Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời s
Trang 1Môn: Văn học Ấn Độ - Nhật Bản
Lớp: ĐHSP.Văn 13 L2
Họ tên: Võ Thị Kim Huệ
Năm học: 2014 - 2015
CẢM NHẬN THƠ HAIKU
Trước khi đi vào cảm nhận thơ Haiku Chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi nét về thơ Haiku Vậy có mấy ai biết thơ Haiku là gì? Vâng Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú, có nghĩa là câu nói để trình bày Chữ "hai" nghĩa là "bài" , trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ "ku" là "cú" hay "câu" Haiku
là loại thơ độc đáo, rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới
Còn hình thức thơ Haiku? Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba dòng, dòng đầu và dòng cuối mỗi dòng có năm âm, ôm lấy dòng giữa có bảy âm, có dạng
5-7-5, tổng cộng 17 âm Tiếng Nhật Bản đa âm, nên mỗi dòng có thể có một, hai, ba chữ hay nhiều hơn Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài Tiếng Việt đơn âm, nên mỗi chữ là một âm Không cần vần điệu, nhưng thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú Ngày nay thơ Haiku thoáng hơn nhiều, không gò bó số chữ trong mỗi câu (tổng cộng trên dưới 17 âm hay chữ), không nhất thiết phải chấm, phẩy hoặc chấm phầy tuỳ tiện (không cần phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải
có từ của mùa Chỉ giữ lại hình thức 3 câu, và được đưa vào những từ ngữ trau chuốt, những ẩn dụ của cái hữu hạn và vô hạn
Về nội dung thơ Haiku có luật cơ bản sau: không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diễn tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại Sự kiện này có thể
Trang 2liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính tương quan hai hình ảnh Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa (không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng, tuyết trắng để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường) Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên
Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng Thông thường trong thơ đưa ra hai hình ảnh: một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh này, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ,
lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để
tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn, cảm nhận Thơ như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị" Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nẩy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc Không có người làm
Trang 3thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời
Đó là đôi nét về thơ Haiku Sau đây tôi xin trình bày cảm nhận của mình qua
ba bài thơ sau:
Bài thứ nhất của Issa:
Issa – một cái tên thật giản dị, âm Hán Việt là: Nhất trà, nó có nghĩa là một tách trà, một ngụm trà Ngay từ cái tên, nhà thơ đã dự báo cho độc giả một số phận
cô đơn rồi Dúng như vậy, cuộc đời Issa là chuỗi ngày đau khổ gắn liền với những nỗi tang thương của sự mất mát Những người ông yêu thương đều lần lượt rời khỏi ông, họ đến và đi tựa như sương mờ, ảo ảnh Chỉ có những vết hằn sâu trong trái tim rớm máu là tồn tại mãi mãi
Sau bao thử thách, Issa cuối cùng cũng xây dựng cho mình mái ấm tại quê hương Tưởng rằng những đau khổ sẽ được nguôi ngoai trong tháng ngày sum vày hạnh phúc bên gia đình Nhưng khốn khổ thay! Gia đình chính là nơi sinh ra những bất hạnh làm tan nát trái tim ông Mở đầu cho bi kịch là liên tiếp những cái chết của con Sau đó, người vợ mà ông yêu thương nhất cũng ra đi, kéo theo nỗi thống khổ bao trùm lấy Issa, đè bẹp ông xuống tận cùng bất hạnh Issa phải chịu nỗi đau khi phải chia lìa vợ và con của mình Sau khi vợ mất, mỗi lần nhìn đứa con thơ tập bò, tập cười, đang đuổi bướm, đang chơi đùa, … Issa đau đớn nhìn thấy đâu đâu trong căn nhà, hình ảnh của vợ mình cũng hiện về:
Không còn mẹ Một mình em bé tập cười Đêm mùa thu rơi
Issa đã lấy cái “Đêm mùa thu”, là một thời gian cụ thể Issa lấy hình ảnh quý ngữ trực tiếp là mùa thu để phần nào diễn tả được sự cô độc trong tâm trạng Các nhân vật “em bé” thường xuất hiện cô độc như vậy trong thơ Issa Những tín hiệu
