-Tuy hai hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng chúng lại có thể trao đổi được với nhau vì chúng đều có cơ sở chung đó là sự hoa phí lao động của con người, là giá trị h
Trang 1KINH TẾ CHÍNH TRỊ CÂU HỎI NGẮN
Câu 1: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa? Đặc trưng của sxhh?
* Có 2 điều kiện:
- Phân công lao động xã hội
- Sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất hàng hóa
=> Như vậy, ở đâu, khi nào có đủ 2 điều kiện trên thì sự ra đời, tồn tại của hàng hóa là điều tất yếu
* Đặc trưng
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là sx ra sản phẩm để bán và trao đổi trên thị trường
- Lao động sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân vừa mang tính xã hội
- Mục đích của người sản xuất hàng hóa là vì giá trị, vì lợi nhuận, không vì giá trị sd
Câu 2: Tại sao hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị?
Vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt:
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa
Câu 3: Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi của hàng hóa?
-Tuy hai hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng chúng lại có thể trao đổi được với nhau vì chúng đều có cơ sở chung đó là sự hoa phí lao động của con người, là giá trị hàng hóa Song giá trị hàng hóa chỉ biểu hiện thông qua trao đổi Theo Mác viết: “giá trị trao đổi biểu hiện là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng của loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng của loại khác” Quan hệ tỉ lệ ấy là do lượng giá trị hàng hóa hay lượng lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra các loại hàng hóa chi phối, tức là do giá trị hàng hóa quyết định Trong giá trị trao đổi, giá trị hàng hóa được biểu hiện dưới hình thức vật Biểu diễn bằng phương trình có thể viết là:
x sản phẩm A = y sản phẩm B
- Giữa giá trị trao đổi và giá trị có mối quan hệ ràng buộc nhau Trong đó giá trị
là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài
Câu 4: Nêu khái niệm năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động?
* Khái niệm: NSLĐ là sức sản xuất của lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm
* Các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ:
- Công cụ lao động
Trang 2Câu 5: Tại sao nói tiền là hàng hóa đặc biệt? kể tên 5 chức năng của tiền?
* Vì tiền được dùng làm vật ngang giá chung cho các hàng hóa khác, là sự thể hiện chung của giá trị chứa đựng lao động xã hội và biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau
* Chức năng của tiền
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
Câu 6: Yêu cầu của quy luật giá trị? Các tác động của quy luật giá trị?
1 Yêu cầu của quy luật giá trị
- Trong sản xuất đòi hỏi người lao động phải hạ thấp mức lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng mức lao động xh cần thiết để có thể tồn tại
- Trong lưu thông phải theo nguyên tắc ngang giá (Tức là 2 hàng hóa trao đổi với nhau phải cùng giá trị hoặc trao đổi mua bán thì giá cả của hàng hóa dựa trên cơ
sở giá trị của nó)
2 Các tác động của QLGT
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy trình độ lực lượng sản xuất xã hội phát triển
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo
Câu 7: Tại sao hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
* Thứ nhất, SLĐ (với đk nhất định) là một loại hàng hóa vì nó gắn với hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa đó là GT và GTSD
* Thứ hai, HH SLĐ là hàng hóa đặc biệt, đặc biệt bởi vì:
- GT của HH SLĐ bao gồm cả yếu tố tinh thần và lịch sử
- GT của HH SLĐ chính bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt cho công nhân và gia đình họ
- Việc sử dụng SLĐ đã tạo ra lượng GT mới lớn hơn GT bản thân nó
- GTSD của HH SLĐ chính là giá trị thặng dư
- Chỉ có thể mua HH SLĐ trong lưu thông
- Sự xuất hiện của HH SLĐ trở thành điều kiện tiền tệ chuyển hóa thành tư bản
Câu 8: Bản chất của tư bản là gì? Cơ sở của sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
- Bản chất của tư bản phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong đó giai cấp tư sản đã chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra
- Cơ sở để C.Mác phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản phả biến là dựa vào tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa và vai trò khác nhau của từng
bộ phận tư bản trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư
Trang 3Câu 9: So sánh điểm giống và khác nhau giữa phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư tuyệt đối?
1 Giống:
Đều tăng thời gian lao động thặng dư và theo đó tăng giá trị thặng dư cho nhà tư bản
2 Khác:
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
+ Kéo dài thời gian lao động trong ngày
+ Thời gian lao động tất yếu không đổi
+ Năng suất lao động không đổi
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
+ Thời gian lao động tất yếu giảm
+ Năng suất lao động xã hội tăng
+ Độ dài ngày lao động không đổi
Câu 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch?
