Kiến thức - Tái hiện kiến thức về câu phủ định - Hiểu được mục đích và các kiểu thực hiện hành động nói b.. Kỹ năng - Xác định đúng kiểu câu, mục đích và các kiểu hành động nói - Vi
Trang 1
I Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực của học sinh
1 Mô tả chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
a Kiến thức
- Tái hiện kiến thức về câu phủ định
- Hiểu được mục đích và các kiểu thực hiện hành động nói
b Kỹ năng
- Xác định đúng kiểu câu, mục đích và các kiểu hành động nói
- Viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu theo yêu cầu
c Thái độ
Có ý thức vận dụng kiến thức áp dụng vào đời sống
2 Mô tả các mức độ phát triển năng lực của học sinh
- Nhớ chính xác
khái niệm một
kiểu câu
- Hiểu và nhận ra kiểu câu, mục đích nói và cách thực hiện hành động nói
- Viết lại đoạn hội thoại đúng kiểu câu và đúng hình thức của đoạn thoại
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu
Biết cách tạo lập một đoạn văn theo yêu cầu cụ thể
II Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1 Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm
thán, trần thuật, phủ định
Đáp án
* Câu nghi vấn: có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tai sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à
ư, hử, hả…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn) Chức năng chính là dùng để hỏi
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
* Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao,… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói(người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu ngho vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả Ngoài những chức năng chính trên câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc…
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải(là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
Câu 2: Hành động nói là gì? Kể tên các hành động nói thường gặp
Đáp án
KIEÅM TRA TIEÁNG VIEÄT
Trang 2Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
2 Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Xác định kiểu câu của từng câu trong đoạn văn sau:
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(2)
Chị Dậu khẻ gạt nước mắt: (3)
- Không đau con ạ !(4)
Đáp án
(1): Trần thuật
(2): Nghi vấn
(3): Trần thuật
(4): Phủ định
Câu 2: Hành động nói trong câu thơ: Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe là gì ?
Đáp án: Bộc lộ cảm xúc
Câu 3: Hãy thay đổi trật tự từ trong câu sau và cho biết tác dụng của cách thay đổi đó “
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của chúng ta”
Đáp án
- Thay đổi được trật tự từ : Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ môi trường
-Tác dụng: Nhấn mạnh ý đề nghị (cầu khiến)
Câu 4: Câu “Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm” thuộc kiểu câu
gì ?
Đáp án
“Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm” thuộc kiểu câu phủ định
Câu 5 : Viết lại đoạn hội thoại dưới đây cho đúng (2đ)
Ai đưa con đến đây Thưa thầy, bố con đưa đến ạ Tên con là gì Thưa thầy con tên là Lui-i Pa-xtơ ạ Con muốn đi học à Thưa thầy vâng Bao giờ con đi học được Thưa thầy, ngay bây giờ ạ
Đáp án
- Ai đưa con đến đây ?
- Thưa thầy, bố con đưa đến ạ !
- Tên con là gì ?
- Thưa thầy con tên là Lui-i Pa-xtơ ạ!
- Con muốn đi học à ?
- Thưa thầy, vâng !
- Bao giờ con đi học được ?
- Thưa thầy, ngay bây giờ ạ !
Câu 6 : Điền nội dung để hoàn chỉnh bảng sau : (2đ)
nói
Cách thực hiện hành động nói
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn
khoai
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được
một lúc, ông tha cho!
Sao cô biết mợ con có con ?
Anh có thể bỏ mũ ra được không ?