cô đơn luôn khởi phát từ những mất mát Các em bé trong bài thơ đều mồ côi mẹ Tín hiệu “không còn mẹ” đôi khi quá tàn nhẫn, nó trở thành nỗi ám ảnh đeo bám
Trang 4suốt cuộc đời của Issa Issa – con người của khổ đau, ông nằm trong nhà kho tạm
bợ, le lói một vài tia sáng giữa lúc tuyết rơi lạnh giá Sự cô đơn, cái chết, biệt ly…
là những chủ đề đi xuyên qua nhiều bài Haiku trong mùa thu ảm đạm Thơ Issa là tấm gương phản chiếu nỗi đau trong tâm hồn, trong cuộc đời nhà thơ Cuộc đời Issa buồn vả khổ, hạnh phúc thì hiếm hoi, mà bất hạnh thì dồn dập, chất chồng Mỗi bài thơ buồn của Issa là một vành khăn sô trắng màu tang tóc của mùa thu
Bài thứ hai của Issa::
Thử lắng nghe haiku - Issa nói về mùa xuân:
Bên dòng Sumida chú chuột kia uống nước mưa mùa xuân pha
Issa đã lấy mùa xuân - là một thời gian cụ thể Issa lấy hình ảnh quý ngữ trực tiếp là mùa xuân để phần nào giới thiệu với chúng ta một khung cảnh thiên nhiên rất sống động vào một buổi sáng sớm bên dòng sông Trong làn mưa xuân êm đềm, những cánh hoa anh đào đang rơi lả tả, bên dòng sông Sumida, con chuột nhỏ bé tưởng chừng bị xóa nhòa dưới cơn mưa trắng trời bên dòng sông lênh láng nước Giữa thiên nhiên rộng lớn đó mưa xuân cứ rơi, nước sông cứ dâng lên, nhưng chú chuột vẫn ung dung thong thả uống từng ngụm nước mát của mùa xuân đất trời Cái khoảnh khắc những ngụm nước hòa mưa xuân ấy tan chảy trong con chuột, cũng chính là khoảnh khắc mùa xuân dịu ngọt tan chảy vào vạn vật Con chuột hèn mọn đó trở thành một phần của mùa xuân và mùa xuân trở nên tuyệt vời
Haiku đi với cuộc đời bình thường mà không hề tầm thường, đạt đến cảnh giới không phân biệt trong một vũ trụ thuần khiết Và do đó, dù thơ haiku nói đến những sự vật nhỏ nhoi nhất, ta vẫn thấy nó mênh mông, hùng vĩ và huyền diệu lạ thường
Bài thứ ba của Basho:
Mùa xuân năm 1694, Bashô lại một lần nữa quyết định tiếp tục dấn bước trên con đường “lữ nhân” để thăm phương Nam Điểm dừng sẽ là Kyusu Nhưng trên
Trang 5đường đi, Bashô lâm trọng bệnh, khi đến Usaka, Bashô đã soạn một bài thơ từ biệt thế gian vào một đêm mùa đông Có thể nói những chuyến du hành của Bashô đã đem đến cho ông những chứng ngộ tâm linh sâu sắc, và thi ca cũng được khơi cháy tràn trề, bộc lộ tài năng lỗi lạc của dòng thơ Haiku cũng như nền văn học Nhật
Và đúng như ước nguyện, ông đã qua đời trên nửa đường của một chuyến vân
du đẹp nhất, giữa bằng hữu và môn đệ Suốt trận đau cuối cùng, ông không ngớt đàm luận về Đạo, Triết lý và Thi ca (thật ra, đối với Bashô cả ba đều hầu như chỉ là một) Và khi biết rõ Bashô đang hấp hối, bằng hữu của ông yêu cầu ông cho họ một bài "tử thi " (từ thế chi ca, jisei no uta) với nội dung tổng quát về triết lý của ông, Bashô từ chối với lý do thơ trong mười năm cuối đời của ông, khởi đầu từ hài cú
"ao hoang" , tất cả đã được sáng tác như thể đó là một bài thơ cốt tử Nhưng sáng ngày hôm sau, ông gọi một người đến một bên, trối rằng trong đêm hôm trước ông
đó nằm mộng, và khi tỉnh thức, một hài cú chợt đến với ông Không nghi ngờ gì, đó
là lời từ trần hoàn thiện mà chưa một thi sĩ nào đã có thể gửi lại nhân gian:
Nửa đường ngả bệnh Mộng còn ngao du Đồng không mông quạnh
Quả thật, thể thơ haiku Nhật Bản được Basho, Issa làm cho trở thành tuyệt mĩ
là một trong những thể thơ ngắn nhất thế giới, gồm mười bảy âm tiết, có thể được viết trên giấy thành những bức họa theo nghệ thuật thư pháp hoặc đề vào những bức tranh cổ Nhưng điểm quan trọng là tâm thái người làm thơ và những gì ẩn chứa phía sau sự tối giản đến kinh ngạc của mười bảy âm tiết ấy Việc thưởng thức thơ haiku đòi hỏi người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng, phải hòa nhập được vào dòng sông đang trôi chảy của đời sống và cùng sáng tạo với người nghệ sĩ thì mới
có thể cảm nhận được giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa của đời sống ẩn chìm trong đó Một trong những tín hiệu thẩm mĩ độc đáo của thơ haiku là kigo Hiểu được kigo
và cách dùng kigo sẽ giúp người đọc có khả năng thâm nhập được vào thế giới sâu thẳm của thơ haiku