NGUYEN THUC PHƯƠNG
NGU VAN 12 TAP HAI
Trang 3L069 NOV DAN
Cac bạn học sinh lớp 12 thân mến!
Năm học 2008 - 2009 là năm thay sách cuối cùng để hoàn chỉnh bộ
sách giáo khoa ở phổ thông Sách Ngữ uữăn 12 cũng được biên soạn theo hướng đổi mới với nhiều bài mục mới lần đầu tiên được đưa vào chương trình, kể cả Văn, Tiếng Việt, Làm văn Sách giáo khoa đổi mới địi hỏi phải có phương pháp học tập mới, không chỉ để thu nhận kiến thức, mà quan trọng hơn, là để vận dụng kiến thức vào bài tập một cách thuần thục và sáng tạo Đây là hướng đổi mới quan trọng để
nâng cao chất lượng thực của việc dạy - học Ngữ văn trong nhà trường
hiện nay
Vì những lí do nói trên, chúng tôi biên soạn bộ sách Học tốt Ngữ
ăn 12 (tập một & tập hai) nhằm giúp các bạn có được một phương pháp học tập phù hợp nhất trong điều kiện thực tế của mình Tư tưởng của cuốn sách là tự học; tôn trọng người học, không áp đặt mà cố gắng gợi mở những vấn để cơ bản nhất của nội dung bài học và chỉ ra những cách thức học tập có hiệu quả thiết thực để người học suy
nghĩ vận dụng Sách được biên soạn theo đúng trình ty cdc bai trong
Ngữ van 12 (tập một & tập hai)
Tập một gồm 18 tuần, tập hai gồm 17 tuần
Cấu trúc các đơn u‡ bài học nÏư sau:
VĂN: gồm hai phần:
- Đọc - hiểu văn bản: tác giả, tác phẩm (tìm hiểu các vấn dé cơ bản)
- Luyện tập: nhiều dạng bài tập (hướng dẫn cách giải)
TIENG VIET & LAM VAN: gém hai phản:
- Kiến thức cần nhớ: hướng dẫn người học tự tìm ra kiến thức mới
- Thực hành luyện tập: nhiều dạng bài tập (củng cố kiến thức và vận dụng kiến thức một cách thông minh, sáng tạo)
Hi vọng cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành, giúp ích thiết thực
cho việc học môn Ngữ văn 12 của các bạn
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2008
Trang 4IBA 9
e Vợ chồng A Phủ
è Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn-học
VỢ CHỒNG A PHỦ
; 5 = Tơ Hồi
1 ĐỌC - HIỂU VĂN.BẢN,
A Tác giả
Xem SGK Về nhà văn-Tơ Hồi, cẩn chú ý những điểm sau đây:
- Tơ Hồi là một trong những nhà văn lớn có nhiều đóng góp cho nền
văn học hiện đại Việt Nam, với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nha truyện ngắn, tfuyện dài kì, tiểu
thuyết, kí, hồi kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác - chủ yếu
bằng con đường tự học-và cẩn mẫn sáng tác trong hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật bền bỉ, liên tục và sáng tạo
- Tơ Hồi có vốn hiểu biết đặc biệt phong phú, sâu sắc về những nét riêng trong phong tục, tập quán của nhiễu vùng khác nhau trên
đất nước ta Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần
thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, với vốn từ vựng giàu có - nhiều khi rất bình dân và thơng tục - nhưng nhờ cách sử dụng
đắc địa và tài ba nên có sức lơi cuốn, lay động người đọc mạnh mẽ
- Séng tác của Tơ Hồi thiên về điễn tả những sự thật của đời thường Theo ông: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự
thật Đã là sự thật thì khơng tẩm thường, cho dù phải đập vỡ những
thần tượng trong lịng người đọc” (Tơ Hồi trả lời phỏng vấn của báo
An ninh Thế giới, ngày 29 - ï - 2007) Đó là một quan niệm mới mẻ,
tiến bộ của nhà văn
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ-Chí Minh về văn học
nghệ thuật
B Tác phẩm
ø Xuất xứ
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) là thành quả nghệ thuật tốt
đẹp của Tơ Hồi sau tám tháng đi thực tế ở vùng núi Tây Bắc, cùng
Trang 5
sống với những người dân đã “để thương, để nhớ” cho nhà văn, thôi thúc ông phải viết một cái gì để “trả món nợ lịng cho những con
người mà ông yêu mến nhất” Vợ chồng A Phử đã ra đời cùng với tập
Truyện Tây Bắc (1954) của,Tơ Hồi.được tặng giải Nhất - Giải thưởng
Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 Sau hơn nửa thế kỉ, đến nay Vợ
chồng A Phủ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều
thế hệ người đọc
© Đọc uăn bản
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ gồm hai phần kể lại hai quãng đời của đôi vợ chồng người H'Mông ở vùng núi cao Tây Bắc nước tạ trong thời gian kháng chiến chống Pháp: quãng đời ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra (bóng fối) và quãng đời ở Phiểng Sa khi họ đã trở
thành những con người mới của chế độ mới (ánh sáng)
Văn bản trong SGK thuộc phần I Cách đọc như sau:
- Đọc lần đầu toàn bộ văn bản để nắm được cốt truyện và diễn biến
truyện, sơ bộ cảm nhận được số phận bi thảm và cuộc sống khổ nhục,
bị áp bức, bóc lột thậm tệ của hai nhân vật Mị và A Phủ trong nhà
thống lí Pá Tra
- 8au đó, đọc kĩ các đoạn quan trọng để suy ngẫm sâu hơn về hai
nhân vật đó, đặc biệt là nhân vật Mị:
_+ Doan ké về đêm tình mùa xuân, Mị muốn di chai bi A Sử trói
đứng trong buồng i
+ Đoạn kể về A Phủ bị trói đứng chờ chết ở cọc dây mây, được
Mị cắt dây trói cứu sống, và hai-người đìu nhau cùng trến thốt khói Hồng Ngài
ø Tìm hiểu tác phẩm
1 Số phận uà tính cách nhân vét-Mi
a) Cánh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tải cực
ở nhà thống lí Pá Tra
- Lúc nào cũng vậy; dù làm tà, Mi cơng có nềt, mặt huẫn nếi mi
- Cuộc sống cia Mi như con rùa lùi lũi ở xó cửa “
- Hình ảnh gây ấn tượng sâu đậm nhất về số phận bi đát, cuộc đời bị giam hãm của Mị là cái cửa số lỗ vuông bằng bàn tay mờ mờ trăng trắng ở buông Mị, trông ra không biết là sương hay nắng, và Mị nghĩ mình sẽ ngồi ở đấy nhìn ra “cái cửa sổ cuộc đời” ấy cho đến khi nào
Trang 6- Mị phải làm việc quần quật từ sáng đến tối không bằng con trâu,
con ngựa còn có lúc được gãi chân, nhai cỏ; lại còn bị đánh đập dã
man, bị trói đứng trong buồng
- Nhà thống lí Pá Tra là cái địa ngục trần gian đã vùi dap Mi, giam hãm, trói buộc Mị, làm cho Mị khô héo dân, giết chết cả tuổi thanh
xuân của cô gái trẻ đẹp, thổi sáo giỏi, biết bao nhiêu người mê đi theo
Mi, dén dtmg nhan vach cita buéng Mi
- Mi là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, là nô lệ không
công, là “cơng cụ biết nói” trong cái địa ngục trần gian ở Hồng Ngài -
đó là số phận bi thảm, cay đắng, xót xa của một con người bị áp bức, bóc lột thậm tệ dưới chế độ phong kiến khắc nghiệt và tàn bạo trên
vùng núi cao
b) Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị
Cuộc sống bị chà đạp tủi cực như vậy không làm mất đi sức sống của Mị Sức sống ấy vẫn tiểm tàng trong lịng cơ gái trẻ, giống như
một vạc than hồng vẫn âm ỉ cháy, chỉ chờ một cơn gió thổi đến là
bùng lên thành ngọn lửa sáng Ngọn lửa ấy đã cháy sáng lên trong
đêm tình mùa xuân phơi phới, Mị muốn đi chơi xuân và cô đã quyết
định đi chơi xuân Kí ức tuổi thánh xuân trỗi dậy mãnh liệt, Mị khao
khát được sống lại với tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của mình trong
tiếng sáo bồi hồi gọi bạn tình đang lơ lửng đầu làng Mị dang tim lai
mình, tìm lại những gì đã bị mất đi trong những tháng năm bị đày
đọa Đến cả khi đã bị A Sử trói đứng trong buồng, thì tiếng sáo vẫn
đập đờn trong đâu Mị, ước mơ vẫn ngùn ngụt cháy trong lòng Mị Mới biết sức sống tiểm tàng của Mị.mãnh liệt biết chừng nào trong hành
động dám đi chơi xuân, bất chấp cả luật lệ hà khắc của nhà thống lí
Pá Tra đối với đàn bà, con gái, dâu con trong nhà
Sau đêm tình mùa xuân bị trói đứng trong buồng, cuộc sống của Mị càng bị o ép, trói buộc hơn Những đêm mùa đông dài trên miễn núi
cao, Mị chỉ còn biết thức với ngọn lửa, sống với ngọn lửa trong tâm
Trang 7
thì trong lịng Mị bỗng có sự đổi khác Dịng nước mắt ấy gợi nhớ
dòng nước mắt của Mị khi bị trói đứng trong bng năm trước Tìmh
thương gọi tình thương Mi khơng thấy sợ, đã jấy dao cắt dây trói cho
A Pha va thúc giục A Phủ chạy đi Nhưng đứng lặng trong bóng tối
một lúc, Mị lại vụt chạy theo A Phủ, và hai mgười cùng trốn khỏi
Hồng Ngài Hành động cắt đây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn
khối Hồng Ngài là bước ngoặt quyết định để đổi đời Mi, như có người
đã nói: “Khi Mị cắt đây trói cứu A Phủ cũng là lúc-Mị cắt sợi dây trói
buộc đời mình với nhà thống 1í Pá Tra” (Dé day tốt Vỡn lớp 12) Ở
đây, cắt đây trói cho A Phủ là hành động cứu người, xuất phát từ tình thương và sự đồng cảm giai cấp; còn chạy theo A Phủ để trốn khỏi Hồng Ngài là hành động ứ/ cứu mình mang ý nghĩa tự giải thoát,
theo đúng quy luật “tức nước vỡ bờ”, có áp bức có đấu tranh, Đây là quá trình vùng lên tự phát để đổi đời của Mị, để sau đó, sẽ là quá VI 007015 IEEE BE OO AND On 4c (ái, sáng của ‹dách
mạng ở khu du kích Phiểng Sa
2 Tính cách nhân uật A Phủ
Tác giả cho A Phủ xuất hiện đột ngột trong cuộc đánh nhau với À
Sử, rồi bị bắt, bị trói, bị đánh đập tàn bạo trong cuộc xử kiện lạ lùng, sau đó mới kể về lai lịch của nhân vật Qua đó, người đọc có một ấn
tượng khá đậm nét về tính cách của nhân vật: đó là một chàng trai
cứng cỏi, mạnh mệ, gan bướng, năng nổ hoạt động Tính cách đó được thể hiện qua các sự việc sau:
- Trong trận đánh nhau với A Sử: “Một người to lớn chạy vụt ra
vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử Con quay gỗ ngát lăng
vào giữa mặt Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phù đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp” Thật là mạnh mé, dif đội, hạ gục ngay đối thủ
- Giữa những trận mưa đòn trong cuộc xử kiện: A Phủ gan góc
khơng hé kêu rên, “im như cái tượng đá”, mặc dù “mặt sưng lên, môi
và đuôi mắt dập chảy máu”, “hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt
hổ phù” :
- Khi về làm công gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra: Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bị, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bơn ba rong ruổi ngồi gị ngồi rừng, “cái gì cũng
làm phăng phăng” Nhưng vẫn là một A Phú cứng cỏi, gan bướng ngay
