Phía bắc châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa TrungHải và Biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng.. Do đó, hầu hết các vùng của châ
Trang 1I CHÂU ÂU LÀ MỘT BÁN ĐẢO KHỔNG LỒ CỦA LỤC ĐỊA Á- ÂU
1 Vị trí, giới hạn
Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, diện tích 10.355.000km2 Phía bắc châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa TrungHải và Biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng Các nhà địa lý hiện đại thường xem dãy Ural, sông Ural, một phần của biển Caspian và dãy Caucasus hình thành biên giới chính giữa châu Âu và châu Á
Điểm cực Bắc châu Âu nằm ở mũi Nordkinn của Na Uy ; cực Nam nằm ở Punta
de Tarifa gần eo Gibraltar, phía nam Tây Ban Nha Từ tây sang đông châu Âu chạy từ Cabo da Roca, Bồ Đào Nha, đến sườn đông bắc của dãy Ural, Nga.Bờ biển châu Âu dài 43.000km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền Các biển nhỏ trải từ đại dương vào bên trong lục địa như Bắc Hải, biển Baltic, Biển Đen, Biển Trắng Nhiều biển có những đường nối nổi tiếng : Eo Gibraltar nối Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, eo biển Anh nối Đại Tây Dương và Bắc Hải
Chúng ta hãy nhận xét trên bản đồ có bao nhiêu bán đảo ở châu Âu Chính châu
Âu cũng là một bán đảo khổng lồ của lục địa Á-Âu, vì ba mặt của nó là biển Các bán đảo lớn là Scandinavia, bán đảo Iberia, bán đảo Italy, bán đảo Balkan Châu Âu cũng bao gồm nhiều đảo ngoài khơi, nổi tiếng nhất là Iceland, đảo Anh, đảo Sardinia, Sicily
và đảo Crete
2/ Nguồn gốc tên gọi
Tên Europe có thể xuất phát từ Europa Trong thần thoại Hy Lạp Europa (tiếng Hy Lạp: đþðç) là một công chúa người Phoenicia, bị thần Zeus hoá thân bò trắng dụ đưa đến đảo Crete, tại đây nàng sinh hạ Minos Sau đó, từ này trở thành tên gọi của mảnh đất Hy Lạp và khoảng năm 500 trước Công nguyên, ý nghĩa của nó được dùng rộng ra cho cả phần đất đó lên tận phía bắc
Tuy nhiên, một số nhà ngôn ngữ học đưa ra một giả thuyết khác dựa trên nguồn gốc dân gian là từ này có gốc từ tiếng Semit, bản thân lại mượn từ erebu trong tiếng
Akkadia, nghĩa là “nơi mặt trời lặn” Đứng từ châu Á hay Trung Đông thì đúng là Mặt trời lặn ở phần đất châu Âu – mảnh đất phía tây Cũng thế, tên gọi châu Á có gốc từ asu trong tiếng Akkadia, nghĩa là “nơi mặt trời mọc”, chỉ vùng đất phía đông dưới góc nhìn của một người Lưỡng Hà
Trang 2Nữ thần Europa bị thần Zeus hoá thân bò trắng dụ đến đảo Crete tại đây nàng sinh hạ Minos
( * ) Theo tài liệu Wiki the free encyclopedia :
- Phoenicia là một dân tộc văn minh cổ tập trung ở phía bắc của xứ Canaan cổ, trung tâm của nó nằm dọc theo đồng bằng duyên hải ước tính ngày nay là Lebanon Tiếng Phoenicia là tiếng Semit thuộc nhóm ngôn ngữ Canaanit, có quan hệ gần với tiếng Do Thái cổ và tiếng Syria.
- Tiếng Akkadia là tiếng Semit được sử dụng ở Mesopotamia cổ, đặc biệt là ở Assyria
và Babylon.
