỗi bộ chỉ định đường đi bao gồm 2 trường con là:

a Ring Number (12 bits): Là số hiệu nhận dạng của một LAN

b Bridge Number (4 bits): Là số hiệu nhận dạng của cầu nối Sẽ là 0 nếu đó là máy tính đích

- Ví dụ: Đường đi từ X đến Y sẽ được mô tả bởi các bộ chỉ định đường đi như sau:

c LAN1:Bridge1:LAN 3:Bridge 3:LAN 2: 0

d Hay: LAN1:Bridge2:LAN 4:Bridge 4:LAN 2: 0

66 Cầu nối trộn lẫn gồm những loại nào, đuợc dùng khi nào.

Để nối hai mạng Ethernet và Token Ring lại với nhau, người ta dùng cầu nối trộn lẫn đường truyền

Cầu nối trộn lẫn đường truyền có hai loại:

 Cầu nối dịch (Translational Bridge)

 Cầu nối xác định đường đi từ nguồn trong suốt (Source-Route-Transparence Bridge)

67 Bộ chuyển mạch Switch hoạt động ở tầng mấy, ưu điềm.

- Switch là một thiết bị hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI

- Switch có đầy đủ tất cả các tính năng của một cầu nối trong suốt như:

 Học vị trí các máy tính trên mạng

 Chuyển tiếp khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác một cách có chọn lọc

- Ưu điểm:

+ Hỗ trợ đa giao tiếp đồng thời: Cho phép nhiều cặp giao tiếp diễn ra một cách đồng

thời nhờ đó tăng được băng thông trên toàn mạng

+ Hỗ trợ giao tiếp song công (Full-duplex communication): Tiến trình gởi khung và

nhận khung có thể xảy ra đồng thời trên một cổng Điều này làm tăng gấp đôi thông lượng tổng của cổng

+ Điều hòa tốc độ kênh truyền: Cho phép các kênh truyền có tốc độ khác nhau giao tiếp

được với nhau

68 Kiến trúc của Switch.

Switch được cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản là:

 Bộ nhớ làm Vùng đệm tính toán và Bảng địa chỉ (BAT-Buffer and Address Table) Giàn hoán chuyển (Switching Fabric) để tạo nối kết chéo đồng thời giữa các cổng

Ngày đăng: 26/04/2016, 16:30

w