Trang 8về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm”; “Cho tôi đi
Được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò” `
Là một chàng trai nghèo miền núi, sống tự lập, lao động giỏi và khỏe mạnh, ham thích những công việc nặng nhọc-xà- mạo hiểm (bẫy
hổ, săn bị tót) có tính cách cứng cỏi, mạnh mẽ vậy mà Á Phủ vẫn khơng thốt khỏi-số phận nô lệ như Mị ở nhà thống lí Pá Tra - một số
phận thê thảm mà cái chết đang đến dần trên cọc dây mây oan
nghiệt, nếu không được người cùng cảnh ngộ cứu thoát khỏi cái địa
ngục trần gian này
3 Đặc sắc nghệ thuật của Tõ Hồi trong truyện ngắn “Vợ chơng A Phủ”
- Nhân vật được khắc họa sinh động và có cá tính rõ nét (đặc biệt là Mị) Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác
nhau và được ‡áe giả thể hiện bằng những thủ pháp thích hợp Xem phần phân tích hai nhân vật trong muc 1 va 2 6 trên)
- Ngịi bút tả cảnh của Tơ Hồi vơ cùng đặc sắc Cảnh miễn núi hiện ra với những nét sinh hoạt, phong tục riêng (Đoạn tả cảnh xử kiện, cảnh
mùa xuân, ngày Tết trên vùng núi cao, đặc biệt đoạn tả tiếng sáo gọi bạn
tình lửng lơ bay ngồi đường rất thơ mộng, trữ tình, ) '
- Nghệ thuật kể chuyện thành công với cách dẫn truyện khéo, mạch truyện diễn biến liên tục, hấp dẫn
- Ngôn ngữ của Tô Hoài sinh động, chọn lọc và sáng tạo với lối văn
giàu tính tạo hình
Lưu ý, anh (chị) đọc kĩ phần Ghi nhớ để nắm uững bài học
II LUYỆN TẬP
Hướng dẫn giải bài tập trong SGK:
Bài tập yêu cầu phát biểu ý kiến về giá trị nhân đạo của tác phẩm qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ Anh (chi) cin hướng tới những vấn để sau-đây của hai nhân vật để tổng hợp, khái quát thành
giá trị nhân đạo của tác phẩm:
- 8ố phận bi day đọa tủi cực của Mị và A Phủ -> gợi lên niềm
thương cảm, xót đau trong người đọc (Hình ảnh cái cửa sổ lỗ vuông
trong buồng Mị; Mị bị trói đứng trong buồng; A Phủ bị trói trên cọc
Trang 9- Cuộc sống nội tâm, ước mơ khao khát mang ý nghĩa nhân văn:
+ Sức sống tiểm tàng, ước mơ được sống lại với tuổi trẻ, tình
yêu, hạnh phúc của Mị
+ Muốn sống một cuộc sống tự do, đám đánh lại con nhà quan
để bảo vệ cho bạn trai làng của A Phủ
2 TH AE EHE n0) P-fùng Hie A giất thoái e04 bài, gan người khốn khổ
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT
ĐOẠN TRÍCH VĂN XI
Đề 1 Phân tích truyện ngắn Tính thân thể dục của Nguyễn Cơng Hoan
a) Gợi ý tìm hiểu đề, định hướng bài uiết
Anh (chị) đọc lại truyện ngắn này trong Ngữ oăn 11, tập một, trang
172 - 177 và suy nghĩ về những phương diện sau đây:
- Đặc sắc của kết cấu truyện - sự giống nhau và khác nhau giữa các sự việc (các cảnh) trong truyện Tác giả kết cấu truyện bằng một chuỗi sự việc (cảnh bắt người đi xem đá bóng) nhằm nói lên điều gì?
- Mau thuẫn và tính chất trào phúng của truyện thể hiện ở những
mặt nào? ;
- Đặc điểm ngôn ngữ của truyện (Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ các nhân vật có điểm gì đặc sắc?)
- Mục đích viết truyện ngắn này của Nguyễn Cơng Hoan? Từ đó khái qt về giá trị hiện thực, ý nghĩa phê phán và giá trị nghệ thuật
của truyện
ð) Gợi ý lập dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tỉnh thân thể dục
- Thân bài: Điểm chung và nét riêng của các cảnh bắt người đi xem
đá bóng:
+ Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ơng Lí + Cảnh bác Phô gái phân trần với ông Lá
Trang 10+ Cảnh bà cụ phó Bính xin ơng Lí cho thằng Sang đi thay con
+ Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị người tuân
phát hiện
+ Cuối cùng là cảnh ơng Lí và tuần áp giải 94 người xếp hàng đi
lên huyện
Phân tích mâu thuẫn giữa hình thức và thực chất của cái gọi là “tỉnh thần thể dục” trong truyện ngắn này, từ đó nêu lên nghệ thuật
trào phúng của truyện
- Kết bài: Đánh giá chung về truyện ngắn Tỉnh thần thể dục
Đề 2 Nhận xét về giọng văn và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong
truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (có so sánh với chương Hạnh phúc củu một tang gia trong Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng)
Dé bai này thuộc dạng nhận xét về một vấn để (một mặt) nào đó
của tác phẩm truyện (ở đây, là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, một nét
đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Tuân qua tác
phẩm Chữ người tử tù, có kết hợp so sánh với nghệ thuật sử dụng
ngôn từ của Vũ Trọng Phụng trong chương Hạnh phúc của một tang
gia, trích tiểu thuyết Số đỏ)
Anh (chị) dựa vào hướng dẫn trong sách giáo khoa để tìm hiểu để
và lập dàn ý cho bài làm
IH LUYỆN TẬP | :
Đòn châm biếm, đả kích trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc
Gợi ý: Lễ:
- 1= Đọc lại văn bản |ruyện ngắn “Vi hanh” trong Ngữ vdn 11, tap
một, trang 168 - 171
\ oe lại bài học về tác phẩm này đã học năm lớp 11
\\ Chú ý: đòn châm biếm, đả kích chủ yếu ở chỗ tác giả đã hư cấu, sáng tạo ra một cuộc nhầm lẫn để có cơ hội đả kích mạnh mẽ kẻ
thù
Trang 11_ THAW 20
NHAN VAT GIAO TIEP
I PHAN TICH NGU LIEU
1 Doc doan vin Vo nhdt của Kim Lân và trả lời câu hỏi
a) Trong hoạt động giao tiếp trên đây có nhiều nhân vật giao tiếp:
- Cặp nhân vật giao tiếp chính với nhau là Tràng và cô gái được gọi là “Thị”
- Ngồi ra, cịn có mấy cô gái bạn với cô được gọi là “Thị”
Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp:
- Về lứa tuổi: còn trẻ (các cô gái chưa chồng và Tràng cũng chưa
có vợ) i
- Giới tính: có cả nam (Trang) và nữ (các cộ gái)
- Tầng lớp xã hội: thuộc lớp người lao động nghèo trong xã hội, đi
kiếm sống hàng ngày trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
- b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời nhừ sau:
- Đầu tiên là câu hò của Tràng (vai người nói: hị cho đỡ nhọc, nhưng cũng có ý hướng vào các cô gái đang ngồi ở đấy - và họ
chính là vai người nghe) -
- Tiếp đó, các cơ gái đẩy vai cô ả này (“thị”) ra với hắn và nói câu
tiếp theo: các cơ gái là vai người nói, còn vai người nghe ở đây
là cô ả (“thị”) và có thể là cả Tràng nữa
- Cô ả (“thị”) lên tiếng tiếp theo: cô là vai người nói, cịn vai
ae nghe lúc này lại là các cô gái và Tràng Như vậy, lượt lời (đầu tiên của “thị” không chỉ hướng tới Tràng (“Này, nhà tơi ơi, nói thật hay nói khốc đấy?”) mà hướng tới cả các cỗ gái
nữa (“Có khối cơm trắng mấy giò đấy|” - câu này vừa hướng tới các cơ gái lại có thể hướng tới cả at nữa)
- Tràng trả lời cô ả (“thị”): Tràng là vai người nói, “thị” là vai
người nghe |
- La sối cùng vai ng nó là th; đủ: vớ gyfï nghệ a eng
e) Các nhân vật giao tiếp đều bình đẳng về vị trí xã hội, họ đều là
những người lao động nghèo đi kiếm sống trong nạn đói năm 1945
Trang 12d) Khi bắt đầu giao tiếp, Tràng chưa hể quen với các cô gái, nhưng cách giao tiếp dân dã giữa họ đã khiến họ từ quan hệ xa lạ chuyển
thành quan hệ thân tình Ngay câu hò của Tràng cũng là lời giao tiếp có khả năng xóa đi “khoảng cách xa lạ” để tạo ra “quan hệ thân tình” khiến các cơ gái mới có thể cười như nắc nẻ và nỏi với “thị”: “Rìa anh
ấy gọi!”, cịn “thị” thì lại có thể nói ngay một câu thật thân tình với Tràng: “Này, nhà tôi ơi ”
e) Như vậy, những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân - sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đã chi phối lời nói của các nhân vật khá
rõ (qua cách xưng hô, cách nói năng và những điệu bộ, cử chỉ phụ trợ cho lời nói, )
2 Đọc đoạn văn trong Chí Phèo của Nam Cao và phân tích theo những câu hỏi đã nêu trong SGK
a) Trong đoạn văn trên, có các nhân vật giao tiếp: - Cụ Bá (tức Bá Kiến)
- Lí Cường (tức con trai Bá Kiến)
- Chí Phèo
+ ác bà vợ Bá Kiến
- Những người làng Vũ Đại
Trường hợp Bá Kiến nói với một người nghe: các lời nói với Chí Phèo Trường hợp Bá Kiến nói với nhiều người nghe:
- âu nói với các bà vợ
- Oâu nói với dan lang
- Câu nói cuối cùng với Lí Cường, nhưng cũng là câu nói cho Chí Phèo nghe
b) Vị thế xã hội của Bá Kiến đã chỉ phối cách nói và lời nói của Bá Kiến:
- Đối với các bà vợ là vị thế gia trưởng; cách nói: quát, lời nói: đuổi vào nhà
- Đối với người làng là vị thế chánh tổng; cách nói: có dịu hơn nhưng nội dung lời nói vẫn là bảo họ đi về nhà
- Đối với Chí Phèo, trước đây là chủ - tớ, bây giờ là vị thế địch
thủ của nhau, Chí lại đến nhà để ăn vạ, nên cách nói của Bá
Kiến lúc này là ngọt nhạt, khéo léo; lời nói nhẹ nhàng, vừa
xoa dịu vừa nâng vị thế của Chí Phèo, kết tội Lí Cường,
- Đối với Lí Cường là vị thế cha - con, cách nói: quát mắng, lời
nói: ra lệnh
Trang 13c) Đối với Chí Phèo, Bá Kiến đã thực hiện một chiến lược giao tiếp có thể nói là rất hoàn hảo để đánh gục đối thủ, bằng cả lời nói và
hành động theo các bước sau đây:
- Trước hết, Bá Kiến đuổi hết mọi người về để cô lập địch thủ và
chỉ đối thoại với riêng Chí Phèo
- Sau d6, Bá Kiến tìm mọi cách để “hg nhiệt” cơn tức giận của
Chí Phèo
- Tiếp theo, Bá Kiến nông oị thế của Chí Phèo lên ngang hàng
với mình và nhận Chí Phèo là có họ hàng '
- Cuối cùng, Bá Kiến kế: tội Lí Cường, con trai mình, rồi ra lệnh
cho Lí Cường phải đón tiếp Chí Phèo chu đáo để làm cho Chí Phéo ha da, tin theo minh
d) Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích
và hiệu quả giao tiếp, cô lập được địch thủ để từng bước thuyết phục
Chí Phèo nghe theo mình Và khơng chỉ Chí Phèo, mà những người
nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến như các bà vợ, dân làng, con trai đều nghe và làm theo lời của Bá Kiến
Cuối cùng, đọc kĩ uà học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK để nắm
uững bài học
Il LUYEN TAP
1 Phân tích sự chỉ phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời
nói của họ trong đoạn trích Tinh thôn thể dục của Nguyễn Công Hoan
Goi ý: !
