1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

DA và PHẦN PHỤ của DA

24 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

cấu tạo, các đặc điểm, chức năng của da và các phần phụ của da như là lông,móng, các tuyến của da.Các ứng dụng trong nghiên cứu nuôi tế bào sừng........................................................................

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA SINH HỌC

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

DA VÀ PHẦN PHỤ CỦA DA

Giáo viên hướng dẫn: Lê Trọng Sơn

Sinh viên:Trần Thị Mỹ Loan

Nhóm 1

Lớp: CNSHK38A

Huế, 5/ 2015

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sống là sự khám phá đầy đam mê Như một thanh nam châm đề tài: Da và

phần phụ của da đã cuốn tôi bước chân vào thế giới của nó để khám phá, để tìm tòi,

nâng cao vốn tri thức về da và người thân của nó

Lời đầu tiên xin cảm ơn đến PGS.TS Lê Trọng Sơn đã dẫn dắt tôi đến với để khám

phá con người Và hôm nay khi nhìn lại chính bản thân mình, sự tò mò đã thôi thúc tôi phải củng cố và trang bị cho mình một kiến thức vững chắc về da

Về nội dung tôi đã trình bày khá đầy đủ và tương đối logic về da và phần phụ của da Bên cạnh đó vời những hình ảnh minh họa cụ thể hi vọng mọi người có được cách nhìntoàn cảnh về da.Với sự sôi sục của công nghệ hiện đại, những tài liệu tham khảo trên internet đã được tôi đưa vào một cách có chọn lọc Đó là những thông tin thực tế lí thú đầy cuốn hút

Tuy nhiên vấn đề trình bày khá nhiều mà chỉ nằm trong khuôn khổ của bài tiểu luận nên có nhiều vấn đề trình bày còn chưa thật sự tỉ mỉ Hơn nữa với lượng tri thức đang

có chưa đủ để tôi lĩnh hội những vấn đề chuyên sâu Rất mong nhận được sự thông cảm cho khiếm khuyết này

Quá trình bày nội dung, hình thức đánh máy còn nhiều thiếu xót mong nhận được sựđóng góp ý kiến, nhận xét từ mọi người

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viênTrần Thị Mỹ Loan

Trang 3

Đặt vấn đề

Khi bạn đưa ánh mắt lên bầu trời là một tấm thảm màu xanh trải dài vô tận, người ta vẫn gọi màu xanh ấy là màu xanh da trời Như vậy là bầu trời cũng có da, nó khoác mộtlàn da xanh, xanh xanh thẳm đến ngút ngàn

Và như thế mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này như đều được bao bọc bởi một lớp vỏ bên ngoài Chẳng cần ngước nhìn ở đâu cho thật xa các bạn à Hãy nhìn vào chính con người mình, hãy thử đặt tay lên da và cảm nhận nào

“ Tại sao lại có người da đen, người da lại trắng hay da vàng nhỉ? ”; “Ôi! Mình tiến hóarồi sao tay mình sao lại có lông nhỉ, có điều gì thú vị ở lớp da mà mình không biết? “ Những thắc mắc ấy đã đưa tôi đến với đề tài này Và bây giờ các bạn hãy cùng tôi khám phá những điều kì thú về da và phần phụ của da

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu i

Đặt vấn đề ii

I, DA 1

1, Biểu bì 2

1.1 Cấu tạo chung của biểu bì 2

1.1.1 Lớp đáy (Lớp sinh sản) 3

1.1.2 Lớp sợi 4

1.1.3 Lớp hạt 4

1.1.4 Lớp bóng 5

1.1.5 Lớp sừng 5

1.2.Các loại tế bào ở biểu bì 5

1.2.1 Tế bào sừng 5

1.2.1 Tế bào sắc tố 6

1.2.3 Tế bào Langerhans 6

1.2.4 Tế bào Merkel 7

1.3 Hình thái điển hình của các tế bào biểu bì 7

1.4 Một số cấu trúc đặc biệt của các tế bào biểu bì 8

2 Lớp trung bì 10

3 Lớp hạ bì 10

4 Lớp dưới da (mô dưới da) 10

5 Sự phân bố mạch và thần kinh 10

Trang 5

6 Mạch máu và mạch bạch huyết 11

7 Hệ thống dây thần kinh cung cấp cho da 11

8 Chức năng của da 11

9 Ðặc điểm mô học của da 13

II, CẤU TRÚC PHỤ TRÊN DA 14

1.Lông 14

2.Móng 14

3.Các tuyến của da 14

III, ỨNG DỤNG CỦA VIỆC NUÔI TẾ BÀO SỪNG 15

1 Trong y học 15

2 Trong nghiên cứu độc tố 16

3 Trong liệu pháp gen 16

IV, KẾT LUẬN 18

V, BÀI HỌC RÚT RA VÀ ĐỀ NGHỊ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 6

DA VÀ PHẦN PHỤ CỦA DA

Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta Bên cạnh viêêc đóng vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút, một làn da khỏe mạnhcòn duy trì sự cân bằng của các chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể Da là cơ

quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể Làn da rất nhạy cảm, cảm nhâên được sự va chạm nhẹ nhàng cũng như những tác đôêng mạnh Vì là cơ quan rộngnhất, che phủ gần 2m2 và nặng bằng 1/6 trọng lượng cơ thể, tình trạng của da có cũng tác động quan trọng lên chính nó

Các phần phụ của da gồm có lông, các tuyến, các móng, vuốt, Da và phần phụ của da tạo thành hệ thống da.Hệ thống da có các chức năng quan trọng như chức năng bảo vệ,chức năng xúc giác, chức naqwng chuyển hóa vitamin D, chức năng điều hòa thân nhiệt, chức năng bại tiết được thực hiện bằng tiết mô hôi

I, DA

Da có tính Axít yếu

Bề mặt của da khỏe, có độ pH khoảng 5.4 đến 5.7 là khoảng axít yếu Trong khoảng axít yếu, vi khuẩn không thể phát triển, như vậy độ pH này có vai trò bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn Độ pH của da được hình thành từ các chất nhờn tiết ra từ tuyến chất nhờn và mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi Nếu da có tính kiềm, vi khuẩn sẽ sinh ra từ lớp chất nhờn, khi đó bạn sẽ bị viêm da và xuất hiện các vùng da bị mẫn cảm

Chu kỳ tái tạo tế bào ở da khoảng từ 40 đến 56 ngày

Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì

và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chundãn (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, cáctuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạchmạch Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần Như thế da

là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể

Trang 7

Hình 1 Cấu trúc của da

1, Biểu bì

1.1 Cấu tạo chung của biểu bì

Bề mặt ngoài của lớp biểu bì được bao phủ bởi một lớp các axit béo, các axit béo này

sẽ liên kết với các phân tử nước ở môi trường bên ngoài tạo thành một lớp màng giữ

ẩm cho da, đồng thời ngăn chặn sự mất nước qua da và ngăn các chất từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong da Các tế bào được hình thành tại lớp ngoài cùng của lớp biểu bì được gọi là lớp sừng và chuyển hóa dần để tách khỏi bề mặt da Trong khi đó các tế bào của lớp sừng mới bắt đầu được hình thành ở lớp dưới cùng của lớp biểu bì, chuyển hóa liên tục và tiến dần lên lớp sừng tạo thành lớp tế bào sừng mới bảo vệ da Quá trình này kéo dài từ 4 đến 6 tuần

Biểu bì là một biểu mô thuộc loại biểu mô lát tầng sừng hóa, được ngăn cách với lớp chân bì bởi màng đáy, gồm hai dòng tế bào khác nhau tạo thành

Các tế bào biểu mô sừng hóa được sinh ra từ ngoại bì phủ mặt ngoài phôi,cón các tế bào nằm ở phần khác của da được sinh ra từ trung bì

Biểu bì có độ dày thay đổi tùy vùng cơ thể, từ 0,07- 2,5mm Số lớp tế bào biểu bì có thể tới hàng chục, từ trong ra ngoài biểu bì được phân thành năm lớp là lớp đáy, lớp

Trang 8

sợi, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng Tuy có nm lớp như trên nhưng chỉ có bốn loại tế bàokhác nhau là tế bào sừng, tế bào sắc tố, tế bào Langerhans và tế bàoMerkel.

Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết

Hình 2 Cấu trúc và thành phần của lớp biểu bì1.1.1 Lớp đáy(Lớp sinh sản)

Lớp đáy được tạo bởi một hàng tế bào khối vuông hay trụ thấp, nằm trên đáy màng,

có khả năng phân chia liên tục và di chuyển ra bề mặt để thay thế dần cho các tế bào già bên trên bong ra, đó là các tế bào sừng (chứa nhiều sừng) Thông thường, trong lớp đáy chỉ có khoảng 10% là tế bào sừng, 50% các tế bào khác đang ở thời điểm giao thời của sinh trưởng 40% còn lại là các tế bào ở hậu kỳ của giảm phân Các tế bào củalớp đáy được gắn kết trên màng cơ bản nhờ các phân tử dính fibronectin do nguyên bào sợi của lớp trung bì tiết ra Ngoài ra, nằm rải rác trong lớp đáy còn có các loại tế bào khác: hắc tố bào (tổng hợp các protein hắc tố da), tế bào Langerhans và Merkel Nhờ khả năng sinh sản của lớp tế bào đáy vá sự di chuyển lên trên nên biểu bì luôn đổi mới Lớp đáy gồm hai loại tế bào là tế bào sừng vá tế bào sắc tố có khả năng tổng hợp sắ tố melanin.Tế báo sừng chiếm chủ yếu, gấp khoảng mười lần tế báo sắc tố.Tế báo đáy có bào tương nhuộm màu base mạnh, nhân hình bầu dục, nhiều chất nhiễm sắc Trong bào tương tế báo sừng có nhiếu sơi được gọi là tơ trương lực Các siêu sợi này họp thành bó và tiến đến tạo sừng Các tế bào lớp đáy liên kết với nhau bằng thể liên kết và liên kết với màng đáy bằng những thể bán liên kết Các tế bào sừng phía trên được thay thế bởi các tế bào lớp dưới do có quá trình tiết chế ra chất sừng vá chấtsừng được tích lũy ngày càng nhiều trong bào tương Kết thúc quá trình này là tế bào

bị chết và nhân tế bào tiêu biến, cuối cùng cả khối tế bào biến thành một khối sừng, thời gian kéo dài khoảng 15- 30 ngày

Trang 9

1.1.2 Lớp sợi

Nằm trên lớp đáy, gồm 3-15 hàng tế bào sừng hình đa diện, mỗi tế bào có nhân hình cầu nằm ở giữa tế bào Các tế bào này được liên kết với nhau bằng những thể liên kết càng lên trên số tơ trương lực trong bào tương càng nhiều, càng tạo thành bó dày Mỗi

bó có đường kính khoảng 6-15 nm, do các protein sợi tạo thành

Dưới kính hiển vi điện tử thấy được các cầu nối liên bào, là các chồi bào tương nằm gần nhau, trong các nhánh bào tương có các cơ trương lực Trong bào tương có các hại sắc tố đen nhưng bản thân tế bào không có khả năng tiết bào tương mà chúng thu nhận từ tế bào hắc tố

1.1.3 Lớp hạt

Nằm trên lớp sợi, gồm 2-5 hàng tế bào hình thoi dẹt, trong bào tương có chứa những hạt ưa base được gọi lá các hạt keratohyalin Các hạt này thuộc nhóm protein sợi có liên quan đến hiện tượng sưng hóa có đường kính khoảng 50-100 nm, nằm bên các tơ trương lực

Khi quá trính sừng hóa bắt đầu, những hạt này được xem như chất tiền sừng, chúng

có chứa emzyme phosphatase.Trong bào tương của tế bào lớp hạt còn chứa những hạt dạng lá chứa glycosaminoglycan và phospholipid

Các chất này được chế tiết vào khoảng gian bào của lớp hạt có chức năng tương tự như chất gắn gian bào, bảo vệ không cho chất lạ xâm nhập sâu vào da, chống sự mất nước và cung cấp yếu tố làm sẹo quan trọng

Hình 3 Lớp biểu mô nhuộm mô học

1.1.4 Lớp bóng

Trang 10

Nằm trên lớp hạt, gồm các tế bào biến đổi sâu sắc Dưới kính hiển vi quag học các

tế bào có vẻ thuần nhất, nhưng thực chất chúng chứa đầy sợi có đường kính khoảng 7-8 nm Đây là một lớp mỏng, có tính chất đồng nhất, sáng màu Các tế bào sừng ở đây đã chết, trở nên dẹt, nén sát với nhau, nhân và các bào quang của tế bào biến mất.Bào tương chứa chất eleidin là sản phẩm do sự kết hợp giữa protein của tơ trương lực

và các hạt keratohyalin

1.1.5 Lớp sừng

Ở mặt trên biểu bì, tế bào biến thành những lá sừng mỏng, trong bào tương chứa rất nhiều sừng nhằm ngăn cản sự thoát hơi nước, cách nhiệt và những nhân tố bất lợi khác từ phía môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể Những lá sừng từ những tế bào

đã thoái hóa tạo nên, bắt màu không đồng nhất Sự đổi mới hoàn toàn của lớp biểu bì tính từ khi sản sinh ra một tế bào gốc mới đến khi rụng thành vảy vào khỏang 45 – 75 ngày Tuy nhiên quá trình này còn phụ thuộc vào môi trường nội tại của mô có thuận lợihay không bao gồm các tín hiệu tiếp xúc để tế bào sao chép và di chuyển cùng các kíchthích hóa học của các nhân tố tăng trưởng Có nhiều tín hiệu xuất phát từ các nhân tố của lớp trung bì, đặc biệt là các protein fibronectin nền và các hợp chất nền khác như hyaluronic acid

Kết quả cuối cùng của sự trưởng thành của tế bào sừng (keratinocyte) được tìm thấy trong các lớp sừng, được tạo thành từ những lớp có hình lục giác, các tế bào bị sừng hóa không có khả năng phát triển và tồn tại độc lập được gọi là tế bào sừng

(corneocytes) Trong hầu hết các khu vực của da, có khoàng từ 10 - 30 lớp của tế bào sừng xếp chồng lên nhau với lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều nhất Mỗi tế bào sừng được bao quanh bởi một vỏ bọc protein và được lấp đầy bỡi protein sừng có tác dụng giữ nước Hình dạng tế bào và sự xoay hướng của các protein sừng làm tăng thêm sức mạnh cùa lớp sừng Xung quanh các tế bào những khoảng gian bào là

những lớp xếp chồng lên nhau của các lipid hai lớp

Nằm trên cùng, gồm 15-20 vảy sừng nén lại tạo thành những lá sừng Mỗi vảy sừng

là một tế bào đã sừng hóa, trở nên dẹt, bào tương chứ đầy sợi keratin Keratin là một loại protein giàu lưu huỳnh rất bền vững với nhiều chất hóa học Thể liên kết hoàn toàn biến mất

Chiều dày lớp sừng phụ thuộc vào từng vùng cơ thể, có tác dụng rất lớn ngăn không cho thấm nước vá sự bốc hơi nước qua da

1.2.Các loại tế bào ở biểu bì

1.2.1 Tế bào sừng

Trang 11

Là loại tế bào chính ở biểu bì, chúng sinh sản và biến đổi cấu trúc dần dần khi bị đẩy lên bề mặt Tế bào này tham gia vào quá trình đổi mới của da qua 4 giai đoạn kế tiếp nhau; 1, Phân chia tế bào mới; 2, Sừng hóa( Chế tiết, tích lũy chất sừng trong bào tương và sau cùng là thay thế toàn bộ bào tương) ; 3, Sự chết của tế bào: 4, Sự bong vảy( Tế bào biến thành những lá sừng và bong ra) Sự diễn biến như vậy kéo dài khoảng 15-30 ngày.

1.2.1 Tế bào sắc tố

Là các tế bào dạng đuôi gai chứa các sắc tố melanin có màu nâu đen được tìm thấy trong da, mắt, tóc Phân tử melanin được hình thành khi acid amin bị oxy hoá Tế bào melanin có nguồn gốc từ mào thần kinh và di chuyển đến lớp đáy của biểu bì trong suốtquá trình phát triển bào thai, chúng nằm rải rác giữa những tế bào sừng và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2% số tế bào của lớp biểu bì Tế bào melanin giúp hình thành nên màusắc da, hấp thu năng lượng của tia UV và bảo vệ da tránh tác hại của tia UV

Hình 4 Hắc tố bào và tế bào sừng đã biệt hóa

1.2.3 Tế bào Langerhans

Có nguồn gốc từ tuỷ xương, theo máu xâm nhập vào da Chúng chiếm tỷ lệ 2-8% các

tế bào biểu bì Langerhans có cấu trúc tương tự như tế bào bạch tuột (Dendritic cell), trong bào tương tế bào có chứa các sợi tơ trung gian vimentin và các hạt hình que gọi

là các hạt của tế bào Langerhans Những tế bào này liên quan đến hệ thống miễn dịch của biểu bì Chúng phát hiện, xử lý, trình diện kháng nguyên lạ xâm nhập vào biểu bì, kích thích gây nên đáp ứng miễn dịch

Trang 12

Hình 5 Tế bào Langerhans

1.2.4 Tế bào Merkel

Là những tế bào thần kinh nội tiết, chiếm một lượng nhỏ trong lớp đáy biểu bì, khoảng1%, liên kết với nhau bằng cầu nối gian bào Chúng tiếp xúc với đầu cuối dây thần kinh không bị myelin hoá và có chức năng như một thể cảm thụ cơ học

Ngoài ra, trong biểu bì còn một số tế bào như: tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu ưa acid, tế bào lympho, hồng cầu Chúng sẽ xuất hiện và tăng lên trong trường hợp bệnh lý

Hình 6 Tế bào Merkel

1.3 Hình thái điển hình của các tế bào biểu bì

Biểu mô da có cấu trúc lát tầng được tạo bởi nhiều lớp tế bào, lớp trên cùng có hình dẹt đa diện, đây có thể coi là loại biểu mô bảo vệ điển hình (Hình 7) Biểu mô trụ tầng

có lớp tế bào trên cùng hình trụ, loại mô này có ít (ví dụ có ở biểu mô mi mắt) Loại biểu

mô vuông tầng có hàng tế bào nằm trên cùng có hình khối vuông, các tế bào này chứa rất nhiều sắc tố

Trang 13

Hình 7 Các hình dạng của biểu mô da

1.4 Một số cấu trúc đặc biệt của các tế bào biểu bì

Do đặc điểm tiếp xúc với bề mặt ngòai, luôn có một mặt tự do, tế bào biểu mô nói chung và tế bào da có một số cấu trúc liên kết đặc biệt, do vậy khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, màng của các tế bào nằm sát nhau, không chừa các khoảng gian bào Các khoảng gian bào (có khi rộng tới 20-30nm) thường được lấp đầy bởi lớp glycocalyx có bản chất glycoprotein tạo thành cấu trúc lớp dải bịt (zonula occludens) Lớp này có vai trò quan trọng trong vịêc gắn kết các tế bào biểu mô với nhau, ngăn chặn sự ngấm của các dịch chất không cần thiết, nhưng lại rất linh động trong quá trình

ẩm bào và miễn dịch tự nhiên cũng như việc lưu chuyển các chất mà cơ thể hay tế bào cần

Vùng dính (zonula adherens) nằm sát bên dưới dải bịt do lớp bào tương của tế bào tiếp giáp với lớp trong trở nên đặc, kết hợp với các sợi nhỏ tạo thành một vòng liên tục bao quanh tế bào Thể liên kết (desmosome) dưới kính hiển vi, quan sát thấy chúng được tạo thành bởi hai mảnh đặc dối diện của hai màng bào tương thuộc hai tế bào nằm cạnh nhau Tại thể liên kết, khỏang gian bào rộng ra và chứa một chất có mật độ điện tử thấp Từ vị trí thể liên kết, các sợi sừng tỏa đều ra các vùng bào tương chung quanh

Ngày đăng: 25/04/2016, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w