1 Giống:
Đều là giá trị thăng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu, tăng thời gian thặng dư dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi
2 Khác:
- Giá trị thặng dư tương đối thu được dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội
- Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt
Câu 11: So sánh điểm giống và khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản?
1 Giống:
Đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt
2 Khác:
Tích tụ tư bản Tập trung tư bản Nguồn
gốc
Giá trị thặng dư Tư bản cá biệt có sẵn trong
xã hội Kết
quả
Tăng quy mô của tư bản cá biệt dẫn đến tăng quy mô của tư bản xã hội
Tăng quy mô tư bản cá biệt nhưng không làm tăng quy mô tư bản xã hội
Tính
chất
Phản ánh mối quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư bản và giai cấp người lao động
Phản ánh sự cạnh tranh của các nhà tư bản, sự bóc lột của tư bản với người lao động
Trang 4Câu 12: Tổ chức độc quyền là gì? Kể tên 5 hình thức của tư bản độc quyền?
- Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao
- Các hình thức của tổ chức độc quyền:
+ Liên minh theo chiều dọc: Côngxooxiom (Consertion) và Cônggôlơmêrat (Conglomerat)
+ Liên minh theo chiều ngang: Cacsten (Cartel), Xanhđica (Cyndicate), Tờrớt (Trust)
CÂU HỎI DÀI
Câu 1: Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa? Tại sao hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị? Ý nghĩa của việc nghiên cứu phạm trù hàng hóa đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay?
1 Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa
a Khái niệm hàng hóa
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người được mua bán hoặc trao đổi trên thị trường
- Hàng hóa co thể ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực thực phẩm… hay ở dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ giáo viên, bác sĩ
- HH là sự thống nhất của 2 thuộc tính GTSD và GT
b Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Đặc tính:
+ Giá trị của hàng hóa là một phạm trù lịch sử bởi vì chỉ những thứ đem ra trao đổi mua bán thì mới tính tới giá trị
+ Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
- GTSD là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Đặc tính: do những thuộc tính tự nhiên như lý, hóa học của thực thể hàng hóa nào đó tạo ra công dụng của nó nên GTSD là phạm trù vĩnh viễn
+ Một hàng hóa có thể có một hay nhiều GTSD do cách thức người tiêu dùng nó quyết định
+ Do sự phát triển của khoa học công nghệ đã phát triển một số giá trị mới của hàng hóa
c Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau
- Mặt thống nhất: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ 2 thuộc tính này mới là hàng hóa Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật sẽ không phải là hàng hóa
- Mặt mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính của hàng hóa thể hiện:
+ Thứ nhất, với tư cách là GTSD thì các hàng hóa không đồng nhất về chất Nhưng ngược lại, với tư cách là GT thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là
Trang 5“nhưng cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi, tức là sự kết tinh của lao động hay là lao động đã được vật hóa”
+ Thứ hai, tuy GTSD và GT cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian, giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn GTSD được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng Do đó, nếu giá trị là hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất
2 Hàng hóa có 2 thuộc tính GT và GTSD vì:
Hàng hóa có 2 thuộc tính không phải do có 2 thứ lao động khác nhau kết tinh trong nó mà là do lao động sản xuất hàng hóa có tính chất 2 mặt: vừa mang tính chất
cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng) C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất 2 mặt đó
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức nghề nghiệp chuyên môn nhất định, mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, kết quả riêng
=> Lao động cụ thể tạo ra GTSD của hàng hóa
- Lao động trưu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa hay nói cách khác nó là sự tiêu hao sức lao động cảu con người
=> Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu phạm trù hàng hóa đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay
- Xác định được 2 thuộc tính cơ bản của hàng hóa, các chủ sx và kinh doanh xác định được mục tiêu của việc sản xuất hàng hóa đó là giá trị của hàng hóa, từ đó nâng cao chất lượng của hàng hóa về GTSD, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng
- Hiểu được bản chất của hàng hóa và các vận động có liên quan sẽ giúp người sản xuất nắm bắt được cơ hội, thị trường thực hiện cạnh tranh lành mạnh, cải tiến hình thức, chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đa dạng hóa các loại HH để phù hợp với nền kinh tế thị trường nhu hiện nay
- Đồng thời với điều đó là khả năng chuyên môn hóa ngày càng được nâng cao, tăng cường mối liên hệ giữa các vùng, các ngành thúc đẩy SX HH phát triển
- Phân tích HH là cơ sở cho những lý luận quan trọng khác của nền kinh tế Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xác định được những mặt hạn chế trong hoạt động sx HH
để từ đó có những giải pháp phù hợp để khống chế như hiện tượng phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng …
Trang 6Câu 2: Phân tích lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ta?