Trong đoạn đối thoại này, có hai nhân vật giao tiếp là ơng Lí và
anh Mich Vi thế xã hội của hai nhân vật này khác nhau, thậm chí
đối lập nhau trong xã hội thực dân phong kiến trước Cách mạng
tháng Tám:
- Ơng Lí có vị thế xã hội cao, „là người đại diện cho chính quyển
thực dân phong kiến ở làng, thuộc giai cấp thống trị, nắm quyển sinh
quyền sát trong tay 1
- Anh -Mịch có vị thế xã hội thấp, là người nông dân nghèo lam
thuê cho ông Nghị, thuộc giai cấp bị trị, bị áp bức bóc lột, bị o ép
nhiều bể, quyển sống không được bảo đảm
Đoạn đối thoại trên diễn ra trong cuộc lùng bắt người đi xem đá bóng theo lệnh của quan trên: ơng Lí là người đi bắt, anh Mịch là
người van xin để khỏi phải đi xem đá bóng
Trang 14Dựa vào những gợi ý trên, anh (chị) hãy chỉ rõ sự chỉ phối của vị thế
xã hội đối với lời nói của hai nhân vật giao tiếp: ơng Lí và anh Mịch
2 Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa, của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm
trong lời nói của từng người ở đoạn trích Những trị lố hay là Va-ren
va Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc
Gợi ý:
Trong đoạn trích này có các nhân vật giao tiếp với những lời nói
khác nhau của họ:
- Viên đội sếp Tây (quát tháo)
- Chú bé con (thầm thì)
- Chị con gái (thốt ra)
`- Anh sinh viên (kêu lên)
- Bác cu - li xe (thở dai) - Một nhà nho (lầm bầm)
Đọc kĩ những lời nói của các nhân vật trên đây và suy nghĩ để trả
lời câu hỏi: Vì sao viên đội sếp Tây lại có thể quát tháo dân chúng
bằng những lời thô bỉ và hống hách như vậy? (ở vị thế xã hội nào?)
Vì sao, cùng một đối tượng là quan Toàn quyền, túà mỗi nhân vật trong đám đơng lại có những lời khác nhau về y như vậy?
3 Đọc đoạn trích Tế đèn của Ngô Tất Tố và phân tích theo nHững
câu hỏi nêu trong SGK
a) Bà lão hàng xóm và chị Dậu có cùng một vị thế xã hội như nhau: họ đều là những người nông dân nghèo trong xã hội thực dân phong
kiến trước Cách mạng tháng Tám Quan hệ của họ là quan hệ láng
giéng “tối lửa tắt đèn” có nhau, thực chất là tình thương yêu giai cấp
giữa những người lao động với nhau Vị thế và quan hệ đó đã chỉ phối
Nế thói tà Bệnh: sói của Hữổ ogsli đổi 93 “khâu ấ xố Anh (chị) phân
tích để làm sáng tỏ
b) Sự tương tác vẻ hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật
giao tiếp được thể hiện nÏhư sáu: j
- Cau 1: Bac trai da Ikha réi chi? (Ba lao hdi tham)
- Cau 2: Cam on cy, nha chéu da tinh t4o nhu thutng (Chj Déu cdm on)
Trang 15c) Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thấy:
- Tink cách tốt đẹp: bà cụ thương người, quan tâm nhiệt tình đến
người bị nạn; chị Dậu thương chồng, săn sóc chồng chu đáo,
mang ơn người đã cứu giúp chồng minh
- Văn hóa đáng trọng: tuy là người lao động nhưng cách ứng xử và lời nói của họ đều chứng tỏ họ là những người có văn hóa
đáng trân trọng
= vada 29
® Vợnhặt
e Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi
VỢ NHẶT ©
Kim Lân
1 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
A Tác giá
Xem SGK Về tác giả Kim Lân, cẩn chú ý các điểm sau:
- Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn Thế giới nghệ thuật của ông thường tập trung ở khung cánh nơng thơn và hình
tượng người nơng dân Ơng có những trang viết đặc sắc về phong tục
và đời sống làng quê: những “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng
ruộng” như chơi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà, chó săn, Ơng viết chân thật và xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết
với quê hương và cách mạng :
- Kim Lân viết truyện có duyên,-cách dựng truyện khéo, nhân vật sống “như thật” trong cuộc đời, cách viết dân đã mà tỉnh tế, thuần phác
mà tài hoa với nét hóm hỉnh riêng của một con người từng trải, yêu đời
Đặc biệt ngôn ngữ của ông thuần thục, tự nhiên như ngơn ngữ của người
dân q Ơng được xem là một trong số ít cây bút viết về nông thôn hay
nhất (nông thôn ở đổng bằng Bắc Bộ) trong văn xuôi hiện đại nước ta im Lân viết ít, nhưng những truyện ngắn của ông là những truyện “để
đời”, Pa dd du (00 Vuiả như Làng, Vợ nhạt,
Trang 168 Tác phẩm
» Xuất xứ
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong đập
Son ché xdu xi (1962) Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết
Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang
lở và bị mất bản thảo Sau khi hịa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa
vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này
» Đọc uăn bản
Tuy có lược một số đoạn, nhưng văn bản vẫn còn khá dài: Mặc dầu
vậy, anh (chị) vẫn phải đọc một lần tồn bộ văn bản để có cảm nhận chưng về cốt truyện và nhân vật Sau đó, đi sâu vào tác phẩm, chọn đọc
kĩ những đoạn cần thiết để suy nghĩ, thưởng thức thêm cái ý vị sâu xa và thú vị của truyện ngắn này Có thể đọc kĩ lại các đoạn sau đây:
- Tràng dẫn người “vợ nhặt” đi qua xóm ngụ cư về nhà
- Cảnh bà cụ Tứ ðặp người con dâu mới trong đêm
- Cảnh buổi sáng hôm sau: một không khí mới mẻ và bữa cơm đầu
đón “nàng dâu mới”
- Đoạn kết: tiếng trống thúc thuế và hình ảnh đồn người đi phá kho thóc có lá cờ đồ bay phấp phới hiện lên trong óc Tràng
Khi đọc, cần chú ý về ứình huống truyện và suy nghĩ về ba nhắn
uộ£, đặc biệt là Tràng và bà cụ Tứ
se Tìm hiểu tác phẩm | :
1 Mạch truyện uà các đoạn
Mạch truyện đã được tác giả dẫn dắt một cách tự nhiên như vốn nó
diễn ra trong cuộc sống của những ngày đói năm 1945 ở một xóm ngụ cư, tạo ra sức lôi cuốn và hấp dẫn đối với người đọc Câu chuyện chỉ xảy ra từ chiều hôm trước đến sáng hơm sau trong gia đình bà cụ Tứ
gồm người mẹ, anh con trai và người con dâu mới (vợ nhặt) qua các ' đoạn sau:
+ Tràng dẫn người vợ mới qua xóm ngụ cư về nhà trong buổi chiểu
ngày đói
- Tràng nhớ lại những lần gặp gỡ người đàn bà ở chỗ đẩy xe thóc
,giờ đây đã thành vợ của mình
¡_~ Bà cụ Tứ về, Tràng thưa chuyện với mẹ, và câu chuyện giữa mẹ
chồng và con dâu mới trong đêm
Trang 17- Buổi sáng hôm sau: một khơng khí gia đình thật ấm cúng hiệr
lên trong căn nhà lụp xụp của Tràng và a cơm đầu đón “nàng dât
mới”, niềm vui lẫn với hờn tủi
- Đoạn kết: tiếng trống thúc thuế vang lên đồn dập iach dinh
nhưng trong óc Tràng lại hiện lên hình ảnh đoàn người đi phá khc thóc Nhật và lá cờ đổ bay phấp phới
2 Tình huống truyện
Trong truyện ngắn này, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: tình huống Vợ nhg¿ như nhan để của tác
phẩm, mới nghe đã thấy mới lạ, kích thích trị tị mò, muốn đọc ngay
câu chuyện j ;
+ D6:la tinh huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xi, dan ngụ cư (bị người làng khinh rẻ), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ Trước hết đó là một điều lạ Lạ vì hai lí do:
+ Người như Tràng (vừa nghèo, vừa xấu, lại là dân ngụ cư) mà
lấy được vợ, thậm chí có vợ theo!
+ Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân chẳng xong mà lại dám lay vg!
Nhưng khốn nỗi, nếu không phải năm đói, người ta khơng đói q,
thì ai thèm lấy Trang Bởi đây là “vợ nhặt”, có cẩn cheo cưới gì đâu
Năm đói thế nào cũng xong, có thế người như Tràng mới lấy được vợ : Sự ý vị của điều lạ của tình huống nay la: một người không thể lấy vọ
-' được mà lại có vợ một cách thật dễ dàng như Tràng nên khi Tràng dẫn
người đàn bà lạ về đã làm cho cả xóm ngụ cư phải ngạc nhiên, bàn ra tán
vào (phân tích và chứng minh qua đoạn mở đầu tác phẩm) Tiếp đó là sụ ngạc nhiên của bà cụ Tứ, mẹ Tràng (chứng minh qua đoạn Tràng đón mẹ
- về để thưa chuyện với mẹ, tr.8) và của chính Tràng nữa: chuyện có vợ bất
ngờ cả với chính anh ta vì nó diễn ra nhanh q đến mức khơng thể nào
tin được (“Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngọ
như không phải thế Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”)
~ Người trong xóm ngụ cư mừng cho Tràng và cũng lo cho Tràng
-(dẫn chứng)
- Bà cụ Tứ mừng cho cơn nhưng vừa thương vừa tửi, vừa lo cho con
(dẫn chứng)
- Chính Tràng cũng vừa vui vừa “chợn”: “thbe ¢ gao này đến cái thân mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn đèo bòng”
Trang 18Như vậy, có thể nói chính tình huống “vợ nhặt” đã giúp nhà văn triển khai câu chuyện một cách tự nhiên Với tình huống truyện độc
đáo này, Kim Lân đã nói lên sâu sắc niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực
thẳm của cái chết Đây là nội dưng nhân đạo chủ nghĩa cảm động
nhất của tác phẩm
3 Niêm khát khao tổ ấm gia đình của nhân uật Tràng
Kim Lân rất hiểu người nơng dân Ơng đã có những phát hiện rất
tinh tế và sâu sắc niểm khát khao tổ ấm gia đình qua nhân vật Tràng trong tác phẩm:
- Lúc quyết định lấy người đàn bà làm vợ: mặc dầu “chợn” nhưng
Tràng vẫn tặc lưỡi: “Chậc, ker Kim Lan _viết: “Sau không biết nghĩ
thế nào hắn: tặc lưỡi một cái ” Đó chính la niém khát khao tổ ấm gia
đình như một tiém thức, một tình cảm đã có từ lâu trong lịng người
nơng dân nghèo khé nay,-gid đẩy bật lên thành tiếng nói, thành hành
động
- Khi đẫn vụ yỀ quả xôm ngụ = tâm trạng Trăng lô ra tới DI
đắc: “mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường Hắn tủm tỉm cười nụ
một mình và-hai mắt thì sáng lên lấp lánh”, “cái mặt cứ vênh lên tự đắc
với.mình” Kim.Lâđ& điễn tế thật tính tế cái vẻ hãnh diện hồn nhiên
của một con người lần: đâu tiên dẫn vợ mình đi qua xóm lang
- Trong buổi sáng đâu tiên-có-gia đình: Tràng bỗng nhận ra nột sự:
thay đổi mới mẻ, khác ta: từ nhà cửa, sân vườn cho đến mẹ và vợ
hắn đệu Rhác “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái
nhà hắn lạ lùng”: Và “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn
ngập trong.lòng? Bởi vĩ hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh
con đề cái ở đây Bây giờ hắn mới thấy hắn “nên người”, hắn thấy hắn có “bổn phận” phải lo lắng chơ vợ con sau này Khát khao tổ ấm
gia đình của Tràng đã được Kim Lân diễn tả thật thấm thía và lay -
động, người đọt thấy rõ hạnh phúc gia đình đã lay động mạnh mẽ và làm biến chuyển, thay đổi tình cảm của nhân vật, nâng con người của
Tràng lên cao hơn, đẹp hơn Đây là một đoạn văn tràn đây tư tướng
nhân đạo vä-nhân văn của Kim Lân khi viết về những người nông
dân nghèo khổ đang trên bờ vực thẳm của cái chết nhưng họ vẫn hướng về sự sống, về tổ ấm gia đình ê
Trang 194 Tấm lòng của bà cụ Tứ
Nếu ở nhân vật Tràng là niểm khát khao tổ ấm gia đình thì ở bà
'eụ Tứ là tình thương đối với con trai và con dấu trong những ngày đói
khủng khiếp nhất
- Tình thương đó được thể hiện chân thật và cảm động trong buổi tối bà gặp người con dâu mới Buồn vui xen lẫn Vui vì cỏn trai đã có
vợ, bà đã có con dâu (“ u cũng mừng lòng ”), nhưng buên tủi và lo thì nhiều hơn: buồn tủi vì bà khơng lo được vợ cho con, va lo vis“ching mày lấy nhau lúc này, u thương quá " Trong buổi tối ấy, bà đã khóc
nhiều vì thương con trai, và nhất là con dầu Mới gặp con dâu lần đâu
mà tình thương đã trào lên trong lòng người mẹ nghèo khổ, bà đã gọi
thị là “con” thật tự nhiên và nói chuyện cũng thật thân tình với thị
Ta hiểu đó khơng cịn là tình dâu con trong nhà mà đã thành tình giai cấp giữa những người nghèo khổ với nhau trong lúc đói khát này
- Trong buổi sáng hôm sau, bà cụ đã dậy sớm dọn dep nha cửa và
cố tạo ra niềm vui cho cưfđi trai và con dâu - cho dù niểm vui đó thật
mong manh tội nghiệp Và chỉ tiết nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân - nổi cháo cám - đã nói lên sâu sắc tấm lịng người râe nơng dân với hai đứa con trong bữa cơm đầu đón “nàng dâu mới” Đó là những con người “đằng sau manh áo rách là những tấm lòng vàng” - một điển hình bà mẹ nông dân nhân hậu mà nhà văn đã đem đến cho ta trong
truyện ngắn xuất sắc này
5 Nghệ thuật uiết truyện ngắn của Kim lv
' Ở tác phẩm “Vợ nhặt” đã bộc lộ rõ cái tài và cái duyên viết mine
ngắn của Kim Lân Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm này được thể hiện ở các phương diện sau:
- Trước hết, tác giả đã sáng tạo ra được một tình huống truyện độc
đáo cuốn hút người đọc, từ tình huống truyện đó mà nhà văn đã triển
khai câu chuyện một cách tự nhiên, lơgíc qua nhiều cảnh sinh động, gợi cảm Đây là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng, cỗ ý nghĩa then chốt đối với việc xây dựng cốt truyện, kết cấu tác phẩm, khắc họa tâm lí
nhân vật và bộc lộ chủ để của truyện ngắn này (như đã phân tích trên)
- Cách kể chuyện hấp dẫn, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chỉ tiết đặc sắc (chẳng hạn, chỉ tiết hai lần Tràng gặp người đàn bà ở chỗ đẩy xe thóc, đặc biệt là chi tiết “thị ngồi sà xuống, cắm đâu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trị gì”, chỉ tiết nổi cháo
cám của bà cụ 'Tứ, chỉ tiếŸ Tràng nhớ lại hình ảnh những người đi phá
Trang 20- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tỉnh tế, sâu sắc, có nhiều
phát hiện (chẳng hạn, ở nhân vật Tràng qua các cảnh khác nhau: cảnh gặp người đàn bà ở chỗ đẩy xe thóc, cảnh đưa vợ về nhà qua xóm ngụ
cư, tâm trạng sốt ruột chờ mẹ về để thưa chuyện, và nhất là sự thay đổi
tình cảm, nhận thức của nhân vật trong buổi sáng khi đã có gia
đình, ); đối thoại sinh động (dẫn chứng qua các cảnh trong truyện); sử
dụng ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị tự nhiên (dẫn chứng) Vì Kim Lân là một nhà văn của nông thôn, rất hiểu- nông thôn và thạo ngôn ngữ
của nông dan “Van Kim Lan bao giờ cũng hóm hỉnh sắc sảo nhưng trung hậu” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Cuối cùng, doc ki phan a trong SGK để nắm uững bài học
II LUYỆN TẬP
A Hướng dẫn giải bài tập tròng SGK
1 Đây là bài tập thuộc về cảm nhận riêng của từng người Anh_
(chị) tự làm theo sự lựa chọn và cảm nhận của-mình 2 Phân tích ý nghĩa đoạn kết của thiên truyện
Gợi ý: Đoạn kết khép lại câu chuyện: bằng tiếng trống thúc thuế vang
lên đổn dập ngồi đình Người mẹ chỉ biết đó là tiếng trống thúc thuế,
và càng thêm đau khổ trong nạn đới này Nhưng người con dâu và anh
con trai lại nghĩ sang một sự việc khác, một hướng khác: những đoàn
người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới
Cái tên gọi Việt Ninh đã vang lên trong óc họ như một hì vọng, một niểm tin Vậy là, cách mạng đã đến với những người nghèo khổ ngay
trong trận đói khủng khiếp này Câu kết thiên truyện nói về cuộc sống của những con người trên bờ vực thẳm của cái chết đã bừng sáng lên,
đem đến cái dư vị lạc quan cho câu chuyện, niềm tin cho người đọc:
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đồ bay phấp phới ”
Ta hiểu, những người đói, sau trận đói khủng khiếp này, đã nhất tể
đi theo lá cờ đỏ dẫn đường, đi theo cách mạng, để làm nên cuộc Cách
mạng tháng Tám vĩ đại liền ngay sau đó
B Bài tập bổsung ˆ
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kìm Lân đã sáng tạo nên một chỉ tiết nghệ thuật đặc sắc ở cuối truyện: nổi chớo cám mà bà cụ Tứ đã dành cho con trai và con dâu trong bữa cơm đầu tiên đón dâu mới Hãy viết lời bình chỉ tiết này trong khoảng một trang
Trang 21a) Chỉ tiết đó hàm chứa nhiều ý nghĩa sâư sắc:
¿ Nói-lên tấm lịng của người mẹ nơng đân nghèo thương yêu con trai và con dâu trong ngày đầu của tổ ấm gia đình
_> Vẫn cịn đọng lại dư vị chua xót, tải hờn của nạn -đói đang bủa vây quanh niểm vui mới nhen nhỏm của tổ ấm gia đình
b) Nghệ thuật: tác giả trần thuật lại chỉ tiết này một cách sinh động, day kich tinh, hap din ~ : š
_NGHỊ LUẬN VỀ MỘT-TÁC.PHẨM,
MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XI
Đây là bài văn nghị luận về một vấn để văn học Để chuẩn bị tốt
cho bài làm này, anh (chị) cân:
- Xem lại bài Nghị tuận oÈ một ý kiến ban uễ uãn học đã học để
nắm được yêu cậu, loại bài và các bước làm bài
- Đọc lại các văn bản văn học vã lí luận văn học trong sách giáo khoa
ly ts ag uh aa a di J0 ct
LGOIYMOTSODEBAI ` ˆ -
Sách giáo khoa gợi ý ba để bài để anh (chi) tham Tu làm quen và biết được mức độ, cách ra để, yêu cầu của để, -
Đề 1: Về câu nói của Nguyễn Văn Siêu về-văn chương
Đề 2:.Giá.trị giáo dục của tác phẩm văn-học See 4
Đê3: Bình luận ý kiến của nhà văn Pháp La BBruy© về giá trị giáo dục tư tưởng, tình cảm của tác phẩm văn: học -
Dưới đây, giới thiệu thêm hai để để anh (chị) suy nghĩ thêm:
Đề 4: Bình luận câu nói của C Béc-na: “Nghệ thuật là tôi Khoa học là chúng ta” Câu nói đó giúp anh (chị) hiểu: di về phong cách
nghệ thuật của nhà văn
Dé 5: Nha văn Nguyễn Khải có nói: SE ei `
“Văn chương có quyền nhưng không chỉ aide tả cái xấu xa, cái