Đáp án
Câu văn Kiểu câu Hành động Cách thực hiện
Trang 3nói hành động nói
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn
khoai
Trần thuật Trình bày Trực tiếp
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được
Anh có thể bỏ mũ ra được không ? Nghi vấn Điều khiển Gián tiếp
3 Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:
a Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
b Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Đáp án
Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những từ in đậm:
a Đặt từ sột soạt lên trước cụm chủ vị nhấn mạnh sự chuyển mình của trạng thái sự vật trước bước đi của thời gian
b Đảo vị trí vị ngữ trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh ý để tạo nhịp điệu, gieo vần; nhấn mạnh sự thưa thớt, hoang vắng, gợi lên một cách cụ thể , sinh động dáng vẻ của con nguời và cảnh vật
Câu 2:Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tư từ trong câu thơ sau:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Đáp án
- Phép tu từ nhân hóa: “trăng nhòm”, điệp ngữ “ngắm”
- Giá trị các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Trăng được nhân hóa có gương m ặt và ánh mắt như con người Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau , cảm thông, chia sẻ mối tình tri am tri kỉ
+ Điệp từ: Từ “ngắm” được lặp lại hai lần , nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời
4 Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn với chủ đề “ Ngôi trường của tôi” có sử dụng câu trần thuật
và câu cảm thán (Chỉ ra các câu đó trong đoạn văn)
Đáp án
- Viết đúng chủ đề
- Viết đúng hình thúc đoạn văn
- Có câu trần thuật – chỉ ra
- Có câu cảm thán – chỉ ra
Câu 2: Viết đoạn văn hội thoại (chủ đề tự chọn) có sử dụng kiểu câu trần thuật và kiểu câu
cảm thán (chỉ ra các kiểu câu đó)
Yêu cầu :
- Viết đúng nội dung và hình thức của đọan văn
- Sử dụng 2 kiểu câu : trần thuật và cảm thán
Trang 4III Xây dựng đề kiểm tra (theo định hướng phát triển năng lực)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ
Tên
Vận dụng
Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao
Các kiểu câu
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Nêu định nghĩa kiểu câu phủ định
1 2 20%
Vận dụng kiến thức
về kiểu câu viết đoạn văn theo yêu cầu
1 3 30%
2 5
50 %
mục đích hành động nói và cách thực hiện hành động nói
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1 3 30%
1 3
30 % Lựa chọn trật tự từ
trong câu
Vận dụng kiến thức
về lựa chọn trật tự từ để phân tích tác dụng củacác cách sắp xếp trật
tự từ
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1 2 20%
1 2
20 % Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
1 2
20 %
1 2 20%
1 2 20%
1 4
40 %
4 10
100 %
Trang 5ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (2 điểm) : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Cho ví dụ về câu
phủ định
Câu 2(2 điểm) : Điền nội dung để hoàn chỉnh bảng sau :
nói
Cách thực hiện hành động nói
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn
khoai
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được
một lúc, ông tha cho!
Sao cô biết mợ con có con ?
Anh có thể bỏ mũ ra được không ?
Câu 3 (2 điểm): Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới
đây:
a Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
b Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 4 (4 điểm): Viết đoạn văn ngắn với chủ đề “ Ngôi trường của tôi” có sử dụng câu trần
thuật và câu cảm thán (Chỉ ra các câu đó trong đoạn văn)
ĐÁP ÁN
Trang 6Câu 1:
- Đặc điểm hình thức: Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải(là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…(0.5điểm)
- Chức năng:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả) (0.25điểm)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ) (0.25điểm)
Ví dụ hợp lí (1đ)
* Mức độ: - Đạt đầy đủ: Trình bày đúng, đầy đủ 2 đ
- Chưa đầy đủ: Trình bày lí thuyết hoặc chỉ nêu ví dụ 1 đ
- Không đạt: Không nêu được gì 0 đ
Câu 2 : Điền nội dung đề hoàn chỉnh bảng sau : (2 điểm)
Đúng 3 ý của từng câu 0.5 điểm
nói Cách thực hiện hành động nói
Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn
khoai
Trần thuật Trình bày Trực tiếp
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được
Anh có thể bỏ mũ ra được không ? Nghi vấn Điều khiển Gián tiếp
Câu 3:
Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những từ in đậm:
a Đặt từ “sột soạt” lên trước cụm chủ vị nhấn mạnh sự chuyển mình của trạng thái sự vật trước bước đi của thời gian (1 điểm)
b Đảo vị trí vị ngữ trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh bóng dáng con người nhỏ nhoi, xa vời,
ít ỏi giữa mênh mông của núi rừng “lom khom”; nhấn mạnh vẻ thưa thớt của mấy ngôi nhà chợ “lác đác” Tất cả nhằm nhấn mạnh vẻ hoang sơ, cô tịch, gợi buồn của một chiều rừng núi (1 điểm)
* Mức độ: - Đạt đầy đủ: Nêu đúng và đầy đủ hiệu quả diễn đạt 2 đ
- Chưa đầy đủ: Trình bày 1 trong 2 ý trên 1 đ
- Không đạt : 0 đ
Câu 4: Viết đoạn 4 đ
Đáp án
- Viết đúng chủ đề 1 đ
- Viết đúng hình thúc đoạn văn 1 đ
- Có câu trần thuật – chỉ ra 1 đ
- Có câu cảm thán – chỉ ra 1 đ
* Mức độ: - Đạt đầy đủ: Trình bày đúng, đầy đủ, rõ ràng 4 đ
- Chưa đầy đủ: Đạt nửa số điểm 2 đ
- Không đạt 0 đ