Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn địch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép gạch dưới câu
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn : NGỮ VĂN Ngày: 23/4/2016 Thời gian làm bài: 120 phút.
(Đề thi gồm 01 trang)
Phần I (6,5 điểm)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Ngft vàn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1 Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là
thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?
2 Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này )
của bài thơ.
3 Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
4 Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn địch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối).
Phần II (3,5 điểm)
Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan): Bước vào thế kỷ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu " thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều
đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất (Trích Ngữ văn 9; tập hai,
NXB Giáo dục)
1 Văn bản chứa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?
2 Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?
3 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về một thói quen tốt đẹp
của người Việt Nam mà em biết.
-Hết -Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh Số báo danh
Chữ kí của giám thị l: Chữ kí của giám thị 2:
Trang 3ĐÁP ÁN
Phần I (6,5 điểm)
1 Tác giả của khổ thơ trên là Viễn Phương
Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là câu cảm thán.
2 Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa:
- hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai:
+Hai bên lăng Bác trồng tre, kết hợp với làn sương tạo nên không gian thiêng liêng
+Tượng trưng cho dân tộc Việt Nam : yêu hòa bình (xanh xanh), ý chí đoàn kết kiên cường (bão táp mưa sa đứng thẳng hàng)
- cây tre trung hiếu ở câu cuối:
+Ẩn dụ, dù đi bất cứ đâu mà vẫn “trung với nước, hiếu với dân” như lời Bác dạy thì xứng đáng đứng trong hàng tre dân tộc, coi như vẫn gần bên Bác
3 Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó: Ví dụ bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) khổ đầu và cuối đều có câu hát căng buồm và hình ảnh mặt trời Hay bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) : khổ đầu và cuối đều có hình ảnh chiếc xe không kính…
4 Viết một đoạn văn:
a.HÌnh thức:
-Dài khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn địch
-Sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối)
b.Làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên:
-Câu thơ đầu : giản dị như một lời thông báo nhưng xúc động (vui sướng, tự hào được ra Hà Nội thăm lăng Bác đúng dịp nước nhà mới thống nhất)
-Hình ảnh “hàng tre”
+Tả thực : Hai bên lăng Bác trồng tre, kết hợp với làn sương tạo nên không gian thiêng liêng
+Ẩn dụ : Tượng trưng cho dân tộc Việt Nam : yêu hòa bình (xanh xanh), ý chí đoàn kết kiên cường (bão táp mưa sa đứng thẳng hàng)
-Cảm xúc trào dâng : “Ôi!” tự hào về hình ảnh dân tộc anh hùng quây quần bên Bác kính yêu
Đoạn tham khảo:Ngay khổ thơ đầu bài “Viếng Lăng Bác”, chúng ta đã cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc dạt dào của nhà thơ Viễn Phương(1) Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn đất nước giải phóng để đón Bác vào thăm chỉ
tiếc là ước mơ ấy không được toại nguyện(2) Và rồi khi đất nước thống nhất, mọi người đều muốn “Con ở miền Nam ra thăm
lăng Bác”, câu thơ đầu chỉ gỏn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động, bồi hồi của bao người con từ
chiến trường miền Nam trở về thăm Cha già dân tộc(3) Cách dùng từ “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương và
cách nói giảm “thăm” thay cho “viếng” ngụ ý Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người (4).Cảnh vật bên lăng gây ấn tượng nhất cho tác giả là hình ảnh hàng tre(5) Đôi hàng tre đứng trong sương tạo nên cảm giác hư ảo, mênh mang, gợi cảm … tất
cả đều thiêng liêng(6) Xúc động quá, tác giả thốt lên “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” thật tự hào khi dân tộc mình vừa chiến
thắng oanh liệt trước bọn ngoại xâm hùng mạnh(7) Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam, đã
thành một biểu tượng của dân tộc(8) Cây tre mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, hiền hoà (“ xanh xanh Việt Nam) nhưng
cũng mang sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc ta “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” (9) Hình ảnh hàng tre đứng bên lăng
cũng giống như cả dân tộc ta quây quần về đây, bên Người, canh cho giấc ngủ vĩnh hằng của Người(10).
Chú thích: Phép nối : câu 3 “Và rồi” Câu ghép : câu 10
Phần II (3,5 điểm)
1 Văn bản chứa đoạn trích trên được viết năm 2001? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt : Chuyển giao giữa thế
kỷ 20 sang thế kỷ 21, mở ra một thời kỳ mới trên con đường phát triển đất nước, hội nhập sâu rộng với cả thế giới
2 Theo em, tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước?
-Theo quy luật trong thế kỷ tới, lớp trẻ hôm nay sẽ trưởng thành và dần tiếp quản đất nước.
-Lớp trẻ chiếm tỉ lệ lớn trong dân số nước ta, mang trong mình sức mạnh dân tộc, đang tận dụng những điều kiện thuận lợi của thời đại để vươn lên khẳng định mình
3 Hãy viết một đoạn văn:
a.Hình thức : đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy thi
b.Nội dung: Trình bày suy nghĩ về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.
-Giải thích: thói quen tốt đẹp (cách sống quen thuộc, lâu đời mang lại ích lợi cho bản thân và cộng đồng)
-Một một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam:
+Giới thiệu một vài thói quen tốt của người Việt rồi chọn lấy một thói quen mà mình thích : tập thể dục buổi sáng, dùng nhiều rau xanh trong bữa ăn, đề cao mối quan hệ gia đình, dòng họ…
+Nêu ích lợi của thói quen đó
-Liên hệ bản thân : đã có hay chưa các thói quen tốt, kế hoạch rèn luyện để có thêm thói quen tốt