ghê tởm, cái hèn nhát Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung” :
„(Báo Văn nghệ số Tết Tân Mùi, 16-2-1991)
Trang 22II GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
1 Ba đề 1, 2, 3 anh (chị) có thể tham khảo phần gợi ý của SGK 2 Hai đề 4, 5 anh (chị) trao đổi trong nhóm học tập
Gợi ý thêm: l
Đề 4: Từ sự khác nhau giữa nghệ thuật và khoa học mà bàn sâu thêm
về nét chủ yếu của phong cách nghệ thuật: đó là dấu ấn riêng
của nhà văn để lại trên tác phẩm của họ, như Buy - phơng nói:
“Phong cách chính là người”
Dé 5: Dé bài yêu cầu bàn về phạm vi miêu tả của văn chương qua
câu nói của nhà văn Nguyễn Khải
TuÄw 22
e Rừng xà nu
e Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ
(trích Hường rừng Cà Mau)
RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
I ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A Tác giá
Xem SGK Về tác giả Nguyễn Trung Thành, cân chú ý các điểm sau:
- Có thể xem Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) là nhà văn có
sở trường viết về vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng và anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam: ông am hiểu kĩ về vùng đất, phong
tục, tập quán và con người Tây Nguyên mà ông từng yêu mến, gắn bó
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống MI Ông đã viết về
những con người ấy với lòng trân trọng, cảm phục: trong kháng chiến
chống Pháp là tiểu thuyết Đđ? nước đứng lên, và trong kháng chiến chống Mĩ là truyện ngắn Ring xa nu - ca hai đều được xem là những
đỉnh ead cua văn học hiện đại
Trang 23mang những phẩm chất mới và hết lòng phục vụ hai cuộc kháng chiến đó bằng ngịi bút chiến đấu của mình, đúng như câu nói của Chủ tịch Hỗ Chí
Minh: “Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Mặt trận văn hóa
nghệ thuat - NBS)
ˆ_ « Truyện của Nguyễn Trung Thành có lối viết trong sáng, chặt chẽ, ngôn ngữ đẹp, giàu chất sống hiện thực ñhưng lại có tẩm khái quát cao, đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn: - tất cả đã tạo nên sức
cuốn hút và hấp dẫn đối với người đọc Một số tác phẩm của ông đã gây ấn tượng mạnh và để lại dấu ấn lâu bền trong nhiều thế hệ độc
Ce ee
và dựng thành phim)
B Tác phẩm
e Xuất xứ:
Truyện ngắn Rừng xờ nu được viết năm 1965; ra mắt lần đầu tiên trên
tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (s6 2.- 1965), sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, là tác phẩm
nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyễn:Trung Thành viết trong
những năm chống MI Theo tác giả kế lại trong Vẻ một truyện ngắn -
Rừng xù nu (tháng 2 - 1990), những nhân vật Tnú, Dít, cụ Mết đều là những con người có thật, tác giả đã từng gặp ở Tây Nguyên, bước vào tác
phẩm với một tư thế mới, dáng vẻ mới phù hợp với thời điểm lịch sử của
truyện trong những ngày đồng khởi chống Mĩ ở Tây Nguyên (Dít và cụ
Mết vẫn được gìữ tên cũ, cịn Tnú là tên tác giả mới đặt cho anh Ba, vi “cdi
tên Đề nó Kinh q, khơng hợp với Tây Nguyên”) Dĩ nhiên, khi đi vào tác
phẩm, những con người thật đó đã được điển hình hóa, khái qt hóa
thành những nhân vật văn học có tâm cao hơn, mang chất sử thi đẹp hơn
e Đọc uăn bản
Đọc toàn văn bản một lần để nắm được cốt, truyện và diễn biến câu chuyện, có cảm nhận chung về tác phẩm; sau đó đọc kĩ những đoạn
quan trọng, chú ý các đoạn sau đây:
- Đoạn mở đâu: miêu tả cánh rừng xà nu dưới tâm đại bác
- Đoạn kế bọn lính giặc đánh đập dã man và giết chết mẹ con Mai
- Đoạn từ “Tnú không cứu sống được Mai” đến “ mình phải cầm
gidol ” (trang 47)
Trang 24- Đoạn kết: Tnú lại ra đi Và những rừng xà nu nối tiếp chạy đến
chân trời
e Tìm hiểu tác phẩm
1 Ý nghĩa của thiên truyện ngắn qua:
a) Nhan đề tác phẩm: Rừng xờ nu Cũng giống như Bài ca chim Cho-
rao của Thu Bồn, Bóng cây Kơ-nia của Ngoc Anh (phỏng theo dân ca
Tây Nguyên), Nguyễn Trung Thành lấy một hình ảnh tiêu biểu, quen thuộc của vùng đất Tây Nguyên là Rừng xò nu như một biểu trưng dep
đẽ để nói lên sức sống bền vững, trường tổn của người dân Tây Nguyên,
tượng trưng cho tỉnh thắn đấu tranh kiên cường, bất khuất và khí thế
chiến thắng của họ trong công cuộc chống Mi cứu nước của cả dân tộc
Rừng xà nu đã trở thành một hình tượng mang vẻ đẹp sử thi hào hùng,
tráng lệ của truyện ngắn chống Mi này, và ngay từ nhan để, đã tạo ra sức cuốn hút, mời gọi người đọc đến với tác phẩm
-b) Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác: Doan sân
mở đầu đã tạo một “khơng khí” rất ấn tượng cho câu chuyện về làng Xô Man chống Mi sẽ kể trong tác phẩm Đại bác giặc đã.bắn gãy hàng
vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu con lại mọc lên, ngọn xanh rờn,
hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Trong đau thương, xà nu
vẫn sinh sôi nảy nở và trường tôn bất diệt như sức sống của dân làng
Xô Man trong công cuộc đánh MI, và “cứ thế hai ba năm nay cũng
khơng thấy gì khác ngồi những đổi xà nu nối tiếp tới chân trời” Đoạn văn đã tô đậm, khắc sâu ý nghĩa của nhan dé va góp phần bộc lộ sâu sắc chủ để của tác phẩm
e) Hình ảnh những ngọn đổi, cánh rừng xa nu trai ra hit tam mat,
chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có tác
dụng nhấn mạnh thêm hình tượng biểu trưng -của truyện, gây ấn
tượng trong người đọc và tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa cây xă nu
với các thế hệ dân làng Xô Man chống MI (Trong truyện, tác giả đã nhắc đến cây xà nu tới 20 lần bằng những câu văn dep)
2 “Rừng xà nu là truyện của một đời, uà được kể trong một đêm”
(Nguyên Ngọc)
a) Người anh hùng mà cuộc đời được kể trong cái đêm dài ấy là
Tnú Anh là chiến sĩ giải phóng quân, được cấp trên cho phép về thăm
nhà trong một đêm, và trong cái đêm đáng ghi nhớ ấÿ;ˆngoài trời mưa lâm thâm, rì rào như gió nhẹ, bên bếp lửa nhà sàn bập bùng ngọn lửa
Trang 25- một cuộc đời-bình thường như bao cuộc đời khác của dân làng Xô
Man nhưng đó là cúộc đời anh hùng bất khuất của người con của núi
rừng Tây Nguyên đã-đứng lên đánh thắng giặc Mĩ xâm luge va bon tay sai, dé bao vệ bn làng và góp phần bảo vệ đất nước, Ba năm đi
bộ đội về thăm làng; Tnú đã trưởng thành, nhưng anh vẫn hòa chung
vào với dân làng, vẫn giữ vẹn nguyên truyền thống kiên cường bất
khuất của núi rừng quê hương, vẫn là một cây xà nu vững chãi trong
Ring xa nu bat ngàn, bất tận của Tây Nguyên hùng vi
Cuộc đời của 'Tnú được cụ Mết bắt đầu kể cho dân làng nghe như
một huyền thoại của quê hương: “Nó đấy! Nó là người Strá mình Cha mẹ nó chết sớm, làng Xơ Man này ni nó Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta Đêm nay tao kể chuyện nó cho cả làng
nghe, để mừng nó về thăm làng Người Strá ai có cái tai, ai có cái
bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ Sau này
tao chết rổi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe ” Và câu
chuyện về cuộc đời người anh hùng ấy được già làng Mết kể lại bằng tiếng nói rất trầm hòa trong tiếng mưa đêm rì rào, bên bếp lửa xà nu bập bùng như lời kể khan Đam Săn, Xinh Nhã thuở nào vọng về, nghe thiêng liêng mà gần gũi, ấm áp Cuộc đời của Tnú như một cuốn phim quay chậm, hiện lên trước mắt mọi người một con người
bình thường mà đẹp, giản dị mà anh hùng, đau thương mà bất khuất,
và con người ấy đã trưởng thành, đã chiến thấng kẻ thù của buôn làng
anh, cũng là kẻ thù chung của đất nước Qua cuộc đời ấy, ta thấy rõ những phẩm chất đẹp đẽ và đáng quý của người anh hùng
- Tnú, trước hết cũng là một con người, như bao con người khác, anh
rất thương yèu-vợ con, và tìm mọi cách để bảo vệ Mai, và đứa con nhỏ bị giặc bắt, bị chúng đánh đập dã man Chứng kiến cảnh đó, “hai con mắt anh đã thành hai cục lửa lớn”; cụ Mết đã không ngăn nổi anh, và “một tiếng hét dữ dội, Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính”, “hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”
- „ Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại người dân
làng Xô Man cũng như đã đánh đập và giết chết vợ con anh một cách
vô cùng tàn bạo, dã man KH
- Nhưng phẩm chất cơ bản nhất và đáng quý nhất của Tnú là lịng
u nước, u bn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ Tnú đã nhắc lại lời cụ Mết một cách đỉnh nĩnh, tin
tưởng: “Cán bộ là Đảng Đảng còn, núi nước này cịn” Và khi mười
ngón tay đã cháy thành mười ngọn đuốc, nghe lửa cháy trong lổng
Trang 26
ngực, cháy ở bụng, Tnú vẫn nghe lời anh Quyết, không kêu, không
thèm kêu van
- Cuộc đời Tnú đây đau khổ do tội ác của kẻ thù gây nên Vợ con
anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón chỉ cịn hai đốt Nhưng “bàn tay hận thù” ấy đã thành “bàn tay
trả thù”, và trong một trận chiến đấu, anh đã bóp chết tên khỉ huy
đồn bằng đôi bàn tay tàn tật khi nó cố thủ trong hầm
Tóm lại, từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng
thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mi, Từ một em liên lạc chưa biết chữ, thành một du kích gan
dạ, dũng cảm của buôn làng,:và cuối cũng, Tnú đã xin gia nhập bộ đội
để thành một chiến sĩ giải phóng quân có ý thức đây đủ về vai trò và nhiệm vụ của mình, có đủ sức mạnh để chiến thắng kẻ thù Từ truyền thống kiên cường bất khuất của nú: rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về, anh lại làm đẹp thêm truyền thống đó của quê hương Chính cụ Mết đã phải thốt lên lời khen:
“Anh lực lượng” Được!” Lời khen của người già làng xác nhận anh đã
trưởng thành, xứng đáng với quê hương, là niềm tự hào của người Strá, của dân làng Xô Man Người anh hùng ở đây ln gắn bó với cội nguồn, với mọi người, mang vẻ đẹp gần gũi, thân quen, chinh vi thé
mà càng đáng quý `
b) Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, bốn lần cụ Mết nhắc
tới ý Tnú đã không cứu sống được vợ con là để nhấn mạnh một diéu:
chúng ta chưa chuẩn bị được lực lượng, chưa có đủ uũ khí để đánh
giặc 0à thẳng giặc Hai bàn tay khơng thì làm sao mà thắng giặc? -
Ngùn ngụt cảm thù như lửa cháy, nhưng Tnú “chỉ có hai bàn tay
_ trắng” thì làm sao cứu được vợ con; khơng những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man như ta đã biết Nhấn mạnh điều
này, là để cụ Mết nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất - nó là điều sống cịn cho dân làng Xô Man: “Nghe rõ chưa, các
con, rõ chưa Nhớ lấy, ghi lấy Sau này tao chết rồi, bay cịn sống phải
nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng, mình phải cẩm giáo! ”
(nhấn mạnh do NB§) Nghe như lời di huấn, lời trăng trối thiêng liêng:của người già làng đối với con cháu trơng buôn Bởi đây chính là
sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây
Nguyên, của cả dân tộc lúc này: Để cho sự sống của đất nước uà nhân dân mãi mãi trường tơn, khơng có cách nào khác là phải đứng lên,
câm uũ khí chống lại bè tiêu diệt kẻ thù tàn ác Qua lời nhắc nhở của
Trang 27
cụ Mết với dân làng Xô Man, tác giả đã đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại Đây cũng là chủ để tư tưởng sâu sắc của
thiên truyện ngắn này
c) Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xơ Man nói lên chân
lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mi cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để
chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân Làng Xô Man ở Tây Nguyên
cũng như toàn miển Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mi bằng con
đường ấy để làm sáng ngời lên chânh lí ấy của dân tộc và của thời đại Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý
nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man
Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, được ghỉ để
truyền cho con cháu
d) Các hình tượng cụ Mết; Mai, Dít, bé Heng đã góp phần lchơng nhỏ
làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm
- Cụ Mết là người kể lại chuyện cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên cái chân lí lớn lao của dân tộc và thời
đại: “Chúng nó đã cẩm súng,*mình phải cắm giáo! ”
- Mai là vợ của Tnú, qua việc Mai dạy chữ cho Tnú và việc Mai và
con bị giặc tra tấn, giết chết một cách tàn bạo đã-làm nổi bật tính cách, hành động và phẩm chất của Tnú
- Dít là em Mai, “nhưng tơi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú,
một mối tình sẽ lờ mờ và chắc chắn hiện lên ở cuối truyện” (Nguyên
Ngọc); Dít lại là bí thư chỉ bộ làng Xô Man Nhân vật này cùng góp
phần làm rõ tính cách của Tnú và bộc lộ tư tưởng cơ bản của tác phẩm
- Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong Ring xd nu bat ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí
tưởng của anh
3 Hình ảnh rừng xà nu 0ị hình tượng nhân uật Tnú gắn kết uới nhau như thế nào?
- Hình ảnh cánh rừng xà nu là hình ảnh thiên nhiên biểu trưng cho
sức sống mãnh liệt, cho ý chí kiên cường bất khuất và khí thế chiến
thắng của nhân dân Tây Nguyên, của dân làng Xô Man trong cuộc
Trang 28- Hình tượng nhân vật Tnú được xem như là một cây xà nu nhỏ,
khỏe, vững chãi, vươn thẳng lên trời, đón lấy ánh sáng để sống và
phát triển trong rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên với màu xanh
bất tận, chạy dài tít tắp đến tận chân trời
- Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú, theo cách
thể hiện trong ý đồ nghệ thuật của tác giả, tự nó đã có sự gắn bó hữu
cơ, khăng khít với nhau trong tác phẩm, soi chiếu vào nhau để bộc lộ
chủ để của truyện Cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời cũng giống
như Tnú ham lí tưởng, tìm đến cách mạng, một lòng trung thành với
cách mạng Cây xà nu lớn nhanh, ngọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời cũng giống quá trình trưởng thành nhanh chóng của Tnú Cây xà -
nu bị thương, nhựa chảy ra đặc quện lại như những cục máu cũng là cuộc đời đau khổ của Tnú: vợ con bị kẻ thù giết hại, bản thân bị tra
tấn dã man Nhưng Tnú đã vượt qua để chiến thắng cũng như những cây xà nu lại mọc lại, ngọn xanh rờn, nhọn hoắt như những mũi lê, chĩa thẳng lên trời
4 Nghệ thuật của tác giận
Gợi ý:
- Tạo ra cảnh “rừng xà nu” làm sal đi thiên nhiên hào hùng,
tráng lệ cho câu chuyện kể
- Kết cấu truyện: câu chuyện một đời được kể trong một đêm
- Khắc họa nhân vật sống động, dẫn truyện khéo, nhiều chỉ tiết gợi cảm, gây ấn tượng mạnh
- Chất sử thi hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của truyện đã tạo ra sức cuốn hút và hấp dẫn người đọc
Cuối cùng, đọc kĩ phân Ghỉ nhớ trong SGK để nắm uững bài hee
Il, LUYEN TAP
1 Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm (Có thể đọc trong SGK Văn học 12
những năm trước đây)
2 Hình ảnh đôi bàn tay Tnú:
- Sự tra tấn vô cùng đã man, tàn bạo, không cịn tính người của bọn
giặc đối với Tnú :
- 8ự chịu đựng ghê gớm của Tnú: anh trợn mất nhìn thing Dye, lửa
Trang 29- Nếu đọc trọn vẹn tác phẩm có thể nói thêm về “bàn tay hận thù”
của Tnú trong sự liên kết thống nhất của hình tượng: từ “bàn tay
hận thù” đến “bàn tay trả thù” của Tnú
Dựa vào những gợi ý trên đây, anh (chị) phát biểu suy nghĩ và cầm
xúc của mình về hình ảnh đơi bàn tay Tnú
ĐỌC THÊM
BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ
(Trích Hương rừng Cà Mau)
Sơn Nam e Tác giả
„ Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 tại Kiên Giang Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và hoạt động văn nghệ
thời kháng chiến chống Pháp ở khu IX Sau năm 1975, ông là hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp văn Kha nghệ thuật thành phố Hỗ Chí Minh
Sơn Nam là một trong những nhà văn có sở trường viết về các vùng
đất phương Nam của Tổ quốc ở đồng bằng sông Cửu Long và cũng là một ngòi bút chuyên viết khảo cứu về các vùng đất đó: Văn minh miệt uườn, Tìm hiểu đết Hậu Giang, Bến Nghé xưa Tác phẩm của Sơn - Nam đem đến cho người đọc những kiến thức mới mẻ về các vùng đất phương Nam, và qua đó !à tình u đối với thiên nhiên và con người ở các vùng đất đó
e Tác phẩm
- Hương rừng Cà Mau gồm 18 truyện ngắn Tập truyện đưa ta vào một
thế giới bao la và kì thú của vùng rừng U Minh với những người dân lao
động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đây tài ba, trí
dũng, gan góc, can trường Thấm đượm trong mỗi trang viết là tình yêu thiết tha của nhà văn với đất nước-quê hương Tác phẩm còn hấp dẫn người đọc bằng cách dựng truyện l¡ kì, những chỉ tiết gợi cảm, nhân vật giàu chất sống, ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ - ©
- Bắt sấu rừng U Minh Hạ là thiên truyện đặc sắc trong tập truyện Hương rừng Cà Mau Truyện kể về tài nghệ bắt sấu siêu phàm của ông Nam Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo Nghe
tin ở ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu “nhiều như trái mù u chín rụng”,
Trang 30ơng Năm Hên đã tìm đến để bắt sấu cho dân làng ở đó Và ơng đã bắt
sấu bằng hai tay không! Chỉ cần một người dẫn đường đến ao cá
sấu Trên xuồng đi bắt cá sấu-cũng chỉ có một lọn nhang trần và một
hũ rượu Vậy mà, chỉ một giờ đồng hồ sau, Tư Hoạch: (người dẫn
đường) đã bơi xuồng về như-đi dạo mát, kéo thẹo sau một chiếc bè
quái dị được kết lại bằng bốn mươi lăm con sấu còn sống nhăn, con
này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc:cây khô dài Bà con
chưa hết ngạc nhiên, khâm phục, thì ở mé rừng, ơng Năm Hên đã xuất hiện như tướng ông thầy pháp, “áo rách vai; tóc zối=nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay” Có một vẻ gì như
thân bí, nhưng thực chất đây cũng là một “người nghệ sĩ:tay không
bắt cá sấu” ở rừng U Minh Hạ, có khác gì người lái Si sông Đà “tay lái ra hoa” của Nguyễn Tuân? 5 b
gud ss
s Những đứa con trong gia đình = `
s Trả bài làm văn số 5 Hà :
s Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn hộc `
- NHỮNG wie CON TRONG Gui
- š HN
1 ĐỌC - HIỂU VAN BẢN b 2
A Tác giả Đền les tats
Xem SGK Vé tac gid Nguyn-Thi (1928 - 1968), oir chủ ý những
điểm sau đây: `
- Nguyễn Thi là một trong những cây "bút văn-xuôi hàng đầu của
văn nghệ giải phóng miể Nam thời kì chống Mĩ, thuộc thế hệ nhà
văn - chiến sĩ của nền văn học nhân dân từ sau Cách mạng tháng
Tám Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, ông đã hỉ sinh anh
dũng ở mặt tiện Sài Gòn, giữa lúc tài tàng GA Ung định: và phát
triển mạnh mẽ
Trang 31
tiêu biểu nhất của-ông là những người nông đân ở vùng đất này, những
con người bản chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu vừa có lịng căm
thù giặc sâu sắc, vơ cùng gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc
lập, tự do của Tổ quốc - những con người mang “chất Út Tịch”, dường
như sinh ra để cảm súng giết giặc, mang một sức mạnh tỉnh thần to
lớn, một vẻ đẹp đặc biệt của Việt Nam: Người mẹ câm súng hay Những đứa con tröng gia đình tranh nhau tịng quân đánh giặc,
- Ngồi bút Nguyễn Thi có khả năng thâm nhập rất sâu vào đời sống
nội tâm của nhân vật để phân tích và diễn tả chính xác những q
trình tâm lí tỉnh vi của con người Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất sống
hiện thực, đây những chỉ tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngơn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất
Nam Bộ, có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ
-.Năm 2000, nhà văn Nguyễn 'Ehi duge-tang Giải thưởng Hỗ Chí Minh về văn hợẽ nghệ thuật, :
B Tác phẩm
Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách lä môt nhà văn - chiến sĩ ở
tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng e Đọc văn bản
- Họ bận id Bần uadli dh bch th lam AIC hen dược dàng hồi tưởng của nhân vật Việt, qua đó hiện lến các nhân vật khác như
chú Năm, má Việt và chị Chiến; có cảm nhận chung về cái gia đình nơng dân này và “những đứa con trong gia đình” đó
- Tiếp theo cần đọc kĩ để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và vẻ đẹp nghệ
thuật của các đoạn sau đây:
+ Đoạn Việt và Chiến tranh nhau ghi tên tòng quân
“+ Đoạn điễn tả cuộc đối thoại giữa hai chị em Chiến - Việt trong
đêm trước ngày nhập ngũ
+ Đoạn tả cảnh buổi sáng hôm sau hai chị em khiêng bàn thờ
mẹ gửi bên chú Năm
Khi đọc các đoạn trên đây, cần chú ý đến tính cách hài nhân vật Chiến và Việt, và nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật tỉnh tế của tác
giả qua ngôn ngữ đối thoại và hành động, ý nghĩ của từng nhần vật
Trang 32e Tìm hiểu văn bản
1 Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc
Truyện được kể chủ yếu qua hồi ức của nhân vật Việt bị thương nặng nằm lại ở chiến trường Vì thế truyện được kết cấu theo diễn biến cúa trí nhớ và những ý nghĩ của nhân vật này khi đứt khi nối
sau những lần ngất đi rồi tỉnh lại Cũng vì thế, truyện có màu sắc tình cảm cảm xúc đậm đà, tươi tắn, cảm động và hết sức linh hoạt,
không phụ thuộc trật tự thời gian tự nhiên, đi từ những chỉ tiết ngẫu nhiên của hiện thực trên chiến trường mà gợi liên tưởng đến quá khứ
khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác Đây là hồi ức và liên
tưởng của một cậu thiếu niên nông thôn Nam Bộ vốn gắn bó với quê hương, gia đình mình bằng rất nhiều kỉ niệm cụ thể về chị, về chú Năm, về má, về cha (Chẳng hạn khi tỉnh lại lần thứ hai, Việt nghe thấy tiếng ếch nhái Từ âm thanh ấy, nhớ đến những đêm hai chị em đi
bắt ếch Lại nhớ chú Năm sang lấy ếch về nhậu và phân xử cuộc tranh
chấp giữa hai chị em (tranh công bắt nhiều, bắt ít) Nhớ chú Năm tất nghĩ đến cuốn sổ ghi công trạng gia đình của chú Tỉnh lại lần khác -: nhớ đến gói cơm, bình nước nhưng tay đau không với lấy được, lại nghĩ đến đổng đội đang đi tìm mình ở đâu đó Rồi tiếng xe bọc thép, tiếng pháo giặc nổ gần bắt tâm trí quay về hiện tại: giặc có thể tới Từ đó
ngẫm nghĩ về cái chết và mối thù quân giặc Bỗng có tiếng chim cu gáy
- đâu đây Lại nhớ đến những lần ở nhà đi bắn chim bằng cái ná thun
Rồi nghĩ đến ngày đi bộ đội vẫn đem theo cái ná thun Nhớ chuyện đi
bộ đội thì không thể không nghĩ đến cái chết của má (Việt đi bộ đội
ngay sau khi má mất) Từ má lại nghĩ đến cha Và một kỉ niệm không
thể quên được là lúc hai chị em giành nhau tòng quân và cuộc đối thoại
với chị đêm trước ngày nhập ngũ vv )
_Qua những hổi ức và những liên tưởng như thế, các thành viên trong gia đình được lần lượt giới thiệu cứ hiện dẫn ra ngày một rõ nét,
đồng thời bản thân nhân vật người kể chuyện cũng tự thể hiện ngày
càng đây đú cá tính và tính cách của mình, * 2 Truyền thống của một trong gia đình
Tác phẩm kể chuyện một gia đình nơng dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách
Trang 33chống Mĩ” Ba má bị giặc giết, những đứa con trong gia đình là Việt
và Chiến vẫn giữ được truyền thống yêu nước, cách mạng, lại được chú
Năm tận tình cưu mang, chăm sóc, đã.cùng lên đường đi đánh giặc để trả thù cho ba má và bảo vệ quê hương, đất nước Truyền thống đó đã gắn bó họ với nhau trong gia đình và đất nước (cảnh chú Năm và hai
cháu Việt, Chiến trước lúc lên đường nhập ngũ), giúp họ lập nên chiến công trong công cuộc chống Mi Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình
cảm gia đình với tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn
của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước
3 Phân tích uà so sánh tính cách hai nhân uật Chiến uà Việt
Gợi ý: Ở đây chỉ gợi những ý chính, anh (chị) dựa vào những ý đó
phân tích sâu hơn, và nhất là minh họa bằng những dẫn chứng trong
tác phẩm
a) Chiến có những nét giống mẹ Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị giống má (trong cái đêm trò chuyện trước ngày nhập ngũ) Giéng 6 tinh gan góc ú chăm chỉ (chi tiết đánh vân cuốn sổ gia đình của chú Năm vvw ) Giống ở tính đầm đang thảo vát (tính toán thu
xếp việc nhà đâu vào đấy trước khi lên đường khiến Việt và cả chú
Năm phải phục vv )
Tuy vẫn có lúc rất “trẻ con” (tranh công bắt ếch, tranh công bắn
tàu giặc, tranh đi tòng quân với em) nhưng vẫn nhớ mình là chị
(nhường em tất cả, thương em, lo cho em) Và đúng là một cé gdi (chi
tiết ln ln có cái gương trong túi vy ) =
b) Việt là cậu con trai mới lớn lên Tính ngây thơ trễ con rốt rõ: thích giành phần hơn với chị, hiếu động, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, đi bộ đội vẫn đem theo cái ná thun Thương chị theo cách trẻ con: giấu chị, sợ mất chị, tất cả mọi lo toan đều phó thác cho chị, chưa biết
lo nghĩ gì nhiễu, chỉ biết đi đánh giặc trả thù cho ba má vv
c) Cần đi sâu phân tích đoạn diễn tả cuộc đốt thoại giữa hai chị em
Việt đêm trước ngày lên đường và cảnh buổi sáng hôm sau bhiêng bàn
thờ mẹ gửi bên chú Năm Tính cách, cá tính hai chị em được khắc họa
rất sinh động và cảm động qua cuộc đối thoại này Cùng thương má, cùng mang mối thù của má, cùng quyết tâm giết giặc, nhưng chị ra chị,
em ra em, con gái ra con gái, con trai ra con trai; cùng có chat “tré con”,
nhưng một đằng làm ra người lớn, một đằng uẫn tâm tính
Trang 34Đoạn văn rất có khơng khí Một khơng khí thiêng liêng trước giờ lên
đường Đặc biệt cảm động là đoạn tả chị em Việt khiêng bàn thờ má
Mối thù, tình mẹ frở thành một khối lượng cụ thể trên uai hai chị em Và chưa bao giờ Việt thấy thương chị như vậy Đây là một trong những
đoạn văn hay nhất của thiên truyện ngắn: “Nào, đưa má sang ở tạm
bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về Việt khiêng trước, chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau Nghẹ tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ Lần đầu tiên Việt mới thấy lịng mình rõ như thế Còn mối thù thằng Mi thì có
thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”
4 Chất sử thi của thiên truyện
Tuy là câu chuyện về những đứa con trong gia đình, nhưng truyện đã đề cập đến vấn đề cốt tử của quốc gia dân tộc lúc bấy giờ: đó là vận mệnh của đất nước trước nạn ngoại xâm, mà kẻ thù ở đây đã từng
chiếm đóng, tàn sát dã man đồng bào ta, quê hương, xóm làng ở miễn
Nam Qua thiên truyện, tác giả muốn nói lên một sự thực - cũng là
một điểu kì diệu: lịng u nước, ý thức dân tộc đã thấm sâu đến từng người con trong gia đình bình thường nhất (mà gia đình là tế bào của
xã hội, của quốc gia dân tộc) khiến họ có một khao khát chảy bỏng là được chiến đấu giết giặc để bảo vệ độc lập và thống nhất cho Tổ quốc Cả một thế hệ trẻ như Việt và Chiến đã lên đường đi đánh Mĩ như đi trẩy hội mùa xuân, hồn nhiên vô tư, tạo ra một sức mạnh to lớn để
chiến thắng kẻ thù, vì trên vai họ, có cả thù nhà và nợ nước Chất sử thi ở đây khơng được nói lên bằng những hình ảnh biểu trưng như Rừng xù nu, nó là chất sử thi từ trong cuộc sống đời thường, chính vì thế mà càng suy ngẫm càng thấm thía, càng đáng trân trọng
Cuối cùng, đọc kĩ phan Ghi nhớ trong SGK để nắm uững bài học
II LUYỆN TẬP
Đây là một đoạn văn rất có khơng khí Tác giả ane déi thoai hay,
sinh động, ngôn ngữ đối thoại rất phù hợp với từng nhân vật, bộc lộ rõ tính cách và cá tính của từng người (Việt và Chiến)
Anh (chị) đọc kĩ đoạn đối thoại để phân tích theo yêu câu của bài tập
(Có thể tham khảo mực c trong câu 3 trên đây)
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
Trang 35VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Bài làm văn số 6 thuộc nghị luận văn học ở dạng bài nghị luận về
tác phẩm văn xi: truyện ngắn, tùy bút, bút kí ˆ
1 Anh (chị) cần ôn lại để nắm vững các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ vdn 12, tập một và Ngữ vdn 12, tập hai, gồm:
- Vợ nhặt của Kim Lân 3
- Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi
- Rừng xò nu của Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
- Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn
- Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường
2 Ôn lại phương pháp làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện,
một đoạn trích truyện Từ đó, suy nghĩ thêm về cách làm bài văn
nghị luận về một tác phẩm tùy bút, một tác phẩm bút kí
3 Ơn lại các kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là các kĩ
năng về lập luận đã học ở lớp 12
4 Tự bổ sung, rèn luyện thêm những mặt mà bản thân cảm thấy cịn
yếu để có thể làm bài có kết quả hơn, tiến bộ hơn bài trước
5 Đọc kĩ các phân sau đây của SGK để chuẩn bị cho bài làm:
ø) Gợi ý một số đề bài ;
Đề 1: Chứng minh một vấn để về nội dung trong truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (Xem toàn văn để bài
trong SGK) ’
Để 2: Hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dịng sông Việt Nam
trong hai áng văn Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn va Ai đã đạt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường
Dé 3: Về một truyện ngắn trơng nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà
anh (chị) yêu thích
b) Gợi ý cách làm bài
Sách giáo khoa không hướng dẫn cụ thể cách làm từng để bài mà chỉ hướng dẫn chung về 5 điểm cắn lưu ý để có thể tự xây dựng thành
bài làm cho mỗi để Anh (chị) cẩn đọc kĩ, suy nghĩ về õ điểm đó để áp
dụng một cách chủ động và sáng tạo trong bài làm của mình (Có thể