1 Phân tích lượng giá trị của hàng hóa
- GT của hàng hóa là do lao động xh, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động
-Giá trị của hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng:
+Chất giá trị của hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
+Lượng giá trị của hàng hóa là do hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định
- Thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết là: lượng thời gian cần để sản xuất
ra một loại hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường với một trình độ thành thạo trung bình, một cường độ lao động trung bình của nó
- Thời gian lao động xã hội cần thiết giảm khi trình độ lực lượng sản xuất tăng
2 Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
* Thứ nhất, năng suất lao động
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc lượng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm
- Năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến lượng giá trị hàng hóa: NSLĐ xã hội càng cao thì thời gian lao động xã hội cần thiết càng ít, lượng lao động kết tinh trong một đơn vị hàng hóa càng nhỏ do đó, giá trị hàng hóa càng bé Như vậy, lượng
GT của HH tỉ lệ nghịch với NSLĐ
- NSLĐ phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Trình độ lành nghề của người lao dộng
+ Trình độ phát triển của khoa học công nghệ
+ Phương pháp tổ chức quản lý lao động
+ Quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất
+ Các điều kiện tự nhiên …
- Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương hay sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động…vì vậy xét về bản chất thì tăng cương lao động cũng như kéo dài thời gian lao động
* Thứ hai, Mức độ phức tạp của lao động:
+Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
+Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người lao động bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được +Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề
Trong cùng một thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra nhiều sản phẩm hơn(có giá trị hơn)
Như vậy, lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên
Trang 73 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề lượng GT của HH đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay
- Đối với VN đi lên từ một nước nông nghiệp, với những tập quán canh tác nhỏ
lẻ lạc hậu, lại chịu nhiều thiệt hại của chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã quyết định chính sách đổi mới đất nước và đạt được nhiều thành tựu Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển đặc biệt là lao động lành nghề, sản xuất với công nghệ đơn giản nên lượng giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng thấp nên không đáp ứng được nhu cầu trong nước và ngoài nước Ví dụ, gạo ở VN sản xuất với thời gian LĐXH cẩn thiết lớn, nhiều nhân lực, nhưng chất lượng gạo lại không cao, bán với giá thấp trên thị trường thế giới Từ đó, đặt ra một yêu cầu làm thế nào để làm giảm lượng giá trị mà vẫn giữa nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng hóa
- Để giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển những ngành lao động tri thức, nâng cao năng suất lao động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại; đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri thức
Trang 8Câu 3: Phân tích quy luật giá trị và liên hệ vận dụng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay?
1 Phân tích quy luật giá trị
a Vị trí của QLGT
- QLGT là quy luật kinh tế căn bản trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của QLGT
b Nội dung QLGT
- Yêu cầu của QLGT dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết có nghĩa là dựa trên cơ sở giá trị xh của hàng hóa, điều này biểu hiện trong cả sản xuất và lưu thông
- Hao phí lao động xã hội cần thiết:
+ Trong sản xuất: những nhà sản xuất phải tự điều chỉnh sao cho hao phí lao động của mình phù hợp với lao động cần thiết Khối lượng mỗi nhà sản xuất phù hợp với nhu cầu thị yếu và khả năng thanh toán của xh
+ Trong lưu thông: cũng phải dựa trên lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là theo nguyên tắc ngang giá
- Biểu hiện hoạt dộng cảu QLGT: sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện tiền của giá trị, là nội dung, là cơ sở quyết định của giá cả
- Cơ chế vận động của giá cả: giá cả thì không mấy khi trùng khớp với giá trị, giá cả có thể cao hoặc thấp hơn so với giá trị Vì vậy, giá cả luôn quay quanh trụ GT
c Tác động của QLGT
- Thứ nhất, trong điều kiện sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+ Điều tiết phân bổ các yếu tố sản xuất từ ngành nghề này sang ngành nghề khác theo sự vận động của giá cả, QLGT điều tiết một cách tự phát thông qua QL cung cầu trên thị trường
+ Điều tiết HH từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao
- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX xã hội phát triển
- Thứ ba, thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất thành người giàu, người nghèo
d Ý nghĩa của quy luật giá trị:
Những tác động của QLGT trong nền kinh tế HH có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
vô cùng to lớn: một mặt, QLGT chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
2 Liên hệ
- Theo tinh thần của Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 9-2001 Đảng ta đã xây dựng mô hình kinh tế ở VN là một nền kinh tê hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết, QL của nhà nước theo định hướng XHCN
- Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là QLGT (thể hiện ở 4 khía cạnh)
- Giá cả hàng hóa được hình thành dựa trên hóa phí lao động xã hội cần thiết Có
sự chuyển dịch kinh tế theo hướng sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Thực hiện tự do hóa thương mại Gia nhập các tổ chức lớn trên thế giới
- Ví dụ: WTO
Trang 9+ Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để xây dựng cuộc sống vật chất kỹ thuật do CNXH là một nền công nghiệp lớn, hiện đại
+ Thực hiện một số chính sách nhằm hạn chế sự phân hóa giàu, nghèo; chính sách việc làm, chính sách cho vay vốn ưu đãi , trợ cấp thất nghiệp, thực hiện các phúc lợi xã hội
Câu 4: Phân tích phạm trù hàng hóa sức lao động? tại sao hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? trình bày hiểu biết về thị trường sức lao động của nước ta hiện nay?