- Theo tài liệu encarta : Tên Europe có thể xuất phát từ Europa, công chúa xứ Phoenica trong thần thoại Hy Lạp, hay có thể xuất phát từ Ereb, một từ Phoenica có nghĩa là “ mặt trời lặn”
II THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU ÔN HOÀ THUẬN LỢI CHO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
Trang 31 Địa hình châu Âu khá đa dạng : Châu Âu tuy có diện tích nhỏ nhưng địa hình rất
đa dạng và phức tạp Trên bản đồ ta thấy châu Âu có ba dạng địa hình chính : Vùng đồng bằng rộng lớn ở phía bắc, miền núi già trung tâm và miền núi già ở phía tây, dãy núi trẻ ở phía nam
a Đồng bằng châu Âu : là vành đai trầm tích nằm giáp Bắc Hải và biển Baltic, uốn
thành một vòng cung từ Tây Nam Pháp chạy về phía bắc và đông qua các nước Benelux, Đức, Ba Lan và phía tây Nga Hãy được bao phủ bởi trầm tích băng hà, nên
Trang 4đồng bằng khá bằng phẳng Đặc biệt dọc rìa phía nam của đồng bằlưu ý rằng vùng Đông Nam nước Anh, Đan Mạch và cực Nam Thụy Điển cũng thuộc miền này Mặc dù đồng bằng bị biến dạng nhiều nơi hình thành các bồn địa như bồn địa Luân Đôn, bồn địa Paris, các bồn địa trầm tích này, ng là nơi có lớp trầm tích hoàng thổ màu mỡ rất tốtcho nông nghiệp Đồng bằng này mở rộng nhất về phía đông.
b Miền núi già trung tâm và miền núi già phía tây :
Phía nam đồng bằng châu Âu là một dải hẹp có cấu trúc địa chất khác nhau, tạo thành các dạng địa hình phức tạp nhất lục địa Trong suốt vùng này tác động uốn nếp ( dãy Jura ), đứt gãy ( dãy Vosges và núi Rừng Đen ), núi lửa (cao nguyên Trung tâm Pháp ) và phay nghịch ( cao nguyên Meseta Tây Ban Nha ) đã tác động nhau tạo thànhcác dãy núi, cao nguyên và thung lũng Các khối núi này có đỉnh tròn, sườn dốc, không cao quá 1500m
Miền núi già phía tây : Rìa phía tây của châu Âu cũng gồ ghề lởm chởm, nhưng miền núi phía tây Scandinavia, Scotland, Ireland, Brittany của Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha không thuộc hệ thống núi Alps Các dãy núi phía tây này hình thành vào giai đoạn tạo núi cổ hơn, tương phản sâu sắc với dãy núi Alps còn khá trẻ, động đất vẫn còn xảy ra thường
Khiên Scandinavia, hình thành từ thời Tiền Cambri, nằm bên dưới Phần Lan và phần lớn các vùng còn lại của bán đảo Scandinavia Độ nghiêng của khiên này hướng
về phía đông, hình thành cả vùng núi phía tây Thụy Điển và vùng cao nguyên thấp hơn của Phần Lan Băng hà đã đục khoét bờ biển Na Uy thành các fiord sâu và cọ vào bề mặt của cao nguyên Phần Lan Sự chuyển dịch của các mảng của vỏ trái đất đã đập vào khiên vững chắc này trong suốt thời kỳ tạo sơn Caledonian ( cách đây khoảng 500 đến 395triệu năm ) và đã nâng cácdãy núi của Ireland, Wales, Scotland và Tây Na Uy lên Quá trình xói mòn diễn ra sau đó đã bào mòn các dãy núi ở Anh, nhưng các đỉnh núi của Na Uy vẫn đạt độ cao trên 2.500m
c Hệ thống núi trẻ phía nam
Phía nam của miền núi già trung tâm là khu vực núi uốn nếp trẻ cao nhất châu Âu Vào giữa kỷ Đệ tam, cách nay khoảng 40 triệu năm, mảng nền châu Phi – Arab đã va vào mảng nền Á –Âu, gây nên vận động tạo sơn Alps Lực nén tạo nên bởi sự va chạmcủa các mảng nền đã đẩy lớp trầm tích Trung Sinh dầy lên, tạo nên các dãy Pyrenees, Alps, Apennines, Carpathians và Caucasus, là những dãy núi cao nhất châu Âu với sườn rất dốc Các trận động đất thường xảy ra ở vùng này đã cho thấy vận động kiến tạo vẫn còn tiếp diễn
Trang 62 Khí hậu châu Âu