tìm đọc thêm những bài tham khảo có liên quan đến 3 để nói trên)
Trang 36vada 24
e Chiếc thuyền ngoài xa e Thực hành về hàm ý
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A Tác giả
Xem SGK Về tác giả Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), cần chú ý những điểm sau:
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn có bản lĩnh và có tài năng Ơng là
nhà văn có ý thức về ngòi bút của mình, ln trăn trở, tìm tịi đổi mới
cách viết cũng như phát hiện những điều mới mẻ, có ý nghĩa trong cuộc sống để thể hiện Vì vậy, tác phẩm của ông thường là những
truyện, những nhân vật “có vấn để”, gây được sự chú ý trong người
đọc Với các tập truyện ngắn Người đàn bò trên chuyến tàu tốc hành
(1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyên ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989),
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới
- Nguyễn Minh Châu viết cả tiểu thuyết và truyện ngắn nhưng được
dư luận chú ý nhiều hơn là ở truyện ngắn và đó cũng là thể loại thành
công hơn, được coi là sở trường của nhà văn Là cây bút có nhiều trải
nghiệm trong cuộc sống - cuộc sống người lính ở chiến trường cũng
như cuộc sống của người dân sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã
dựng lên những bức tranh góc cạnh, có chiều sâu, có sức khái quát cao về cuộc sống đa điện, nhiều chiêu luôn vận động và phát triển Những
“bức tranh” Ấy rất giàu chất sống hiện thực nhưng lại thấm đẫm “chất
triết lí cuộc đời” của Nguyễn Minh Châu khiến người đọc phải suy ngẫm, như các truyện: Bức tranh, Bến quê, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài
XO
- Năm 2000, nhà rn Ngoậo Minh Châu đượctịng ải thưởng Hỗ
Chí Minh về văn học nghệ thuật i
Trang 37B Tác phẩm
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết
lí của Nguyễn Minh Châu Với ngôn từ dung dị của đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời
e Doc uăn bản
Văn bản tuy được lược bớt một số đoạn nhưng vẫn còn dài Tuy vậy,
anh (chị) vẫn cẩn đọc một lần toàn văn bản in trong SGK để nắm được diễn biến của mach truyện, có cảm nhận chung về tác phẩm và các nhân vật trong truyện - đặc biệt là người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác (chồng của người đàn bà) Sau đó, đọc kĩ và suy nghĩ
về ý nghĩa hàm chứa trong các đoạn sau đây:
- Đoạn kể về nhân vật “tôi” (người nghệ sĩ nhiếp ảnh) chụp được
một cảnh đẹp tuyệt đỉnh trời cho: cảnh chiếc thuyển lưới vó hiện ra trên biển sớm mờ sương
- Đoạn kể về lão đàn ông đánh vợ tàn bạo trên bãi cát và đứa con trai chạy đến cứu mẹ
- Đoạn thuật lại câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện
e Tìm hiểu uăn bản
1 Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: uẻ đẹp của
“chiếc thuyền ngoài xa”
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đẩy thơ mộng
Anh đã “phục kích” mấy buổi sáng để “chộp” được một cảnh thật ưng
ý Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát
hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả
đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lấn:
“.„trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ
Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng
như sữa có pha đơi chút màu hổng hổng do ánh mặt trời chiếu vào
Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến
ánh sáng đều hài hòa và đẹp tơi tưởng chính mình vừa khẩm phá
thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc
Trang 38cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt điệu Dường như trong hình ảnh chiếc thuyển ngoài xa giữa trời
biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn
mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tỉnh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời Nhưng đây chỉ là vẻ đẹp của “chiếc
thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương
2 Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: sự thực bên
trong chiếc thuyền
Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đây nghịcH lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống Phùng đã từng có “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp
tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, anh đã từng chiêm nghiệm
“bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, vậy mà hóa ra đằng sau cái đẹp
“tồn bích, tồn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại
chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự hồn thiện” Anh đã chứng
kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người
đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, đữ
dần, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tổa những uất ức, khổ đau Phùng đã từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyển biến mênh mông, ,anh không thể
chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vơ lí và
thô bạo Nhưng anh chưa kịp xơng ra thì thằng Phác, con lão đàn ông, đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương Chỉ đến lần thứ hai,
khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bán chất
người lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia
đình thuyển-chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyển điệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật
khủng khiếp ghê sợ Hóa ra đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc
thuyển ngoài xa” trên biển sớm mờ sương lại là một sự thực tàn nhẫn
Trang 393 Câu chuyện của người đàn bù ở tòa án huyện: nguyên nhân của
“nghịch Lí”
Câu chuyện của người đàn bà làng 2 chải ở tòa án huyện là câu
chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng vả Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vơ lí Bên ngồi, đó
là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chông thường
xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vay ma vẫn nhất quyết gắn bó với lão
đàn ông vũ phu ấy Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người
mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh
của bà là tình thương vơ bờ đối với những đứa con: “ đám đàn bà hàng chài ở thuyển chúng tôi cần phải có người đàn ơng để chèo
chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con
nhà nào cũng trên dưới chục đứa phải sống cho con chứ không thể sống cho mình ” Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần
yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong Nhưng nếu nhìn vấn để một :cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được Trong khổ đau triển miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn
đàn con tơi chúng nó được ăn no ”, “trên thuyển cũng có lúc vợ
chồng con cái chúng tôi sống hịa thuận, vui vẻ”; “Ơng trời sinh ra
người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn ”
Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ: không thể dễ dãi,
đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống, bởi con người luôn luôn là một thực thể phong phú, phức tạp,
nhiều khi lại còn bí ẩn đối với chúng ta, ngay cả những người lao động nghèo như người đàn bà vùng biển này
4 Nêu cảm nghĩ uề các nhân uật trong truyện: Câu này anh (chị) tự
làm theo cảm nhận ri của mình
5 Cách xây nón cbt truyện củu Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm
G Chiếc thuyên ngoài xa, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện
của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám
phá, phát hiện về đời sống Ở truyện này, tác giả đã tạo được
nhiều tình huống truyện như thế, đưa người đọc từ tình huống
truyện này sang tình huống truyện khác, vừa nối tiếp nhau trong
Trang 40của sự việc một cách thú vị, thấm thía để hiểu sâu sắc chủ để của
tác phẩm Đó là các tình huống sau đây:
- Phùng phát hiện ra vẻ đẹp của “chiếc thuyển ngoài xa” trên biển
sớm mờ sương
- Phùng lại phát hiện ra tiếp theo sau đó là sự thật tàn nhẫn bên
trong chiếc thuyền
- Câu chuyện của người đàn bà ở tịa án huyện 8a nói rõ nguyên nhân của “nghịch lí” đó
Các tình huống truyện, 'cứ thế, nối tiếp nhau trong mạch truyện, và
được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào, ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời
6 Ngôn ngữ người kể chuyện ú ngơn ngữ nhân uật trong truyện
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện
ngắn này cũng rất đáng chú ý Người kể chuyện ở đây là nhân vật
Phùng, hay nói đúng hơn đó là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật
Phùng Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng chân thật, giàu sức thuyết
phục Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng
người: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đây vẻ tục tằn, hung bạo; những lời của người đàn bà thật địu dàng và
xót xa khì nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về
thân phận của mình; những lời của Đẩu ở tòa án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành, Việc sử dụng ngôn ngữ rất
linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm: chủ để - tư tưởng của truyện ngắn
Cuối cùng, đọc kĩ phân Ghỉ nhớ trong SGK để nắm uững bài học
Il LUYEN TAP
1 Nhân vật nào trong truyện Chiếc thuyền ngoời xa để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Gợi ý: Câu này tùy thuộc vào cảm nhận riêng và sự lựa chọn của
từng người Anh (chị) nêu nhân vật và nói rõ lí đo vì sao
nhân vật ấy để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất
2 Trước Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Mình Châu có viết truyện
Bức tranh Hai truyện đó có mối liên hệ với nhau nhự thế nào về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu?