1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hình thành tâm hoạt động xúc tác kim loại trên chất mang POLIME thiên nhiên trong một số phản ứng oxi hóa

26 227 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 769,18 KB

Nội dung

Trang 1

yi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TAM KHOA HOC TỰ NHIÊN & CÔNG NGHỆ QUỐC GIÁ

VIÊN HOÁ HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

NGUYÊN VĂN BẰNG

SỰ HÌNH THẢNH

TÂM HOẠT ĐỘNG XÚC TÁC KIM LOẠI

TRÊN CHẤT MANG POL.IME THIÊN NHIÊN

TRONG MỘT SỐ PHÁN ỨNG OXI HĨA

Chun ngành: Hóa hợp chất thiên nhiên và các chất có hoạt tính sinh lý

Mã số : 1.04.09

Trang 2

Cơng trình này được hồn thành tại Viện Hố học các hợp chất

thiên nhiên - Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia

Người hướng dân khoa học : 1 PGS TS Hoàng Van Phiét

2 TS Nguyễn Văn Tuyến

Phản biện 1: GS TSKH Ng6 Thi Thuận

Trường Dai học KHTN - ĐHQG Hà Nội

Phân biện 2: PGS TS Nguyễn Hữu Khơi

Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Phan bién 3: GS TSKH Hoang Trong Yém

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên - Trung tâm KHTN & CNQG

vào hồi giờ ngày tháng năm 2000

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viên Quốc gia thư viện Viện Hoá học

Trang 3

1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1.1 Đặt vấn đề

Các dẫn xuất polisaccarit thiên nhiên nói chung và chitin/chitosan nói riêng có rất nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tế Đặc biệt

chitin/chitosan được nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều ĩnh vực khác nhau của cuộc sống như trong nông nghiệp, công nghiệp mỹ phẩm, trong bảo quản thực phẩm, y, dược Chitin có trong thành phần phế liệu thủy sản, hải sản như vỏ tôm, mai cua, mai mực Các nghiên cứu ứng dụng chitin/chitosan từ nguồn nguyên liệu phế thải này vừa đem lại hiệu quả

kinh tế vừa làm giảm sự ô nhiễm môi trường

Nhờ có cấu trúc đặc biệt chitin và một số dẫn xuất có khả năng hấp phụ tạo phức các ion kim loại, mở ra một triển vọng sử dụng các dẫn xuất

này trong việc thu hồi các kim loại nặng ra khỏi môi trường nước Các

phức ion kim loại chuyển tiếp với các dẫn xuất của chitin còn được dùng làm xúc tác phức kim loại - polime Xúc tác phức kim loại - polime có

hoạt tính và độ chọn lọc cao, cấu trúc tâm hoạt động cũng như cơ chế hoạt động của các xúc tác kim loại - polime có nhiều điểm gần giống với xúc tác enzim Việc mơ hình hóa tâm hoạt động và cơ chế hoạt động của các xúc tác enzim không những giúp ta hiểu sâu hơn bản chất các quá trình diễn ra trong giới hữu sinh mà còn cho phép tổng hợp được các xúc tác

mới có hoạt tính và độ chọn lọc cao cho các phản ứng xảy ra trong điều kiện bình thường

Các kết quả nghiên cứu về sự hình thành cấu trúc tâm hoạt động xúc

tác, hoạt tính xúc tác cũng như một số hiệu ứng và các yếu tố ảnh hưởng

đến cấu trúc và tâm hoạt động xúc tác sẽ đóng góp thêm những thông tin về đối tượng xúc tác trên chất mang polime thiên nhiên

Việc lựa chọn những phản ứng mơ hình là oxi hố các hợp chất chứa

lưu huỳnh mang một ý nghĩa thực tế lớn Bởi vì chính các ion S” trong các chất thải công nghiệp là nguồn gây ơ nhiễm chính Thông qua các nghiên

cứu về xúc tác kim loại - polime với các ưu điểm đã nêu sẽ mở ra triển

vọng ứng dụng hệ xúc tác này trong việc xử lý các chất thải chứa lưu huỳnh, góp phần làm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường

1.2 Mục dích, đối tượng và nhiệm vụ của luận án

Trang 4

1.2.2 Nghiên cứu động học và khả năng hấp phụ của một số ion kim

loại chuyển tiếp lên N-MChs

1.2.3 Nghiên cứu hoạt tính, độ ổn định của xúc tác phức kim loại - polime trên cơ sở N-MChs trong một số phản ứng oxi hóa

1.2.4 Tìm hiểu sự hình thành tâm hoạt động xúc tác phức kim loại /N-MChs trong một số phản ứng mơ hình

I.2.5 Nghiên cứu hiệu ứng tập thể, hiệu ứng sunfua hóa và hiện

tượng cảm ứng xúc tác của xúc tác phức kim loại /N-MChs

1.2.6 Để xuất khả năng ứng dụng của các hệ xúc tác nghiên cứu trong bảo vệ môi trường

1.3 Những đóng góp mới của luận án

1.3.1 Đã khảo sát một cách có hệ thống hàm lượng, cấu hình của

chitin từ một số nguồn động vật giáp xác thu thập tại Việt Nam

1.3.2 Lần đầu tiên nghiên cứu khả năng trương nở và hoại tính xúc

tác phức kim loại - polime trên chất mưng N-Metylenchitosan trong một

số phản ứng oxi hoá

1.3.3 Lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống sự hình thành

cấu trúc tâm hoạt động và một số hiệu ứng của xúc tác phức kim loại -

polime trên chất mang N-MChs thông qua các phương pháp phổ, phương pháp nghiên cứu động học và đo độ dẫn điện

1.3.4 Đóng góp vào việc xây dựng mơ hình và làm sáng tỏ hơn cơ chế hoạt động của xúc tác metaloenzim trong cơ thể sống,

1.4 Bố cục của lưận án

Luận án gồm 135 trang với 32 hình vẽ, l6 bảng số liệu và 109 tài liệu tham khảo Cấu trúc của luận án: Mở đầu 03 trang; Tổng quan tài liệu 34 trang; Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu 13 trang; Kết

quả và thảo luận 60 trang; Kết luận 02 trang; Tài liệu tham khảo 12 trang

Ngoài ra cịn có phần phụ lục gồm I2 phổ

2 NỘI DUNG LUẬN ÁN

Mo dau

Để cập ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu cửa luận án

Trang 5

Chương 1 Tổng quan tài liệu

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phần tổng quan đề cập đến tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các nội dung và phương pháp

nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án:

® Một số tính chất cơ bản, ứng dụng của chitin và các dẫn xuất của

chitin

e Khanang hap phu cdc ion kim loại chuyển tiếp của chiún và một số dẫn xuất của nó

«e Giới thiệu chung về xúc tác phức kim loại - polime trong một số phản ứng mô hình

e_ Thuyết xúc tác tiến hoá A.P Rudenko và xây dựng mơ hình hoạt động của xúc tắc enzim

Chương 2 Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu

2.1 Các đối tượng nghiên cứu của luận án

e Các polme có nguồn gốc thiên nhién: Chitin, chitosan, N- Metylenchitosan và N-Metylchitosan

e Xúc tác phức của các ion kim loại chuyển tiếp (Cu,Ni,Co,Mn,Fe, Cr)

với nhóm chức N=CH; của N-Metylenchitosan

e - Phản ứng oxi hoá một số hợp chất chứa lưu huỳnh (Na;S, xistein) và

không chứa lưu huỳnh (benzaldehyt, hidroquinon, axit ascorbic) 2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chiết tách và tổng hợp một số dẫn xuất cia chitin

/chitosan

Chitin được tách từ vỏ động vật giáp xác (ÐVGX) bằng cách ngâm

trong dung dịch HCI 10% để loại bỏ hết ion canxi Sau đó loại protein chứa trong mẫu nghiên cứu bằng dung dịch NaOH 8% Lọc, rửa bằng nước cất đến trung tính Tẩy màu chitin thu được bằng H;O; 1,5%, sấy khô ở 40°C trong vòng 4 giờ

Chitosan được điều chế từ chiún bằng cách đun chiún trong dung dich NaOH 70% 6 140°C, thời gian 2 giờ, trong môi trường nitơ Sau phản

ứng lọc, rửa sản phẩm bằng nước cất đến trung tính, sấy khơ ở 40°

Tổng hợp N-Metylenchitosan (N-MChs) : Chitosan dugc hoa tan

hoan toan bang dung dich CH,COOH = 0,1M, cho tir tir dung dich HCHO 37% vào hỗn hợp và khuấy đều Sau 4 giờ, lọc, rửa kỹ sản phẩm để loại

Trang 6

-2-bỏ hết andehyt và CH;COOH dư, sau đó rửa tiếp bằng etanol Sấy khô

trong chân không ở 60°C

Tổng hợp N-Metylchitosan : Cho N-MChs thu được ở trên phản ứng với dung dịch NaBH¿ 6% Phản ứng dược tiến hành trong vòng 2 giờ ở L0 - 15°Œ Lọc, rửa sạch sản phẩm thu được bằng nước cất đến trung tính sau

đó bằng etanol và sấy khô ở 60C

2.2.2 Các phương pháp điều chế xúc tác phúc kim loai-polime trén co

sở N-MChs

a Điều chế xúc tác phúc kim loại - polime trên cơ sở N-MCHs bằng phương pháp hấp phụ ton kim loại từ dung dịch muối

N-MChs được ngâm trong dung địch muối của các kim loại chuyển tiếp với các nồng độ khác nhau [làm lượng lon kim loại bị hấp phụ lên polime được xác định thông qua nồng độ ion kim loại còn lại trong dung dịch Sau quá trình hấp phụ ion kim loại, lọc rửa bằng nước cất, sấy khô

xúc tác ở 40

b Điều chế xúc tác phức kim loại - polime trên cơ sở N-MChs bằng

phương pháp đưa ion kim loại trực tiếp lên polime trong quá trình tổng hợp N-MChs

Hoà tan chitosan trong dung dịch axit axetic 1% chứa dung dịch

muối của các kim loại chuyển tiếp cần nghiên cứu Sau đó nhỏ từ từ dung

dich HCHO vào và khuấy liên tục đến khi tạo gel hoàn toàn Rửa sạch sản

phẩm bằng nước cất, sấy khô ở 40°C Sản phẩm vừa điều chế được dùng

làm chất xúc tác cho các phản ứng oxi hóa

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu động học và xác định tốc độ phản ứng Động học quá trình phản ứng oxi hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh

và một số phản ứng oxi hoá khác bằng oxi phân tử dưới tác dụng của các xúc tác phức kim loại- polime được tiến hành nghiên cứu trong hệ tĩnh, pha lỏng ở điều kiện phản ứng mềm ( t < 4ĨC, áp suất khí quyền) Bình

phản ứng hai ngăn kiểu “con vịt” dược gá trên máy lắc tốc độ cao (>600

lần lắc/phút bảo đảm cho phản ứng được xảy ra trong vùng động học,

không phụ thuộc vào tốc độ lắc Đo lượng khí oxi (Vo,> mil) tham gia

vào quá trình phản ứng, xây đựng duong cong dong hoc (V,, , 1) Trên cơ sở các đường cong động học xác định vận tốc ban đầu (W¿ ) và vận tốc tức thời ( W,) của phản ứng

Trang 7

~4-2.2.4 Các phương pháp phân tích hóa học

a Xác định hàm lượng ion kim loại được hấp phụ lén polime: Ham lượng các lon kim loại bấp phụ lên polime được xác định theo phương

pháp chuẩn độ tạo phức với EDTA và phương pháp so màu Việc xác

dịnh lại hàm lượng ion kim loại đã bị hấp phụ được thực hiện bằng cách phá mẫu với dung dịch HCI 2N

b Phân tích các sẵn phẩm oxi hóa: Các sản phẩm của quá trình oxi

hoá Na;S bằng oxi phân tử được xác định theo phương pháp phân tích

tổng hàm lượng lưu huỳnh và các tổng nồng độ của các ion S”, S;O;“

SO,*, SO)’

2.2.5 Các phương pháp nghiên cứu và phán tích hóa Lý

á Xác định khói lượng phân tử trung bình: Khối lượng phân từ trung bình của polime được xác định bằng cách đo độ nhớt của dung dịch theo

phương pháp của Roberts

b Xác định độ để axetyl hóa chủin: Độ đề axety] hóa (DD) được xác định trên cơ sở phương pháp phổ hồng ngoại IR

c Xác định độ trương nở của polime: bằng phương pháp kiểm tra

khối lượng các mẫu sau những khoảng thời gian xác định

d Các phương pháp phổ: Phổ hông ngoại IR được đo trên máy FTIR - 8101 M - SHIMADU (Viện Hoá học - Trung tâm KHTN và CNQG)

Phổ cộng hưởng thuận từ điện tử ESP được đo ở 77 và 290K trên thiết bị

ESP-Instruement (Model JEOL- JE5 -3BS-Q) tại bộ môn Hoá lý, khoa Hoá trường ĐH Tổng hợp Matxcova (CHLB Nga) Phổ nhiễu xạ tia

Rơnghen được đo trên máy nhiễu xạ tia X Siemen D.5000 ( Viện Khoa

hoc vat liéu, Trung tam KHTN & CNQG)

e Phương pháp đo độ dẫn điện: Độ dẫn điện tiếp xúc của các mẫu xúc tác được đo trên máy VOLMETR PB-7-2217 tại bệ môn Hoá lý, khoa Hoá trường ĐH Tổng hợp Matxcova ( CHLB Nga)

Chương 3 Kết quả và thảo luận

3.1 Chitin và dẫn xuất : Chiết tách, tổng hợp và một số tính chất hố lý 3.1.1 Xác định hàm lượng và cấu hình phan tu cua chitin

Chitin 14 mot polisaccarit khong phan nhánh, có trong vỏ động vật

Trang 8

CHĐH H NHCOCH,| ° ĐH H H No H OH- HH Wu ° —ơ HHCOCH, HOH (I)

Ham lượng chitin trong vỏ một số động vật giáp xác được trình bày ở bang 3.1:

Bang 3.1: Ham lugng chitin trong số động vật giáp xác

SIT Nguyên liệu Ham lugng chitin, % Cau hinh

1 Vỏ tôm 21,6 a 2 Mai cua 15,8 a 3 Vỏ sam biển 30,6 o 4 | Mai mực ống 50,0 _B : 5 Mai mực nang 3,5 B

Chitin chiết tách ra được nhận dạng bằng phổ IR

Cấu hình của chitỉn được xác định bằng phổ X - Ray ( hình 3.1)

7 m ? 7 EA „ ae 6

Hinh 3.1: Phé X- Ray eta chitin từ vả tôm(1) nà mai mực nang (2) Phổ X-Ray của chiủn từ vỏ tôm có góc lệch 20 là 9,32; 19,27 và 20,9; Chitin từ mai mực nang là 7,87; 16,8 và 19,5 Đối chiếu với các tài

liệu cho thấy: chitin tách từ vỗ tơm có cấu hình là œ - chiún, tách từ mai

Trang 9

3.1.2 Điều ché chitosan

Chitosan (cấu trúc II) duoc diéu ché tir chitin bang cách dé axetyl hoá chitin trong kiém đặc:

CH,OH H NH, Q ‘OH H x Xe a on HZH — HỒ À ° Oo NH, HOH n (I)

Kết quả đo phổ IR của sản phẩm cho thấy: pic hấp thụ ở 1655cm''

(-COCH;) cịn lại khơng đáng kể, như vậy phản ứng dé axetyl hoá đã xây ra gần như hoàn toàn Dựa vào phổ IR xác định được độ để axetyl hố DD=94% Ở vùng bước sóng lớn có xuất hiện pic 3449cm'” đặc trưng cho các dao động hoá trị của amin bậc Ï trên nên một vai khá rộng ở 3440cm''

đặc trưng cho dao động của nhóm -OH Từ kết quả đo độ nhớt, áp dụng

phương trình thực nghiệm Robert tinh được khối lượng phân tử trung bình của chitosan: M=6,06.10 dalton

3.1.3 Téng hop N-Metylenchitosan ( N-MChs)

Phương pháp tổng hợp N-Metylenchitosan (cấu trúc HH) đã được nêu

trong mục 2.2.1

Kết quả đo phổ IR cho thấy: pic khá

lớn tại 1642em! tương ứng với đao động hoá trị ve của nhóm azometin, dải hấp thụ

cực đại ở bước sóng 3435cm”' được gắn cho

nhóm OH; đải 2925 cm” là dao động hoá

trị của CH; đải 1064cm' là của liên kết C- O-C thuộc vòng glucozơ Các giá trị trên

cũng tương đối phù hợp với các giá trị trong

các tài liệu đã công bố (HD N=CH) Jy

3.1.4 Nghiên cứu khả năng trương nd ctia N-Metyltchitosan (N-MChs)

N-MChs tổng hợp được có khả năng trương nở trong nước rất cao Đây là một điều rất lý thú lần đầu tiên quan sát được ở một dẫn xuất của

Trang 10

-7-polisaccarit có nguồn gốc thiên nhiên Dưới đây là một vài kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dộ trương nở của N-MCha

3.1441 Ảnh lưởng của pH đến khả năng trương nở của N-Metylenchitosan Động học quá trình trương nở của N-MCHs trong nước ở các pH khác nhau được biểu diễn ở hình 3.3:

a

Ch, 7p

Hinh 3.3: Động học qué A000

trình trương nở của N- —W— pH=1

MChs trong nude 6 cde 3000 m——M

- “ — pH=3

pH dung dịch khác nhan

sk tte iw gà 2000 —X—pH=E

Điều kiện tiến hành:

1000 —

f= 25°C, m,, = O,1g

—#—-pH=9

0 4 8 12 16 2 4 npay

Kết quả cho thấy khi thay đổi pH từ I đến 9 độ trương nở thay đổi từ

3100% xuống 110%

3.1.4.2 Ảnh hưởng của yếu tố khâu mạch đến khả năng trương nở của N- Metylenchitosan (N-MChs)

Các lon kim loại được xem là chất khâu mạch, có ảnh hưởng lớn đến

khả năng trương nở của N-MCs (hình 3.5 và hình 3.6 ):

1000 a, % 4000 7 % 800 ——1 800 —xwk—2 600 —x—3 600 —x®—-4 400 es 400 200 8 —e—7 200 0 4 8 12 18 20 24h ney © 02 64 06 0Bicsgnljimmon Hình 3.5: Động học quá trình

trương nở của Cu(L\(N-MChs tối các hàm lượng ton Cu(H) háp phụ khác nhau

Hìu! 3.6: Sự phụ thuộc mức độ

trương nở bão hoà œ (%) của Cu(H)IN-MChs vào hàm lượng tơn

Cu(ii) trong polime Diéu kién tién hanh: t? = 25°C; pH = 5,0; My =0,lg

[Cu(1)] mmol/g: 1-0; 2- 0,009; 3- 0,046;

Trang 11

-Các đường cong trên hình 3a,b cho thấy: độ trương nở bão hoà phụ thuộc vào hàm lượng ion Cu(II) hấp phụ lên polime Độ trương nở này

giảm khi hàm lượng Cu(II) tang lén

3.1.4.3.Nghiên cứu quá trình mất nước của N-Metylenchuosan (N-MChs)

Kết quả nghiên cứu động bọc quá trình mất nước của N-MChs trong

điều kiện thường cho thấy quá trình mất nước của N-MChs diễn ra chậm

(hình 3.7):

a, %

Hình 37: Động học 4000 ——I phai

quá trình mất nước của so00 Te? ees

ae a3 pH! N-MChs trương nở bão À pH? hoa ở các pH khác 2000 —w_—p PH*9 nhau và 1000 Diéu kién : = 25; p=latm 0 4 B 12 18 20 24 28 32 “NENY 3.1.5 Tổng hợp N-Metylchitosan

Phổ IR của N-Metylchitosan SCHON

có dai hap thụ ở bước sóng

3442cm' đặc trưng cho nhóm -OH, đải 2925cm' của dao động C-H, dải 1420 em” của nhóm CHỊ;

đải 1085 và 1030cm" là của liên

kết C-O-C trong vòng glucozƠ NH-CH,

(IY)

Phổ 'H- NMR của N-Metylchitosan cho các tín hiệu cộng hưởng tại

2,8ppm của H ở nhóm -CH; ; 5,0ppm của H ở C-1 Các giá trị phổ của N- Metylchitosan tổng hợp được từ N-MChs phù hợp với các tài liệu dã công

bố Trên cơ sở các kết quả xác định cấu trúc N-Metylchitosan (cấu trúc 1V) có thêm cơ sở để khẳng định cấu trúc của N-MChs (cấu trúc II])

3.2 Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại chuyển tiếp lên N-Metylenchitosan

Do khả năng trương nở trong nước cao và mật độ điện tử ở nguyên tử nitơ được tăng cường bởi liên kết đôi N=CH;, cho nên N-MChs sẽ cố khả

năng tạo phức phối trí với các ion kim loại cao

Trang 12

-9-3.2.1 Động học quá trình hấp phụ

Các kết quả nghiên cứu động học của quá trình hấp phụ của CuQÙ,

Ni(1), Mn(ID), Co(I) được biểu diễn ở hình 3.8, 3.9, 3.10 va hinh 3.11:

[Cu(I)J/P, mmolg INI(DJ/P, mmotg

3 4 ; 3 2 4 3 ; 2 2 ? 1 1 1 1 t (gid) t (giờ) 0 4 8 121620 24 0 4 8 12 16 20 24 Hình 3.8 : Động học quả trình hấp - Hình 3.9: Động học quá trình hấp

phu Cu(II) lén N-MChs phu Ni(II) lén N-MChs

[Co(I)]/P, mmol/g [Mn(I)]/P, mmolg

4 25 3 5 20 5 4 16 4 2 3 3 2 1.0 2 1 mae J 05 1 , 0 4 8 12 16 20 24 ‘ (6i) 0 4 8 1216 20 24 t (gia)

Hình 3.10 : Động học quá trình Hinh 311 : Dong hoc quá trình

hấp phu Co(I)) lén N-MChs hấp phu Mn(ID lén N-MChs Điều kiện hấp phu: = 30”, VMCI; = 200ml, m,„„„ = 1,08

[MCI,],M: 1-0,010; 2-0025; 3-0050, 4 0075: 5- 0,10

Từ các đường cong động học ở hình 3.8, 3.9, 3.10 và 3.11 cho thấy : Với các kim loại nghiên cứu, thời gian hấp phụ bão hoà phụ thuộc vào nồng độ các dung địch muối clorua tương ứng Khi tăng nồng độ ion kim

loại trong dung dịch muối của chúng, hàm lượng ion kim loại hấp phụ bão

Trang 13

3.2.2 Nghiên cứu sự tạo phức giữa các ton kùn loại chuyển tiếp với các nhóm chức của N-MChs

Kết quả phân tích phổ IR của N-MChs và Cu(J)/N-MChs cho thấy:

có sự chuyển dịch cực đại hấp thụ từ 1642cm” của ve đối với N-MChs đến 1596cm” trong Cu(1)/N-MChs, chứng tỏ dã có sự biến đổi giá trị đao

động hoá trị kèm theo sự giảm mật độ điện tử trong nhóm CII;=N-, do có

sự tạo phức với Cu(l])

Phổ ESP của Cu(I)/N-MClbs với [Cu] = 0,9mmol/g có các giá trị

Ay = 142, gụ =2,32, gị = 2,07, so với các tài liệu thì các giá trị này tương

ứng với các giá trị phổ của phức đơn nhân (V) Khi [CuQI)] = 1,2mmol/g

ngoài các tín hiệu trên cịn xuất hiện tín hiệu mới tương ứng với tín hiệu

của phức nhị nhân Với [Cu(I)] = 2,3mmol/g, tính đẳng hương của phổ

chuyển sang tính dị hướng Đặc tính này cho thấy: các phức của Cu(]) đã khơng cịn ở trạng thái tự do Điều đó liên quan đến sự hình thành các phức đa nhân (cấu trúc VỤ:

z = ~~ Mang polime: I

OH,

(Y) (VD

Sự hình thành các phức có cấu trúc V,VỊ trên các đối tượng polime khác khi thay đổi nồng độ Cu(II) đã được đề cập đến ở một số cơng trình trước đây

3.3 Hoạt tính xúc tác phức kim loại trên cơ sở N-Metylenchitosan

3.3.1 Nghiên cứu hoạt tính xúc tác Cu(1L(N-MCÌs trong q trình oxi

hóa Na,Š bằng oxi phân tử

Động học của quá trình oxi hoá Na;S bằng oxi phân tử có mật xúc

tác CuI)/N-MChs được trình bày trên hình 3.13:

Trang 14

Hình 3.13: Động học quá trình oxi hod Na,S bdng oxi phân tứ dưới tác dụng 3 của xúc tác Cu(H)WN-MChs

Điều kiện phan ứng:

[Na;Š] =0,LM;V„=l0m], m„=0.0lg;

t=30"C

(CudD],mmol/g: 1-0,9; 2-1,3;

3- 2,0; 4-2,2; 5-2,3;

Minh 3.13 cho thấy xúc tác

Cu(I/N-MChs với các nồng độ Cu(I) khác nhau đều có hoạt tính cao

trong phản ứng oxi hoá Na;Š bằng oxi phân tử Khi tăng hàm lượng của Cu{(I) trong polime thì hoạt tính xúc tác cũng tăng lên Sự tầng hoạt tính

này liên quan đến sự hình thành các phúc kim loại - polime có cấu trúc

khác nhau, có khả năng dịch chuyển diện tích khác nhau

3.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác phúc kừn loại-

polime trén co sé N-Metylenchitosan nG ao - L 2 4 6 8 10 12 tt

3.3.2.1 Ảnh hưởng của nông độ ion kim loại

Ngoài Cu(IT) đã nghiên cứu, khi tăng hàm lượng của các ion kim loại trong xúc tác M(n)/N-MChs (với M(n)=CrH), Fe(ID, NiŒD, CodD,

Mn(IJ)) thì hoạt tính xúc tác đều tăng lên Để tìm hiểu cơ chế chuyển dịch điện tích, chúng tôi tiến hành đo độ dẫn điện của các mẫu xúc tác trước và sau phản ứng (hình 3.14):

Hình 3.14 : Sự phụ thuộc giữa hoạt

tính xúc tác Cu(ID/N-MCđs(W,) và độ dân điện tiếp xúc (ð,„) của xúc tác vào nồng độ

W108, mols By 102 om —

a3

1 Độ dẫn điện trước khi phan tmg =” 2 Độ dẫn điện sau khi phản ứng

3 Hoạt tính xúc tác trong phản

ứng oxi hoá Na,S bang oxi phan ttr

ot

vem

Kết quả nghiên cứu cho thấy: với / ‘ © [cult mmevg hàm lượng Cu(I) thấp, khi quan sát thấy chủ yếu tồn tại phức đơn nhân

thì độ dẫn điện và hoạt tính xúc tác đều thấp Nếu tăng hàm lượng Cu(H)

(khí quan sát thấy sự tổn tại các phức nhị nhân và đa nhân) thì độ dẫn

điện và hoạt tính xúc tác cũng tăng lên Các kết quả này phù hợp với việc

Trang 15

đồng thời của độ dẫn điện và hoạt tính xúc tác góp phần khẳng định cơ

chế chuyển dịch điện tích trong phản ứng oxi hoá Na;S bằng oxi phân tử

3.3.2.2 Ảnh hưởng của bản chất ion kim loại

Thực nghiệm cho thấy: ở cùng một hàm lượng của các ion kim loại

khác nhau hoạt tính xúc tác ln giảm theo dãy sau :

Mn(I) > Co(II) > NiŒI) > CuŒ1) > Fe(HI)>Cr(HI) (3.8)

W,.10Ê, molll.s.g

TN, số thứ tự nguyên tố

24 2 26 a 28 28

cr Mn ta ca Ni cu

Hình 3.15: Ảnh hưởng của bản chất ion kim loại đến hoại tính xúc tác M(n)IN-Chs trong phần ứng oxi hod Na,S bang oxi phan tit

Diéu kién phan tmg: [Na,S] =0,1M;V4.10ml ; m,=0,01g; t=30°C

[M(n)]mmol/g: 1- 0,009; 2- 0,046, 3- 0,186; 4- 0,465; 5- 0,931

Hoạt tính xúc tác của Mn(II) và Co(I) luôn cao hơn so với các ion kim loại khác Điều này có thể được giải thích dựa vào bán kính các ion kim loại tham gia trong phản ứng Có thể giả thiết rằng ở Mn(II) va Co(II)

xảy ra quá trình chuyển dịch đồng thời 2 điện tử Theo các tài liệu đã

công bố trước đây, quá trình chuyển dịch đồng thời 2 điện tử có lợi hơn về mặt năng lượng dẫn tới hoạt tính xúc tác cao hơn

3.3.3 Độ bên hoạt tính xúc tác phức KL - PLM trên cơ sở N-MChs Kết quả nghiên cứu độ bến hoạt tính xúc tác phức M(I/N-MChs

cho thấy: chúng có độ ổn định cao (không mất hoạt tính sau 5 lần sử

dụng), từ đó có thể mở ra khả năng ứng dụng của xúc tác này trong thực

tiễn

3.3.4 Sản phẩm phản ứng oxi hóa Na;S bằng oxi phân tử

Các kết quả phân tích chứng tơ q trình oxi hố Na;S bằng oxi phân

tử có mặt xúc tác M(n)/N-MChs cho sản phẩm cuối cùng là SO,” qua các

Trang 16

3.3.5 Hoạt tính xúc tác phúc kim loai polime trên cơ sở N-MChs trong

một số phản ứng oxt hoá

Để khẳng định hoạt tính xúc tác M(nN-MCHs và góp phần tìm hiểu

sâu thêm cơ chế các phản ứng xảy ra trong cơ thể sống dưới tác dụng cửa các metaloenzim, chúng tôi tiến hành nghiên cứu quá trình oxi hoá

xistein, hidroquinon, axit ascorbic, Na,SO, va benzaldehyt bang oxi phan tử trên xúc tác N-MChs Kết quả nghiên cứu cho thấy các xúc tác này dều có hoạt tính cao trong các phản ứng trên

3.4 Sự hình thành tâm hoạt động xúc tác phức kim loại/N-MChs Kết quả nghiên cứu động học của quá trình phản ứng oxi hoá Na;S

dưới tác dụng của xúc tác Cu(II)/N-MChs với nồng độ thấp

([Cu(I)]<0,186 mmol/g) cho thấy các đường cong động có dạng hình chữ

S (hình 3.21):

V10 ma8sg

74 6 8 1G 12 1 tphứ op € 8 WW phe

Hinh 3.21: Dong học quá trình oxi Hinh 3.22: Van téc tite thoi W,.10° hod Na,S bang oxi phan ti cé mat (moll/l.s.g) trong phan ứng oxi hoá

xúc tác Cu(H)/N-MChs Na,S bdng oxi phan tử dưới tác

D.kién phan ting : Vy=10ml, dung cia Cu(ID)/IN-MChs [Na,S]=0,1M; m,, = 0,0lg, t= 30°C Diéu kién phan ting :

[Cu(1)],mmol/g: 1- 0,001; 2- 0.003 Như hình 3.21 3-0,006: 4-0,009; 5-0,046, 6- 0.093

7-0,186; 8-0,465

Sự phụ thuộc vận tốc tức thời của phản ứng vào thời gian được biểu điễn ở hình 3.22 Với [Cu(I])] < 0,186 mmol/g, van tốc tức thời W, đạt giá trị cực đại (W„„) sau một khoảng thời gian + nhất định kể từ khi bat đầu tiến hành phản ứng Thời gian + được gợi là thời gian cảm ứng xúc tác 1

Trang 17

T, phụt Hình 3.23 : Sự phụ thuộc 10

thời gian cẩm ứng xúc tác

+? (phút) vào hàm lượng ion

Cu(II) trong xúc tác 5

Cu(I)/N-MCHs `

Điều kiện phân ứng : [Na;S}] =

0,1M, Vụ = 10ml,

m„ = 0,01g, = 30C;

Khi hàm lượng Cu(J]) trong Cu(I)/N-MChs thấp, sự tăng dần hoạt

tính xúc tác được lý giải bằng sự hình thành và chuyển hoá các cấu trúc phức trong tiến trình phản ứng Đầu tiên các ion $“ có mặt trong môi

trường phản ứng tham gia vào việc hình thành các phức sunfua ( đơn

nhân, đa nhân) Thời gian cảm ứng + chính là khoảng thời gian cần thiết

để sắp xếp, liên kết chuyển boá các phức kim loại với các nhóm chức

polime thành các phức sunfua đa nhân (cấu trúc VI, VHD:

(Arle fot 0 01 02 03 04 0.5ƒEu(I0|,mmetg ` I a dy << Cu Cu ám am chà `" Nư`⁄ *L——— (VI) (VHD

Nếu hàm lượng ion Cu(II) trong xúc tác thấp, thời gian cần thiết để

các phức sunfua sắp xếp, chuyển hoá thành các cấu trúc sunfua đa nhân

lớn Ngược lại, khi hàm lượng ion Cu(ID) trong xúc tác cao, các phức

sunfua nằm gần nhau hơn nên thời gian cần thiết để chuyển hoá, sắp xếp hình thành cấu trúc sunfua da nhân giảm Khi [Cu] > 0,465mmol/g thì + =0 Sự hình thành, sắp xếp các cấu trúc này được chứng minh bằng các

nghiên cúu sau đây:

Phổ ESP của Cu(II)/N-MChs với hàm lượng Cu) thấp có các giá

trị Au =176, gụ = 2,28 tương ứng với giá trị phổ của phức Cu(II) đơn nhân

Sau phản ứng, tính đẳng hướng của phố ESP chuyển thành dị hướng

(gạ = 2,08) Tính dị hướng của phổ ESP, theo các công trình nghiên cứu

trước đây liên quan đến việc hình thành cấu trúc đa nhân (VỊ, VHD

Các phức sunfua đa nhân có độ linh động điện từ cao hơn nên khả năng chuyển dịch điện tử từ S* sang oxi cao hơn, dẫn đến hoạt tính xúc

Trang 18

-tác cao hơn Kết quả đo độ dẫn điện của xúc -tác trước và sau phản ứng oxi

hoá Na,S cing khẳng định thêm kết luận đã nêu trên Sau phản ứng độ dẫn điện tăng vọt (xem hình 3.14) Sự thay đổi độ dẫn điện này liên quan

đến việc hình thành các phức sunfua đa nhân trên cơ sở các phức đơn

nhân, dẫn tới việc kéo đài mạch địch chuyển điện tử Ở day cdc ion S có

mặt trong mơi trường phản ứng đóng vai trò cầu nối, thay thế các cầu nối

oxi trong cấu trúc phức đa nhân dạng (VỊ)

3.5 Một số hiệu ứng của xúc tác phức kỉm loại-polime trên cơ sở Ñ-

Metylenchitosan

3.5.1 Hiệu ứng tập thể xúc tác phúc kừn loại - polime

Các nghiên cứu về xúc tác enzim cho thấy: trong các quá trình oxi

hóa khử sinh hố, mạch chuyển dịch điện tích của các enzim có sự tham

gia của nhiều (on kim loại

Xúc tác phức kim loại - polime có thể được coi là mơ hình đơn giản

của xúc tác metaloenzim Trong phần này, chúng tơi nghiên cứu các phức

có chứa đồng thời 2 ion kim loại chuyển tiếp : Cu(II)-Ni1D), Cu(@J)- Co(I), Co(I)-Ni(I) hoặc 3 ion Kim loại chuyển tiếp là CudD-Ni(l)-

Co(II) trén chat mang N-MChs

3.5.1.1 Hiệu ứng tập thể của xúc tác phitc kim loai - polime trên cơ sở N- MChs chita 2 ion kim loại chuyển tiếp

Kết quả nghiên cứu hoạt tính của xúc tác chứa 2 ion kim loại được

trình bày ở hình 3.25:

?

wie? ¬ vu 9

94 ‡ max Mle “- a mmole g U 34 | mĐA§

ag] a a,

"4 ™ Bh pan

02 oa i ng _ he

m : at vi

cul tạng c9 U88 78 Hy : cáp CÚ _—_-._—_— —_ớẶ— 2E 46 80 8A 75 BE TON fin 10 C) 0 1 # 40 Ø3 8t 5 6 100% 5 ™%

tof 190 m 0w

Hình 3.25: Hoại tính xúc tác của bệ (Cu(H)-Ni(1)(a), (Cu(1D)-

Co(11)J(b), (Co(IT- NI) (e)(N-MChs trong phần ứng oxi hóa Na,S bằng oxi phan tr

Điều kiện phần ứng : Vyas = 10 ml; [Na;Š]= 0,1M ; m„ = 001g;

f9=30°€, [Co(I)] + [ Nid] = 0,5 mmol/g Từ các kết quả trên hình 3.25 cho thấy hoạt tính xúc tác của các phức {Cu(I)-Ni1DI, {Cu01)-Co(l)}, {Co(HI) -NiI)} /N-MChs phụ thuộc vào

Trang 19

-‹ “AG

to

tỷ lệ giữa các lon kìm loại và tăng (hiệu ứng lập thể dương) hoặc giảm

(hiệu ứng tập thể âm) so với tổng hoạt tính xúc tác của từng ion kim loại riếng rẽ Theo chúng tơi, có thể lý giải bằng sự tương tác gia các cặp ion

kim loại dẫn đến việc tăng (hoặc giảm) sự linh động của điện tử tại tâm

xúc tác, làm cho quá trình địch chuyển điện tử theo sơ đồ (3.15) thuận lợi

hơn (hoặc kém thuận lợi hơn):

Z ao G15)

¬¬ ene 4{MI-M2}/N-MCRs — Oz

trong trường hợp các hệ xúc tác {CudJ-Ni()]/N-MChs và

{Co(I)- NiqDI/ N-MChs, hoạt tính của các hệ xúc tác này luôn lớn hơn sơ với tổng các hoạt tính xúc tác chứa một ion kim loại (hiệu ứng tập thể đương) Có thể giả thiết rằng : sự tương tác giữa Cu()- -NH(1D hoặc

Co(I)-Ni(H) trong hai hệ xúc tác trên làm cho mạch chuyển dịch diện tử từ S” sang oxi thuận lợi hơn, din đến hoạt tính xúc tác tăng lên Đối với hệ Co(ID- CuqI)/N-MChs, chúng tôi quan sát thấy có hiệu ứng tập thể thay đổi Trong vùng tỷ lệ [Cu(j)]:[Co(I)] từ 40 : 60 đến 100 : 0 hệ có

hiệu ứng tập thể dương Sự tương tác giữa Cu(T)-Co(1I) thuận lợi cho quá

trỉnh chuyển dịch điện tir theo so dé 3, dẫn tới hoạt tính xúc tác tang so

với tổng hoạt tính xúc tác của từng ion kim loại riêng rẽ Trong vùng tỷ lệ

[CudD]: [Co(ID] đao động từ 0 : 100 đến 40 : 60 hệ xúc tác có hiệu ứng

tập thể âm Có lẽ là, ở vùng tỷ lệ nói trên sự tương tác giữa Cu(]) - Co(II) gây cản trở cho quá trình chuyển địch điện tử theo sơ đồ (3.15), dẫn tới hoạt tính xúc tác giảm

Sự tượng tác lẫn nhau giữa các ion kim loại trong tâm hoạt động của

mạch chuyển điện tử từ ion S5” đến O; là bản chất của hiệu ứng tập thể

3.5.1.2 Hiệu ứng tập thể của xúc tác phúc KL-PLM trên co sé N- Metylenchitosan chứa 3 ion kim loại khác nhau

Hoạt tính xúc tác phức kim loại polime phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố tạo nên tâm hoạt động của xúc tác Trong phần này, chúng tôi chỉ tiến

hành điều chế và nghiên cứu hoạt tính xúc tác phức KL- PLM chứa 3 ion kim loại khác nhau Cu(J), Co(II), NiŒ1) theo các điều kiện sau : [CuqÄD]

= [ NiŒD] = [Co(I)], hàm lượng ion kim loại có trong các xúc tác K~ PLM đơn ion bằng tổng hàm lượng 3 ion kim loại trong xúc tác { Cu(I)-

Co? - NIAD }/N-MChs tương ứng Các kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt tính xúc tác của hệ {CuŒ])- Co(D - NiđD }/N-MCbs luôn có giá trị

cao hơn hoạt tính xúc tác của trung bình cộng 3 xúc tác đơn ion kim loại Đây chính là hiệu ứng tập thể đương, lần đầu tiên được chúng tôi quan sát

Trang 20

-thấy đối với hệ xúc tác từ 3 ion kim loại khác nhau trên polime có nguồn

gốc thiên nhiên

3.5.2 Hiệu ứng sunƒua hóa xúc tác phức kim loại - polime

3.5.2.1 Hoạt tính xúc tác Cu(H)! N-MChs và Cu,S„N-MCHš trong phản ứng oxi hod hidroquinon bang oxi phan ut

Để đánh giá một cách định lượng về vai trị của việc hình thành

phức sunfua đa nhân, chúng tôi tiến hành sơ sánh hoạt tính các xúc tác Cu(I)/N-MChs và Cu,S„/N-MChs (được sunfua hoá trước) trong phản

ứng oxi hoá hidroqninon bằng oxi phân tử Ở đây, yếu tố tạo thành phức

sunfua trong quá trình phản ứng được loại trừ do sự vắng mặt của ion S” trong môi trường phản ứng (hình 3.26) :

W.10°, mol/Ls.g Hình 3.26: Hoạt tính xúc

6 lác cta Cu,S,/N-

MChs(a) và CH(H)(N-

MChs (b) trong phản

ứng oxi hoá hidroquinon

bằng oxi phân tử

Điểu kiện phản ứng:

0 02 04 06 08 10 V=10ml, [HQ]=0,1M,

[Cu(I}V/N-MChs, mmolg =30'C, mu„=0,01g

Các kết quả hình 3.26 cho thấy: xúc tác Cu,S„/N-MCHs luôn có hoạt tính cao hơn xúc tác Cu(II)/N-MChs với mọi hàm lượng ion Cu(l])

Goi Ig, là tỷ lệ giữa hoạt tính xúc tác của Cu,S,/N-MChs (W,) và của Cu(/N-MChs (Wj):

lạ =W,/W,

Ic, luôn nhận giá trị trong khoảng từ 4 đến 6 Điều đó có nghĩa là: việc hình thành phức sunfua đã làm tăng hoạt tính xtic tae Cu(ID/N-MChs

lên 4 - 6 lần ở mọợi hàm lượng Cu(I) Có thể là mạch điện tử trong

Cu,S„/N-MChs linh động hơn so với mạch chuyển dịch điện tử trong xúc

tac Cu(ID/N-MChs Ig, có thể được coi là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá một cách định lượng mức độ linh động điện tử ở tâm hoạt

động của xúc tác Đây là một kết quả nghiên cứu mới, lần đầu tiên được

phát hiện trên xúc tác phức kim loại với chat mang 1a N-MChs

3.5.2.2 Hoat tinh cdc xtic tac M(nN-MChs va M,S,/N-MChs trong

Trang 21

-Chúng tôi đã tiến hành so sánh hoạt tính các xúc tác M(n)/N-MChs

với M,S„/N-MCHs trong phản ứng oxi hoá hidroquinon bằng oxi phân tử Trong đó Mứn) là các ion kim loại chuyển tiếp: Cr(1l), Mn(II), Fe(1),

CoD , NiD, CuQI) Để thuận tiện cho việc so sánh, các xúc tác được

điều chế có cùng một hàm lượng ion kim loại và phản ứng được tiến hành ử cùng một điều kiện Kết quả nghiên cứu được đưa ra ở bang 3.16:

Bang 3.16: Hoạt tính các xúc tác MÍ(n)(N-MChs và M,S„/N-MChs

trong phản ứng oxi hoá hidroquinon bằng oxi phân tử

Điều kiện phần ứng : Vụ, = I0ml; [HQ]=0,IM; t? =30°C;m,„=0,01g

Xúc tác Cr Mn Fe Co Ni Cu M,S,/N-MChs 12,2 | 75,0 | 57, | 85 | 81 | 5,2 (W, 10°, mol/L.s.g) M(n) /N-MChs 2,5 12,5 1,2 1,8 1,2 0,8 (W,.10°, mol/l.s.g) 1=W/W, 48 | 60 | 48 | 47 | 67 | 643

Trên bảng 3.16 ta thấy hoạt tính xúc tác của các phức kim loại -

polime chứa các ion kim loại khác nhau được sunfua hod M,S,,/N-MChs luôn cao hơn sơ với hoạt tính xúc tắc của M(n)/N-MChs chưa được sunfua hóa Nếu lập tỷ lệ (lạ) giữa hoạt tính xúc tác của M,S„/NÑ-MChs (W,) với hoạt tính xúc tác của M(n)/N-MCHhs (W,), ta có hệ thức: Il= W/W, Ta

thay rang: I, luén dat giá trị trong khoảng 4 - 6 Điều đó chứng tỏ rằng

q trình sunfua hố xúc tác đã làm tăng boạt tính xúc tác 4 - 6 lần,

không phụ thuộc vào bản chất ion kim loại

Một điều lý thú là ls có giá trị xấp xỈ lc, (xem mục 3.5.2.1) Điều đó

chứng tỏ rằng: việc tạo phức sunfua ở tâm hoạt động xúc tác phức KL~ PLM đã làm tăng hoạt tính xúc tác lên 4 - 6 lần, không phụ thuộc vào bản chất ion kim loại cũng như hàm lượng của nó trong xúc tác Đây là một kết quả mới, lần đầu tiên được phát hiện thấy ở xúc tác phức kim loại -polime trên cơ sở polime có nguồn gốc thiên nhiên

3.6 Biện luận chung

3.6.1 Nghiên cứu sử dụng polime thiên nhiên để điều chế xúc tác

N-MChs là một trong số những dẫn xuất quan trọng của chitin Lan đầu tiên, chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng N-MChs làm chất mang để

điều chế xúc tác N-MCHs có độ trương nở khá cao Độ trương nở của nó

Trang 22

phụ thuộc vào pÏ1 và vào hàm lượng ion kim loại tạo phức trong N-MChs

N-MChs có khả năng hấp phụ tạo phức khá cao với nhiều ion kim loại

chuyển tiếp

Xúc tác phức kim loại -polime trên cơ sở N-MChs có hoạt tính và độ

bền cao trong một số phản ứng oxi hóa, đặc biệt là rong phản ứng oxi hóa

các hợp chất chứa lưu huỳnh bằng oxi phân tử Hoạt tính của xúc tác phụ

thuộc vào bản chất và hàm lượng ion kim loại

Bằng các két qua do phé IR, ESP, do do dn dién xtic tác và bằng các

kết quả phân tích hóa lý đã khẳng định được cơ chế hoạt động của xúc tác phức kim loại -polime trên cơ sở N-MCHs là cơ chế chuyển dịch điện tử

Các kết quả nghiên cứu về các hiệu ứng của xúc tác phức kim loại -

polime gồm 2 hoặc 3 ion kim loại khác nhau Cu(H)-Ni()/N-MChs, Cuú(1)-Co(D/N-MCIs, Co(H)-Ni(1/N-MChs va Co(I)-N((1)-Cu(U/N- MChs cho thấy: có sự tăng (hiệu ứng tập thể đương) hoặc giảm (hiệu ứng

tập thể âm) hoạt tính xúc tác so với các xúc tác phức kim loại -polime

chứa l ion kim loại tương ứng

Trong một số phản ứng oxi hoá các lợp chất không chứa lưu huỳnh

như hidroquinon, axit ascorbic, yếu tố tạo phức sunfua bị loại trừ, hoạt tính các xúc tác phức kim loại - polime trên cơ sở N-MChs đã được sunfua hóa từ trước ln cao hơn so với xúc tác chưa được sunfua hóa từ 4 đến 6 lần, không phụ thuộc vào bản chất cũng như hàm lượng các ion kim loại (hiệu ứng sunfua hóa xúc tác, mục 3.5.2)

3.6.2 Sự hình thành tâm hoạt động xúc tác kim loại -polime trên chất mang polime thién nhién N-MChs trong qud trình phần ứng

Sự hình thành tâm hoạt động xúc tác chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố khác nhau Đối với phản ứng oxi hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh bằng

oxi phân tử dưới tác dụng của xúc tác kim loại /N-MChs, các anion ®# đã tham gia vào việc tạo thành các phức sunfua, làm biến đổi cấu trúc tâm hoạt động cũng như hoạt tính của xúc tác Trong trường hợp xúc tác Cu(ID/N-MChs voi ham lượng ion Cu(II) < 0,186mmol/g, hoạt tính của xúc tác trong phân ứng oxi hóa Na;S bằng oxi phân tử không đạt giá trị cực đại ngay khi bất đầu phản ứng (W„„ > W,) mà phải sau một khoảng thời gian t nào đó hoạt tính xúc tác mới đạt giá trị cực đại Thời gian cảm ứng xúc tác t phụ thuộc vào hàm lượng ion Cu(II) trong xúc tác, giảm từ 10,5 phút xuống O phút khi tăng hàm lượng ion Cu(I) trong xúc tác từ

0,001mmol/g lên 0,465mmol/g

Trang 23

-Khi hàm lượng ion Cu(IÏ) thấp, chủ yếu tồn tại các phức don nhan

(dạng V) Khi bất đầu phản ứng, anion S” từ môi trường phản ứng đã

tham gia vào việc hình thành các phức sunfua đơn nhân Trong tiến trình

phản ứng các phức này nằm cách xa nhau, tự khuyếch tán, sắp xếp, biến

đổi hình thành nên cấu trúc mới - cấu trúc phức sunfua da nhân - với khả

năng chuyển địch điện tử cao hơn Bằng các phương pháp phổ, phương

pháp đo độ dẫn điện và phương pháp nghiên cứu động học chúng tôi quan sát thấy sự biến đổi này thông qua độ lớn của thời gian cảm ứng xúc tắc t Khi hàm lượng ion kim loại trong xúc tác đủ lớn [Cu(I)] > 0,465mmol/g, các ion Cu(I) nằm gần nhau nên thời gian + = 0, tức là quá

trình hình thành các phức sunfua đa nhân xảy ra rất nhanh, bằng các

phương pháp động học thông thường chúng tôi không quan sát được Khi sử dụng xúc tác lặp lại, không quan sát thấy có hiện tượng cảm ứng xúc tác như ở lần đầu tiên Hoạt tính xúc tác bển, ổn định, sau nhiều

lần sử dụng lặp lại, xúc tác không bị mất hoạt tính Điều đó chứng tỏ cấu trúc phức sunfua đa nhân đã được hình thành trong quá trình phản ứng là

bên, có hoạt tính ổn định

Những biến đổi trong cấu trúc phức kim loại - polime ở trên là hoàn toàn phù hợp với các quan điểm của thuyết xúc tác tiến hoá A.P Rudenko Trong quá trình phản ứng, bản thân xúc tác đã xảy ra những biến đổi không thuận nghịch, dẫn đến việc hình thành các cấu trúc phức

sunfua đa nhân với khả năng chuyển dịch điện tử cao hơn, làm cho hoạt tính xúc tác cao hơn Vì vậy, có thể nói rằng sự tạo thành các phức sunfua

với hoạt tính xúc tác cao hơn là một bước tiến hoá quan trọng của xúc tác

phức kim loại -poline trong tiến trình phản ứng

3.6.3 Xúc tác phức kim loại - polme trên cơ sở N-MChs là mơ hình hoạt động đơn giản của xúc tác enzim !

Enzim có mặt trong hầu hết các phản ứng oxi hóa khử sinh hóa của cơ thể sống, có hoạt tính và độ chọn lọc rất cao Việc mơ hình hóa hoạt

động của xúc tác enzim không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn cấu trúc và

cơ chế hoạt động của chúng, mà còn cho phép điều chế được những xúc tác có hoạt tính và độ chọn lọc cao ở điều kiện phản ứng mềm

Các xúc tác phức kim loại - polime ở một mức độ nào đó có cấu trúc tâm hoạt động gần giống với các tâm hoạt động của các metaloenzim: chúng đều được cấu thành từ các phức phối trí của các ion kim loại

Trang 24

enzim có bản chất protein, có thành phần và cấu tạo phức tạp hơn mạch

polime có nguồn gốc thiên nhiên ( ví dụ : mach polisaccarit)

Các xúc tác phức kim loại - polime trên cơ sở N-MChs hoạt động

theo cơ chế chuyển dịch điện tử với sự biến đối hóa trị thuận nghịch của ion kim loại ở tâm hoạt động xúc tác, giống với cơ chế hoạt động của các metaloenzim Các cấu trúc phức sunfua đa nhân hình thành trong quá

trình phản ứng oxi hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh có hoạt tính xúc tác khá cao, bền, ổn định có thể được coi như là mơ hình hoạt động đơn

giản của các enzim ferredoxin Fe„S, trong cơ thể sống

Như vậy, xúc tác phức kim loại - polime trên cơ sở N-MChs có thé được coi như là mơ hình hoạt động đơn giản của metaloenzim

3.6.4 Triển vọng ứng dụng của xúc tác phức kim loại -polime trên cơ

sở N-Metylenchitosan

Các kết quả nghiên cứu cho thấy xúc tác phức kim loại -polime trên cơ sở N-MCRs có hoạt tính cũng như độ bền cao trong một số phản ứng oxi hóa khử ở điều kiện mềm, đặc biệt là trong phản ứng oxi hóa một số

hợp chất chứa lưu huỳnh như Na;S, xistein, Các kết quả nghiên cứu trên

đây về xúc tác phức kim loại - polime có ý nghĩa thực tiễn cao, mở ra

triển vọng ứng dụng xúc tác trong bảo vệ môi trường

KẾT LUẬN

1 Đã chiết tách, khảo sát hàm lượng và cấu hình của chitin trong một số nguồn nguyên liệu thiên nhiên khác nhau Từ chiún đã tổng hợp được chitosan, N-Metylenchitosan, N-Metylchitosan và xác định cấu trúc

của chúng bằng các phương pháp phổ (IR, X-Ray, 'H-NMR) Đã

nghiên cứu một số tính chất hóa lý của N-MChs

2 Đã nghiên cứu động học và khả năng hấp phụ các ion kim loại chuyển

tiếp lên N-Metylenchitosan Bằng các phương pháp phổ IR, ESP,

phương pháp do độ dẫn điện da chứng minh được rằng đây là quá trình

hấp phụ tạo phức và cho thấy : khi hàm lượng ion kim loại trong N-

MChs thấp, trong N-MChs chủ yếu đã hình thành các cấu trúc phức

đơn nhân Khi tăng hàm lượng ton kim loại, quan sát thấy sự hình

thành các phức nhị nhân và đa nhân

3 Đã nghiên cứu hoạt tính xúc tác phức kim loại -polime trên cơ sở N-

Metylenchitosan trong phản ứng oxi hóa Na;S bằng oxi phân tử ở điều kiện nhiệt độ phòng, áp suất khí quyển Hoạt tính của các xúc tác phức

Trang 25

này tương đối cao, bến trong điểu kiện phản ứng, phụ thuộc vào bản

chất và hàm lượng các ion kim loại và giảm dần theo day :

Mn(H) > Co([]) > NiŒI) > Cu(L) > Fe(II) > Crd)

Bằng các phương pháp phổ IR,ESP, đo độ dẫn điện đã làm sáng tỏ mối

tương quan giữa cấu trúc tâm hoạt động xúc tác và hoạt tính xúc tác

Đã giả thiết và lý giải cơ chế chuyển dịch điện tử của xúc tác từ S”

sang oxi và đặc biệt là cơ chế chuyển dịch cùng một lúc 2 điện tử của các xúc tác Mn([I)/N-MChs và Co(II)/N-MChs

- Đã quan sát thấy và lý giải hiện tượng tăng dần hoạt tính xúc tác

Cu(I/N-MChs chứa ion Cu(I) hàm lượng thấp (<0,186mmol/g) trong phản ứng oxi hóa Na;S bằng oxi phân tử (hiện tượng cảm ứng xúc tác)

Trong quá trình phản ứng các phức sunfua được hình thành, tự sắp xếp bố trí, chuyển hóa để thành một mạch dịch chuyển điện từ linh động

hơn, khiến cho quá trình chuyển dịch điện tử từ S” sang oxi thuận lợi

hơn, dẫn đến hoạt tính xúc tác cao hơn Sự tồn tại của các phức sunfua đa nhân được khẳng định thêm bởi các kết quả đo phổ ESP, đo độ dẫn

điện xúc tác và một số phương pháp phân tích hóa lý khác

Đã quan sát và bước đầu lý giải được một số hiệu ứng xúc tác : hiệu

ứng tập thể và hiệu ứng sunfua hóa xúc tác Do có sự tương tác giữa

các ion kim loại khác nhau mà hoạt tính của các xúc tác gồm từ 2 hay 3 ion kim loại thay đổi tuỳ thuộc vào bản chất và tỉ lệ giữa các ion kim loại trong xúc tác Sau khi được sunfua hóa, hoạt tính xúc tác phức

kim loại -polime trên cơ sở N-Metylenchitosan đều tăng từ 4 đến 6 lần

(hiệu ứng sunfua hóa xúc tác), không phụ thuộc vào bản chất và hàm

lượng ion kim loại trong xúc tác

- Đã nghiên cứu khả năng sử dụng xúc tác phức kim loại -polimne được

điều chế từ nguồn nguyên liệu phế thải của thủy sản và hải sản trong

một số phản ứng oxi hoá khác như oxi hóa xistein, axit ascorbic,

benzaldehyt Xúc tác phức kim loại - polime trên cơ sở N-

Metylenchitosan có triển vọng ứng dụng thực tiễn cao, đặc biệt trong

lĩnh vực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BỐ

Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuyến, Hoàng Văn Phiệt, Phạm Hữu

Điển, Châu Văn Minh (1999), “Một số nghiên cứu về xúc tác phức

kim loại - polime trên cơ sở N- Metylenchitosan”, Tạp chí Hố học, 371), tr 53-56

Trang 26

-bào Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuyến, Hoàng Văn Phiét, Pham [du

Điển, Châu Văn Minh (2000), “Sự hình thành tâm hoạt tính của xúc tác phức Cu(II) trên chất mang N-Metylenchitosan trong phản ứng oxi hoá Na;S bằng oxi phân từ ”, Tạp chí Hố học và cơng nghiệp

hố chát, 3(60), tr.14-19

Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuyến, Hoàng Văn Phiệt, Phạm Hữu

Điển, Châu Văn Minh (2000), “ Nghiên cứu hiệu ứng tập thể của hệ

xúc tác {CuT-Ni1D}, (Cu@I)-CoqI))}, {Co@I)-NiqD)và {Cu(D- Co(I)-NIIĐ)] trên chất mang N-Metylenchitosan (N-MCHs) trong

phản ứng oxi hoá Na;S bằng oxi phân tử ”, Tạp chí Hố học, 38(1),

tr.53-58

Chau Van Minh, Pham Huu Dien, Nguyen Van Bang, Luu Van

Chính, Trinh Duc Hung, Nguyen Van Tuyen, Hoang Văn Phiet (1998), “Antibacterial activity of N-Methylenechitosan (N-MChs )

and catalytical activity of Cu(II)/N-MChs complexes in oxidation of

Na,S ”, Proceeding of the Ninth Asian Symposium on Medicinal Plants, Spices and Other Natural Products(ASOMPS-IX),

Hanoi, Vietnam, pp 206

Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuyến, , Phạm Hữu Điển, Châu Van

Minh, Trịnh Đức Hưng, Lưu Văn Chính (1998), “Nghiên cứu khả

năng sử dụng polime trương nở trong việc hấp phụ kim loại và xử lý

nước thải chứa lưu huỳnh”, Tóm tắt báo cáo khoa học Hội nghị môi

trường toàn quốc, Hà nội, tr.25-26,

Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Văn Bằng, Phạm Hữu Điển, Châu Văn

Minh, Nguyễn Kiên Cường (1997), “Nghiên cứu và tổng hợp sử dụng polime trương nở có khả năng giữ nước cao”, Thông báo khoa học - Trường ĐHSP Hà nội I, (1), t.187-192

Châu Văn Minh, Phạm Hữu Điển, Trịnh Đức Hưng, Nguyễn Văn Bang, Laru Văn Chính, Phan Văn Kiệm (1998), “Nghiên cứu sử dụng chitosan làm chất điều hòa sinh trưởng cho cây”, Tuyển tập báo cáo

Hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ 3, Hà nội, tr.81-83

Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Tuyến, Phạm Hữu Điển, Châu Văn

Minh, Hoàng Văn Phiệt (2000), “Hiệu ứng sunfua hoá xúc tác phức

kim loai-polime trên cơ sở N-MChs”, Tạp chí Hố học, 38(2),

Ngày đăng: 25/04/2016, 01:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w