1 Phân tích phạm trù HH sức lao động
a Khái niệm:
Theo C.Mác: “Sức lao động, đó là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.”
Trong bất cứ xã hội nào, SLĐ cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất Nhưng không phải trong bất kì trường hợp nào sức lao động cũng là hàng hóa
b Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình
Vậy, sự tồn tại đồng thời cả hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa SLĐ biến thành hàng hóa là điều kiện để tiền biến thành tư bản Chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất HH trở nên có tính phổ biến và báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội – Thời đại chủ nghĩa tư bản
c Hai thuộc tính của HH SLĐ
* Thứ nhất, giá trị hàng hóa sức lao động:
- GT HH SLĐ là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất SLĐ quyết định
- GT HH SLĐ được đo bằng GT toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất Điểm đặc biệt của GT HH SLĐ bao hàm cả yếu tố lịch sử và yếu
tố tinh thần
- GT HH SLĐ do các bộ phận sau hợp thành:
+ GT những tư liệu snh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống bản thân người công nhân
+ Chi phí đào tạo công nhân
+ GT những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho gia đình công nhân
Vậy, ba bộ phận trên đều hợp thành HH SLĐ
* Thứ hai, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
- Chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân để tạo ra hàng hóa
- GTSD của hàng hóa SLĐ là đặc biệt vì trong quá trình lao động, người công
Trang 10- Phạm trù HH SLĐ xuất hiện đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp SLĐ với tư liệu lao động Hình thành quan hệ sản xuất TBCN, SXHH lớn thì TBCN càng trở thành phổ biến (kinh tế thị trường TBCN)
- HH SLĐ là điều kiện để chuyển hóa tiền thành tư bản và là chìa khóa để làm sáng tỏ mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
2 HH SLĐ là hàng hóa đặc biệt vì:
* Thứ nhất, SLĐ (với đk nhất định) là một loại hàng hóa vì nó gắn với hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa đó là GT và GTSD
* Thứ hai, HH SLĐ là hàng hóa đặc biệt, đặc biệt bởi vì:
- GT của HH SLĐ bao gồm cả yếu tố tinh thần và lịch sử
- GT của HH SLĐ chính bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt cho công nhân và gia đình họ
- Việc sử dụng SLĐ đã tạo ra lượng GT mới lớn hơn GT bản thân nó
- GTSD của HH SLĐ chính là giá trị thặng dư
- Chỉ có thể mua HH SLĐ trong lưu thông
- Sự xuất hiện của HH SLĐ trở thành điều kiện tiền tệ chuyển hóa thành tư bản
3 Liên hệ
- Cùng với sự phát triển của nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta đang xây dựng, thị trường SLĐ ở nước ta cũng có nhiều biến đổi mạnh mẽ
- Cơ sở hạ tầng của thị trường lao động vẫn chưa tương ứng với cơ chế thị trường
- Vai trò của nhà nước còn hạn chế trong việc điều phối hoạt động của thị trường lao động
- Những bất cập về vấn đề cung – cầu SLĐ trên thị trường ngày càng lớn: trung bình cứ mỗi năm ở VN có thêm một triệu người đến độ tuổi lao động trong khi việc làm không đủ để đáp ứng
- Trình độ người lao động chưa cao Đội ngũ lao động lành nghề còn hạn chế
- Cấu trúc nguồn nhân lực phân bố không hợp lý giữa các ngành, các vùng miền, giữa thành phố và nông thôn
- Hệ thống tổ chức quản lý còn lỏng lẻo, hệ thống giới thiệu việc làm chỉ mới được hình thành chưa phân bố rộng khắc cả nước
Như vậy, thị trường lao động ở nước ta hiện nay tuy dồi dào nhưng vẫn còn sơ khai, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế của nền kinh tế thị trường