Châu Âu là một châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn toàn trong miền ôn đới ( từ 36o đến 71o vĩ tuyến Bắc) Do đó, hầu hết các vùng của châu Âu có khí hậu ônđới hoặc cận nhiệt ; chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực Bắc có khí hậu lạnh giá,
đó là vùng khí hậu hàn đới ( chiếm khoảng 6% diện tích toàn châu )
Trên bản đồ ta thấy ba mặt của châu Âu đều có biển và đại dương bao bọc Bờ biển phía tây mở rộng ra Đại Tây Dương do đó ảnh hưởng của đại dương qua tác độngcủa gió Tây ôn đới càng thêm sâu sắc : gió từ đại dương có thể ảnh hưởng thường xuyên tới trung tâm châu Âu và nhiều khi có thể lan tới miền đông của châu lục
Tuy nhiên, do vị trí, hình dạng địa hình giữa Đông Âu và Tây Âu có nhiều nét khác biệt nên mức độ ảnh hưởng của Đại Tây Dương cũng khác nhau Bờ biển Tây Âu bị cắt
xẻ mạnh, có nhiều biển phụ ăn sâu vào nội địa ; nơi xa biển nhất chỉ có 700 km Miền ven biển phía tây bắc châu Âu lại có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua nên khí hậu miền này thêm ấm áp, lượng mưa phong phú Miền núi Tây Âu lại chạy theo hướng vĩ tuyến, do đó ảnh hưởng hải dương có thể lan tràn khắp miền nội địa Ngay ở Thụy Sĩ , Áo người ta vẫn thấy vai trò hải dương rất rõ nét Ngược lại Đông Âu nằmsâu trong nội địa, bờ biển lại ít bị chia cắt ; nơi xa bờ biển nhất tới 1.600km, gấp hơn hai lần Tây Âu Phía đông và nam giáp châu Á nên thường chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu lục này lan tới Địa hình Đông Âu lại thấp, tương đối bằng phẳng, xen kẽ là những miền đất cao chạy theo hướng bắc - nam ; do đó đã tạo điều kiện cho các khối khí lạnh phương bắc tràn xuống một cách dễ dàng, đôi khi xuống tận Nam Âu làm cho thời tiết trở nên rất lạnh
Nam Âu có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, các tháng mùa hè thường nóng và khô,
có mưa vào mùa đông Do vào giữa mùa đông áp cao Siberia thu hẹp thành một dải chạy dọc theo vĩ tuyến 50oB nối liền với áp cao Acoras ở phía tây Dải áp cao này phâncách với áp cao Bắc Phi bởi khu áp thấp tương đối trên Địa Trung Hải Nhờ có áp thấp này cùng với frôn ôn đới chạy qua trên biển nên khu vực Địa Trung Hải về mùa đông cógió tây và khí xoáy hoạt động, thời tiết thay đổi và có mưa nhiều Về mùa hạ, vùng Địa Trung Hải do nằm dưới vùng áp cao cận nhiệt, không khí thường xuyên đi xuống nên thời tiết rất ổn định, khô nóng và hầu như không mưa
Trang 7Do khí hậu châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió tây từ Đại Tây Dương thổivào nên lượng mưa ở châu Âu phong phú Phần lớn châu Âu có lượng mưa từ 500 –1500mm/năm Trong đó quá nửa diện tích có lượng mưa trên dưới 1000mm/ năm Tuynhiên, lượng mưa cũng giảm dần từ tây sang đông tùy thuộc vào sự biến tính của gió
Mưa nhiều nhất là miền ven Đại Tây Dương, phía tây Na Uy, Anh v.v cũng nhưtrên các sườn núi phía tây dãy Pyrenees, Alps, Dinaric Alps, lượng mưa trung bình2000mm/năm Một số miền núi tương đối xa biển như Carpathians, Balkan, khối núiTrung tâm Pháp v.v… lượng mưa cũng khá cao, thường khoảng 1000mm/năm, phân
Sang đến bình nguyên Đông Âu thì lượng mưa trung bình năm chỉ còn khoảng 500 –600mm/năm, mưa rơi chủ yếu là vào mùa hạ Ở miền Đông Nam bình nguyên Nga vàmiền đất thấp cận Caspian lượng mưa trung bình chỉ còn từ 100 – 250mm/ năm Miềnnày nằm ở phía nam cao áp Á- Âu và là nơi hoạt động chủ yếu của gió nam và đông
Ngoài ra, những nơi khuất gió như phía đông bán đảo Scandinavia, Pyrenees hoặcmiền cực bắc châu Âu cũng là nơi có mưa ít, lượng mưa từ 300 – 500mm/năm
Châu Âu có thể chia làm 3 miền khí hậu :
Miền khí hậu cực và cận cực : Miền bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía
bắc có khí hậu cực và cận cực Mùa đông ở đây lạnh lẽo, kéo dài từ tháng 7 đến tháng
10 Mùa hạ ngắn và mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ Nhiệt độ quanh năm rất thấp,nước bốc hơi chậm nên phần lớn đất đai trở nên ẩm thấp nhiều nơi biến thành đầm lầy
- Miền khí hậu ôn đới hải dương : Các nước vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn
đới hải dương Song tùy theo vị trí từng miền so với đại dương, tính chất khí hậu cókhác nhau : Miền quần đảo Anh, miền bờ biển phía tây bán đảo Scandinavia, bán đảoJutland, Pháp v.v… có khí hậu ôn đới hải dương điển hình Mùa đông ấm, mùa hạ mát
mẻ Nhiệt độ trung bình tháng giêng thường trên 0oC Mưa nhiều và mưa quanh năm,lượng mưa trên 2000mm/năm, tập trung nhiều vào mùa thu và đông Còn vào sâu trongnội địa như miền Đông Pháp, Đức, Ao, Czech, Slovakia, Ba Lan v.v… và một phần phíanam Thụy Điển, khí hậu ôn đới hải dương giảm dần và tính chất khí hậu ôn đới lục địabắt đầu tăng lên Đó là miền khí hậu trung gian, mùa đông không lạnh lắm nhưng cũngkhông ôn hoà mát mẻ như bờ biển Tây Âu
- Miền khí hậu ôn đới lục địa : Phần lớn khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa
với đặc điểm là mùa đông lạnh, mùa hạ nóng Càng sang phía đông tính chất khắcnghiệt của khí hậu lục địa càng biểu hiện rõ rệt Mùa đông lạnh và kéo dài Thỉnhthoảng có những đợt khí lạnh từ phương bắc tràn xuống, đôi khi xuống tận miền nam,
Trang 8thời tiết lạnh dữ dội Ban đêm nhiệt độ xuống -20, -30oC, có khi còn thấp hơn nữa Mùa
hạ nóng và khô, nhất là miền Đông Nam đồng bằng Nga nên có ảnh hưởng lớn đến
- Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải : Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải có
khí hậu cận nhiệt đới khô với đặc điểm là mùa hạ nóng gay gắt, khô khan, mùa đôngmát dịu và mưa nhiều Trong mùa đông, các khối khí lạnh từ phương bắc tràn xuống bị
hệ thống núi Alps và Carpathians ngăn lại nên trong thời gian này Nam Âu không lạnhbằng các miền khác ở châu Âu Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 5 đến 10oC Đôi khigió lạnh cũng có thể tràn xuống làm cho nhiệt độ giảm nhanh Ngược lại mùa hạ có cácđợt gió nóng từ phương nam tràn lên, khí hậu rất khô bầu trời luôn trong xanh Nhiệt độtrung bình tháng bảy khoảng 25oC Tuy nhiên lượng mưa miền này khá phong phú,khoảng 1000mm/năm Hầu hết rơi vào mùa thu đông, mùa hạ thường sinh hạn hán
3 Sông ngòi châu Âu từ trung tâm tỏa ra như nan hoa và thường nối nhau lại bởi
Phần lớn các con sông bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra biển, thường có nguồnrất gần nhau Sông dài nhất là sông Volga, chảy về hướng nam đổ vào biển Caspian vàsông dài thứ hai là sông Danube chảy từ tây sang đông trước khi đổ vào Biển Đen Cácsông ở Trung và Tây Âu bao gồm sông Rhone và sông Po, chảy vào Địa Trung Hải,sông Loire, sông Seine, sông Rhine và sông Elbe, chảy vào Đại Tây Dương hay BắcHải Sông Oder và sông Vistula chảy về phía bắc ra Biển Baltic
Kênh nối sông Danube và biển Đen ở Romania
Trang 9
Đa số các sông của châu Âu có giá trị kinh tế rất lớn trong giao thông vận tải ( sôngRhine, sông Danube và sông Volga ) do lượng nước khá dồi dào Tuy nhiên các consông chảy vào Bắc Băng Dương thường đóng băng vào mùa đông, nhất là ở các cửasông
Các hồ châu Âu thường phân bố ở miền núi, như Thụy Sĩ, Italy và Áo và ở cả vùngđồng bằng như Thụy Điển, Ba Lan, Phần Lan Hồ nước ngọt lớn nhất là hồ Ladoga ở
Bờ bắc sông Volga ở Liên Bang Nga
4 Thực vật, động vật phong phú chịu tác động mạnh mẽ của con người
Trang 11Khoảng 80 đến 90 % châu Âu đã từng được bao phủ bởi rừng Mặc dù hơn nửa số
rừng nguyên sinh của châu Âu bị biến mất do sự cư trú của con người và do việc khaikhẩn đất canh tác, châu Âu vẫn còn một phần tư số rừng của thế giới – rừng vân samcủa Scandinavia, rừng thông bạt ngàn ở Nga, rừng dẻ của Caucasus và rừng sồi bầntrong vùng Địa Trung Hải Tuy nhiên, chỉ duy nhất ở các miền núi về phía bắc và trungtâm phía bắc Nga Âu rừng vẫn cònbao phủ và ít chịu ảnh hưởng của hoạt động conngười Trong thời gian gần đây việc phá rừng bị hạn chế và việc tái trồng rừng ngàycàng nhiều Tuy thế người ta thích trồng cây họ thông hơn các loài rụng lá vì thông mọcnhanh hơn Nước có tỉ lệ rừng bao phủ thấp nhất là Ireland ( 8% ), trong khi nước cónhiều rừng bao phủ nhất là Phần Lan ( 70% ) Nhìn chung thảm thực vật của châu Âuthay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi nhiệt độ và lượngmưa
- Miền lãnh nguyên ( đài nguyên) bao gồm các đảo ở phía bắc và vùng ven Bắc
Băng Dương Miền này khí hậu lạnh lẽo, mùa đông kéo dài, mùa hạ ngắn Nhiệt độtrung bình tháng 7 không quá 10oC Băng tuyết phủ dày, có nơi tới 1,5m, đất đai biếnthành đầm lầy Điều kiện khí hậu, đất đai như vậynên chỉ mọc được rêu, địa y Ở phíanam có các cây bạch dương lùn, liễu lùn miền cực Mùa hạ tuy ngắn ngủi, nhưng khibăng tuyết tan đi thì cỏ mọc rất nhanh, điểm một số loại hoa sặc sỡ, đài nguyên như
- Miền rừng phía bắc của châu Âu phát triển trên một diện tích lớn, kéo dài từ
bán đảo Scandinavia ở phía tây đến tận mạch Ural ở phía đông, nằm ở phía nam miềnlãnh nguyên Miền này có mùa đông rất lạnh, nhiệt độ, lượng mưa cao hơn so với miềnlãnh nguyên, nên cây lá kim phát triển mạnh Về phía đông miền rừng phía bắc rộnghơn và hoà vào với rừng taiga của Siberia Phía nam của miền rừng phía bắc bắt đầuxuất hiện các cây lá rộng như bulô, bồ đề
- Vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương, mưa nhiều thực vật phổ
biến là sồi, dẻ và các loại cây lá rộng xanh quanh năm Vào sâu trong lục địa, là vànhđai hỗn hợp giữa loài rụng lá và cây lá kim – sồi, cây thích, cây du trộn lẫn với thông,linh sam Tuy nhiên, càng sang phía đông khí hậu thích hợp hơn cho sự phát triển liêntục của rừng cây lá kim, đặc biệt là vân sam, thông mặc dù cây bu lô và cây dươngrụng lá cũng hiện diện Càng sang phía đông vành đai này càng thu hẹp lại
- Miền Nam Đông Âu, phía nam miền rừng hỗn hợp là miền thảo nguyên rừng và
thảo nguyên Miền này có khí hậu lục địa khô khan, ít mưa mà bốc hơi lại nhiều Thựcvật chủ yếu là cỏ và cây thưa Phía bắc ẩm hơn, cỏ mọc dày và cao, cây mọc thànhrừng Phía nam khí hậu khô khan hơn, cỏ mọc rất thưa thớt
- Miền khí hậu Địa Trung Hải bao gồm dải đất ven bờ biển Iberia, Appenine,
Balkan và một số đảo trong Địa Trung Hải Thực vật gồm các loại cây lá xanh quanhnăm và rụng lá mùa đông như sồi thường xanh, dẻ, thông Ngoài ra là các loại cây có